lý giáo dục đạo đức cho học sinh sao cho hiệu quả hơn, từ đó nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện cho học sinh toàn trường.Với những kiến thức về khoa học quản lý giáo dục và phương phá
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC _
TRẦN NGỌC NAM
QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG C KIM BẢNG, HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC _
TRẦN NGỌC NAM
QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG C KIM BẢNG, HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Tuyết Hạnh
HÀ NỘI – 2016
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Trường Đại họcGiáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, cung cấp nhữngkiến thức cơ bản, tạo điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành chương trình họctập và có được những kiến thức, kĩ năng cần thiết để nghiên cứu, thực hiệnluận văn này
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người hướng dẫn khoa họcTiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, đã tận tình và hết lòng giúp đỡ tác giả trongsuốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn Sở Giáo dục vàĐào tạo tỉnh Hà Nam, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Bảng, trườngTHPT C Kim Bảng, đồng nghiệp và gia đình đã khích lệ, tạo điều kiện thuậnlợi cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận vănnày
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, dù đã rất cố gắng,song luận văn này khó tránh khỏi thiếu sót, tác giả mong nhận được sự đónggóp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo, các đồng nghiệp và những người quantâm đến đề tài
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trần Ngọc Nam
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn “Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông C Kim Bảng, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong bối cảnh hiện nay” là công trình nghiên cứu của cá nhân, được thực
hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sựhướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Hạnh
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác và các thông tin trích dẫntrong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2016
TÁC GIẢ
Trần Ngọc Nam
Trang 5Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa
Chủ nghĩa xã hộiĐạo đức
Giáo dụcGiáo viênGiáo viên bộ mônGiáo dục công dânGiáo dục và Đào tạoGiáo dục đạo đứcHọc sinh
Hoạt động ngoài giờ lên lớpQuản lý giáo dục
Quản lý giáo dục đạo đứcPhụ huynh học sinhTrung học phổ thông
Xã hội chủ nghĩa
Trang 6MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Danh mục các chữ viết tắt iii
Danh mục bảng biểu, sơ đồ viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 7
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1 Những nghiên cứu về giáo dục đạo đức 7
1.1.2 Những nghiên cứu về quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông 12
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 14
1.2.1 Giáo dục 14
1.2.3 Quản lý giáo dục 15
1.2.4 Đạo đức 16
1.2.5 Giáo dục đạo đức 17
1.2.6 Quản lý giáo dục đạo đức 19
1.3 Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông 20 1.3.1 Đặc điểm học sinh THPT 20
1.3.2 Giáo dục đạo đức cho HS THPT trong bối cảnh hiện nay 23
1.4 Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT 29
1.4.1 Quản lý giáo dục đạo đức học sinh thông qua hoạt động dạy học 29
1.4.2 Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh thông qua các hoạt động giáo dục khác 30
1.4.3 Quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động GD đạo đức học sinh 33
1.5 Những yếu tố tác động đến việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh trường THPT 35
Trang 71.5.1 Điều kiện kinh tế xã hội địa phương nói riêng và môi trường xã hội nói
chung 35
1.5.2 Yếu tố giáo dục nhà trường 37
1.5.3 Yếu tố giáo dục gia đình 38
Tiểu kết chương 1 39
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG C KIM BẢNG, HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM 41
2.1 Khái quát về vị trí địa lý, kinh tế - xã hội và giáo dục và đào tạo của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 41
2.1.1 Vị trí địa lý 41
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 41
2.1.3 Về Giáo dục và Đào tạo 42
2.1.4 Giáo dục trung học phổ thông huyện Kim Bảng 44
2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 45
2.2.1 Mục đích khảo sát 45
2.2.2 Nội dung khảo sát 46
2.2.3 Phương pháp khảo sát 46
2.2.4 Đối tượng khảo sát 46
2.3 Khái quát về học sinh và giáo viên trường THPT C Kim Bảng 48
2.3.1 Quy mô số lớp học, quy mô học sinh của trường THPT C Kim Bảng 48 2.3.2 Quy mô đội ngũ giáo viên của trường THPT C Kim Bảng 49
2.4 Thực trạng giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông C Kim Bảng, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 50
2.4.1 Thực trạng các biểu hiện vi phạm đạo đứ c của học sinh trường trung học phổ thông C Kim Bảng, Hà Nam 52
2.4.2 Tình hình thực hiện giáo duc ̣ đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông C Kim Bảng 56
2.4.3 Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông C Kim Bảng, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 60
Trang 82.4.4 Thực trạng việc phối hợp các lực lượng giáo duc ̣ để giáo duc ̣ đạo đứccho học sinh trung học phổ thông 63
2.4.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo duc ̣ đạo đức cho họcsinh ở trường trung học phổ thông C Kim Bảng 64
2.4.6 Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ởtrường THPT C Kim Bảng, Hà Nam 66
Tiểu kết chương 2 69
CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG C KIM BẢNG, HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 71
3.1 Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp 71
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo đáp ứng muc ̣ tiêu giáo duc ̣ trung học phổ thông 713.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống 71
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính tính khả thi 71
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi họcsinh trung học phổ thông 71
3.2 Một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung họcphổ thông C Kim Bảng, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong bối cảnh hiệnnay 72
3.2 1 Tổ chức các hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho các lực
lượng liên quan về giáo dục đạo đức cho học sinh trong bối cảnh hiện nay 72
3.2.2 Chỉ đạo thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua dạy học cácmôn học phù hợp 74
3.2.3 Quản lý tốt công tác chủ nhiệm lớp, phát huy vai trò của giáo viên chủnhiệm trong thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh 77
3.2.4 Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh phùhợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương 803.2.5 Đẩy mạnh hoạt động phối hợp giữa các lực lượng trong hoạt động giáodục đạo đức cho học sinh (Gia đình, nhà trường và xã hội) 83
Trang 93.2.6 Tăng cường và đổi mới kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức
cho học sinh trung học phổ thông 88
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 90
3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp 92
3.4.1 Mục đích 92
3.4.2 Đối tượng xin ý kiến 92
3.4.3 Cách thức tiến hành 92
3.4.4 Phân tích kết quả khảo nghiệm 93
Tiểu kết chương 3 93
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 95
1 Kết luận 95
2 Khuyến nghị 97
2.1 Với Bô ̣Giáo duc ̣ vàĐào taọ 97
2.2 Với SởGiáo duc ̣ và Đào taọ tỉnh Hà Nam 97
2.3 Với trường THPT C Kim Bảng, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 98
2.4 Đối với phụ huynh học sinh trường THPT C Kim Bảng , huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 98
2.5 Đối với xã hội 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 102
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1 Quy mô và mạng lưới trường, lớp trên địa bàn huyện Kim Bảng 42
Bảng 2.2 Quy mô số lớp học, số học sinh của trường THPT C Kim Bảngtrong 03 năm học (2013-2014, 2014 – 2015, 2015 – 2016) 48
Bảng 2.3 Quy mô đội ngũ giáo viên của trường THPT C Kim Bảng trong 03năm học (2013-2014, 2014 – 2015, 2015 – 2016) 49
Bảng 2.4 Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh 51
Bảng 2.5 Thực trạng biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh 52
Bảng 2.6 Nguyên nhân dẫn đến học sinh có hành vi vi phạm đạo đức tạitrường THPT C Kim Bảng 54
Bảng 2.7 Đánh giá về các hình thức giáo duc ̣ đạo đ ức cho học sinh trườngTHPT C Kim Bảng 56
Bảng 2.8 Đánh giá mức độ thực hiện các nội dung giáo dục đạo đức cho họcsinh trường THPT C Kim Bảng 59
Bảng 2.9 Đánh giá thực trạng quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trườngTHPT C Kim Bảng 60Bảng 2.10 Sự phối hợp các lực lượng của nhà trường trong việc giáo duc ̣ đạođức cho học sinh của trường THPT C Kim Bảng 63
Bảng 3.1: Nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản
lý giáo dục đạo đức học sinh 92
Sơ đồ 3.1: Phối hợp giữa Nhà trường - Gia đình và Xã hội để GDĐĐ cho HS87
Sơ đồ 3.2: Mối quan hệ giữa các biện pháp 91
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục là một quá trình hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ của mỗiquốc gia, đó không đơn thuần là một quá trình chuyển tải, tiếp nhận kiến thứckhoa học chuyên ngành mà thực chất sâu xa là sự thẩm thấu các giá trị vănhoá của nhân loại, của dân tộc; trên cơ sở đó mà nâng cao nhận thức, thay đổihành vi cho phù hợp với các giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội và yêu cầu thờiđại Thực tế đã khẳng định con người phát triển toàn diện là con người cóđức, có tài Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là một việc làm rất cần thiết vàcực kỳ quan trọng Từ xa xưa ông cha ta đã quan niệm việc "dạy chữ" phảisong song với việc "dạy người" Sinh thời Bác Hồ đã rất quan tâm đến giáo
dục đạo đức trong nhà trường Bác Hồ đã từng nói "Công tác giáo dục đạo đức
trong nhà trường là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng trong nhà trường xã hội chủ nghĩa Dạy cũng như học phải biết coi trọng cả đức lẫn tài Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng" [12.T11.tr329].
Trong bối cảnh hiện nay của công cuộc đổi mới, với những ảnh hưởng
đa chiều của sự phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin và truyền thông, củanền kinh tế thị trường, của việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đòi hỏi phảigiữ gìn bản sắc văn hóa, những giá trị truyền thống, phẩm chất đạo đức conngười Việt Nam trong điều kiện hội nhập Điều đó đang đặt ra những tháchthức to lớn đối với nền giáo dục, trước hết là hệ thống giáo dục phổ thông.Trong thực tế giáo dục ở nước ta hiện tại, vấn đề giáo dục các giá trị văn hoátruyền thống cho thế hệ trẻ dường như đang bị coi nhẹ, trong nhà trường đôikhi chỉ chú ý đến dạy chữ mà quên mất trước hết phải dạy cách làm người;ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng “phi văn hoá” trong giao tiếp, ứng xử
xã hội, nhiều hiện tượng xã hội đau lòng đang có chiều hướng tăng trong xãhội ở nhiều nơi
Trước thực tế đó Bộ Chính trị khóa X đã ban hành Chỉ thị số 06 CT-TW
về việc tổ chức cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Trang 12Chí Minh" trong toàn Đảng, toàn dân và hệ thống chính trị; Chỉ thị số 01-1995
của Ban Bí thư Trung ương Đảng cũng đã chỉ rõ trong hệ thống giáo dục quốcdân, các trường trung học phổ thông (THPT) có vị trí đặc biệt, ở đây tập trungvào học sinh trong độ tuổi từ 15 - 18 Đây là lứa tuổi thanh thiếu niên năngđộng giàu ước mơ và nhiều khát vọng, đang vươn lên để trở thành người lớn
Họ có ý thức tự trọng nhưng cũng rất dễ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu Do vậyviệc chăm lo giáo dục đạo đức cho học sinh ở độ tuổi này giữ vai trò đặc biệt
quan trọng, làm tốt điều này chính là đã thực hiện lời dạy của Bác: "Bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và cần thiết"[12.T12.Tr510].
Trong “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa Xtại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng” đã chỉ đạo hết sức cụ thể
về nhiệm vụ của ngành Giáo dục – Đào tạo trong thời gian tới:
“Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng Đề cao trách nhiệm của gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong giáo dục thế
hệ trẻ”[2].
Trường THPT C Kim Bảng thuộc huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam, là mộttrường đã và đang chú trọng phát triển về chất lượng giáo dục toàn diện chohọc sinh Nhà trường đã có nhiều biện pháp đổi mới phương thức quản lýtrong đó đặc biệt chú trọng đổi mới quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh Vìvậy, bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể Tuy nhiên, hoạt động giáodục đạo đức cho học sinh nhiều khi còn mang tính chủ quan, đơn điệu, chưathường xuyên, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục Đứngtrước yêu cầu chung của xã hội, nhà trường cần phải đổi mới biện pháp quản
Trang 13lý giáo dục đạo đức cho học sinh sao cho hiệu quả hơn, từ đó nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện cho học sinh toàn trường.
Với những kiến thức về khoa học quản lý giáo dục và phương pháp luậnkhoa học được trang bị trong khóa học; từ thực tiễn tham gia vào triển khai, tổchức giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông thời gian qua,
tác giả chọn đề tài: “Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông C Kim Bảng, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong bối cảnh hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp, hy vọng vận dụng các tri thức và
kinh nghiệm có được trong học tập để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thựctiễn đã nêu
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục đạo đức và quản lýgiáo dục đạo đức để đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức chohọc sinh trường trung học phổ thông C Kim Bảng, huyện Kim Bảng, tỉnh HàNam nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong bối cảnhhiện nay
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Xác định cơ sở lý luận về quản lý giáo dục đạo đức cho học sinhtrường trung học phổ thông
3.2 Khảo sát và phân tích thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho họcsinh trường trung học phổ thông C Kim Bảng, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
3.3 Đề xuất biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trườngtrung học phổ thông C Kim Bảng, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong bốicảnh hiện nay
4 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ
thông 4.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông C Kim Bảng, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
Trang 145 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích thực trạng giáo dục đạo đức, quản
lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông C Kim Bảng,huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong thời gian từ năm học 2013 - 2014 đếnnăm học 2015 - 2016
Đối tượng khảo sát gồm: 03 CBQL, 05 cán bộ Đoàn; 24 GV Chủnhiệm; 22 GV bộ môn; 150 học sinh của trường (Mỗi khối 50 học sinh), 24phụ huynh; 20 cán bộ quản lý địa phương
6 Giả thuyết khoa học
Việc giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trườngtrung học phổ thông C Kim Bảng, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đã đạt đượcnhững kết quả nhất định, song cũng còn những tồn tại cần khắc phục Nếuphân tích được nguyên nhân, đề xuất được những biện pháp quản lý giáo dụcđạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông C Kim Bảng, huyện KimBảng, tỉnh Hà Nam, tập trung khắc phục các khâu yếu và thực hiện một cáchđồng bộ sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinhtrong toàn trường
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Tra cứu, phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu khoa học vềgiáo dục đạo đức cho học sinh, quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho họcsinh cấp THPT để xây dựng khung lý thuyết của đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Từ thực tiễn triển khai thực hiệntrong thời gian qua, nghiên cứu để rút ra những bài học kinh nghiệm cho chỉ đạo,
tổ chức thực hiện thời gian tới
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Nhằm thu thập thông tin từ độingũ cán bộ, giáo viên, học sinh, CMHS trong trường THPT C Kim Bảng về thựctrạng giáo dục đạo đức, quản lý giáo dục đạo đức để rút ra những nhận
Trang 15định xác thực về thực tiễn; Phương pháp này cũng được sử dụng để đánh giá các biện pháp được đề xuất.
- Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp các hoạt động giáo dục trongtrường THPT C Kim Bảng để thu thập thông tin khách quan về quá trình triển khaigiáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức thời gian qua
- Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi phỏng vấn một số cán bộ quản lý,giáo viên chủ nhiệm, học sinh về các thuận lợi khó khăn trong công tác giáo dụcđạo đức, quan điểm của họ về vấn đề này để làm rõ hơn các khía cạnh nhận thức
và thực tiễn quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay
7.3 Phương pháp bổ trợ: Phương pháp thống kê toán học: Dùng để
tổng hợp, xử lý các số liệu thu được từ các báo cáo và phương pháp điều trabằng phiếu hỏi
8 Đóng góp của luận văn
9 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và phụ lục, luận văn gồm 3chương:
Trang 16- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông.
- Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT C Kim Bảng, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
- Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT C Kim Bảng, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong bối cảnh hiện nay
Trang 17CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu về giáo dục đạo đức
Ở mọi thời đại, ở bất cứ quốc gia nào thì đạo đức vẫn luôn giữ vai tròđặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, với những chuẩn mực, giá trị đúng đắn.Cho dù ở giai đoạn nào của lịch sử loài người thì chuẩn mực chung của đạo đứcvẫn là hướng thiện, chống lại cái ác hướng tới quan hệ tốt đẹp giữa con người vớicon người, giữa con người với tự nhiên và xã hội Đồng thời đạo đức cũng khẳngđịnh khả năng tự tu dưỡng, tự giáo dục của mỗi cá nhân, cho nên đạo đức và giáodục đạo đức luôn luôn được quan tâm, trú trọng ở mọi thời đại
Ở phương Tây, nhà triết học Socrate (469-399 TCN) cho rằng, cái gốccủa đạo đức là tính thiện, bản tính con người vốn thiện, nếu tính thiện ấy đượcnuôi dưỡng, phát triển thì con người sẽ có hạnh phúc Theo ông, chuẩn mực đạođức phải được nhận thức bằng lý tính kết hợp với phương pháp nhận thức khoahọc Theo Rabơlen (1494-1553), nhà tư tưởng giáo dục thời kỳ phục hưng và là đạibiểu xuất sắc của chủ nghĩa nhân đạo Pháp thì giáo dục phải bao hàm cả “Trí dục,Đức dục, Thể dục, Mỹ dục” và ông đã có sáng kiến tổ chức các hình thức giáo dụcnhư việc học tập ở lớp, ở nhà, ngoài ra còn có các buổi tham quan ở xưởng thợ,các cửa hàng, với các nhà văn, các nghệ sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy, cô
và học trò về sống ở nông thôn một ngày.[11]
Vào thế kỷ XX, nhà giáo dục nổi tiếng người Nga A.S Makarenko đãnêu lên nguyên tắc giáo dục tập thể và thông qua tập thể Trong tác phẩm
“Bài ca sư phạm” ông đặc biệt nhấn mạnh vai trò của giáo dục đạo đức
Ở phương Đông, vấn đề giáo dục đạo đức được quan tâm từ rất sớm.Khổng Tử (551 - 479 TCN), nhà giáo dục lớn của Trung hoa phong kiến mà tưtưởng của ông đã trở thành một “Đạo” có ảnh hưởng sâu rộng không chỉ ở
7
Trang 18Trung Quốc mà ở nhiều quốc gia khác Ông đề cao đường lối “Đức trị” để trịquốc an dân, phát triển đất nước Theo quan điểm “Ngũ thường” của ông thìyếu tố đạo đức được đặt lên hàng đầu “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín” Ông coi
“Nhân” là gốc rễ của các đức khác Ông được người đời tôn làm “Vạn thế sưbiểu” [31]
Như vậy có thể thấy cả ở phương Đông lẫn phương Tây đều rất chútrọng đề cao vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức qua đó hình thành và pháttriển nhân cách của con người
Ở Việt Nam, vấn đề GDĐĐ đã và đang trở thành mối quan tâm của cácnhà sư phạm nói chung và các nhà quản lý giáo dục nói nói riêng Chủ tịch Hồ ChíMinh là người Việt Nam đầu tiên tiếp thu những quan điểm đạo đức Mác - Lênin
và có những quan điểm rất tiến bộ về đạo đức cách mạng Đạo đức Cách mạng mà
Hồ Chí Minh quan tâm và đề cao không chỉ là đạo đức theo nghĩa thông thường
mà là khẳng định những giá trị đạo đức truyền thống, đồng thời tiếp thu phát triểntinh hoa đạo đức của nhân loại, đặc biệt là nội dung tư tưởng đạo đức của chủ
nghĩa Mác - Lênin Theo Người: “Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu, nó
là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải là danh vọng của cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người.” [29]
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của người Cách mạng Nộidung cơ bản trong quan điểm đạo đức Cách Mạng là: Trung với nước, hiếu vớidân; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư; yêu thương con người; tinh thần quốc
tế trong sáng Quan điểm của Người về đạo đức là những quan điểm thật sự khoahọc, biện chứng Mác-xít, phù hợp với sự tiến hóa của loài người
Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về đạo đức Từ tư tưởng đến thực
tiễn Người luôn chăm lo đến giáo dục đạo đức Người ví “Đạo đức là nguồn
nuôi dưỡng và phát triển con người”; “Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nước thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo” [29] Người đã từng khái quát về triết lý cuộc sống: “Nghĩ cho cùng, mọi
Trang 19vấn đề … là vấn đề ở đời và làm người Ở đời và làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức”.[30]
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô giá, đó là
tư tưởng của Người, trong đó có tư tưởng đạo đức Người đã xác định nhân tố
con người là động lực của sự phát triển: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội
(CNXH), trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa (XHCN)” Người còn
đề ra những chuẩn mực đạo đức cụ thể đối với từng lớp người phù hợp vớiyêu cầu, nhiệm vụ, trách nhiệm của lớp người đó Với thanh niên, trong “Di
chúc” thiêng liêng Người căn dặn: “Phải chăm lo giáo dục đạo đức cách
mạng cho họ, đào tạo họ thành những người kế thừa vừa hồng, vừa chuyên”.
Để có được đạo đức Cách mạng, mỗi người phải chăm lo tu dưỡng, kiên trìbền bỉ suốt đời Người còn chú ý đến con đường, phương pháp xây dựng đạo
đức Cách mạng: “Đạo đức Cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó do
đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.” [30]
Trong mấy chục năm xây dựng nhà nước XHCN và đặc biệt, trongkhoảng gần 20 năm đổi mới, Đảng cộng sản Việt Nam qua các văn kiện đãthường xuyên thể hiện sự quan tâm chỉ đạo vấn đề xây dựng con người ViệtNam qua từng thời kỳ Theo đó nhiều công trình nghiên cứu khoa học quantâm đến vấn đề này Các nghiên cứu thường đi sâu vào việc xác định các nộidung đạo đức, các định hướng về giá trị đạo đức, các biện pháp giáo dục đạođức sinh viên và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức Thực tế, có rất nhiềuhọc giả đã có những nghiên cứu cơ bản về vấn đề này
Tác giả Phạm Minh Hạc, trong nhiều nghiên cứu chuyên luận về conngười Việt Nam cũng đã nêu lên các định hướng giá trị đạo đức con ngườiViệt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH – HĐH) và bàn
về thực trạng cũng như các giải pháp ở phần vĩ mô về giáo dục - đào tạo (GD
- ĐT) con người Việt Nam theo định hướng trên Về mục tiêu GDĐĐ, Phạm
Minh Hạc đã nêu: “Trang bị cho mọi người mọi tri thức cần thiết về tư tưởng
chính trị, đạo đức nhân văn, kiến thức pháp luật và văn hóa xã hội Hình
Trang 20thành ở mọi công dân thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin, đạo đức trong sáng đối với bản thân, mọi người, sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và với mọi hiện tượng xảy ra xung quanh Tổ chức tốt giáo dục giới trẻ, rèn luyện để mọi người tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội, có thói quen chấp hành quy định của pháp luật, nỗ lực học tập rèn luyện, tích cực cống hiến sức lực, trí tuệ vào sự nghiệp CNH – HĐH đất nước”.[16]
Trần Hậu Kiểm và Đoàn Đức Hiếu trong cuốn “Hệ thống phạm trù đạođức và giáo dục đạo đức cho sinh viên” đã khái quát hóa những phạm trù cơbản của đạo đức đó là: lẽ sống, hạnh phúc, danh dự, nghĩa vụ và lương tâm;thiện và ác Những phạm trù này phản ánh những nội dung khách quan củađời sống xã hội, có liên hệ hữu cơ với tình cảm con người trong mối quan hệcon người với đời sống xã hội và dẫn đến quan điểm chủ quan trong một số sựviệc, hiện tượng nhất định [23]
Tác giả Phạm Khắc Chương và Trần Văn Chương đã phân tích quátrình phát triển tâm sinh lý của học sinh THPT, về tình bạn, tình yêu, khẳngđịnh đại đa số học sinh là hiếu học, ngoan ngoãn, thông minh và chỉ có một
bộ phận học sinh hư mà người có lỗi lại chính là người lớn chúng ta Trongchương VI đề cập một số vấn đề cần quan tâm trong giảng dạy và giáo dụcđạo đức cho học sinh, trong đó các tác giả cũng đã xây dựng chuẩn mực vềđạo đức mới trong gia đình, trong học tập, trong tình bạn, tình yêu và tronggiao tiếp Trong chương VII đề cập đến việc học tập, tu dưỡng đạo đức theogương cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đặc biệt trong chương VIII cáctác giả đề xuất một số phương pháp giảng dạy và giáo dục đạo đức cho họcsinh trong nhà trường THPT bằng một số nhóm phương pháp cụ thể và bằnghoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng như mối quan hệ giữa các phươngpháp đó [9]
Về GDĐĐ cho học sinh, có nhiều tác giả có những công trình đóng góp
có giá trị như Vũ Khiêu, Phạm Minh Hạc, Đặng Vũ Hoạt, Phạm KhắcChương, Đặng Quốc Bảo
Trang 21Tác giả Đặng Vũ Hoạt đã nghiên cứu vai trò của giáo viên chủ nhiệmtrong quá trình GDĐĐ cho học sinh và đưa ra một số định hướng đổi mới nộidung, phương pháp GDĐĐ cho học sinh phổ thông Tác giả Phạm KhắcChương với công trình nghiên cứu: “Một số vấn đề GDĐĐ ở trường THPT -Rèn ý thức đạo đức công dân” Đặng Quốc Bảo với nghiên cứu: “Một số ýkiến về nhân cách thế hệ trẻ, thanh niên, sinh viên và phương pháp giáo dục”.
Trong công trình nghiên cứu của mình: “Những vấn đề cơ bản của
giáo dục hiện đại” tác giả Thái Duy Tuyên đã đánh giá về thực trạng và tỏ ra
rất lo lắng trước sự sa sút về đạo đức ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫnchất lượng và mức độ nguy hại của một bộ phận học sinh Tác giả kết luận:đạo đức học sinh đang trên đà giảm sút và cho rằng giáo dục đạo đức là nhiệm
vụ quan trọng của toàn xã hội đồng thời cũng kiến nghị cần đẩy mạnh hơnnữa công tác nghiên cứu về giáo dục đạo đức.[39]
Trong tác phẩm: “Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá” [15] của một nhóm tác giả do Phạm Minh Hạc làm
chủ biên, trong chương VII nói về định hướng chiến lược xây dựng đạo đứccon người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng đãđánh giá thực trạng đạo đức học sinh, sinh viên hiện nay có một khoảng cáchkhá xa mới tiếp cận được với mục tiêu giáo dục giá trị đạo đức so với yêu cầucủa thời kỳ mới
Cũng có nhiều công trình nghiên cứu về giá trị sống cho học sinh như:
Trong cuốn: “Văn hoá với thanh niên - Thanh niên với văn hoá” [1] do
Ban tư tưởng - Văn hoá Trung ương biên soạn, tác giả Hà Nhật Thăng trongbài viết của mình đã nêu lên thực trạng đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sốngcủa thanh niên, học sinh, sinh viên hiện nay và đi đến nhận định: Trong họcsinh, sinh viên có sự phân hoá khá rõ rệt, tỷ lệ giữa các nhóm có đạo đức tốt,chậm tiến, bình thường có sự chênh lệch khá lớn Tuy nhiên các giá trị đạođức, tư tưởng chính trị, lối sống được đa số học sinh, sinh viên quan tâm vẫn
là các giá trị đạo đức cốt lõi của nhân cách con người Việt Nam; cũng cónhững giá trị mới do yêu cầu của CNH, HĐH chưa được học sinh, sinh viên
Trang 22coi trọng Một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên có sự giao động vềnhận thức, tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái… Tác giả cũng nêu lên cácnguyên nhân, đó là: công tác giáo dục đạo đức còn chưa được coi trọng đúngmức, chưa đồng bộ; quá trình giáo dục còn nặng về kết quả học tập văn hoá,coi nhẹ việc rèn luyện đạo đức; hình thức giáo dục còn khô cứng, áp đặt,không phù hợp tâm lý lứa tuổi.
Các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính,
Vũ Phương Liên đã nghiên cứu giáo dục giá trị sống nhằm giáo dục đạo đứccho học sinh THPT, đồng thời các tác giả đã viết cuốc sách “Giáo dục giá trịsống và kỹ năng sống cho học sinh THPT” Đây là tài liệu bổ ích cho đội ngũgiáo viên THPT trong việc giáo dục đạo đức – lối sống cho học sinh hiện nay
và đã được rất nhiều trường THPT sử dụng
Từ thực trạng và nguyên nhân trên, tác giả đề xuất nhiều giải pháp khắcphục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên
1.1.2 Những nghiên cứu về quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông
Vấn đề quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường học cũng đượcnhiều tác giả quan tâm nghiên cứu theo những khía cạnh, cách tiếp cận khácnhau
Một số luận văn thạc sĩ ngành quản lý giáo dục đã nghiên cứu về vấn
đề quản lý giáo dục đạo đức như:
Tác giả Trần Tuấn Nam đã đề cập đến các giải pháp để nâng cao chấtlượng giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại thành phố Bắc Giang và đềxuất 7 biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho họcsinh THPT
Tác giả Nguyễn Phương Liên lại đề cập đến quản lý giáo dục truyềnthống cho học sinh, qua đó giáo dục đạo đức học sinh tại các trường THPThuyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Tác giả Nguyễn Thanh Bình thì đề cập đến các biện pháp quản lý côngtác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thị xã Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Trang 23Tác giả Nguyễn Thanh Trọng đề cập đến các biện pháp quản lý hoạtđộng giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT huyện Phú Bình, tỉnhThái Nguyên nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trongcác nhà trường.
Tác giả Trần Nhật Khánh đề xuất một số một số biện pháp quản lý củacán bộ quản lý GDĐĐ cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) ở các trườngTHPT nhằm nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho học sinh DTTS ở các trườngTHPT huyện Hoàng Su Phì góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diệncho học sinh DTTS giúp các em trở thành những công dân tốt của xã hội
Tác giả Nguyễn Danh Thông đề xuất việc đổi mới biện pháp quản lýgiáo dục đạo đức cho học sinh của trường THPT Hoài Đức B – Hà Nội nhằmnâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh củanhà trường, đáp ứng tình hình thực tế cũng như yêu cầu đổi mới giáo dục hiệnnay
Tác giả Trịnh Viết Lượng đề xuất biện pháp quản lý giáo dục đạo đức –lối sống cho học sinh THPT trong bối cảnh hiện nay trên địa bàn huyệnChương Mỹ, thành phố Hà Nội
Tác giả Nguyễn Thị Vân đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dụcđạo đức cho học sinh các trường THPT ở thành phố Bắc Giang, tỉnh BắcGiang
Nhìn chung các công trình nghiên cứu của các tác giả nói trên đã đưa ranhững vấn đề lý luận, và những định hướng rất cơ bản, quan trọng trong côngtác giáo dục đạo đức cho học sinh Các nghiên cứu đều hướng tới đề xuất cácbiện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở một trường học cụ thể Chưa
đề tài nào đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THPTtại các trường THPT huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam Vì vậy, tác giả chọn đềtài “Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông KimBảng C, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam” với mong muốn góp phần nhỏ bévào việc đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh THPTphù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường, trên cơ sở kế thừa
Trang 24các công trình khoa học đã nghiên cứu về vấn đề này, nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện cho học sinh
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
Trong luận văn này, khái niệm “Giáo dục” được hiểu theo nghĩa hẹp
1.2.2 Quản lý
Đã có nhiều tác giả đưa ra khái niệm quản lý theo những cách tiếp cậnhoạt động ở các góc độ khác nhau:
- Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động liên tục, có
tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý về các mặt chínhtrị, văn hóa, kinh tế, xã hội bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, cácnguyên tắc, các phương pháp và các giải pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường vàđiều kiện cho sự phát triển của đối tượng”.[20]
- Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì “Quản lý
là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chứcnăng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” [7]
- Theo tác giả Trần Khánh Đức thì “Quản lý là một hoạt động có ý thứccủa con người nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hànhđộng của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề
ra một cách có hiệu quả nhất” [14]
Trang 25Nhóm tác giả thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức quản lýnhà nước cũng đã đưa ra khái niệm về quản lý như sau: “Quản lý là một quátrình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm
đạt mục tiêu chung”.
Một cách tổng quát, trong luận văn này quản lý được hiểu là một quátrình tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượngquản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức
để đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện biến động của môi trường.
1.2.3 Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là hoạt động có ý thức của con người nhằm theo đuổinhững mục đích của mình Khái niệm “quản lý giáo dục” cũng có nhiều cáchđịnh nghĩa khác nhau
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý giáo dục là hệ thống
tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm cho hệ vận hành theo đường lối, nguyên lý của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục đến mục tiêu, tiến lên trạng thái mới về chất” [34].
QLGD là sự vận dụng một cách cụ thể các nguyên lý của QL nói chung
vào lĩnh vực GD Theo tác giả Đặng Quốc Bảo, quản lý giáo dục theo nghĩa
tổng quát, là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý trong hệ thống giáo dục, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, điều hành các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu đẩy mạnh công tác giáo dục theo yêu cầu phát triển của xã hội [Đặng Quốc Bảo
(1999), Khoa học quản lý và tổ chức, nhà xuất bản Thông kê, Hà Nội]
Theo tác giả Trần Kiểm: “QLGD là những tác động có hệ thống, có kếhoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở mọi cấp khác nhau đếntất cả các mắt xích của toàn bộ hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự hìnhthành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở quy luật của quá trình giáo dục về
sự phát triển thể lực, trí lực và tâm lực trẻ em” [23]
Trang 26Theo tác giả Bush T (trong tác phẩm Theories of EducationManagement, PCP, London, 1995): “Quản lý giáo dục, một cách khái quát, là
sự tác động có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý giáo dục tới đốitượng quản lý giáo dục theo cách sử dụng các nguồn lực càng có hiệu quảcàng tốt nhằm đạt mục tiêu đề ra” [33]
Tác giả Bùi Văn Quân khái quát: Quản lý giáo dục là một dạng quản lý xãhội trong đó diễn ra quá trình tiến hành những hoạt động lập kế hoạch, khaithác, lựa chọn, tổ chức thực hiện các nguồn lực, các tác động của chủ thể quản
lý theo kế hoạch chủ động để định hướng, dẫn dắt, gây ảnh hưởng đến đốitượng quản lý trong lĩnh vực giáo dục, nhằm thay đổi hay tạo ra hiệu quả cầnthiết vì sự ổn định và phát triển của giáo dục trong việc đáp ứng các yêu cầu
của xã hội đối với giáo dục [Bùi Văn Quân (2007), Giáo trình quản lý giáo
dục, NXB Giáo dục]
Theo Nguyễn Thị Tuyết Hạnh và Lê Thị Mai Phương, quản lý giáo dục
ở cấp độ quản lý trường học (cơ sở giáo dục): là hệ thống những tác động cóchủ đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý đến tập thể cán bộ,nhân viên, người dạy, người học, cha mẹ người học hay người đỡ đầu, các lựclượng xã hội trong và ngoài nhà trường để khai thác và sử dụng có hiệu quảcác nguồn lực, và cơ hội nhằm thực hiện có chất lượng mục tiêu giáo dục [Nguyễn Thị Tuyêt Hạnh (chủ biên), Lê Thị Mai Phương, Giáo trình Khoahọc quản lý giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam 2015] Trong luận văn sửdụng cách hiểu này
1.2.4 Đạo đức
Đạo đức là một từ Hán Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một thành tốtrong tính cách và giá trị của một con người Đạo là con đường, đức là tính tốthoặc những công trạng tạo nên Khi nói một người có đạo đức là ý nói người
đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và
có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn
Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, ĐĐ xét đến cùng là
sự phản ánh của các quan hệ xã hội Giá trị ĐĐ được xác định ở chỗ nó phục
Trang 27vụ cho tiến bộ XH vì hạnh phúc của con người ''Đạo đức giúp cho xã hội loàingười tiến lên trình độ cao hơn, thoát khỏi ách bóc lột lao động" Bàn về ĐĐcộng sản chủ nghĩa, Lê nin cho rằng: "Đó là những gì góp phần phá huỷ xãhội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người lao độngchung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của những ngườicộng sản'' [28].
Xét dưới góc độ Triết học, ĐĐ là một trong những hình thái sớm nhấtcủa ý thức XH, bao gồm những nguyên lý, quy tắc, chuẩn mực điều tiết hành
vi của con người trong quan hệ với người khác và với cộng đồng Căn cứ vàonhững quy tắc ấy, người ta đánh giá hành vi, phẩm giá của mỗi người bằng cácquan niệm về thiện ác, chính nghĩa và phi nghĩa, nghĩa vụ, danh dự [38]
Theo nghĩa hẹp, đạo đức là luân lý, là những qui định những chuẩnmực, ứng xử trong quan hệ con người với con người, với bản thân với côngviệc, với thiên nhiên và môi trường sống [38]
Theo nghĩa rộng, khái niệm ĐĐ liên quan chặt chẽ với phạm trù chínhtrị, pháp luật, lối sống ĐĐ là thành phần cơ bản của nhân cách, phản ánh bộmặt nhân cách của một cá nhân đã được XH hoá ĐĐ được biểu hiện ở cuộcsống tinh thần lành mạnh, trong sáng, ở hành động giải quyết hợp lý, có hiệuquả những mâu thuẫn Khi thừa nhận ĐĐ là một hình thái ý thức XH thì ĐĐcủa mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mỗi tầng lớp giai cấp trong XH cũng phảnánh ý thức chính trị của họ đối với các vấn đề đang tồn tại [38]
Từ những nghiên cứu trên, trong luận văn này, sử dụng khái niệm đạođức với cách hiểu là: Đạo đức là một hình thái thức xã hội đặc biệt bao gồmmột hệ thống những quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyên tắc, chuẩnmực xã hội; ĐĐ là thành phần cơ bản của nhân cách, phản ánh bộ mặt nhâncách của một cá nhân đã được XH hoá ĐĐ được biểu hiện ở cuộc sống tinhthần lành mạnh, trong sáng, ở hành động giải quyết hợp lý, có hiệu quả nhữngmâu thuẫn ĐĐ của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mỗi tầng lớp giai cấp trong
XH cũng phản ánh ý thức chính trị của họ đối với các vấn đề đang tồn tại
1.2.5 Giáo dục đạo đức
Trang 28Có nhiều quan điểm nói về giáo dục đạo đức và giáo dục đạo đức trongnhà trường phổ thông.
Giáo dục đạo đức theo quan điểm của Hồ Chí Minh là hoạt động củacác cá nhân và thiết chế xã hội nhằm hình thành những phẩm chất đạo đức ổnđịnh, những nhu cầu, niềm tin, tình cảm, thói quen trong hành vi đạo đức trên
cơ sở nhận thức lý tưởng đạo đức và những nguyên tắc đạo đức xã hội Thôngqua giáo dục đạo đức, các khái niệm, giá trị đạo đức được nhận thức sâu sắchơn, những hành động của con người sẽ phù hợp hơn với các chuẩn mực xãhội, làm cho con người có khả năng tự kiểm tra, đánh giá, thẩm định và điềuchỉnh hành vi của mình
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, giáo dục đạo đức là một mặt củahoạt động giáo dục nhằm xây dựng cho thế hệ trẻ những tính cách nhất định
và bồi dưỡng cho họ những quy tắc hành vi thể hiện trong giao tiếp với mọingười với công việc, với Tổ quốc [34]
Giáo dục đạo đức cần phải được coi trọng đặc biệt, nhất là trong thời kỳCNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ làlàm cho nhân cách của họ phát triển đúng về mặt đạo đức, tạo cơ sở để họ ứng
xử đúng đắn trong các mối quan hệ của cá nhân với bản thân, với người khác(gia đình, bạn bè, thầy cô giáo…) với xã hội, với tổ quốc, với môi trường tựnhiên, với cộng đồng quốc tế Giáo dục đạo đức là hình thành cho con ngườinhững quan điểm cơ bản nhất, những nguyên tắc chuẩn mực đạo đức cơ bảncủa xã hội Nhờ đó con người có khả năng lựa chọn, đánh giá đúng đắn cáchiện tượng đạo đức xã hội cũng như tự đánh giá, suy nghĩ về hành vi của bảnthân mình Vì thế, công tác giáo dục đạo đức góp phần vào việc hình thành,phát triển nhân cách con người mới phù hợp với từng gia đoạn phát triển
Giáo dục đạo đức về bản chất là quá trình biến hệ thống các chuẩn mựcđạo đức từ những đòi hỏi bên ngoài xã hội đối với cá nhân thành những đòihỏi bên trong của cá nhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của đối tượnggiáo dục
Trang 29Giáo dục đạo đức trong trường phổ thông là một bộ phận của quá trìnhgiáo dục tổng thể có quan hệ biện chứng với các quá trình giáo dục bộ phận khácnhư giáo dục trí tuệ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục hướngnghiệp, giúp cho học sinh hình thành và phát triển nhân cách toàn diện.
Trong luận văn này, giáo dục đạo đức cho học sinh là làm cho nhâncách của họ phát triển đúng về mặt đạo đức, tạo cơ sở để họ ứng xử đúng đắntrong các mối quan hệ của cá nhân với bản thân, với người khác (gia đình, bạn
bè, thầy cô giáo…) với xã hội, với tổ quốc, với môi trường tự nhiên, với cộngđồng quốc tế
Giáo dục đạo đức học sinh gắn chặt với giáo dục tư tưởng - chính trị,giáo dục truyền thống và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục pháp luậtnhà nước xã hội chủ nghĩa, cung cấp cho học sinh những phương thức ứng xửđúng đắn trước vấn đề của xã hội,… giúp cho các em có khả năng tự kiểmsoát được hành vi của bản thân một cách tự giác, có khả năng chống lại nhữngbiểu hiện lệch lạc về lối sống
1.2.6 Quản lý giáo dục đạo đức
Từ cách hiểu về quản lý giáo dục, giáo dục đạo đức, trong luận văn nàyQuản lý giáo dục đạo đức được hiểu là sự tác động có ý thức, có kế hoạch,hợp qui luật của chủ thể quản lý nhà trường tới hoạt động giáo đục đạo đức,thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý trên cơ sở khai thác các tiềmnăng, các cơ hội của nhà trường, sử dụng các phương pháp quản lý một cáchkhoa học, nhằm đưa hoat động giáo dục đạo đức đạt kết quả mong muốn làlàm cho học sinh phát triển nhân cách, tạo cơ sở để họ ứng xử đúng đắn trongcác mối quan hệ của cá nhân với bản thân, với người khác (gia đình, bạn bè,thầy cô giáo…) với xã hội, với tổ quốc, với môi trường tự nhiên, với cộngđồng quốc tế
Hay quản lý hoạt động giáo dục đạo đức là quá trình tác động có địnhhướng của chủ thể quản lý lên các thành tố tham gia vào quá trình giáo dụcđạo đức cho học sinh nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức
Trang 30(hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, tình cảm, hành vi và thóiquen, cách ứng xử đúng đắn trong xã hội cho học sinh).
Quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS bao gồm quản lý trong nội bộtrường học và quản lý của các cấp, ngành, tổ chức đối với công tác GDĐĐcho HS của các nhà trường Ở phạm vi thứ nhất, chủ thể quản lý là CBQL nhàtrường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng), còn đối tượng quản lý là hoạt độngGDĐĐ cho học sinh Ở phạm vi thứ 2, chủ thể quản lý là cơ quan giáo dụccác cấp, còn đối tượng quản lý là các nhà trường
Đề tài nghiên cứu quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh ở phạm vithứ nhất với chủ thể quản lý là CBQL (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) trườngTHPT
1.3 Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông
1.3.1 Đặc điểm học sinh trung học phổ thông
Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Các nhà tâm lý học trên thế giớiđều chung một quan niệm cho rằng tuổi thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từtrẻ em sang người lớn và bao gồm một khoảng đời từ 11, 12 tuổi đến 23, 24hoặc 25 tuổi Giai đoạn này có thể chia làm hai thời kỳ: thời kỳ chuyển tiếptrước từ 11, 12 tuổi và kết thúc vào 16, 17 tuổi và thời kỳ chuyển tiếp sau từ
17, 18 tuổi và kết thúc vào lúc thành người lớn thật sự 24, 25 tuổi” [30]
Như vậy, học sinh THPT là thời kỳ chuyển tiếp có độ tuổi từ 15 đến 18tuổi Các em đang trong giai đoạn phát triển mạnh về thể lực, tâm lý, sinh lý,đang ở thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn Đây là thời kỳ các emgia nhập tích cực vào đời sống xã hội và hình thành cơ sở nhân cách củangười công dân trong tương lai Đặc điểm của sự phát triển nhân cách là tự ýthức gắn liền với nhu cầu nhận thức và đánh giá các phẩm chất tâm lý, đạođức trong nhân cách của mình Sự đánh giá đó không phải là cái đã qua mà làcái hiện tại và tương lai Nét đặc trưng của sự phát triển các phẩm chất đạođức là sự tăng cường vai trò của các niềm tin đạo đức, ý thức đạo đức tronghành vi
Trang 31Cuộc sống học tập, lao động xã hội trong các tập thể lành mạnh, có yêucầu cao sẽ có tác dụng tích cực đến các thành viên, ngăn ngừa, hạn chế và cảitạo những yếu tố tiêu cực trong ý thức và hành vi của học sinh Cũng ở lứatuổi này, học sinh có nhu cầu mạnh về tình bạn, tình yêu Các em cũng đang
tự xây dựng cho mình những kế hoạch và viễn cảnh cuộc sống của bản thântrong tương lai Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ nhưngày nay cùng với sự phức tạp của nền kinh tế thị trường đã dẫn đến nhữngbiến đổi sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống như: chính trị, kinh tế, vănhóa, xã hội, kéo theo đó là sự biến đổi về tâm lý, hành vi đạo đức của thế hệtrẻ Việt Nam mà chủ yếu là học sinh Các em có những đặc điểm tâm lý đạođức nói chung của thế hệ, mang truyền thống của dân tộc, song cũng cónhững nét mới mang dấu ấn của thời đại
Cụ thể:
- Đây là lứa tuổi giàu ước mơ hoài bão, có khát vọng được cống hiến,mong muốn được xã hội ghi nhận Đa số học sinh có ý thức rèn luyện phẩm chấtđạo đức, có ý chí vươn lên trong học tập, chiếm lĩnh tri thức khoa học và có ý thức
sẽ tiếp tục học lên cao hơn nữa để lập thân, lập nghiệp Đó là ước mơ, nguyệnvọng chính đáng, hợp quy luật của tuổi trẻ trong sự phát triển chung của xã hội
- Là lứa tuổi dồi dào về thể lực, trí tuệ, cảm xúc, nhạy bén, sáng tạo,thích tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ Các em có ý thức học hỏi, có khátvọng tìm đến các giá trị “chân, thiện, mỹ”, mong muốn tự khẳng định bản thân và
có ý thức của người lớn nên tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, đặc biệt làhoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT, các hoạt động nhân đạo, từ thiện… Lứa tuổinày cũng nhận thức được các quy tắc, các chuẩn mực đạo đức xã hội, có ý thứcchính trị rõ nét, có lý tưởng và lẽ sống đúng đắn, có
ý thức tự học và tu dưỡng phẩm chất đạo đức Mặt khác, các em có khả nănggiao lưu phong phú, tự tôn, phóng khoáng, hào hiệp, nhiệt tình, hăng hái trướcnhững khó khăn, thử thách của cuộc sống
Trang 32- Đây cũng là lứa tuổi phát triển tình cảm phong phú: Do đặc điểm tâmsinh lý nên đối với lứa tuổi học sinh THPT, bên cạnh những tình cảm lớn như tìnhcảm dân tộc, quốc gia, nhân loại như lòng nhân ái, vị tha, biết sống có nghĩa tình,
có ý thức làm việc thiện các em đã bắt đầu có những tình bạn phát triển mạnh mẽ,tình yêu nam nữ bắt đầu nảy nở
Bên cạnh những đặc điểm về đạo đức mang tính tích cực của học sinh THPT có thể thấy một số hạn chế:
Một bộ phận học sinh ý thức chính trị - xã hội còn mờ nhạt, niềm tin, lýtưởng, chưa vững chắc, ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm công dân chưacao, còn mơ hồ, bàng quan với xung quanh, có xu hướng thực dụng, đua đòichạy theo cái mới, chạy theo thị hiếu tầm thường, dễ bị sa ngã, bị cuốn vàonhững tiêu cực về đạo đức của xã hội
Các nhà nghiên cứu cho rằng giữa giáo dục và phát triển nhân cách cótác động qua lại với nhau rất mật thiết Chính vì vậy, để có thể tác động cóhiệu quả đến sự phát triển nhân cách, giáo dục phải dựa vào những đặc điểmnhân cách của từng lứa tuổi nhất định, thậm chí của từng cá nhân
Học sinh ở lứa tuổi này dồi dào về thể lực, phong phú về tinh thần,phức tạp về tính cách và hành vi Tuy nhiên, đây cũng là thời kỳ nhận thức vàhiểu biết các phẩm chất đạo đức của nhân cách sâu sắc hơn trước Hơn nữa,con người không phải là một thực thể thụ động mà là một chủ thể tích cực Là
độ tuổi có sự thay đổi về sinh lý, tâm lý, đặc biệt sự phát triển về “con ngườisinh lý” lại nhanh hơn “con người xã hội”, nên nếu không được giáo dục đúngcách sẽ dẫn đến có những hành vi tự phát thiếu văn hoá, đạo đức, do ý thứckhông kiềm chế được bản năng
Do đó, việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở lứa tuổi này phải căn cứvào các đặc điểm tâm, sinh lý và đặc điểm đạo đức của các em để xác địnhphương châm giáo dục phù hợp Bên cạnh đó cũng cần hiểu rằng mỗi cá nhânlại có những đặc điểm riêng về tâm, sinh lý và có vốn sống riêng của mình,cho nên quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là học sinh ở lứatuổi có nhiều biến đổi về tâm, sinh lý như học sinh THPT là hết sức phức tạp
Trang 33và cần thiết Vì vậy, trong quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ởtrường THPT cần chú ý những đặc điểm này để định hướng cho các hoạt độnggiáo dục nhằm định hình căn bản cho sự hình thành phát triển nhân cách họcsinh.
1.3.2 Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông trong bối cảnh hiện nay
Hiện nay chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa Những tác động của nền kinh tế thị trường đến đờisống văn hóa, đạo đức của con người và xã hội Việt Nam là không hề nhỏ bé,không những thế còn rất to lớn Chúng ta đang phải đối mặt với những nguy
cơ hết sức trầm trọng Nếu không kịp thời có những giải pháp chấn chỉnh thìchắc chắn những hậu quả mà chúng ta phải đối phó trước mắt và trong tươnglai lâu dài là hết sức nặng nề Nguy cơ đó chính là sự suy thoái về đời sốngvăn hóa, đạo đức trong xã hội hiện nay
1.3.2.1 Mục tiêu của GDĐĐ cho học sinh trường THPT
Mục tiêu của GDĐĐ là giúp cho học sinh nhận thức đúng đắn các giátrị của đạo đức, biết hành động theo các chuẩn mực đạo đức, công bằng vànhân ái, biết sống vì mọi người, vì sự tiến bộ của xã hội
1.3.2.2 Nhiệm vụ của hoạt động GDĐĐ cho học sinh trường THPT
Nhiệm vụ GDĐĐ nói chung là giáo dục ý thức đạo đức; giáo dục tìnhcảm đạo đức; giáo dục hành vi và thói quen đạo đức Nhưng nhiệm vụ GDĐĐcho học sinh THPT không chỉ yêu cầu học sinh nắm vững nội dung kiến thức
về GDĐĐ mà quan trọng hơn là phải có các kỹ năng vận dụng, thực hiện cácnội dung và có thái độ tích cực khi tiếp nhận và thực hiện các nội dung đó Cụthể, nhiệm vụ của GDĐĐ cho học sinh THPT bao gồm:
- Giáo dục khái niệm đạo đức
- Hình thành cho học sinh ý thức các hành vi ứng xử của học sinh phảiphù hợp với lợi ích xã hội; giúp học sinh lĩnh hội được một cách đúng mức cácchuẩn mực đạo đức được quy định
Trang 34- Biến kiến thức đạo đức thành niềm tin, nhu cầu của mỗi cá nhân để đảm bảo các hành vi cá nhân được thực hiện.
- Bồi dưỡng tình cảm đạo đức, tính tích cực và bền vững và các phẩm chất ý chí để đảm bảo cho hành vi luôn theo đúng các yêu cầu đạo đức
- Rèn luyện thói quen hành vi đạo đức để trở thành bản tính tự nhiên của mỗi cá nhân và duy trì lâu bền thói quen này
1.3.2.3 Nội dung GDĐĐ cho học sinh trường THPT
Nội dung của giáo dục đạo đức là giáo dục cho học sinh những chuẩnmực đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những giá trị đạo đức cần thiếtcủa con người Việt Nam trong thời kỳ CNH - HĐH nhằm đáp ứng yêu cầunguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Nộidung giáo dục đạo đức cho HS THPT được qui định trong chương trìnhGDĐĐ cho học sinh trường THPT dựa trên nội dung nội dung của bộ mônGiáo dục công dân [5]
Theo chương trình của lớp 10 thì nội dung GDĐĐ là: Công dân với đạo đức
Theo chương trình của lớp 11 thì nội dung GDĐĐ là: Công dân vớikinh tế và Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội Thông qua đó, giáo dụcđạo đức XHCN khi tham gia các hoạt động kinh tế và chính trị xã hội
Trong chương trình của lớp 12 thì phần GDĐĐ nằm trong nội dunggiáo dục pháp luật
Cùng nằm ở ba khối lớp khác nhau nhưng nội dung chương trình đạođức đã có sự thay đổi nhất định Tuy nhiên, cả ba đều giới thiệu những phạmtrù đạo đức cơ bản, những nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa và một sốvấn đề về đạo đức liên quan đến đời sống thường nhật của học sinh cùng một
số truyền thống đạo đức của dân tộc
Nội dung chương trình được xây dựng trên cơ sở kế thừa, phát triểnkết quả giáo dục, dạy học của môn Đạo đức ở tiểu học và môn Giáo dục côngdân ở trung học cơ sở Mục tiêu, nội dung chương trình góp phần củng cố,phát triển hệ thống giá trị đạo đức, lối sống mà học sinh hình thành ở tiểu học
và trung học cơ sở Đồng thời, giúp học sinh nhận thức về trách nhiệm của
Trang 35mình đối với mọi người xung quanh và đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc; xây dựng cho học sinh phương pháp luận đúng đắn để họ nhậnthức, có đủ bản lĩnh, đủ năng lực chủ động và tự giác xác định phương hướngphát triển của bản thân sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông
Những phẩm chất đạo đức, lối sống phải là những giá trị của con ngườiViệt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá thể hiện ở nhận thức, hành
vi và tình cảm, niềm tin với tư cách là một chủ thể của sự phát triển nhân cách, phát triển xã hội
Phần đạo đức góp phần phát triển cân đối, hài hoà giữa các giá trị, giữakiến thức, kỹ năng và thái độ; giữa nhận thức và hành động của học sinh đểhình thành ở họ tình cảm, niềm tin và ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ trước sựphát triển của đất nước
Cùng với những tri thức về triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học, đườnglối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những tri thức đạo đức đã làm hoàn thiện hệthống tri thức môn Giáo dục công dân trong nhà trường trung học phổ thông.Đồng thời, hoàn thiện những phẩm chất cần phải có của một công dân thật
sự, góp phần xây dựng đất nước “dân chủ, công bằng, văn minh”
Ngoài nội dung GDĐĐ cho học sinh THPT của bộ môn GDCD, nộidung GDĐĐ cho học sinh THPT còn bao gồm việc giáo dục cho học sinhtheo các nội dung sau:
a) Giáo dục lòng yêu nước, yêu CNXH, và tinh thần quốc tế vô sản:
Tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước Giáo dục cho học sinhniềm tự hào và ý thức giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dântộc, có lý tưởng xã hội chủ nghĩa, sống lao động và học tập vì lý tưởng ấy
b) Giáo dục các chuẩn mực đạo đức, lối sống tự hoàn thiện bản thân:
Lòng tự trọng, tự tin, tự lập, giản dị, tiết kiệm, trung thực, kỷ luật, siêng năng,hướng thiện, biết kiềm chế, biết hối hận, tôn trọng các giá trị văn hóa của dântộc và nhân loại
Trang 36c) Giáo dục các phẩm chất đạo đức lối sống thể hiện quan hệ với mọi người: Đó là nhân nghĩa, cụ thể là biết ơn (tổ tiên, cha mẹ, thầy cô, người có
công với đất nước), vị tha, khoan dung, thủy chung, giữ chữ tín, hợp tác, tôntrọng và bảo vệ lẽ phải Có trách nhiệm với bản thân, có nghị lực và ý chíphấn đấu khắc phục khó khăn, biết vượt lên chính mình Có ý thức giữ gìn vàhoàn thiện nhân cách
d) Giáo dục các chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với công việc:
Đó là trách nhiệm cao, có lương tâm, tôn trọng pháp luật, tôn trọng lẽ phải,dũng cảm, liêm khiết
e) Giáo dục thái độ đúng đắn đối với môi trường sống: Giữ gìn và bảo
vệ tài nguyên, môi trường tự nhiên… Có ý thức chống lại những hành vi gâytác hại đến con người, môi trường, bảo vệ hòa bình, bảo vệ phát huy truyềnthống, di sản văn hóa của dân tộc, nhân loại
1.3.2.4 Phương pháp GDĐĐ cho học sinh trường THPT
Phương pháp giáo dục đạo đức là cách thức tác động của nhà giáo dụclên đối tượng giáo dục là học sinh nhằm hình thành những phẩm chất đạo đức
và những kỹ năng ứng xử tốt trong các mối quan hệ, từ đó hình thành và pháttriển nhân cách cho học sinh
Phương pháp GDĐĐ cho học sinh bao gồm nhiều nhóm phương pháp,
có thể kể đến một số nhóm PPGD cơ bản sau:
- Nhóm phương pháp thuyết phục: Nhóm phương pháp này xuất phát từ
nguyên tắc thống nhất giữa ý thức và hành động, giữa lý trí và tình cảm trong mọihành vi của con người có nguồn gốc từ nhận thức Giáo dục đạo đức có tráchnhiệm cung cấp cho họ những kinh nghiệm sống mà xã hội loài người đã tích luỹđược sau khi đã được khái quát hoá và hệ thống hoá nhằm giúp học sinh có cáchnhìn đầy đủ hơn trước các vấn đề đặt ra trong cuộc sống Nhóm phương pháp nàybao gồm: khuyên giải, trao đổi, đối thoại, nêu gương, làm gương…
- Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động: Trong cuộc sống vốn vô cùng
đa dạng và phong phú Thông qua hoạt động thực tế, rất nhiều mối quan hệ xã
Trang 37hội nảy sinh đòi hỏi phải được giải quyết, yêu cầu học sinh phải suy nghĩ, vậndụng những tri thức đã có để ứng xử, từ đó các em sẽ được tích luỹ kinhnghiệm sống, tạo ra những hành vi, thói quen theo chuẩn mực từ đó dần hìnhthành và hoàn thiện nhân cách của mình.
- Nhóm phương pháp kích thích hành vi đạo đức: Đây là nhóm các
phương pháp tác động vào mặt tình cảm của học sinh, kích thích, thúc đẩy, điềuchỉnh, ức chế các hành vi ứng xử của học sinh Nhóm này gồm các phương pháp:Thi đua, khen thưởng, phê bình, trách phạt Thưởng, phạt luôn luôn đi liền vớinhau, bổ sung cho nhau Nếu thi đua, khen thưởng là để động viên các cá nhânhoặc tập thể học sinh thì hình thức trách phạt biểu thị thái độ không đồng tình, lên
án của GV, của tập thể, của xã hội đối với những hành vi, những hành động của cánhân hay tập thể trái với qui tắc chuẩn mực ứng xử của xã hội, buộc họ phải từ bỏhoặc điều chỉnh lại cách ứng xử cho phù
hợp với chuẩn mực đã được qui định
Phương pháp GDĐĐ cho học sinh là rất đa dạng Vì vậy, Nhà giáo vàcán bộ quản lý giáo dục cần phải vận dụng linh hoạt phù hợp với mục đích,đối tượng và từng tình huống cụ thể
1.3.2.5 Hình thức GDĐĐ cho học sinh trường THPT
Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh là một bộ phận của quá trìnhgiáo dục tổng thể GDĐĐ cho học sinh ở trường THPT được thực hiện thôngqua một số các hình thức chủ yếu sau:
- Hoạt động dạy học trên lớp: (Thông qua việc dạy các môn học) Việc
dạy học các bộ môn khoa học cơ bản làm cho người được giáo dục tự giác chiếmlĩnh một cách có hệ thống những khái niệm đạo đức Các môn khoa học xã hội vànhân văn như: Văn học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân,… có tiềm năng to lớntrong việc giáo dục đạo đức cho người học Những kiến thức của các bộ môn khoahọc này có liên quan đến nhận thức những chuẩn mực giá trị đạo đức, liên quanđến thái độ và cách ứng xử, hành vi đạo đức trong xã hội Các môn khoa học tựnhiên có tác dụng giúp người học hình thành thế giới quan duy vật biện chứng,những phẩm chất xã hội như: Con
Trang 38đường tư duy hợp lý, tác phong làm việc, coi trọng nhân quả và ý thức nângcao kiến thức xã hội… Các môn học khác như: Giáo dục thể chất, giáo dụcquốc phòng…tạo cơ hội để người học phát triển những xúc cảm, rèn luyện ýchí kiên cường, lòng dũng cảm, những bổn phận và nghĩa vụ của người côngdân.
- Các hoạt động GDNGLL ở trường THPT (Hoạt động xã hội - chính
trị; Hoạt động văn hóa, văn nghệ; Hoạt động lao động; Hoạt động theo hứng thúkhoa học, kỹ thuật, nghệ thuật; Hoạt động thể dục thể thao, tham quan, du lịch,cắm trại; Giáo dục thông qua các buổi tuyên truyền, giáo dục chính trị, tưtưởng, ): Đặc điểm tâm lý của học sinh là rất thích hoạt động, năng động và hứngthú với các hoạt động phong trào, vì vậy cần phải tổ chức các hoạt động theo từngchủ đề, mang nội dung giáo dục và phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của họcsinh để lôi cuốn các em tham gia, thông qua đó giáo dục đạo đức cho học sinh Cáchoạt động này được tổ chức bởi các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trườngnhư: Đoàn trường, GVCN, các CLB… Mỗi tổ chức đều có vai trò quan trọng trongviệc giáo dục đạo đức cho học sinh
- Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua con đường tự rèn luyện:
Thông qua ý thức tự rèn luyện, tự tu dưỡng, tự giáo dục của bản thân mỗi họcsinh nhất là đối với học sinh THPT, các em đã có những hiểu biết nhất định
về những kiến thức tự nhiên, xã hội, về mối quan hệ giữa con người với conngười, vì thế các nhà giáo dục cần khơi dậy và kích thích họ tự giác, tự giáodục bản thân là chính
- Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua sự gương mẫu của người thầy: Hình ảnh của người thầy trên bục giảng, trong những buổi sinh hoạt mang
tính tập thể của nhà trường hoặc ngay trong đời sống hàng ngày và những ứng xửtrong các tình huống sư phạm có ý nghĩa giáo dục đạo đức cho học sinh thiết thựcnhất Chính vì vậy, mỗi thầy cô giáo phải thực sự là một tấm gương sáng về đạođức cho học sinh noi theo
1.3.2.6 Nguyên tắc giáo dục đạo đức:
Trang 39Một trong những yếu tố quan trọng để hoạt động GDĐĐ có thể đạthiệu quả cao là phải đảm bảo các nguyên tắc GDĐĐ Các nguyên tắc giáo dụcđạo đức dựa trên các nguyên tắc giáo dục chung đó là: [21]
- Phải đảm bảo tính mục đích, tính thống nhất trong toàn bộ hoạt động giáo dục
- Phải thông qua các hoạt động thực tiễn
- Phải phù hợp với lứa tuổi, giới tính và đặc điểm riêng của từng họcsinh
- Phải phát huy tính tích cực, sáng tạo, khắc phục thiếu sót, nhược điểm
- Giáo dục trong tập thể và bằng tập thể
- GD gắn với đời sống XH và thực tiễn của đất nước và địa phương
- Liên kết ba môi trường nhà trường – gia đình – xã hội trong giáo dục học sinh
- Tôn trọng nhân cách của học sinh
1.4 Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông
1.4.1 Quản lý giáo dục đạo đức học sinh thông qua hoạt động dạy học
Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường, phải quản
lý tốt các hoạt động dạy học của GV và học sinh Nhà quản lý thực hiện nộidung này thông qua việc thực hiện các hoạt động cơ bản sau:
- Xây dựng kế hoạch dạy học môn GDCD theo đúng qui định Hướngdẫn GV xây dựng kế hoạch dạy học môn giáo dục công dân và các môn học kháctrong đó có lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cho HS
- Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học môn GD công dân và các môn học khác theo đúng qui định
- Chỉ đạo GV khai thác các nội dung dạy học có tác dụng tốt trong giáodục đạo đức cho HS; chỉ đạo GV thực hiện đổi mới PPDH, thông qua dạy học cácmôn học giáo dục cho học sinh tính trung thực, khiêm tốn, tinh thần học hỏi, sựsay mê, sáng tạo, tư duy phê phán
- Kiểm tra việc thực hiện chương trình dạy học các môn học của GV
Trang 401.4.2 Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh thông qua các hoạt động giáo dục khác
- Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh:
Kế hoạch hóa quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh là quá trình xácđịnh mục tiêu GDĐĐ cho học sinh, xây dựng chương trình hành động và cónhững bước cụ thể nhằm đạt được mục tiêu trong một thời gian nhất định củanhà trường, đó là:
+ Phân tích bối cảnh nhà trường, chỉ rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,thách thức của trường liên quan đến hoạt động giáo dục đạo đức học sinh; Chú ýchỉ rõ các điểm yếu cần khắc phục
+ Xem xét các nguồn lực của trường cho tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức học sinh
+ Xác định mục tiêu cần đạt trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong kỳ kế hoạch
+ Lựa chọn các hoạt động giáo dục phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT, với điều kiện của nhà trường, theo từng thời điểm trong năm học, gắn với các chủ đề thích hợp, xác định biện pháp thực hiện Chú ý các hoạt động giáo dục đạo đức cần đa dạng, có
độ hấp dẫn lôi cuốn học sinh tham gia, có tác dụng giáo dục tốt
+ Sắp xếp các hoạt động theo một trình tự hợp lý trong tiến độ thực hiện nhiệm vụ năm học;
Trong xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức chohọc sinh cần huy động các lực lượng tham gia xây dựng kế hoạch, đảm bảo sựkết hợp hài hòa giữa các kế hoạch giáo dục tổng thể của nhà trường, kế hoạchhoạt động của GVCN, kế hoạch hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.Quan tâm phê duyệt và tạo điều kiện cho GVCN, đoàn thể thực hiện kế hoạchgiáo dục đạo đức cho học sinh
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho HS
người phù hợp để phục trách và triển khai các hoạt động giáo dục đạo đức theo đúng
kế hoạch Lựa chọn và phân công cán bộ, giáo viên vào các nhiệm vụ trên