Cho đến nay, ở nước ta vẫn có hai quan điểm khác nhau về đầu tư công: Quan điểm thứ nhất cho rằng, đầu tư công là toàn bộ nội dung liên quan đếnđầu tư sử dụng vốn nhà nước, bao gồm hoạt
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÊ QUANG HƯNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên h t t p : / / www lrc - t nu.e d u v n/
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÊ QUANG HƯNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Cúc
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên h t t p : / / www lrc - t nu.e d u v n/
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh với đề
tài: “Nâng cao hiệu quả đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” là sản phẩm
nghiên cứu của tôi; số liệu và kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn nàychưa hề được công bố trên các nghiên cứu khác
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Thái Nguyên, ngày……tháng…… năm 2014
Tác giả luận văn
Lê Quang Hưng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tác giả muốn gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo PGS.TSNguyễn Cúc, đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện tốt nhất để giúp đỡ tôi trongsuốt quá trình thực hiện luận văn
Tác giả chân thành cảm ơn các thầy giáo Trường Đại học Kinh tế và Quản trịkinh doanh, Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện cần thiết để tác giả có thểtriển khai và hoàn thành đề tài đúng tiến độ
.Tác giả mong muốn nhận được sự hướng dẫn, đóng góp ý kiến của quý thầy, cô
để hoàn thiện luận văn và rút kinh nghiệm cho những lần nghiên cứu sau này
Trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày……tháng…… năm 2014
Tác giả luận văn
Lê Quang Hưng
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG .vii DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ viii MỞ ĐẦU 1
1 Lý do lựa chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
3 5 Kết cấu của đề tài 3
Chương 1 TƯ CÔNG 4
1.1 Một số vấn đề lý luận về đầu tư và đầu tư công 4
1.1.1 Đầu tư 4
1.1.2 Đầu tư công 6
1.1.3 Hiệu quả đầu tư công 11
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư công 18
1.2 Thực tiễn hoạt động đầu tư công 23
1.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về quản lý hoạt động đầu tư công 23
1.2.2 Một số bài học đối với hoạt động quản lý đầu tư công ở Việt Nam
29 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 31
2.1 Câu hỏi nghiên cứu 31
2.2 Quy trình các bước nghiên cứu 31
2.3 Phương pháp nghiên cứu 31
2.3.1 Phương pháp thu thập tư liệu 31
2.3.2 Chọn điểm nghiên cứu 32
Trang 642.3.3 Thông tin nghiên cứu 32
Trang 72.3.4 Phương pháp phân tích thông tin 34
2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 35
2.4.1 Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng hoạt động đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 35
2.4.2 Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 35
Chương 3 T 38
3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 38
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 38
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 39
3.2 Thực trạng hoạt động đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 47
3.2.1 Cơ sở pháp lý phân bổ vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 47
3.2.2 Diễn biến tổng nguồn vốn đầu tư công trong những năm qua 48
3.2.3 Tỷ lệ đầu tư công trên GDP 57
3.2.4 Mức độ phân bổ đầu tư công theo các ngành và lĩnh vực 59
3.3 Phân tích hiệu quả đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 62
3.3.1 Hệ số ICOR 62
3.3.2 Hiệu quả đầu tư công qua quá trình hình thành và triển khai các Chương trình dự án 66
3.3.3 Hiệu quả đầu tư công thể hiện qua kết quả phiếu điều tra 73
3.3.4 Một số dự án đầu tư công thiếu hiệu quả trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây 85
3.4 Đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế từ công tác đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 89
3.4.1 Kết quả đạt được 89
3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 90
Trang 8Chương 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU
TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 94
, định hướng phát triển kinh tế - xã hộ 944.1.1 Mục tiêu tổng quát 944.1.2 Mục tiêu cụ thể 944.1.3 Những định hướng tỉnh Thái Nguyên thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế
giai đoạn 2013-2020 954.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư công trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên 100
KẾT LUẬN 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
Trang 9NSNN : Ngân sách Nhà nước
WB : Ngân hàng thế giới
Trang 10giai đoạn 2001 -2013 59Bảng 3.5: Hệ số ICOR đầu tư công của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 -2013 63
Bảng 4.1: Cơ cấu dân số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 107
Trang 11DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Các mối quan hệ trong hoạt động đầu tư công 18
BIỂU ĐỒ Biều đồ 3.1: Vốn đầu tư xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 10 năm 2004 - 2013
49 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh Thái Nguyên theo nguồn vốn giai đoạn 2004 - 2013 53
Biểu đồ 3.3: Vốn đầu tư công của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2004 -2013 53
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu vốn đầu tư công của Thái Nguyên giai đoạn 2004 -2013 56
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ đầu tư công của Thái Nguyên và cả nước giai đoạn 2005 - 2013
58 Biểu đồ 3.6: Cơ cấu vốn đầu tư công của Thái Nguyên phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2001 -2013 61
Biểu đồ 3.7: Hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước và ngoài Nhà nước của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2005 - 2013 64
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Thái Nguyên là tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ, nằm liền kề phía Bắc Thủ đô
Hà Nội, với vị trí địa lý nằm ở trung tâm vùng Việt Bắc, nơi có nhiều tài nguyênkhoáng sản; nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp; nhiều trường đại học và cao đẳngdạy nghề… Thái Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế xã hội
Trong những năm qua, phát huy tiềm năng và lợi thế của mình, với sự nỗ lựcphấn đấu của các thành phần kinh tế, Thái Nguyên đã có nhiều khởi sắc Đã huyđộng được nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh.Chỉ tính riêng năm 2013, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Nguyênđứng đầu cả nước Đến nay, số lượng doanh nghiệp tư nhân trên 3.000 đơn vị với sốvốn đăng ký kinh doanh hàng chục ngàn tỷ đồng
Trước sự phát triển mạnh của các thành phần kinh tế, để Thái Nguyên tiếptục phát triển mạnh hơn, từng bước trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020 vàthực sự trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh khu vực Việt Bắc,trong thời gian qua, chính quyền tỉnh đã đẩy mạnh đầu tư công làm nền tảng pháttriển, nhất là những cơ sở kết cấu hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, điện,nước, viễn thông, chợ, trung tâm thương mại… công trình dịch vụ công công phục
vụ phát triển kinh tế khác… Hầu hết là những công trình có mức sinh lợi thấp (xéttrên góc độ lợi nhuận kinh doanh), khó thu hút đầu tư
p, đòi hỏi phải có sự đầu tư từ Nhà nước
Tuy nhiên, để chắc chắn rằng những đầu tư đó có thực sự đem lại hiệu quảhay chưa? Những lợi ích thu về có tương xứng với nguồn lực bỏ ra hay không? Cólàm làm gia năng lực cạnh tranh của tỉnh hay không? mức sống của nhân dân cóđược cải thiện hay không thì cần phải có một quá trình đánh giá nghiêm túc, mangtính khoa học Mặt khác, trong khi nguồn vốn từ ngân sách có hạn, việc đề ranguyên tắc nhằm quản lý chặt chẽ các nguồn lực, đưa ra sự lựa chọn cơ cấu đầu tưhợp lý giữa các ngành, lĩnh vực và thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả đầu tưcông là vấn đề bức thiết đối với Thái Nguyên hiện nay
Trang 13Với lý do như vậy, để ứng dụng những kiến thức đã được trang bị từ nhà
trường vào thực tiễn, tôi chọn Đề tài “Nâng cao hiệu quả đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu
tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên góp phần khai thác tốt các tiềm năng thếmạnh của địa phương vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống củanhân dân
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống lý luận cơ bản về đầu tư công, những nhân tố ảnh hưởng và cáctiêu chí đánh giá về hiệu quả đầu tư công Đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễnmột số nước trong công tác quản lý đầu tư công có thể áp dụng vào địa bàn tỉnhThái Nguyên
- Phân tích tình hình đầu tư từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh TháiNguyên Chỉ rõ những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư công trên địa bàntỉnh, kết quả hạn chế và nguyên nhân
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đầu
tư từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là đầu tư công và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quảhoạt động đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Các yếu tố cấu thành các chỉ số ICOR, GDP, PCI, HDI…
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung, Đề tài xem xét hiệu quả đầu tư công trên các mặt tăng trưởngkinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao mức sống của người dân trong tỉnh
ở tầm vĩ mô
- Phạm vi không gian: đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Phạm vi thời gian: trong giai đoạn 3 năm 2001 – 2013
Trang 144 Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
Khi hoàn thành, đề tài mong muốn sẽ góp phần:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận gắn với điều kiện cụ thể của tỉnh Thái Nguyêntrong đầu tư công, làm cơ sở đảm bảo cho việc đưa ra những nguyên tắc phân bổnguồn lực đầu tư, quy trình quản lý các dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước trên địabàn tỉnh có tính khoa học, nâng cao hiệu quả
- Đề xuất những khuyến cáo mang tính chất giải pháp về quản lý nhằm nângcao hiệu quả hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 4 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả đầu tư công;
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu của đề tài;
Chương 3: Thực trạng hoạt động đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2011 - 2013;
Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đầu tư công
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Trang 15Chương 1
1.1 Một số vấn đề lý luận về đầu tư và đầu tư công
1.1.1 Đầu tư
1.1.1.1 Khái niệm đầu tư
Đầu tư là một khái niệm rộng, ở mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, người talại có những cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về hoạt động đầu tư
Theo kinh tế học thì đầu tư được hiểu là tăng vốn tư bản nhằm tăng cườngsức sản xuất trong tương lai Có nghĩa là đầu tư là việc bỏ tư bản, bỏ vốn động nào
đó để đạt được mục đích kinh tế, là hoạt động mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư.Đầu tư còn được gọi là hình thành tư bản hoặc tích lũy tư bản Chỉ có tăng tư bảnlàm tăng năng lực sản xuất vật chất mới được tính là đầu tư, còn tăng tư bản tronglĩnh vực tài chính tiền tệ và kinh doanh bất động sản không được coi là đầu tư
Theo cách hiểu thông thường nhất trong xã hội, đầu tư là việc bỏ vốn ra bằngcác tài sản hữu hình (tiền, nhà xưởng, máy móc, ) hoặc vô hình (phát minh, sángchế, thương hiệu, ) để kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm đạt đượclợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế - xã hội nào đó
Luật Đầu tư năm 2005, với phạm vi điều chỉnh là hoạt động đầu tư nhằmmục đích kinh doanh, đã định nghĩa: “Đ
, theo đó hoạt động đầu tư được hiểu làhoạt động của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư bao gồm các khâu chuẩn bị đầu tư,thực hiện và quản lí dự án đầu tư
Như vậy, đầu tư dù là đầu tư tài chính, bất động sản hay hoạt động đầu tư vìlợi ích chung của xã hội thì bao giờ nó cũng được xuất phát bằng việc bỏ vốn vàomột hoạt động nào đó nhằm thu được những lợi ích nhiều hơn những thứ đã bỏ ra.Hay nói cách khác, khi tiến hành hoạt động đầu tư, các chủ thể của nó luôn luôn kỳvọng vào một kết quả hay lợi ích mà hoạt động này mang lại
Trang 161.1.1.2 Đặc điểm của hoạt động đầu tư
Hoạt động đầu tư là hoạt động vì mục đích tạo ra lợi ích nên hoạt động nàychứa đựng những đặc điểm liên quan nhiều đến các yếu tố như vốn, thời gian, tiến
độ và hiệu quả Cụ thể như sau:
+ Hoạt động đầu tư là một quá trình có thời gian kéo dài Do vậy, thườngkhó khăn trong đánh giá hiệu quả đầu tư từ góc độ vĩ mô Điều này đặc biệt đúngvới các hoạt động đầu tư phát triển hay đầu tư vào cơ sở hạ tầng xã hội Hoạt độngđầu tư tài chính thường thu được kết quả trong ngắn hạn còn đầu tư phát triển phảichờ đợi kết quả trong dài hạn Đầu tư phát triển được tính từ khi khởi công thựchiện dự án đến khi dự án được đưa vào hoạt động Nhiều dự án có thời gian đầu tưlên đến cả chục năm Cũng chính vì lý do đó mà quy mô tiền vốn, lao động cần thiếtcho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn và vốn đầu tư nằm khê đọng trongmột thời gian dài Lao động sử dụng cho các dự án đầu tư này cũng rất lớn, đặc biệtđối với các dự án mang tầm vóc Quốc Gia Do đó, công tác tuyển dụng, đào tạo, sửdụng và đãi ngộ cần tuân thủ theo các kế hoạch định trước nhằm tránh các vấn đềmang tính chất “hậu dự án” như giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động
dư thừa, các vấn đề an sinh xã hội và bảo vệ môi trường,…
+ Hoạt động đầu tư luôn có chủ thể đầu tư Các chủ thể này chính là những đốitượng bỏ vốn ra để thực hiện các hoạt động hoặc các dự án để thu được những kếtquả mong muốn Tuy nhiên, không phải tất cả các chủ thể đều nhắm tới chung mộtmục đích mà mỗi chủ thể thực hiện hoạt động đầu tư lại nhằm đạt được các mục đíchriêng Chủ thể đầu tư có thể là cá nhân, tổ chức tư nhân hoặc nhà nước hoặc các cơquan, doanh nghiệp Nhà nước Đối với chủ thể là cá nhân, tổ chức tư nhân thì mụcđích cao nhất là để thu về lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí đầu tư Thêm vào đó,những dự án đầu tư có chủ đầu tư là các chủ thể này thường có thời gian thực hiệnngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh và tập trung vào các dự án kinh doanh, thươngmại Đối với chủ thể là Nhà nước, việc đầu tư thường tập trung cho các lợi ích xã hội,quốc gia và môi trường, vấn có lợi ích kinh tế tuy nhiên lợi ích này chỉ là thứ cấp.Các dự án đầu tư được Nhà nước tiến hành thường là những dự án đầu tư vào cơ sở hạtầng (điện, đường, trường, trạm), môi trường và thực hiện mục tiêu chung về pháttriển kinh tế, xã hội của Quốc gia Cũng chính vì lý do đó mà thời gian và nguồnvốn đầu tư cần thiết cho việc thực hiện các dự án này thường rất lớn
Trang 17+ Nguồn vốn đầu tư thường là sở hữu của chủ thể đầu tư Tuy nhiên, cótrường hợp, nguồn vốn này không thuộc sở hữu của chủ thể đầu tư Đặc biệt nếuchủ thể đầu là Nhà nước hoặc các cơ quan Nhà nước Việc đầu tư thường được tiếnhành thông qua một chủ đầu tư khác mà không phải là Nhà nước Nhà nước sẽ nắmvai trò kiểm soát chung đối với dự án nhưng lại không trực tiếp tham gia vào quátrình thực hiện dự án đầu tư Đặc điểm này của hoạt động đầu tư ở khu vực Nhànước đòi hỏi, giữa chủ sở hữu và chủ thể đầu tư phải có quy ước, giao kèo dướihình thức nào đó để việc quản lý nguồn vốn này đảm bảo đúng mục đích
Xuất phát tư những đặc điểm của hoạt động đầu tư nói chung, ta có thể phânloại hoạt động đầu tư ra thành đầu tư tư nhân và đầu tư Nhà nước (hay còn gọi là đầu
tư công) bởi hai hoạt động này mặc dù đều là hoạt động bỏ vốn ra để thực hiện mộthoạt động thu lại lợi ích nhưng lại mang những đặc thù riêng Đầu tư tư nhân thường
sử dụng nguồn vốn nhỏ, tự túc nhằm có được lợi nhuận cao trong khi đầu tư công lạihướng đến những lợi ích mang tính xã hội, phục vụ cho cộng đồng và việc đánh giáhiệu quả của hoạt động đầu tư công thường phải được tiến hành trong dài hạn
1.1.2 Đầu tư công
1.1.2.1 Khái niệm đầu tư công
Đầu tư công ở Việt Nam vẫn còn là vấn đề mới, còn có sự thiếu thống nhấttrong cách hiểu cả lý thuyết và thực tế Theo lý thuyết kinh tế học, đầu tư công làviệc đầu tư để tạo ra năng lực sản xuất và cung ứng hàng hóa công cộng ViệnChính sách Kinh tế Hoa Kỳ (2011) cho rằng, đầu tư công là tất cả các khoản chi tiêucủa ngân sách cho các đối tượng khác nhau trong nền kinh tế mà những khoản chitiêu này có tác dụng kích hoạt hoặc thúc đẩy mọi thành phần kinh tế Ở Việt Nam,
thuật ngữ “đầu tư công” được sử dụng từ sau khi nhà nước chuyển sang nền kinh tế
thị trường Cho đến nay, ở nước ta vẫn có hai quan điểm khác nhau về đầu tư công:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, đầu tư công là toàn bộ nội dung liên quan đếnđầu tư sử dụng vốn nhà nước, bao gồm hoạt động đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư sử dụngvốn nhà nước không nhằm mục đích thu lợi nhuận vào các chương trình, dự án phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội (gọi tắt là nhóm 1); các hoạt động đầu tư, kinh doanh sửdụng vốn nhà nước, đặc biệt là quản lý các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệpnhà nước (gọi tắt là nhóm 2) Quan điểm thứ hai khẳng định, đầu tư công chỉ baogồm các hoạt
Trang 18niệm “đầu tư công” trước khi được luật hóa thì vẫn được quan niệm một cách đơn
giản như sau: Đầu tư công bao gồm các khoản đầu tư do Chính phủ và các doanhnghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước thực hiện Đây là cách hiểu phổ biến, dểhiểu và đã phản ánh được đúng bản chất của đầu tư công và thể hiện được đầu tưcông là đối tượng của chính sách đầu tư của nhà nước hiện nay
Để có một khái niệm thống nhất về đầu tư công, Dự thảo Luật đầu tư côngcủa Việt Nam đang đề nghị áp dụng khái niệm sau: Đầu tư công là việc sử dụngnguồn vốn nhà nước để đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội, không nhằm mục đích kinh doanh
Theo cách hiểu trên thì lĩnh vực đầu tư công sẽ bao gồm: Chương trình mụctiêu, dự án phát triển kết cấu hạ tầng - kĩ thuật, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng;các dự án đầu tư không có điều kiện xã hội hóa thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hóa,
xã hội, y tế, giáo dục, đào tạo và các lĩnh vực khác; Chương trình mục tiêu, dự ánphục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xãhội, kể cả việc mua sắm, sữa chữa các tài sản cố định của các tổ chức này; Các dự ánđầu tư của cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội được hỗ trợ tư vốn nhà nướctheo qui định của pháp luật; Chương trình mục tiêu, dự án đầu tư công khác theoquyết định của Chính phủ; Các hoạt động đầu tư kinh doanh bằng vốn ngân sách nhànước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhànước, vốn đầu tư sản xuất của các DNNN và các vốn khác do nhà nước quản lý
Nguồn hình thành vốn đầu tư công được lấy từ ngân sách, thu ngân sách baogồm các khoản sau:
- Thu nội địa: thu từ các khu vực kinh tế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhậpdoanh nghiệp), thu từ các khu vực khác (thuế nhà đất, thuế nông nghiệp, thuế thunhập cá nhân, thu xổ số kiến thiết, thu phí xăng dầu, thu phí, lệ phí…), trái phiếuchính phủ
Trang 19- Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế giá trịgia tăng hàng nhập khẩu, thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu
- Thu viện trợ không hoàn lại
1.1.2.2 Vai trò của đầu tư công đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Như đã nói ở trên, đầu tư công có nghĩa là nhà nước sử dụng nguồn vốn thuộc
sở hữu của mình để tiến hành đầu tư nhằm đạt được các mục tiêu nhất định Vậy mộtcâu hỏi được đặt ra là tại sao nhà nước lại phải dùng đến nguồn vốn của mình màkhông để cho khu vực tư nhân thực hiện các chương trình, dự án đó Bởi trong thựctiễn đời sống kinh tế xã hội, có nhiều lĩnh vực, nhiều dự án mà tư nhân không đủ khảnăng hoặc đủ khả năng mà không muốn thực hiện Ví dụ như các dự án xây dựngcông trình cầu, đường, các công trình công cộng; đầu tư phát triển cho vùng miền núi,dân tộc thiểu số, Bởi đó đều là những dự án phải bỏ nhiều vốn đầu tư ban đầu, thờigian thu hồi vốn lâu, hoặc khả năng thu hồi được vốn là không cao Do đó, việc đầu
tư của nhà nước để đảm bảo các nhu cầu tối thiểu của cộng đồng được đáp ứng, giữvững ổn định xã hội, tránh tình trạng bất công bằng, bất bình đẳng trong xã hội Vaitrò của đầu tư công được thể hiện trên các khía cạnh quan trọng sau:
+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên việc đầu tư cho các công trình hạtầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật tối thiểu chung cho xã hội Điều này đã được lý thuyếtkinh tế vĩ mô giải thích ở cả góc độ sản lượng và tổng cầu (trong luận văn sẽ phảigiải thích kỹ hơn điều này) Đây cũng đồng thời tạo những điều kiện thiết yếu chocác thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư và phát triển Ngoài ra, đầu tư cônggiúp cho có cơ hội được tập trung nguồn lực cao, hoặc nhà nước có thể điều tiếtđược một cách hợp lý các nguồn đầu tư, tránh tình trạng cục bộ, địa phương, nơithừa nơi thiếu Đầu tư vào lĩnh vực kinh tế được thể hiện thông qua việc phân bổvốn đầu tư cho các ngành, các lĩnh vực Nhà nước với vai trò và chức năng củamình có thể ưu tiên phát triển những ngành, những lĩnh vực đang là thế mạnh củamột vùng, một khu vực hay một quốc gia Việc phân bổ vốn đầu tư cho các ngành
có thể khác nhau song cần đảm bảo cho mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều có cơ hội pháttriển, tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu kinh tế, góp phần tích cực trong đảm bảo mụctiêu về kinh tế chung của đất nước
+ Góp phần làm giảm khoảng cách giàu nghèo, giảm bất bình đằng, bất côngtrong xã hội bằng các chương trình, dự án kinh tế hỗ trợ các vùng khó khăn, vùngsâu vùng xa, các dân tộc thiểu số, nâng cao và ổn định đời sống người dân Việc đầu
Trang 20tư của Nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, đầu tư vàonhững lĩnh vực kinh tế là thế mạnh của vùng sẽ giúp thu hút lao động, giải quyếtviệc làm, tạo thu nhập và cải thiện đời sống
+ Đảm bảo ổn định và không ngừng tăng cường quốc phòng, an ninh Cáccông trình, dự án về an ninh quốc phòng đều không mang lại hiệu quả kinh tế trướcmắt nên khu vực tư nhân không thể và cũng không muốn đầu tư vào lĩnh vực này.Nhưng đó lại là cơ sở quan trọng của đất nước để bảo vệ Tổ quốc, giữ vững độc lập,chủ quyền quốc gia Các dự án cho cơ sở vật chất, thiết bị khoa học kỹ thuật và đàotạo nhân lực phục vụ cho quốc phòng và an ninh là những dự án cần thiết nhằm duytrì hoạt động và ổn định ở mỗi quốc gia Chi phí bỏ ra cho hoạt động đầu tư nàythường rất lớn nhưng thời gian thấy được hiệu quả thì rất lâu nên hầu như trên thếgiới chỉ có Nhà nước đầu tư vào lĩnh vực này
+ Ngoài vai trò đối với kinh tế, xã hội, an ninh-quốc phòng vai trò đầu tư từngân sách Nhà nước còn được thể hiện ở những dự án nhằm gìn giữ, bảo vệ môitrường, khắc phục ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên, dự báo và hạn chế thiên tai Conngười chỉ có thể sinh sống và tồn tại bền vững trong một môi trường bền vững Do
đó, vai trò này của hoạt động đầu tư công đối với sự phát triển chung của một QuốcGia là cần thiết và không thể bị xem nhẹ
1.1.2.3 Nội dung và nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư công
a Nội dung phân bổ vốn đầu tư công
Theo Quyết định số 60/2010/QĐ-TTgngày 30 tháng 9 năm 2010 của Thủtướng Chính phủ về việc phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhànước giai đoạn 2011 - 2015, vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn ngân sách nhà nướcđược bố trí để chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án của các ngành, lĩnh vực dưới đây:
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản: xây dựng, cải tạo và nâng cấp các côngtrình, dự án thủy lợi, đê điều và phòng chống lụt bão; các dự án đầu tư cơ sở hạ tầngsản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản; cơ sở vậtchất phục vụ quản lý nhà nước về cây trồng, vật nuôi và dịch hại, bảo vệ và pháttriển rừng; hạ tầng nuôi trồng thủy sản, tránh trú bão cho tàu thuyền, cảng cá, cáckhu bảo tồn thủy sản biển và bảo tồn thủy sản nội địa
- Công nghiệp: đầu tư trong lĩnh vực khai thác dầu khí (đầu tư trở lại cho Tậpđoàn Dầu khí Việt Nam); các khu kinh tế ven biển và hạ tầng khu công nghiệp;
Trang 21- Thông tin và truyền thông: xây dựng và cải tạo các công trình, dự án phục
vụ hoạt động xuất bản, thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc; cáccông trình viễn thông phục vụ mục tiêu quốc phòng, an ninh và các dự án cụ thểđược phê duyệt của cấp có thẩm quyền
- Khoa học, công nghệ và công nghệ thông tin: xây dựng và cải tạo các côngtrình, dự án thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ, như: xây dựng mới, nâng cấp, đầu
tư chiều sâu các tổ chức khoa học và công nghệ; các phòng thí nghiệm, xưởng thựcnghiệm; các trung tâm phân tích, kiểm nghiệm, kiểm định; các phòng thiết kếchuyên dụng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật; các trung tâm ứng dụng
và chuyển giao công nghệ, các chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương; các trạm trại thực nghiệm; xây dựng và cải tạocác công trình công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu và xây dựng cổng thông tin
- Giáo dục và đào tạo: xây dựng và cải tạo các công trình, dự án hạ tầng chocác cấp giáo dục và đào tạo mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổthông, trung học nghề nghiệp, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học
- Y tế và vệ sinh an toàn thực phẩm: xây dựng và cải tạo các công trình dự ánbệnh viện, trung tâm y tế, phòng kiểm nghiệm của cơ quan quản lý chất lượng quốcgia
- Xã hội: xây dựng và cải tạo các công trình, dự án phục vụ mục tiêu nuôidưỡng, điều dưỡng người có công, thương bệnh binh, người già, người tàn tật; chămsóc, điều dưỡng sức khỏe; cai nghiện và các công trình trợ giúp xã hội khác
Trang 22- Tài nguyên và môi trường: xây dựng và cải tạo các công trình, dự án tronglĩnh vực biển và hải đảo, đo đạc bản đồ, khí tượng thủy văn, thăm dò địa chất vàkhoáng sản, nguồn nước, các công trình quan trắc cảnh báo môi trường, khắc phục ônhiễm môi trường
- Quản lý nhà nước: xây dựng và cải tạo trụ sở, nơi làm việc của các cơ quanĐảng, Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp
- Quốc phòng, an ninh: xây dựng và cải tạo các công trình, dự án phục vụmục tiêu quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội
b Nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư
Việc phân bổ vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 cũngđược quy định cụ thể trong Quyết định số 60/2010/QĐ-TTgngày 30 tháng 9 năm
2010 của Thủ tướng Chính phủ Cụ thể như sau:
- Thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các tiêu chí vàđịnh mức phân bổ vốn đầu tư phát triển được xây dựng cho năm 2011, là cơ sở đểxác định tỷ lệ điều tiết và số bổ sung cân đối của ngân sách trung ương cho ngânsách địa phương, được ổn định trong 5 năm của giai đoạn 2011 - 2015
- Bảo đảm tương quan hợp lý giữa việc phát triển các vùng kinh tế trọngđiểm, các địa phương có số thu lớn, có điều tiết cao về ngân sách trung ương, vớiviệc ưu tiên hỗ trợ các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc vàcác vùng khó khăn khác để góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triểnkinh tế, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng miền trong cả nước
- Bảo đảm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của ngân sách nhà nước, tạo điềukiện để thu hút tối đa các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển
- Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong việc phân bổ vốn đầu
tư phát triển
1.1.3 Hiệu quả đầu tư công
1.1.3.1 Khái niệm về hiệu quả đầu tư công
Để hiểu khái niệm về hiệu quả đầu tư công, trước hết ta sẽ tìm hiểu các kháiniệm liên quan là khái niệm về hiệu quả và hiệu quả đầu tư công:
Hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lựcsẵn có của đơn vị cũng như của nền kinh tế để thực hiện tốt nhất các mục tiêu đề ra
Trang 23với mức chi phí thấp nhất và được lượng hóa bằng cách so sánh giữa kết quả đầu ra
và chi phí đầu vào
Từ khái niệm trên, hiệu quả đầu tư công có thể được định nghĩa như sau:Hiệu quả đầu tư công là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn vốncủa Nhà nước để đầu tư vào các chương trình, dự án có hiệu quả cao nhất nhằmphục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước với chi phí thấp nhất
1.1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư công
Với sự đa dạng về lợi ích thu về, do vậy, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu
tư công cũng đa dạng, phong phú, gồm cả góc độ vĩ mô và vi mô; cả định tính vàđịnh lượng Tùy thuộc vào mục đích chính trị mà mỗi quốc gia, địa phương lựachọn cho mình hệ thống những chỉ tiêu khác nhau Dưới đây là một số những chỉtiêu chủ yếu thường được sử dụng:
a Chỉ tiêu đánh giá ở tầm vĩ mô:
Để đánh giá hiệu quả đầu tư công dưới góc độ vĩ mô, ta có thể căn cứ vàocác tiêu chí sau:
+ Chỉ tiêu định tính như: sự hài lòng của người dân đối với các dự án xã hội;mức độ phù hợp với xu thế phát triển xã hội của dự án; chuỗi các đối tượng thụhưởng dự án…
+ Chỉ tiêu định lượng: Hệ số ICOR, mô hình VECM và phương pháp Hàmsản xuất Cobb-Douglas là những chỉ tiêu định lượng được sử dụng phổ biến để đánhgiá hiệu quả của hoạt động đầu tư công Cụ thể như sau:
Hệ số ICOR
ICOR là một đại lượng được dùng rất phổ biến trong việc đánh giá hiệu quả
sử dụng vốn đầu tư Hệ số ICOR (Incremental Capital-Output Ratio) thể hiện đểtăng một đồng GDP cần đầu tư bao nhiêu đồng vốn đầu tư Hệ số ICOR càng caothì hiệu quả đầu tư càng thấp và ngược lại Về mặt ý nghĩa kinh tế, hệ số ICOR tínhcho một giai đoạn sẽ phản ánh chính xác hơn việc tính ICOR cho hàng năm, vìtrong một thời gian ngắn (một năm) có một lượng đầu tư chưa phát huy tác dụng vàcũng không phản ảnh được nếu đầu tư dàn trải (đầu tư xây dựng xong thì bỏ đấy)
Trang 24và tính chất của công nghệ sản xuất; ở các nước phát triển hệ số ICOR thường caohơn ở các nước đang phát triển và ở mỗi nước thì hệ số ICOR luôn có xu hướngtăng lên tức là khi kinh tế càng phát triển thì để tăng thêm một đơn vị kết quả sảnxuất cần nhiều hơn về nguồn lực sản xuất nói chung và nhân tố vốn nói riêng và khi
đó đường sản lượng thực tế gần tiệm cận với đường sản lượng tiềm năng Điều này
ví như một học sinh trung bình phấn đấu trở thành học sinh khá thì dễ hơn một họcsinh khá phấn đấu trở thành học sinh giỏi hay gọi là lao động phức tạp bằng bội sốcủa lao động giản đơn
Công thức tính rất đơn giản nhưng thành phần cấu tạo công thức thì rất khóxác định Yếu tố Y thì có trong số liệu niên giám, vấn đề là xác định được mứctăng lên của vốn sản xuất
Trang 25Vốn sản xuất được đánh giá ở góc độ hiện vật, thể hiện năng lực sản xuất,chỉ tính phần hiện còn tức là phần được tích luỹ lại và chỉ tính những tài sản có liênquan trực tiếp đến sản xuất và dịch vụ.
Như vậy K là phần tăng thêm trong năm bằng số vốn có đến cuối năm trừ
đi số vốn có đầu năm hay bằng phần đầu tư mới, sửa chữa, đưa thiết bị vào sảnxuất, trừ đi phần giảm trong năm bao gồm khấu hao tài sản cố định, hư hỏng,
Trong thực tế việc xác định vốn có đến cuối mỗi năm là rất khó khăn (bởiphải kiểm kê đánh giá lại tài sản hàng năm) hoặc xác định số tăng và giảm trongnăm rất khó đặc biệt là phần tài sản đưa vào sản xuất hoặc hư hỏng, cho nên người
ta thay K bằng chỉ tiêu vốn đầu tư phát triển được xem đó là số vốn tăng lên trongnăm (chỉ tiêu vốn đầu tư phát triển trong năm có trong hệ thống số liệu thống kêhàng năm)
Mặc dù ICOR được áp dụng nhiều để đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tưcông ở nhiều Quốc gia, song trên thực tế việc sử dụng hệ số này cũng tồn tài nhữngnhược điểm làm hạn chế tính chính xác của kết quả nghiên cứu:
+ ICOR không tính đến sự tác động của các nhân tố khác đến tăng trưởng+ Khó sử dụng để so sánh hiệu quả đầu tư giữa các khu vực do khác nhau về
tỷ trọng vốn đầu tư và thời gian thu hồi vốn
+ Không tính được hiệu quả xã hội của dự án
Mô hình VECM
Cũng giống như hệ số ICOR, mô hình VECM là mô hình kinh tế thườngđược dùng để đánh giá hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam Mô hình này giúp xácđịnh được mối quan hệ dài hạn giữa các biến như: GDP, PI…
Công thức tính:
Trang 26Trong đó: GDP - Tổng sản phẩm quốc nội; PI- đầu tư của khu vực nhà nước;ECT - phần hiệu chỉnh sai số;
Phương pháp mô hình VECM thường được áp dụng đối với giai đoạn đầu
tư dài Đối với những nghiên cứu có số năm nhỏ như nghiên cứu này, việc ápdụng mô hình VECM sẽ có thể tạo ra sai số lớn, dẫn đến việc đánh giá khôngđúng về hiệu quả của hoạt động đầu tư
Phương pháp hàm sản xuất Cobb-Douglas (MP)
Đây là phương pháp mới đang dần được ứng dụng để đánh giá hiệu quả hoạtđộng đầu tư công Phương pháp hàm sản xuất đã được sử dụng phổ biến tại nhiềunước để đánh giá hiệu quả đầu tư công Tuy nhiên, tại Việt Nam việc áp dụngphương pháp này vào đánh giá hiệu quả đầu tư lại chưa được nghiên cứu nhiều Nộidung cơ bản của phương pháp này như sau:
Để đánh giá hiệu quả đầu tư của khu vực nhà nước đối với sự tăng trưởngcủa nền kinh tế ta sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng:
Trong đó:
A: Công nghệ
Y: GDP của toàn nền kinh tế
K1: Tích lũy vốn của khu vực khác (tổng tích lũy vốn trừ tích lũy vốn khuvực nhà nước)
K2: Tích lũy vốn khu vực nhà nước
L: Lao động
Lấy vi phân hàm sản xuất theo lợi tức của khu vực nhà nước ta có:
Trang 27(Với MP là sản phẩm cận biên của khu vực nhà nước)
Ở đây, chỉ số MP là lợi tức một ngành sản xuất hay của một khu vực Về mộtkhía cạnh nào đó có thể được coi như chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư của khu vựchay ngành đó Trong trường hợp này là hiệu quả đầu tư của khu vực nhà nước
Tương tự, để đánh giá hiệu quả đầu tư công của một ngành cụ thể, tathay các số liệu về tích lũy vốn và lao động của ngành đó vào công thức củahàm Cobb-Douglas
Phương pháp hàm sản xuất Cobb-Douglas có ưu điểm là việc áp dụng kháđơn giản và thuận tiện, có thể áp dụng được để đánh giá trong từng ngành, từng lĩnhvực cụ thể Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế ở Việt Nam, phương pháp này sẽgặp khó khăn nếu dùng đề đánh giá hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng bởi Việt Namchưa tách được số liệu đầu tư cơ sở hạ tầng thành một số liệu riêng
Tóm lại, có thể nhận thấy rằng, trong các phương pháp đánh giá định lượngvừa phân tích, chỉ số ICOR là phương pháp được áp dụng dễ dàng và phổ biến nhất
Do đó, trong đề tài nghiên cứu này, tác giả cũng sẽ sử dụng chỉ tiêu ICOR để đánhgiá hiệu quả của hoạt động đầu tư công trong một khu vực địa lý cụ thể
b Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư công dưới góc độ vi mô
Việc đánh giá hiệu quả đầu tư dưới góc độ vi mô là việc tính toán các lợi ích
và chi phí dành cho một dự án hay mô hình đầu tư cụ thể Từ đó, dựa trên sự phântích, so sánh chúng ta có thể đưa ra các kết luận và đánh giá trực tiếp đối với dự ánđầu tư đó Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả riêng của từng dự án đầu tư sử dụng vốnđầu tư của Nhà nước có thể kể đến các chỉ tiêu như: Lợi nhuận/chi phí (Phương phápB/C), doanh thu trên quy mô vốn, NPV (giá trị hiện tại ròng), IRR (tỷ suất hoàn vốnnội bộ),…:
- Giá trị hiện tại ròng (NPV): là toàn bộ thu nhập và chi phí của phương ántrong suốt thời kỳ phân tích được quy đổi thành một giá trị tương đương ở thời điểmhiện tại (ở năm cơ bản) Nếu NPV ≥ 0 thì đây là phương án đáng giá, khi so sánh 2phương án thì phương án nào có NPV lớn hơn là phương án tốt hơn Chỉ tiêu nàyđược tính bằng công thức sau:
NPV= (B0-C0) + (B1-C1)/(1+r)1 + (B2-C2)/(1+r)2 + + (Bn-Cn)/(1+r)n
Trang 28Trong đó:
B0, B1, , Bn là lợi ích thu được qua các năm
C0, C1, , Cn là chi phí phải bỏ ra qua các năm
r là suất chiết khấu của dự án
- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR): là lãi suất chiết khấu làm cân bằng giá trịhiện tại của các khoản chi với giá trị hiện tại của các khoản thu hay là lãi suất chiếtkhấu làm cho giá trị hiện tại ròng của dự án (NPV) bằng không (thường được tínhbằng phương pháp nội suy) Nếu phương án có IRR ≥ suất chiết khấu thì đây làphương án đáng giá, khi so sánh 2 phương án với nhau thì nên ưu tiên xem xét NPVtrước khi xem xét IRR
Cách tính tỷ suất hoàn vốn nội bộ:
Thông thường để xác định IRR, người ta thường dùng phương pháp ướclượng Tỉ suất chiết khấu r Cách làm như sau:
Kết quả IRR thường sẽ nằm trong khoảng giữa r1 và r2 (r1 < IRR < r2)
IRR được sử dụng để đánh giá độ hấp dẫn của một dự án đầu tư Người tathường dùng tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) để so sánh với lãi suất vay vốn đầu tưcủa một dự án Nếu IRR lớn hơn lãi suất vay tức là dự án có khả năng trả nợ lãi và
có lợi nhuận, nếu IRR nhỏ hơn lãi suất vay tức là dự án không có khả năng trả nợtoàn bộ số lãi vay
Phương pháp phân tích dự trên chỉ tiêu IRR là phương pháp khá đơn giản đểtính toán hiệu quả của một dự án đầu tư ngắn hạn Đối với dự án đầu tư dài dạn thìkhông được phù hợp bởi sẽ có sự thay đổi tỷ lệ chiết khấu theo thời gian là cho chỉ sốIRR khó tính toán hơn và ảnh hưởng đến tính chính xác khi đánh giá bằng chỉ số này
Trang 29- Tỷ số lợi ích - chi phí: tỷ số này cho ta biết một đồng chi phí bỏ ra tại hiệntại sẽ cho ta bao nhiêu đồng lợi ích tại thời điểm hiện tại Phương án có B/C ≥1 làphương án đáng giá, khi so sánh 2 phương án với nhau thì nên ưu tiên xem xét NPVtrước khi xem xét B/C Tỷ số này tính bằng công thức:
B/C= (Tổng giá trị hiện tại của lợi ích)/ (Tổng giá trị hiện tại của chi phí)
Trong đó:
B (Benefit): Các lợi ích thu được trực tiếp từ hoạt động đầu tư
C (Cost): Chi phí trực tiếp phải bỏ ra để thực hiện dự án đầu tư
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư công
Đầu tư công là một trường hợp riêng của hoạt động đầu tư Một hoạt độngđầu tư diễn ra có sự tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau, đem lại kết quả củahoạt động đầu tư đó Đầu tư công là hoạt động đầu tư bằng vốn của Nhà nước chocác dự án mang lại lợi ích cho toàn xã hội
Sơ đồ 1.1: Các mối quan hệ trong hoạt động đầu tư công
Những nhân tố làm thay đổi kết quả đầu ra trên yếu tố đầu vào trong quátrình đầu tư công đều làm thay đổi hiệu quả đầu tư công Như vậy, có rất nhiều nhân
tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện và hiệu quả của hoạt động đầu tư công Cácnhân tố này bao gồm khách quan, chủ quan Đó là các yếu tố do tự nhiên mang lại,
Trang 30các loại rủi ro có thể đo lường trước, không lường trước; là các yếu tố do con ngườimang lại như trình độ chuyên môn của các nhà quản lý, các điều chỉnh của các vănbản quy phạm pháp luật.,…
a Nhân tố khách quan
Đó là các nhân tố không lường trước như thiên tai, các rủi ro từ sự biến độngcủa nền kinh tế thế giới, của cả nước tác động tới địa phương một cách trực tiếp haygián tiếp, các chính sách kinh tế ở tầm vĩ mô của Nhà nước, các chiến lược về kinh
tế như chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển ngành, vùng
Các nhân tố khách quan này có tác động đối với các địa phương, vì vậy phảitính toán, lường trước các rủi ro để giảm thiểu các thiệt hại có thể xảy ra
Thứ nhất: Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội:
Sự ổn định về kinh tế-chính trị-xã hội là nhân tố quan trọng, có tác động lớntới hiệu quả sử dụng vốn tại các dự án đầu tư bằng ngân sách nhà nước Môi trườngchính trị-xã hội ổn định, nền kinh tế tăng trưởng ổn định, ít lạm phát có thể kiểmsoát sẽ tạo ra cho các nhà đầu tư một tâm lý yên tâm trong quá trình huy động và sửdụng vốn, do đó vốn nhà nước có điều kiện được bảo toàn và phát triển
Nền kinh tế nước ta mới chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường-một cơ chếkinh tế luôn được quan niệm là năng động, nhưng dễ bất ổn định, chứa đựng nhiều
cơ hội và cả những khó khăn Trong thời gian qua, do nhiều lý do như ảnh hưởngkhủng hoảng kinh tế khu vực, thiên tai khiến môi trường kinh tế nước ta chưa thực
sự ổn định Mặt khác, môi trường kinh tế hiện nay của nước ta còn đang thiếu nhiềuyếu tố cần thiết để tạo điều kiện cũng như tạo động lực cho hoạt động kinh doanhcủa các doanh nghiệp
Tiềm lực tài chính của Nhà nước, quy mô, chất lượng và hiệu quả đầu tưcông Tiềm lực tài chính lớn là điều kiện tiên quyết để thực hiện các chương trình,
dự án phong phú, thực hiện các mục tiêu dài hạn Ngược lại, nguồn tài chính hạnhẹp hoặc cung cấp không đủ, không đúng thời hạn thì khó có thể thực hiện đượcmục tiêu, dễ có nguy cơ kéo dài Tiềm lực tài chính của Nhà nước phụ thuộc vàoquy mô ngân sách, luật sử dụng ngân sách, khả năng hoàn trả (vốn ODA, trái phiếuchính phủ, quan hệ giữa các nhóm lợi ích )
Các nhân tố trên đây đều tác động lớn tới hoạt động quản lý vốn nhà nước tạicác dự án đầu tư sử dụng Ngân sách nhà nước Bởi vậy việc nghiên cứu tác độngcủa từng nhân tố cũng như tác động tổng hợp của các nhân tố tới hoạt động quản lý
Trang 31vốn nhà nước là hết sức cần thiết Từ đó tìm ra được các nguyên nhân dẫn đếnnhững bất hợp lý trong hoạt động quản lý vốn nhà nước, đưa ra những đề xuất đểhoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn nhà nước trong các dự án đầu tư phục
vụ lợi ích chung của toàn xã hội
Thứ hai: Các chính sách kinh tế của Trung ương và địa phương:
Các chính sách kinh tế là nhóm nhân tố tác động lớn nhất đến hiệu quả sửdụng vốn đầu tư Các chính sách này gồm chính sách định hướng phát triển kinh tếnhư: Chính sách công nghiệp hoá - hiện đại hoá, các chính sách về ưu đãi ( bao gồm
cả đối với các nguồn vốn từ nước ngoài), chính sách thương mại, chính sách về tiềnlương và các chính sách làm công cụ điều tiết vĩ mô hoặc vi mô như: Chính sáchtài khoá (công cụ chủ yếu là chính sách làm công cụ điều tiết của Chính phủ), chínhsách tiền tệ (công cụ là chính sách lãi suất và mức cung ứng tiền) chính sách tỷ giáhối đoái, chính sách khấu hao
Các chính sách kinh tế tác động đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tạo điềukiện cho nền kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, vốn đầu tưđược sử dụng có hiệu quả cao hay thấp Các chính sách kinh tế tác động vào lĩnhvực đầu tư, góp phần tạo ra một cơ cấu hợp lý hay không cũng tác động làm giảmhoặc tăng thất thoát vốn đầu tư, theo đó mà vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả hoặckém hiệu quả Trong quá trình khai thác sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành,các chính sách kinh tế tác động làm cho các đối tượng này phát huy tác dụng tíchcực hay tiêu cực, vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp
Khi đã lựa chọn mô hình chiến lược công nghiệp hoá đúng, nếu các chínhsách kinh tế được xác định phù hợp có hệ thống, đồng bộ và nhất quán thì sự nghiệpcông nghiệp hoá sẽ thắng lợi, vốn đầu tư sẽ mang lại hiệu quả sử dụng cao Nếu cácchính sách kinh tế phù hợp với mô hình chiến lược công nghiệp hoá, tạo điều kiệncho sự thành công của công nghiệp hoá, sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả
Thứ ba, Công tác tổ chức quản lý vốn đầu tư và quản lý dự án đầu tư:
Công tác này không chỉ ở một địa phương riêng lẻ, mà nó được phần cấp từtrung ương đến địa phương Hệ thống quản lý có tác động mạnh tới hiệu quả sử dụngvốn đầu tư và kết quả của các dự án đầu tư cũng như công cuộc đầu tư nói chung
Tổ chức quản lý đầu tư xây dựng là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều nộidung nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phùhợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của vùng,
Trang 32của địa phương trong từng thời kỳ, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng côngnghiệp hoá - hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao vật chấtđời sống tinh thần của nhân dân
Sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tư do Nhà nước quản lý,chống thất thoát lãng phí Bảo đảm xây dựng dự án theo quy hoạch xây dựng yêucầu bền vững, mỹ quan, bảo vệ môi trưưòng sinh thái, tạo môi trường cạnh tranhlành mạnh, áp dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo chất lượng và tiến độ, an toàn vàhiệu quả của dự án
Việc tổ chức quản lý chặt chẽ theo đúng trình tự thực hiện dự án đối với các
dự án thuộc nguồn vốn NSNN, vốn tín dụng do các Nhà nước bảo lãnh, vốn tíndụng đầu tư phát triển nhà nước và vốn trong doanh nghiệp nhà nước Quyền hạn vàtrách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước phải được phân cấp rõ ràng, chủ đầu tư,
tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quá trình đầu tư và xây dựng nhằm sử dụng có hiệuqủa vốn đầu tư Theo đó, nội dung quản lý vốn đầu tư bao gồm:
- Phân loại các dự án đầu tư theo tính chất và quy mô đầu tư của các dự ánthuộc các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, dự báo các cân đối vĩ mô
ở các doanh nghiệp cân đối và phản ánh đầy đủ các nguồn vốn khấu hao cơ bản,tích luỹ từ lợi tức sau thuế, các nguồn huy động trong và ngoài nước
- Công tác giám định đầu tư các dự án cho cơ quan có thẩm quyền quyết định
Trang 33đầu tư
- Công tác xây dựng cơ chế chính sách về quản lý quy hoạch, quản lý đầu tưxây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quy phạm, quy chuẩn trong lĩnh vực xây dựng,quy trình thiết kế xây dựng, các quy định về quản lý chất lượng công trình xâydựng, hệ thống định mức chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí tư vấn, xâydựng đơn giá,
- Công tác chuẩn bị đầu tư, thăm dò thị trường, thu nhập tài liệu, môi trường sinh thái, điều tra khí tượng thuỷ văn, lập dự án đầu tư, điều tra, khảo sát thiết kế,
- Công tác đấu thầu xây dựng theo quy chế
- Công tác tổ chức chuẩn bị thực hiện dự án, quản lý thi công, triển khai thực hiện dự án đầu tư
- Công tác kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn đầu tư
Trang 34Nhóm nhân tố này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, trước hết làtác động đến việc tạo ra kết quả đầu tư.
b Nhân tố chủ quan
Một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng hiệu quảvốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước là công tác quản lý đầu tư của địa phương, trình
độ quản lý và sử dụng vốn của cán bộ quản lý và thực hiện đầu tư tại địa phương
Công tác quản lý đầu tư của địa phương bao gồm nhiều giai đoạn quản lý: từkhi dự án chưa được thực hiện đến việc triển khai và đưa vào sử dụng Giai đoạn bắtđầu của một tự án đầu tư có sự đóng góp không nhỏ của các cơ quan tư vấn đề đầu tư.Sau đó đến công tác thẩm định dự án đầu tư, thẩm định thiết kế dự toán, xét thầu, …
Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý trực tiếp tác động tới hoạt động quản
lý các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước tại các địa phương Ban quản lý của các
dự án là tổ chức trực tiếp tiến hành hoạt động quản lý nói chung và quản lý vốn Nhànước cung cấp cho các dự án này nói riêng Bởi vậy, sự am hiểu của cán bộ quản lý
về lĩnh vực đầu tư mà mình quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng nắm bắttình hình của họ với lĩnh vực đó, do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc cán bộ quản
lý đó có phân tích và đưa ra được những kết luận đúng đắn hay không, có dự thảo rađược những chính sách quản lý đúng đắn hay không? Thêm vào đó, phẩm chất đạođức của cán bộ quản lý sẽ quyết định việc họ có thực hiện quản lý đúng theo lươngtâm trách nhiệm hay không?
Một dự án đầu tư có hiệu quả là nhờ có sự đóng góp tích cực từ yếu tố quản
lý trong đó có công tác quản lý và con người quản lý Nếu năng lực chuyên môn củacác cơ quan tư vấn đầu tư thấp, chất lượng thiết kế chưa đạt yêu cầu sẽ dẫn đến tiến
độ thực hiện chậm, hiệu quả thấp hoặc dự án không tiếp tục được thực hiện Nếuthiếu hoặc không có cán bộ có năng lực chuyên môn đảm nhiệm khâu thẩm định dự
án, thiết kế và dự toán tại các cơ quan quản lý nhà nước sẽ có khả năng dẫn đến chấtlượng của các dự án không đảm bảo, không phục vụ được lợi ích của xã hội Trongcông tác thẩm định thiết kế, dự toán và công tác xét thầu không có sự phối hợp đồng
bộ, nhịp nhàng ăn khớp giữa các cấp, các ngành, năng lực quản lý của chủ đầu tưcòn yếu và không có các cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ sẽ dẫn đến việcchậm tiến độ, chất lượng các dự án không cao, thậm chí là gây quan liêu, thamnhũng, thất thoát vốn của Nhà nước
Trang 35Chính vì vậy, các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các dự
án đầu tư, do vậy muốn thực hiện đầu tư có hiệu quả thì địa phương phải có các cơchế quản lý vốn một cách hợp lý Đội ngũ cán bộ phải được đào tạo sâu về chuyênmôn Đối với đơn vị thực hiện đầu tư phải nghiên cứu, đầu tư sao cho có hiệu quảcao nhất, tránh thất thoát, lãng phí vốn đầu tư
Các nhân tố này tác động trực tiếp đến hiệu quả của đầu tư nói chung và củatừng dự án đầu tư công nói riêng Các dự án đầu tư mà hiệu quả thấp tức là hiệu quảcủa các đồng vốn bỏ ra cũng thấp Cụ thể, nếu năng lực chuyên môn thấp, công tácquản lý kém thì sẽ dẫn đến kết quả đầu tư không cao, hiệu quả đầu tư thấp
1.2 Thực tiễn hoạt động đầu tư công
1.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về quản lý hoạt động đầu tư công
Đầu tư công là động lực chủ chốt cho sự tăng trưởng và phát triển của quốcgia, dựng nên cơ sở hạ tầng xã hội, hỗ trợ hoạt động của tất cả các thành phần kinh
tế Là một trong những chi tiêu quan trọng nhất của Chính phủ, với mục đích tạo ralợi ích trong tương lai, đầu tư công thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng đầu
tư, chi tiêu của xã hội Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, với mức độ phát triển và thể chếkhác nhau, vai trò, lĩnh vực đầu tư công cũng như chính sách quản lý hình thức đầu
tư này có những đặc điểm riêng biệt
1.2.1.1 Lĩnh vực đầu tư công
Trên thực tế, ở hầu hết các quốc gia dù ở mức độ phát triển nào đều luônquan tâm quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư nhà nước nhằm mang lại hiệu quảcao nhất
Chi tiêu chính phủ được các nhà kinh tế chia thành ba loại chính, gồm:
- Hoạt động chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ với mục đích tạo ra lợi íchtrong tương lai: như là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc đầu tư nghiên cứu pháttriển, hay gọi tắt là đầu tư công Đầu tư công thường chiếm tỷ trọng cao nhất trongtổng đầu tư, chi tiêu xã hội Hoạt động chi tiêu này được này được thực hiện thôngqua việc tự sản xuất của Nhà nước (sử dụng lao động làm việc trong các doanhnghiệp Nhà nước, tài sản hiện có và những hàng hóa, dịch vụ cho các nhu cầu trựctiếp của Nhà nước)
Trang 36- Mua sắm Nhà nước đối với những hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho nhữngnhu cầu tiêu dùng trực tiếp của Chính phủ và các cơ quan Nhà nước.
- Hoạt động chi tiêu của Chính phủ không thực hiện thông qua việc muahàng hóa, dịch vụ, thay vào đó việc chi tiền của Chính phủ để thực hiện các chứcnăng quản lý như là: chi trả phúc lợi xã hội, được gọi chung là chi trả Chính phủ
Nguồn thu chủ yếu dành cho việc đầu tư của Ngân sách Nhà nước là từ lãicủa hoạt động mua bán giấy tờ có giá như trái phiếu, công trái,…các khoản tiền gửi,các khoản thuế, phí hoặc nợ công
Theo kinh nghiệm của các nước trong Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tếOECD, đầu tư công tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu sau:
- Ở Austraylia (Úc): xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu (đường bộ, đường sắt,nhà ở xã hội, hệ thống giáo dục, hỗ trợ tài chính cho quỹ hưu trí, người lao động; hỗtrợ doanh nghiệp nhỏ bằng các biện pháp: miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trongmột khoảng thời gian, các dự án giáo dục, đào tạo
- Ở Áo: Các lĩnh vực đầu tư được ưu tiên là: cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các chươngtrình đầu tư bằng các biện pháp về thuế, các chương trình mang tính vùng miền
- Ở Canada: Cơ sở hạ tầng cũng là ưu tiên hàng đầu đối với quốc gia này, các
dự án đầu tư cho cơ sở hạ tầng tập trung chủ yếu vào: hệ thống cầu và đường giaothông công cộng, hệ thống nước sạch và chăm sóc y tế Ngoài ra còn có các hoạtđộng như: đầu tư và nâng cấp nhà ở xã hội; hỗ trợ người mua nhà, giảm thuế thunhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ các thành phần kinh tế và cộng đồng
dễ bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp sản xuất
- Ở Pháp: Chủ yếu đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực bưuchính, năng lượng và đường sắt, đầu tư cho quốc phòng, các lĩnh vực đầu tư trọngyếu (như phát triển bền vững và công nghệ sạch, giáo dục chất lượng cao); đầu tưcho hệ thống công ích như bệnh viện, nhà trẻ và các tổ chức mang tính cộng đồngkhác; hỗ trợ giải quyết vấn đề lao động, nhà ở, sức khỏe và bảo vệ môi trường
- Ở Nhật Bản: Hàng hóa công cộng không thể được giao dịch thông qua cơchế thị trường, thì phải cung cấp bởi khu vực công
Trang 37Tóm lại, ở các nước trong Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đềutập trung vào các lĩnh vực sau: Cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng như đường, giaothông, thông tin và công nghệ thông tin; hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học; đầu
tư phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và y tế, khuyến khích đầu tư trong lĩnh vựccông nghệ xanh và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, phát triển bền vững
1.2.1.2 Về kế hoạch đầu tư và quy hoạch phát triển
Tại Trung Quốc, tất cả các dự án đầu tư công đều phải nằm trong quy hoạch
đã được duyệt mới được chuẩn bị đầu tư Trung Quốc có Luật riêng về Quy hoạch
Ủy ban Phát triển và Cải cách nhà nước Trung Quốc là cơ quan đầu mối tổ chứcthẩm định, tổng hợp, lập báo cáo thẩm định về các quy hoạch phát triển, trình Quốc
Vụ viện (Chính phủ) phê duyệt; kiểm tra, tổng hợp kết quả thực hiện các quy hoạch
đã được duyệt Các Bộ, ngành, địa phương căn cứ vào các quy hoạch phát triển đãđược duyệt để đề xuất, xây dựng kế hoạch đầu tư và danh mục các dự án đầu tư(bằng vốn của ngân sách nhà nước và vốn đầu tư của xã hội) Trung Quốc rất coitrọng khâu chủ trương đầu tư dự án Tất cả các dự án đầu tư công đều phải lập Báocáo đề xuất dự án (kể cả các dự án đã có trong quy hoạch đã được phê duyệt) Việcđiều chỉnh dự án (mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư) nằm trong quy hoạch đãđược phê duyệt phải được sự chấp thuận của cơ quan phê duyệt quy hoạch đó
Tại Hàn Quốc, hệ thống ngân sách được thực hiện và quản lý tập trung; trong
đó, Bộ Chiến lược và Tài chính giữ vai trò chủ đạo trong việc lập kế hoạch ngânsách cũng như chuẩn bị và thực hiện các chương trình, dự án đầu tư công Thôngthường, các quyết định liên quan tới ngân sách sẽ được đưa ra sau khi có thỏa thuậngiữa cơ quan có thẩm quyền và cơ quan Bộ có nhu cầu sử dụng vốn Chính phủ banhành Khung chỉ tiêu trung hạn cùng với chính sách ngân sách từ trên xuống Việcphân bổ năm ngân sách bắt đầu bằng việc thảo luận về kế hoạch ngân sách đầu tưcho 5 năm
1.2.1.3 Về tổ chức quản lý đầu tư và thẩm định dự án
Ở Trung Quốc, quản lý đầu tư công được phân quyền theo 04 cấp ngân sách:cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp thành phố và cấp huyện, trấn Cấp có thẩm quyền củatừng cấp ngân sách có toàn quyền quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn từ ngânsách của cấp mình Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp
Trang 38trên phải lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan của ngân sách cấp trêntrước khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Việc thẩm định các dự án đầu tư ở tất
cả các bước (chủ trương đầu tư, báo cáo khả thi, thiết kế kỹ thuật và tổng khái toán,thiết kế thi công và tổng dự toán, đấu thầu…) đều thông qua Hội đồng thẩm địnhcủa từng cấp và lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quancùng cấp và cấp trên nếu có sử dụng vốn hỗ trợ của ngân sách cấp trên
Hội đồng thẩm định của từng cấp do cơ quan được giao kế hoạch vốn đầu tưthành lập (Cơ quan quản lý chuyên ngành) Thành viên Hội đồng thẩm định baogồm các chuyên gia có chuyên môn sâu thuộc lĩnh vực dự án yêu cầu, được lựachọn theo hình thức rút thăm từ danh sách các chuyên gia được lập, quản lý ở từngcấp theo từng phân ngành Các chuyên gia này được xác định là có trình độ chuyênmôn thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định của từng dự án cụ thể
Trung Quốc có phân loại dự án quan trọng quốc gia trên cơ sở các tiêu chí vềquy mô tổng mức đầu tư, quy mô tác động kinh tế - xã hội, môi trường của dự án vàquy mô sử dụng các nguồn tài nguyên, khoáng sản của quốc gia Ví dụ, Quốc vụviện Trung Quốc phê duyệt các dự án đầu tư có sử dụng vốn ngân sách nhà nước và
có tổng mức đầu tư từ 5 tỷ nhân dân tệ trở lên (tương đương khoảng 10.000 tỷ đồng)
Tại Nhật Bản, các cơ quan quản lý và điều hành đầu tư công ngoài Chínhphủ và các tập đoàn công cộng, cơ quan chính quyền quận, thành phố còn có sựtham gia của các tổ chức hợp tác đầu tư giữa nhà nước và tư nhân
Tại Hàn Quốc, Trung tâm quản lý đầu tư hạ tầng công - tư thuộc Viện Pháttriển Hàn Quốc là cơ quan chịu trách nhiệm tiến hành lập Báo cáo Nghiên cứu tiềnkhả thi đối với các dự án đầu tư công có quy mô lớn Bộ Chiến lược và Tài chínhchịu trách nhiệm thẩm định, thông qua và quyết định việc loại bỏ hoặc chuyển sanggiai đoạn nghiên cứu khả thi các dự án này, bao gồm:
(1) Dự án dùng vốn ngân sách trung ương có tổng mức đầu tư từ 50 tỷ won(tương đương 50 triệu USD) trở lên, bao gồm cả dự án xây dựng cơ sở hạ tầng vàkhông xây dựng cơ sở hạ tầng như các chương trình đầu tư nghiên cứu phát triển vàphúc lợi xã hội;
(2) Dự án dùng vốn ngân sách của địa phương và các dự án hợp tác công tư cónguồn vốn hỗ trợ của ngân sách trung ương trên 30 tỷ won (khoảng 30 triệu USD)
Trang 39Sau khi Bộ Chiến lược và Tài chính thẩm định, Báo cáo nghiên cứu khả thicác dự án nêu trên sẽ được trình ra Quốc hội Hàn Quốc xem xét, quyết định.
Ở Vương quốc Anh, các dự án đường bộ trị giá trên 500 triệu Bảng Anh(tương đương 16.500 tỷ đồng) cần được Bộ Tài chính phê duyệt công khai, trongkhi mức độ tham gia của Bộ Tài chính vào quá trình rà soát thẩm định các dự ángiao thông khác còn phụ thuộc vào quy mô và sự phức tạp của dự án Ở Ailen vàVương quốc Anh, các dự án cơ sở hạ tầng lớn là đối tượng điều trần công khai trướckhi kết thúc giai đoạn thẩm định Ở Chi-lê, việc thẩm định dự án được thực hiện bởi
Bộ lập kế hoạch dự án chứ không phải Bộ cấp tiền cho dự án
1.2.1.4 Về điều chỉnh dự án
Một số nước có hệ thống quản lý đầu tư công tương đối hiệu quả như Chi- lê,Ai-len, Hàn Quốc và Vương quốc Anh đều áp dụng cơ chế cụ thể để xúc tiến rà soátthực hiện dự án nếu có sự thay đổi cơ bản về chi phí, tiến độ, và lợi nhuận ước tínhcủa dự án Ví dụ ở Hàn Quốc, các dự án tự động được thẩm định lại nếu chi phíthực tế tăng thêm trên 20%; ở Chile, nếu giá bỏ thầu thấp nhất cao hơn giá dự toán
từ 10% trở lên, dự án đó sẽ bị thẩm định lại
1.2.1.5 Về ủy thác đầu tư
Ở Trung Quốc, doanh nghiệp nhà nước không có cơ quan quản lý nhànước cấp trên, được toàn quyền quyết định về tổ chức, nhân sự, hành chính vàhoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật Các cơ quan quản
lý nhà nước ở các cấp không trực tiếp quản lý các tổ chức sản xuất kinh doanh,cung cấp dịch vụ Phần tài sản, cổ phần của nhà nước ở các doanh nghiệp đượcquản lý theo quy định của pháp luật và do cơ quan quản lý công sản ở các cấpchịu trách nhiệm quản lý Nói chung, các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp
có cổ phần của nhà nước và các doanh nghiệp không có cổ phần của nhà nướcđều có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và cơ hội tiếp cận các nguồn lực, sảnxuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ như nhau
Trên cơ sở nền tảng là Nhà nước không trực tiếp quản lý các tổ chức sản xuấtkinh doanh, cung cấp dịch vụ nên toàn bộ các khối lượng công việc chính thực hiệntheo hình thức ủy thác đầu tư bằng các hợp đồng ủy thác theo quy định pháp luật
Ví dụ: Việc lập báo cáo khả thi, thẩm định báo cáo khả thi, đấu thầu chọn nhà thầu;thực hiện đầu tư toàn bộ dự án hoặc từng hạng mục công trình có tính chất độc lập
Trang 40của dự án Việc lựa chọn các tổ chức để ủy thác đầu tư được thực hiện thông quađấu thầu theo quy định của Luật Mua sắm chính phủ, Luật Đấu thầu Các trung tâmmua sắm chính phủ tổ chức đấu thầu, chọn ra các nhà thầu để ủy thác đầu tư theoquy định của pháp luật.
Các Trung tân mua sắm Chính phủ là các tổ chức sự nghiệp được hình thành
từ tổ chức mua sắm Chính phủ của Bộ Tài chính và các Sở Tài chính của các tỉnh.Kinh phí hoạt động của các trung tâm này được trang trải bằng nghiệm thu từ tỷ lệphần trăm giá trị của các gói thầu do trung tâm đã tổ chức đấu thầu theo quy địnhcủa pháp luật Trung Quốc có đội ngũ các doanh nghiệp làm dịch vụ tổ chức đấuthầu mua sắm cho các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp khác với trình độ kháchuyên nghiệp Việc áp dụng rộng rãi hình thức ủy thác đầu tư đã góp phần làmgiảm lãng phí, thất thoát trong đầu tư công, nâng cao hiệu quả đầu tư, chất lượngcác công trình đầu tư
1.2.1.6 Về giám sát, kiểm tra, đánh giá đầu tư
Tại Vương quốc Anh, Hàn Quốc, Chi-lê, Ai-len…, việc kiểm tra, đánh giáhoàn thành dự án được thực hiện thông qua chính sách hậu kiểm Ở Chi-lê và HànQuốc, quan chức thường giữ vai trò lớn trong việc kiểm tra tài sản hoàn thành sovới kế hoạch dự án Tại Ai-len và Vương quốc Anh, đánh giá hoàn thành dự án làđánh giá tác động của dự án đầu tư dựa trên kết quả đầu ra Tại bốn quốc gia này,các dự án đầu tư đều phải được kiểm toán Riêng Ai-len và Vương quốc Anh, cơchế rà soát đặc biệt được thực hiện nhằm phát hiện những nhân tố mang tính hệthống ảnh hưởng tới chi phí và chất lượng của dự án
Ở Trung Quốc, việc tổ chức giám sát các dự án đầu tư công được thực hiệnthông qua nhiều cấp, nhiều vòng giám sát khác nhau Mục đích giám sát đầu tư của
cơ quan Chính phủ là đảm bảo đầu tư đúng mục đích, đúng dự án, đúng quy định và
có hiệu quả Cơ quan có dự án phải bố trí người thực hiện giám sát dự án thườngxuyên theo quy định pháp luật
Ủy ban phát triển và cải cách từng cấp chịu trách nhiệm tổ chức giám sát các
dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý của cấp mình, có bộ phận giám sát đầu tư riêng.Khi cần thiết có thể thành lập tổ đặc nhiệm để thực hiện giám sát trực tiếp tại nơithực hiện dự án Ủy ban phát triển và Cải cách thành lập và chủ trì các tổ giám sát