Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
66,98 KB
Nội dung
CƠSỞLÝLUẬNCỦAVIỆCTHÚCĐẨYXUẤTKHẨUHÀNGMAYMẶCCỦADOANHNGHIỆPSANGTHỊTRƯỜNGNHẬTBẢN I. Những vấn đề cơbản về xuấtkhẩucủadoanhnghiệp 1. Khái niệm về xuấtkhẩuXuấtkhẩu là hoạt động đưa hàng hoá và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác. Xuấtkhẩu được coi là hình thức thâm nhập thịtrường nước ngoài ít rủi ro và chi phí thấp. Dưới giác độ kinh doanh, xuấtkhẩu là việcbán các hàng hoá, dịch vụ. Dưới giác độ phi kinh doanh như làm quà tặng hoặc viện trợ không hoàn lại thì hoạt động đó lại là việc lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ qua biên giới quốc gia. (5, Trang 272) 2. Vai trò củaxuấtkhẩu đối với doanhnghiệp Khi tham gia kinh doanh trên thịtrường quốc tế, mục tiêu của các doanhnghiệp là mở rộng thị trường, tăng doanhsố bán, tiếp thu kinh nghiệm. Xuấtkhẩu là phương thức thâm nhập thịtrường quốc tế ít rủi ro và chi phí thấp nên được rất nhiều doanhnghiệp áp dụng trong thời gian đầu khi mới thâm nhập vào thịtrường quốc tế. Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu, có thể coi nó là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình sản xuất kinh doanhcủadoanh nghiệp. Xuấtkhẩu mang lại cho doanhnghiệp nguồn lợi nhuận không nhỏ thông qua việc tăng doanhsố bán. Đây là vai trò quan trọng nhấtcủaxuấtkhẩu đối với doanh nghiệp. Trên thịtrường quốc tế, mức độ cạnh tranh gay gắt hơn nên doanhnghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng hàng hoá, phải khẳng định được uy tín và thương hiệu của mình. Một khi doanhnghiệpcó uy tín trên thịtrường quốc tế thì cũng tạo được sự tin tưởng lớn hơn đối với khách hàng trong nước. Nhờ đó, khả năng cạnh tranh củadoanhnghiệp trên thịtrường nội địa sẽ cao hơn, sức tiêu thụ hàng hoá củadoanhnghiệp tăng lên đáng kể, lợi nhuận cũng sẽ tăng lên. Xuấtkhẩu giúp doanhnghiệp tiếp thu được những kinh nghiệm quản lý kinh doanh, công nghệ, vốn, thị trường… và những bài học quốc tế quý giá. Từ đó, họ có được những thủ thuật, chiến lược kinh doanh giúp việc kinh doanhcó hiệu quả hơn. 3. Các hình thứcxuấtkhẩu 3.1 Xuấtkhẩu trực tiếp Là hoạt động bánhàng trực tiếp của một công ty cho các khách hàng ở thịtrường nước ngoài. Công ty sẽ thực hiện tất cả các chức năng củaxuất khẩu. 3.2 Xuấtkhẩu gián tiếp Là việc các công ty bánhàng hoá ra thịtrường nước ngoài thông qua người thứ ba (trung gian thương mại). Các trung gian thương mại chủ yếu trong kinh doanhxuấtkhẩu là các đại lý, nhà môi giới. Với hình thứcxuấtkhẩu này công ty sẽ ít gặp rủi ro hơn nhưng lại thiếu sự liên hệ với thị trường, không kiểm soát được thịtrường và có thể mất đi những cơ hội kinh doanh. 3.3 Tái xuấtkhẩu Là hình thức kinh doanhxuấtkhẩu mà công ty xuấtkhẩu trở lại ra nước ngoài những hàng hoá mà trước đây đã nhập khẩu, không qua chế biến, gia công tại nước tái xuất, nhằm thu về lượng ngoại tệ lớn hơn lượng ban đầu bỏ ra. Luôn có ba chủ thể tham gia trong hình thứcxuấtkhẩu này: bên xuất khẩu, bên tái xuấtkhẩu và bên nhập khẩu. 3.4 Xuấtkhẩu đối lưu Là hình thức mua bánhàng hoá quốc tế trong đó xuấtkhẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua và lượng hàng hoá bán đi có giá trị tương đương với lượng hàng hoá nhận về. Nhờ hình thức kinh doanh này, các bên có được hàng hoá phục vụ cho nền kinh tế đất nước khi thiếu ngoại tệ để nhập khẩu, giảm được các thủ tục phức tạp về thanh toán. 3.5 Gia công quốc tế Là hình thức kinh doanh quốc tế trong đó một bên (bên đặt gia công) sẽ cung cấp nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho bên khác (bên nhận gia công) để chế biến ra sản phẩm theo yêu cầu, giao lại cho bên kia để nhận một khoản tiền (được gọi là phí gia công) 3.6 Xuấtkhẩu tại chỗ Là hình thức kinh doanhxuấtkhẩu còn khá mới nhưng đã được phổ biến rộng rãi. Các doanhnghiệpbánhàng hoá, cung cấp các dịch vụ của mình cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân nước ngoài ngay trên lãnh thổ quốc gia mình. Do đó, giảm được chi phí cũng như rủi ro, góp phần gia tăng lợi nhuận. 3.7 Xuấtkhẩu uỷ thác Là hình thức kinh doanhxuấtkhẩu trong đó các công ty chỉ đóng vai trò trung gian xuấtkhẩuthực hiện những thủ tục cần thiết để xuấthàng thay cho nhà sản xuất và hưởng phí uỷ thác. 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuấtkhẩuhàngmaymặccủadoanhnghiệp 4.1 Nhân tố bên ngoài doanhnghiệp • Nhân tố kinh tế Kinh tế ngày càng phát triển, sự phân công lao động và chuyên môn hoá sản xuất ngày càng sâu sắc. Ngành sản xuấthàngmaymặccó xu hướng chuyển dần từ các nước công nghiệp mới NICs sang các nước đang phát triển. Mặt khác, nhu cầu hàngmaymặc ngày càng lớn. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuấtkhẩuhàngmaymặc phát triển. Nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến quan trọng trong những năm gần đây. Đặc biệt là sự gia tăng của hoạt động mua bán quốc tế. Số lượng các doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuấtkhẩuhàngmaymặc ngày càng nhiều, làm ăn ngày càng có hiệu quả. Nhà nước và các Bộ ngành cũng tạo điều kiện thuận lợi như cung cấp thông tin, tạo khung pháp lý… cho các doanhnghiệpxuấtkhẩu phát triển. Hiện nay, giá cả của các mặt hàng trên thế giới có xu hướng ngày càng gia tăng, trong đó có giá nguyên phụ liệu phục vụ ngành may mặc. Mà Việt Nam chủ yếu sử dụng nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu nên giá thành của sản phẩm sẽ cao hơn, do đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thịtrường thế giới. • Nhân tố chính trị Ảnh hưởng đến sự hình thành các cơ hội thương mại cũng như khả năng hạn chế rủi ro, thực hiện mục tiêu củadoanhnghiệp khi tham gia kinh doanh trên thịtrường quốc tế. Chính trị ổn định thìviệc kinh doanh sẽ giảm bớt được rủi ro, có thể dự báo trước những rủi ro, thực những kế hoạch kinh doanh dài hạn do nhu cầu của khách hàng thay đổi từ từ, có thể dự báo được. Ngược lại, chính trị không ổn định rủi ro sẽ rất lớn do nhu cầu thay đổi đột ngột, các hoạt động diễn ra khó khăn hơn… Nước ta có tình hình chính trị ổn định trong suốt thời gian qua. Đây là một lợi thế lớn đối với các doanhnghiệp nước ngoài muốn hợp tác làm ăn với các doanhnghiệp trong nước. Mặt khác, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới không ngừng được mở rộng. Hiện nay, nước ta có quan hệ ngoại giao với hơn 171 nước và vùng lãnh thổ, có quan hệ buôn bán với trên 100 nước và khu vực trên thế giới (trong đó có hiệp định thương mại với 64 nước), có quan hệ buôn bán với hàng nghìn tổ chức kinh tế thương mại của các nước. Điều này có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanhcủa các doanhnghiệp trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, sự ổn định về chính trị của các nước có quan hệ làm ăn với Việt Nam cũng tạo điều kiện cho các doanhnghiệpmaymặc Việt Nam cơ hội tìm hiểu thông tin và nắm bắt được các cơ hội kinh doanh ở từng thị trường, khu vực. • Nhân tố luật pháp Hoạt động xuấtkhẩu không chỉ chịu ảnh hưởng của luật pháp quốc gia mà còn chịu ảnh hưởng lớn của luật pháp và thông lệ quốc tế. Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, công bằng, minh bạch là một tiền đề quan trọng trong kinh doanh. Tuy nhiên hệ thống luật pháp của nước ta còn thiếu, chưa đồng bộ, tốc độ hoàn thiện còn chậm, chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế, một số thủ tục hành chính còn rườm rà, chính sách thay đổi liên tục… Đây là bất lợi lớn đối với các doanhnghiệp trong hoạt động kinh doanhcủa các doanh nghiệp. Các doanhnghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng các kế hoạch, các chiến lược phát triển, trong việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh, cơ hội thu hút đầu tư trên trường quốc tế. Trong những năm gần đây, nước ta đã nỗ lực hoàn thiện hệ thống luật pháp theo tiêu chí đầy đủ, công khai, minh bạch và công bằng, thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một cửa. Xác định dệt may là một trong những ngành chiến lược của nước ta nên nước ta luôn có những văn bản pháp luật để hướng dẫn cũng như quy định về xuất khẩu, có những quy định ưu đãi cho các doanhnghiệp dệt may như: không phải nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nước ngoài hoặc mua trong nước phục vụ nhu cầu sản xuấthàngxuất khẩu; hồ sơ xin Visa được giảm bớt nhiều giấy tờ; nếu thực hiện đầu tư mới thì thu nhập thu được từ sự đầu tư đó được giảm 50% thuế thu nhập doanhnghiệp trong hai năm tiếp theo; các doanhnghiệpxuấtkhẩu dệt may với số lượng dưới 20 tấn không cần phải có sự phê duyệt của liên bộ . Bên cạnh đó cũng còn một số quy định làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanhnghiệp trong nước so với các đối thủ nước ngoài. Ví dụ như quy định của Bộ tài chính về chi phí dành cho quảng cáo củadoanhnghiệp không quá 7% tổng chi phí (trong khi đó, các doanhnghiệp nước ngoài được phép dành tối đa 50% tổng chi phí cho hoạt động quảng cáo. Điều này làm hạn chế khả năng mở rộng thịtrườngcủa các doanhnghiệp Việt Nam. Luật pháp nước ngoài cũng ảnh hưởng rất lớn đến các doanhnghiệpxuấtkhẩuhàngmay mặc. Việt Nam đã tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế và khu vực nên đòi hỏi các doanhnghiệp Việt Nam nói chung và các doanhnghiệpxuấtkhẩu nói chung phải hiểu biết về các quy định cũng như luật pháp của các nước và các tổ chức mà doanhnghiệp tham gia kinh doanh. Việt Nam là thành viên của WTO thì phải thực hiện quy định về hàng dệt may (ATC), tức là các nước phải dỡ bỏ hoàn toàn hạn ngạch dệt may giai đoạn cuối cùng là 01/01/2005. Là thành viên của ASEAN thì phải tuân thủ các điều khoản của CEPT/AFTA, tức là phải giảm thuế xuất nhập khẩu xuống từ 0 – 5% trong vòng 10 năm… • Các rào cản đối với hàngmaymặcxuấtkhẩu Một số quốc gia thường dùng các biện pháp về thuế, hạn ngạch, các rào cản kỹ thuật để bảo vệ ngành maymặc trong nước, ngăn chặn hàngmaymặc từ nước ngoài vào. Nhưng do xu hướng mậu dịch tự do hiện nay nên các nước đó phải xoá bỏ dần các biện pháp về thuế, hạn ngạch đồng thời tăng dần các rào cản kỹ thuật. Các rào cản thường được các nước nhập khẩuhàngmaymặc áp dụng là: tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn về môi trường, trách nhiệm xã hội, luật chống bán phá giá. Các yêu cầu về chất lượng sản phẩm được tiêu chuẩn hoá thành hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO. Các hệ thống chất lượng như ISO 9000 – 2000, ISO 9000 – 1994 được xem như là giấy thông hành khi các doanhnghiệp tham gia kinh doanhxuất khẩu. Không chỉ yêu cầu về chất lượng, các doanhnghiệp nhập khẩu còn yêu cầu về vấn đề bảo vệ môi trường khi sản xuất sản phẩm. Chỉ thị về bao bì và phế thải bao bì (96/62/EEC), hệ thống quản lý môi trường ISO 1400… là các yêu cầu về môi trường được tiêu chuẩn hoá. Ngoài ra, một số quốc gia còn tự đưa ra những quy định, điều kiện khác về môi trường liên quan đến việc sản xuấthàngmaymặc như quy định về dư lượng kim loại nặng trong thuốc nhuộm vải, khoá kéo, khuy, nhãn mác sinh thái… Đối với các quốc gia đang phát triển thì những quy định này vượt xa khả năng đáp ứng của nhiều doanh nghiệp, trong số đó có Việt Nam (chưa doanhnghiệp nào đáp ứng được). Trách nhiệm xã hội cũng là một yêu cầu khắt khe của một số quốc gia. Sản phẩm phải được chứng minh là sản xuất trong điều kiện tốt, không có sự phân biệt đối xử với người lao động, không sử dụng lao động trẻ em… Hệ thống tiêu chuẩn phổ biến nhấtcủa yêu cầu này là SA 8000. SA 8000 gồm 8 yêu cầu chính: không sử dụng lao động trẻ em; không sử dụng lao động cưỡng bức; bảo đảm đối xử bình đẳng đối với công nhân; bảo đảm quyền gia nhập công đoàn của người lao động; bảo đảm việc trả tiền công đúng theo quy định của pháp luật và theo cam kết; đảm bảo chế độ về giờ làm việc và giờ làm thêm; bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc; bảo đảm việcthực hiện kỷ luật lao động không ảnh hưởng tới nhân phẩm và cuộc sống của người lao động. Nó được xem như giấy thông hành cho doanhnghiệpxuấtkhẩuhàngmay mặc, là chứng chỉ không thể thiếu được khi các doanhnghiệp thâm nhập thịtrường Bắc Mỹ và Châu Âu. Tuy nhiên, ở nước ta số lượng doanhnghiệp được cập chứng nhận đạt tiêu chuẩn SA 8000 còn khá ít. Đến nay mới chỉ có 25 doanhnghiệp được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn này như May 10,Công ty dệt mayxuấtkhẩu Việt Thắng, công ty xuất nhập khẩu dệt may Việt Tiến… Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí để thực hiện cao và sau 3 năm lại phải làm lại một lần. Luật chống phá giá do Mỹ áp dụng đối với một số mặt hàng cũng gây khó khăn cho không ít nước xuất khẩu. Việt Nam bị thiệt hại khá lớn trong hai vụ kiện bán phá giá của Mỹ đối với mặt hàng cá tra, cá Basa và mặt hàng tôm. Mặt hàng dệt may cũng đang có nguy cơ bị kiện bán phá giá. Vì vậy, Việt Nam cũng cần chuẩn bị và cảnh giác với sự kiện này. • Nhân tố văn hoá xã hội Yếu tố văn hoá xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanhxuấtkhẩucủadoanh nghiệp. Nhu cầu của khách hàng về may mặc, hành vi mua sắm của khách hàng chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố văn hoá, nhất là các phong tục tập quán. Thế giới có rất nhiều nền văn hoá đa dạng với rất nhiều phong tục tập quán khác nhau. Vì thế, doanhnghiệp cần phải tìm hiểu thật kỹ về văn hoá, phong tục tập quán của quốc gia mà mình muốn thâm nhập. Đầu tiên phải xem xét đến yếu tố dân số, nó quyết định quy mô thitrường và tính đa dạng của nhu cầu. Thông thường dân số càng đông thìthịtrường càng lớn, nhu cầu và khối lượng tiêu thụ sản phẩm càng lớn, khả năng đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanhnghiệp càng cao. Tiếp đến là yếu tố thu nhập và phân bố thu nhập của dân cư. Thu nhập của khách hàng được phân bổ cho những nhu cầu khác nhau theo các tỉ lệ khác nhau với mức độ ưu tiên khác nhau. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn loại sản phẩm, giá cả, hình thành nên những quan điểm khác nhau của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Để kinh doanhcó hiệu quả, doanhnghiệp cần xem xét kỹ yếu tố này nhằm lựa chọn được sản phẩm thoả mãn nhu cầu của khách hàng cả về chủng loại, chất lượng và giá cả. Đặc biệt, doanhnghiệp phải hết sức lưu tâm đến yếu tố chủng tộc, sắc tộc, tín ngưỡng, tôn giáo và nền văn hoá. Những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến sự đa dạng của nhu cầu, quan điểm về sản phẩm, cách thức sử dụng sản phẩm, thói quen tiêu dùng, tập quán mua sắm… của khách hàng. • Đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của các doanhnghiệp Việt Nam hiện nay phải kể đến các nước ASEAN như Thái Lan, Indonexia, Philippin, Singapore,… Họ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn chúng ta: có sẵn thị trường, khoa học công nghệ tiên tiến, các điều kiện phục vụ sản xuất tốt hơn, chi phí rẻ hơn…Tại Châu Á, Trung Quốc là quốc gia phát triển rất mạnh, hiện chiếm khoảng 20% thị phần xuấtkhẩuhàng dệt may. Theo dự báo, đến trong vòng 10 năm tới, con số này sẽ lên tới 50%. Tại các thịtrường lớn như Mỹ, Trung Quốc chiếm khoảng 15% thị phần, với thịtrường EU sẽ tăng từ 18% lên 29%. Việc tăng thị phần của Trung Quốc tại các thịtrường làm cho các quốc gia khác bị mất bớt thị phần tại các thịtrường trên thế giới. Đây là một đối thủ cạnh tranh đáng “gờm” nhất. Hàng Trung Quốc có ưu điểm là giá rẻ nên dễ xâm nhập thịtrường hơn. Bên cạnh sự cạnh tranh gay gắt từ các doanhnghiệp nước ngoài, các doanhnghiệp Việt Nam còn phải cạnh tranh với nhau trên thịtrường nội địa để giành hợp đồng, giành quota để vào các thịtrường hạn ngạch, rõ nét nhất là sự cạnh tranh giữa các doanhnghiệp quốc doanh và các doanhnghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài. Điều này có thể làm giảm giá trị của sản phẩm maymặc (chênh lệch giữa giá nhận đơn hàngcủa sản phẩm maymặc với giá thành sản xuất ngày càng ít), dẫn đến hiệu quả sản xuất không cao. Tuy vậy, nó cũng góp phần tạo ra động lực giúp các doanhnghiệp trong nước đầu tư phát triển sản xuất để có thể giành được chỗ đứng trên thị trường. 4.2 Nhân tố nội bộ doanhnghiệp • Nhân tố con người Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu trong kinh doanh để đảm bảo sự thành công. Nhờ con người, các yếu tố vốn, kỹ thuật, công nghệ,…mới có thể kết hợp với nhau để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanhcó hiệu quả. Nếu con người không có trình độ thì dù máy móc có hiện đại, vốn có lớn đến đâu cũng không phát huy được tác dụng. Đặc biệt đối với những doanhnghiệpthực hiện hoạt động xuất khẩu, phải tiến hành hoạt động kinh doanhcủa mình tại thịtrường nước ngoài, nơi có những đặc điểm hoàn toàn khác hẳn trong nước về thị hiếu, sở thích, văn hoá, luật pháp… lại xa xôi về mặt địa lý. Nếu đội ngũ cán bộ công nhân viên không có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, không tổ chức tốt bộ máy quản lý, mạng lưới thông tin thìviệc kinh doanh sẽ không có hiệu quả. Tổ chức quản lý tốt không chỉ quản lý tốt từng bộ phận mà còn phải gắn kết được các bộ phận với nhau, tổ chức được mạng lưới thông tin nội bộ doanh nghiệp. Các bộ phận phòng banthực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt, tránh mâu thuẫn, chồng chéo, cạnh tranh không lành mạnh giữa các bộ phận. Thực hiện tổ chức quản lý tốt làm cho doanhnghiệp trở thành một khối thống nhất, hoạt động nhịp nhàng, liên tục, hiệu quả cao hơn. Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, lao động có tay nghề cao, khéo léo, dễ đào tạo là một lợi thế của các doanhnghiệp dệt may nước ta. Tuy nhiên, năng suất lao động còn thấp, chỉ bằng 50 – 60% so với Trung Quốc và các nước trong khu vực. Do đó, tuy giá nhân công của nước ta rẻ hơn nhưng giá nhân công tương đối lại cao hơn các nước khác, dẫn đến làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận thu được. Đây là một khó khăn đối với các doanhnghiệpxuấtkhẩuhàngmaymặccủa nước ta. Mặt khác, lao động trong ngành dệt may nói chung phải làm việc vất vả nhưng giá lao động thấp nên họ thường có xu hướng chuyển sang làm trong các ngành khác, gây ra tình trạng thiếu lao động, tốn thêm chi phí đào tạo lao động mới. Bên cạnh đó còn có sự di chuyển lao động giữa các doanh nghiệp. Những lao động có tay nghề và trình độ cao thường chuyển từ doanhnghiệp Nhà nước sang những doanhnghiệp liên doanh, những doanhnghiệp nước ngoài do mức lương cao hơn và dành cho họ những chế độ ưu đãi tốt hơn. Điều này dẫn đến tình trạng các doanhnghiệp trong nước ngày càng bị thiếu hụt đội ngũ lao động có tay nghề và trình độ cao, ảnh hưởng tới năng suất lao động củadoanh nghiệp. • Nhân tố tài chính Nhân tố tài chính quyết định quy mô củadoanhnghiệp cũng như cơ hội kinh doanhcủadoanh nghiệp. Nó phản ánh sức mạnh củadoanhnghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanhnghiệpcó thể huy động vào hoạt động kinh doanh cũng như khả năng phân phối, sử dụng và quản lýcó hiệu quả nguồn vốn đó. Doanhnghiệpcó tiềm lực tài chính mạnh thì sẽ tạo được niềm tin đối với đối tác, tạo điều kiện tốt để thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt được cơ hội kinh doanh. Đặc thù của các doanhnghiệp dệt may là phần lớn nguồn vốn kinh doanh sử dụng là nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại trong nước, các tổ chức tín dụng nước ngoài (chiếm 70% tổng nguồn vốn kinh doanh). Hiệu quả sử dụng nguồn vốn này của các doanhnghiệp dệt là không cao do lãi suất cao và có xu hướng ngày càng tăng. Hiện nay, lãi suất của các ngân hàng tăng từ 12% lên 14 – 15%, dẫn đến làm tăng chi phí về vốn khiến cho các doanhnghiệp khó khăn hơn trong việc đầu tư sản xuất, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanhcủadoanh nghiệp. Hiện nay các doanhnghiệp dệt may nước ta đã tiến hành cổ phần hoá nên huy động được nguồn vốn của cán bộ, công nhân trong doanhnghiệp nên cũng góp phần vào việc đáp ứng yêu cầu về vốn để mua nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất. • Nhân tố công nghệ Trình độ tiên tiến, hiện đại củamáy móc trang thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chi phí, giá thành cũng như chất lượng hàng hoá, quyết định mức độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng, khả năng cạnh tranh, khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanhcủadoanh nghiệp… từ đó góp phần khẳng định vị thế củadoanhnghiệp trên thị trường. Một doanhnghiệp được trang bị máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn các doanhnghiệp khác. Các doanhnghiệp dệt may nước ta phần lớn đều có các trang thiết bị hiện đại, được cung cấp từ các nước Trung Quốc, Đức, Mỹ,…. Các trang thiết bị ngày càng đa dạng, hiện đại đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Thực hiện việc chuyển giao công nghệ sẽ giúp doanhnghiệp tiếp xúc được với các trang thiết bị hiện đại, có quyết định đầu tư phù hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa mình. • Chu trình quản lý và chất lượng sản phẩm củadoanhnghiệp Chu trình quản lý hiện đại và chuyên nghiệp là một thế mạnh củadoanhnghiệpxuấtkhẩuhàngmaymặc khi ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài. Điều này được thể hiện ở định mức nguyên phụ liệu thấp, hao phí nguyên phụ liệu nhỏ, chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên hiện nay chỉ có một sốdoanhnghiệp Việt Nam đạt tiêu chuẩn về chu trình quản lý hiện đại như công ty cổ phần May 10, công ty may Nhà Bè, công ty may An Phước… Các công ty này được đầu tư các trang thiết bị hiện đại, áp dụng quy trình quản lý tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu của đối tác. Chất lượng sản phẩm là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến xuấtkhẩucủadoanh nghiệp, bởi khách hàng nước ngoài thường có yêu cầu cao về chất lượng hàng hoá. Hàng hoá có chất lượng tốt thì mới thu hút được khách hàng, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tạo điều kiện nâng cao giá bán mà không làm ảnh hưởng đến doanh số, từ đó tạo dựng được uy tín củadoanh nghiệp. Ngược lại, hàng hoá chất lượng kém sẽ ảnh hưởng đến doanhsố bán, [...]... hình xuất khẩuhàng dệt maycủa Việt Nam vào thịtrườngNhậtBản Ngành dệt may trong đó cómaymặc là một trong những ngành xuấtkhẩu mũi nhọn của Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước hiện nay Tỷ trọng xuấtkhẩu dệt may trung bình chiếm khoảng 8% tổng kim ngạch xuấtkhẩucủa cả nước Năm 2007 vừa qua, kim ngạch xuấtkhẩuhàng dệt may chiếm 16% tổng kim ngạch xuấtkhẩu của. .. hiệu củadoanhnghiệp được quảng bá rộng khắp hơn, có thể tìm được những đối tác lơn với những hợp đồng xuấtkhẩucó giá trị lớn… III Khái quát về thịtrườnghàngmaymặcNhậtBản 1 Đặc điểm về thịtrường về maymặc Đặc điểm của sản phẩm may mặc: sản phẩm maymặc không chỉ phục vụ nhu cầu maymặc thiết yếu mà còn phục vụ nhu cầu thời trang củacủa khách hàng ở các quốc gia khác nhau Sản phẩm may mặc. .. luật về hàng hoá doanhnghiệp định xuất khẩu, những yếu tố liên quan đến khách hàng và thịtrường về hàng hoá định xuấtkhẩu Khi lựa chọn thịtrườngxuấtkhẩudoanhnghiệp dựa vào những thông tin về cung cầu, mức độ ổn định về các mặt kinh tế, xã hội, mục tiêu củadoanhnghiệp để từ đó đưa ra được cách thức thâm nhập thịtrường sao cho hiệu quả nhất, xác định được thịtrường mục tiêu củadoanh nghiệp. .. liệu, tiêu chuẩn về môi trườngĐây là rào cản lớn đối với các doanhnghiệp xuất khẩuhàngmaymặc Đặc điểm củathịtrườngmay mặc: + Thịtrườnghàngmaymặc luôn sôi động với những hoạt động mua và bán bởi vì sản phẩm maymặc là mặt hàng thiết yếu, nhu cầu về sản phẩm maymặc rất phong phú, đa dạng, số lượng lớn và thường xuyên + Thịtrường không co giãn về giá Vì sản phẩm maymặc yêu cầu về công nghệ... đánh giá kết quả xuấtkhẩucủadoanhnghiệp là: tổng doanh thu xuất khẩu, tổng chi phí thực hiện, lợi nhuận xuất khẩu, so sánh giá xuấtkhẩu với giá quốc tế… 2 Biện pháp thúcđẩyxuấtkhẩu đối với doanhnghiệp 2.1 Sự cần thiết củaviệcthúcđẩyxuấtkhẩu Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, không một quốc gia nào có thể phát triển mà không mở cửa nền kinh tế của mình Xuấtkhẩu là một trong... Nam Sau hơn 10 năm xuất khẩuhàng dệt maysangthịtrường Nhật Bản, Việt Nam đã khẳng định được những ưu thế của mình, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng Có thể chia kim ngạch xuấtkhẩuhàng dệt maycủa nước ta sangthịtrườngNhậtBản trong những năm qua thành 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1997 – 2000: là thời kỳ tăng trưởng cực thịnh của mặt hàng dệt may Việt Nam tại thịtrường này, tốc độ tăng... NhậtBản là thịtrường nhập khẩuhàng dệt may lớn thứ ba của Việt Nam (sau Mỹ và EU) Đồng thời, Việt Nam cũng đứng thứ ba (sau Trung Quốc và Italia) trong các nước xuấtkhẩuhàng dệt may vào Nhật, dẫn đầu các nước trong ASEAN về kim ngạch xuấtkhẩu dệt maysangNhật (chiếm 334,4%) Đây là một thịtrường nhập khẩu (phi hạn ngạch) đầy hứa hẹn đối với các doanhnghiệp dệt may Việt Nam Sau hơn 10 năm xuất. .. phẩm của khách hàng 1.5 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuấtkhẩuĐây là công việc chính trong quá trình xuấtkhẩucủadoanhnghiệpDoanhnghiệpxuấtkhẩu tiến hành tổ chức thực hiện hợp đồng theo đúng quyền và nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng Để thực hiện một hợp đồng xuấtkhẩucủadoanhnghiệp thường làm những việc sau: + Xin giấy phép xuất khẩu: đối với mặt hàng Nhà nước quản lý bằng giấy phép, doanh. .. kinh doanhcủa mình Người tiêu dùng và đối tác sẽ nghĩ đến doanhnghiệp đầu tiên khi họ có nhu cầu về mặt hàng mà doanhnghiệp sản xuất kinh doanh Cũng nhờ đó mà doanhnghiệpcó thể duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác kinh doanh II Nội dung hoạt động xuấtkhẩucủadoanhnghiệp 1 Các nội dung của hoạt động xuấtkhẩu 1.1 Nghiên cứu tiếp cận thịtrườngĐây là bước đầu tiên mà bất kỳ doanh nghiệp. .. năng củathịtrườngNhật cũng như năng lực sản xuấtcủa nước ta Nguyên nhân chủ yếu là do hàng dệt may Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ khác, đặc biệt là Trung Quốc Cũng qua bảng số liệu ta thấy, tỷ trọng kim ngạch xuấtkhẩuhàng dệt may vào thịtrườngNhật trong tổng kim ngạch xuất khẩuhàng dệt mayhàng năm của nước ta còn thấp, trung bình chiếm khoảng 11% tổng kim ngạch xuấtkhẩu . CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA DOANH NGHIỆP SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN I. Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu của doanh nghiệp. đồng xuất khẩu có giá trị lớn… III. Khái quát về thị trường hàng may mặc Nhật Bản 1. Đặc điểm về thị trường về may mặc Đặc điểm của sản phẩm may mặc: sản