1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh thái nguyên

97 26 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

MAI TRỌNG TẤN

QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀNTỈNH THÁI NGUYÊN

Ngành: Quản lý kinh tếMã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Lan Anh

THÁI NGUYÊN - 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả và số liệu nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ học hàm, học vị nào.

Các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc,được tìm hiểu và phân tích một cách trung thực, phù hợp với tình hình thực tế.

Thái Nguyên, tháng 7 năm 2020

Học viên thực hiện

Mai Trọng Tấn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các giảngviên Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã trực tiếp giảng dạy, tư vấn,giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Lan Anh - ngườiđã tận tình chỉ bảo, định hướng và trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá nghiêncứu và hoàn thiện luận văn.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và cácthầy cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã tạo điều kiệnđể tôi được hoàn thành khoá học và luận văn này.

Dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn tuy nhiên luận vănsẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy, quý cô cùng các anh(chị) và bạn bè quan tâm, góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 7 năm 2020

Tác giả luận văn

Mai Trọng Tấn

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Đóng góp của luận văn 3

5 Kết cấu của luận văn 3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝVỐNĐẦU TƯ CÔNG .

41.1 Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư công 4

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò đầu tư công 4

1.1.2 Đặc điểm của đầu tư công 9

1.1.3 Vai trò của đầu tư công đối với phát triển kinh tế - xã hội

111.1.4 Những vấn đề cơ bản về quản lý vốn đầu tư công 12

1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư công 20

1.2 Cơ sở thực tiễn vềquản lý vốn đầu tư công 22

1.2.1 Kinh nghiệm của mốt số địa phương trong nước 23

1.2.2 Bài học kinh nghiệm vận dụng cho quản lý đầu tư công tại tỉnhThái Nguyên 27

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 29

2.2 Phương pháp nghiên cứu 29

Trang 6

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 29

2.2.2 Phương pháp xử lý thông tin 31

2.2.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin 31

2.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả 31

2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 33

2.3.1 Các chỉ tiêu phân tích tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh TháiNguyên 33

2.3.2 Các chỉ tiêu phân tích tình hình đầu tư công của tỉnh TháiNguyên 33

2.3.3 Các chỉ tiêu phân tíchcông tác quản lý vốn đầu tư công trên địabàn tỉnh Thái Nguyên 33

Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯCÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 34

3.1 Khái quát về địa bàn tỉnh Thái Nguyên 34

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 34

3.1.2 Điều kiện kinh tế 36

3.1.3 Điều kiện xã hội 38

3.1.4 Tình hình sử dụng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 39

3.2 Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnhThái Nguyên 41

3.2.1 Hoạch định và lập kế hoạch vốn đầu tư công 41

3.2.2 Công tác thẩm định, phê duyệt vốn đầu tư công 47

3.2.3 Công tác cấp và thu hồi giấy phép các dự án đầu tư công 50

3.3 Kết quả đánh giá về công tác quản lý vốn đầu tư công từ các đốitượng điều tra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 54

3.3.1 Những thông tin chung 55

3.3.2 Kết quả đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lývốn đầu tư công 56

Trang 7

4.2.1 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch 69

4.2.2 Sắp xếp và lựa chọn thứ tự ưu tiên đầu tư các dự án 69

4.2.3 Nâng cao công tác thẩm định và thẩm định độc lập dự án đầu tư đểviệc thẩm định dự án trở nên thực chất và có chất lượng 71

4.2.4.Tăng cường năng lực cho các chủ đầu tư 71

4.2.5 Kiểm soát chặt chẽ và siết chặt kỷ luật đối với việc điều chỉnh dựán để tránh khả năng những điều chỉnh này bị lạm dụng 72

4.2.6 Chủ động và linh hoạt trong điều hành kế hoạch đầu tư công 73

KẾT LUẬN 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

PHỤ LỤC 80

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQLDA : Ban quản lý dự án CBCC : Cán bộ công chức ĐTTT : Đầu tư trực tiếp HĐND : Hội đồng nhân dân KCN : Khu công nghiệp KTNN : Kinh tế nông nghiệp NSĐP : Ngân sách địa phươngNSNN : Ngân sách nhà nước

TDMNBB : Trung du miền núi Bắc BộTTHC : Thủ tục hành chính

UBND : Ủy ban nhân dân XDCB : Xây dựng cơ bản

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên(2017 - 2019) 37Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế chủ yếu tỉnh Thái Nguyên(2017 - 2019) 38Bảng 3.3: Tình hình dân số, lao động tỉnh Thái Nguyên (2017 -2019) 38Bảng 3.4 Kết quả hoạt động đầu tư tỉnh Thái Nguyên (2017-2019) 39Bảng 3.5: Công tác Hoạch định và quản lý Quy hoạch vốn đầu tư tỉnh

Thái Nguyên (2017 - 2019) 42Bảng 3.6: Tình hình lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư công tỉnh TháiNguyên (2017 - 2019) 46Bảng 3.7: Tình hình thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư công tỉnh TháiNguyên (2017 - 2019) 49Bảng 3.8 Tình hình thẩm định các dự án đầu tư công tỉnh Thái Nguyên(2017 - 2019) 51Bảng 3.9: Tình hình kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả đầu tư tỉnhThái Nguyên (2017 - 2019) 52Bảng 3.10 Đặc điểm cơ bản của đối tượng điều tra 55Bảng 3.11 Đánh giá về công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng vốn

đầu tư

công 57Bảng 3.12 Kết quả đánh giá về công tác tổ chức thực hiện và công tác

thẩm định dự án 59Bảng 3.13: Kết quả đánh giá về công tác quản lý cấp và thu hồi giấy

phép đầu

tư 60Bảng 3.14: Kết quả đánh giá công tác giám sát, thanh kiểm tra, đánh giá

và Đánh giá chung 61

Trang 10

Cùng với Luật đầu tư công có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, Chính phủViệt Nam đã tăng cường chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương trong việc triểnkhai phân bổ, giao và thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công trung hạn theo cácnguồn vốn… Cơ cấu vốn đầu tư công dịch chuyển theo hướng phù hợp hơnvới các định hướng đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020 Cùng với đó, hiệu quảđầu tư toàn nền kinh tế bước đầu tăng lên, việc sử dụng vốn đầu tư xã hội nóichung và vốn đầu tư công nói riêng được cải thiện và tỷ lệ các dự án hoànthành đưa vào sử dụng tăng Mục tiêu cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả sử dụngvốn đầu tư công đã đạt được kết quả bước đầu khá tích cực, tỷ trọng đầu tưcông giảm xuống mức 34,5% tổng mức đầu tư toàn xã hội (vovworld.vn)

Thái Nguyên là một tỉnh Trung du miền núi phía Bắc có số dân 1.156.000

người Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị, văn hóa - xã hội củatỉnh,

được Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên tạiQuyết định số 1645/QĐ-TTg ngày 1/9/2010 Ngoài ra, tỉnh còn có thành phốSông Công là đô thị loại II và 7 huyện, thị xã với 181 xã, phường và thị trấn,trong đó có 125 xã thuộc vùng cao và vùng núi Bên cạnh đó, thành phố TháiNguyên còn là trung tâm giáo dục đào tạo lớn thứ 3 toàn quốc, là nơi tập trungnhiều trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề vànhiều cơ sở Nghiên cứu khoa học, với đông đảo đội ngũ cán bộ khoa học,công nhân kỹ thuật lành nghề, nhu cầu chi tiêu đối với các dịch vụ công chocác đơn vị và các trường Đại học trên địa bàn là rất lớn.

Trang 11

Trong những năm qua, Thái Nguyên đã có đóng góp quan trọng vàotăng trưởng kinh tế vùng Trung du miền núi Bắc Bộ (TDMNBB) và kinh tế cảnước Tỉnh Thái Nguyên đã chủ động hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi,tích cực cắt giảm thủ tục hành chính, sẵn sàng đồng hành với những khókhăn, vướng mắc của nhà đầu tư, đang trở thành điểm sáng trong thu hút đầutư nước ngoài (FDI), được tỉnh Thái Nguyên ưu tiên bởi sự gia tăng nguồn vốnFDI đã và đang góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, đóng gópvào GDP, giá trị sản lượng công nghiệp, xuất khẩu, tạo việc làm và thu nhậpcho nhiều lao động Khu vực FDI cũng tác động tích cực đến chuyển dịch cơcấu kinh tế, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy ngành nghề khác phát triển,nâng cao tay nghề lao động, tạo thuận lợi cho tỉnh Thái Nguyên hội nhập sâurộng Vì vậy, với tầm quan trọng đặc biệt đó, tác giả chọn nghiên cứu đề tài:

“Quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý đầu tư công tại tỉnh, từđó đề xuất giải pháp nhằm quản lý tốt nguồn đầu tư công trên địa bàn tỉnhThái Nguyên, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách nhànước, tránh sự đầu tư dàn trải, lãng phí.

Trang 12

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến công tácquản lý vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Một số cán bộ thuộccác sở, ban ngành trong tỉnh và một số doanh nghiệp.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Luận văn được nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Thái

- Về thời gian: Số liệu thứ cấp giai đoạn 2017 - 2019, số liệu sơ cấp

điều tra năm 2019.

- Về nội dung: Tập trung phân tích 4 nội dung chính: Lập kế hoạch vốn

đầu tư công; Tổ chức thực hiện/xúc tiến đầu tư; Cấp và thu hồi giấy phép đầutư; Kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả đầu tư.

4 Đóng góp của luận văn

* Về lý luận: Các vấn đền liên quan đến lý thuyết về quản lý vốn đầu tư

công sẽ được hệ thống hóa một cách đầy đủ, toàn diện khoa học giúp các nhàquản lý tổ chức quản lý vốn đầu tư công hiệu quả hơn.

* Về thực tiễn: Kết quả phân tích thực trạng cung cấp cho các Sở, ban

ngành, các cơ quan có trách nhiệm xem xét trong việc đưa ra các giải phápquản lý vốn đầu tư trong thời gian tới.

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn được kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư công Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái

Chương 4: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư

công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Trang 13

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯCÔNG

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư công

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò đầu tư công

1.1.1.1 Một số khái niệm cơ bảna Khái niệm đầu tư

Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt độngnào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớnhơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó Nguồn lực có thể làtiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ Các kết quả đạt đượccó thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ vànguồn lực Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các

nguồn lực ở hiện tại nhằm đêm lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả

trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.Hoặc, Đầu tư là phần sản lượng được tích lũy nhằm để gia tăng nănglực sản xuất tương lai của nền kinh tế Sản lượng ở đây có thể do nền kinh tếtự sản xuất hay là do nhập khẩu từ bên ngoài, có thể là các sản phẩm hữu hìnhnhư máy móc, thiết bị…hay là các sản phẩm vô hình như bằng phát minh,sáng chế…Cũng có định nghĩa đầu tư là hoạt động bỏ vốn ở hiện tại nhằmmục đích sinh lời ở tương lai Vốn ở đây có thề là tiền, là tài sản, là sức laođộng, là trí tuệ Quá trình tích lũy vốn đến đầu tư được thể hiện qua ba khâu:tiết kiệm, huy động tiết kiệm vào hệ thống tài chính và cuối cùng là đầu tư.

Theo các nhà kinh tế thì chi cho giáo dục cũng là một dạng của đầu tư đầu tư vốn con người Đầu tư cho giáo dục cũng nhằm làm tăng năng lực sảnxuất tương lai của nền kinh tế vì con người được trang bị kiến thức tốt hơn thìsẽ làm việc hiệu quả hơn, năng suất sẽ cao hơn.

-Từ sự phân tích trên có thể đưa ra khái niệm về đầu tư như sau: Đầu tưlà việc sử dụng các nguồn lực tài chính, vật chất, sức lao động và trí tuệ để sản

Trang 14

xuất kinh doanh trong một thời gian nhất định nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.

b Khái niệm đầu tư công

“Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình,dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chươngtrình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” Đầu tư công bao gồm: Đầu tưtừ ngân sách (phân cho các Bộ ngành Trung ương, các địa phương); Đầu tưtheo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu (thường là các chương trình mục tiêutrung và dài hạn), cũng được thông qua trong kế hoạch ngân sách hằng năm,tín dụng đầu tư (vốn cho vay) của Nhà nước có mức độ ưu đãi nhất định; Đầutư của các doanh nghiệp Nhà nước, mà phần vốn quan trọng của doanh nghiệpcó nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.

Đầu tư công còn được hiểu là việc sử dụng nguồn vốn Nhà nước để đầutư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội không nhằmmục đích kinh doanh như: Chương trình mục tiêu, dự án phát triển kết cấu hạtầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; các dự án đầutư không có điều kiện xã hội hoá thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, ytế, khoa học, giáo dục, đào tạo Chương trình mục tiêu, dự án phục vụ hoạtđộng của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị - xã hội, kể cả việc mua sắm, sửa chữa tài sản cố định bằng vốn sựnghiệp; Các dự án đầu tư của cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội -nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được hỗ trợ từ vốn nhà nước theoquy định của pháp luật; Chương trình mục tiêu, dự án đầu tư công khác theoquyết định của Chính phủ.

Để có một khái niệm thống nhất về đầu tư công Luật đầu tư công của

Việt Nam đang đề nghị áp dụng khái niệm sau: Đầu tư công là hoạt động đầutư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã

Trang 15

hội (Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014) Theo đó, lĩnh vực

đầu tư công sẽ bao gồm:

- Chương trình mục tiêu, dự án phát triển kết cấu hạ tầng - kĩ thuật, kinhtế - xã hội, an ninh, quốc phòng; các dự án đầu tư không có điều kiện xã hộihóa thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, đào tạo và cáclĩnh vực khác.

- Chương trình mục tiêu, dự án phục vụ hoạt động của các cơ quan nhànước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, kể cả việc mua sắm, sữa chữa các tài sản cố định của các tổ chức này.

- Các dự án đầu tư của công cộng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội đượchỗ trợ từ vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Chương trình mục tiêu, dự án đầu tư công khác theo quyết định củaChính phủ Tuy nhiên, theo quan niệm này thì đầu tư nhằm mục đích kinhdoanh của doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước không nằm trong đầu tư công,như vậy là không hoàn toàn chính xác vì doanh nghiệp nhà nước có nguồnvốn chủ yếu và quan trọng từ ngân sách nhà nước, do đó không thể coi đó làđầu tư tư nhân được Trong quan niệm này, đầu tư công được xem xét từ gócđộ sở hữu của nguồn vốn dùng để đầu tư Như vậy đầu tư công là đầu tư bằngnguồn vốn nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành, bao gồm:

+ Vốn ngân sách nhà nước.

+ Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh.

+ Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước.

+ Vốn đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp nhà nước và các vốn khácdo nhà nước quản lý Cách hiểu này là phổ biến, dễ hiểu và đã phản ánh đượcđúng bản chất của đầu tư công và thể hiện được đầu tư công là đối tượng củachính sách đầu tư của nhà nước hiện nay.

Ngoài ra, đầu tư công còn được hiểu là việc sử dụng nguồn vốn Nhànước để đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Trang 16

không nhằm mục đích kinh doanh như: Chương trình mục tiêu, dự án pháttriển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, anninh; các dự án đầu tư không có điều kiện xã hội hoá thuộc các lĩnh vực kinhtế, văn hoá, xã hội, y tế, khoa học, giáo dục, đào tạo Chương trình mục tiêu,dự án phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị - xã hội, kể cả việc mua sắm, sửa chữa tài sản cốđịnh bằng vốn sự nghiệp; Các dự án đầu tư của cộng đồng dân cư, tổ chứcchính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được hỗ trợ từvốn nhà nước theo quy định của pháp luật; Chương trình mục tiêu, dự án đầutư công khác theo quyết định của Chính phủ.

Từ sự phân tích trên, tác giả cho rằng, đầu tư công bao gồm tất cả cáckhoản đầu tư do Chính phủ và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhànước tiến hành Đầu tư công được nhìn nhận không phải từ góc độ mục đíchmà từ góc độ tính sở hữu của nguồn vốn dùng để đầu tư Đầu tư công là đầu tưbằng nguồn vốn nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành, bao gồm:vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầutư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhànước và các vốn khác do nhà nước quản lý.

c) Khái niệm nguồn vốn đầu tư công

Theo quan điểm kinh tế vĩ mô, vốn đầu tư là toàn bộ các chi phí bỏ rađể thực hiện mục đích đầu tư Và vốn đầu tư trong kinh tế bao gồm ba nộidung chính là: Vốn đầu tư làm tăng tài sản cố định; Vốn đầu tư tài sản lưuđộng và Vốn đầu tư vào nhà ở.

Theo quan điểm khác, vốn đầu tư được hiểu là “toàn bộ những chi tiêuđể làm tăng hoặc duy trì tài sản vật chất trong một thời kỳ nhất định, thườngđược thực hiện qua các dự án đầu tư và một số chương trình mục tiêu quốc giavới mục đích chủ yếu là bổ sung tài sản cố định và tài sản lưu động” Như vậy,khái niệm vốn đầu tư ở đây thường được gắn cụ thể với số vốn hay ngân sáchdành để cấp cho một dự án đầu tư hay một chương trình cụ thể.

Trang 17

Vốn đầu tư công gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia,

vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợphát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài,vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầutư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay kháccủa ngân sách địa phương đã xây dựng kế hoạch để sử dụng vào mục đích đầutư công.

d) Khái niệm quản lý đầu tư công

Hoạt động đầu tư ở Việt Nam được quản lý theo quy định bởi nhiều vănbản quy phạm pháp luật khác nhau Trong đó, liên quan trực tiếp tới quản lýđầu tư công là các Luật: Đấu thầu, Đầu tư, Xây dựng, các Nghị định hướngdẫn thi hành các luật nêu trên và một số nghị định khác của Chính phủ Ngoàira, quản lý đầu tư công còn liên quan tới nhiều luật như: Đất đai, Bảo vệ môitrường, Khoáng sản, Dầu khí, Thuế thu nhập doanh nghiệp… và các hệ thốngvăn bản hướng dẫn các luật này.

Quản lý đầu tư chính là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướngquá trình đầu tư (bao gồm công tác quản lý quy hoạch, thực hiện đầu tư vàvận hành kết quả đầu tư cho đến khi thanh lý tài sản do đầu tư tạo ra) bằngmột hệ thống đồng bộ các biện pháp nhằm đạt được hiệu quả kinh tế xã hộicao trong những điều kiện cụ thể xác định, trên cơ sở vận dụng sáng tạonhững quy luật kinh tế khách quan và quy luật vận động đặc thù của hoạtđộng đầu tư.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho rằng: Quản lý đầutư công là một hệ thống tổng thể, bắt đầu từ việc hình thành những địnhhướng lớn trong chính sách đầu tư công cho đến việc thẩm định, lựa chọn, dựtoán ngân sách, thực thi, và đánh giá các dự án đầu tư cụ thể, với mục đích làđảm bảo hiệu quả và hiệu lực của đầu tư công, qua đó đạt được mục tiêu tăngtrưởng và phát triển chung của nền kinh tế Quản lý đầu tư công là quá trìnhquản lý từ khâu phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt chương trình, dựán, lập kế

Trang 18

hoạch đầu tư, xác định danh mục chương trình, dự án đầu tư, triển khai thựchiện, theo dõi, kiểm tra đánh giá, thanh tra các chương trình, dự án đầu tưcông và kế hoạch đầu tư công.

Theo đó, quản lý đầu tư công là sự tác động liên tục, có tổ chức, có địnhhướng của chủ thể quản lý vào quá trình đầu tư bằng một hệ thống đồng bộcác biện pháp kinh tế - xã hội và tổ chức kỹ thuật cùng các biện pháp điềuchỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạtđộng của con người, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp và hành chínhthực hiện nhằm hỗ trợ các chủ đầu tư thực hiện đúng vai trò, chức năng,nhiệm vụ của

người đại diện sở hữu nhà nước trong các dự án công, ngăn ngừa các ảnhhưởng tiêu cực của các dự án Đồng thời, kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừacác hiện

tượng tiêu cực trong việc sử dụng vốn nhà nước nhằm tránh thất thoát, lãngphí

ngân sách nhà nước.

Quản lý đầu tư công bao gồm các bước cụ thể như sau: (1) Định hướngđầu tư; (2) Lập, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư; (3) Lập, thẩm địnhvà phê duyệt dự án; (4) Lựa chọn và lập kế hoạch ngân sách dự án; (5) Triểnkhai dự án; (6) Điều chỉnh dự án; (7) Vận hành dự án; (8) Đánh giá và kiểmtoán sau khi hoàn thành dự án.

1.1.2 Đặc điểm của đầu tư công

- Nguồn vốn đầu tư công từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước (NSNN) bốtrí thực hiện dự án đó có tính thống nhất và tính xác định cao: Đầu tư là khâumở đầu của mọi quá trình sản xuất và tái sản xuất nhằm tạo ra năng lực sảnxuất của nền kinh tế Quá trình đầu tư phải trải qua một thời gian lao động dàimới tạo ra sản phẩm để đưa vào sử dụng, đặc biệt với đầu tư công từ nguồnvốn NSNN thì thời gian hoàn vốn lâu và chủ yếu là đáp ứng mục tiêu xã hội.Một dự án đầu tư là một thực thể độc lập trong môi trường xác định với cácgiới hạn nhất định về quyền hạn và trách nhiệm Đồng thời, dự án khi triểnkhai thực hiện được xác định rõ mục tiêu, nguồn lực, thời gian khởi công, thờigian hoàn thành, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả mang lại.

- Vốn đầu tư phát sinh so với dự toán ban đầu là điều tất yếu: Trong quá

Trang 19

trình thực hiện dự án đầu tư công từ nguồn vốn NSNN, do thời gian kéo dàinên các yếu tố chính trị, kinh tế - xã hội và tự nhiên can thiệp sẽ ảnh hưởngtrực tiếp, thậm chí gây ra những tổn thất mà những nhà đầu tư không lượngđịnh hết khi lập dự án.

- Phải có quy hoạch và được phê duyệt bởi các cấp có thẩm quyền: Sảnphẩm của đầu tư công từ nguồn vốn NSNN là cơ sở hạ tầng, công trình phúclợi xã hội, giao thông, bến bãi… có tính cố định gắn liền với đất đai Vì thếtrước khi quyết định đầu tư dự án từ nguồn vốn này phải được quy hoạch cụthể, khi triển khai thực hiện thường gặp khó khăn trong đền bù giải phóngmặt

- Nguồn vốn đầu tư công từ nguồn vốn NSNN dễ bị thất thoát: Quyềnsở hữu và quyền sử dụng vốn đầu tư công từ nguồn vốn NSNN bị tách rời.Nguồn vốn này thuộc quyền sở hữu của Nhà nước Trong khi đó quyền sửdụng lại giao cho một tổ chức bằng việc thành lập các chủ đầu tư, các banquản lý dự án Từ đặc điểm này mà nguồn vốn đầu tư công từ nguồn vốnNSNN dễ bị thất thoát nếu chủ đầu tư, ban quản lý dự án không ngừng nângcao trách nhiệm, trình độ quản lý đáp ứng yêu cầu quản lý và Nhà nướckhông ngừng công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt.

- Đầu tư công thường tạo ra những hàng hóa và dịch vụ công hay còngọi là hàng hóa công cộng: Hàng hóa công có 2 thuộc tính nổi bật: (1) Khôngcạnh tranh trong tiêu dùng và (2) không loại trừ trong tiêu dùng Vì vậy, hầunhư hàng hóa công cộng do Chính phủ cung cấp (đối với những hành hóacông cộng thuần túy) và ngoài ra còn có thể huy động sự tham gia của khuvực tư để đáp ứng nhu cầu về hàng hóa công của xã hội (đối với những hànghóa công cộng bán thuần túy).

- Đầu tư công từ NSNN là khoản chi tích lũy.

- Quy mô và cơ cấu chi đầu tư công từ NSNN không cố định và phụthuộc vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nhà nước trong từng thời kỳvà mức độ phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

- Chi đầu tư công phải gắn chặt với chi thường xuyên nhằm nâng cao

Trang 20

hiệu quả vốn đầu tư.

1.1.3 Vai trò của đầu tư công đối với phát triển kinh tế - xã hội

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên việc đầu tư cho các công trìnhhạ tầng, cơ quan vật chất - kĩ thuật tối thiểu chung cho xã hội: Đầu tư đượccoi là động lực chính thức thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bản chất của mốiquan hệ này đã được nghiên cứu trong nhiều nghiên cứu mang tính lý thuyếtvà thực nghiệm Nhiều nghiên cứu ở nước ngoài phân biệt giữa đầu tư tưnhân và đầu tư công, theo đó, đầu tư công thường được cho là đầu tư chokết cấu hạ tầng Việc phân biệt như vậy rất có ý nghĩa vì đầu tư cho kết cấuhạ tầng có những điểm khác biệt với nguồn vốn được sử dụng trong cácdoanh nghiệp Kết cấu hạ tầng là vốn tồn tại bên ngoài doanh nghiệp và hỗtrợ hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp cũng như các hoạt động của cáccá nhân Do vậy, nhiều doanh nghiệp và cá nhân trong một khu vực cóhưởng lợi từ kết cấu hạ tầng đó mà không phải bỏ thêm chi phí hoặc với chiphí thấp hơn nếu kết cấu hạ tầng đó phải được cung cấp cho người sử dụngthêm đó, nên kết cấu hạ tầng có thể coi như cung cấp những lợi ích ngoại laicho những người sử dụng.

Ở nhiều quốc gia, một số hoạt động sản xuất là do các doanh nghiệp nhànước thực hiện Tại các nước phát triển, đầu tư của doanh nghiệp nhà nước lạicó xu hướng bị giới hạn trong một số ngành và tỷ trọng các hoạt động do cácdoanh nghiệp nhà nước thực hiện đã giảm đi đáng kể trong ba thập kỷ qua.Tuy nhiên, ở các nước xã hội chủ nghĩa, doanh nghiệp nhà nước lại đóng vaitrò quan trọng mặc dù tại một số nước, tỷ trọng sản lượng của các doanhnghiệp nhà nước đang giảm đi Theo đó, tầm quan trọng của doanh nghiệpnhà nước tại các nước xã hội chủ nghĩa được phản ánh trong các định nghĩavề các chỉ tiêu, do đó, đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước thường được tínhvào đầu tư

- Góp phần làm giảm khoảng cách giàu nghèo, giảm bất bình đẳng, bất

Trang 21

công trong xã hội bằng các chương trình, dự án kinh tế hỗ trợ các vùng khókhăn, vùng sâu vùng xa,các dân tộc thiểu số, nâng cao và ổn định đời sốngngười dân Tác động của đầu tư công đối với giảm nghèo được thể hiện rõ nétnhất trong khu vực nông nghiệp, nông thôn Ở Việt Nam, phần lớn hộ nghèosống trong khu vực nông thôn với công việc chính là sản xuất nông nghiệp.Đầu tư công trực tiếp làm tăng thu nhập cho người nông dân thông qua tăngnăng suất sản xuất nông nghiệp Và khi năng suất lao động tăng đồng nghĩavới việc người lao động trong khu vực nông nghiệp sẽ có mức lương cao hơn,góp phần giảm nghèo Đầu tư công cho xóa đói giảm nghèo trong thời gianqua đã góp phần quan trọng trong việc tăng thu nhập, nâng cao mức sống, chấtlượng sống của người nghèo thông qua việc tăng cường khả năng tiếp cận vàđược hưởng dịch vụ phúc lợi xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa…); cải thiện cơsở hạ tầng kinh tế xã hội ở địa bàn nghèo, khó khăn; nâng cao ý thức, tráchnhiệm cộng đồng đối với người nghèo và thay đổi nhận thức của người nghèo,giúp họ thích nghi được với kinh tế thị trường Tỷ lệ người nghèo giảm ở bấtcứ chỉ tiêu nào, được Liên hợp quốc đánh giá cao trong việc thực hiện cácmục tiêu thiên niên kỷ và là một trong bốn nước có tốc độ giảm nghèo nhanhnhất thế

- Đảm bảo ổn định và không ngừng tăng cường quốc phòng, an ninh.

1.1.4 Những vấn đề cơ bản về quản lý vốn đầu tư công

1.1.4.1 Nguyên tắc cơ bản trong quản lý đầu tư công

- Nguyên tắc thống nhất, công khai, minh bạch: Đảm bảo phù hợp vớimục tiêu quản lý cần thống nhất giữa tính chính trị, kinh tế kết hợp hài hòa,hợp lý về mặt xã hội Phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính và tăng cườnghiệu lực quản lý nhà nước, đảm bảo quản lý theo ngành và theo lãnh thổ.

- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tiết kiệm và hiệu quả: Đảm bảo tính hệthống, tính nhất quán và phải được đảm bảo bằng pháp luật Nguyên tắc nàykhông cho phép các cơ quan Nhà nước thực hiện việc quản lý dự án đầu tưcông

Trang 22

một cách tùy tiện, chủ quan mà phải dựa vào pháp luật, làm đúng pháp luật,nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.Đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.

- Nguyên tắc phù hợp: Để quản lý hiệu quả với phân cấp quản lý kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh của nhà nước và năng lực quản lý của mỗi cấptrên địa bàn Phân cấp theo quy mô, đây là một trong những tiêu chí chủ đạotrong quá trình quản lý đầu tư công ở Việt nam Cụ thể là mức độ phân cấpđối với các chức năng và nhiệm vụ quản lý đầu tư công thường phụ thuộc vàoquy mô và tầm quan trọng của dự án, được chia thành các dự án quan trọngquốc gia, nhóm A, nhóm B, và nhóm C.

- Nguyên tắc tổ chức: Phân định rõ quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cánhân có liên quan đến các hoạt động đầu tư công Các dự án đầu tư công liênquan đến nguồn tài chính Theo đó, chính quyền cấp tỉnh được quyền tự quyếtgần như hoàn toàn đối với các dự án đầu tư từ ngân sách địa phương (nguồnvốn đầu tư cân đối theo tiêu chí, nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất,nguồn thu XSKT, các khoản tăng thu, tiết kiệm chi…)

1.1.4.2.Phân cấp quản lý đầu tư công

Việc phân cấp quản lý đầu tư công phải được gắn với phân cấp vềnguồn vốn Vốn đầu tư công được phân bổ theo hai cấp ngân sách là ngânsách Trung ương và ngân sách địa phương Một cách tương đối nhất quán,chính quyền cấp tỉnh được quyền quyết gần như hoàn toàn đối với các dự ánđầu tư từ ngân sách địa phương Phần lớn nguồn lực đầu tư công đều đượcphân cấp cho ngành và địa phương quản lý Các ngành và địa phương quyếtđịnh về dự án đầu tư, nhưng nguồn vốn đều được ghi là “xin vốn từ ngân sáchtrung ương”.

Nguyên tắc phân cấp đầu tư từ Trung ương xuống địa phương vẫn đượcthực hiện theo quy mô và tầm quan trọng của dự án, được chia thành các dựán quan trọng của quốc gia là nhóm A, nhóm B, và nhóm C Đây là nguyêntắc phân cấp theo kiểu “những gì ở cấp trên không cần làm thì cấp dưới sẽthực hiện” và cấp trên thì luôn “nắm to, buông nhỏ” dẫn đến hiện tượng cấpdưới

Trang 23

luôn cảm thấy bị gò bó còn cấp trên luôn ở trong tình trạng quá tải, không thểkiểm soát được tình hình Cách làm này cũng hoàn toàn đi ngược lại vớinguyên tắc phổ biến trên thế giới là “những gì cấp dưới không làm được thìcấp trên mới phải làm” (từ dưới lên) Phần vốn đầu tư được cấp theo cơ chế“xin - cho” thì mạnh ai người đó “chạy”, nếu xin được sẽ triển khai, chưa xinđược thì sẵn sàng bỏ dở công trình… Từ chỗ “xin - cho”, các vận trù đầu tưtrở nên thiếu kế hoạch đồng bộ, cái cần thì không được làm, cái không cần thìcố gắng “chạy” để làm Mục đích lớn nhất của việc “chạy xin” hầu như khôngphải là giải quyết hệ thống cơ sở hạ tầng đang cần thiết và bức bách mà chủyếu là triển khai những công trình có thể tạo ra nhiều địa lợi cho các chủ đầutư và nhà thầu.

1.1.4.3 Nội dung quản lý đầu tư công

Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư gồm: (1) Ban hành, phổ biến và tổchức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư; (2) Xây dựng và tổchức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đầu tư tại ViệtNam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài; (3) Tổng hợp tình hình đầu tư,đánh giá tác động và hiệu quả kinh tế vĩ mô của hoạt động đầu tư; (4) Xâydựng, quản lý và vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư; (5) Cấp,điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăngký đầu tư ra nước ngoài, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định chủ trươngđầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Luật này; (6) Quản lý nhà nước về khucông nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế; (7) Tổ chức vàthực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư; (8) Kiểm tra, thanh tra và giám sát hoạtđộng đầu tư; quản lý và phối hợp quản lý hoạt động đầu tư; (8) Hướng dẫn, hỗtrợ, giải quyết vướng mắc, yêu cầu của nhà đầu tư trong thực hiện hoạt độngđầu tư; (8) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm tronghoạt động đầu tư Đàm phán, ký kết điều ước quốc tế liên quan đến hoạt độngđầu tư Tuy nhiên, trong nghiên cứu này tác giả giới hạn nghiên cứu vớinhững nội dung sau đây:

a Lập Quy hoạch và kế hoạch đầu tư công

Trang 24

Là một phần trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện dự kiếnsắp xếp, bố trí, cân đối, các nguồn vốn và giải pháp triển khai các chươngtrình mục tiêu, dự án trong lĩnh vực đầu tư công và là quá trình quản lý cáchoạch định đã được lựa chọn để hoàn thành mục tiêu đầu tư đã đề ra (bao gồmcả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn).

Công tác quy hoạch và lập kế hoạch: Hướng dẫn các sở, ngành, các địaphương, các đơn vị xây dựng quy hoạch; Chủ trì nghiên cứu, tham gia xâydựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tổng hợp, xây dựng kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, 5 năm và hàng năm Thực hiện cáccân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội của tỉnh; cân đối kế hoạch vốn đầu tư côngthuộc ngân sách địa phương; nguồn vốn đầu tư phát triển từ NSNN, vốn tráiphiếu Chính phủ và các nguồn vốn khác.

b Xúc tiến đầu tư

Xúc tiến đầu tư là một công cụ nhằm thu hút đầu tư, hoạt động xúc tiếnđầu tư có vai trò quảng bá hình ảnh của một đất nước, một địa phương về môitrường đầu tư sở tại, nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư vào địa bàn Dòng vốnđầu tư không phải tự nhiên mà có, vì các quốc gia trên thế giới vẫn tiếp tục tựdo hóa, các tập đoàn lớn, các công xuyên quốc gia vẫn tăng cường thu hút vềnhững nơi có môi trường tốt và có những điều kiện thuận lợi Hơn nữa, trongxu thế cạnh tranh để thu hút đầu tư giữa các địa phương ngày càng trở lênquyết liệt hơn, do vậy, sự cạnh tranh giữa các địa bàn làm cho việc xúc tiếnđầu tư trở thành một hoạt động tất yếu và ngày càng tăng không chỉ ở nhữngnước, những địa phương phát triển, mà còn ở những nước những địa phươngđang phát triển.

Công tác xúc tiến đầu tư ngày càng trở lên đa dạng, không chỉ đơn giảnlà việc mở rộng thị trường nội địa cho các nhà đầu tư nước ngoài, mà còn phảicó một khái niệm nhất quán về xúc tiến đầu tư Theo đó, có thể hiểu xúc tiếnđầu tư như sau: Xúc tiến đầu tư là một hoạt động kinh tế - xã hội, nhằm mụcđích nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc thu hút các tập đoàn kinh tế,các

Trang 25

doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước đến quốc gia mình, địaphương mình… để đầu tư.

Nói cách khác, hoạt động xúc tiến đầu tư thực chất là hoạt độngMarketing trong thu hút đầu tư mà kết quả của hoạt động này chính là nguồnvốn đầu tư thu hút được Thực chất của hoạt động này là làm thế nào để tạodựng được thương hiệu của một quốc gia hay một địa phương để các nhà đầutư gắn liền với nó là những đặc điểm chất lượng mà họ yêu cầu Theo nghĩahẹp, hoạt động xúc tiến đầu tư là những biện phát thu hút đầu tư thông quamột biện pháp tiếp thị tổng hợp về: (1) sản phẩm: Địa điểm hay các dự án tiếpnhận đầu tư; (2) xúc tiến: Phát triển các chiến lược tiếp thị thích hợp của quốcgia hay địa phương trước đối thủ cạnh tranh; (3) giá cả: Là giá mà nhà đầu tưphải trả cho việc định vị hoạt động đầu tư tại địa điểm đó, bao gồm tất cả cácloại chi phí từ giá sử dụng cơ sở hạ tầng đến các tiện ích, các loại thuế, ưuđãi…Việc xác định giá phải có cơ sở phải đạt được các mục tiêu như khi chàohàng Để tạo sự cạnh tranh, khi báo giá phải liệt kê đầy đủ rõ ràng các dịch vụsau bán hành kèm theo Giá mà khách hành phải trả tương xứng với mức dịchvụ mà họ

được hưởng, giá được quyết định ở mức giữ uy tín cũng như hỗ trợ các doanhnghiệp để tránh sự can thiệp của các cơ quan liên quan.

Yêu cầu tổ chức thực hiện dự án đầu tư công là phải đúng vốn theo nộiquy đầu tư, chất lượng, mức chi phí, thời hạn và các yêu cầu khác ghi trongquyết định đầu tư Nhà nước khuyến khích tổ chức và cá nhân tham gia thựchiện dự án đầu tư công có giải pháp rút ngắn thời gian thực hiện, nâng caochất

lượng và tiết kiệm chi phí.

c Cấp và thu hồi giấy phép đầu tư

* Cấp giấy phép đầu tư: Giấy phép đầu tư được hiểu là một văn bản docơ quan quản lý nhà nước, là cơ sở pháp lý cho các nhà đầu tư tiến hành hoạtđộng kinh doanh dưới hình thức nhất định như hợp tác kinh doanh, thành lậpdoanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài…

Trang 26

Giấy phép đầu tư là cơ sở pháp lý cho các nhà đầu tư tiến hành hoạt động kinhdoanh dưới hình thức nhất định như hợp tác kinh doanh, thành lập doanhnghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài Đối vớidoanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài thìgiấy phép đầu tư còn có giá trị như Giấy đăng ký kinh doanh.

Văn bản do cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài cấp cho cácdự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thể hiện sự chấp thuận của Nhànước Việt Nam đối với việc thực hiện dự án đó gọi là “Giấy chứng nhận đầu

tư” Tuy nhiên, khi Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực từ 1/7/2015 thì “giấy chứng

nhận đầu tư” đã được thay đổi thành “giấy chứng nhận đăng ký đầu tư”.Có sự

thay đổi này là bởi theo Luật đầu tư 2005, giấy chứng nhận đầu tư đồng thời

là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Điều này gây khó khăn, vướngmắc cho các doanh nghiệp nước ngoài khi tham gia hoạt động kinh doanh.Chính sự

vướng mắc đấy mà Luật đầu tư 2014 đã quy định về giấy chúng nhận đăng ký

đầu tư, còn giấy đăng ký kinh doanh sẽ do Luật Doanh nghiệp điều chỉnh Dovậy, hiện nay chúng ta không còn cấp “giấy chứng nhận đầu tư”, mà chỉ cấp“giấy chứng nhận đăng ký đầu tư”.

Th ủ t ụ c c ấ p g i ấy c h ứ n g n h ậ n đ ă n g k ý đ ầ u t ư đ ược quy định tại điều 29,30 và 31 Nghị định 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam.

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định tại điều28 Nghị định 118/2015/ND-CP Thẩm quyền tiếp nhận, cấp, Giấy chứng nhậnđăng ký đầu tư, cụ thể là:

(1) Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu

tư đối với các dự án đầu tư sau:

- Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

- Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất,khu công nghệ cao và dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu

Trang 27

công nghệ cao tại những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu côngnghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.

(2) Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ caovà khu kinh tế tiếp nhận, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dựán đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinhtế, gồm:

- Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất,khu công nghệ cao.

- Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu côngnghệ cao, khu kinh tế.

(3) Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sởchính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, cấp Giấychứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:

- Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương;

- Dự án đầu tư thực hiện đồng thời ở trong và ngoài khu công nghiệp,khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

* Thu hồi giấy phép đầu tư:

- Thu hồi giấy chứng nhận đầu tư: Theo quy định tại Điều 41 Luật Đầutư năm 2014, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ ra quyết định th u h ồ i g i ấ y c h ứ n g n h ậ n đ ầ u t ư trong trường hợp dự án đầu tư chấm dứt hoạt động.Theo đó, dự án đầutư chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:

+ Nhà đầu tư ra quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.

+ Chấm dứt theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định tronghợp đồng, điều lệ của doanh nghiệp.

+ Dự án đầu tư hết thời hạn hoạt động.

+ Dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp bị cơ quan quản lý nhànước về đầu tư hoặc Thủ tướng Chính Phủ quyết định ngừng hoặc ngừng mộtphần hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật mà nhà đầu tư

Trang 28

không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động.

+ Nhà đầu tư bị Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư hoặckhông được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư nhưng không thực hiện các thủtục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời gian 6 tháng kể từ ngày có quyếtđịnh thu hồi đất hoặc không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư đó nữa.

+ Dự án đầu tư đã bị ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không thể liên lạc được vớinhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.

+ Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư mà nhà đầutư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo đúng tiến độđăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư và không thuộc trường hợp được giãn tiếnđộ thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.

+ Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo bản án, quyết định của Tòaán, Trọng tài.

- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Các cơ quan đăng ký đầu tưcó thẩm quyền cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hiện nay gồmcó Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinhtế hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nếu dự án nằm trong khu công nghiệp, khuchế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì thuộc thẩm quyền của Ban Quảnlý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế Nếu dự ánnằm bên ngoài hoặc dự án thực hiện ở cả trong và ngoài khu công nghiệp, khuchế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc dự án thực hiện tên nhiều tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương thì thẩm quyền thuộc về Sở Kế hoạch vàĐầu tư mà nhà đầu tư đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành dự án Cơquan đăng ký kinh doanh ngoài thẩm quyền cấp, điều chỉnh còn cóquyền thu hồi G i ấy c h ứn g n h ậ n đ ă n g k ý đ ầ u t ư trong các trường hợp cầnthiết theo quy định pháp luật.

Cơ quan quy định tại các Khoản (1), (2) và (3) Điều 28 Nghị định này làcơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh và thu hồi Giấy phép đầu tư, Giấy

Trang 29

chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trịpháp lý tương đương đã cấp cho nhà đầu tư trước thời điểm Luật Đầu tư cóhiệu lực thi hành.

d Giám sát và đánh giá hiệu quả đầu tư

Giám sát đầu tư được quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định84/2015/NĐ-CP về giám sát và đánh giá đầu tư như sau:“Giám sát đầu tư” làhoạt động theo dõi, kiểm tra đầu tư Giám sát đầu tư gồm giám sát chươngtrình, dự án đầu tư và giám sát tổng thể đầu tư.

Đánh giá đầu tư là việc đánh giá khách quan một dự án đang thực hiệnhoặc đã hoàn thành từ khâu sử dụng kinh phí cho thiết kế, tổ chức thực hiện vànhững thành quả của dự án Nhằm cung cấp những thông tin hữu ích và đángtin cậy, giúp các bên liên quan nắm được các thông tin quan trọng đầy đủ đểcó những thay đổi kịp thời và đưa ra những quyết định chính xác đối với cácdự án đang thực hiện và rút ra những bài học bổ ích đối với các dự án thựchiện trong tương lai.

Tổ chức thực hiện giám sát tổng thể hoạt động đầu tư là việc kiểm tra,giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của các chươngtrình, dự án đầu tư trên địa bàn; Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện giámsát đầu tư của cộng đồng theo quy định của pháp luật

1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư công

1.1.4.1 Yếu tố chủ quan

- Năng lực điều hành của cơ quan nhà nước: Đây là yếu tố mang tínhquyết định đến kết quả của một dự án Để dự án đạt được kết quả mong muốn,các cơ quan thực hiện đầu tư công và quản lý đầu tư công cần phải bảo đảmnguồn nhân lực về số lượng và chất lượng (sự hiểu biết, trình độ, năng lực).Phải đảm bảo những người phụ trách chính trong dự án có trình độ, năng lựcquản lý đáp ứng yêu cầu của dự án.

- Năng lực chuyên môn của các cơ quan tư vấn về đầu tư, thiết kế côngtrình, lập dự toán, công tác thẩm định thiết kế, dự toán và công tác xét thầu

Trang 30

cũng là những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý đầu tư công từNSNN Chất lượng của các cơ quan thực hiện các khâu này này sẽ ảnh hưởngtrực tiếp đến hiệu quả cũng nhưng hiệu lực của quá trình quản lý đầu tư công.Bởi lẽ, nếu chất lượng kém, chưa đạt yêu cầu thì tiến độ thực hiện sẽ chậm,hiệu quả thấp hoặc phải phê duyệt dự án, thiết kế, dự toán nhiều lần hoặckhông đảm bảo khả năng cân đối nguồn lực.

- Kinh phí: Đây là nhân tố không thể thiếu, khi muốn thực hiện côngviệc nhìn chung đều cần phải lên kế hoạch chuẩn bị bảo đảm đáp ứng đầy đủkinh phí cho hoạt động đó Đối với hoạt động đầu tư công, do đây chủ yếu lànhững hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản quy mô lớn nên vấn đề kinh phí lạicàng phải

được quan tâm chặt chẽ Nguồn kinh phí đầu tư công chủ yếu là từ ngân sáchnhà nước Do nguồn ngân sách này còn phải chi đồng thời cho nhiều khoảnchi phí khác nhau, nhiều dự án khác nhau nên việc bảo đảm đủ kinh phí chohoạt động đầu tư diễn ra đúng tiến độ là vô cùng quan trọng.

- Thủ tục hành chính và các quy định pháp luật: Việc thực hiện đầu tưcông liên quan đến một loạt các quy chế và thủ tục hành chính trong lĩnh vựcđầu tư xây dựng cơ bản, quản lý ngân sách Về nguyên tắc, các thủ tục hànhchính cần tạo ra trình tự ổn định và rành mạch cho hoạt động quản lý tối ưu,tạo điều kiện cho việc thực hiện dự án được thuận lợi Các quy định pháp luậtcần rõ ràng, minh bạch, có cách hiểu thống nhất, đảm bảo định hướng hoạtđộng của dự án công đáp ứng đúng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

1.1.5.1 Yếu tố khách quan

- Môi trường pháp lý: Mọi hoạt động kinh tế nói chung và hoạt độngđầu tư nói riêng ngoài việc chịu tác động của quy luật kinh tế thị trường đềuphải tuân thủ luật pháp và hoạt động trong khuôn khổ luật pháp Do vậy, hệthống pháp luật hiện hành của Nhà nước, các quy định riêng của từng ngành,từng địa phương trong mối quan hệ ràng buộc về mặt tổ chức, sản xuất, laođộng, bảo vệ môi trường, quan hệ sinh hoạt xã hội là chuẩn mực pháp lý và làkhung pháp lý trong quá trình quản lý đầu tư công Hệ thống văn bản phápluật càng hoàn thiện sẽ tạo hành lang pháp lý rõ ràng, đầy đủ sẽ tạo điều kiệnthuận cho quá

Trang 31

trình quản lý đầu tư công Do vậy, Nhà nước cần phải xây dựng, ban hành vàhoàn thiện quy chế quản lý đầu tư công, trước hết là Luật Xây dựng, Luật Đầutư, Luật Đấu thầu, đặc biệt là các quy chế, quy định quản lý đầu tư và sử dụngnguồn vốn của Nhà nước cho cả ba quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tưvà kết thúc đầu tư, đưa vào khai thác, sử dụng.

- Môi trường kinh tế - xã hội: Anh hưởng đến quy mô vốn đầu tư và khảnăng huy động vốn đầu tư Nguồn lực đầu tư công chủ yếu từ NSNN, do ngânsách phải đồng thời thực hiện nhiều khoản chi khác nhau, nhiều mục đíchkhác nhau, nhiều dự án khác nhau nên việc bảo đảm nguồn lực đầu tư diễn rađúng tiến độ là vô cùng quan trọng Các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị, tiếnbộ khoa học - công nghệ… đều có ảnh hưởng đến hoạt động, kết quả đạt đượccủa dự án đầu tư Những biến động này đôi khi phải dẫn đến việc điều chỉnhdự án, hoặc không thực hiện dự án nữa do không còn phù hợp.

- Chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế của đất nước, ngành và địaphương: Việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước,ngành, địa phương phải dựa trên những điều kiện, lợi thế, tiềm năng và khảnăng của đất nước, địa phương và từng ngành, lĩnh vực cụ thể.

- Cơ chế quản lý đầu tư công: Là những văn bản quy phạp pháp luật củaNhà nước Trung ương và địa phương, được coi như môi trường pháp lý quantrọng để quản lý mà chủ thể quản lý hình thành và sử dụng nhằm tác động,điều chỉnh và định hướng đối với hoạt động đầu tư (đối tượng quản lý) Cơchế đó là sản phẩm chủ quan của chủ thể quản lý, nhưng được hình thành vàvận dụng dựa trên các quy luật khách quan, chủ yếu là các quy luật kinh tế,phù hợp với bản chất, đặc điểm và điều kiện cụ thể của hoạt động đầu tư.

- Chính sách quản lý đầu tư công: Đó là một bộ phận hợp thành củachính sách đầu tư quốc gia, bao gồm một hệ thống các định hướng lớn củaNhà nước để thực hiện các yêu cầu và mục tiêu của chiến lược phát triển kinhtế - xã hội trong một thời kì nhất định.

1.2 Cơ sở thực tiễn vềquản lý vốn đầu tư công

Trang 32

1.2.1 Kinh nghiệm của mốt số địa phương trong nước

1.2.1.1 Kinh nghiệm Quản lý đầu tư công của thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương, rất coi trọng hoạt độngđầu tư công Trong 10 năm qua, dưới sự chỉ đạo của Thành ủy, Ban cán sựđảng UBND thành phố đã lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố thựchiện tốt công tác phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xãhội thành phố và nhân dân tham gia các chính sách, quy hoạch và nhữngchương trình, dự án lớn trên địa bàn thành phố UBND thành phố đã phâncông đồng chí Chủ tịch UBND thành phố trực tiếp phụ trách công tác này.UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 4955/QĐ-UBND ngày 25-7-2014 về Quy định thực hiện công tác dân vận của các cơ quan hành chính,đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Theo đó, quy định rõ nhiệmvụ và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong phối hợp thực hiện nhằmphát huy có hiệu quả vai trò Mặt trận, các hội, đoàn thể trong việc triển khaicác chủ trương, chính sách lớn của thành phố, nhất là các chính sách, chủtrương về quy hoạch, chỉnh trang đô thị, giải tỏa, đền bù, tái định cư, xâydựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới, các công trình trọng điểm độnglực, các chương trình giảm nghèo, an sinh xã hội góp phần đạt được cácmục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng trong giai đoạn2010-2015 và 2015-2020 Cùng với đó, Đà Nẵng còn coi trọng “Chương trìnhnhà nước và nhân dân cùng làm” để phát huy sức mạnh nguồn lực toàn dân vàđược nhân dân đồng tình ủng hộ; đồng thời trú trọng công tác cải cách hànhchính UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 3056/QĐ-UBND ngày27/5/2015 quy định trách nhiệm về cung cấp thông tin và tiếp thu góp ý, tạocơ sở để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp phát huyquyền, trách nhiệm trong việc tham gia góp ý xây dựng chính quyền Nhờ vậy,mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân ngày càng được

củng cố.(Theo h tt ps : // d p i d a n an g g o v v n )

1.2.1.2 Kinh nghiệm quản lý đầu tư công của tỉnh Vĩnh Phúc

Trang 33

Theo báo cáo của UBND tỉnh, giai đoạn 2016 - 2019, cơ cấu vốn đầutư toàn xã hội của Vĩnh Phúc có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, đó làtăng nguồn vốn tín dụng, vốn của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước vàgiảm dần tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước Cụ thể, trong giai đoạnnày, tỷ trọng vốn đầu tư khu vực nhà nước giảm từ 25% năm 2015 xuống còn15% năm 2019 Nguồn vốn đầu tư khu vực dân cư và doanh nghiệp ngoàiquốc doanh tiếp tục tăng, chiếm 45% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh Riêng nguồnvốn khu vực đầu tư nước ngoài tăng mạnh trong năm 2019 và chiếm tỷ trọnglớn nhất, với 43% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh năm 2019, cao hơn 1% so vớikhu vực ngoài nhà nước và cao hơn 28% so với khu vực Nhà nước Điều nàyđã minh chứng Vĩnh Phúc tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tưnước

Nguồn vốn đầu tư công của Vĩnh Phúc hướng tới các dự án xây dựnghệ thống giao thông, nhằm góp phần tạo điều thuận lợi cho giao thương giữacác địa phương Từ đó, thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn Vĩnh Phúc Năm2019, tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục dành 1.970 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư côngcho lĩnh vực giao thông vận tải, với các công trình Tuy nhiên, theo báo cáocủa Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc, đến tháng 5/2019, tổng vốn đầu tưcông của tỉnh này là 6.232,3 tỷ đồng Nguồn vốn này được phân bổ cho 243dự án, trong đó có 93 dự án quyết toán, 118 dự án chuyển tiếp và 32 dự ánkhởi công mới Do còn nhiều khó khăn, bất cập nên tình hình giải ngân nguồnvốn đầu tư công vẫn chậm Tính đến tháng 5/2019, toàn tỉnh mới giải ngânđược 1.284,1 tỷ đồng, bằng 20,6% kế hoạch Các dự án trọng điểm, dự ánODA và các lĩnh vực còn lại đều có tỷ lệ giải ngân thấp Trong đó, tỷ lệ giảingân vốn của các dự án sử dụng vốn ODA đạt thấp nhất, do hầu hết các dự ánsử dụng nguồn vốn này đều lớn và là dự án mới đang thực hiện các thủ tục đểkhởi công Việc giải ngân nguồn vốn này còn chậm là do thủ tục đầu tư xâydựng kéo dài từ bước lựa chọn nhà thầu tư vấn khảo sát, lập thiết kế bảo vệ

Trang 34

thi công – dự toán, thẩm định, phê duyệt thiết kế bảo vệ thi công – dự toánđến bước lựa chọn nhà thầu thi công, nhất là các dự án có tổng mức đầu tưlớn Bên cạnh đó, năng lực của một số chủ đầu tư còn hạn chế, chưa nắm bắtđầy đủ các thủ tục trong đầu tư xây dựng cơ bản và chưa sâu sát, đôn đốc,

kiểm tra hồ sơ công trình.(Theo ht t p : / / c a nd c o m v n / K inh - t e / Vi n h- Ph u c ) 1.2.1.3 Kinh nghiệm quản lý đầu tư công của tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là môt trong những tỉnh có tốc đô phát triển kinh tế đángchú ý của khu vực miền bắc Là tỉnh có đường biên giới giáp với Trung Quốc,Quảng Ninh coi trọng công tác đầu tư cho hạ tầng cơ sở và giao thông QuảngNinh là tỉnh đầu tiên trong cả nước được Chính phủ cho phép sử dụng NSNNtỉnh để đầu tư xây dựng đường cao tốc, sau nhiều lần trình Thủ tướng Chínhphủ, có thể nói đó là một trong những đột phá trong quản lý Đầu tư công củatỉnh Quảng Ninh Cùng với đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thựchiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao nănglực cạnh tranh của tỉnh hết sức quyết liệt và tiếp tục có nhiều đổi mới, linhhoạt Đặc biệt, tỉnh đã bám sát Nghị quyết số 19/NQ-CP và Nghị quyết số35/NQ- CP của Chính phủ về hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp đến năm 2020,coi đây là kim chỉ nam để hành động Quảng Ninh là một trong số ít tỉnh,thành trong cả nước sớm xây dựng kế hoạch hành động triển khai thực hiện 2Nghị quyết này.

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, hoạt động đối thoại, hỗtrợ doanh nghiệp cũng được tỉnh triển khai tích cực, góp phần giải quyết khókhăn, kiến nghị của nhà đầu tư Cùng với các chương trình tiếp xúc thường kỳcủa UBND tỉnh, nhiều sở, ngành, địa phương đã chủ động tổ chức gặp mặt,đối thoại doanh nghiệp, giải quyết các khó khăn ngay từ cơ sở Mô hình“Cafe Doanh nhân” do Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì cũng tạo đượcnhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp.

1.2.1.4 Kinh nghiệm quản lý đầu tư công của tỉnh Bắc Ninh

Là tỉnh liền kề với thủ đô Hà Nội, có hệ thống giao thông kết nối, giao

Trang 35

thương thuận lợi với các tỉnh trong vùng như: gần cảng hàng không quốc tếNội Bài, cảng biển quan trọng Cái Lân, Hải Phòng; cửa khẩu Móng Cái, LạngSơn Tỉnh luôn chú trọng công tác quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng, đô thịtheo hướng đồng bộ, hiện đại Hệ thống các khu, cụm công nghiệp của tỉnhcũng ngày càng hoàn thiện về cơ sở vật chất, là điểm sáng trong thu hút đầu tưnước ngoài Các Khu công nghiệp (KCN) được quy hoạch hoàn chỉnh vàđồng bộ đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư lớn có thương hiệu toàn cầu làhạt nhân chính để thu hút hệ thống các dự án vệ tinh, kiến tạo nên các KCNchuyên ngành, KCN hỗ trợ Để đáp ứng đòi hỏi đó, tỉnh lựa chọn những nhàđầu tư hạ tầng KCN có kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp cao như: Tập đoànVSIP của Singapore, Tổng Công ty phát triển đô thị Kinh Bắc, Tổng Công tyViglacera góp phần ổn định quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh,phân bố lại không gian kinh tế trên địa bàn Hệ thống kết cấu hạ tầng đượctriển khai xây dựng đồng bộ, đúng quy hoạch, kết nối với tuyến giao thông đốingoại tạo động lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đáp ứng nhu cầu hoạtđộng sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư, có sự gắn kết chặt chẽ giữa hạ tầngKCN với kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào KCN, tạo nên sự phát triểnđồng bộ giữa các địa phương trong tỉnh.

Công tác cải cách thủ tục hành chính được tỉnh tích cực triển khai TạiTrung tâm Hành chính công tỉnh Bắc Ninh có 243/402 TTHC của 17 Sở, ban,ngành thực hiện tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả “4 tại chỗ” tạiTrung tâm Hành chính công tỉnh Thời gian thực hiện các thủ tục trong lĩnhvực đầu tư, đất đai, xây dựng, cấp phép lao động đều được cắt giảm so vớiquy định Đồng thời, UBND tỉnh cũng đã triển khai thiết lập hệ thống thôngtin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính, đồng thời chỉđạo các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc quy định về tiếp nhận, xử lýphản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính Đây có thểnói là công tác lãnh đạo chỉ đạo trong quản lý vốn đầu tư được tỉnh Bắc Ninhrất quan tâm.

Trang 36

1.2.2 Bài học kinh nghiệm vận dụng cho quản lý đầu tư công tại tỉnh TháiNguyên

Một là, cần có chiến lược và quy hoạch đầu tư toàn diện Tất cả các dự

án đầu tư công đều phải nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt mới đượcxúc tiến đầu tư Các ngành, địa phương căn cứ vào các quy hoạch phát triển đãđược duyệt để đề xuất, xây dựng kế hoạch đầu tư và danh mục các dự án đầutư Nhằm quản lý hiệu quả đầu tư công thì cần phải xây dựng quy hoạch tổngthể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, vùng; quy hoạchcác khu công nghiệp, cụm công nghiệp góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấukinh tế một cách tích cực, rõ nét và có hiệu quả Phải xây dựng chiến lược, kếhoạch thu hút đầu tư nhất là thu hút ĐTNN, có danh sách các dự án thu hútđầu tư cụ thể gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, có chiếnlược xúc tiến đầu tư, hàng năm tỉnh bỏ ra một khoản kinh phí cho công tácxúc tiến đầu tư để tìm kiếm các nhà đầu tư lớn Trong công tác vận động, thuhút đầu tư lấy xây dựng hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện, nước, thông tinliên lạc là ưu tiên hàng đầu, coi đó là nhiệm vụ tiên quyết thực hiện có hiệuquả công tác thu hút đầu tư.

Hai là, tăng cường phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội để quản

lý có hiệu quả vốn đầu tư công, cũng như việc tạo lâp chính sách “nhà nướcvà nhân dân cùng làm” như bài học từ Đà Nẵng Để làm tốt được vấn đề này,các nhà quản lý cấp tỉnh cần phải xây dựng được cơ chế phối hợp chăt chẽ,giao rõ nhiệm vụ cho từng đơn vị, sở, ngành để tránh chồng chéo hoặc tìnhtrạng “cha chung không ai khóc”

Ba là, chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư công, ngoài vốn NSNN, có thể

huy động thêm nguồn vốn tín dụng, vốn của các thành phần kinh tế ngoài nhànước và giảm dần tỷ trọng vốn đầu tư từ NSNN trong điều kiện vốn NSNNcòn nhiều khó khăn (kinh nghiệm của Vĩnh Phúc) để có thể hạn chế được sựthiếu hụt và chậm trễ vốn cho các dự án, công trình đầu tư.

Trang 37

Bốn là, chú trọng giám sát, kiểm tra, đánh giá đầu tư đảm bảo đầu tư

đúng mục đích, đúng dự án, đúng quy định và có hiệu quả Việc kiểm tra,đánh giá hoàn thành dự án được thực hiện thông qua chính sách hậu kiểm, cácdự án đầu tư đều phải được kiểm toán để phát hiện những nhân tố mang tínhhệ thống ảnh hưởng tới chi phí và chất lượng của dự án Kiên quyết thu hồinhững dự án chậm triển khai, để có mặt bằng sạch, nhằm thu hút các dự án cókhả năng đưa vào khai thác, đồng thời, xử lý nghiêm những nhà đầu tư khôngtuân thủ theo Luật Đầu tư, Luật Môi trường.

Năm là, ngoài việc chấp hành các quy định của nhà nước về đầu tư,

tỉnhThái Nguyên cần linh hoạt tạo ra các cơ chế, chính sách về đầu tư để tăngcường sự ưu đãi và trợ giúp nhà đầu tư trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.Việc ban hành, thực hiện các chính sách đảm bảo minh bạch và bình đẳng vớimọi nhà đầu tư, mọi loại hình doanh nghiệp đảm bảo quyền và lợi ích hợppháp của các nhà đầu tư Có như vậy mới tạo ra được môi trường pháp lýthuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư.

Trang 38

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu luận văn nhằm trả lời các câu hỏi:

(1) Thực trạng quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyêntrong thời gian vừa như thế nào?

(2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư côngtrên địa bàn tỉnh Thái Nguyên?

(3) Giải pháp nào để công tác quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnhThái Nguyên trong thời gian tới có hiệu quả?

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Các thông tin được thu thập từ:

- Các tài liệu thống kê đã công bố về vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnhThái Nguyên giai đoạn 2017 - 2019.

- Các tài liệu thống kê công tác quản lý vốn đầu tư công trên địa bàntỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2019 qua các phương tiện, mục tiêu,phương pháp, công cụ, đối tượng, quy trình.

- Các nguồn thông tin về kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên được thu thậptừ Cục Thống kê, Sở tài chính; Sở tài nguyên môi trường; Sở Lao độngthương binh và Xã hội; Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên qua các năm2017 - 2019.

- Các nguồn tài liệu như sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứucủa các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước về quản lý vốn đầutư công, hiệu quả quản lý vốn đầu tư công;

2.1.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Số liệu thứ cấp được điều tra bằng bảng hỏi, nhằm đánh giá thực trạngcông tác quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn trong thời gian qua.

* Đối tượng và số lượng mẫu điều tra:

Trang 39

Tác giả lựa chọn khảo sát tại các đơn vị chuyên môn cấp tỉnh cũng nhưthành phố Đây là các đơn vị liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý dự ánđầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước Các bước trong quá trình quản lýđược thực hiện tại đó nên việc khảo sát sẽ mang lại những đánh giá chính xác,đầy đủ và hiệu quả nhất cho luận văn Bên cạnh đó tác giả khảo sát có chọnlọc số lượng mẫu Tại mỗi đơn vị, tác giả tiến hành khảo sát những cá nhân raquyết định hoặc phụ trách trực tiếp hoạt động quản lý dự án Đối tượng khảosát là cán bộ tại các Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở tài nguyên và Môi trường, SởTài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, BQLDA cấp tỉnh; cán bộ các huyện, thànhphố, thị xã; các đơn vị quản lý, sử dụng công trình, dự án và các doanhnghiệp Tổng số mẫu điều tra là 90 Trong đó: Cán bộ tại các sở và địaphương có liên quan là 30; Các đơn vị sử dụng và quản lý công trình: 30; Cácdoanh nghiệp là 30:

* Phương pháp chọn mẫu điều tra:

Đối với các cán bộ sở và kho bạc, chọn ngẫu nhiên có chủ đích theonhững nội dung cần thu thập:

- Sở Xây dựng chọn cán bộ thuộc các phòng: Phòng Quy hoạch kiếntrúc; Phòng Quản lý xây dựng; Phòng phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật;Phòng giám định xây dựng; Trung tâm kiểm định chất lượng xây dựng; đạidiện Ban giám đốc.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phó giám đốc; Phòng tổng hợp - Quy hoạch;Phòng đấu thầu thẩm định, giám sát đầu tư; Thanh tra sở; Trung tâm tư vấn vàxúc tiến đầu tư; đại diện Ban giám đốc.

- Sở Tài nguyên và Môi trường: Phòng quản lý đất đai; Phòng tài chínhđất và bồi thường giải phóng mặt bằng; Chi cục bảo vệ môi trường; Vănphòng đăng ký đất đai; Quỹ bảo vệ môi trường; Trung tâm phát triển quỹ đất,đại diện Ban giám đốc.

- Kho bạc nhà nước tỉnh: Phó giám đốc và các phòng trực thuộc.

- Sở Tài chính: Phó giám đốc, Phòng quản lý giá và doanh nghiệp,Phòng quản lý Ngân sách.

Trang 40

- Các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Thái Nguyên.

- Các chủ đầu tư dự án: Chọn ngẫu nhiên theo danh sách từng loại dự ántheo 12 hạng mục đầu tư công.

* Nội dung phiếu điều tra

Để đánh giá quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đềtài sử dụng số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra Nội dung của phiếu điềutra gồm 2 phần:

- Phần I: Thông tin cá nhân của người được điều tra như: tên, tuổi, địachỉ, giới tính, trình độ văn hóa, đơn vị công tác…

- Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ vấn đề cần giảiquyết Một số câu hỏi được thiết kế theo thang hỏi Likert với 5 mức độ: 1-Rấtkém, 2-Kém , 3-Bình thường; 4-Tốt; 5-Rất tốt.

2.2.2 Phương pháp xử lý thông tin

Thông tin sau khi thu thập, được phân tổ và tiến hành xử lý thông tinbằng phần mềm Excel, nhằm tổng hợp tính toán các số liệu đảm bảo tínhchính xác, kịp thời phục vụ cho nghiên cứu và phân tích.

2.2.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

2.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xãhội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được Phương pháp nàyđược sử dụng để phân tích tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và tình hình đầutư công trên địa bàn tỉnh qua các năm.

Số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh cũngnhư các kết quả nghiên cứu được kế thừa là những thông tin cơ sở quan trọngcho việc thực hiện đề tài Các nguồn số liệu thống kê bao gồm số liệu từ cáctài liệu, báo cáo của tỉnh, các Sở, ban, ngành và niên giám thống kê tỉnh quacác năm.

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả tính điểm trung bình để đánh giá

Ngày đăng: 28/10/2020, 01:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quốc Hội (2014), Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật đầu tư công
Tác giả: Quốc Hội
Năm: 2014
2. Quốc hội (2015), Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật ngân sách nhà nước
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2015
7. Nghị định số 136/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 31/12/2015 về hướng dẫn thi hành một số điều luật đầu tư công Sách, tạp chí
Tiêu đề: số 136/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 31/12/
11. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài chính (2016), Thông tư số
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2016
18. HĐND tỉnh Thái Nguyên, Nghị quyết số 19/NQ-HĐND “Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn vốn NSNN giai đoạn 2016 – 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều chỉnh, bổsung kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn vốn NSNN giai đoạn 2016 – 2020
21. h t t p: // www .vc c i d a n a ng . c o m .vn 22. h t t p: // www .b a o vi n hp h u c.c o m .vn 23. h t t p : / / www . t ho i ba o ta i c hi n h v i e t nam . v n 24. h t t p : / / www . i nve st i nq u an g ni nh . v n Sách, tạp chí
Tiêu đề: h t t p : / / www . t ho i ba o ta i c hi n h v i e t nam . v n"24
3. Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng Khác
4. Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết hợp đồng xây dựng Khác
5. Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng Khác
6. Nghị định số 77/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 10/9/2015 về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm Khác
8. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/2/2011, quy định về quyết toán hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước Khác
9. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN Khác
10. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/2/2012, quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn Khác
12. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016, quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước Khác
13. Bộ xây dựng (2016),Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 về quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình Khác
14. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 40/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 113/2016/TT-BTC hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN, Bộ Tài chính ban hàng ngày 01/3/2016 Khác
15. Bộ xây dựng (2016), Thông tư số 05/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 10/3/2016 về hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng Khác
16. Bộ xây dựng (2016), Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 về hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng Khác
17. Bộ xây dựng (2016), Thông tư số 07/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 về hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng Khác
19. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Niên giám thông kê tỉnh Thái Nguyên các năm 2017 - 2019 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w