1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông tại trường trung học phổ thông yên hòa

155 35 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 155
Dung lượng 297,54 KB

Nội dung

Trong nhiều năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều giải phápnhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc học này như thí điểm phân ban, thay đổichương trình và sách giáo khoa, đào tạo, bồi dưỡng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG YÊN HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2010

1

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số:

60 14 05

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Đức Chính

HÀ NỘI – 2010

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này là kết quả của quá trình học tập nghiên cứu và công tác của tác giả tại trường Trung học phổ thông Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy lớp Thạc sĩ chuyên ngành Quản

lý giáo dục Khóa 8 (2008 – 2010) Xin cảm ơn Trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Ban Giám hiệu Trường Trung học phổ thông Yên Hòa đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Đặc biệt, tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Nguyễn Đức Chính, người Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình

nghiên cứu đề tài và hoàn chỉnh luận văn.

Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy giáo, cô giáo, cùng động nghiệp.

Hà Nôi, tháng 12 năm 2010

Tác giả

Trần Trọng Hà

3

Trang 4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo

KĐCLGD: Kiểm đinh chất lượng giáo dục

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài ………

2 Mục đích nghiên cứu ………

3 Khách thể nghiên cứu ………

4 Giả thuyết nghiên cứu ………

5 Nhiệm vụ nghiên cứu ………

6 Phạm vi nghiên cứu ………

7 Phương pháp nghiên cứu ………

8 Cấu trúc luận văn ………

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về vấn đề đảm bảo chất lượng ………

1.2 Các khái niệm công cụ ………

1.2.1 Quản lý

1.2.2 Quản lý giáo dục

1.2.3 Chất lượng

1.2.4 Chất lượng giáo dục

1.2.5 Quản lý chất lượng

1.2.6 Chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông

1.3 Các đặc điểm của quản lý chất lượng ở bậc đảm bảo chất lượng giáo dục ở trường trung học phổ thông ………

1.3.1 Nghiên cứu chuẩn, xác định nội dung các tiêu chuẩn

1.3.2 Đối chiếu thực trang so với chuẩn thông qua các minh chứng 1.3.3 Xây dựng kế hoạch khắc phục điểm yếu

1.4 Các hoạt động quản lý chất lượng ở bậc đảm bảo chất lượng ở trường trung học phổ thông

1.4.1 Tổ chức tập huấn nghiên cứu chuẩn 1.4.2 Tổ chức tập huấn viết báo cáo tự đánh giá, xác định minh

5

Trang 6

chứng

1.4.3 Tổ chức tập huấn lập kế hoạch khắc phục điểm yếu

1.4.4 Tổ chức thảo luận kế hoạch khắc phục điểm yếu, rút kinh nghiệm

1.4.5 Hướng dẫn thủ tục phối hợp đoàn đánh giá ngoài

Kết luận chương 1

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CỦA TRƯỜNG THPT YÊN HÒA

2.1 Khái quát về lịch sử và những thành tựu của trường THPT Yên Hòa 2.1.1 Khái quát quá trình xây dựng và phát triển của trường THPT Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

2.1.2 Trường THPT Yên Hòa trong mối quan hệ với các cơ quan chức năng, các tổ chức

2.2 Thực trạng về hoạt động đảm chất lượng của trường

2.2.1 Nhận thức của các lực lượng trong nhà trường về chuẩn chất lượng và hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông

2.2.2 Nghiên cứu, xác định nội dung các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của trường THPT Yên Hòa

2.2.3 Đối chiếu thực trạng của nhà trường so với chuẩn 2.2.4 Xây dựng kế hoạch khắc phục điểm yếu

2.3 Thực trạng quản lí hoạt động đảm bảo chất lượng theo chuẩn của trường THPT Yên Hòa ………

2.3.1 Tổ chức tập huấn nghiên cứu chuẩn

2.3.2 Tổ chức tập huấn viết báo cáo tự đánh giá .

2.3.2 Tổ chức lập kế hoạch khắc phục điểm yếu hay kế hoạch cải tiến chất lượng

2.4 Đánh giá chung ………

2.4.1 Những điểm mạnh

2.4.2 Những điểm yếu

Trang 7

2.4.3 Nguyên nhân 60

Kết luận chương 2 ……… 60

Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ……… 61

3.1 Các nguyên tắc đề xuất ……… 61

3.1.1 Nguyên tắc tính kế thừa 61

3.1.2 Nguyên tắc tính toàn diện 64

3.1.3 Nguyên tắc tính khả thi 64

3.1.4 Nguyên tắc tính hiệu quả 65

3.2 Các biện pháp……… 65

3.2.1 Xây dựng kế hoạch và biện pháp tuyên truyền, giáo dục về bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và tác dụng của bộ tiêu chuẩn đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh 67

3.2.2 Thành lập Hội đồng đảm bảo chất lượng ……… 67

3.2.3 Xây dựng biện pháp phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường 97

3.2.4 Xây dựng biện pháp phối hợp với các tổ chức ngoài nhà trường trong hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục 99

3.2.5 Tập huấn xây dựng kế hoạch khắc phục điểm yếu 100

3.2.6 Thăm dò tính khả thi của đề xuất 101

Kết luận chương 3 103

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 105

Kết luận 105

Khuyến nghị 107 Phụ lục

7

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Nhận thức của cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên, cha mẹ

học sinh nhà trường về chuẩn chất lượng giáo dục và hoạtđộng đảm bảo chất lượng giáo dục 31

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các

biện pháp 101

Biểu đồ 3.2.1 Đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp 102

Biểu đồ 3.2.2 Đánh giá tính khả thi của các biện pháp 103

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học, bậc học ở nước ta là một đòi hỏikhách quan trước xu thế hội nhập với thế giới và cũng là đáp ứng những nhu cầu vềnguồn nhân lực cho công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nước nhà

Giáo dục trung học phổ thông là bậc học đóng vai trò quan trọng trong việchình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam mới, và là tiền đề cho việcđào tạo nguồn nhân lực cho đất nước Bậc trung học phổ thông được cả xã hội luônluôn quan tâm, lo lắng Trong nhiều năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều giải phápnhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc học này như thí điểm phân ban, thay đổichương trình và sách giáo khoa, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên, phátđộng các phong trào, hoạt động của ngành phục vụ nâng cao chất lượng giáo dục …Đặc biệt, mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục của bậc trung học phổ thông cũngnhư các bậc học khác đã được cụ thể hóa qua các văn bản của Luật, Chỉ thị, Nghịquyết của Đảng, …

Để có những căn cứ đánh giá và nâng cao chất lượng giáo dục của bậc trunghọc phổ thông, ngày 30 tháng 12 năm 2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyếtđịnh số 80/2009/QĐ-BGDĐT ban hành Qui định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượnggiáo dục trường trung học phổ thông; ngày 31 tháng 12 năm 2008 ra Quyết định số83/2009/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Qui định qui trình và chu kì kiểm định chấtlượng cơ sở giáo dục phổ thông

Như vậy, chất lượng giáo dục phổ thông đã có căn cứ là các tiêu chuẩn đánhgiá Để việc nâng cao chất lượng giáo dục bậc học này thì các cơ sở giáo dục phổthông cần phải triển khai hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục theo chuẩn đã banhành

Một thực tế cho thấy, nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố Hà Nội,trong đó có trường THPT Yên Hoà, chưa nhận thức đúng yêu cầu của hoạt độngđảm bảo chất chượng theo tiêu chuẩn đánh giá Một trong những biểu hiện cụ thể làqua công tác tự đánh giá để kiểm định chất lượng giáo dục các cơ sở giáo dục phổthông theo yêu cầu của Bộ GD &ĐT, các trường còn lúng túng, gặp rất nhiều vướng

9

Trang 10

mắc, hạn chế, còn bàn cãi, thâm chí còn làm với hình thức đối phó Vì vậy, hoạtđộng đảm bảo chất lượng giáo dục theo chuẩn chưa thể hiệu quả được, bền vững.

Do vậy, vấn đề nghiên cứu biện pháp quản lí hoạt động đảm bảo chất lượnggiáo dục trong trường trung học phổ thông theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáodục trường trung học phổ thông là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với bậc

học này Đó là lí do để tác giả chọn đề tài: “Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Trung học phổ thông tại Trường Trung học phổ thông Yên Hòa” để làm đề tài luận văn tốt

nghiệp

2 Mục đích nghiên cứu

Từ thực tiễn quản lí hoạt động đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giáchất lượng giáo dục trường trung học phổ thông tại trường THPT Yên Hòa, QuậnCầu Giấy, Thành phố Hà Nội, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đảm bảochất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ GD&ĐT đã ban hành

3 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dụctrường trung học phổ thông

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lí hoạt động đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượnggiáo dục trường trung học phổ thông tại trường THPT Yên Hòa, Quận Cầu Giấy,Thành phố Hà Nội

4 Giả thuyết nghiên cứu

Quản lí hoạt động đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá ở TrườngTrung học phổ thông Yên Hòa còn bất cập, hạn chế Nếu đề xuất được biện phápquản lí hoạt động đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn đánh giá sẽ góp phần nâng caochất lượng giáo dục tại trường THPT Yên Hòa

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa các vấn đề lí luận quản lí hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông

Trang 11

- Phân tích thực trạng hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục theo chuẩn tại trường THPT Yên Hòa, Cầu Giấy – Hà Nội.

- Đề xuất các biện pháp quản lí hoat động đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường trung học phổ thông

6 Phạm vi nghiên cứu

Do điều kiện và thời gian có hạn, đề tài tập trung nghiên cứu các biện phápquản lí hoạt động đảm bảo chất lượng theo chuẩn tại trường trung học phổ thôngYên Hòa

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Sử dụng các phương pháp như: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lí thuyết để

xá định các khái niệm công cụ và xây dựng khung lí thuyết cho đề tài

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra

+ Xây dựng các phiếu hỏi ý kiến cho đối tượng là cán bộ quản lí về công tác quản lí chất lượng giáo dục

+ Xây dựng các phiếu hỏi ý kiến cho đối tượng là người đứng đầu các tổ chức đoàn thể trong nhà trường về công tác quản lí chất lượng giáo dục

+ Xây dựng các phiếu hỏi ý kiến cho đối tượng là cán bộ, giáo viên, nhân viên về công tác quản lí chất lượng giáo dục

+ Xây dựng các phiếu hỏi ý kiến cho đối tượng là học sinh của nhà trường vềcông tác quản lí chất lượng giáo dục

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

- Phương pháp chuyên gia

Tác giả hỏi ý kiến các chuyên gia về bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáodục trường trung học phổ thông và kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thôngdưới các hình thức: tổ chức hội thảo, xin ý kiến trực tiếp với từng chuyên gia

- Phương pháp thống kê

Sử dụng phương pháp thống kê để xử lí các số liệu thu nhận được từ các phương pháp nghiên cứu khác

11

Trang 12

8 Cấu trúc luận văn

Dự kiến cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyếnnghị, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được cấu trúc thành 3chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí hoạt động đảm bảo chất lượng theo

chuẩn

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng theo chuẩn của trường THPT Yên Hòa.

Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng theo tiêu

chuẩn đánh giá chất lượng trường trung học phổ thông

Trang 13

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN

CỨU 1.1 Tổng quan về vấn đề đảm bảo chất lượng

Đảm bảo chất lượng là một mô hình quản lý chất lượng ở mức cao hơn sovới mô hình kiểm soát chất lượng Mô hình quản lý này đã khắc phục được nhữnghạn chế của mô hình quản lý trước đó là đưa hệ thống thiết kế vào quản lý chấtlượng ngay từ đầu, nhấn mạnh tới đảm bảo chất lượng chứ không phải phát hiện vàloại bỏ những sản phẩm không đáp ứng yêu cầu Do đó, đảm bảo chất lượng làchiến lược ngăn ngừa việc sản xuất ra những phế phẩm

Theo Oakland (1988) thì có 5 đặc trưng của cơ chế đảm bảo chất lượng:1/ Kế hoạch hóa chất lượng

2/ Hướng dẫn

3/ Đào tạo đội ngũ

4/ Cung cấp trang thiết bị, công nghệ và phương pháp luận đánh giá sảnphẩm

5/ Phân tích ý kiến của khách hàng, đảm bảo quyền và trách nhiệm pháp lýcủa sản phẩm

Như vậy, mô hình đảm bảo chất lượng dựa trên nguyên lý là tất cả các bộphận chức năng phải chia sẻ trách nhiệm về chất lượng, cung cấp mọt phương pháphữu hiệu để đạt và duy trì các tiêu chuẩn chất lượng [19, tr.23]

Một cách tiếp cận khác cho rằng, quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng

là một hệ thống các nguyên tắc làm việc có mục đích sắp xếp công việc trong một tổchức nhằm đảm bảo rằng:

- Các mục đích và sứ mệnh của tổ chức đó là rõ ràng và được tất cả mọi người trong nhà trường biết đến [tính minh bạch]

- Có các hệ thống quản lý làm việc và ở đó công việc được sắp xếp trôi chảy,hết sức rõ ràng, và tất cả mọi người trong tổ chức đều phải được biết [tính kếhoạch]

- Mọi người luôn hiểu rõ ai chịu trách nhiệm về cái gì [tính chịu tráchnhiệm]

13

Trang 14

- Quan niệm thế nào là chất lượng trong tổ chức đó phải được quy định trêngiấy tờ và được sự đồng lòng của tất cả mọi người [tính nhất trí và quy định rõchuẩn mực].

- Có một hệ thống nhằm kiểm tra rằng tất cả công việc đều được làm theo kếhoạch; khi có gì sai sót và chắc chắn sẽ có sai sót có những phương pháp đã đượcđồng ý trước để sửa chửa các sai sót đó [các cơ chế đảm quản lý chất lượng].[9]

Như vậy, quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng giúp các tổ chức có thể đảmbảo mọi hoạt động đều được làm theo kế hoạch theo sự phân công trách nhiệm rõràng và được mọi người nhất trí Với công cụ quản lý này, các sai sót trong quá trìnhthực hiện dễ dàng được phát hiện và sửa chữa kịp thời trước khi đưa ra sản phẩm.Đảm bảo chất lượng như một hệ thống quản lý chất lượng, những mục tiêu được đề

ra ngay từ đầu của một tổ chức sẽ được thực hiện dễ dàng và có kết quả

là khoa học và là nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển xã hội Với lý luận của Mác lạicho rằng: “Một người độc tấu vĩ cầm thì tự mình điều khiển lấy mình, còn một dànnhạc thì cần phải nhạc trưởng” Một số tác giả Việt Nam như Nguyễn Hoàng Toàn,

Hồ Văn Vĩnh, Phạm Minh Hạc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Duy Quí, Bùi Trọng Tuân,

… cũng đưa ra những khái niệm về quản lý …

Theo giáo trình Khoa học quản lý, Tập 1 Nxb Khoa học kỹ thuật Hà Nội,

Trang 15

Quản lý là một họat động thiết yếu đảm bảo phối hợp những nỗ lực các nhânnhằm đạt được các mục đích của nhóm.

Quản lý là sự có trách nhiệm về một cái gì đó …” [20]

Có tác giả lại cho rằng quản lý là tác động vừa có tính khoa học vừa có tínhnghệ thuật vào hệ thống con người, nhằm đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội

Các nghiên cứu về lý luận quản lý từ những lý luận và quan điểm của nhữngtác giả trên cho thấy nổi lên các khuynh hướng sau:

Thứ nhất, nghiên cứu lý luận quản lý theo quan điểm điều khiển học và lý

thuyết hệ thống Theo đó quản lý là một quá trình điều khiển, là chức năng củanhững hệ thống có tổ chức với các bản chất khác nhau như như sinh học, xã hội,kinh tế, kỹ thuật v.v … Quản lý là tác động hợp qui luật khách quan, làm cho hệ vậnđộng, vận hành và phát triển

Thứ hai, nghiên cứu quản lý được xem như là một hoạt động, một lao động

tất yếu trong các tổ chức

Thứ ba, nghiên cứu quản lý với tư cách là một quá trình trong đó các chức

năng quản lý được thực hiện theo một trình tự và chúng tương tác qua lại với nhau.Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các công việc củacác thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạtmục đích đã xác định [15]

Dù quản lý được định nghĩa theo nhiều các khác nhau như vậy, nhưng cácđịnh nghĩa đều gặp nhau ở những nội dung cơ bản và bao gồm các yếu tố sau:

+ Chủ thể quản lý: Có thể là cá nhân hoặc nhiều người đóng vai trò là tác

nhân tạo ra các tác động, là trung tâm thực hiện những hoạt động tổ chức, khai thác,những tác động hướng đích, có chủ định đến đối tượng quản lý

+ Đối tượng quản lý: Có thể là một người hoặc nhiều người trong tổ chức và

các yếu tố được sử dụng làm nguồn lực của tổ chức Đối tượng quản lý chịu sự tácđộng của chủ thể quản lý

+ Công cụ quản lý: là phương tiện, giải pháp của chủ thể quản lý được sử

dụng để định hướng, dẫn dắt, khích lệ, phối hợp các hoạt động của con người và các

bộ phận trong một tổ chức trong việc thực hiện mục tiêu đề ra Như vậy, công cụ

15

Trang 16

quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc xác lập phương thức hoạt động cho hoạtđộng quản lý Công cụ quản lý có tác động trực tiếp trong việc xác lập và vận hànhmối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, đến việc định hướng tổ chứcthực hiện và điều chỉnh các hoạt động trong tổ chức.

Công cụ quản lý được thể hiện dưới những hình thức khác nhau: Công cụhình thức như hiến pháp, pháp luật, điều lệ, nội qui, qui định, … của tổ chức dùng

để định hướng, vận hành, điều chỉnh những quan hệ và hoạt động trong tổ chức.Công cụ phi hình thức: văn hóa của tổ chức, phong tục, tập quán, truyền thống, tiền

lệ, … cũng có tác dụng đinh hướng, vận hành, điều chỉnh những quan hệ và hoạtđộng trong tổ chức [17]

1.2.2 Quản lý giáo dục

Thực tiễn giáo dục thì đã có từ lâu nhưng lý luận về quản lý giáo dục thì mớichỉ manh nha xuất hiện từ những thập niên đầu của thế kỷ XX, và cũng đã có nhiềuquan điểm khác nhau về các mô hình về quản lý giáo dục:

Quan điểm hiệu quả: là quan điểm ra đời vào thập niên đầu của thế kỷ XX,

theo quan điểm này thì quản lý giáo dục phải được thực hiện sao cho hiệu số giữađầu ra và đầu vào của hệ thống giáo dục phải cực đại Quan điểm hiệu quả đượcxuất phát từ những tư tưởng quản lý kinh tế áp dụng cho giáo dục

Quan điểm kết quả: là quan điểm chú ý đến đạt mục tiêu giáo dục nhiều hơn

chú ý đến hiệu quả kinh tế của nó Quan điểm hiệu quả ra đời vào những năm 20của thế kỷ XX, dựa trên cơ sở là khoa học tâm lý sư phạm

Quan điểm đáp ứng: Ra đời trong những năm 60 của thế kỷ XX, hướng tới

việc làm cho hệ thống giáo dục phục vụ đáp ứng các đòi hỏi của sự phát triển đấtnước, phát triên xã hội Quan điểm đáp ứng dựa trên cơ sở khía cạnh chính trị củagiáo dục

Quan điểm phù hợp: Ra đời những năm 70 của thế kỷ XX, quan điểm này

hướng tới đạt mục tiêu phát triển giáo dục trong điều kiện bảo tồn và phát huytruyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Cơ sở của quan điểm này dựa trên vấn đềvăn hóa

Trang 17

Đến ngày nay, quản lý giáo dục thực sự đã trở thành một chuyên ngành khoahọc đang phát triển đã trải qua nhiều biến đổi, bổ sung và ngày một phong phú.Quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý xã hội nhưng có một đặc trưng riêng làđào tạo con người Do đó, quản lý giáo dục có đầy đủ những yếu tố của quản lý nóichung nhưng lại phải đảm bảo những nguyên tắc riêng của quản lý giáo dục.

Đó là, nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của giai cấp cầm quyền Chẳng hạn,quản lý giáo dục ở Việt Nam phải đảm bảo nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản Việt nam Nguyên tắc này đòi hỏi mọi chủ trương, chính sách giáodục phải phục vụ đường lối và nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn

Nguyên tắc pháp chế: Các cơ quan quản lý giáo dục phải tuân thủ qui chếquản lý hành chính của bộ máy nhà nước Các cơ quan quản lý giáo dục phải là một

cơ quan có tư cách pháp nhân và có thẩm quyền trong khuôn khổ pháp luật để quản

lý các hoạt động giáo dục

Nguyên tắc kết hợp nhà nước và xã hội: Nguyên tắc này đòi hỏi phải kết hợpquản lý giáo dục mang tính chất nhà nước với quản lý giáo dục mang tính chất xãhội để tạo sự tham gia của quần chúng lao động, các tổ chức xã hội vào xây dựng vàquản lý nhà trường

Nguyên tắc quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương, vùng lãnh thổ:Nghĩa là, có sự quản lý nhà nước thống nhất nhất từ Trung ương đến cơ sở về nộidung hoạt động giáo dục và đào tạo, kết hợp với sự phân cấp và phối hợp quản lýnhà nước về việc đảm bảo các nguồn lực cho các hoạt động giáo dục theo địaphương, vùng, lãnh thổ

Nguyên tắc tính khoa học: đòi hỏi quản lý giáo dục phải xây dựng trên hệthống tri thức sâu rộng, trên sự tổng kết quá trình phát triển của lý luận quản lý vàphải nhận thức được những qui luật khách quan của giáo dục, của tự nhiên và xã hội

để có thể sử dụng vào thực tiễn quản lý giáo dục

Nguyên tắc tính hiệu quả, thiết thực và cụ thể: nhà quản lý giáo dục khi racác quyết định quản lý cần tính đến hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu của thực tiễnnhằm giảm thiểu những chi phí về nguồn lực Ở cấp quản lý vĩ mô, một quyết định

17

Trang 18

sai lầm có thể gây tổn thất rất lớn (về nhân lực, vật lực, tài lực, niềm tin, …) chonhà nước và xã hội.

Nguyên tắc tính kế hoạch: đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục các cấp phải cómột kế hoạch chính xác phù hợp với trình độ, yêu cầu của quản lý để đảm bảo tínhchủ động [14]

Để đảm bảo những nguyên tắc trên của quản lý giáo dục, mỗi nhà quản lýgiáo dục cần biết lựa chọn cho mình phương pháp giáo dục phù hợp hoặc kết hợpcác phương pháp quản lý: Phương pháp tổ chức – hành chính; Phương pháp kinh tế;phương pháp tâm lý – xã hội, …

1.2.3 Chất lượng

Khái niệm chất lượng được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau tùy theo cáchtiếp cận Do đó, khó có thể có một khái niệm chính xác về chất lượng Nhưng, chấtlượng có thể được hiểu theo những cách sau:

(i) Chất lượng là sự xuất sắc bẩm sinh, tự nó (là cái tốt nhất) Điều này chỉ

có thể hiểu được, cảm nhận được nếu ta đem so sánh chúng với những vật có cùngđặc tính với sự vật đang được xem xét Đây là cách tiếp cận tiên nghiệm về chấtlượng

(ii) Chất lượng được xem xét trên cơ sở những thuộc tính đo được Điều đó

có nghĩa là chất lượng có thể được đo lường khách quan và chính xác Một sự vật cóthuộc tính nào đó ở mức độ “cao hơn” cũng có nghĩa là nó “tốt hơn” và do đó nócũng có thể đắt hơn Cách tiếp cận này là cách tiếp cận dựa trên sản phẩm khi xemxét chất lượng

(iii) Chất lượng được xem như là sự đáp ứng nhu cầu Nếu các sản phẩm vàdich vụ được cung cấp với đầy đủ những “thông số kỹ thuật đã định, thì mọi sự sailệch đều làm giảm chất lượng của sản phẩm, dịc vụ đó Cách tiếp cân này dự trênsản xuất về chất lượng

(iv) Chất lượng là sự phù hợp với mục đích (mục tiêu) nếu “nó đáp ứng nhucầu của khách hàng” Trong trường hợp này chất lượng chỉ được xem xét một cáchđơn giản dưới con mắt của khách hàng, tức là những người sử dụng chúng [14]

Trang 19

Như vậy, trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp dịch vụ thì chất lượng được xem

là giá trị của tổ chức, là thước đo năng lực sản suất tạo ra sản phẩm và chất lượngluôn là mục tiêu để khách hàng tìm kiếm Trong xã hội hiện đại, chất lượng của sảnphẩm hàng hóa, dịch vụ được xác lập dựa trên những tiêu chí, chỉ số cụ thể Do đó,người ta hoàn toàn có thể nhận biết, so sánh chất lượng của những vật có cùng đặcđiểm

Ở cấp độ hệ thống (hệ thống giáo dục quốc dân), chất lượng giáo dục đượchiểu là chất lượng của cả hệ thống giáo dục ấy Một hệ thống giáo dục thường phứctạp và bao gồm nhiều thành tố cấu tạo nên hệ thống Do vậy, khi nói đến chất lượnggiáo dục của hệ thống chúng ta ngầm hiểu rằng chất lượng giáo dục của cả hệ thống

là tổng hợp chất lượng của tất cả những gì tạo nên hệ thống Điều này nhắc nhởchúng ta phải phân biệt được giữa chất lượng giáo dục và quản lý chất lượng giáodục Chất lượng giáo dục là một phạm trù triết học xác định sự vật là nó chứ khôngphải là cái khác, còn quản lý chất lượng giáo dục là hành động chủ quan, có mụcđích rõ ràng (hoạch định, đánh giá, thẩm định, kiểm định, giám sát, cải tiến, …)

Ở cấp độ các cơ sở giáo dục (trường học, trung tâm đào tạo), xét về chứcnăng và tổ chức thì cũng được coi là một hệ thống giáo dục thu nhỏ Trong cơ sởgiáo dục có đầy đủ những thành phần của hệ thống giáo dục, nhưng chúng có tính

cụ thể và năng động hơn nhiều Do vậy, chất lượng giáo dục ở đây cũng chính làchất lượng của toàn bộ cơ sở giáo dục Tuy nhiên đối với các cơ sở giáo dục thì chấtlượng giáo dục đáng quan tâm nhất là quá trình giáo dục của cơ sở giáo dục ấy [17]Trong chương trình hành động Dakar (Senegal – 2000), UNESCO đã đề nghị cáchhiểu chất lượng giáo dục ở trường học hay chất lượng trường học như là đơn vị

tổ chức giáo dục thông qua 10 tham số sau:

19

Trang 20

1/ Người học khỏe mạnh, được nuôi dưỡng tốt, được khuyến khích thườngxuyên để có động cơ học tập chủ động.

2/ Giáo viên thành thạo nghề nghiệp và được động viên đúng mức

3/ Phương pháp và kỹ thuật dạy học - học tập tích cực

4/ Chương trình giáo dục thích hợp với người học và người dạy

5/ Trang thiết bị, phương tiện và đồ dùng học tập, giảng dạy, học liệu vàcông nghệ giáo dục thích hợp để tiếp cận và thân thiện với người sử dụng

6/ Môi trường học tập đảm bảo vệ sinh, an toàn, lành mạnh

7/ Hệ thống đánh giá thích hợp với mô trường, quá trình giáo dục và kết quảgiáo dục

8/ Quản lý giáo dục có tính tham gia và dân chủ

9/ Tôn trọng và thu hút được cộng đồng cũng như nền văn hóa địa phươngtrong hoạt động giáo dục

10/ Các thiết chế, chương trình giáo dục có nguồn lực thích hợp, thỏa đáng

và bình đẳng (chính sách và đầu tư) [19]

Theo đề nghị này thì chất lượng giáo dục không chỉ quan tâm tới quá trìnhgiáo dục trong nhà trường mà chất lượng giáo dục phải có ở tất cả những gì tạo nênnhà trường thậm chí cả những yếu tố bên ngoài nhà trường Do đó, chất lượng giáodục không chỉ giới hạn trong nhà trường mà bao gồm cả những bộ phận trong cả hệthống giáo dục có mối quan hệ với cơ sở giáo dục Như trên chúng ta đã quan niệmchất lượng giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân là chất lượng giáo dục tổngquát thì chất lượng giáo dục trong nhà trường chính là chất lượng ở dạng đơn vị vìcác cơ sở giáo dục là những bộ phận cấu thành hệ thống giáo dục quốc dân

Trang 21

sản xuất có hiệu quả nhất, đồng thời cho phép thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu củangười tiêu dung” Theo định nghĩa này, quản lý chất lượng chính là hệ thống quảntrị tác động từ khâu thiết kế đến sản xuất sao cho thỏa mãn yêu cầu của người tiêudùng Nhu cầu của người tiêu dùng sẽ chi phối hệ thống quản trị Khi nhu cầu thayđổi thì hệ thống quản trị phải thay đổi theo nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêudùng.

Còn đối với A.V.Feigebaum thì lại định nghĩa quản lý chất lượng là “Một hệthống hoạt động thống nhất có hiệu quả của những bộ phận khác nhau trong một tổchức chịu trách nhiệm triển khai các tham số chất lượng, duy trì mức chất lượng đãđạt và nâng cao nó” Theo định nghĩa này, quản lý chất lượng tập trung vào việctriển khai các tham số chất lượng Điều mấu chốt của định nghĩa này coi quản lýchất lượng là hệ thống hoạt động triển khai các tham số chất lượng

Theo GOST 15467, “Quản lí chất lượng sản phẩm là xây dựng, đảm bảo vàduy trì mức chất lượng tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêudùng Điều này được thực hiện bằng cách kiểm tra chất lượng có hệ thống, cũngnhư những tác động hướng tới đích tới các nhân tố và điều kiện ảnh hưởng tới chấtlượng sản phẩm”

Còn nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý chất lượng, nhưng nhìn chungcác định nghĩa đều thống nhất trong quản lý chất lượng gồm các hoạt động:

- Xây dựng chuẩn

- Đối chiếu thực trạng so với chuẩn

- Có các biện pháp nâng thực trạng ngang chuẩn [14]

Chuẩn được xem là hệ thống các chỉ tiêu, thông số cần hướng tới của sảnphẩm thậm chí cả các quá trình tạo ra sản phẩm Chuẩn được cụ thể hóa bằng cácchỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn về chất lượng và được các tổ chức có trách nhiệm xâydựng và ban hành Chuẩn là căn cứ để đánh giá chất lượng và cũng là đích để hướngtới trong quá trình tạo ra sản phẩm

Rõ ràng, quản lý chất lượng theo chuẩn đã có những đặc điểm khác biệt sovới quản lý truyền thống, quản lý theo chức năng Để quản lý chất lượng theo chuẩntrước hết phải có chuẩn Trong khi đó quản lý theo chức năng chủ yếu tập trung tới

21

Trang 22

việc xây dựng kế hoạch (xác định hướng đi), tổ chức (các nguồn lực), chỉ đạo (việcthực hiện theo kế hoạch) và kiểm tra xem đạt đến đâu so với kế hoạch.

1.2.5.2 Các tầng bậc của quản lý chất lượng

(i) Kiểm soát chất lượng

Trong quản lý chất lượng thì Kiểm soát chất lượng là thuật ngữ được ra đời

sớm nhất trong lịch sử quản lý Kiểm soát chất lượng bao gồm các việc việc kiểmtra và loại bỏ các thành phẩm hay sản phẩm cuối cùng không thoả mãn các tiêuchuẩn đã đề ra trước đó Nó là công đoạn xảy ra sau cùng khi sản phẩm đã được làmxong có liên quan tới việc loại bỏ hoặc từ chối những hạng mục hay sản phẩm cólỗi Việc làm này thường kéo theo lãng phí tương đối lớn vì phải loại bỏ hay làm lạicác sản phẩm không đạt yêu cầu

Kiểm soát chất lượng là một quá trình mà trong đó một sản phẩm hay mộtdịch vụ, hoặc bất cứ bộ phận nào trong quá trình có liên quan đến việc sản xuất hayvận chuyển sản phẩm, được kiểm tra theo một tiêu chuẩn đó được định trước và sẽ

bị loại bỏ hay làm lại nếu như nó dưới chuẩn (Ellis, 1993)

Nói cách khác, kiểm soát chất lượng tập trung vào việc theo dõi lại các lỗitrong quá khứ Kiểm soát chất lượng trong môi trường sản xuất là “một phươngthức cần thiết cho việc thanh tra và loại bỏ, những sản phẩm có khiếm khuyết (mặc

dù có một số phương pháp thống kê của lý thuyết này có thể được sử dụng nhằmtránh khả năng có các sản phẩm này)” (Freeman, 1994) Russo (1995) định nghĩachất lượng như “một quá trình thanh tra mà ở đó mỗi một sản phẩm, hay một mẫusản phẩm, được kiểm soát” Theo Russo, khái niệm chủ yếu trong kiểm soát chấtlượng là “quá trình này không nhằm vào gốc rễ của vấn đề Kiểm soát chất lượngchỉ giải quyết các vấn đề sau khi chúng bị phát hiện.” Theo Vroeijenstijn (1992),kiểm soát chất lượng (và đo lường chất lượng) là việc tóm tắt các thông tin và hàm

ýlà sẽ có các ý định trừng phạt hay khen thưởng Kiểm soát chất lượng “vốn dĩ lànhằm trừng phạt, áp đặt các hình phạt cho việc làm thiếu hiệu quả, nhưng đồng thời

nó cũng cho thấy rằng một khi sản phẩm đã đạt được mức độ tối thiểu thì không cầnphải nỗ lực để cải tiến” (Vroeijenstijn, 1992) Kiểm soát chất lượng, do đó, không đi

Trang 23

ra ngoài việc chấp nhận hay từ chối một sản phẩm Từ quan niệm đó về kiểm soát chất lượng, chất lượng có thể được hiểu như sau:

- Một đánh giá về mức độ mà các đặc điểm của sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu mà ngay từ đầu một qui trình sản suất đã qui định; hoặc

- Mức độ mà một sản phẩm đáp ứng được yêu cầu về các đặc điểm mà một sản phẩm phải có theo các tiêu chí cố định nào đó, hoặc

- Đánh giá về mức độ mà một sản phẩm phải được các thanh tra viên chấp

nhận

Trong khi kiểm soát chất lượng được xem là một khái niệm cũ nhất của đảmbảo chất lượng trong lĩnh vực sản xuất hay doanh nghiệp, khái niệm này lại tươngđối mới và ít được chấp nhận trong môi trường một cơ sỏ giáo dục đào tạo Điềunày là do trong giáo dục, khó có thể định nghĩa thế nào là „chất lượng,‟ và giáo dụcbao giờ cũng là một quá trình Hơn thế nữa, khó có thể xác định rõ ràng được chấtlượng của các sản phẩm của giáo dục và vì chất lượng của quá trình giáo dục luônđòi hỏi sự đóng góp của „khách hàng‟ (các học viên)

- Kiểm tra theo xác xuất, số lượng hạn chế

- Hệ thống chất lượng dựa trên giấy tờ, sổ sách ghi nhận kết quả (theo từng

ca sản xuất), các tiêu chí chất lượng hạn chế, chỉ căn cứ vào số lượng sản phẩmđược chấp nhận

- Kiểm soát chất lượng thuộc về trách nhiệm của kiểm soát viên

(ii) Đảm bảo chất lượng

“Đảm bảo chất lượng” được ra đời vào thập niên 20 của thế kỷ XX Đây là

mô hình quản lý nhằm khác phục những hạn chế của kiểm soát chất lượng Đây làquá trình xảy ra trước và trong khi thực hiện Mối quan tâm của nó là phòng chốngnhững sai phạm có thể xảy ra ngay từ bước đầu tiên Chất lượng của sản phẩm đượcthiết kế ngay trong quá trình sản xuất ra nó từ khâu đầu đến khâu cuối theo nhữngtiêu chuẩn nghiêm ngặt đảm bảo không có sai phạm trong bất kỳ khâu nào Đảmbảo chất lượng phần lớn là trách nhiệm của người lao động, thường làm việc trong

23

Trang 24

các đơn vị độc lập hơn là trách nhiệm của thanh tra viên, mặc dù thanh tra cũng cóthể có vai trò nhất định trong đảm bảo chất lượng.

Trong giáo dục, đảm bảo chất lượng được xác định như các hệ thống, chínhsách, thủ tục, qui trình, hành động và thái độ được xác định từ trước nhằm đạt được,duy trì, giám sát và củng cố chất lượng (Woodhouse, 1998) Định nghĩa này cũngđược Cơ quan Đảm bảo Chất lượng Australia sử dụng

Ở các nước phương Tây, việc thiết kế hệ thống đảm bảo chất lượng đượctính đến như là bước đầu tiên trong quá trình đảm bảo và cải tiến chất lượng (Kells,1988; Neave & van Vught, 1991) Theo Russo (1995), đảm bảo chất lượng là sự

“xem xét các quá trình được sử dụng nhằm kiểm soát và sản xuất sản phẩm hay cácdịch vụ và nhằm tránh các phế phẩm Nếu như chúng ta có hệ thống đảm bảo chấtlượng, sẽ tránh đi việc có thể có các phế phẩm

“Đảm bảo chất lượng là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiếnhành trong hệ thống quản lý đã được chứng minh là đủ cần thiết để tạo sự tin tưởngrằng thực tế (đối tượng) sẽ thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng” (TCVN 5814)

(iii)Quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management - TQM)Cũng giống như một hệ thống đảm bảo chất lượng, TQM tập trung vào nămlĩnh vực: sứ mạng và chú trọng đến khách hàng; cách tiếp cận các hoạt động có hệthống; việc phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực; các tư tưởng dài hạn; và sự phục vụhết mực Theo Sherr và Lozier (1991), có năm thành phần chính ảnh hưởng đến việccải tiến chất lượng ở trường học: sự trung thực, chia sẻ quan điểm, kiên nhẫn, hếtlòng làm việc, và lý thuyết TQM Trong năm thành tố trên, chỉ có cái cuối cùng là

Trang 25

lý chất lượng của phần việc mình được giao và hoàn thành nó một cách tốt nhất, vớimục đích tối cao là thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

Cải tiến liên tục

Triết lý quan trọng nhất của Quản lý chất lượng tổng thể là cải tiến khôngngừng, và có thể đạt được do quần chúng và thông qua quần chúng Sự cải tiến liêntục này được thể hiện trong kế hoạch chiến lược của trường bằng các chu kỳ cảitiến, nâng cao dần theo vòng xoáy trôn ốc từ lợi ích trước mắt đến lợi ích lâu dài, từtrình độ xuất phát ở một thời điểm nhất định vươn không ngừng tới các trình độ caohơn

Trong công tác đảm bảo chất lượng trong các ngành dịch vụ như giáo dục,

chúng ta không thể xác định được một sản phẩm “không mắc lỗi” mà không làm

giảm đi nhiều khả năng có thể đạt được mức độ hoàn hảo Do đó, quá trình đảm bảochất lượng nhất thiết phải xuất phát từ một hệ thống đảm bảo chất lượng mà trong

đó có sự chú trọng đến khái niệm “Cải tiến chất lượng liên tục” Khái niệm một học viên tốt nghiệp đạt chất lượng là “không mắc lỗi” được xét theo một cách rất hạn

chế - vì đó là trên phương diện những bằng cấp tối thiểu

Cải tiến từng bước

Quản lý chất lượng tổng thể được thực hiện bằng một loạt dự án quy mô nhỏ

có mức độ tăng dần Về tổng thể, quản lý chất lượng tổng thể có quy mô rộng, baoquát toàn bộ hoạt động của một trường, song việc thực hiện nhiệm vụ đó trong thực

tế lại có quy mô hẹp, khả thi, thiết thực và có mức độ tăng dần Sự can thiệp mạnhkhông phải là phương sách tốt để tạo sự chuyển biến lớn trong quản lý chất lượngtổng thể Các dự án đồ sộ nhiều khi không phải là con đường tốt nhất vì thiếu kinhphí, và nếu thất bại sẽ dẫn tới sự thờ ơ, bất bình Các dự án nhỏ sẽ dễ thành công vàtạo ra sự tự tin và làm cơ sở cho các dự án sau lớn hơn

Hệ thống tổ chức phải hướng tới khách hàng.

Chìa khoá của sự thành công trong quản lý chất lượng tổng thể là tạo ra sựgắn bó hữu cơ giữa cung và cầu, giữa các bộ phận trong trường với nhau và với xãhội

25

Trang 26

Trong hệ thống tổ chức của nhà trường vai trò của các cán bộ quản lý cấptrường là hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ giáo chức, học viên, chứ khôngphải chỉ là lãnh đạo kiểm tra họ.

Trong thực tế sự lãnh đạo của các cán bộ quản lý vẫn giữ vai trò quyết địnhcủa quản lý chất lượng tổng thể Đảo ngược thứ bậc chỉ nhằm nhấn mạnh mốitương quan trong quá trình đào tạo hướng tới sinh viên như nhân vật trung tâm

1.2.6 Chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông

Chất lượng giáo dục phổ thông chính là chất lượng giáo dục của các nhàtrường ở bậc phổ thông Nhà trường phổ thông cũng được tạo bởi từ nhiều thành tốnhư bất kì một cơ sở giáo dục nào khác Do vậy, chất lượng giáo dục phổ thôngmang hội tụ những tham số của chất lượng dạng đơn vị

Mặc dù có nhiều quan điểm về chất lượng giáo dục bậc phổ thông, song hiệnnay, người ta đang phấn đấu đạt mức độ tối đa các chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn của bộtiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông Hiện nay, đểnâng cao chất lượng giáo dục trung học phổ thông, ngoài các phương pháp quản lýtruyền thống, người ta thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục tại các cơ

Tự đánh giá là một trong những khâu trong quy trình kiểm định chất lượng giáodục Tự đánh giá của cơ sở giáo dục là quá trình nhà trường tự xem xét, nghiên cứu trên

cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ GD&ĐT ban hành để báo cáo về tìnhtrạng chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sởvật chất cũng như các vấn đề liên quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh

Trang 27

các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng Tựđánh giá thể hiện tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn

bộ hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao Tự đánh giá là một quátrình liên tục được thực hiện theo kế hoạch, được giành nhiều công sức, thời gian,

có sự tham gia của các đơn vị và cá nhân trong nhà trường Tự đánh giá đòi hỏi tínhkhách quan, trung thực và công khai Các giải thích, nhận định, kết luận đưa ratrong quá trình tự đánh giá phải dựa trên các thông tin, minh chứng cụ thể, rõ ràng,đảm bảo độ tin cậy Báo cáo tự đánh giá là sản phẩm của quá trình tự đánh giá vàphải bao quát đầy đủ các tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nhà trường

- Mục đích tự đánh giá là nhằm không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng đểđáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và

để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục

- Phạm vi của tự đánh giá bao quát toàn bộ các hoạt động giáo dục của nhà

trường theo từng tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

- Xây dựng kế hoạch tự đánh giá

Kế hoạch tự đánh giá do Chủ tịch Hội đồng bảo đảm chất lượng giáo dục đánh giá phê duyệt bao gồm các nội dung:

+ Mục đích và phạm vi tự đánh giá;

+ Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên;

+ Dự kiến các nguồn lực và thời điểm cần huy động;

+ Xác định công cụ đánh giá;

+ Dự kiến các thông tin và minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí;+ Xác định thời gian biểu cho từng hoạt động (bao gồm thời gian cần thiết đểtriển khai tự đánh giá và lịch trình thực hiện các hoạt động cụ thể)

- Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng

+ Căn cứ các tiêu chí của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do BộGiáo dục và Đào tạo ban hành, nhà trường tiến hành thu thập thông tin và minhchứng

+ Thông tin là những tư liệu được sử dụng để hỗ trợ và minh hoạ cho các

Trang 28

27

Trang 29

phân tích, giải thích, nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá.

+ Minh chứng là những thông tin gắn với các chỉ số để xác định từng chỉ sốđạt hay không đạt Các minh chứng được sử dụng làm căn cứ để đưa ra các phântích, giải thích, nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá

+ Trong báo cáo tự đánh giá, các thông tin, minh chứng được mã hoá theo một quy tắc nhất định (trong các ví dụ ở Chương 2 có thể hiện việc mã hoá này)+ Thông tin và minh chứng phải có nguồn gốc rõ ràng và bảo đảm tính chínhxác, được thu thập ở hồ sơ lưu trữ của nhà trường, các cơ quan có liên quan, hoặcbằng khảo sát, điều tra phỏng vấn, quan sát các hoạt động giáo dục trong nhàtrường

+ Các thông tin và minh chứng được xử lý, phân tích trước khi dùng làm căn

cứ, minh hoạ cho các nhận định trong báo cáo tự đánh giá

+ Trong trường hợp không thể tìm được thông tin, minh chứng cho một tiêu chí nào đó, Hội đồng tự đánh giá phải làm rõ lý do trong báo cáo

1.3 Các đặc điểm của quản lý chất lượng ở bậc đảm chất lượng giáo dục ở trường trung học phổ thông

1.3.1 Nghiên cứu chuẩn, xác định nội dung của các tiêu chuẩn

“Chuẩn” là cách nói tắt khi muốn đề cập tới toàn bộ hệ thống các tiêu chuẩnđánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông Chuẩn được các chuyêngia về đánh giá chất lượng giáo dục xây dựng và được Bộ Giáo dục và Đào tạo banhành Chuẩn của bậc trung học phổ thông bao gồm các 7 tiêu chuẩn, 45 tiêu chí và

138 chỉ số Trong mỗi tiêu chuẩn gồm một số các tiêu chí, trong mỗi tiêu chí lạigồm các chỉ số đánh giá Bộ tiêu chuẩn này đã cụ thể, chi tiết tới tất cả các mặt hoạtđộng, các lĩnh vực của một cơ sở giáo dục phổ thông ở nước ta

Tiêu chuẩn đánh giá chất chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông là mức độ yêucầu nhà trường cần đạt được để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục

Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường phổ thông là mức độ yêu cầunhà trường cần đạt được ở một khía cạnh cụ thể của mỗi tiêu chuẩn

Chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục trường phổ thông là mức độ yêu cầu nhàtrường cần đạt được ở một khía cạnh của mỗi tiêu chí

28

Trang 30

Như vậy, một cơ sở giáo dục phổ thông có chất lượng thực sự phải đạt tất cảcác yêu cầu của chuẩn Sau khi nhận thức được vai trò của hoạt động đảm bảo chấtlượng giáo dục, công việc đầu tiên phải thực hiện là nghiên cứu bộ tiêu chuẩn đánhgiá chất lượng giáo dục.

Nghiên cứu chuẩn thường được tiến hành theo từng tiêu chuẩn, mỗi tiêuchuẩn đều theo thứ tự lần lượt của các tiêu chí, và mỗi tiêu chí của một tiêu chuẩnlại được bắt đầu theo các chỉ số

Điều quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu chuẩn phải xác định rõ đượcnội hàm của từng chỉ số, từng tiêu chí và từng tiêu chuẩn

Việc nghiên cứu chuẩn cần làm được những yêu cầu sau:

+ Làm rõ nội hàm của từng chỉ số (các việc cần phải làm là gì)

+ Những minh chứng cần phải có của từng chỉ số Cần chú ý tới trình tự thời điểm xuất hiện các minh chứng trong một chỉ số

Như vậy, việc nghiên cứu chuẩn trước hết đã thể hiện tính định hướng chohoạt động của nhà trường hướng theo chuẩn Hơn nữa, thông qua nghiên cứu chuẩn

sẽ điều chỉnh những hoạt động của nhà trường còn chưa phù hợp với chuẩn đánhgiá

1.3.2 Đồi chiếu thực trạng so với chuẩn thông qua các minh chứng

Đối chiếu là dựa vào những minh chứng để so sánh mức độ đạt được so vớitừng chỉ số hoặc từng tiêu chí, tiêu chuẩn từ đó kết luận xem ở tiêu chí đó cơ sở giáodục đã đạt hay không đạt Tất cả các hoạt động của nhà trường đều được thể hiệnthông qua các minh chứng: Hồ sơ, sổ sách, văn bản, chứng từ, … Do vậy việc đốichiếu chính là đưa ra các minh chứng tương ứng với từng chỉ số, tiêu chí Số lượngcác minh chứng càng nhiều càng tốt, nhưng thông thường người ta chỉ cần nhữngminh chứng quan trong nhất không thể thiếu được

Trong trường hợp này, minh chứng đóng vai trò làm căn cứ để khẳng địnhchất lượng giáo dục Tuy nhiên, đôi khi minh chứng có thể tạo ra một cách khôngtrung thực do bệnh thành tích hoặc vì động cơ nào đó Vì vậy, việc đối chiếu cầnđược xem xét tới tính logic của các minh chứng và trên cơ sở tham khảo các phươngpháp khác như thử nghiệm, phỏng vấn, … Nếu trong công tác kiểm định

Trang 31

chất lượng giáo dục mà chỉ căn cứ vào minh chứng để ra quyết định công nhận chấtlượng giáo dục của cơ sở nào đó thì chưa chắc đã công bằng Cho nên, hoạt độngđảm bảo chất lượng giáo dục đóng vai trò không chỉ đảm bảo nhà trường hoạt động

có chất lượng theo chuẩn mà còn nhằm tạo ra các minh chứng thật cho công táckiểm định chất lượng

1.3.3 Xây dựng kế hoạch khắc phục các điểm yếu

Căn cứ vào kết quả đối thực trạng của nhà trường so với chuẩn để đánh giámức đạt được Nếu so với chuẩn, nhà trường chưa đạt ở những chỉ số, tiêu chí nào

đó thì cơ sở giáo dục phải lập kế hoạch khắc phục điểm yếu sao cho đơn vị sẽ đạtđược mức tối đa so với chuẩn Kế hoạch khắc phục điểm yếu được cụ thể theo từngtiêu chí trong mỗi tiêu chuẩn Kế hoạch phải được viết ngắn gọn, có tính khả thi caodựa trên việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị Thông thường, kế hoạchkhắc phục điểm yếu chỉ rõ công việc cần làm là gì, hình thức tổ chức, thời điểmthực hiện, các nguồn lực cần huy động, … Xây dựng kế hoạch như là một cam kếtcủa nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục

1.4 Các hoạt động quản lý chất lƣợng ở bậc đảm bảo chất lƣợng

1.4.1 Tổ chức tập huấn nghiên cứu chuẩn

Mục đích: Làm cho toàn bộ cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh, CMHScủa nhà trường hiểu rõ các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục Bên cạnh đó,nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện các yêu cầu của chuẩn,không chỉ nhằm mục đích được chứng nhận là nhà trường đạt chuẩn mà còn hướngtới nhà trường có chất lượng thực sự và bền vững Khi nhận thức được như vậy, cáctập thể, cá nhân sẽ luôn quan tâm tới việc thực hiện theo chuẩn

Ngay từ đầu chu kỳ kiểm định, nhà trường cần tiến hành tổ chức nghiên cứuchuẩn cho toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh Với học sinh, chỉ cầnnghiên cứu tới các chuẩn liên quan đến người học Đối với cán bộ giáo viên mớituyển dụng hoặc thuyên chuyển cần có biện pháp để được nghiên cứu chuẩn kịpthời

Nội dung tập huấn: là toàn bộ các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dụctrung học phổ thông do Bộ GD&ĐT ban hành

30

Trang 32

Trình tự tập huấn:

Tìm nội hàm của từng chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn Với mỗi tiêu chí, có thể cónhiều cách hiểu khác nhau, nhưng người chủ tọa cần thống nhất một cách hiểu đúngnhất

Gọi tên các việc cần làm trong thực tế để đạt chuẩn Người chủ tọa cần lấy ví

dụ thực tiễn của từng tiêu chí gắn với từng cá nhân, đoàn thể để mọi người hìnhdung ra những việc cần phải làm

Chỉ ra những minh chứng cần phải có để chứng minh nhà trường đã làmđúng theo chuẩn Trong số các minh chứng, cần nói rõ những minh chứng quantrọng nhất không thể thiếu hoặc những minh chứng có thể thay thế nhau, nhữngminh chứng mang tính hỗ trợ

Như vậy việc tập huấn nghiên cứu chuẩn không chỉ giành cho các thành viêncủa hội đồng tự đánh giá mà phải thực hiện với tất cả các thành viên trong nhàtrường Sau khi nghiên cứu chuẩn, mỗi cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường

sẽ hiểu được các yêu cầu của chuẩn và tổ chức thực hiện theo chuẩn Nếu nhàtrường không tổ chức tập huấn nghiên cứu chuẩn, rất có thể các cá nhân, tổ chức,đoàn thể sẽ thực hiện các nhiệm vụ của mình theo kinh nghiệm không phù hợp vớichuẩn Điều này sẽ gây khó khăn cho nhà trường khi kiểm định chất lượng giáo dục

1.4.2 Tổ chức tập huấn viết báo cáo tự đánh giá, xác định minh chứng

Cuối một chu kỳ kiểm định, theo qui định, tất cả các cơ sỏ giáo dục phổthông đều phải tiến hành viết báo cáo tự đánh giá nộp lên cơ quan quản lý cấp trên.Dựa vào báo cáo tự đánh giá các cấp quản lý sẽ tiến hành đánh giá ngoài trước khicông nhận hoặc không công nhận chất lượng giáo dục của một cơ sở giáo dục Dovậy, việc viết báo cáo tự đánh giá là một yêu cầu bắt buộc đối với các nhà trường

Viết báo cáo tự đánh giá do hội đồng tự đánh giá của nhà trường thực hiện.Hội đồng tự đánh giá được thành lập ngay từ đầu chu kỳ kiểm định chất lượng giáodục và do Hiệu trưởng quyết định, có số lượng, thành phần theo qui định

Trang 33

Việc tập huấn viết báo cáo tự đánh giá chỉ thực hiện với các thành viên tronghội đồng tự đánh giá Người tập huấn phải là chuyên gia trong lĩnh vực đánh giángoài hay kiểm định chất lượng giáo dục.

Nội dung tập huấn viết báo cáo bao gồm hướng dẫn cách viết nội dung củabáo cáo Báo cáo tự đánh giá bậc trung học phổ thông được chia làm ba phần:

Phần I: Thông tin về nhà trường

Phần II: Nội dung báo cáo tự đánh giá

Phần III: Kết luận và kiến nghị

Báo cáo tự đánh giá như một công trình nghiên cứu khoa học Do vậy, tậphuấn báo cáo tự đánh giá cần chú trọng không chỉ nội dung của báo cáo mà cònquan tâm tới cả hình thức trình bày như phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, các ký hiệu,bảng biểu, …

Phần I Cơ sở dữ liệu chủa nhà trường: Phần này phải thể hiện đầy đủ, chínhxác các dữ liệu về nhà trường như: Tên trường, ngày tháng thành lập, các cơ sở củanhà trường, thông tin về học sinh, thông tin về nhân sự, ban lãnh đạo, cơ sở vật chất,tài chính, …

Phần II Nội dung báo cáo tự đánh giá của nhà trường: Phần này được viếttheo thứ tự từng tiêu chuẩn Trong mỗi thiêu chuẩn lại được trình bày theo từng tiêuchí Mỗi tiêu chí lại được chia thành các mục:

là cấp độ nào, cấp độ 1 hay 2 hay 3

Như vậy, báo cáo tự đánh giá là sản phẩm cuối cùng của một chu kì kiểmđịnh chất lượng giáo dục của một nhà trường Báo cáo tự đánh giá là một trongnhững căn cứ cho quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục theo chuẩn Qua

32

Trang 34

báo cáo tự đánh giá nhà trường sẽ tư nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếutrên cơ sở đó có những giải pháp khắc phục điểm yếu nhằm duy trì và nâng cao chấtlượng nhà trường.

1.4.3 Tổ chức tập huấn lập kế hoạch khắc phục điểm yếu, rút kinh nghiệm

Điểm yếu trong nhà trường là những khó khăn, tồn tại mang tính chủ quanhoặc khách quan khiến nhà trường không đạt được so với yêu cầu của tiêu chuẩnđánh giá Trong báo cáo tự đánh giá ở mỗi tiêu chuẩn thường có những điểm yếuđược Việc chỉ ra những điểm yếu của nhà trường không phải mang tính thủ tục, màcần phải nêu ra được kế hoạch khắc phục điểm yếu này nhằm nâng cao chất lượnggiáo dục theo yêu cầu của chuẩn Điều đương nhiên là không phải ai chỉ ra đượcđiểm yếu cũng có thể lập được kế hoạch để khắc phục điểm yếu Do vậy, nhà trườngcần tổ chức tập huấn lập kế hoạch khắc phục điểm yếu

Đối tượng tập huấn thì tùy từng nhà trường, song đối tượng cần thiết nhất làthành viên của hội đồng đảm bảo chất lượng giáo dục hoặc người đứng đầu các tổchức đoàn thể, tổ trưởng chuyên môn Nếu cần thiết có thể tập huấn cho toàn hộiđồng sư phạm nhà trường

Thời gian tập huấn ngay sau khi hoàn thanh báo cáo tự đánh giá, tức là kếtthúc một chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục

Nội dung tập huấn bao gồm:

Phân tích những điểm yếu của nhà trường để chỉ ra đâu là nguyên nhân chủquan, đâu là nguyên nhân khách quan Từ những nguyên nhân ấy chỉ ra những giảipháp, biện pháp, xác định nguồn lực, thời gian để khắc phục Kế hoạch khắc phụcđiểm yếu phải sát với điều kiện cụ thể của nhà trường và có tính khả thi cao Trong

kế hoạch này cần chỉ rõ ai, bộ phận nào chịu trách nhiệm, điều kiện thực hiện vàthời gian hoàn thành

1.4.4 Tổ chức thảo luận kế hoạch khắc phục điểm yếu, rút kinh nghiệm

Sau khi có bản kế hoạch khắc phục điểm yếu, cần tiến hành tổ chức thảo luận

kế hoạch khắc phục điểm yếu Việc thảo luận khắc phục điểm yếu nên được đưa vềcác bộ phận có nhiệm vụ thực hiện để thảo luận Nội dung của thảo luận là làm rõbản kế hoạch khắc phục điểm yếu đã phù hợp với từng cá nhân, bộ phận trong nhà

Trang 35

trường chưa Bản kế hoạch đã chỉ rõ được cá nhân, bộ phận nào chịu trách nhiệmthực hiện chưa, xác định rõ nguồn lực cần huy động có phù hợp và khả thi không.Trong quá trình thảo luận có thể thấy bản kế hoạch khắc phục điểm yếu còn cónhững điểm chưa phù hợp cần phải điều chỉnh để sát với thực tế hơn, cần chỉ ranhững điểm cần rút kinh nghiệm trong chu kỳ kiểm định trước Đây là công việcquan trọng trước khi triển khai khắc phục các điểm yếu Tổ chức thảo luận kế hoạchkhắc phục điểm yếu không chỉ giúp cá nhân, bộ phận nhận thức đầy đủ về nhữnghạn chế thuộc nhiệm vụ của mình mà còn thống nhất quan điểm và phương phápthực hiện, phối hợp khắc phục điểm yếu.

1.4.5 Hướng dẫn thủ tục phối hợp đoàn đánh giá ngoài

1.4.5.1 Đoàn đánh giá ngoài

Đoàn đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông do Giám đốc sở Giáo dục vàĐào tạo quyết định thành lập Trách nhiệm của các thành viên đoàn đánh giá ngoài:

đ) Chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu

hồ sơ đánh giá, báo cáo kết quả khảo sát tại trường và báo cáo đánh giá ngoài củađoàn;

e) Tập hợp toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động của đoàn và chuyển về sở giáo dục và đào tạo để lưu trữ sau khi kết thúc đợt đánh giá ngoài;

g) Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ việc giải trình các yêu cầu khiếu nạihoặc

chất vấn có liên quan đến hoạt động của đoàn

2/ Thư ký:

Trang 36

34

Trang 37

a) Giúp Trưởng đoàn triển khai các hoạt động của đoàn;

b) Thực hiện các hoạt động theo kế hoạch chung của đoàn và các nhiệm vụ

do Trưởng đoàn phân công (tập hợp các hồ sơ, tài liệu của đoàn để phục vụ cho việcviết báo cáo đánh giá của đoàn, ghi chép nội dung các buổi thảo luận chung củađoàn, tham gia viết các báo cáo của đoàn và hoàn thiện báo cáo chính thức, vv )

Công tác chuẩn bị cho hoạt động của đoàn đánh giá ngoài

* Sau khi có quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài, Sở GD&ĐT gửi hồ

sơ đánh giá cho các thành viên của đoàn đánh giá ngoài Hồ sơ gồm:

- Báo cáo tự đánh giá của trường;

- Quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài;

- Văn bản quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của Bộ

GD&ĐT;

- Hướng dẫn tự đánh giá;

- Hướng dẫn đánh giá ngoài và đánh giá lại;

- Dự kiến kế hoạch làm việc của đoàn

* Trong thời gian 05 ngày sau khi nhận được hồ sơ đánh giá, các thành viên của đoàn đánh giá ngoài thực hiện các công việc sau:

- Đọc và rà soát toàn bộ cấu trúc của báo cáo tự đánh giá và nghiên cứu các tài liệu liên quan;

- Đối chiếu kết quả tự đánh giá với các tiêu chí đánh giá chất lượng và vănbản hướng dẫn tự đánh giá, phát hiện những tiêu chí bị bỏ sót hoặc chưa được đánhgiá đầy đủ;

- Viết báo cáo sơ bộ (ít nhất là 01 trang) và gửi cho Trưởng đoàn Nội dung của báo cáo sơ bộ gồm:

+ Nhận xét chung về báo cáo tự đánh giá (hình thức trình bày, văn phong, chính tả, cảm nhận của người đọc );

35

Trang 38

+ Nhận xét về cấu trúc báo cáo tự đánh giá;

+ Đối chiếu kết quả tự đánh giá với các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục, phát hiện những tiêu chí bị bỏ sót hoặc chưa được đánh giá đầy đủ;

+ Đề xuất với đoàn đánh giá ngoài về những vấn đề cần thảo luận thêm

1.4.5.2 Thủ tục phối hợp đoàn đánh giá ngoài

Sau khi nhận được Quyết định đánh giá ngoài của lãnh đạo Sở GD&ĐT, Hội đồng đảm bảo chất lượng giáo dục nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp:

- Thành lập tổ công tác phục vụ đoàn đánh giá ngoài, phân công chi tiết cho từng thành viên của tổ

- Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ đoàn làm việc

- Chuẩn bị đầy đủ báo cáo tự đánh giá, hồ sơ, minh chứng, phân công người giải đáp những vấn đề đoàn đánh giá ngoài quan tâm, thắc mắc

Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông làcông cụ và phương tiện để thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục các trườngthông qua tự đánh giá và đánh giá ngoài

Hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục theo chuẩn phải lấy chuẩn làm căn

cứ để xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động quản lý nhằm nâng cao chất lượnggiáo dục nhà trường phổ thông đạt và vượt chuẩn

Toàn bộ nội dung Chương 1 là những cơ sở lý luận khoa học và trình tựnhững bước tiến hành khi quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục trườngtrung học phổ thông theo chuẩn

Trang 39

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CỦA TRƯỜNG THPT YÊN HÒA 2.1 Khái quát về trường THPT Yên Hòa

2.1.1 Khái quát quá trình xây dựng và phát triển của trường THPT Yên Hòa, Quận Cầu Giấy – Hà Nội

Trường phổ thông cấp II – III Yên Hoà được thành lập năm 1960 , năm họcđầu tiên trường chỉ có hai lớp 8 Năm 1961, Trường chính thức mang tên trườngPhổ thông cấp III Yên Hoà

Bước vào những năm chống Mỹ cứu nước đầy thử thách cẳng thẳng, giáo

viên và học sinh Yên Hoà đã nỗ lực thi đua “dạy tốt và học tốt” Trong 5 năm liền

(1965 -1970) trường liên tục được công nhận là Trường Tiên tiến chống Mỹ cứunước của Sở Giáo dục Hà Nội Ngoài ra, trường còn được nhận Bằng khen của BộGiáo dục, UBND Thành phố Hà Nội và của Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Nước nhà thống nhất, năm 1975 trường chuyển về thôn Yên Quyết – xã YênHòa (địa điểm hiện nay) Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng thầy và trò trườngTHPT Yên Hòa vẫn quyết tâm thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ “Dù trong hoàncảnh nào cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt” Trong 10 năm (1975 – 1985) trườngliên tiếp 3 lần đạt danh hiệu trường Tiên tiến Xuất sắc, 2 lần được nhận Cờ thi đualuân lưu của UBND Thành phố Hà Nội Đến năm 1990 trường vinh dự được Hộiđồng Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba

Năm 1993 trường được xây dựng lại, cơ sở vật chất, hệ thống phòng học, cácphòng chức năng của trường ngày càng hoàn thiện và hiện đại Từ năm học 1992 -

1993 đến nay Trường liên tục giữ vững ngọn cờ Tiên tiến Xuất sắc

Năm học 2005-2006, trường THPT Yên Hoà đã vinh dự được Đảng và Nhànước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì

Với thành tích trên, trường THPT Yên Hoà năm 2006 đã được Bộ GD&ĐTxếp thứ 25 trên 100 trường THPT có chất lượng đào tạo tốt nhất toàn quốc Năm

2007 trường đứng thứ hạng cao của Hà Nội có điểm thi Đại học cao Năm 2008trường đứng 100/200; Năm 2009 trường đứng thứ 62/201, Năm 2010 trường đứng63/200 trường có điểm thi đại học cao nhất cả nước (tính cả các trường chuyên)

37

Trang 40

2.1.2 Trường THPT Yên Hòa trong mối quan hệ với các cơ quan chức năng, các

Mặt khác, trường đóng trên địa bàn phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy nêntrường cũng có trách nhiệm phối hợp với UBND phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấytrong các hoạt động của địa phương như các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dụcthể thao của địa phương Chi bộ nhà trường nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng bộquận Cầu Giấy Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường chịu sự chỉđạo của quận Đoàn quận Cầu Giấy Các lĩnh vực khác như y tế chịu sự quản lý củaTrung tâm y tế dự phòng Quận, …

Nhà trường còn phối hợp với Sư đoàn 361 trong công tác giáo dục an ninhquốc phòng cho học sinh nhà trường Đồng thời Sư 361 cung là đơn vị kết nghĩacủa nhà trường

Có thể nói, chất lượng giáo dục của nhà trường không chỉ do chính nhàtrường quyết định mà còn chịu ảnh hưởng từ mối quan hệ tổng hòa với các cơ quanchức năng ấy

2.2 Thực trạng về hoạt động đảm bảo chất lượng theo chuẩn của trường THPT Yên Hòa

2.2.1 Nhận thức của các lực lượng trong nhà trường về chuẩn chất lượng và hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông

Hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục thì cơ sở nào cũng phải thực hiệnngay từ khi ra đời Tuy nhiên, hoạt động đảm bảo chất lượng theo chuẩn đánh giá

Ngày đăng: 29/10/2020, 21:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w