1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý dạy học trải nghiệm môn tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học huyện lục nam, tỉnh bắc giang

129 22 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 2,84 MB

Nội dung

Tuynhiên, đây là một nội dung mới nên quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho họcsinh ở các trường tiểu học còn có những hạn chế nhất định cả về nội dung cũng nhưphương thức thực hiệ

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn: PGS.TS PHÙNG THỊ HẰNG

THÁI NGUYÊN - 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quảnghiên cứu trong Luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kì côngtrình nghiên cứu nào của tác giả khác

Thái Nguyên, ngày 28 tháng 8 năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Chí Quân

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành và kính trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tớilãnh đạo Trường ĐHSP Thái Nguyên, Phòng Đào tạo thuộc Trường Đại học Sư phạm- ĐHTN, toàn thể các thầy giáo, cô giáo Khoa Tâm lý Giáo dục, các thầy cô giáo đãtrực tiếp giảng dạy và tham gia quản lý tôi trong quá trình học tập và thực hiện luậnvăn tốt nghiệp

Tôi xin bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phùng Thị Hằng

người trực tiếp hướng dẫn, đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luậnvăn

-Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạohuyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang; các đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên và học sinhtrường tiểu học trên địa huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã giúp đỡ, cung cấp cho tôinhững thông tin, số liệu, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đãđộng viên, quan tâm, chia sẻ và tạo điều kiện giúp tôi trong quá trình thực hiện đề tàinghiên cứu khoa học này

Tôi xin chân thành cảm ơn và tiếp thu những ý kiến đóng góp của các nhàkhoa học để đề tài này được hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn./

Thái Nguyên, ngày 28 tháng 8 năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Chí Quân

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ viii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Cấu trúc luận văn 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 5

1.2.3 Trải nghiệm, dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội 13

1.2.4 Quản lý dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội 14

1.3 Một số vấn đề cơ bản về dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ởtrườngtiểu học 15

1.3.1 Tầm quan trọng của dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở trườngtiểu học 15

1.3.2 Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở trường tiểu học 17

Trang 6

1.4 Hiệu trưởng trường tiểu học với vai trò quản lý dạy học trải nghiệm môn Tự

nhiên và xã hội ở các trường tiểu học 25

1.4.1 Chức năng, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường tiểu học 25

1.4.2 Nội dung quản lý dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở trườngtiểu học 27

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xãhội ở trường tiểu học 32

2.1 Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 36

2.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

362.1.2 Khái quát về giáo dục tiểu học ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 37

2.2 Khái quát về mục đích, nội dung, đối tượng và phương pháp khảo sát 40

2.2.1 Mục đích khảo sát 40

2.2.2 Nội dung khảo sát 40

2.2.3 Đối tượng khảo sát 40

2.4 Thực trạng quản lý dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 502.4.1 Xây dựng kế hoạch quản lý dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở

Trang 7

2.4.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở

các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 54

2.4.3 Chỉ đạo dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 57

2.4.4 Kiểm tra, đánh giá dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 60

2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xãhội ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 64

2.6 Đánh giá chung về quản lý dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ởcác trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 66

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 70

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 70

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 70

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 70

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 71

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 71

3.1.6 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 72

3.2 Các biện pháp quản lý dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 73

3.2.1 Tổ chức hoạt động để nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên ở các trường tiểu học về dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội 73

3.2.2 Chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học trải nghiệmmôn Tự nhiên và xã hội ở trường tiểu học phù hợp với thực tiễn 75

3.2.3 Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hộicho giáo viên 79

3.2.4 Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở trường tiểu học 83

Trang 8

3.2.5 Chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục gia đình - nhà trường - xã hội trong

dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở trường ở trường tiểu học

853.2.6 Phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật phục vụ dạy học trải nghiệmmôn Tự nhiên và xã hội ở trường tiểu học 88

3.2.7 Mối quan hệ giữa các biện pháp 90

3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 91

3.3.1 Mục đích khảo nghiệm 91

3.3.2 Đối tượng khảo nghiệm 91

3.3.3 Nội dung khảo nghiệm 91

3.3.4 Phương pháp khảo nghiệm 91

3.3.5 Kết quả khảo nghiệm 91

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BGH Ban giám hiệuCBQL Cán bộ quản lýGD&ĐT Giáo dục và đào tạo

Trang 10

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1 Quy mô phát triển trường lớp, học sinh cấp Tiểu học 37Bảng 2.2 Chất lượng GD đại trà cấp Tiểu học (Đánh giá về NL, PC) 38Bảng 2.3 Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên về ý nghĩa, tầm quan trọng

của dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học 41Bảng 2.4 Thực trạng nội dung dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở

các trường tiểu học 43

Bảng 2.5 Thực trạng về phương pháp dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã

hội ở các trường Tiểu học 45

Bảng 2.6 Thực trạng hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã

hội ở các trường Tiểu học 46

Bảng 2.7 Mức độ hứng thú của học sinh khi tham gia các chủ đề trong học tập

trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở các trường Tiểu học 48

Bảng 2.8 Mức độ tham gia các hoạt động của học sinh trong học tập trải nghiệm

môn Tự nhiên và xã hội ở các trường Tiểu học 49

Bảng 2.9 Thực trạng công tác lập kế hoạch dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên

và xã hội ở các trường Tiểu học 51

Bảng 2.10 Đánh giá của khách thể điều tra về thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch

dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở các trường Tiểu học 54

Bảng 2.11 Đánh giá của khách thể điều tra về thực trạng chỉ đạo dạy học trải

nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở các trường Tiểu học 58

Bảng 2.12 Đánh giá của khách thể điều tra về việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy

học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở các trường Tiểu học 61

Bảng 2.13 Đánh giá của khách thể điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy

học theo trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở các trường Tiểu học 64

Bảng 3.1 Đánh giá của CBQL và GV về mức độ cấp thiết của các biện pháp

quản lý dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 92

Bảng 3.2 Đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của các biện pháp quản lý

dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu họchuyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 94

Biểu đồ:

Biểu đồ 3.1: Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý

dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học

Trang 11

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Sự chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội cùng với sự hội nhập sâurộng vào quá trình toàn cầu hóa của nước ta, đặc biệt cuộc cách mạng 4.0 với nền kinhtế tri thức phát triển mạnh đã đem lại cơ hội phát triển, đồng thời đặt ra nhiệm vụ quantrọng cho ngành GD&ĐT nước nhà là phải đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao,có đầy đủ phẩm chất và năng lực phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước

Trước yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế, bên cạnh việc nắm vững tri thức,phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, có phẩm chất tốt thì cá nhân còn cần phải có cáckỹ năng sống cần thiết, thích ứng với sự thay đổi hàng ngày của cuộc sống Do đó,mục tiêu giáo dục là giúp con người học để biết, để làm và để làm người Trong quátrình giáo dục ở nhà trường, hoạt động trải nghiệm được coi trọng đối với từng mônhọc, bởi lẽ, đây là một phương thức học hiệu quả, có tác dụng góp phần giúp học sinhphát triển toàn diện về nhân cách

NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đãnêu ra 9 giải pháp quan trọng, trong đó có giải pháp thứ 2 "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽvà đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triểnphẩm chất, năng lực của người học" Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa cuộc đổi mớigiáo dục lần này với những lần cải cách, đổi mới trước đó Đó là mục tiêu giáo dụcchuyển từ "định hướng tiếp cận nội dung" sang "định hướng tiếp cận năng lực" Theođó, ngày 26/12/2018, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT vềBan hành chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, Bộ GD&ĐT đã ban hành chương giáo dục phổ thông Hoạt động trảinghiệm và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp

Khung chương trình nêu rõ, ở cấp tiểu học, nội dung hoạt động trải nghiệm tậptrung vào các hoạt động như khám phá bản thân, rèn luyện bản thân, phát triển cácmối quan hệ xã hội Các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi vớihọc sinh cũng được tổ chức thực hiện với nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi

Thực hiện Thông tư nêu trên, Phòng GD&ĐT huyện Lục Nam đã chỉ đạo tổchức hoạt động trải nghiệm trong các trường tiểu học của toàn huyện Sau khi triểnkhai thực hiện đã thu được những kết quả bước đầu Đội ngũ cán bộ giáo viên đãnhận thức được vai trò, vị trí của hoạt động trải nghiệm trong quá trình giáo dục học

Trang 12

sinh Giáo viên tiểu học đã mạnh dạn nghiên cứu vấn đề tổ chức hoạt động trảinghiệm cho học sinh theo hướng phát triển năng lực Qua đó, các nhà trường đã xâydựng được mối quan hệ tốt đẹp với phụ huynh học sinh và cộng đồng; đồng thời, huyđộng sự tham gia của cộng đồng vào công tác giáo dục học sinh, nâng cao cơ sở vậtchất, trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục Đối với học sinh,khi được tham gia hoạt động trải nghiệm, các em tỏ ra phấn khởi, mạnh dạn, tự tin, tựgiải quyết vấn đề và có nhiều sáng tạo mới trong học tập và sinh hoạt hàng ngày Tuynhiên, đây là một nội dung mới nên quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho họcsinh ở các trường tiểu học còn có những hạn chế nhất định cả về nội dung cũng nhưphương thức thực hiện đặc biệt trong việc dạy học trải nghiệm trong môn Tự nhiên vàxã hội… Về phía học sinh, nhiều em chưa thực sự có hứng thú với các hoạt động trảinghiệm, do đó tính chủ động, tích cực, tự giác của các em trong các hoạt động chưacao… Tất cả những điều này đòi hỏi nhà quản lý - hiệu trưởng nhà trường phải có sựquan tâm đúng mức, đồng thời có những biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm chohọc sinh một cách có hiệu quả.

Để góp phần khảo sát và đánh giá thực trạng về dạy học trải nghiệm và quảnlý dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở trường tiểu học theo định hướngphát triển năng lực học sinh, đồng thời giúp các nhà quản lý các hiệu trưởng trườngtiểu học có căn cứ thực tiễn để việc xây dựng những biện pháp quản lý phù hợp,

chúng tôi đã lựa chọn vấn đề "Quản lý dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội

ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang" làm đề tài luận văn để

nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về dạy học trải nghiệm môn Tựnhiên và xã hội, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học trải nghiệm mônTự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang nhằm gópphần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quản lý dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở trường tiểu học

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở các trườngtiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Trang 13

4 Giả thuyết khoa học

Quá trình triển khai dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở các trườngtiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang còn có những hạn chế nhất định như: Nộidung hoạt động chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các bộ môn có liên quan; hình thứctổ chức hoạt động chưa phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của họcsinh… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có nguyên nhân thuộcvề quản lý, do vậy nếu đề xuất và thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp quản lýphù hợp với tình hình thực tiễn thì hiệu quả của việc triển khai dạy học trải nghiệmmôn Tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện sẽ được nâng cao

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên vàxã hội ở trường tiểu học

5.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý dạy học trải nghiệm môn Tựnhiên và xã hội ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên vàxã hội ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu và đề xuất một số biện phápquản lý dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học huyện LụcNam, tỉnh Bắc Giang

6.2 Về địa bàn khảo sát: Khảo sát tại 8 trường tiểu học thuộc địa bàn huyệnLục Nam Cụ thể: Trường Tiểu học thị trấn Đồi Ngô số 1, Tiểu học thị trấn Đồi Ngôsố 2, Tiểu học Lan Mẫu, Tiểu học Bảo Đài, Tiểu học Bình Sơn, Tiểu học Lục Sơn,Tiểu học Cương Sơn, Tiểu học Vô Tranh 1

Tổng số khách thể điều tra: Gồm 340 người, trong đó có 40 cán bộ quản lý,150 giáo viên và 150 học sinh ở các trường tiểu học được khảo sát

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu lý luậncó liên quan đến đề tài nghiên cứu để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài

Trang 14

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp quan sát: Quan sát các biểu hiện của dạy học trải nghiệm

và quản lý dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học huyệnLục Nam, tỉnh Bắc Giang để thu thập thông tin thực tiễn cho đề tài

7.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Xây dựng các mẫu phiếu điều

tra để trưng cầu ý kiến của CBQL, GV về dạy học trải nghiệm và quản lý dạy học trảinghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học được khảo sát

7.2.3 Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn cán bộ CBQL, GV về hoạt động

trải nghiệm và quản lý dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở các trường tiểuhọc được khảo sát để thu thập thông tin thực tiễn cho đề tài

7.2.4 Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản

lý về việc đánh giá thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lý dạy học trải nghiệmmôn Tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

7.2.5 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Dựa trên việc tổng kết, đánh giá nội

dung, hình thức dạy học trải nghiệm; tiến hành đánh giá ưu điểm, hạn chế của cácbiện pháp quản lý dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu họchuyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

7.3 Các phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Dùng phần mềm thống kê để tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu thu được từnhiều nguồn khác nhau

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu; Kết luận, khuyến nghị; Tài liệu tham khảo và Phụ lục,luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xãhội ở trường tiểu học

Chương 2: Thực trạng quản lý dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ởcác trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Chương 3: Biện pháp quản lý dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ởcác trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Trang 15

Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM

MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Trên thế giới

Cùng với sự phát triển của xã hội, dạy học đã luôn được đổi mới cả về mụctiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức cũng như kiểm tra đánh giá Đốivới phương Tây, vấn đề đặt ra trong dạy học và quản lý hoạt động dạy học là: học cáigì, học như thế nào và dạy ra sao để người học lĩnh hội tri thức và vận dụng tri thứcvào vào thực tiễn nhanh nhất Ở phương Đông, việc đổi mới dạy học và quản lý dạyhọc trong nhà trường cũng được chú ý với quan điểm: Dạy học gắn với thực tiễn, dạyhọc theo đối tượng

Tư tưởng giáo dục về học qua trải nghiệm (experiential education) đã xuấthiện sơ khai từ thời cổ đại, song nó chỉ thực sự phát triển và trở thành một tư tưởnggiáo dục chính thống và phát triển thành học thuyết khi có những công trình nghiêncứu của các nhà tâm lí học, giáo dục học nổi tiếng trên thế giới

Trải nghiệm được coi là phương pháp, xu hướng giáo dục Vấn đề tổ chức hoạtđộng dạy học và quản lý hoạt động dạy học được nhiều tác giả nghiên cứu như:

J.A Comenxki (1592 - 1670) trong tác phẩm “Phép giáo huấn vĩ đại” đã đưa

ra quan điểm quá trình dạy học phải dựa vào các sự vật hiện tượng do học sinh tựquan sát, tự suy nghĩ để tìm ra, chứ không nên áp đặt học sinh chấp nhận bất kỳ điềugì Ông đã nêu ra một số nguyên tắc dạy học có giá trị rất lớn như: Nguyên tắc trựcquan, nguyên tắc củng cố kiến thức, nguyên tắc dạy học theo khả năng tiếp thu củahọc sinh; dạy học phải thiết thực và dạy học theo nguyên tắc cá biệt [13]

Tác giả David A Kolb, trong công trình nghiên cứu “Học từ trải nghiệm” đã

đưa ra lý thuyết nghiên cứu trực tiếp đến hoạt động GD trải nghiệm trong dạy học

Trong lý thuyết này, Kolb cũng chỉ ra rằng “Học từ trải nghiệm là quá trình học theo

đó kiến thức, năng lực được tạo ra thông qua việc chuyển hóa kinh nghiệm Học từtrải nghiệm gần giống với học thông qua làm những khác ở chỗ là nó gắn với kinhnghiệm và cảm xúc cá nhân” Lý thuyết “Học từ trải nghiệm” là cách tiếp cận về

phương pháp học đối với các lĩnh vực nhận thức Nếu như mục đích của việc dạy họcchủ yếu là hình thành và phát triển hệ thống tri thức khoa học, năng lực và hành động

Trang 16

khoa học cho mỗi cá nhân thì mục đích hoạt động giáo dục là hình thành và phát triểnnhững phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, sự đam mê, các giá trị, kĩ năng sống vànhững năng lực chung khác cần có ở con người trong xã hội hiện đại Để phát triển sựhiểu biết khoa học, chúng ta có thể tác động vào nhận thức của người học; nhưng đểphát triển và hình thành phẩm chất thì người học phải được trải nghiệm Như vậy,trong lý thuyết của Kolb, trải nghiệm sẽ làm cho việc học trở nên hiệu quả bởi trảinghiệm ở đây là sự trải nghiệm có định hướng, có dẫn dắt chứ không phải sự trảinghiệm tự do, thiếu định hướng [17].

Trong cuốn sách “Giáo dục học” tập 3, tác giả T.A.Ilina đã nêu: Công tác giáo

dục ngoại khóa bổ sung và làm sâu thêm công tác giáo dục nội khóa, trước tiên làphương tiện để phát hiện đầy đủ tài năng và năng lực của trẻ em, làm thức tỉnh hứngthú và thiên hướng của học sinh đối với một hoạt động nào đó; đó là một hình thức tổchức giải trí của học sinh và là cơ sở để tổ chức việc thực hiện về hành vi đạo đức, đểxây dựng kinh nghiệm của hành vi này [12]

Công trình nghiên cứu về “Những vấn đề quản lý trường học” của tập thể các

tác giả dưới sự chủ biên của P.V.Zimi, M.I.Konđakốp, N.I.Xaxerđôtốp, đã đề cập đếnnhững nguyên tắc quản lý của Lênin về sự lãnh đạo nền giáo dục nhân dân để xâydựng cơ sở lý luận khoa học quản lý giáo dục Đây là công trình nghiên cứu về cácvấn đề quản lý dạy học, được dịch sang tiếng Việt năm 1985 [18]

Công trình nghiên cứu về “Tuyển tập tâm lí học” của các tác giả, J Piaget [14]

và L.S Vygotsky [19] đã cho rằng TN làm nên sự phát triển của trẻ, hiểu biết đượcxây dựng thông qua sự tham gia tích cực của trẻ trong môi trường; khi tương tác vớimôi trường trẻ sẽ thay đổi kiến thức hiện có; kinh nghiệm quá khứ thường ảnh hưởngtới kinh nghiệm hiện tại và tương lai

Giữa thế kỉ XX, nhà khoa học giáo dục nổi tiếng người Mĩ, John Dewey, với

tác phẩm “Kinh nghiệm và Giáo dục” đã chỉ ra hạn chế của giáo dục nhà trường và

đưa ra quan điểm về vai trò của kinh nghiệm trong giáo dục Với triết lí giáo dục đềcao vai trò của kinh nghiệm, Dewey cũng chỉ ra rằng, những kinh nghiệm có ý nghĩagiáo dục giúp nâng cao hiệu quả giáo dục bằng cách kết nối những kiến thức đượchọc với thực tiễn cuộc sống [15]

Một số tác giả khi nghiên cứu về dạy học trải nghiệm đã rất coi trọng vàkhuyến khích mối liên hệ giữa các bài học trừu tượng với các hoạt động giáo dục cụthể để tối ưu hóa kết quả học tập (Sakofs, 1995); học từ trải nghiệm phải gắn kinh

Trang 17

học với hoạt động phản ánh và phân tích (Chapman, McPhee and Proudman, 1995);chỉ có kinh nghiệm thì chưa đủ để được gọi là trải nghiệm; chính quá trình phản ánhđã chuyển hóa kinh nghiệm thành trải nghiệm giáo dục (Joplin, 1995) [23].

Như vậy, các nghiên cứu trên thế giới đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhaucủa hoạt động trải nghiệm, chẳng hạn: Khái niệm trải nghiệm, vai trò của trải nghiệm,vấn đề xây dựng mục tiêu, kế hoạch hoạt động trải nghiệm Điều cơ bản là cácnghiên cứu đã khẳng định việc tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế sẽ tạo chohọc sinh cơ hội sáng tạo dám nghĩ, dám làm, chủ động trong việc lĩnh hội tri thức

1.1.2 Ở Việt Nam

Trong mọi giai đoạn lịch sử, các quốc gia đều mong muốn có một nền giáodục phát triển Vấn đề quản lý dạy học trong các nhà trường không chỉ có các tác giảnước ngoài nghiên cứu mà trong nước cũng có nhiều nhà khoa học nghiên cứu ở cácgóc độ khác nhau

Chương trình giáo dục phổ thông mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành(2018), phân biệt rõ hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) vàgiai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12) Chương trình giáodục phổ thông mới chú ý hơn đến tính kết nối giữa chương trình của các lớp học, cấphọc trong từng môn học và giữa chương trình của các môn học trong từng lớp học,cấp học Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo mô hình pháttriển năng lực, thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo để tăng cường những kiếnthức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động củangười học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mànhà trường và xã hội kỳ vọng [1]

Các tác giả Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Kim Dung trong công trình nghiên

cứu “Quan niệm về hoạt động trải nghiệm và một số hình thức tổ chức hoạt động trải

nghiệm cho học sinh phổ thông”, đã đề cập đến hoạt động TN như là một hoạt động

mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực giáo dục giúp phát triểnsáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể Đây là những hoạt động giáodục được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống để học sinh trải nghiệm vàsáng tạo Điều đó đòi hỏi các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động TN phảiđa dạng, linh hoạt, học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính Ở đây, tác giả cũngđưa một số phương pháp cơ bản mà giáo viên cần được trang bị để tổ chức các hoạtđộng TN cho học sinh: Phương pháp giải quyết vấn đề; Phương pháp sắm vai;

Trang 18

Phương pháp làm việc nhóm; Phương pháp trò chơi Tùy theo tính chất và mục đíchcủa từng hoạt động cụ thể cũng như điều kiện, khả năng của các em mà giáo viên cóthể lựa chọn một hay nhiều phương pháp phù hợp Điều quan trọng là phương phápđược lựa chọn cần phát huy cao độ vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinhvà khai thác tối đa kinh nghiệm các em đã có [9].

Theo tác giả Bùi Ngọc Diệp, trong công trình nghiên cứu “Hình thức tổ chức

các hoạt động TN trong nhà trường Phổ thông”, đã trình bày quan điểm về hoạt động

TN: Hoạt động TN trong nhà trường phổ thông được thực hiện nhằm mục tiêu đàotạo ra những con người có chí hướng, có đạo đức, có định hướng tương lai, có nănglực sáng tạo, biết vận dụng một cách tích cực những kiến thức đã học vào thực tế,đồng thời biết chia sẻ và quan tâm tới mọi người xung quanh Hoạt động TN về cơbản mang tính chất là các hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗlực nhằm phát triển năng lực sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể.Và các hình thức tổ chức hoạt động TN: Hoạt động câu lạc bộ; Tổ chức trò chơi; Tổchức diễn đàn; Sân khấu tương tác; Tham quan dã ngoại, Hội thi/ Cuộc thi; Tổ chứcsự kiện; Hoạt động giao lưu; Hoạt động chiến dịch; Hoạt động nhân đạo Tùy thuộcvào đặc trưng về văn hóa, khí hậu, đặc điểm vùng miền, điều kiện kinh tế - xã hội củamỗi địa phương, nhà trường có thể lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức sao chophù hợp và hiệu quả [4]

“Hoạt động trải nghiệm - Hoạt động quan trọng trong chương trình giáo dụcphổ thông mới”, do tác giả Đinh Thị Kim Thoa, đã đề cập đến sự khác biệt giữa học

đi đôi với hành, học thông qua làm và học từ trải nghiệm: “Thực hành, trải nghiệmđều là những phương thức học hiệu quả, gắn với vận động, với thao tác vật chất, vớiđời sống thực Việc học thong qua làm, học đi đôi với hành và học từ trải nghiệm đềugiúp người học đạt được tri thức và kinh nghiệm nhưng theo các hướng tiếp cậnkhông hoàn toàn như nhau, trong đó trải nghiệm có ý nghĩa giáo dục cao nhất và cóphần bao hàm cả làm và thực hành" Hoạt động TN là hoạt động giáo dục thông quasự trải nghiệm và sáng tạo của cá nhân trong việc kết nối kinh nghiệm học được trongnhà trường với thực tiễn cuộc sống, nhờ đó các kinh nghiệm được tích lũy thêm vàdần chuyển hóa thành năng lực… [29]

Tác giả Đỗ Ngọc Thống, trong công trình nghiên cứu “Hoạt động trải nghiệm

sáng tạo từ kinh nghiệm giáo dục quốc tế và vấn đề của Việt Nam”, đã phân tích kinh

nghiệm giáo dục hoạt động TN của một số nước cụ thể là Anh, Hàn Quốc và liên hệ

Trang 19

đến Việt Nam Theo tác giả, giáo dục sáng tạo là một yêu cầu quan trọng trongchương trình giáo dục phổ thông của rất nhiều nước Không có sáng tạo thì không thểcó phát triển Sáng tạo đòi hỏi mọi cá nhân phải nỗ lực, năng động, có tư duy độc lập.Trong chương trình giáo dục của mỗi nước, bên cạnh các hoạt động dạy và học quacác môn học còn có chương trình hoạt động ngoài các môn học Ở đó, học sinh thôngqua các hoạt động đa dạng và phong phú gắn với thực tiễn để trải nghiệm, thử sức.Các em vừa củng cố các kiến thức đã học, vừa có cơ hội sáng tạo trong vận dụng doyêu cầu của các tình huống cụ thể Chương trình hoạt động TN sẽ giúp nhà trườnggắn liền với cuộc sống, xã hội; giúp học sinh phát triển hài hòa giữa thể chất và tinhthần Việc thực hiện chương trình hoạt động TN ở nhà trường phổ thông được cácnước phát triển thực hiện một cách linh hoạt, có nước do nhà trường tổ chức, có nướcdo tổ chức xã hội kết hợp với nhà trường để tổ chức chương trình này một cách hàihòa vừa giúp học sinh trải nghiệm thực tiễn vừa học tốt các môn học chính khóa ỞViệt Nam, hoạt động TNST chưa được chú ý đúng mức, chưa có hình thức đánh giávà sử dụng kết quả các hoạt động giáo dục một cách phù hợp [30].

Trong công trình nghiên cứu “Xây dựng và sử dụng mô hình hoạt động TNST

trong dạy học Sinh học ở trường Trung học Phổ thông”, tác giả Trần Thị Gái, đã đưa

ra nhận định: Xây dựng mô hình hoạt động TN là một bước quan trọng trong quátrình dạy học Tổ chức tốt hoạt động TN sẽ đạt được mục tiêu dạy học sinh học: hìnhthành cho học sinh kiến thức, năng lực, kĩ năng sống Bài viết xác định rõ định nghĩa,đặc điểm của hoạt động TN làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình hoạt động TNtrong dạy học Sinh học Mô hình hoạt động TN cần đảm bảo: mục tiêu dạy học, tínhchính xác, tính khoa học, tính thực tiễn, tính đa dạng Thiết kế hoạt động TN trongdạy học Sinh học ở trường phổ thông sẽ phát triển được năng lực của học sinh [7]

Trong công trình nghiên cứu “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo”, Tác

giả Nguyễn Thị Liên (chủ biên) đã trình bày tổng quan về hoạt động TN, đặc biệt làđịnh hướng đánh giá hoạt động TN Đánh giá kết quả hoạt động của học sinh được thểhiện ở hai cấp độ đánh giá cá nhân và đánh giá tập thể bằng cách hình thức đánh giá[20]

Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến các vấn đề như: Khái niệmvề tổ chức, quản lý hoạt động TN, đặc điểm, quy trình của tổ chức, quản lý hoạt độngTN, các phương pháp, hình thức tổ chức, quản lý hoạt động TN Các tác giả nhấnmạnh đến việc vận dụng tổ chức, quản lý hoạt động hoạt động TN nói chung hoặc chủyếu nghiên cứu hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm các môn học mà chủ yếulà nghiên cứu các hoạt động TN với góc độ là hoạt động ngoại khóa ngoài môn học

Trang 20

Thực tế cho thấy còn thiếu các công trình nghiên cứu một cách có hệ thống vềcác thành tố của quản lý hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm nói chung và dạyhọc trải nghiệm các môn Tự nhiên và xã hội nói riêng ở trường tiểu học Đặc biệt,trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chưa có đề tài nào nghiên cứu về quản lý dạy học trảinghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học Chính vì vậy, trong điều kiện

công tác của bản thân, tôi chọn vấn đề “Quản lý dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên

và xã hội ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang” làm đề tài Luận

văn Thạc sỹ của mình, với mong muốn đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học trảinghiệm môn Tự nhiên và xã hội của người Hiệu trưởng, đáp ứng yêu cầu đổi mớigiáo dục phổ thông mới trong giai đoạn hiện nay

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý

Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động khi xã hộiphát triển Quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển các hoạt động xãhội Quản lý là một dạng lao động xã hội gắn liền và phát triển cùng với lịch sử pháttriển của loài người Quản lý là một dạng lao động đặc biệt nó điều khiển các hoạtđộng lao động, có tính khoa học và nghệ thuật cao, đồng thời quản lý cũng là sảnphẩm có tính lịch sử và mang tính đặc thù của xã hội

Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, chẳng hạn:

Theo sự phân tích của Karl Marx thì “bất cứ nơi nào có lao động, nơi đó có

quản lý” hay "một người chơi vĩ cầm riêng rẽ thì tự điều khiển mình nhưng một dànnhạc thì cần có một nhạc trưởng" [20].

Theo F.W Taylor: "Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần

làm và làm cái đó như thế nào, bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất" [6].

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý là tác động có mục đích, có kế

hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể của những người lao động (nói chung là kháchthể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [25].

Tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ cho rằng: “Quản lý là một quá trình

định hướng, quá trình có mục đích, quản lý có hệ thống là quá trình tác động đến hệthống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Những mục tiêu này đặc trưng chotrạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn” [10].

Tác giả Vũ Dũng đưa ra khái niệm: “Quản lí là sự tác động có định hướng,

có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó”

Trang 21

Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý

trong việc huy động phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực

(nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài nước một cách tối ưu nhằm đạt mục đích

của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [16].

Theo tác giả Nguyễn Thị Tính: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của

tổ chức bằng việc thực hiện các chức năng quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉđạo và kiểm tra” [27].

Theo từ điển Tiếng Việt: “Quản lý là hoạt động của con người tác động vào

tập thể người khác để phối hợp, điều chỉnh, phân công thực hiện mục tiêu chung”

[24]

Mặc dù có cách định nghĩa khác nhau về quản lý song các tác giả nêu trên đềucó điểm chung: Xem quản lý như là một hoạt động đặc thù của con người Hoạt độngnày có mục đích, có kế hoạch đồng thời gắn liền với việc thực hiện các chức năngquản lý của chủ thể quản lý

Như vậy, chúng ta có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục

đích, có kế hoạch và hệ thống thông tin của chủ thể quản lý đến đối tượng quảnlý trong tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt được mục tiêu đã đề ra.

1.2.2 Dạy học

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về dạy học:Theo quan điểm hoạt động, dạy học được xem như một hoạt động bao gồmhai hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh

- Hoạt động dạy: Hoạt động dạy với vai trò chủ đạo của giáo viên là sự tổ

chức, điều khiển tối ưu quá trình truyền đạt nội dung hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảomột cách khoa học cho học sinh tiếp thu (lĩnh hội) Hoạt động dạy do giáo viên làmchủ thể và tác động vào đối tượng là học sinh và hoạt động nhận thức của học sinh

- Hoạt động học: Hoạt động học với vai trò chủ động của học sinh là sự tự

điều khiển tối ưu quá trình lĩnh hội một cách tự giác, tích cực, tự lực nội dung hệthống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà giáo viên truyền đạt nhằm phát triển và hình thànhnhân cách học sinh Hoạt động học do học sinh làm chủ thể và tác động vào đốitượng là nội dung kiến thức mới chứa đựng trong tài liệu học tập

Hoạt động dạy do giáo viên làm chủ thể có hai chức năng là truyền đạt thôngtin và điều khiển quá trình nhận thức cho học sinh; còn hoạt động học do học sinh làmchủ thể có hai chức năng là lĩnh hội thông tin và tự điều khiển quá trình nhận thức của

Trang 22

mình Sự tương tác của các chức năng này làm cho hoạt động dạy và hoạt động học cómối quan hệ tác động biện chứng trong một hệ toàn vẹn, thống nhất và làm xuất hiện

khái niệm dạy học: Dạy học là quá trình cộng tác giữa thầy và trò luôn tác động qua

lại, bổ sung cho nhau để truyền đạt - điều khiển và lĩnh hội - tự điều khiển tri thứcnhằm tạo cho người học khả năng phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách [21].

Tiếp cận dạy học từ góc độ điều khiển học, có thể hình dung: “Dạy học là quá

trình cộng tác giữa thầy và trò nhằm điều khiển - truyền đạt và tự điều khiển - lĩnhhội tri thức nhân loại nhằm thực hiện mục đích giáo dục” [2].

Theo phương diện tiếp cận dạy học từ góc độ giáo dục học “Dạy học là một

trong các bộ phận của quá trình tổng thể giáo dục nhân cách toàn vẹn, là quá trìnhtác động qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoahọc, những kỹ năng và kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, để trên cơ sở đó hìnhthành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng phát triển các phẩmchất của nhân cách người học theo mục đích giáo dục” [2].

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang đã viết “học là quá trình tự giác, tích cực, tự

lực, chiếm lĩnh khái niệm khoa học (nội dung học) dưới sự điều khiển sư phạm củagiáo viên” Như vậy học là một hoạt động với đối tượng, trong đó học sinh là chủ

thể, khái niệm khoa học là đối tượng để chiếm lĩnh Cũng theo Nguyễn Ngọc Quang:

“Dạy là sự điều khiển tối ưu hóa quá trình người học chiếm lĩnh nội dung học, trongvà bằng cách đó phát triển và hình thành nhân cách (năng lực và phẩm chất)” Nhân

cách ở đây được hiểu là tri thức, kĩ năng và thái độ [26]

Theo tác giả Nguyễn Văn Hộ thì “dạy học là con đường tối ưu nhất giúp cho

người học tiếp cận; nắm vững kinh nghiệm xã hội được phản ánh trong các khái niệmkhoa học do loài người tích luỹ với sự tham gia điều chỉnh hợp lý về mặt tổ chứctrong những khoản thời gian xác định họ đạt với mục đích do nhu cầu xã hội đặt ravới từng trình độ nhận thức tương ứng” [11].

Hai tác giả Nguyễn Thị Bích Hạnh và Trần Thị Hương đã chỉ rõ “Hoạt động

dạy học là khái niệm chỉ hoạt động chung của người dạy và học sinh, hai hoạt độngnày song song tồn tại và phát triển trong cùng một quá trình thống nhất Quá trìnhnày là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục tổng thể” [8].

Dựa trên các quan niệm nêu trên, chúng ta có thể hiểu: Dạy học là quá trình

tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh, trong đó giáo viên là người tổ chức, địnhhướng, điều khiển, hướng dẫn hoạt động nhận thức của học sinh, học sinh là chủ thể

Trang 23

nhận thức tích cực nhằm lĩnh hội tri thức khoa học, hình thành kỹ năng và kỹ xảo tương ứng.

1.2.3 Trải nghiệm, dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội

1.2.3.1 Trải nghiệm

Theo Từ điển Tiếng việt của Hoàng Phê, “Trải có nghĩa là đã từng qua, từng

biết, từng chịu đựng; còn nghiệm có nghĩa là kinh qua thực tế nhận thấy điều nào đólà đúng” [24].

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “Trải nghiệm” theo nghĩa chung nhất làbất kỳ một trạng thái có màu sắc xúc cảm nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọnglại thành bộ phận (cùng với tri thức, ý thức ) trong đời sống tâm lý của từng người.Theo nghĩa hẹp hơn, chuyên biệt hơn của tâm lý học, là những tín hiệu bên trong, nhờđó nghĩa của các sự kiện đang diễn ra đối với cá nhân được ý thức, chuyển thành ýriêng của cá nhân, góp phần lựa chọn tự giác các động cơ cần thiết, điều chỉnh hànhvi cá nhân [31]

Theo quan điểm triết học, sự trải nghiệm được hiểu là kết quả của sự tươngtác giữa con người với thế giới khách quan Trong các nghiên cứu của tâm lý học, trảinghiệm được coi là năng lực của cá nhân Trải nghiệm dưới góc nhìn sư phạm đượchiểu: Trải nghiệm trong đào tạo là một hệ thống kiến thức và kỹ năng có được trongquá trình giáo dục và đào tạo chính quy; Trải nghiệm là kiến thức, kỹ năng mà ngườihọc nhận được: thông qua sự giao tiếp với nhau, với người lớn, hay qua những tàiliệu; Trải nghiệm (qua thực nghiệm, thử nghiệm) là một trong những phương phápđào tạo, trong điều kiện thực tế hay lý thuyết nhất định, để thiết lập hoặc minh họacho một quan điểm lý luận cụ thể [3]

Theo phương diện tâm lý học: Trải nghiệm là quá trình nhận thức, khám pháđối tượng bằng việc tương tác với đối tượng thông qua các thao tác vật chất bên ngoài(nhìn, sờ, nếm, ngửi ) và các quá trình tâm lý bên trong (chú ý, ghi nhớ, tư duy,tưởng tượng) Thông qua đó,chủ thể có thể học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, tiếp thu, tích lũyđược những kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện các kĩ năng trong cuộc sống

Theo Wikipedia: “Trải nghiệm là kiến thức hay sự thành thạo một vấn đề

hoặc một sự kiện bằng cách tham gia hay chiếm lĩnh nó” [32].

Dựa theo các quan niệm nêu trên, chúng ta có thể hiểu: Trải nghiệm là sự trải

qua (kinh qua) thực tiễn của con người để kiểm nghiệm vốn hiểu biết của bản thân,đồng thời hình thành và phát triển những kiến thức, kỹ năng cần thiết.

Trang 24

1.2.3.2 Dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội

- Dạy học Trải nghiệm:Dựa trên các khái niệm Dạy học, Trải nghiệm đã nêu ở trên chúng ta có thể

hiểu: Dạy học trải nghiệm là một phương thức dạy học, trong đó, từng cá nhân học

sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường giáo dục dưới sự hướng dẫnvà tổ chức của giáo viên, qua đó học sinh tích cực lĩnh hội các nội dung tri thức, tạocơ sở cho việc phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực thựctiễn một cách hài hòa.

- Dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội:Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Tự nhiên và xã hội được dạytừ lớp 1 đến lớp 3 ở cấp tiểu học và là môn học bắt buộc Chương trình Tự nhiên vàXã hội bao gồm 6 chủ đề: Gia đình, Trường học, Cộng đồng địa phương, Thực vật vàđộng vật, Con người và sức khoẻ, Trái Đất và bầu trời Mỗi chủ đề đều thể hiện mốiliên quan, sự tương tác giữa con người với các yếu tố tự nhiên và Xã hội Tùy theotừng chủ đề, nội dung giáo dục giá trị và kỹ năng sống; giáo dục các vấn đề liên quanđến việc giữ gìn sức khoẻ, bảo vệ cuộc sống an toàn của bản thân, gia đình và cộngđồng, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai, được thể hiện ở mức độ đơn giản vàphù hợp

Xuất phát từ đặc thù của môn học Tự nhiên và xã hội ở trường tiểu học chúngta có thể hình dung về khái niệm dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội như

sau: Dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội là một phương thức dạy học môn

học, trong đó, từng cá nhân học sinh được trực tiếp tham gia hoạt động thực tiễntrong môi trường giáo dục dưới sự hướng dẫn và tổ chức của giáo viên, qua đó họcsinh tích cực lĩnh hội các nội dung tri thức của môn Tự nhiên và xã hội, tạo cơ sở choviệc phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, năng lực thực tiễn, mộtcách hài hòa.

1.2.4 Quản lý dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội

Dựa trên các khái niệm: Quản lý, Dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội

đã nêu ở trên chúng ta có thể hiểu: Quản lý dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã

hội là sự tác động của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng nhà trường) đến giáo viên, họcsinh trong quá trình dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội nhằm đảm bảo thựchiện tối ưu mục tiêu dạy học trong nhà trường.

Trang 25

Việc quản lý dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội của hiệu trưởngđược thể hiện qua 4 chức năng quản lý: Lập kế hoạch dạy học trải nghiệm môn Tựnhiên và xã hội; Tổ chức triển khai dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội; Chỉđạo tổ chức dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội; Kiểm tra, đánh giá kết quảdạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội Bốn chức năng này có mối quan hệ chặtchẽ trong quá trình quản lý của hiệu trưởng.

1.3 Một số vấn đề cơ bản về dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ởtrường tiểu học

1.3.1 Tầm quan trọng của dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở trườngtiểu học

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Tự nhiên và Xã hội đượcdạy từ lớp 1 đến lớp 3 ở cấp tiểu học và là môn học bắt buộc; môn TNXH Góp phầnhình thành, phát triển ở học sinh tình yêu con người, thiên nhiên; đức tính chăm chỉ;ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn,bảo vệ tài sản; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống; các năng lực chung vànăng lực khoa học; coi trọng việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế, tạo chohọc sinh cơ hội tìm hiểu, khám phá bản thân cũng như thế giới tự nhiên và xã hộixung quanh; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn, học cách ứng xử phùhợp với tự nhiên và xã hội

Căn cứ vào vị trí, vai trò, mục tiêu của môn TNXH trong chương trình giáodục cấp tiểu học ta có thể thấy tầm quan trọng của dạy học trải nghiệm môn Tự nhiênvà xã hội ở trường tiểu học như sau:

- Góp phần nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng và bồi dưỡng về thái độ học

tập đúng đắn cho học sinh Cụ thể là:

Về kiến thức: Cung cấp sự kiện, các kiến thức khoa học hàn lâm một cách chân

thực, gần gũi, dễ nhớ, dễ hiểu Từ đó nhằm hình thành khái niệm, hiểu được bản chấtvà những mối liên hệ bên trong của kiến thức khoa học từ đơn giản đến phức tạp,giúp học sinh khắc sâu, nhớ lâu kiến thức, hình thành các mối liên hệ

Về kĩ năng: Tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm góp phần phát triển khả

năng quan sát, tìm tòi suy nghĩ, đặc biệt là khả năng tư duy, nâng cao tính cộng đồng,tập thể Học sinh có điều kiện nghiên cứu khoa học, làm việc với tài liệu, rèn luyệnmột số các kĩ năng, phát triển năng lực cho học sinh: năng lực tự học, năng lực giảiquyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin vàtruyền thông

Trang 26

Về thái độ: Góp phần vào việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh Đó

là tinh thần đoàn kết, tinh thần yêu khoa học thích khám phá Hình thành cho họcsinh lòng tự tin, ý chí quyết tâm đạt kết quả cao trong học tập, lòng trung thực,tinh thần tập thể, ý thức giúp đỡ nhau trong học tập, khắc phục chủ quan, tự mãn,ỷ lại tạo ra tâm thế động lực tích cực cho người học, cho học sinh quen với việclàm có tính hệ thống

- Dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội làm tăng tính hấp dẫn, tạo

hướng thú cho học sinh trong quá trình học tập: Hình thức dạy học trải nghiệm là

hình thức giáo dục học sinh theo hình thức dạy học ngoài thực tế, trên các vật thật cóvị trí, là cầu nối giữa hoạt động giảng dạy và học tập trên lớp với giáo dục học sinhngoài lớp Học sinh vận dụng kiến thức học được vào cuộc sống một cách linh hoạt,tránh nhàm chán

- Thông qua dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội, học sinh phát huy

tính tích cực, độc lập, sáng tạo của bản thân trong quá trình học tập: Dạy học trải

nghiệm môn Tự nhiên và xã hội chú trọng vào việc giúp học sinh khai thác nhữngtiềm năng sẵn có, định hình những thói quen, tính cách tốt ngay từ khi còn ngồi trênghế nhà trường để tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển tiếp theo

- Dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội tạo điều kiện kết nối các kiến

thức khoa học liên ngành như: Giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục đạođức, giáo dục thẩm mĩ và thể chất cho học sinh Nội dung học tập trải nghiệm rất

phong phú và đa dạng mang tính tổng hợp kiến thức kĩ năng của nhiều môn học,nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáodục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ và thể chất

- Dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội gắn kết giữa người dạy và

người học trong quá trình dạy học ở trường tiểu học: Học tập bằng trải nghiệm đòi

hỏi người học vận tiếp thu kiến thức từ những kinh nghiệm thực tế, phát huy tốt nhấtkhả năng và sự sáng tạo ở mỗi người học

- Thực tế đã chứng minh rằng dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội là

mô hình học tập tiên tiến nhằm giúp học sinh hoàn thiện bản thân mình: Dạy học trải

nghiệm, tạo ra sự tự tin cho học sinh trong học tập, hình thành năng lực học tập chohọc sinh: lập kế hoạch, tổ chức làm việc nhóm, thu thập và xử lí thông tin, lập báocáo, thuyết trình, đánh giá và tự đánh giá Qua các giờ học đó, học sinh sẽ cảm thấyyêu thích môn học và hiểu kiến thức một cách sâu sắc hơn Ngoài ra, học tập trải

Trang 27

nghiệm là điều kiện học hỏi lẫn nhau, giúp học sinh phát huy tính tích cực tự học,sáng tạo, tính tự giác, giúp các em phát huy tốt các kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp,kỹ năng hợp tác

1.3.2 Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn Tựnhiên và xã hội ở trường tiểu học

1.3.2.1 Nội dung dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở trường tiểuhọc

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Tự nhiên và Xã hội đượcdạy từ lớp 1 đến lớp 3 ở cấp tiểu học và là môn học bắt buộc Môn học được dạytrong 35 tuần, mỗi tuần 2 tiết với tổng số là 70 tiết trong một năm học ở mỗi lớp

Về nội dung giáo dục, chương trình Tự nhiên và xã hội bao gồm 6 chủ đề: Giađình, Trường học, Cộng đồng địa phương, Thực vật và động vật, Con người và sứckhỏe, Trái Đất và bầu trời

Như vậy nội dung dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở trường tiểuhọc sẽ hướng tới vào 6 chủ đề trên Cụ thể là dạy học trải nghiệm sẽ bao gồm 6 nộidung sau đây:

- Dạy học trải nghiệm về chủ đề Gia đình: Học sinh được học và trải nghiệm

về sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng ngăn nắp, tìm hiểu về các thành viên và mốiquan hệ của các thành viên trong gia đình của mình, các thế hệ trong gia đình, họhàng nội, ngoại

- Dạy học trải nghiệm về chủ đề Trường học: Học sinh được học và trải

nghiệm về an toàn khi vui chơi ở trường, tham gia một số sự kiện thường được tổchức ở trường học và an toàn khi tham gia một số hoạt động ở trường

- Dạy học trải nghiệm về chủ đề Cộng đồng địa phương: Học sinh được học và

trải nghiệm tìm hiểu một số hoạt động của người dân trong cộng đồng như lễ hộitruyền thống ở cộng đồng; một số hoạt động mua bán hàng hóa; một số hoạt động sảnxuất, di tích văn hoá, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên

- Dạy học trải nghiệm về chủ đề Thực vật và động vật: Học sinh được học và

trải nghiệm qua việc chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi, việc bảo vệ môi trườngsống của thực vật và động vật, việc sử dụng hợp lí thực vật và động vật tích hợp giáodục bảo vệ môi trường, bảo vệ sự đa dạng sinh học

- Dạy học trải nghiệm về chủ đề Con người và sức khỏe: Học sinh được học và

trải nghiệm giữ cho cơ thể khoẻ mạnh và an toàn tích hợp giáo dục giới tính và phòng

Trang 28

tránh bị xâm hại, chăm sóc bảo vệ các cơ quan bên trong cơ thể (vận động; hô hấp;bài tiết nước tiểu), chăm sóc bảo vệ các cơ quan bên trong cơ thể (tiêu hóa; tuầnhoàn; thần kinh).

- Dạy học trải nghiệm về chủ đề Trái Đất và bầu trời: Học sinh được học và

trải nghiệm quan sát tìm hiểu về bầu trời ban ngày, ban đêm và thời tiết, các mùatrong năm và một số thiên tai thường gặp, tìm hiểu về phương hướng, một số đặcđiểm của Trái Đất và Trái Đất trong hệ Mặt Trời

1.3.2.2 Phương pháp dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở trường tiểuhọc

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới định hướng chung Phương phápgiáo dục môn Tự nhiên và xã hội được thực hiện theo các định hướng chung nêu tạiChương trình tổng thể, trong đó có phương pháp tổ chức cho học sinh học thông quatrải nghiệm Học sinh thực hiện các hoạt động điều tra, khám phá, vận dụng kiến thứcvào thực tiễn cuộc sống xung quanh, qua đó, học cách giải quyết một số vấn đề đơngiản thường gặp; ứng xử phù hợp với sức khoẻ, sự an toàn của bản thân và nhữngngười xung quanh; bảo vệ môi trường sống

Các phương pháp, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học thường được sử dụngtrong môn Tự nhiên và xã hội là: Quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi học tập, đóngvai, động não, sơ đồ tư duy, tham quan, Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần sử dụngnhững phương pháp, kĩ thuật dạy học và hình thức tổ chức dạy học đó như thế nào đểhình thành năng lực khoa học cho học sinh trong môn Tự nhiên và Xã hôi Phươngpháp tổ chức dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở trường tiểu học có thểđáp ứng được yêu cầu trên

Có nhiều phương pháp dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội, có thể kểđến một số phương pháp sau đây:

a) Phương pháp giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề là một phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực tưduy, sáng tạo, giải quyết vấn của HS Thông qua các hoạt động dạy học các em đượcđặt trong tình huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn giúp HS lĩnh hội trithức, kĩ năng và phương pháp Trong dạy học theo hướng trải nghiệm, phương phápgiải quyết vấn thường được vận dụng khi HS phân tích, xem xét và đề xuất nhữnggiải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là con đường quan trọng để phát huy

Trang 29

quyết chúng chưa có quy luật cũng như những tri thức, kỹ năng sẵn có của HS chưađủ giải quyết mà còn khó khăn, cản trở cần vượt qua Tình huống có vấn đề xuất hiệnkhi đứng trước một mục đích muốn đạt tới, khi biết một nhiệm vụ cần giải quyếtnhưng chưa biết bằng cách nào, chưa đủ phương tiện (tri thức, kỹ năng ) để giảiquyết Để giải quyết vấn đề học sinh phải phân tích, xem xét và đề xuất những giảipháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động Cần tập dượtcho HS khả năng phát hiện vấn đề từ một tình huống trong học tập hoặc trong thựctiễn và giải quyết hợp lí những vấn đề được đặt ra Thông qua việc giải quyết nhữngtình huống thực tế như vậy thì những năng lực thực tiễn của HS cũng được hìnhthành.

Ví dụ, khi dạy bài “Cây rau" - TNXH lớp 2, giáo viên có thể nêu vấn đề bằng

cách đặt câu hỏi, khơi gợi học sinh trả lời: Kể tên các loại rau mà em đã được ăn ởnhà? Cây rau gồm những bộ phận nào? Khi ăn rau ta phải chú ý điều gì?

b) Phương pháp sắm vai

Sắm vai là phương pháp dạy học trong đó giáo viên giúp học sinh thực hànhcách ứng xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởngtượng và ý nghĩ sáng tạo của các em Sắm vai thường không có kịch bản cho trướcmà học sinh tự xây dựng trong quá trình hoạt động Đây là phương pháp giúp họcsinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào cách ứng xử cụ thể màcác em quan sát được Việc "diễn" không phải là phần quan trọng nhất của phươngpháp này mà là xử lí tình huống khi diễn và thảo luận sau phần diễn đó

Phương pháp sắm vai được sử dụng nhiều để đạt mục tiêu thay đổi thái độ củahọc sinh đối với một vấn đề hay đối tượng nào đó, có tác dụng trong việc rèn luyệnvề kỹ năng giao tiếp ứng xử của học sinh, giúp học sinh thực hành những cách ứngxử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng vàý nghĩ sáng tạo của các em và điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy

Ví dụ, khi dạy bài “Bảo vệ mắt và tai" - TNXH lớp 1, giáo viên sử dụng

phương pháp sắm vai bằng việc giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các tìnhhuống: Hùng đi học về, thấy Tuấn (em trai Hùng) và bạn của Tuấn đang chơi kiếmbằng 2 chiếc que Nếu là Hùng em sẽ xử trí như thế nào?; Lan đang ngồi học bài thìbạn của anh Lan đến chơi và mang đến 1 băng nhạc Hai anh mở nhạc rất to Nếu làLan, em sẽ làm gì? Vì sao?

Trang 30

c) Phương pháp trò chơi

Trò chơi là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh tìmhiểu một vấn đề hay thực hiện những hành động, việc làm hoặc hình thành thái độthông qua một trò chơi nào đó

Đặc thù của trò chơi:Trò chơi không phải là thật mà là giả vờ như làm một cái gì đó nhưng mangtính chân thật (nhập các vai chơi một cách chân thật, thể hiện động tác, hành vi phùhợp ) Hơn nữa, đây là một hoạt động tự do, tự nguyện không thể gò ép hoặc bắtbuộc chơi khi các em không thích, không đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của chúng.Trò chơi được giới hạn bởi không gian và thời gian, có qui tắc tổ chức (luật chơi donội dung chơi quy định) Đặc thù này sẽ quy định quy mô, số lượng người chơi, điềukiện, vật chất, cũng như xác định tính chất, phương pháp hành động, tổ chức và điềukhiển hành vi cũng như những mối quan hệ lẫn nhau của người chơi

Trò chơi là một hoạt động mang tính sáng tạo cao, thể hiện ở việc lựa chọnchủ đề chơi, phân vai tạo ra tình huống, hoàn cảnh chơi, sử dụng phương tiện thay thếtrong các trò chơi sáng tạo, lựa chọn các phương thức hành động và phân chia tìnhhuống chơi để giải quyết nhiệm vụ chơi trong những trò chơi có luật

Trò chơi là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện HS, giúp các em nângcao hiểu biết về thế giới hiện thực xung quanh, kích thích trí thông minh, lòng hamhiểu biết, học cách giải quyết nhiệm vụ Ngoài ra, trò chơi là phương tiện giáo dụcphẩm chất nhân cách cho HS Các phẩm chất nhân cách được hình thành thông quachơi như tính hợp tác, tính đồng đội, tính tập thể, tính kỷ luật, tự chủ, tích cực, độclập, sáng tạo, sự quan tâm lo lắng đến người khác, thật thà, dũng cảm, kiên nhẫn Tròchơi còn là phương tiện giáo dục thể lực cho HS, giáo dục thẩm mỹ, hình thành các kĩnăng giao tiếp, kĩ năng xã hội,

Trò chơi là một phương thức giải trí tích cực, hiệu quả, mang lại niềm vui, sựhứng khởi, hồn nhiên, yêu đời cho HS, để các em tiếp tục học tập và rèn luyện tốthơn Về mặt tâm lý học, trong quá trình diễn ra trò chơi tất cả các thành viên của

nhóm đều tham gia hết mình và từ đó các em sẽ được trải nghiệm, bởi vì mỗi cá nhân

cũng như cả nhóm đang sống trong một tình huống khác với những gì các em đã sốngtrong cuộc sống thực

Trang 31

Sử dụng phương pháp trò chơi trong tổ chức dạy học trải nghiệm môn Tựnhiên và xã hội phần nhiều được áp dụng ở hoạt động củng cố kiến thức:

Ví dụ, khi dạy bài “Thực hành: Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng"

- TNXH lớp 3, giáo viên sử dụng phương pháp trò chơi: “Xếp hình gia đình” và liênhệ bản thân

d) Phương pháp làm việc nhóm

Làm việc theo nhóm nhỏ là phương pháp tổ chức dạy học - giáo dục, trong đó,giáo viên sắp xếp HS thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếpgiữa các thành viên, từ đó HS trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợplàm việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm

Làm việc nhóm có ý nghĩa rất lớn trong việc:

Phát huy cao độ vai trò chủ thể, tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động,

tinh thần trách nhiệm của HS, tạo cơ hội cho các em tự thể hiện, tự khẳng định khảnăng, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao

Giúp HS hình thành các kĩ năng xã hội và phẩm chất nhân cách cần thiết như:

kĩ năng tổ chức, quản lí, giải quyết vấn, hợp tác, có trách nhiệm cao, tinh thần đồngđội, sự quan tâm và mối quan hệ khăng khít, sự ủng hộ cá nhân và khuyến khích tinhthần học hỏi lẫn nhau, xác định giá trị của sự đa dạng và tính gắn kết

Thể hiện mối quan hệ bình đẳng, dân chủ và nhân văn: tạo cơ hội bình đẳng

cho mỗi cá nhân người học được khẳng định và phát triển Nhóm làm việc sẽ khuyếnkhích HS giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những em nhút nhát, thiếu tự tincó nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học,

Để phương pháp làm việc nhóm thực sự phát huy hiệu quả, GV cần lưu ý mộtsố vấn đề sau:

+ Thiết kế các nhiệm vụ đòi hỏi sự phụ thuộc lẫn nhau.+ Tạo ra những nhiệm vụ phù hợp với kĩ năng và khả năng làm việc nhóm của HS

+ Phân công nhiệm vụ công bằng giữa các nhóm và các thành viên.+ Đảm bảo trách nhiệm của cá nhân

+ Sử dụng nhiều cách sắp xếp nhóm làm việc khác nhau.+ Hướng dẫn HS phương pháp, kĩ năng làm việc nhóm.Kĩ năng làm việc nhóm là yếu tố quyết định thành công của học theo nhóm.Với lợi thế linh hoạt và chủ động về thời gian, nội dung, Dạy học trải nghiệm môn Tự

Trang 32

nhiên và xã hội sẽ rất tốt cho việc rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm và thực hành cáckĩ năng xã hội khác.

Tùy theo tính chất và mục đích của từng hoạt động cụ thể cũng như điều kiện,khả năng của các em mà GV có thể lựa chọn một hay nhiều phương pháp phù hợp.Điều quan trọng là phương pháp được lựa chọn cần phát huy cao độ vai trò chủ động,tích cực, sáng tạo của HS và khai thác tối đa kinh nghiệm các em đã có

Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong tổ chức dạy học trải nghiệm mônTự nhiên và xã hội được áp dụng nhiều ở hoạt động nội dung xuất hiện nhiều tìnhhuống cá nhân thực hiện khó khăn cần phải có sự trao đổi, chia sẻ để tìm ra kiến thức:

Ví dụ, khi dạy bài “Không chơi các trò chơi nguy hiểm" - TNXH lớp 3, giáoviên sử dụng phương pháp thảo luận nhóm: Biết lựa chọn và chơi những trò chơi đểphòng tránh nguy hiểm

1.3.2.3 Hình thức dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở trường tiểu học

Trong giờ học Tự nhiên và xã hội học sinh được trải nghiệm thông qua các bàitập thực hành (bằng ngôn ngữ hoặc bằng tranh, ảnh, video,.) Ngoài giờ học, HS đượctrải nghiệm thông qua các chuyến tham quan, du lịch, do nhà trường, gia đình tổchức hoặc được trải nghiệm thông qua việc đọc sách, báo, xem ti vi

Có nhiều hình thức dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở trường tiểuhọc, có thể kể đến một số phương pháp sau đây:

a) Hình thức thực hành

Hình thức thực hành là hình thức dạy học dựa trên cơ sở sự quan sát giáo viênlàm mẫu và thực hiện tự lực của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằmhoàn thành các bài tập, từ đó hình thành các kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh Thêm vàođó, hình thức dạy học thực hành còn giúp học hình thành các phẩm chất và phát triểnnăng lực tư duy để có đủ khả năng xử lí các tình huống trong thực tế cuộc sống

Thông thường một quá trình dạy học thực hành trải qua 3 giai đoạn: giai đoạnchuẩn bị, giai đoạn thực hiện và giai đoạn kết thúc Hình thức dạy học thực hành chủyếu được xây dựng dựa theo quan điểm của thuyết hành vi, lấy việc lặp đi lặp lạinhiều lần các động tác kết hợp quá trình tư duy để hoàn thiện dần các động tác, từ đóhình thành kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực, phát triển tri thức cho học sinh

Trong môn Tự nhiên và xã hội:- Hình thức dạy học thực hành được sử dụng phổ biến nhất là các bài có nộidung về giáo dục sức khoẻ

Trang 33

- Tác dụng của hình thức dạy học thực hành: Củng cố những kiến thức mà họcsinh đã lĩnh hội; Hình thành, củng cố kỹ năng cho học sinh; Hình thành một số thóiquen tốt cho học sinh; Làm cho giờ học sinh động, học sinh học tập hứng thú, tíchcực.

- Cách thức sử dụng:+ Thực hành có thể thực hiện trong tiết học: thực hành rửa mặt, thực hànhđánh răng, thực hành quét dọn lớp học

+ Thực hành có thể tiến hành ngoài lớp học như: Thực hành vệ sinh trườnghọc, vệ sinh nhà ở, vệ sinh môi trường ở địa phương

+ Có thể tổ chức cho học sinh thực hành theo cá nhân, theo nhóm, cả lớp.+ Thực hành có thể tổ chức dưới dạng trò chơi học tập Ví dụ trò chơi "Dự báothời tiết

b) Hình thức thí nghiệm

Hình thức dạy học thí nghiệm là hình thức mà giáo viên tổ chức cho học sinhsử dụng các dụng cụ thí nghiệm tái tạo lại những hiện tượng xảy ra trong thực tế đểtìm hiểu và rút ra kết luận khoa học

Thí nghiệm là nền tảng của dạy học Thí nghiệm giúp học sinh chuyển từ tưduy cụ thể sang tư duy trừu tượng và ngược lại Khi làm thí nghiệm học sinh rút rađược các khái niệm, định luật Thí nghiệm được sử dụng theo đúng mục đích sẽ lànguồn học sinh khai thác, tìm tòi, phát hiện kiến thức, giúp học sinh phát huy tínhtích cực, chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực nhận thức tư duy khoa học

Đối với học sinh tiểu học, tư duy trực quan cụ thể còn chiếm ưu thế, thínghiệm tuy không nhiều trong chương trình môn Tự nhiên và xã hội nhưng lại có ýnghĩa lớn lao trong việc tạo ra niềm tin có cơ sở khoa học vào kiến thức mới Họcsinh dễ hiểu các hiện tượng phức tạp, do đó kích thích được sự say mê khoa học vàhứng thú học tập Chủ đề được áp dụng nhiều hình thức thí nghiệm như: Chủ đề thựcvật và động vật; Trái đất và bầu trời,…

- Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, họcsinh quan sát, phán đoán, phân tích, so sánh, tổng hợp để rút ra những kết luận khoahọc, các thao tác tư duy được phát triển:

- Việc làm thí nghiệm góp phần hình thành cho học sinh kỹ năng kỹ xảo thựchành và vận dụng tri thức vào thực tiễn

- Đặc điểm thí nghiệm ở tiểu học: Khác với các lớp trên, ở tiểu học thí nghiệmchỉ tìm hiểu những hiện tượng về định tính mà chưa đi sâu vào định lượng

Trang 34

c) Hình thức tham quan dã ngoại

Dạy học theo hình thức tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tậpthực tế hấp dẫn đối với học sinh Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em họcsinh được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, vănhóa, công trình, nhà máy ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có đượcnhững kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em Từđó tăng kiến thức thực tế cho học sinh

Trong môn Tự nhiên và xã hội: Hình thức dạy học tham quan dã ngoại đượcsử dụng phổ biến nhất là các bài có nội dung tìm hiểu về môi trường tự nhiên và xãhội xung quanh ta: Cộng đồng nơi mà em sinh sống, Trường học, Gia đình, Thực vậtvà động vật,…

d) Hình thức sản xuất thử

Hình thức sản xuất thử là hình thức mà dưới dạng công cụ, thiết bị dạy học,các thành tố của hoạt động sản xuất, giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nênhấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độclập sáng tạo, giúp học sinh được trải nghiệm thực tiễn cuộc sống và sản xuất, vậndụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, góp phầnhình thành một số phẩm chất và năng lực của học sinh

Quan điểm đổi mới chất lượng dạy học là trang bị cho học sinh các năng lựcthực hiện nhiều hơn những tri thức có tính tái hiện lại Để thực hiện được định hướngđổi mới này phải cần đến các phương thức đào tạo có tính hoạt động và có tính giảiquyết vấn đề Người học cần được trang bị một lượng tri thức cơ bản đồng thời liênkết và định hướng tới các năng lực Bản chất của hình thức dạy học sản xuất thử làngười học phải hoạt động cả tay chân và trí óc để tạo ra một sản phẩm cụ thể

Trong môn Tự nhiên và xã hội: Hình thức dạy học sản xuất thử được sử dụngphổ biến nhất là các bài có nội dung tìm hiểu về môi trường tự nhiên và xã hội xungquanh ta: Thực vật và động vật, Trái đất và bầu trời…

e) Hình thức tổ chức trò chơi

Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần nhiềubổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, đối với học sinhnói riêng Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thứcthuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi mà học, học mà chơi”

Trang 35

Trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của hoạt độngdạy học theo hướng trải nghiệm như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung họctập, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cốnhững tri thức đã được tiếp nhận, Trò chơi giúp phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn vàgây hứng thú cho học sinh; giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tảinhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân thiện; tạocho các em tác phong nhanh nhẹn.

Trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội: Trò chơi có thể được sử dụng trongnhiều tình huống khác nhau như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập,cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kỹ năng và củng cốnhững tri thức đã được tiếp nhận

f) Hình thức học theo dự án

Hình thức học theo dự án là hình thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên, ngườihọc tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng thông qua việc giải quyết một bài tậptình huống (dự án) có thật trong đời sống, theo sát chương trình học, có sự kết hợpgiữa lý thuyết với thực hành và tạo ra các sản phẩm cụ thể

Người học là trung tâm của dạy học dự án, người học không hoạt động độc lậpmà làm việc theo nhóm, đóng vai là những người thuộc các lĩnh vực khác nhau, cónhiệm vụ hoàn thành vai trò của mình theo mục tiêu đã đề ra

Trong dạy học dự án người học cần hoàn thành dự án với những sản phẩm cụthể có ý nghĩa và giá trị nhất định đối với bản thân và xã hội Trong suốt quá trìnhdạy học, vai trò của giáo viên là định hướng, tổ chức, tư vấn, giám sát, giúp đỡ, tạođiều kiện thuận lợi cho người học thực hiện dự án và thông qua đó phát triển cácnăng lực của bản thân

Các loại dự án trong học tập có thể phân chia theo nội dung, theo thời gianthực hiện hoặc theo hình thức tham gia Đối với dạy học môn Tự nhiên và xã hội cấptiểu học thì việc áp dụng hình thức dự án chủ yếu theo nội dung học tập của một mônhọc với nhiệm vụ học tập đơn giản vừa sức với các em

1.4 Hiệu trưởng trường tiểu học với vai trò quản lý dạy học trải nghiệm môn Tựnhiên và xã hội ở các trường tiểu học

1.4.1 Chức năng, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường tiểu học

Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Điều lệ trường tiểu học:

Trang 36

* Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường tiểu học:

- Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí cáchoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường Nhiệm vụ và quyền hạn củaHiệu trưởng:

+ Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thựchiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồngtrường và các cấp có thẩm quyền;

+ Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trongnhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;

+ Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyênchuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;

+ Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tàisản của nhà trường;

+ Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếpnhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phê duyệtkết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xácnhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đốitượng khác trên địa bàn trường phụ trách;

+ Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham giagiảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chínhsách ưu đãi theo quy định;

+ Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;

-+ Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượngxã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối vớicộng đồng

* Vai trò của hiệu trưởng nhà trường trong quản lý dạy học trải nghiệmmôn Tự nhiên và xã hội:

- Hiệu trưởng là người nghiên cứu lý luận, từ các văn bản chỉ đạo đến nhữngbài học kinh nghiệm thực tế về quản lý dạy học trải nghiệm cho học sinh để nhằm kịpthời điều chỉnh tồn tại và phát huy sự thành công của những mô hình tiên tiến trongquản lý dạy học trải nghiệm của nhà trường

Trang 37

- Hiệu trưởng phải lập kế hoạch hợp lý cho nhà trường hoạt động, từ đó đềra những chủ trương, đường lối đúng đắn trong hoạt động quản lý hoạt động GDtrải nghiệm.

- Người hiệu trưởng phải luôn hiểu những người cấp dưới của mình mongmuốn gì, đánh giá đúng khả năng và năng lực chuyên môn của họ để từ đó có nhữngchỉ đạo thích hợp trong quản lý tổ chức dạy học trải nghiệm

- Hiệu trưởng khuyến khích và truyền cảm hứng cho tập thể nhà trường đểquản lý dạy học trải nghiệm

- Hiệu trưởng là người đối phó với những thay đổi liên tục trong cộng đồng, làngười tạo ra một văn hóa vững chắc và tích cực, tạo động lực cho giáo viên thực hiệnmục tiêu tổ chức dạy học trải nghiệm cho học sinh

- Hiệu trưởng có vai trò chủ đạo trong quản lý về mặt chuyên môn và nhân sự.Để quản lý về mặt chuyên môn, hiệu trưởng phải có khả năng bao quát các vấn đề vềkỹ thuật và nghiệp vụ sư phạm trong quản lý h dạy học trải nghiệm trên cơ sở chươngtrình giáo dục chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Hiệu trưởng ra quyết định, chịu trách nhiệm, phân bổ các nguồn lực, giảithích và thực thi luật pháp, lên kế hoạch hành động, phân công nhiệm vụ, thành lậpcác nhóm, phát triển mối quan hệ với phụ huynh trong việc quản lý dạy học trảinghiệm cho học sinh trong nhà trường

- Hiệu trưởng phải tham gia tích cực vào các mục tiêu của cộng đồng, thiết lậpsự hợp tác với các trường khác để sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn, nhằm đạt mụctiêu quản lý dạy học trải nghiệm của nhà trường gắn với địa phương và cum trườngtrên cùng địa bàn dân cư

- Hiệu trưởng phải biết phát triển năng lực nghề nghiệp và thực hành tổ chức,quản lý của các giáo viên trong trường về quản lý dạy học trải nghiệm

1.4.2 Nội dung quản lý dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở trường tiểu học

1.4.2.1 Xây dựng kế hoạch quản lý dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở trường tiểu học

Lập kế hoạch là một chức năng cơ bản của quản lý, trong đó cần phải xác địnhnhững vấn đề như nhận định và phân tích tình hình, bối cảnh; dự báo các khả năng;lựa chọn và xác định các mục tiêu, mục đích và hoạch định con đường, cách thứcbiện pháp để đạt được mục tiêu, mục đích của quá trình Xây dựng kế hoạch dạy học

Trang 38

trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội phải xác định các nội dung như xác định hìnhthành mục tiêu, xác định và đảm bảo về các điều kiện, nguồn lực của tổ chức để đạtđược mục tiêu và cuối cùng là quyết định xem hoạt động nào là cần thiết để đạt đượcnhững mục tiêu đặt ra.

Để xây dựng kế hoạch quản lý dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội,người quản lý cần tiến hành thực hiện các nội dung công việc sau:

- Xây dựng kế hoạch quản lý dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội trêncơ sở đánh giá thực trạng của nhà trường: Kế hoạch dạy học trải nghiệm môn Tựnhiên và xã hội xây dựng phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nhà trường, đápứng được các nhiệm vụ trọng tâm của từng năm học nhiệm vụ chính trị của địaphương

- Xác định rõ thuận lợi, khó khăn trong việc dạy học trải nghiệm môn Tựnhiên và xã hội: Khi xây dựng kế hoạch dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hộicần chú ý đến yếu tố thuận lợi và không thuận lợi, xem xét khả năng của đội ngũ giáoviên, của các lực lượng phối hợp, tình hình học sinh, điều kiện cơ sở vật chất,

- Kế hoạch đổi mới về: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức dạy họctrải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội thể hiện được sự khác biệt, mới lạ so với cácchương trình cũ, đã thực hiện trước đó nhưng đảm bảo theo yêu cầu chương trìnhgiáo dục hiện hành

- Kế hoạch về nguồn lực, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đáp ứng yêucầu của dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội: Trong kế hoạch cần xây dựngnội dung bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáoviên đáp ứng được yêu cầu của dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội

- Dự trù kinh phí, điều kiện phương tiện và CSVC phục vụ cho dạy học trảinghiệm môn Tự nhiên và xã hội

- Xây dựng kế hoạch trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội theo năm học, theokì, theo tháng: Lựa chọn được những dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hộicần tiến hành theo chủ đề của tuần, tháng, kỳ, năm học của các chủ đề trong môn Tựnhiên và xã hội sao cho phù hợp, và cách thức tiến hành,

1.4.2.2 Tổ chức thực hiện dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội ở trường tiểuhọc

Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học theo hướng trải nghiệm là sự xếp, bố trínhững hoạt động, những con người một cách khoa học, hợp lý, phối hợp các bộ phận

Trang 39

để tạo ra tác động tích hợp Tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học trải nghiệm môn Tựnhiên

Trang 40

và xã hội cho học sinh tiểu học có liên quan mật thiết đến việc tổ chức hoạt động họctập văn hoá, rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường Tổ chứcthực hiện kế hoạch dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội gồm:

- Phân công Ban giám hiệu phụ trách chuyên môn: Để điều hành hoạt động,phối hợp, tổng hợp các điều kiện nhân lực - vật lực - tài lực và các điều kiện cho hoạtđộng tiến hành thuận lợi

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên dạy học trảinghiệm môn Tự nhiên và xã hội: Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hoạt động GDtrải nghiệm cho giáo viên nếu thấy cần thiết, huy động và phân phối các nguồn lực đểtiến hành HĐGDTN cho học sinh Việc huy động các nguồn tài chính để tổ chứcquản lý hoạt động GD trải nghiệm cho học sinh bằng nhiều nguồn tài chính khácnhau như: nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước, nguồn tài chính từ cha mẹ học sinhđóng góp, nguồn tài chính từ các tổ chức ngoài trường tài trợ từ cá nhân và tổ chứcngoài trường

- Phân công nhiệm vụ cho giáo viên dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xãhội: Bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội cho GVnếu thấy cần thiết, huy động và phân phối các nguồn lực để tiến hành Trong tổ chứcthực hiện, hiệu trưởng cần tạo điều kiện cho các thành viên phát huy tinh thần tự giác,tích cực, phối hợp cùng nhau để thực hiện tốt nhiệm vụ

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng, bộ phận tham gia quản lý vàdạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội: Nhà trường phải chủ động xây dựng cơchế phối hợp các lực lượng để tổ chức dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hộicho học sinh

- Huy động cơ sở vật chất, tài chính hỗ trợ cho việc dạy học trải nghiệm mônTự nhiên và xã hội: Các nguồn lực phục vụ cho tổ chức dạy học trải nghiệm môn Tựnhiên và xã hội ở trường tiểu học bao gồm: Nguồn nhân lực; Vật lực; Tài lực; Nguồnlực thông tin về hoạt động giáo dục trải nghiệm ở trường tiểu học Tổ chức phối hợplực lượng trong và ngoài nhà trường là khai thác và phát huy các tiềm năng, các điềukiện cả về con người, và sự hỗ trợ vật chất, tinh thần tham gia vào việc tổ chức dạyhọc trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội cho học sinh

- Tổ chức kiểm tra dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội: CBQL cầnthường xuyên kiểm tra việc dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và xã hội để có những

Ngày đăng: 28/10/2020, 01:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w