Nội dung công khai bao gồm: số liệu và báo cáo thuyết minh dự toánngân sách nhà nước trình các cấp có thẩm quyền quyết định, tình hình thựchiện ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Lan Anh
THÁI NGUYÊN - 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,chưa công bố tại bất kỳ nơi nào, mọi số liệu sử dụng trong luận văn này lànhững thông tin xác thực Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan củamình
Tác giả luận văn
Nguyễn Mạnh Hoàn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Lan Anh, người
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu vàhoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Phòng Đào tạo - Trường Đạihọc Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo, các bạn bè đồng nghiệp,
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Do bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi nhữngthiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo
và các bạn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Mạnh Hoàn
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 3
5 Kết cấu của luận văn 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 5
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước 5
1.1.1 Khái niệm, phân loại cơ quan hành chính nhà nước 5
1.1.2 Công tác quản lý tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước 7
1.1.3 Nội dung công tác quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nước 19 1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao hoạt động quản lý tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước 38
1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước 41
1.2.1 Kinh nghiệm về quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước của tỉnh Quảng Bình 41
1.2.2 Kinh nghiệm về quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước của tỉnh Hải Dương 42
Trang 61.2.3 Bài học kinh nghiệm về quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính
Nhà nước tại Sở Lao động TB&XH tỉnh Lào Cai 44
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
2.1 Câu hỏi và quy trình thực hiện nghiên cứu 47
2.1.1 Các câu hỏi nghiên cứu 47
2.2.2 Quy trình nghiên cứu 47
2.2 Phương pháp nghiên cứu 49
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 49
2.2.2 Phương pháp tổng hợp số liệu 51
2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 52
2.3 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng và đo lường 53
2.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng công tác quản lý tài chính 53
2.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả của công tác quản lý tài chính 53
Chương 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI 56
3.1 Giới thiệu về Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai 56
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 56
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 59
3.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý 64
3.2 Thực trạng quản lý tài chính tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội Tỉnh Lào Cai 67
3.2.1 Lập dự toán thu chi tài chính và quản lý các nguồn thu 67
3.2.2 Quản lý sử dụng, phân bổ dự toán 79
3.2.3 Công tác quyết toán kinh phí 92
3.2.4 Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ 94
3.2.5 Công tác xây dựng quy chế chi tiêu nôi bộ 96
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai 96
Trang 73.3.1 Yếu tố khách quan 96
3.3.2 Yếu tố chủ quan 98
3.4 Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Sở Lao động Thương binh & Xã hội tỉnh Lào Cai 99
3.4.1 Những kết quả đạt được 99
3.4.2 Một số hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 101
Chương 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH & XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI 106
4.1 Định hướng và mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Sở Lao động Thương binh & Xã hội 106
4.2 Định hướng và mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Sở Lao động Thương binh & Xã hội tỉnh Lào Cai 107
4.2.1 Định hướng hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Sở Lao động Thương binh & Xã hội tỉnh Lào Cai 107
4.2.2 Mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Sở Lao động Thương binh & Xã hội tỉnh Lào Cai 108
4.3 Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai 109
4.3.1 Hoàn thiện lập dự toán, phân bổ dự toán và chấp hành dự toán kinh phí ngân sách Nhà nước cấp 109
4.3.2 Hoàn thiện công tác xét duyệt, quyết toán, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ 112
4.3.3 Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ 114
4.3.4 Một số giải pháp khác 115
KẾT LUẬN 120
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
PHỤ LỤC 123
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Tình hình thực hiện nộp báo cáo dự toán của các đơn vị giai đoạn
2016-2018 69Bảng 3.2 Tình hình thực hiện nộp báo cáo dự toán đúng với nội dung của các
đơn vị giai đoạn 2016-2018 69Bảng 3.3: Tình hình dự toán thu tài chính của Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2018 70Bảng 3.4: Nguồn tài chính của Sở Lao động –Thương binh và Xã hội tỉnh Lào
Cai năm 2016-2018 73Bảng 3.5: Cơ cấu nguồn tài chính của Sở Lao động –Thương binh và Xã hội
tỉnh Lào Cai năm 2016-2018 75Bảng 3.6: Bảng tổng hợp ý kiến về quản lý nguồn thu tại Sở Lao động – TBXH
tỉnh Lào Cai 79Bảng 3.7: Chi từ các nguồn kinh phí của Sở Lao động –Thương binh và Xã
hội tỉnh Lào Cai năm 2016-2018: 84Bảng 3.8: Nội dung chi NSNN cấp của Sở Lao động –Thương binh và Xã hội
tỉnh Lào Cai năm 2016-2018: 86Bảng 3.9: Cơ cấu nội dung chi NSNN cấp của Sở Lao động –Thương binh và
Xã hội tỉnh Lào Cai năm 2016-2018 88Bảng 3.10: Ý kiến về quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính tại Sở Lao động
– TBXH tỉnh Lào Cai 90Bảng 3.11 Tổng hợp tình hình tiết kiệm chi kinh phí tự chủ giai đoạn 2017-
2018 91Bảng 3.12 Tình hình thực hiện quyết toán năm 2018 của các đơn vị 93Bảng 3.13 Tình hình thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại đơn vị theo kế
hoạch hàng năm giai đoạn 2016-2018 95
Trang 10DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu 48
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Sở Lao động thương binh – Xã hội
tỉnh Lào Cai 66
Trang 111
Trang 12Quản lý tài chính là một bộ phận, một khâu của quản lý kinh tế xã hội
và là khâu quản lý mang tính tổng hợp Quản lý tài chính được coi là hợp lý,
có hiệu quả nếu nó tạo ra được một cơ chế quản lý thích hợp, có tác độngtích cực tới các quá trình kinh tế xã hội theo các phương hướng phát triển đãđược hoạch định Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính ở các đơn vị sựnghiệp có liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh tế xã hội do đó phải có sựquản lý, giám sát, kiểm tra nhằm hạn chế, ngăn ngừa các hiện tượng tiêucực, tham nhũng trong khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính đồng thờinâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn tài chính
Công tác này cũng góp phần tạo khuôn khổ chi tiêu phù hợp với tìnhhình tài chính, làm cơ sở cho việc hạch toán kế toán tại đơn vị, đảm bảođược nguồn tài chính cho hoạt động của đơn vị, từ đó đưa ra những kếhoạch, định hướng phát triển cho phù hợp với từng giai đoạn của sự pháttriển Ngoài ra, việc quản lý cũng giúp cho các khoản chi được thực hiệntheo đúng kế hoạch, đạt hiệu quả hoạt động cao, đồng thời tiết kiệm chi phí,tạo điều kiện để tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên, phát huy tính chủ động,sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Trang 13thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ đã tạo được nhữngthay đổi đáng kể trong nhận thức của cán bộ, nhân viên trong Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai Qua đó tạo tính tự chủ cho đơn vịtrong việc ra các quyết định, trong đó có các quyết định tài chính, mang tínhchủ động và sát với thực tiễn hơn, thu được hiệu quả cao hơn Cụ thể, SởLao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai đã thực hiện đầy đủ cơ chếquản lý tài chính, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm; Quản lý, sử dụng hiệuquả tài sản, nguồn nhân lực để phát triển và nâng cao chất lượng hoạt độngcung cấp dịch vụ ngày một tốt hơn Tuy nhiên, cơ chế quản lý tài chính đốivới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai, hiện vẫn còn nhiềubất cập, khó khăn trong công tác quản lý tài chính.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý tài
chính tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai” làm đề tài
luận văn thạc sỹ của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đề tài được thực hiện nhằm góp phần hoàn thiện chức năng quản lýcông tác kế hoạch, tài chính, kế toán và đầu tư xây dựng cơ bản theo quy địnhcủa pháp luật tại Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh Lào Cai
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính tại SởLao động thương binh Xã hội tỉnh Lào Cai trong thời gian tới
Trang 143 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động quản lý tài chính tại
Sở Lao động thương binh Xã hội tỉnh Lào Cai, bao gồm bộ máy quản lý tàichính, công tác quản lý thu và quản lý chi
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Quản lý tài chính tại Sở Lao động - Thươngbinh và Xã hội tỉnh Lào Cai là lĩnh vực rộng và mỗi một cơ quan hành chínhNhà nước lại có những đặc điểm riêng Trong khuôn khổ luận văn này, tác giảchỉ tập trung nghiên cứu về quản lý tài chính nguồn kinh phí NSNN cấp cho
Sở Lao động thương binh Xã hội tỉnh Lào Cai
- Phạm vi về không gian: Luận văn được nghiên cứu tại Sở Lao động– Thương binh và xã hội tỉnh Lào Cai
- Phạm vi về thời gian: Số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài được thuthập trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến tháng 6/2019
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiếtthực, là tài liệu giúp Sở Lao động thương binh Xã hội tỉnh Lào Cai xây dựng
kế hoạch nâng quản lý tài chính trong thời gian tới
Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống, những giải phápchủ yếu nhằm nâng cao quản lý tài chính tại Sở Lao động thương binh Xã hộitỉnh Lào Cai, có ý nghĩa thiết thực cho quá trình nâng cao quản lý tài chính tại
Sở Lao động thương binh Xã hội tỉnh Lào Cai và đối với các cơ quan hànhchính nhà nước có điều kiện tương tự
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảoluận văn được chia làm 4 chương
Trang 15Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính tại cơ quan
hành chính nhà nước
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng quản lý tài chính tại Sở Lao động - Thương
binh & Xã hội tỉnh Lào Cai
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại
Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Lào Cai
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC CƠ
QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1.1 Cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước
1.1.1 Khái niệm, phân loại cơ quan hành chính nhà nước
1.1.1.1 Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước
Cơ quan hành chính Nhà nước (HCNN) là một cơ quan trong hệ thốngcác cơ quan Nhà nước, được thành lập theo quy định của pháp luật (hiếnpháp, luật, pháp lệnh) có tổ chức và hoạt động theo quyết định của pháp luật;
sử dụng quyền lực Nhà nước thực thi chức năng, nhiệm vụ trong phạm vithẩm quyền do pháp luật quy định;
Cơ quan HCNN là một loại cơ quan thuộc quyền lực hành pháp, đượclập ra để thực thi pháp luật do cơ quan quyền lực Nhà nước ban hành Thẩmquyền của chúng chỉ giới hạn trong phạm vi chấp hành, điều hành và chịu sựgiám sát của cơ quan quyền lực cùng cấp;
Hoạt động của cơ quan HCNN mang tính thường xuyên, liên tục vàtương đối ổn định, là cầu nối trực tiếp nhất đưa đường lối, chính sách, phápluật vào cuộc sống
Tổ chức của cơ quan HCNN có mối quan hệ trực thuộc theo một thứbậc chặt chẽ (quan hệ mệnh lệnh) tạo thành một hệ thống thống nhất từ trungương xuống các cấp địa phương
Chức năng quan trọng và chủ yếu của cơ quan HCNN là quản lý, điềuhành các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội một cách độc lập tương đối trongphạm vi một quốc gia hay một địa phương nhất định
Cơ quan HCNN là thuật ngữ được sử dụng khi nói về một bộ phận (cơquan) cấu thành của bộ máy HCNN được sử dụng quyền lực Nhà nước đểthực hiện chức năng quản lý, điều hành (chức năng hành pháp) đối với mọilĩnh vực của đời sống xã hội
Trang 171.1.1.2 Phân loại cơ quan hành chính nhà nước
Hiện nay, có nhiều cách phân loại cơ quan HCNN trong đó có hai cáchphân loại chủ yếu Đó là phân loại theo tính chất hoạt động và phân loại theocấp dự toán
- Phân loại theo tính chất hoạt động, cơ quan hành chính Nhà nước bao
Trang 18Các cơ quan quản lý Nhà nước (các cơ quan lập pháp, cơ quan HCNN
và cơ quan tư pháp)
+ Các đơn vị sự nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp cácdịch vụ công cho xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, khoa học côngnghệ, kinh tế…);
+ Các tổ chức xã hội (tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hộinghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp…)
- Phân loại theo cấp dự toán, các cơ quan hành chính trong cùng mộtngành theo hệ thống dọc được thống nhất tổ chức thành các đơn vị dự toáncác cấp: đơn vị dự toán cấp 1, đơn vị dự toán cấp 2 và đơn vị dự toán cấp 3
+ Đơn vị dự toán cấp 1: là đơn vị nhận trực tiếp ngân sách năm do cấpchính quyền tương ứng giao và chịu trách nhiệm phân bổ dự toán ngân sáchnăm xuống cho đơn vị cấp dưới, quản lý điều hành ngân sách năm của cấpmình và cấp dưới trực thuộc
+ Đơn vị dự toán cấp 2: là đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán cấp 1, cónhiệm vụ nhận dự toán ngân sách của đơn vị dự toán cấp 1 và phân bổ dựtoán cho đơn vị dự toán cấp 3, có trách nhiệm tổ chức điều hành quản lý kinhphí của mình và đơn vị dự toán cấp dưới
+ Đơn vị dự toán cấp 3: là đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng kinh phí từđơn vị cấp 2 hoặc đơn vị dự toán cấp 1 nếu không có cấp 2 có trách nhiệm tổchức thực hiện quản lý kinh phí của đơn vị mình và đơn vị dự toán cấp dưới
Ngoài ra để phân loại cơ quan hành chính Nhà nước còn được thựchiện theo cơ sở pháp lý của việc thành lập gồm: cơ quan hành chính mà việc
Trang 19thành lập do hiến pháp quy định, các cơ quan hành chính Nhà nước được lậptrên cơ sở các đạo luật các văn bản dưới luật; phân loại theo địa giới hànhchính (cơ quan HCNN Trung ương và cơ quan HCNN địa phương); phân loạitheo phạm vi thẩm quyền (cơ quan HCNN có thẩm quyền chung và cơ quanHCNN có thẩm quyền riêng)…
1.1.2 Công tác quản lý tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước
1.1.2.1 Khái niệm tài chính, quản lý tài chính
Theo giáo trình Kinh tế chính trị của Học viện chính trị quốc gia TP
Hồ Chí Minh “Quản lý là quá trình mà chủ thể quản lý sử dụng các công cụ quản lý và phương pháp quản lý thích hợp nhằm điều khiển đối tượng quản lý hoạt động và phát triển nhằm đạt đến những mục tiêu đã định” Quản lý được
sử dụng khi nói tới các hoạt động và các nhiệm vụ mà nhà quản lý phải thựchiện thường xuyên từ việc lập kế hoạch đến quá trình thực hiện kế hoạchđồng thời của tổ chức kiểm tra, nó còn hàm ý cả mục tiêu, kết quả và hiệunăng hoạt động của tổ chức
Kế thừa những nghiên cứu khác nhau về tài chính, có thể thấy khi mốiquan hệ giữa kinh tế, hàng hóa, tiền tệ ngày càng phát triển thì càng có nhiềuquan niệm về tài chính Theo giáo trình Kinh tế chính trị của Học viện chính
trị quốc gia TP Hồ Chí Minh, “Tài chính là một phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất hàng hóa, tiền tệ và Nhà nước Nó phản ánh phân phối tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân dưới hình thức giá trị để hình thành và sử dụng có kế hoạch các quỹ tiền tệ tập trung và không tập trung nhằm phục vụ quá trình tái sản xuất và đời sống nhân dân”.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của tác giả Dương Thị Bình Minh cho
rằng “Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế biểu hiện trong lĩnh vực hình ảnh và phân phối quỹ tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân nhằm xây dựng và phát triển xã hội chủ nghĩa”.
Theo giáo trình Chính sách Kinh tế - xã hội của Đại học Kinh tế quốc
dân định nghĩa: “Tài chính là những quan hệ thu chi tiền tệ, qua đó hình
Trang 20thành nên những quỹ tiền tệ tập trung (như Ngân sách Nhà nước) và không tập trung (vốn của các doanh nghiệp, hộ gia đình…) và sử dụng những quỹ tiền tệ đó để thực hiện những mục tiêu nhất định (mục tiêu phát triển kinh
tế xã hội, tích lũy và tiêu dùng…).
Ngoài ra, có thể xem xét tiếp cận phạm trù này dưới hai góc độ sau:
Một là về hình thức, “Tài chính là sự vận động của các dòng tiền tệ gắn liền với quyền sở hữu hoặc chiếm dụng của mỗi chủ thể trong những khoảng thời gian nhất định Sự vận động của các dòng tiền thuộc mỗi chủ thể được nhìn nhận rõ nét nhất thông qua hai mặt hoạt động thu, chi quỹ tiền tệ của chính mỗi chủ thể đó” Hai là về mặt nội dung, “tài chính là tổng thể các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội trong những không gian, thời gian nhất định” Tóm lại, tài chính là phương thức phân
bổ nguồn lực vốn khan hiếm của các chủ thể trong nền kinh tế để thỏa mãnnhu cầu
“Tài chính trong cơ quan hành chính Nhà nước được hiểu là các hoạt động thu và chi bằng tiền của các cơ quan Nhà nước để đảm bảo hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đồng thời thực hiện các nhiệm
Trang 21Như vậy, quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính Nhà nướcmang những đặc điểm chung về quản lý tài chính đồng thời có những đặc thùriêng, quan trọng nhất vẫn là phải đạt mục tiêu đề ra trong khi nguồn lực vềtài chính thì luôn giới hạn, đòi hỏi các cơ quan hành chính Nhà nước vừa phảihoàn thành các chức năng nhiệm vụ đồng thời đảm bảo một phần thu nhậpcho cán bộ, công chức và người lao động làm việc trong cơ quan Nhà nước.
1.1.2.2 Nguyên tắc quản lý tài chính
- Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả
Có thể nói tiết kiệm, hiệu quả là một trong những nguyên tắc quantrọng hàng đầu trong quản lý kinh tế, tài chính trong các đơn vị nói chung vàtại các cơ quan hành chính Nhà nước nói riêng Bởi vì nguồn lực thì luôn cógiới hạn nhưng nhu cầu thì dường như không có giới hạn
Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả chỉ có thể được tôn trọng khi quá trìnhquản lý chi thường xuyên của đơn vị hành chính Nhà nước phải làm tốt vàđồng bộ trên các khía cạnh sau:
+ Phải xây dựng được các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp vớitừng đối tượng hay tính chất công việc; đồng thời lại phải có tính thực tiễn cao
+ Phải thiết lập được các hình thức cấp phát đa dạng và lựa chọn hìnhthức cấp phát áp dụng cho mỗi loại hình đơn vị, hay yêu cầu quản lý của từngnhóm mục chi một cách phù hợp
+ Có thứ tự ưu tiên cho các loại hoạt động hoặc theo các nhóm chi saocho với tổng số chi có hạn nhưng khối lượng công việc vẫn đảm bảo hoànthành và đạt chất lượng tốt
+ Hiệu quả của công tác quản lý tài chính tại các đơn vị hành chínhNhà nước phải được thể hiện thông qua những lợi ích về kinh tế - xã hội mà
xã hội được thụ hưởng
Thực hiện nguyên tắc này, tổ chức công tác quản lý tài chính tại đơn vịphải vừa gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí vừa bảo đảm thu thập được thông tin đầy
đủ, kịp thời, chính xác
Trang 22- Nguyên tắc công khai, minh bạch
Nguyên tắc công khai, minh bạch trong công tác quản lý tài chính là
vô cùng quan trọng Nguyên tắc này nhằm phát huy quyền làm chủ của cán
bộ, công chức nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việcthực hiện kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhànước; huy động, quản lý và sử dụng các hoạt động đóng góp của nhân dântheo quy định của pháp luật; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi viphạm pháp luật bảo đảm sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, thựchành tiết kiệm chống lãng phí
Nội dung công khai bao gồm: số liệu và báo cáo thuyết minh dự toánngân sách nhà nước trình các cấp có thẩm quyền quyết định, tình hình thựchiện ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước; kết quả thực hiệncác kiến nghị của Kiểm toán nhà nước; trừ số liệu chi tiết, báo cáo thuyếtminh thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, dự trữ quốc gia; Việc công khaingân sách nhà nước được thực hiện bằng một hoặc một số hình thức: công bốtại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; pháthành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cánhân có liên quan; đưa lên trang thông tin điện tử; thông báo trên các phươngtiện thông tin đại chúng Ngoài ra, việc công khai các nội dung thông tin liênquan đến tuyển dụng lao động trong các cơ quan hành chính Nhà nước cũng
là một vấn đề hết sức cần thiết trong quản lý hành chính công
- Nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính Nhà nước phải đảmbảo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộmáy, biên chế và tài chính Thực hiện được điều đó đơn vị phải đảm bảo đượcviệc tạo quyền chủ động, tự quyết, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệpđặc biệt là thủ trưởng đơn vị Từ đó thúc đẩy phát triển họat động sự nghiệptheo hướng đa dạng hóa Nguyên tắc này thể hiện ở những nội dung sau:
Trang 23+ Thực hiện tự chủ tại các đơn vị gắn với tự chịu trách nhiệm trước cơquan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định củamình liên quan đến hoạt động thu chi ngân sách; chịu sự kiểm tra, giám sátcủa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
+ Đảm bảo lợi ích của Nhà nước, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhântheo quy định của Pháp luật
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Các hoạt động dịch vụ phải phùhợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với chuyên môn và tài chínhcủa đơn vị
- Nguyên tắc thống nhất
Xuất phát từ đặc điểm, vai trò của quản lý tài chính trong hệ thống quản
lý với chức năng thông tin của đơn vị hành chính Nhà nước nên quản lý tàichính phải đảm bảo nguyên tắc thống nhất Để quản lý tài chính với chứcnăng này, các đơn vị cần đảm bảo thực hiện:
+ Thống nhất về cơ chế quản lý giữa các đơn vị hành chính sự nghiệptrong một hệ thống quản lý: giữa các đơn vị cấp dưới, đơn vị cấp trên trongcùng một tổ chức, thống nhất giữa các đơn vị trong cùng một ngành, thốngnhất giữa các ngành với nhau
+ Thống nhất trong thiết kế, xây dựng các nội dung quản lý tài chính.+ Thống nhất trong việc áp dụng các chính sách, chế độ, vận dụngtrong thực tế tại các đơn vị
Nguyên tắc thống nhất được thực hiện sẽ đảm bảo thông tin được cungcấp một cách nhịp nhàng, theo logic thống nhất, đặc biệt trong cả hệ thốngquản lý ngân sách nói chung của quốc gia Ngoài ra, khi vận dụng phươngpháp này cũng sẽ tạo lập được nguồn thông tin ổn định phục vụ cho quản lý
và phù hợp với yêu cầu quản lý không những tại đơn vị mà còn phục vụ choquản lý của đơn vị cấp trên và toàn ngành
Trang 241.1.2.3 Vai trò của công tác quản lý tài chính trong cơ quan hành chính Nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường, để quản lý và điều tiết nền kinh tế quốcdân nhằm thực hiện mục tiêu ổn định, phát triển bền vững, hiệu quả và côngbằng cũng như quản lý và điều tiết khu vực công hiệu quả, Nhà nước thườngxuyên sử dụng các công cụ tài chính Khi sử dụng quản lý tài chính Nhà nướclàm công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội, Nhà nước luônhướng tới để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô: tăng trưởng kinh tế, tăngviệc làm và giảm thất nghiệp, ổn định mặt bằng giá cả,… Vai trò này củaquản lý tài chính Nhà nước được thể hiện trên các mặt:
Thứ nhất, vai trò quản lý tài chính Nhà nước trong việc thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định vàbền vững: Chính sách thu của quản lý tài chính Nhà nước góp phần quantrọng trong việc thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.Điều này được thể hiện chủ yếu thông qua việc thực hiện chính sách thuế Kếtquả của các quá trình phân phối tài chính là số vốn được huy động, tập trungvào các quỹ tiền tệ của Nhà nước, đặc biệt là quỹ ngân sách Nhà nước vàbằng việc thực hiện chính sách chi tiêu công, Nhà nước phân bổ nguồn lực tàichính vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đầu tư vào cácngành kinh tế mũi nhọn, đầu tư vào các công trình trọng điểm, hỗ trợ đầu tưcho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và giải quyết các mối quan hệcân đối lớn của nền kinh tế quốc dân
Thứ hai, vai trò quản lý tài chính Nhà nước trong việc điều tiết thị
trường và bình ổn giá cả: với công cụ điều tiết gián tiếp là tài chính Nhà nước,Nhà nước sử dụng nó nhằm bình ổn thị trường và giá cả bằng việc hình thànhcác quỹ tài chính của Nhà nước có nguồn gốc vốn do ngân sách Nhà nướccấp Đó là các quỹ: quỹ dự trữ của Nhà nước (bằng hiện vật và tài chính), quỹbình ổn giá Đồng thời Nhà nước sử dụng thuế, các khoản chi tiêu công và các
Trang 25biện pháp kinh tế khác để điều tiết linh hoạt và có hiệu quả đối với hoạt độngcủa thị trường.
Thứ ba, vai trò quản lý tài chính Nhà nước trong việc thực điều tiết thu
nhập và thực hiện công bằng xã hội: Thị trường không có khả năng tạo ra sựphân phối thu nhập công bằng Nguyên nhân là mức thu nhập phụ thuộc vàonhiều yếu tố khác nhau như: sự nổ lực, trình độ giáo dục, thừa kế, giá cả cácyếu tố và cả sự may mắn Cơ chế thị trường chỉ làm công việc của nó là traođổi hàng hóa cho ai có tiền mua chúng Một hệ thống thị trường có hiệu quảnhất cũng có thể gây sự bất công lớn trong thu nhập Vì vậy, cần phải có sựđiều tiết của Nhà nước để giảm bớt thu nhập cao của các cá nhân và nâng đỡcác thu nhập thấp Công cụ cơ bản để Nhà nước điều tiết thu nhập của dân cư
là thuế và chi tiêu công
1.1.2.4 Đặc điểm công tác quản lý tài chính trong cơ quan hành chính Nhà nước
Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính
Hiện nay ở Việt Nam, cơ chế quản lý tài chính đối với cơ quan HCNN
là cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lýhành chính theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005của Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế vàkinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính Nhà nước
Mục tiêu thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm:
- Tạo điều kiện cho các cơ quan HCNN chủ động hơn trong việc sửdụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất để hoànthành các chức năng và nhiệm vụ được giao
- Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm,chống lãng phí trong việc sử dụng lao động, kinh phí quản lý hành chính
- Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hànhchính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức
Trang 26- Thực hiện quyền tự chủ, đồng thời gắn trách nhiệm của thủ trưởngđơn vị và cán bộ công chức trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao theoquy định của pháp luật.
Nguyên tắc thực hiện cơ chế:
- Đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
- Không tăng biên chế và kinh phí quản lý hành chính được giao, trừtrường hợp có quy định riêng
- Thực hiện công khai, dân chủ và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của cán
+ Quyết định việc sắp xếp, phân công cán bộ công chức theo vị trí côngviệc đảm bảo hiệu quả thực hiện nhiệm vụ
+ Điều động cán bộ, công chức giữa các đơn vị trong nội bộ
+ Được tiếp nhận số lao động trong biên chế thấp hơn hoặc bằng sốbiên chế được giao
+ Được hợp đồng thuê khoán công việc hoặc hợp đồng lao động đốivới các chức danh theo quy định của Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chínhphủ về thực hiện hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chínhNhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập: bảo vệ, lái xe, điện nước trong phạm
vi nguồn kinh phí quản lý hành chính được giao
Nghị định 130/2005/NĐ-CP của chính phủ về cơ chế giao khoán biênchế và kinh phí quản lý hành chính về cơ bản đã đáp ứng được những yêu cầu
Trang 27đã đặt ra về mục tiêu và nguyên tắc thực hiện, đa phần các cơ quan hànhchính Nhà nước đã chủ động tích cực hơn trong việc sử dụng biên chế và kinhphí được giao đáp ứng hoàn toàn nhiệm vụ được giao, cải cách tinh gọn bộmáy, sắp xếp nhân lực hiệu quả hơn giai đoạn trước đồng thời đảm bảo mộtphần thu nhập cho cán bộ, công chức.
Quản lý nguồn thu
Để duy trì các hoạt động cho sự tồn tại và phát triển của các cơ quanHCNN đòi hỏi phải có các nguồn tài chính đảm bảo Trong khi đó, hoạt độngcủa các cơ quan đơn vị này thực hiện mục đích phục vụ lợi ích công cho xãhội, không đòi hỏi người nhận những dịch vụ và hàng hóa do tổ chức mìnhcung cấp phải trả tiền Do đó, ngân sách Nhà nước sẽ phải cấp phát kinh phí
để duy trì hoạt động của các tổ chức công mà ở đây là các cơ quan HCNN.Hiện nay, cơ quan HCNN theo Luật pháp quy định được phép thu một sốkhoản thu như phí, lệ phí và các khoản thu khác nhằm bổ sung nguồn kinh phíhoạt động nhưng xét tổng thể thì nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu vẫn doNhà nước cấp
Kinh phí quản lý hành chính giao cho các cơ quan thực hiện chế độ tựchủ từ các nguồn sau:
- Nguồn ngân sách Nhà nước cấp
Đối với nguồn thu của cơ quan hành chính Nhà nước từ nguồn ngânsách Nhà nước để thực hiện chế độ tự chủ, nguồn thu này được xác định từ sốbiên chế được cấp có thẩm quyền giao và định mức phân bổ ngân sách Nhànước hiện hành
Biên chế ở đây bao gồm các cán bộ, công chức và những người laođộng làm việc hợp đồng trong cơ quan HCNN theo Nghị định 68/2000/NĐ-
CP của chính phủ quy định Số biên chế được giao làm căn cứ thực hiệnkhoán quỹ tiền lương và chi thường xuyên theo định mức là số biên chế đượccấp có thẩm quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức
Trang 28Trường hợp cơ quan chưa được phê duyệt vị trí việc làm thì thực hiện khoánquỹ tiền lương trên cơ sở số lao động hợp đồng không xác định thời hạn đốivới một số chức danh theo quy định của pháp luật được cấp có thẩm quyềnphê duyệt.
Định mức phân bổ ngân sách đối với cơ quan thuộc địa phương do Hộiđồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định
Đây là nguồn thu chủ yếu của các cơ quan HCNN dùng để chi hoạtđộng trong năm ngân sách (bắt đầu từ 01/01 đến hết ngày 31/12)
- Các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định
Theo quy định tại Luật phí, lệ phí năm 2015 được Quốc hội khóa 13thông qua, trong đó định nghĩa:
“Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật phí, lệ phí”.
“Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan Nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý Nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm Luật phí, lệ phí” Các cơ quan hành chính Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền giao
nhiệm vụ thu phí, lệ phí thì tùy thuộc vào từng loại phí, lệ phí và quy định cụthể, cơ quan đó sẽ được trích lại số % nhất định trên số tiền phí, lệ phí thuđược Mục đích để trang trải các chi phí phục vụ cho công tác thu phí, lệ phí(như mua sắm công cụ, dụng cụ, tài sản cố định)
- Nguồn thu khác
Các khoản thu hợp pháp theo quy định của pháp luật: các khoản thunày thường chiếm một tỷ lệ nhỏ, phát sinh không thường xuyên nhưng có tínhchất không hoàn trả như: thu từ thanh lý tài sản, viện trợ không hoàn lại từ các
tổ chức trong và ngoài nước…
Trang 29 Quản lý chi tiêu
Thực chất chi ngân sách Nhà nước cho các cơ quan HCNN đó là quátrình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi gắnliền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về quản lýhành chính Quá trình phân phối quỹ ngân sách Nhà nước cho cơ quan quản lýHCNN ở đây chính là quá trình lập, phân bổ và giao dự toán chi NSNN cho cơquan HCNN Quá trình sử dụng chính là việc cấp kinh phí từ quỹ NSNN đượcquản lý tại Kho bạc Nhà nước cho các cơ quan HCNN Các cơ quan HCNN sửdụng kinh phí đó để chi tiêu cho các hoạt động theo dự toán chi đã duyệt
Chi NSNN cho cơ quan HCNN bao gồm chi thường xuyên và chikhông thường xuyên, trong giới hạn của luận văn chỉ đề cập đến các khoảnchi thường xuyên
Chi thường xuyên trong các cơ quan, đơn vị là các khoản chi để duy trìhoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị này, thường ít có biến độnglớn qua các năm, các khoản chi thường xuyên mang tính ổn định khá rõ nét
Chi thường xuyên của các cơ quan HCNN bao gồm: chi lương, phụ cấp
và các khoản đóng góp; chi vật tư văn phòng, thông tin tuyên truyền liên lạc;chi hội nghị, công tác phí; chi phí thuê mướn, chi đoàn ra đoàn vào; chi sửachữa TSCĐ; chi nghiệp vụ chuyên môn,… Chi đầu tư phát triển của các cơquan HCNN gồm: chi xây dựng trụ sở làm việc, chi mua sắm tài sản cố địnhcho công tác chuyên môn (ô tô, trang thiết bị chuyên dùng, thiết bị tin học,máy điều hòa…)
Bên cạnh các nội dung chi trên, căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm
vụ được giao trong phạm vi kinh phí được giao tự chủ, Thủ trưởng cơ quanthực hiện chế độ tự chủ có quyền hạn trách nhiệm:
- Được tự quyết định bố trí số kinh phí được giao vào các mục chi chophù hợp, được quyền điều chỉnh giữa các mục chi nếu xét thấy cần thiết đểhoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo tiết kiệm và có hiệu quả
Trang 30- Được quyết định mức chi cho từng nội dung công việc phù hợp vớiđặc thù cơ quan nhưng không vượt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiệnhành do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định (trong trường hợp quyđịnh khung mức chi thì không được vượt quá mức chi cụ thể do Bộ trưởng,Thủ trưởng các cơ quan Trung Ương hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương quy định).
- Cơ quan thực hiện chế độ tự chủ quyết định giao khoán toàn bộ hoặcmột phần kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí thực hiện các hoạtđộng nghiệp vụ đặc thù thường xuyên cho từng bộ phận để chủ động thựchiện nhiệm vụ Việc quản lý và sử dụng kinh phí khoán đảm bảo đúng quytrình kiểm soát chi, chứng từ, hóa đơn theo quy định của pháp luật, trừ một sốkhoản chi thực hiện khoán không cần hóa đơn theo quy định của Bộ tài chínhgồm: Chi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; chi công tác phí; chi tiềnđiện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với các chức nănglãnh đạo; chi văn phòng phẩm
- Được quyết định sử dụng toàn bộ kinh phí tiết kiệm được theo quy định
- Sử dụng các khoản phí, lệ phí được để lại theo đúng nội dung chi,không được vượt quá mức chi do cơ quan có thẩm quyền quy định tại văn bảnhướng dẫn sử dụng phí, lệ phí được để lại
Đối với kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được: Kết thúc năm ngânsách, sau khi hoàn thành các nhiệm vụ được giao, cơ quan thực hiện chế độ tựchủ có số chi thực tế thấp hơn số dự toán được giao về kinh phí thực hiện chế
độ tự chủ thì phần chênh lệch này được xác định là kinh phí tiết kiệm Kinhphí tiết kiệm được sử dụng cho các nội dung sau:
- Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động Trongphạm vi nguồn kinh phí tiết kiệm được, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được
áp dụng hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá một lần so với tiềnlương ngạch, bậc, chức vụ do Nhà nước quy định để trả thu nhập tăng thêmcho cán bộ, công chức người lao động
Trang 31Về chi trả thu nhập tăng thêm: Trên cơ sở tổng nguồn kinh phí đượcphép được chi, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ tự chịu quyết định phương ánchi trả thu nhập tăng thêm cho từng cán bộ, công chức và người lao động(hoặc cho từng bộ phận trực thuộc) Người nào, bộ phận nào có thành tíchđóng góp để tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì được trả thu nhập tăngthêm cao hơn; không thực hiện việc chia thu nhập tăng thêm cào bằng bìnhquân hoặc chia theo hệ số lương Mức chi trả cụ thể do thủ trưởng cơ quanquyết định sau khi thống nhất ý kiến với tổ chức công đoàn cơ quan.
Các cơ quan, đơn vị phải đảm bảo yêu cầu cung cấp đầy đủ và quản lý
có hiệu quả các khoản chi đáp ứng nhu cầu thực hiện các chức năng và nhiệm
vụ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị
1.1.3 Nội dung công tác quản lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nước
1.1.3.1 Lập dự toán
Lập dự toán là quá trình phân tích, đánh giá, tổng hợp, lập dự toánnhằm xác lập các chỉ tiêu thu chi của cơ quan, đơn vị dự kiến có thể đạt đượctrong năm kế hoạch, đồng thời xác lập các biện pháp chủ yếu về kinh tế - tàichính để đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu đã đề ra
Ý nghĩa của việc lập dự toán
Trong quy trình quản lý tài chính của các cơ quan Nhà nước, lập dựtoán là khâu mở đầu, bắt buộc phải thực hiện trong quá trình quản lý tàichính Nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cụ thể là:
- Thứ nhất, thông qua việc lập dự toán để đánh giá khả năng và nhu cầu
về tài chính của các cơ quan, đơn vị, từ đó phát huy tính hiệu quả đồng thờihạn chế những trở ngại trong quá trình sử dụng tài chính của các cơ quan, đơnvị
Trang 32- Thứ hai, theo nguyên tắc quản lý tài chính, chi phải dựa trên thu màthu và chi trong các cơ quan Nhà nước không phải là đồng nhất với nhau vềmặt thời gian, có những lúc có nhu cầu chi nhưng chưa có thu và ngược lại.
Trang 33Do đó, cần có kế hoạch thu và chi để các nhà quản lý có thể chủ động điềuhành cơ quan, đơn vị.
- Thứ ba, dự toán là cơ sở để cơ quan, đơn vị thực hiện Lập dự toán làhoạt động thiết lập kim chỉ nam cho quá trình thực hiện dự toán Do đó lập
dự toán có vai trò quan trọng trong hoạt động tổ chức của một đơn vị, nó là
cơ sở dẫn dắt quá trình thực hiện dự toán của đơn vị sau này Việc lập dựtoán cũng là tiêu chí để đánh giá hiệu quả việc thực hiện dự toán trong các
cơ quan Nhà nước
Nguyên tắc của việc lập dự toán
Nhiệm vụ công tác quản lý nhà nước về lập ngân sách là thuộc ngânsách cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo và bố trí trong dự toán ngân sáchhàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước
và các văn bản pháp luật khác có liên quan
Kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác quản lý nhà nước vềlập ngân sách phải được lập, quản lý, sử dụng và quyết toán đúng mục đích,đúng chế độ
Việc bố trí kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xâydựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật tại cơquan, đơn vị được thực hiện theo chương trình, kế hoạch chính thức vàchương trình, kế hoạch bổ sung trong năm, bảo đảm phù hợp với tiến độtriển khai nhiệm vụ và trong phạm vi dự toán ngân sách đã được giao
Yêu cầu của việc lập dự toán
Mục tiêu cơ bản của việc lập dự toán trong một cơ quan, đơn vị lànhằm phân tích, đánh giá các khoản thu, chi tài chính trên cơ sở khoa học vàthực tiễn, đưa ra các chỉ tiêu thu, chi tài chính sát với thực tế sao cho có hiệuquả nhất Điều đó đòi hỏi việc lập dự toán phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải phản ánh đầy đủ chính xác các khoản thu, chi dự kiến theo đúngchế độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước
Trang 34- Việc lập dự toán phải theo từng lĩnh vực thu và lĩnh vực chi - Phảiđảm bảo nguyên tắc cân đối, chi phải có nguồn đảm bảo
- Lập dự toán phải đúng theo nội dung, biểu mẫu quy định, đúng thờigian, phải thể hiện đầy đủ các khoản thu chi theo Mục lục NSNN và hướngdẫn của Bộ Tài chính gửi kịp thời cho các cơ quan chức năng của nhà nướcxét duyệt
- Dự toán được lập phải kèm theo các báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn
Bước 3: Hoàn chỉnh dự toán và trình cấp trên
- Thông báo số kiểm tra Hàng năm, để lập dự toán trong các cơ quanNhà nước, cần đòi hỏi phải có công tác hướng dẫn lập dự toán của cơ quan tàichính cấp trên và thông báo số kiểm tra dự toán Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Uỷ ban nhân dân cáccấp, khi thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách nhà nước cho các đơn vịtrực thuộc và Uỷ ban nhân dân cấp dưới đảm bảo số thu không thấp hơn sốkiểm tra, số chi phải phù hợp với số kiểm tra về tổng mức và cơ cấu Đối vớingân sách địa phương qui trình giao số kiểm tra còn diễn ra ở nhiều cấp ngânsách và nhiều đơn vị dự toán thuộc các cấp khác nhau cho đến khi nào đơn vị
dự toán cơ sở nhận được số kiểm tra và văn bản hướng dẫn lập dự toán kinhphí, mới được coi là hoàn tất công việc của bước này
- Lập dự toán Dựa vào số kiểm tra và văn bản hướng dẫn lập dự toánkinh phí, các đơn vị dự toán cơ sở tiến hành lập dự toán kinh phí của mình đểgửi đơn vị dự toán cấp trên hoặc cơ quan Tài chính
Trang 35Bước 1: Lập dự toán thu Dự toán thu có tầm quan trọng đặc biệt trongviệc lập dự toán chi và triển khai nhiệm vụ chi đảm bảo chủ động thu, chitrong đơn vị Theo cách phân loại các cơ quan Nhà nước, có thể chia việc lập
dự toán thu đối với các cơ quan, đơn vị làm 2 cách Đó là:
- Đối với các đơn vị không có nguồn thu sự nghiệp, trên cơ sở phân bổ
và giao dự toán ngân sách năm đối với các đơn vị theo quy định của Thủtướng Chính phủ, các đơn vị này tuỳ theo ngành và lĩnh vực hoạt động củađơn vị mình để xây dựng dự toán thu theo đúng quy định của nhà nước
- Chính phủ, các đơn vị này tuỳ theo ngành và lĩnh vực hoạt động củađơn vị mình để xây dựng dự toán thu theo đúng quy định của nhà nước
Bước 2: Lập dự toán chi Đối với mỗi đơn vị, việc lập dự toán chi đòihỏi phải cụ thể theo nguyên tắc:
- Các khoản chi phải có nguồn đảm bảo - Các khoản chi qua các nămphải tương đối ổn định
- Các khoản chi thường xuyên, phải gắn chặt với các hoạt động củađơn vị
- Các mức chi phải tuân thủ theo đúng chế độ, chính sách quy định hiệnhành của Nhà nước
- Các khoản chi được lập phải đạt hiệu quả cao với nguồn lực thấp nhấtBước 3: Lập Báo cáo thuyết minh dự toán
Trên cơ sở dự toán thu và dự toán chi, phòng Kế hoạch – Tài chính tiếnhành lập Bản Báo cáo thuyết minh dự toán Trên Bản báo cáo thuyết minh dựtoán phải chỉ ra được các nội dung sau:
- Căn cứ xác định các chỉ tiêu trong dự toán - Cơ cấu thu, chi tài chính
dự toán có phù hợp với định mức quy định hay không
- Sự thay đổi thu chi tài chính dự toán năm kế hoạch so với năm báocáo như thế nào, nguyên nhân cụ thể của sự thay đổi đó
- Các biện pháp cơ bản để thực hiện tốt dự toán
Trang 36Hoàn chỉnh dự toán và trình cấp trên Căn cứ vào dự toán đã được sựchấp thuận của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên; cơ quan Tài chính saukhi xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp sẽ đề nghị cơ quan hành chính Nhànước cấp trên chính thức phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên cho mỗingành, mỗi cấp, mỗi đơn vị.
- Tính ưu việt của lập dự toán là dễ thực hiện
- Hạn chế của lập dự toán: Đôi khi nếu nhà quản lý không tiên lượngđược các nhiệm vụ phải thực hiện trong năm kế hoạch, không đưa vào dựtoán, thì trên nguyên tắc sẽ không được chi tiêu để thực hiện nhiệm vụ
1.1.3.2.Thực hiện dự toán
Thực hiện dự toán trong các cơ quan hành chính Nhà nước là khâu tiếptheo khâu lập dự toán trong chu trình ngân sách Thực hiện dự toán của các cơquan hành chính Nhà nước là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh
tế – tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi ghi trong dự toánngân sách của cơ quan, đơn vị trở thành hiện thực
Mục tiêu thực hiện dự toán:
- Biến các chỉ tiêu ghi trong dự toán năm của đơn vị từ khả năng, dựkiến thành hiện thực Từ đó góp phần biến các chỉ tiêu của kế hoạch phát triểnkinh tế xã hội của Nhà nước
- Thông qua việc thực hiện dự toán của các cơ quan, đơn vị tiến hànhkiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh
tế tài chính của Nhà nước
Khi tiến hành hoạt động quản lý tài chính trong một cơ quan, đơn vị, đểđảm bảo thu, chi có hiệu quả, cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào các Nghị định
và thông tư hướng dẫn của Nhà nước Quá trình thực hiện thu chi phải đảmbảo đúng theo pháp luật quy định trên cơ sở việc thực hiện phải cân đối giữathu và chi
Nội dung thực hiện dự toán:
Trang 37a Nội dung tổ chức thực hiện dự toán ngân sách
- Các cơ quan, đơn vị phải nộp cho Kho bạc nơi cơ quan, đơn vị giaodịch, quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN
- Khi nhận được số phân bổ về ngân sách, các cơ quan nhà nước và cácđơn vị dự toán cấp I giao nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc bảo đảm đúngvới dự toán ngân sách được phân bổ, đồng thời thông báo cho cơ quan tàichính cùng cấp và Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để theo dõi, cấp phát, quản
lý Trong trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và chỉ tiêuphân bổ ngân sách chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, cơquan tài chính các cấp được phép tạm cấp kinh phí cho các nhu cầu chi khôngthể trì hoãn được cho tới khi dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách đượcquyết định
- Các cơ quan hành chính nhà nước trong phạm vi, nhiệm vụ và quyềnhạn của mình đề ra những biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo hoàn thành tốtnhiệm vụ thu, chi ngân sách được giao
- Các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức và cá nhân phải thực hiện
dự toán nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của pháp luật, sử dụng kinh phíngân sách theo đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả
- Các cơ quan tài chính các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạncủa mình có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các tổ chức cá nhân có nghĩa vụnộp ngân sách nhà nước, nộp đầy đủ, nộp đúng kỳ hạn các khoản phải nộpvào ngân sách
- Tất cả các khoản thu ngân sách phải được nộp trực tiếp vào kho bạcnhà nước, trường hợp đặc biệt cơ quan thu được tổ chức thu trực tiếp và phảinộp đầy đủ, đúng thời hạn vào Kho bạc nhà nước theo quy định của Bộtrưởng Bộ tài chính
- Các khoản chi thường xuyên theo định kỳ phải được bố trí kinh phíđều trong năm để chi Các khoản có tính thời vụ hoặc mua sắm lớn phải có kếhoạch với cơ quan tài chính để chủ động bố trí kinh phí
Trang 38- Việc cấp phát các khoản chi thường xuyên được thực hiện theo quyđịnh sau:
+ Căn cứ vào dự toán NSNN được giao, tiến độ triển khai công việc
và điều kiện chi ngân sách, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết địnhchi gửi Kho bạc nhà nước nơi giao dịch, kèm theo các tài liệu cần thiết theoquy định
+ Kho bạc nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu do đơn vị sửdụng ngân sách gửi, thực hiện việc thanh toán khi có đủ các điều kiện quy định
- Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có nhiệm vụ báo cáo định
kỳ tình hình thực hiện ngân sách nhà nước gửi cho cơ quan tài chính Nếu
vi phạm chế độ báo cáo, cơ quan tài chính cùng cấp có quyền tạm đình chỉcấp phát kinh phí của tổ chức, cá nhân và chịu trách nhiệm về quyết địnhcủa mình
b Tổ chức thực hiện dự toán thu
- Thực hiện dự toán thu từ nguồn ngân sách nhà nước Đối với khoảnthu từ NSNN, cơ quan, đơn vị được cấp qua Kho bạc Nhà nước dưới hìnhthức Kho bạc nhà nước sẽ cấp các khoản thu trên cơ sở dự toán chi thườngxuyên và chi không thường xuyên theo dự toán đã được phê duyệt Hàngtháng căn cứ vào các khoản chi thường xuyên và chi không thường xuyên
- Tổ chức thực hiện dự toán đối với các nguồn thu khác
Ngoài các khoản thu trên thì các cơ quan, đơn vị có các khoản thu khácnhư: thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, các khoản đóng góp tự nguyện củacác tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, các khoản viện trợ không hoànlại, các khoản đóng góp tự nguyện khác theo quy định của pháp luật Cáckhoản thu này phát sinh không thường xuyên và không lớn, nhưng có tínhchất không hoàn trả nên chúng có tác dụng quan trọng trong bổ sung tăngcường thêm nguồn lực tài chính cho cơ quan, đơn vị
Trang 39Đối với khoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, trong trường hợpthu vượt thì đơn vị được sử dụng toàn bộ số vượt thu để tăng thu nhập, tăngcường cơ sở vật chất và khi giảm thu đơn vị phải giảm chi tương ứng Cáckhoản thu khác của tổ chức công được tiến hành thu nộp trực tiếp vào Khobạc nhà nước hoặc thu nộp qua các cơ quan thu theo các quy định hiện hànhđối với từng khoản thu.
c Tổ chức thực hiện dự toán chi
- Tổ chức thực hiện dự toán chi thường xuyên
+ Căn cứ tổ chức thực hiện dự toán dự toán chi thường xuyên
Thời gian thực hiện chấp hành dự toán chi thường xuyên ở nước tađược tính từ ngày 01 tháng 1 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch Trongquá trình tổ chức thực hiện dự toán, dự toán chi thường xuyên cần dựa trênnhững căn cứ sau:
Thứ nhất, dựa vào mức chi của từng chỉ tiêu hoặc tổng mức chi nếu đó
là kinh phí đã nhận khoán, đã được duyệt trong dự toán
Thứ hai, dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thể dành cho nhu cầu chi
thường xuyên trong mỗi kỳ báo cáo, các khoản chi thường xuyên của các cơquan, đơn vị luôn bị giới hạn bởi khả năng huy động các khoản thu thườngxuyên
Thứ ba, dựa vào các chính sách, chế độ chi thường xuyên hiện hành.
Đây là căn cứ mang tính pháp lý cho công tác thực hiện chấp hành dự toán dựtoán chi thường xuyên
+ Một số nguyên tắc trong quá trình thực hiện dự toán chi thườngxuyên Nguyên tắc quản lý theo dự toán:
Những khoản chi thường xuyên một khi đã được ghi vào dự toán chi vàđược cơ quan có thẩm quyền xét duyệt được coi là chỉ tiêu pháp lệnh Việcđòi hỏi quản lý chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị phải theo dự toán làxuất phát từ những cơ sở sau:
Trang 40Thứ nhất, các khoản chi của cơ quan đơn vị phụ thuộc vào sự quyết
định của cơ quan có thẩm quyền, đồng thời luôn phải chịu sự kiểm tra, giámsát của các cơ quan quyền lực Nhà nước đó
Thứ hai, phạm vi các khoản chi của các cơ quan, đơn vị rất đa dạng liên
quan tới nhiều loại hình đơn vị thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau.Mức chi cho mỗi loại hoạt động được xác định theo đối tượng riêng, địnhmức riêng
Thứ ba, có quản lý theo dự toán mới: Đảm bảo được yêu cầu cân đối tài
chính; Hạn chế được tính tuỳ tiện trong quản lý và sử dụng kinh phí ở các cơquan, đơn vị
Sự tôn trọng nguyên tắc quản lý theo dự toán đối với các khoản chithường xuyên của NSNN được nhìn nhận qua các giác độ sau:
Mọi nhu cầu chi thường xuyên dự kiến cho năm kế hoạch nhất thiếtphải được xác định trong dự toán kinh phí từ cơ sở, thông qua các bước xétduyệt của cơ quan có thẩm quyền
Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả
Có thể nói tiết kiệm, hiệu quả là một trong những nguyên tắc quantrọng hàng đầu của quản lý kinh tế, tài chính, bởi một lẽ giản đơn rằng:Nguồn lực thì luôn có giới hạn nhưng nhu cầu thì dường như không có mứcgiới hạn nào
Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả chỉ có thể được tôn trọng khi quá trìnhquản lý chi thường xuyên của tổ chức công phải làm tốt và làm đồng bộ
Nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước
Chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước là phương thức thanh toán chi trả
có sự tham gia của 3 bên: Đơn vị sử dụng ngân sách; Kho bạc Nhà nước; tổchức cá nhân được nhận các khoản tiền do đơn vị sử dụng ngân sách thanhtoán chi trả (còn được gọi chung là người được hưởng) bằng hình thức thanhtoán không dùng tiền mặt