Vì vậy, nghiên cứu thực tế quản lý ở cơ sở để làm sáng tỏ những vấn đề thuộc lý luận quản lý và tìm ra những biện pháp quản lý hữu hiệu trong công tác dạy và học ở nhà trường phổ thông l
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
TRẦN THỊ THANH MAI
BIỆN PHÁP QUẢN Lí HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THễNG TRẦN PHÚ, THÀNH PHỐ VĨNH YấN, TỈNH VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN Lí GIÁO DỤC
Hà Nội - 2008
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
TRẦN THỊ THANH MAI
BIỆN PHÁP QUẢN Lí HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THễNG TRẦN PHÚ, THÀNH PHỐ VĨNH YấN, TỈNH VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN Lí GIÁO DỤC
Chuyờn ngành: Quản lý giaú dục
Mó số: 60.14.05
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Ngọc Bớch
Hà Nội - 2008
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài …… 1
2 Mục đích nghiên cứu … 3
3 Nhiệm vụ nghiên cứu … 3
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu … 4
5 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu … 4
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
7 Phương pháp nghiên cứu … 5
8 Cấu trúc luận văn … 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ………… 6
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu … 6
1.2 Một số khái niệm cơ bản … 8
1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường … 8
1.2.2 Hoạt động dạy học … 11
1.2.3 Biện pháp quản lý 14
1.3 Một số vấn đề lý luận về quản lý quá trình dạy học 16
1.3.1 Quá trình dạy học và quản lý quá trình dạy học 16
1.3.2 Quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học phổ thông 19
1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động dạy học 23
1.4.1.Yếu tố luật pháp, chính sách, cơ chế quản lý vận dụng vào dạy học 23 1.4.2 Bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân lực 24
1.4.3 Cơ sở vật chất, phương tiện và thiết bị dạy học 25
1.4.4 Yếu tố môi trường giáo dục nói chung và môi trường dạy học nói riêng 25
1.4.5 Yếu tố công nghệ thông tin và truyền thông 26
1
Trang 4Kết luận chương 1 26
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRẦN PHÚ, THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNHPHÚC 28
2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc 28
2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội 28
2.1.2 Khái quát về giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc 28
2.2 Thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học phổ thông Trần Phú 30
2.2.1 Thực trạng hoạt động dạy học của nhà trường 30
2.2.2 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học phổ thông Trần Phú 38
2.3 Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học phổ thông Trần Phú, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 54
2.3.1 Điểm mạnh 54
2.3.2 Những tồn tại, hạn chế 55
2.3.3 Nguyên nhân của những mặt tồn tại, hạn chế 56
Kết luận chương 2 56
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRẦN PHÚ, THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC 58
3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 58
3.1.1 Đảm bảo tính đồng bộ 58
3.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn 58
3.1.3 Đảm bảo tính khả thi 59
3.2 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học phổ thông Trần Phú, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 59
3.2.1 Đổi mới các hình thức tuyên truyền giáo dục nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh về thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục 60
Trang 53.2.2 Tổ chức chỉ đạo hiệu quả hoạt động đổi mới phương pháp dạy học 63 3.2.3 Chỉ đạo đổi mới công tác quản lý, sử dụng cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ dạy học 70
3.2.4 Tổ chức hiệu quả hoạt động bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới 74
3.2.5 Chỉ đạo hiệu quả hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tinh thần đổi mới 81
3.2.6 Chú trọng quản lý chặt chẽ hoạt động học tập của học sinh 86
3.2.7 Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới công tác quản lý giáo dục 92
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý 96
3.4 Khảo nghiệm tính cấn thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 97
Kết luận chương 3 102
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 104
1 Kết luận 104
2 Khuyến nghị 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
PHỤ LỤC
3
Trang 6lý Giáo dục và Đào tạo, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hoá, xã hội hoá giáodục” Nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học luôn là nhiệm vụquan trọng hàng đầu trong quá trình phát triển nhà trường phổ thông Với mụctiêu chuẩn bị cho học sinh những tri thức và kĩ năng về khoa học xã hội - nhânvăn, toán học, khoa học tự nhiên, kĩ thuật để họ có thể tiếp tục được đào tạo ởbậc học tiếp theo, nhà trường phổ thông chú trọng phát triển cho học sinhphẩm chất và năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong giaiđoạn mới Chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xãhội của đất nước, đáp ứng nhu cầu của cá nhân người học, giáo dục trung họcphổ thông đang thực hiện đổi mới từ nội dung chương trình, phương pháp dạyhọc, hình thức kiểm tra đánh giá và hình thức tổ chức dạy học.
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trongNghị quyết Trung ương 4 khoá VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khoáVIII (12 - 1996), được thể chế hoá trong Luật Giáo dục (2005), được cụ thểhoá trong các Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt Chỉ thị số 14 (4 -
1999) Luật Giáo dục, điều 28.2, đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Sự nghiệp đổi mới
giáo dục trong những năm gần đây đã tập trung mọi cố gắng vào đổi mới
Trang 7chương trình và sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy Đây có thểđược coi là một cuộc "cách mạng" từ quan niệm, nhận thức, tư duy đến hànhđộng Điều đó đòi hỏi công tác quản lý nhà trường, đặc biệt là quản lý hoạtđộng dạy học, cũng phải có những chuyển biến thích hợp.
Đánh giá về tình hình đổi mới giáo dục những năm qua, văn kiện Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ: “Chất lượng giáo dục còn nhiều yếu
kém, khả năng chủ động sáng tạo của học sinh, sinh viên ít được bồi dưỡng, năng lực thực hành của học sinh còn yếu Chương trình, phương pháp dạy và học còn lạc hậu, nặng nề, chưa thật phù hợp… Công tác quản lý quá trình dạy học, giáo dục, đào tạo chậm đổi mới và có nhiều bất cập” [14, tr.170].
Điều đó cho thấy sự lúng túng trong tìm kiếm biện pháp quản lý, sự chậmchạp trong thay đổi nhận thức và tư duy giáo dục đã làm cho công tác quản lýnhà trường nhiều năm qua bộc lộ một số hạn chế, trong đó quan trọng nhất làchưa có những biện pháp hữu hiệu để thay đổi thật sự một lối học, lối dạy thụđộng đã thành nếp quen
Là một cán bộ quản lý cấp cơ sở, được đào tạo nâng cao, tôi càng nhận thức
rõ việc kiện toàn công tác quản lý nhà trường, nhất là quản lý hoạt động dạy học, là hết sức quan trọng và thật sự cần thiết Vì vậy, nghiên cứu thực tế quản lý ở cơ sở để làm sáng tỏ những vấn đề thuộc lý luận quản lý và tìm ra những biện pháp quản lý hữu hiệu trong công tác dạy và học ở nhà trường phổ thông là một việc làm có ý nghĩa thiết thực, đáp ứng yêu cầu của tình hình quản lý nhà trường hiện nay.
Trường THPT Trần Phú, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với hơn
60 năm tồn tại và phát triển, đến nay đã có sự ổn định cả về cơ sở vật chất, độingũ, nền nếp dạy và học Nhà trường được địa phương tín nhiệm, được quantâm đầu tư cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như con người Đội ngũlãnh đạo nhìn chung là mạnh, năng động, sáng tạo trong điều hành quản lý đãbảo đảm cho nhà trường ở thế đi lên vững chắc trong tương quan với cáctrường THPT trong địa bàn tỉnh nhà Tuy nhiên, cũng như tình hình quản lý
5
Trang 8nhà trường nói chung, công tác quản lý của trường THPT Trần Phú chưa tìmđược những biện pháp thật thiết thực nhằm tạo ra một bước đột phá trong đổimới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học đối với cả đội ngũ giáo viên
và học sinh Thực trạng quản lý ở trường THPT Trần Phú vì thế có thể coi nhưtiêu biểu cho thực trạng quản lý nhà trường ở tỉnh Vĩnh Phúc, cả về điểmmạnh và những gì chưa mạnh
Với mong muốn nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạyhọc ở trường Trung học phổ thông Trần Phú sẽ tìm ra những điểm mạnh, điểmyếu của công tác quản lý nhà trường nói chung, từ đó tìm ra nguyên nhân vànhững biện pháp thích hợp không chỉ đối với trường Trung học phổ thông
Trần Phú, nên tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở
trường Trung học phổ thông Trần Phú, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” để nghiên cứu Tôi mong muốn xác định được những biện pháp có tính
tổng thể để hoàn thiện công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung họcphổ thông Làm tốt đề tài này cũng sẽ góp phần tạo ra mô hình quản lý chunghoạt động dạy học của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng công tácquản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT Thành phố Vĩnh Yên, tỉnhVĩnh Phúc, đáp ứng yêu cầu cải cách chương trình và đổi mới phương phápdạy học hiện nay
2 Mục đích nghiên cứu
Xác định một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng caochất lượng dạy học ở trường Trung học phổ thông Trần Phú và các trườngTrung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện các mục đích đề ra, luận văn dự kiến triển khai các nhiệm
vụ nghiên cứu dưới đây:
chung và trong trường THPT nói riêng
Trang 9- Đánh giá thực trạng hoạt động dạy học và hiệu quả quản lý hoạt độngdạy học ở trường THPT Trần Phú, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; phântích những điểm mạnh, những hạn chế và tìm hiểu nguyên nhân của nhữnghạn chế trong công tác này.
học ở trường THPT Trần Phú, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
4 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu: Thực tiễn quản lý hoạt động dạy học ở trường
THPT Trần Phú, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
4.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường
THPT Trần Phú, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
5 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Để bảo đảm tính khả thi, đề tài tập trung nghiên cứu việc quản lý hoạtđộng dạy học ở trường THPT Trần Phú, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
từ năm 2005 đến nay
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa khoa học: Luận văn làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về công
tác quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường THPT, góp phần nâng caochất lượng giáo dục THPT và đẩy mạnh sự phát triển của ngành GD&ĐTVĩnh Phúc
6.2 Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động
dạy học ở trường THPT Trần Phú nói riêng nhưng cũng có thể khái quát ở mức
độ nhất định cho các trường THPT địa bàn Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh VĩnhPhúcđể chỉ ra những hạn chế cần khắc phục trong công tác quản lý hoạt độngdạy học ở trường THPT hiện nay Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tácquản lý hoạt động dạy học trong nhà trường THPT Trần Phú cũng có thể ứngdụng để nâng cao chất lượng dạy học nói chung Chính vì trường THPT TrầnPhú đã được xác định là trường chất lượng cao, cho nên các vấn đề nghiên cứu
về nhà trường càng thể hiện rõ thực tiễn giáo dục THPT hiện nay
7
Trang 107 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết, các văn kiện của Đảng và Nhànước, của ngành Giáo dục và Đào tạo về công tác quản lý hoạt động dạy họctrong trường THPT; tham khảo, phân tích các tài liệu khoa học, sách báo cóliên quan đến vấn đề nghiên cứu để xác định khung lý luận của đề tài
7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra, quan sát, thu thập thông tin, phân tích số liệu, dữ liệu; Dự giờ,khảo sát thực tế và xác định tính khả thi của biện pháp ở trường THPT Trần Phú
7.3 Phương pháp bổ trợ
Phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia và các cán bộ quản lý
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu thamkhảo và phụ lục, luận văn được trình bày trong ba chương
- Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động dạy học và nâng cao
chất lượng dạy học ở trường Trung học phổ thông
- Chương 2: Thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy
học ở trường THPT Trần Phú, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
- Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT
Trần Phú, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Trang 11CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường là những vấn đề được nhiều nhànghiên cứu trong và ngoài nước hết sức quan tâm Việc chú trọng tới các biệnpháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trong nhà trườngluôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng
Những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã đề cập đến vấn đề cốtlõi của quản lý và quản lý giáo dục như: F.W.Taylor (1911), G.Mayor,P.Druckev
Nhiều nhà sư phạm trong nước như: Hà Thế Ngữ (1991), Hồ Ngọc Đại,Đặng Vũ Hoạt (1988), Trần Kiều (1997), Thái Duy Tuyên (1998), Nguyễn Văn
Lê (1996) đã tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề về vị trí, vaitrò của việc tổ chức quá trình dạy học, ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng dạyhọc; Những ưu điểm và nhược điểm của hình thức dạy học trên lớp, bản chất vàmối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học, vai trò của người dạy vàngười học; việc đổi mới nội dung cũng như cách thức tổ chức dạy học
Gần đây, đứng trước nhiệm vụ đổi mới giáo dục đào tạo nói chung vàđổi mới nội dung, phương pháp dạy học nói riêng, nhiều nhà giáo dục học,tâm lý học như Phạm Viết Vượng (2000), Đặng Thành Hưng (2002), NguyễnVăn Đản đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề về đổi mới nội dung, phương phápdạy học theo hướng nâng cao tính hiện đại và gắn khoa học với đời sống thựctiễn sản xuất, vấn đề lấy học sinh làm trung tâm; Những nghiên cứu công phucủa các tác giả như Nguyễn Đức Chính, Đặng Quốc Bảo (2004), Nguyễn Thị
Mỹ Lộc (2003), Nguyễn Công Bằng, Cao Duy Bình… đều tập trung nghiêncứu các biện pháp quản lý hoạt động của giáo viên và học sinh nhằm nâng caochất lượng giáo dục
9
Trang 12Nhiều cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông trong cả nước cũng
đã đầu tư nghiên cứu về các biện pháp quản lý nhà trường nhằm nâng cao chấtlượng dạy học, chẳng hạn như luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục
của các tác giả: Đỗ Thị Minh với đề tài: “Các biện pháp quản lý nhằm nâng
cao chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang”
(2005); Trần Thị Lụa với đề tài “Những biện pháp quản lý hoạt động dạy và
học theo yêu cầu đổi mới giáo dục của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Phong Điền - thành phố Cần Thơ”(2006); Nguyễn Thị Kim Chung với đề tài:
“Các biện pháp quản lý quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục ở các trường THPT Thành phố Hải phòng” (2006).
Luận văn của các tác giả hầu hết đã nêu lên những biện pháp quản lý củaHiệu trưởng trường Trung học phổ thông, trong đó có các biện pháp quản lýhoạt động dạy học Đó là những công trình có giá trị về lý luận và thực tiễn,phù hợp với việc thực hiện chức trách của Hiệu trưởng, đồng thời giúp cáccán bộ quản lý nhà trường nói chung và Hiệu trưởng các trường Trung họcphổ thông tham khảo để vận dụng trong công tác quản lý của mình
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, vấn đề nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng dạy học ở các trường THPT cũng đã được quan tâm nghiên cứu, song việc triển khai chưa thật hiệu quả Vì vậy, trong khuôn khổ luận văn này tác giả muốn dựa vào cơ
sở lý luận của công tác quản lý, để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Trần Phú tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần thực hiện đổi mới giáo dục đáp ứng yêu cầu phân ban hiện nay.
Nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học cần nhiều yếu tố tác động, trong đóhoạt động quản lý, chỉ đạo chuyên môn là yếu tố quan trọng và cấp thiết trongsuốt quá trình dạy học Nhân tố quyết định đến chất lượng dạy học chính là độingũ giáo viên; kết quả học tập của học sinh cơ bản phụ thuộc vào kiến thức vànăng lực sư phạm của tập thể đội ngũ giáo viên Người quản lý phải biết tổ
Trang 13chức, chỉ đạo chặt chẽ, sử dụng phù hợp các biện pháp quản lý để tạo độnglực thúc đẩy người thầy say mê, yêu nghề, yên tâm công tác, phát huy khảnăng của mình và cống hiến nhiều nhất cho công tác giảng dạy và giáo dục.Sau đây là phần trình bày tóm tắt những khái niệm cơ bản làm khung lýluận của đề tài.
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
1.2.1.1 Quản lý
Quản lý là một phạm trù tồn tại khách quan được ra đời từ bản thân nhucầu của mọi xã hội, mọi quốc gia và trong mọi thời đại Có nhiều quan điểmkhác nhau về quản lý:
Tác giả của “Kỷ nguyên vàng” trong quản lý, Frederik Winslon Taylo
(1856 - 1915), người Mỹ đã thể hiện tư tưởng cốt lõi của mình trong quản lý
là: “Mỗi loại công việc dù nhỏ nhất đều phải chuyên môn hoá và đều phải
quản lý chặt chẽ”; "Quản lý là biết được điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”.
Có thể dẫn ra một vài quan niệm khác nữa về quản lý như sau: "Quản lý
là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo), kiểm tra" [9, tr 01].
Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng, nhà xuất bản Giáo dục năm 1998
thì: “Quản lý là tổ chức và điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan”.
Các tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ cho rằng: “Quản lý là một
quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định” [24, tr 29].
Như vậy, quản lý là hoạt động vốn có của xã hội ở bất kỳ trình độ phát triển nào Bản chất của quản lý là một loại lao động, xã hội càng phát triển, các loại hình lao động càng phong phú, phức tạp thì hoạt động quản lý càng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu suất lao động Dù quản lý được
11
Trang 14quan niệm thế nào chăng nữa, về tổng quan có thể khái quát: quản lý là sự tácđộng chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt độngcủa con người nhằm đạt tới mục đích đã đề ra.
Quản lý có bốn chức năng cơ bản, đó là kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo,kiểm tra Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý thể hiện ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ của các chức năng quản lý
KÕ ho¹ch
Tæ chøc
KiÓm tra
Chức năng của quản lý được diễn đạt theo nhiều cách:
thực hiện để đạt mục đích và mục tiêu quản lý đề ra” [31, tr 141].
quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định” [27, tr 58].
Các chức năng cơ bản của quản lý gắn kết với nhau, chi phối lẫn nhautạo thành một thể thống nhất của hoạt động quản lý
1.2.1.2 Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phốihợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêucầu phát triển xã hội Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về quản lý giáo dục, ởđây chúng ta chỉ đề cập đến khái niệm quản lý giáo dục trong phạm vi quản lýmột hệ thống giáo dục chung mà hạt nhân là hệ thống các trường học
Trang 15Hầu hết các tác giả nước ngoài đã thống nhất quan điểm cơ bản về quản
lý giáo dục Theo M.I.Kondakop: "Quản lý giáo dục là tập hợp những biện
pháp kế hoạch hoá nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển mở rộng hệ thống cả về số lượng lẫn chất lượng" [48, tr 17].
P.V Khuđôminxki cũng khẳng định: "Quản lý giáo dục là tác động có
hệ thống, có kế hoạch , có ý thức và mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống (từ Bộ Giáo dục đến nhà trường) nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện, hài hòa của họ" [23, tr 50].
tâm Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá
VIII đã viết: “Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý
tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất” [15, tr 50].
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục là sự tác động có ý
thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục đạt được kết quả mong muốn”.
Các định nghĩa về quản lý giáo dục nêu trên tuy có những cách diễn đạtkhác nhau nhưng đều thể hiện một quan điểm chung về quản lý giáo dục đó làquá trình tác động có định hướng của nhà quản lý trong việc vận dụng nguyên lý,phương pháp chung nhất của kế hoạch nhằm đạt được những mục tiêu đề ra Đóthực chất là những tác động trực tiếp đến nhà trường giúp nhà trường tổ chứcmột cách khoa học, có kế hoạch cho quá trình dạy và học theo mục tiêu đào tạo
1.2.1.3 Quản lý nhà trường
Nhà trường là tổ chức cơ sở của các cấp quản lý giáo dục, cho nên quản
lý nhà trường là nội dung quan trọng của quản lý giáo dục Tại khoản 2, điều
48, Luật giáo dục 2005 đã khẳng định: “Nhà trường trong hệ thống giáo
13
Trang 16dục quốc dân thuộc loại hình được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục [28, tr 15].
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [17, tr 61].
Như vậy, quản lý nhà trường là tập hợp các tác động của chủ thể quản
lý đến khách thể quản lý nhằm đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường thựchiện các mục tiêu dự kiến Quản lý nhà trường khác với các loại quản lý xãhội khác, được qui định bởi bản chất hoạt động sư phạm của người giáo viên,bản chất của quá trình dạy học Do vậy, cần phải quản lý toàn diện nhằm hoànthiện và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ một cách hợp lý, khoa học và hiệuquả Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế xã hội, ngành Giáodục Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể Tuy nhiên hàng loạt vấn đề còntồn tại đòi hỏi phải có giải pháp cải tiến để hoàn thiện như: Chương trình dạy
và học, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ, phương pháp giảng dạy, học tập, nghiêncứu Trên các giải pháp đó, vai trò lãnh đạo và quản lý nhà trường là vấn đềquyết định cơ bản Thành công hay thất bại của nhiệm vụ đổi mới nâng caohiệu quả giáo dục trong nhà trường phụ thuộc rất lớn vào điều kiện cụ thể củanhà trường Muốn thực hiện hiệu quả công tác giáo dục người quản lý phảixem xét đến những điều kiện đặc thù của nhà trường, phải chú trọng tới việccải tiến công tác quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
1.2.2 Hoạt động dạy học
1.2.2.1 Dạy học
Dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, là một trongnhững con đường để thực hiện mục đích giáo dục
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: "Dạy học là một chức năng xã hội, nhằm
truyền đạt và lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm xã hội tích luỹ được, nhằm biến kiến thức, kinh nghiệm thành phẩm chất và năng lực cá nhân" [17, tr 08].
Trang 17Dạy học là hoạt động phối hợp của hai chủ thể đó là giáo viên và họcsinh Quan điểm dạy học hiện đại cho thấy tương tác dạy học thể hiện ở cácmặt khác nhau giữa chủ thể dạy và chủ thể học, giữa mục tiêu dạy và mục tiêuhọc, giữa phương pháp dạy và phương pháp học, giữa phương tiện dạy vàphương tiện học…Tương tác sẽ làm tăng động lực của cả dạy lẫn học, nókhắc phục tính chất thụ động của cả dạy và học, đặc biệt là hoạt động học tập,
và tính chất đơn điệu, xuôi chiều lâu nay của quan hệ dạy - học Trong quan
hệ thầy - trò, tính chất hợp tác là xu thế nổi bật Giáo viên không hành độngmột chiều là hoạch định và tổ chức việc dạy sao cho được việc của mình, màtìm cách làm thế nào để việc dạy của mình được người học hưởng ứng, ủng
hộ và chính nó có tác dụng tổ chức, động viên, hướng dẫn việc học Ngườithầy phải là người hướng dẫn, điều khiển người học, giúp người học lĩnh hộitri thức, sáng tạo và hình thành nhân cách
Dạy học hiện đại đặt ra yêu cầu cao đối với giáo viên về năng lực chuẩnđoán tâm lý, vững chuyên môn, năng lực lập kế hoạch, năng lực đánh giá kếtquả dạy học, điều chỉnh hoạt động dạy học Nhân tố quyết định sự thành côngtrong công tác giáo dục Trung học phổ thông chính là sự quan tâm đến việcbồi dưỡng giáo viên, nâng cao phẩm chất và năng lực của họ
1.2.2.2 Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học là quá trình hoạt động thống nhất giữa giáo viên vàhọc sinh Trong đó, dưới tác dụng chủ đạo (tổ chức, điều khiển) của giáo viên,học sinh tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học nhằm thựchiện tốt các nhiệm vụ dạy học đã đặt ra
Hoạt động dạy học trong nhà trường bao gồm hoạt động dạy của giáoviên và hoạt động học của học sinh Chủ thể của hoạt động dạy là Thầy, chủthể của hoạt động học là Trò, đó là hai hoạt động khác nhau nhưng không đốilập nhau, mà có sự thống nhất cao của hai mặt để hướng tới cùng một mụcđích
15
Trang 18* Hoạt động dạy của giáo viên
Giáo viên truyền thụ tri thức, tổ chức, điều khiển hoạt động chiếm lĩnhtri thức của học sinh, giúp học sinh nắm được kiến thức, hình thành kỹ năng,thái độ Hoạt động dạy có chức năng kép là truyền đạt và điều khiển nội dunghọc theo chương trình quy định Vai trò của người thầy là người dẫn dắt, làngười đồng hành cùng học sinh trên con đường chiếm lĩnh tri thức tạo nên sựgắn kết chặt chẽ giữa người dạy và người học
* Hoạt động học của học sinh
Học sinh làm việc tự giác, tích cực dưới sự điều khiển của giáo viênnhằm chiếm lĩnh tri thức khoa học Hoạt động học cũng có chức năng kép làlĩnh hội và tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh tri thức khoa học một cách tựgiác, tích cực nhằm biến tri thức của nhân loại thành học vấn của bản thân.Hoạt động học không dừng lại ở việc nhắc lại bài học một cách máy móc màhơn thế nữa, còn là sự tái tạo cho bản thân, sáng tạo trong tư duy, biết sử dụng
và điều khiển tri thức trong quá trình lĩnh hội và chiếm lĩnh khoa học
Hoạt động dạy và hoạt động học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nótồn tại song song và phát triển trong cùng một quá trình thống nhất, chúng bổsung cho nhau, kết quả hoạt động học của học sinh phản ánh kết quả hoạtđộng dạy của giáo viên và kết quả hoạt động dạy của giáo viên không thể táchrời kết quả học tập của học sinh Như vậy, dạy và học là hai hoạt động gắn bómật thiết với nhau, tồn tại song song và cùng phát triển trong cùng một quátrình thống nhất, luôn bổ sung cho nhau, chế ước lẫn nhau và là đối tượng tácđộng chủ yếu cho nhau, nhằm kích thích động lực bên trong mỗi chủ thể đểcùng phát triển
Tóm lại, hoạt động dạy học có ưu thế tuyệt đối trong việc hình thành trithức phát triển năng lực tư duy thông qua việc dạy các môn học cơ bản, đồngthời đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách toàn diện Hoạt động ấy baogồm toàn bộ việc giảng dạy, giáo dục của giáo viên, việc học tập, rèn luyện
Trang 19của học sinh theo nội dung giáo dục toàn diện nhằm đào tạo thế hệ trẻ thànhnhững người làm chủ đất nước, có văn hóa, có sức khỏe, có ý thức giác ngộ
xã hội chủ nghĩa để đáp ứng nhu cầu xây dựng xã hội mới
1.2.3 Biện pháp quản lý
Trong Từ điển Tiếng Việt, khái niệm biện pháp được hiểu là cách làm,cách giải quyết một vấn đề cụ thể Biện pháp là biểu hiện cụ thể của phươngpháp, biện pháp quản lý cũng là yếu tố hợp thành, là biểu hiện cụ thể của phươngpháp quản lý Đôi khi trong tình huống cụ thể biện pháp và phương pháp có thểchuyển hoá cho nhau Biện pháp quản lý là cách thức linh hoạt, năng động nhấttrong hệ thống quản lý Đôi khi nó còn thể hiện tính năng động, sáng tạo của chủthể quản lý trong mỗi tình huống, đối với mỗi đối tượng cụ thể Người quản lýphải biết sử dụng các biện pháp một cách thích hợp
Biện pháp quản lý được phân làm 4 nhóm
* Nhóm biện pháp hành chính - tổ chức
Là biện pháp mà chủ thể quản lý dùng quyền lực trực tiếp đưa ra cácmục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, để khách thể thực hiện Đặc điểm nổi bật tíchcực của biện pháp là có căn cứ pháp lý, trên cơ sở các văn bản chính xác, cụthể tạo ra sự thống nhất trong tổ chức, làm nên sức mạnh tập thể Đồng thời
có sự phân công, phân nhiệm, phân cấp, phân quyền giữa các tổ chức và cácthành viên, tác động trực tiếp đến đối tượng, dứt khoát và có hiệu lực nhanh,
có tính bắt buộc phải chấp hành đồng loạt
Tuy nhiên nếu lạm dụng tuyệt đối hoá biện pháp hành chính tổ chức dễdẫn tới tình trạng quan liêu, mệnh lệnh mất dân chủ, gây tâm lý nặng nề, thụđộng, tạo tâm lý đối phó của đối tượng quản lý Khi vận dụng biện pháp hànhchính tổ chức vào thực tiễn, nhà quản lý phải nắm vững chỉ thị pháp quy, nhậnthức được quyền hạn trách nhiệm của mình theo luật định khi đưa ra các vănbản, các qui định Đồng thời các quyết định hành chính phải có cơ sở khoahọc và thực tiễn, thường xuyên nắm bắt thông tin phản hồi để có những điềuchỉnh hợp lý, kịp thời
17
Trang 20* Nhóm biện pháp kinh tế
Lợi ích kinh tế bao giờ cũng là một kích thích cơ bản, có tác dụng lâu bềnđối với mọi đối tượng quản lý Biện pháp kinh tế chính là cách thức tác độnggián tiếp lên đối tượng quản lý bằng kích thích lợi ích vật chất để tạo ra động lựcthúc đẩy con người hoàn thành tốt nhiệm vụ cho lợi ích cá nhân và tập thể Tuynhiên không nên quá đề cao biện pháp này bởi lẽ cần phải đảm bảo công bằngtrong phân phối, quan tâm đến các quan hệ trong và ngoài, nếu không sẽ sinh rachủ nghĩa thực dụng làm tha hoá tính nhân văn của con người
* Nhóm các biện pháp giáo dục
Là biện pháp mà chủ thể quản lý với các hình thức khác nhau tác độngtrực tiếp hoặc gián tiếp đến nhận thức, tình cảm thái độ hành vi của đối tượngquản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, hoàn thành tốt nhiệm vụ đượcgiao Biện pháp giáo dục được coi là kinh tế vì có tác dụng sâu sắc và bềnvững nhưng không hẳn là biện pháp vạn năng
* Nhóm biện pháp tâm lý xã hội
Với cách thức tạo ra những tác động tâm lý xã hội vào đối tượng bịquản lý, biện pháp này nhằm biến yêu cầu do người lãnh đạo quản lý đề rathành nghĩa vụ tự giác, động cơ bên trong và những nhu cầu của người thựchiện Chủ thể quản lý vận dụng những quy luật của tâm lý xã hội để tạo nênmôi trường tích cực, lành mạnh bên trong tổ chức, tăng cường các mối quan
hệ và hành động của tổ chức Biện pháp này là sự kích thích đối tượng quản
lý sao cho họ luôn toàn tâm, toàn ý với công việc, mang hết khả năng, tiềmlực của mình cống hiến cho tổ chức Đồng thời, đó còn là cơ hội giúp chokhách thể quản lý luôn được học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm để ngày càng đápứng tốt hơn, đoàn kết với nhau hơn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, giúp họnâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tạotiền đề nâng cao chất lượng giảng dạy
Để đạt được mục tiêu quản lý, chủ thể quản lý phải thực hiện đồng bộcác biện pháp, vận dụng trong từng hoàn cảnh, từng đối tượng cụ thể một
Trang 21cách thích hợp Bởi lẽ không có biện pháp nào là vạn năng, mỗi biện pháp đều
có những ưu điểm và hạn chế nhất định Tài năng và bản lĩnh của người quản
lý là phải biết vận dụng một cách sáng tạo các biện pháp Do đó, việc trau dồikiến thức, kĩ năng quản lý, cùng với kinh nghiệm phong phú sẽ giúp ngườiquản lý có những lựa chọn biện pháp phù hợp với thực trạng của đơn vị mình
1.3 Một số vấn đề lý luận về quản lý quá trình dạy học
1.3.1 Quá trình dạy học và quản lý quá trình dạy học
1.3.1.1 Quá trình dạy học
Theo cách tiếp cận hệ thống: “Qúa trình dạy học là một quá trình sư
phạm bộ phận, một phương tiện để trau dồi học vấn, phát triển năng lực và giáo dục phẩm chất, nhân cách thông qua sự cộng tác qua lại giữa người dạy
và người học nhằm truyền thụ và lĩnh hội một cách có hệ thống những tri thức khoa học, những kỹ năng và kỹ xảo, nhận thức và thực hành” [7, tr 25].
Cấu trúc của qúa trình dạy học được mô tả theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: Cấu trúc của quá trình dạy học theo thuyết hoạt động
Kh¸i niÖm khoa häc
Trong quá trình dạy học, giáo viên là chủ thể của hoạt động giảng dạy,người nắm vững kiến thức khoa học chuyên ngành, các qui luật phát triển tâm
lý, ý thức và đặc điểm hoạt động nhận thức của học sinh, để tổ chức cho họ
Trang 2219
Trang 23học tập Giáo viên là người chỉ dẫn, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện, đồngthời là người kiểm tra uốn nắn và giáo dục học sinh trong mọi phương diện.Người học tiếp thu một cách có ý thức tự giác, tích cực tự lực và sáng tạo hệthống kiến thức, kỹ năng kỹ xảo, hình thành năng lực hoạt động trí tuệ và thái
độ đúng đắn Người học là chủ thể sáng tạo của việc học, chủ thể của nhậnthức, của việc hình thành nhân cách cho bản thân
Với tư cách là một hệ thống toàn vẹn, quá trình dạy học bao gồm nhữngnhân tố cơ bản: Mục đích dạy học, nội dung dạy học, hoạt động dạy của thầy,hoạt động học của trò, các phương pháp, hình thức, điều kiện và kết quả dạyhọc Sự tác động qua lại giữa dạy và học chịu ảnh hưởng của sự tác động
chung trong qúa trình dạy học Thầy, với tư cách chủ thể của dạy, thông qua
sự truyền đạt, điều khiển hoạt động nhận thức những nội dung tri thức, thầychỉ đạo sự tự phát triển bên trong của trò, làm cho trò biết biến cái “chỉ đạo
bên ngoài” thành cái “tự chỉ đạo bên trong” của bản thân Trò, với tư cách là
chủ thể của học, trò biết tận dụng sự giảng dạy, định hướng của thầy coi nhưmột hình mẫu, đồng thời nắm chắc những nội dung tri thức do thầy hướng dẫn
mà tự lực tổ chức việc lĩnh hội của bản thân Như vậy, từ tư cách “được dạy,được chỉ đạo” (khách thể của học) trò đã tiến đến với “tự dạy, tự chỉ đạo” (chủthể của học), thể hiện rõ mối quan hệ biện chứng giữa dạy và học trong quátrình dạy học
Quá trình dạy học chứa đựng rất nhiều qui luật: quy luật thống nhất biệnchứng giữa nội dung dạy học và phương pháp, phương tiện dạy học; quy luậtbiện chứng giữa dạy học và giáo dục; quy luật thống nhất giữa việc xây dựng kếhoạch, việc tổ chức điều khiển và kiểm tra hoạt động của học sinh trong quátrình dạy học Đúng với I.U.Xbabansky đã khẳng định: Chỉ trong sự tác độngqua lại tích cực giữa thầy và trò thì mới xuất hiện bản thân quá trình dạy học.Nếu phá vỡ mối liên hệ tác động qua lại giữa dạy và học sẽ làm mất đi tính toànvẹn đó Do vậy qui luật có tính cơ bản nhất đó là qui luật thống nhất
20
Trang 24giữa dạy và học, không có dạy thì không có học và không có học thì sự dạy là
vô nghĩa Quá trình dạy học luôn luôn tồn tại ở trạng thái vận động và pháttriển Nó không chỉ là phương tiện, là con đường để giáo dục trí tuệ và hìnhthành học vấn theo các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, nghệ thuật và các ngànhhoạt động xã hội đã được qui chiếu thành các môn học, mà còn là con đường
cơ bản để thực hiện tất cả những nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường
1.3.1.2 Quản lý quá trình dạy học
Quản lý quá trình dạy học là một bộ phận cấu thành chủ yếu của hệthống quản lý Giáo dục - Đào tạo trong trường học Thông qua việc chỉ đạothực hiện chức năng tổng hợp; phát triển nhân cách, nâng cao dân trí, đào tạonhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, quản lý quá trình dạy học phảiđịnh hướng chủ yếu vào sự phát triển mọi năng lực tiềm ẩn trong con người,hiểu biết các quy luật đời sống, phát triển mọi tài năng của con người Mặc dùnhà trường có chức năng tổ chức, chỉ đạo quản lý quá trình dạy học, nhưngkhông thể tách khỏi sự phối hợp, tương tác với các đơn vị, cơ quan, tổ chứckhác trong xã hội Mối quan hệ cộng đồng hợp tác liên thông này là một trongnhững điều kiện tối ưu hoá việc quản lý quá trình dạy học
Quản lý quá trình dạy học là quản lý hệ thống toàn vẹn đa thành tốmang dấu hiệu đặc trưng của quá trình sư phạm và có tính xã hội Bao gồm:mục đích dạy học, nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học(trong đó phản ánh các yếu tố thầy, trò, phương pháp dạy của thầy, phươngpháp học của trò), các hình thức tổ chức dạy học, các điều kiện dạy học (cơ sởvật chất kỹ thuật, môi trường dạy học), các mối quan hệ dạy học (liên hệ trong
và liên hệ ngoài), kết quả dạy học Các nhân tố cấu trúc của quá trình dạy họctồn tại trong mối liên hệ qua lại và thống nhất với môi trường của nó như môitrường xã hội - chính trị, môi trường khoa học - kỹ thuật - công nghệ Muốnđạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học thì chủ thể quản lýphải tác động lên toàn bộ từng thành tố cấu thành nên quá trình dạy
Trang 25học Nội dung quản lý quá trình dạy học ở trường THPT được tập trung vàoquản lý hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò Đó là những khâuhết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý dạy học.Người hiệu trưởng là người cần quản lý đồng thời cả hai hoạt động này, đâycũng có thể được coi là vấn đề cốt lõi trong công tác quản lý trường học.
1.3.2 Quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học phổ thông
Trường THPT có mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy mang tínhphổ thông, cơ bản toàn diện với những đặc thù riêng nhằm thực hiện nhiệm vụcủa cấp cuối cùng trong hệ thống giáo dục phổ thông Nhiệm vụ và quyền hạncủa trường THPT được qui định tại Điều 3, Điều lệ trường Trung học:
- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục Trung học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
thực hiện các hoạt động giáo dục;
trong phạm vi cộng đồng
Trường THPT hiện nay đang hoạt động dưới hai hình thức: Công lập vàngoài công lập (dân lập và tư thục) Dù hoạt động dưới hình thức cụ thể nào,
trường THPT cũng chịu sự quản lý của Nhà nước và cơ quan quản lý giáo dục
Trong thực tế, các trường THPT đã thực hiện việc quản lý quá trình dạy học dựa trên cơ sở pháp lý và các quy định có tính pháp lý, đó là:
22
Trang 26Cơ chế quản lý HĐDH trong nhà trường THPT là quản lý theo pháp luật
và những nội quy, quy chế, quy định có tính chất bắt buộc trong hoạt độngdạy học, chịu sự quy định của quá trình dạy học, giáo dục diễn ra trong môitrường sư phạm, lấy hoạt động và quan hệ dạy - học của thầy và trò làm đốitượng quản lý
Bên cạnh đó, việc quản lý còn chú ý đến điều kiện thực tiễn của nhàtrường Một mặt khai thác những nhân tố tích cực, tiến bộ nhằm góp phầnnâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục Mặt khác, tác động điều chỉnh, loại
bỏ các nhân tố tiêu cực thường xuyên tác động đến nhà trường làm hạn chếkết quả của hoạt động dạy học
Hiện nay quản lý hoạt động dạy học có hiệu quả trong nhà trường Trunghọc phổ thông đều chú ý đến các vấn đề sau:
Lập kế hoạch: Xây dựng mục tiêu, xây dựng kế hoạch năm học, chỉ đạo
các tổ chuyên môn, các cá nhân lập kế hoạch cụ thể đúng quy định
Xây dựng nền nếp dạy học: Đưa hoạt động dạy học vào nền nếp bằng
hệ thống các nội quy, quy định, quy chế chặt chẽ, sao cho mọi thành viênnhận thức được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các nội quy, quyđịnh… trong nhà trường Tổ chức, tác động điều phối nhằm chuyển hóanhững yêu cầu khách quan mang tính chất hành chính của quá trình dạy họcthành ý thức tự giác, tự chủ và tự quản, tinh thần trách nhiệm cá nhân và cộngđồng trách nhiệm trong tập thể Quản lý xây dựng nền nếp dạy học phải gắnliền với việc nâng cao chất lượng dạy học
Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học: Đây được coi là vấn đề cốt lõi
trong quản lý hoạt động dạy học, là đòn bẩy trực tiếp để nâng cao chất lượngdạy học Vì vậy cần thực hiện một cách nghiêm túc, khoa học theo qui trìnhchặt chẽ, sát thực, phù hợp điều kiện khách quan Dạy học theo phương phápmới, lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tích cực của học sinh tronghọc tập, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của
Trang 27người học nhằm thực hiện đổi mới giáo dục.
Cùng với việc tác động nhận thức, tạo tâm thế và điều kiện sẵn sàngtham gia đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức chỉ đạo điểm, đại trà còn cầncoi trọng khâu tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm hàng năm Nhờ đó sẽ gópphần thực hiện hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường
Chỉ đạo quản lý và sử dụng CSVC-TBDH: Cơ sở vật chất, thiết bị dạy
học là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học, cần phải bổ sung,mua sắm các thiết bị dạy học, đồng thời khuyến khích giáo viên làm, sử dụng
và khai thác có hiệu quả đồ dùng, trang thiết bị dạy học Quản lý TBDH là tác động có mục đích của người quản lý nhằm xây dựng, phát triển
CSVC-và sử dụng có hiệu quả hệ thống phương tiện phục vụ đắc lực cho công tácgiáo dục và đào tạo Nội dung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học mở rộng đếnđâu thì tầm quản lý cũng phải rộng và sâu tương ứng Cơ sở vật chất, thiết bịdạy học chỉ phát huy được tốt trong dạy học khi được quản lý tốt Do đó, điđôi với việc đầu tư trang bị, điều quan trọng hơn là phải chú trọng đến việcquản lý CSVC-TBDH trong nhà trường
Tổ chức kiểm tra, đánh giá trong nhà trường: Do yêu cầu thực tiễn của
quản lý, người quản lý phải thường xuyên kiểm tra đánh giá toàn bộ các hoạtđộng, công việc, kết quả, mối quan hệ để điều chỉnh, rút kinh nghiệm cải tiến cơchế quản lý và hoàn thiện chu trình quản lý mới phù hợp hơn, đảm bảo nâng caochất lượng và hiệu quả quản lý Việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện theo kếhoạch của nhà trường, thực hiện đúng theo tiêu chuẩn quy định của ngành và củatrường về các mặt hoạt động, đảm bảo chính xác, khách quan
Biểu dương, khen thưởng kịp thời, đúng đối tượng: Đây chính là biện
pháp tạo động lực cho giáo viên và học sinh thực hiện dạy tốt, học tốt nhằmnâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường
Nội dung quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT hiện nay
* Quản lý hoạt động dạy của giáo viên
24
Trang 28Dạy học là một công việc đòi hỏi sự sáng tạo nhằm làm cho chương trìnhphù hợp với thực tiễn Thực tiễn dạy học rất phong phú và quá trình dạy họcdiễn ra trong những điều kiện khác nhau Để chương trình, SGK phù hợp vớikhả năng tiếp thu của học sinh theo xu hướng đổi mới, đòi hỏi sự tham gia củađội ngũ những người làm công tác giáo dục một cách có trách nhiệm và cótrình độ chuyên môn vững vàng.
Quản lý hoạt động dạy của giáo viên chính là chú trọng từ khâu quản lýviệc thực hiện chương trình theo qui định của Bộ GD&ĐT; Quản lý các hoạtđộng trước, trong và sau khi dạy của GV: Quản lý phương pháp dạy học của giáoviên giúp học sinh nắm vững kiến thức, phát triển kỹ năng, hình thành thái độ;Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cho đến khâu phâncông giảng dạy sao cho khách quan, công bằng vừa đáp ứng yêu cầu của nhàtrường, vừa phù hợp với trình độ, năng lực, cũng như nguyện vọng cá nhân.Quản lý hoạt động dạy của giáo viên không thể thiếu việc quản lý công tác bồi
dưỡng giáo viên Điều lệ trường phổ thông đã quy định: "Trong trường phổ thông, giáo viên là lực lượng chủ yếu, giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục" Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là lực lượng cốt cán đưa mục tiêu
giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả đào tạo,đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới giáo dục Vì vậy quản lý công tác bồidưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên có ý nghĩa quan trọng trong việcnâng cao chất lượng dạy học ở nhà trường
* Quản lý hoạt động học của học sinh
Quản lý hoạt động học của học sinh là một yêu cầu không thể thiếu trongcông tác quản lý quá trình dạy học nhằm rèn luyện ý thức trong học tập, giúphọc sinh lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng, phương pháp học tập đúngđắn nhằm phát huy vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh
Quản lý hoạt động học của học sinh là quản lý các hoạt động trong giờlên lớp và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Tâm sinh lý học sinh
Trang 29THPT luôn khát khao với cái mới, rất nhạy cảm với những vấn đề của xã hội,cho nên ngoài hoạt động học tập các em còn có nhu cầu vui chơi, giải trí, giao
lưu Với chủ đề năm học 2008 - 2009 là "Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực" nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện, xây dựng trong mỗi trường học môi trường Sư phạm lành mạnh, antoàn tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng cao chất lượng giáo dục Vì vậy quản
lý hoạt động học tập phải đồng thời quản lý chỉ đạo việc hướng dẫn, tổ chứccác hoạt động giáo dục có kế hoạch, có chương trình theo chủ điểm trongtừng tháng, học kỳ, đảm bảo hợp lý giữa vui chơi và học tập, hướng học sinhhình thành nhân cách theo mục tiêu nhất định
1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động dạy học
1.4.1 Yếu tố luật pháp, chính sách, cơ chế quản lý vận dụng vào dạy học
Các yếu tố về lĩnh vực thể chế xã hội như: Pháp luật, Nghị quyết củaĐảng, chiến lược phát triển giáo dục, các quy chế, điều lệ của Ngành và cácnội quy của mỗi nhà trường, các yếu tố này giúp cho người hiệu trưởng nhàtrường và cán bộ giáo viên có cơ sở để xác định mục đích, lựa chọn nội dung,phương pháp, hình thức tổ chức và đánh giá kết quả dạy và học Đây chính làmôi trường pháp lý thuận lợi cho việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
ở các trường Trung học phổ thông hiện nay
Thực tiễn quản lý giáo dục cho thấy hầu hết các Hiệu trưởng nhàtrường rất quan tâm và coi trọng vấn đề này, các chủ trương, các chỉ thị, nghịquyết của cấp trên về đổi mới phương pháp dạy học chỉ có thể đi vào thực tiễnnhà trường khi được cụ thể hoá, phù hợp với khả năng và điều kiện làm việccủa nhà trường, của thầy và trò, được sự đồng thuận của cha mẹ học sinhtrong môi trường xã hội cụ thể Quy định nội bộ chính là linh hồn của côngtác quản lý trong nhà trường và quản lý hoạt động dạy học nói riêng Như vậycác yếu tố luật pháp, Chỉ thị, Nghị quyết, các quy chế, Điều lệ trường Trung
26
Trang 30học phổ thông chính là phương tiện đầu tiên, là yếu tố tác động trực tiếp đếnviệc quản lý hoạt động dạy học.
1.4.2 Bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân lực
Cơ cấu về bộ máy quản lý nhà trường nói chung và dạy học nói riêng làcác bộ phận chuyên môn và nghiệp vụ của nhà trường, đội ngũ cán bộ quản
lý, giáo viên, nhân viên phục vụ dạy học, học sinh, các tổ chức hoặc cá nhântham gia giáo dục được tổ chức thành bộ máy dạy học Trong quá trình dạyhọc, trình độ và năng lực của lực lượng dạy học hợp thành năng lực chung của
bộ máy tổ chức Những yếu tố đó quyết định sự lựa chọn nội dung chươngtrình và các phương pháp đổi mới Hiệu trưởng nhà trường khi giao nhiệm vụ
và quyền hạn cho từng người, từng bộ phận phải rõ ràng, hợp lý, không có sựchồng chéo, quyền hạn phải tương đương với trách nhiệm
Hoạt động dạy học có tiến hành thuận lợi và hiệu quả hay không phụthuộc phần lớn vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực triển khai củangười hiệu trưởng nhà trường Hiệu trưởng là người đại diện cho nhà nước vềmặt hành chính, thực thi các hoạt động quản lý trường học dựa trên cơ sởpháp luật Đồng thời còn là người tổ chức các hoạt động thực tiễn trongtrường học, do vậy để hoạt động giáo dục đi đúng quỹ đạo và đạt hiệu quảcao, Hiệu trưởng phải luôn tìm tòi đổi mới hoạt động quản lý, đổi mới cáchoạt động sư phạm của nhà trường Bên cạnh đó, yếu tố người thầy là hết sứcquan trọng Trình độ, phẩm chất, năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm củangười giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học
Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi người dạy phải dạy chohọc sinh cách học, người học phải có những phẩm chất và năng lực thích ứng vớinhững phương pháp dạy học tích cực như: có động cơ học tập đúng đắn, tích cực
tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình Đặcbiệt phải có phương pháp tự học, tự tìm tòi khám phá những kiến thức mới
Trang 31Truyền thống văn hoá, môi trường đạo đức chung của mỗi gia đình,mỗi cộng đồng gắn liền với học sinh có thể trở thành tác nhân thúc đẩy hoặckìm hãm động cơ, thái độ học tập của các em Học sinh không thể có phươngpháp học tập tốt nếu gia đình không tạo điều kiện, không khuyến khích độngviên, giúp đỡ các em Chính vì vậy, tăng cường vai trò quản lý của gia đình,của cộng đồng xã hội trong việc tạo điều kiện hướng dẫn học sinh học tập làhết sức thiết thực.
Bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân lực còn là lực lượng những ngườiphục vụ có phẩm chất, năng lực chuyên môn, nhiệt tình, có trách nhiệm Cáccán bộ thư viện, phòng thí nghiệm, nhân viên hành chính phục vụ hoạt động
có nề nếp tạo ra sự đồng thuận trong nhà trường sẽ góp phần nâng cao chấtlượng hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
1.4.3 Cơ sở vật chất, phương tiện và thiết bị dạy học
Các yếu tố về tài chính, CSVC-TBDH đầu tư cho hoạt động dạy họcchính là phương tiện vật chất để tạo điều kiện cho sự phát triển chung của cácthành tố trong quá trình dạy học Nguồn tài chính được đầu tư cho việc muasắm thiết bị dạy học, các phương tiện kỹ thuật hiện đại, các phòng học bộmôn, phòng thư viện sẽ phục vụ đắc lực cho công tác đổi mới PPDH Việcquản lý hoạt động dạy học trong nhà trường phải tiến hành đồng thời với côngtác quản lý, chỉ đạo khai thác và sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học một cách
có hiệu quả
1.4.4 Yếu tố môi trường giáo dục nói chung và môi trường dạy học nói riêng
Môi trường tự nhiên và xã hội tác động trực tiếp đến việc quản lý hoạtđộng dạy học, bao gồm các vấn đề về xã hội học tập, nhu cầu nhân lực, cơ hội
và thách thức đối với giáo dục, mối quan hệ, sự hợp tác, sự cạnh tranh pháttriển, hoạt động tự vệ với những bất thuận của tự nhiên và xã hội Đó lànhững yếu tố khách quan tác động đến mục tiêu phát triển của nhà trường vàcũng là một dạng phương tiện thực hiện nhiệm vụ giáo dục
28
Trang 321.4.5 Yếu tố công nghệ thông tin và truyền thông
Công nghệ thông tin, với những thành tựu tuyệt vời đã đạt được cũng nhưđầy hứa hẹn trong tương lai, đang và sẽ trợ giúp đắc lực cho con người có đượcnhững năng lực sáng tạo, linh hoạt, thích nghi với mọi thay đổi Sự kết hợp hàihòa giữa giáo dục và CNTT hoàn toàn có thể cung cấp những công cụ, phươngpháp và phương tiện mới để thực hiện một cách sâu rộng và có hiệu quả
Sự phát triển của KHKT nói chung và sự bùng nổ của CNTT và TT nóiriêng đã và đang đặt ra vấn đề phải đổi mới nội dung và phương pháp dạyhọc Nhờ đó mà quá trình dạy học trở thành quá trình dạy học tích cực vớimục tiêu chủ yếu là tích cực hóa quá trình nhận thức, quá trình tư duy của họcsinh Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý dạy học và đổi mớiPPDH tạo ra bước phát triển, nâng cao tính tích cực chủ động của người dạy
và người học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên trong quá trình tiếp cậnvới công nghệ thông tin
Trong thực tiễn quản lý nhà trường, những hiệu trưởng giỏi đã cókhông ít những sáng kiến, những biện pháp quản lý hiệu quả góp phần nâng
Trang 33cao chất lượng dạy học, đó chính là tiền đề quan trọng làm cơ sở cho việcnghiên cứu đề tài này Với việc khái quát những nội dung cơ bản của lịch sửnghiên cứu về hoạt động dạy học cùng những khái niệm cơ bản của quản lý,quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, đặc biệt là quản lý hoạt động dạy học,người quản lý cần phải bắt đầu từ việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán
bộ, giáo viên, xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động một cách khoa học,hợp lý Phối hợp chặt chẽ việc quản lý các tổ chuyên môn, từng giáo viên, cácđoàn thể trong nhà trường cũng như với Ban đại diện cha mẹ học sinh Thựchiện tốt các chức năng quản lý, kích thích động viên cán bộ giáo viên làm việcmang hết khả năng và lòng nhiệt tình cống hiến cho tập thể
Bên cạnh đó, để quản lý tốt hoạt động dạy học, Hiệu trưởng cần nắmvững chủ trương, đường lối, cơ chế hoạt động và điều kiện thực tế của nhàtrường, của địa phương để lựa chọn biện pháp phù hợp và có hiệu quả
30
Trang 34CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRẦN PHÚ,
THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC 2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập năm 1950, trên cơ sở sáp nhập hai tỉnhVĩnh Yên và Phúc Yên Năm 1968, Vĩnh Phúc sáp nhập với tỉnh Phú Thọthành tỉnh Vĩnh Phú Từ 01/01/1987 tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập Diện tích tự
Vĩnh Phúc có hệ thống giao thông đa dạng rất thuận lợi cho việc giaolưu hàng hoá và thu hút đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội Trong những nămqua, nhờ có định hướng phát triển đúng đắn và các cơ chế, chính sách phùhợp với thực tế, kinh tế của tỉnh phát triển mạnh và luôn duy trì ở mức tăngtrưởng cao Những đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh đặt ra những yêu cầumới đối với công tác phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Sự tăng trưởng vềkinh tế, cải thiện về đời sống vật chất của nhân dân trong những năm qua đãtạo ra những điều kiện thuận lợi cho phát triển giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa,thể thao và thực hiện các chính sách xã hội Giáo dục Vĩnh Phúc đạt được
nhiều kết quả trên cả 3 mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi
dưỡng nhân tài”.
2.1.2 Khái quát về giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, giáo dục Vĩnh Phúc nói chung
và Thành phố Vĩnh Yên nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn, khẳngđịnh sự cố gắng trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước về giáo dục Được tỉnh và các địa phương quan tâm, cùng với nỗ lựcphấn đấu của cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên toàn ngành, giáo dục VĩnhPhúc đã có những chuyển biến rõ nét cả về quy mô, chất lượng, hiệu quả
Trang 35Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội về đổi mớigiáo dục phổ thông, toàn ngành đã chủ động trong công tác bồi dưỡng giáo viêndạy sách giáo khoa mới; tích cực và chủ động trang bị, tập huấn và quản lý khaithác sử dụng thiết bị dạy học; tăng cường quản lý hoạt động chuyên môn theophương châm gắn đổi mới nội dung với đổi mới phương pháp dạy học.
Trong những năm qua, chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường đượcnâng lên cả về đại trà và mũi nhọn CSVC được tăng cường theo hướng đồng
bộ, cập chuẩn, trang thiết bị dạy học được quản lý, sử dụng vào nền nếp.Công tác quản lý được đổi mới, chú trọng tính kế hoạch, tự chủ, dân chủ trongcác đơn vị giáo dục Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được tăng cường cả
về số lượng và chất lượng, giáo viên trẻ được tạo điều kiện để phấn đấu vươnlên tự khẳng định mình, công tác đào tạo bồi dưỡng được quan tâm chú ý.Những chỉ số phát triển giáo dục của Vĩnh Phúc, đặc biệt là chất lượng vàhiệu quả giáo dục, đào tạo đã đạt trình độ của các tỉnh, thành có nền giáo dụcphát triển trong cả nước
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Ngành giáo dục Vĩnh Phúc cònbộc lộ nhiều thiếu sót, bất cập được đánh giá trong báo cáo kết quả 10 nămthực hiện Nghị quyết TW 2 khóa VIII về Giáo dục và Đào tạo ngày 20 tháng
07 năm 2008 của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc, đó là:
hình thức, chưa thực sự sâu sát thiết thực, chưa thể hiện chức năng quản lýnhà nước về giáo dục Một số cán bộ tỏ ra thiếu hụt về tri thức quản lý, yếu về
tổ chức điều hành, chưa thực hiện phát huy dân chủ trong quản lý nhà trường
phương pháp dạy học lạc hậu, trình độ ngoại ngữ, tin học, của một số giáoviên còn hạn chế
yêu cầu, đánh giá chưa sát với chất lượng thực… Còn không ít học sinh phổ
32
Trang 36thông thiếu hụt những tri thức chung cần thiết; lúng túng, hạn chế khi tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
bộ, chưa thực sự góp phần nâng cao chất lượng giáo dục… [29]
Thực tế trên đặt ra những yêu cầu hết sức cấp bách đối với công tácquản lý giáo dục, quản lý nhà trường cho ngành Giáo dục và Đào tạo VĩnhPhúc nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý các trường Trung học phổ thôngtrên địa bàn tỉnh nói riêng Cần tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tư tưởngcủa đội ngũ cán bộ quản lý các trường Trung học phổ thông về tầm quan trọngcủa việc đổi mới giáo dục, từ đó có những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng caohiệu quả quản lý, nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục trong nhàtrường
2.2 Thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học phổ thông Trần Phú
2.2.1 Thực trạng hoạt động dạy học của nhà trường
2.2.1.1 Đặc điểm tình hình nhà trường
Trường Trung học phổ thông Trần Phú, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh VĩnhPhúc được thành lập ngày 11/01/1947, tiền thân là trường Trung học NguyễnThái Học và là trường Trung học đầu tiên của tỉnh Vĩnh Phúc Hơn 60 năm,nhà trường đã không ngừng phấn đấu vươn lên đạt nhiều thành tích, đóng gópxứng đáng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nhà trường đã vinh dựđược Nhà nước tặng thưởng các danh hiệu cao quý:
Và nhiều cờ thi đua xuất sắc, bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương
Trang 37Tháng 07 năm 2004 nhà trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp bằngcông nhận trường Trung học đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001-2010 Đây làtrường Trung học phổ thông đạt chuẩn Quốc gia đầu tiên của tỉnh Vĩnh Phúc.
Với vị trí của trường nằm tại trung tâm tỉnh lỵ, nhu cầu của nhân dân làrất lớn Trường không chỉ thu hút học sinh trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên
mà còn thu hút không ít học sinh ở các huyện, thị lân cận
2.2.1.2 Thực trạng hoạt động dạy học của trường Trung học phổ thông Trần Phú * Về đội ngũ cán bộ quản lý
Bảng 2.1: Thống kê đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT Trần Phú
Năm
BGH học
2005-2 2006
2006-3 2007
2007-3 2008
(Nguồn: Báo cáo thống kê năm học 2005-2006, 2006-2007, 2007-2008)
Đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT Trần Phú hầu hết là những thầy, côgiáo có kinh nghiệm trong giảng dạy, tận tụy với học sinh, tâm huyết với nghềnghiệp Ban giám hiệu gồm các đồng chí đều trưởng thành từ giáo viên giỏi cấptỉnh, cấp cơ sở, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác và có sự phối hợp,cộng tác tốt nên có đủ khả năng dẫn dắt tập thể sư phạm phát triển đi lên
* Về đội ngũ tổ trưởng chuyên môn
Đội ngũ tổ trưởng chuyên môn đều là những GV giảng dạy, có kinhnghiệm, được các thành viên trong tổ tín nhiệm Các đồng chí lãnh đạo các tổchức trong nhà trường đều là những GV có phẩm chất tốt, nhiệt tình và cótrách nhiệm trong công tác Những năm gần đây, đội ngũ tổ trưởng chuyênmôn dần được trẻ hoá, trình độ đào tạo trên chuẩn tăng, đây là lực lượngtương đối ổn định, đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và thành thạo trong
Trang 3834
Trang 39công tác quản lý, thực sự là lực lượng nòng cốt, đầu đàn trong mọi hoạt độngcủa nhà trường.
Bảng 2.2: Thống kê đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường THPT Trần Phú
Năm học
2005 - 2006
2006 - 2007
2007 - 2008
(Nguồn: Báo cáo thống kê năm học 2005-2006, 2006-2007, 2007-2008)
Bên cạnh những mặt mạnh, đội ngũ cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyênmôn còn bộc lộ một số hạn chế sau:
còn ít nên kinh nghiệm còn hạn chế, tác phong chưa thật quyết đoán nên chưaphát huy tối đa năng lực sở trường của giáo viên Điều đó đã ảnh hưởng phầnnào đến chất lượng chung của nhà trường
quản lý cũng khác nhau Việc trao đổi kinh nghiệm chưa được thường xuyên,
do vậy đã ảnh hưởng tới việc bồi dưỡng năng lực quản lý
Nguyên nhân của các hạn chế trên là:
trình độ, chưa mạnh dạn trong việc tiếp thu và vận dụng những vấn đề mớivào công tác quản lý của mình
tạo về quản lý, việc quản lý, chỉ đạo chủ yếu dựa trên cơ sở kinh nghiệm, nênđôi khi chưa phát huy hết thế mạnh, tiềm năng của đội ngũ giáo viên
hoạt động trong nhà trường
trên
80%), điều này cũng có những khó khăn nhất định do đôi lúc chưa quyết đoán
35
Trang 40trong giải quyết công việc và phân công công tác nên ảnh hưởng một phần
đến hiệu quả quản lý
* Về đội ngũ giáo viên
+ Số lượng đội ngũ
Hoạt động dạy học ở trường THPT Trần Phú những năm qua đã có
nhiều chuyển biến và đạt được kết quả cao về mọi mặt Trong đó, đội ngũ
giáo viên là nhân tố cơ bản quyết định chất lượng giáo dục nói chung và chất
lượng dạy học nói riêng Để đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục và đào tạo
trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải cố gắng rất nhiều
trong việc trau dồi tri thức, nâng cao trình độ, nghiệp vụ, đổi mới phương
pháp dạy học
Bảng 2.3: Thống kê đội ngũ giáo viên trường THPT Trần Phú
Tổng Năm
số học
2005
-69 2006
2006
-65 2007
2007
-67 2008
(Nguồn: Báo cáo thống kê năm học 2005-2006, 2006-2007, 2007-2008)
Đội ngũ giáo viên phần lớn tuổi đời còn trẻ, năng động nhiệt tình, dễ
nắm bắt những vấn đề mới, hiện đại, luôn say sưa, yêu nghề, ham học hỏi, có
khác Nhiều giáo viên có kiến thức vững chắc, phương pháp giảng dạy tốt,
luôn tích cực học tập, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp