khu công nghệ cao trong giai đoạn ban đầu và các giai đoạn hình thành doanhnghiệp spin-off.Trong đề tài nghiên cứu năm 2003 về tác động của doanh nghiệp off đối với nền kinh tế địa phươn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-NGUYỄN LÊ HỒNG MINH
VAI TRÒ CỦA CÁC SPIN-OFF TRONG VIÊCC̣ THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀO THỰC TIỄN.(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN)
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
Hà Nội, 2017
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-NGUYỄN LÊ HỒNG MINH
VAI TRÒ CỦA CÁC SPIN-OFF TRONG VIÊCC̣ THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀO THỰC TIỄN.(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN)
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.04.12 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Thanh Trường
Hà Nội, 2017
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 6
PHẦN MỞ ĐẦU 7
1. Lý do chọn đề tài……… 7
2. Lịch sử nghiên cứu……… 8
3.Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu……… 10
4. Phạm vi nghiên cứu………11
5. Mẫu khảo sát………
……… 11
6. Câu hỏi nghiên cứu……
……….11
7. Giả thuyết nghiên cứu………
…………11
8. Phương pháp chứng minh giả thuyết……….12
9. Kết cấu luận văn……….12
PHẦN NỘI DUNG 14
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ DOANH NGHIỆP SPIN-OFF 14
1.1 Nghiên cứu khoa học và Hoạt động Khoa học và Công nghệ 14
1.1.1 Nghiên cứu Khoa học 14
1.1.2 Hoạt động Khoa học và Công nghệ 16
1.2 Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ 18
1.2.1 Khái niệm Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ 18
1.2.2 Doanh nghiệp KH&CN ở Việt Nam 23
1.2.3 Phân biệt các loại hình doanh nghiệp KH&CN 24
Trang 41.3.2 Trong nước 30 1.3.3 Nguồn gốc và Điều kiện hình thành doanh nghiệp spin-off 31
* Tiểu kết Chương 1 32
1
Trang 5CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ CỦA TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ SPIN-OFF 33
2.1 Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 33
2.1.1 Cơ cấu tổ chức 34
2.1.2 Hoạt động Khoa học & Công nghệ 36
2.1.3 Tình hình hợp tác với các bộ/ngành, doanh nghiệp, địa phương 58
2.2 Khảo sát hoạt động của Công ty TNHH Khoa học Tự nhiên 60
2.2.1 Giới thiệu về ngành nghề kinh doanh và hoạt động 60
2.2.2 Các hoạt động mở rộng dịch vụ khác của công ty 62
2.2.3 Thực trạng hoạt động của Công ty TNHH Khoa học Tự nhiên 63
* Tiểu kết Chương 2 65
CHƯƠNG 3 NHẬN DIỆN VAI TRÒ CỦA SPIN-OFF TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TRONG VIỆC THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀO THỰC TIỄN 67
3.1 Các tiêu chí nhận diện vai trò của spin-off trong trường Đại học 67
3.1.1 Vai trò trong sáng tạo và đổi mới 67
3.1.2 Vai trò thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phục vụ mục tiêu đào tạo 67
3.1.3 Vai trò tăng cường mối liên kết doanh nghiệp – đại học và tạo văn hóa kinh doanh 68
3.2 Nhận diện vai trò của Công ty TNHH Khoa học Tự nhiên trong Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 68
3.2.1 Nhận diện điểm mạnh 68
3.2.2 Nhận diện điểm yếu 69
3.2.3 Nhận xét về vai trò 70
3.3 Các giải pháp đảm bảo thực hiện 76
3.3.1 Giải pháp cụ thể cho Công ty TNHH Khoa học Tự nhiên và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 76
3.3.2 Một số giải pháp chung khác 77
* Tiểu kết Chương 3 81
Trang 6KẾT LUẬN 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
Trang 7em hoàn thành luận văn này.
Em xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô công tác tại Trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung và cácThầy Cô công tác tại Khoa Khoa học quản lý nói riêng đã giảng dạy, cung cấpkiến thức và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và làm luận văn củamình
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn ThS Phan Viết Thái, chuyên viênPhòng Khoa học và Công nghệ, và các Thầy Cô Trường Đại học Khoa học Tựnhiên đã hỗ trợ tài liệu, tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp ý kiến giúp
đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này
Do thời gian và năng lực bản thân có hạn, luận văn tuy đã được hoànthành nhưng vẫn không tránh khỏi còn nhiều khiếm khuyết Em rất mongnhận được nhiều ý kiến góp ý của các Thầy Cô
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên
Nguyễn Lê Hồng Minh
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Sở hữu trí tuệTrách nhiệm hữu hạn
Xã hội chủ nghĩa
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Phân biệt spin-off, doanh nghiệp 68, doanh nghiệp 80 ……trang 24Bảng 2.1 Nhân lực khoa học và công nghệ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên năm 2015 ……….trang 34Bảng 2.2 Thống kê các nhiệm vụ KH&CN được giao trực tiếp từ ngân sách Nhà nước thực hiện trong năm 2014-2015……… trang 36Bảng 2.3 Kết quả thực hiện dịch vụ khoa học và chuyển giao kết quả nghiên cứu giai đoạn 2011-2015……… ………… trang 40
Sơ đồ 1.1 Mô tả quan hệ giữa 3 loại hình doanh nghiệp………… trang 26
Trang 10PHẦN MỞ ĐẦU Tên đề tài
Vai trò của các Spin-off trong viêcc̣ thúc đ ẩy ứng dụng kết quả nghiên cứukhoa học vào thực tiễn Nghiên cứu trường hợp: Đại học Khoa học Tự nhiên
1 Lý do chọn đề tài
Ứng dụng nghiên cứu khoa học là một hoạt động tất yếu do thực tế đặt
ra và phục vụ thực tế, đóng góp trực tiếp vào quá trình đổi mới và phát triển.Thực tế đã chứng minh rằng, nếu không có công tác ứng dụng kết quả nghiêncứu thì các kết quả nghiên cứu chỉ là lý thuyết suông, không thể phát huynhững ý tưởng sáng tạo, những phát minh, sáng kiến mới được thể hiện trong
lý thuyết nghiên cứu vào thực tế
Trong những năm qua, việc triển khai các nhiệm vụ Khoa học và Côngnghệ, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học đã góp phần tạo ra sự chuyểnbiến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất, nâng cao nănglực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu cơbản được ứng dụng triển khai vào thực tế còn hạn chế do thiếu sự kết nối giữanhà khoa học và doanh nghiệp, nhiều sản phẩm nghiên cứu hữu ích, có giá trịthực tế cao nhưng không được ứng dụng hiệu quả Trong khi các doanhnghiệp cần sản phẩm lại đi tìm kiếm, thậm chí phải mua sản phẩm của nướcngoài với giá cao gây lãng phí cả tiền bạc, thời gian và chất xám của nguồnlực trong nước Vì vậy, vấn đề lớn đặt ra là tạo được sự liên kết giữa khoahọc và doanh nghiệp, thúc đẩy việc ứng dụng nhanh các kết quả nghiên cứukhoa học trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu vào sản xuất phục vụ đờisống
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội hiệnnay được tách ra từ Trường Đại học Tổng hợp, ngôi trường đại học đầu tiên
và lớn nhất của đất nước, có thế mạnh về nghiên cứu cơ bản, đã có nhiều đónggóp lớn vào sự phát triển khoa học và công nghệ của đất nước Bên cạnh mục
tiêu “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng
Trang 11nhân tài phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước”, Trường còn có mục tiêu “Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” Một trong những mô hình chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết
quả nghiên cứu nhanh nhất chính là các doanh nghiệp spin-off Vì vậy, để thúcđẩy nhanh việc ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào sản xuất,Trường đã thành lập Công ty TNHH Khoa học Tự nhiên trên cơ sở một sốTrung tâm nghiên cứu ứng dụng và sản xuất với mục tiêu trở thành doanhnghiệp spin-off có tiềm lực mạnh, hoạt động hiệu quả Tuy nhiên, Trường vẫngặp khó khăn trong việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học
Trước thực tế trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Vai trò của các
Spin-off trong viêcc̣ thúc đ ẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn” Nghiên cứu trường hợp Đại học Khoa học Tự nhiên.
(1996-Các nhà nghiên cứu chính sách khoa học như Ndonzuan, Pirnary vàSurlemont (2002) thì phân tích quá trình hình thành doanh nghiệp spin-offdưới góc độ chuyển giao kết quả nghiên cứu từ tổ chức nghiên cứu và triểnkhai vào thị trường và coi đây là hình thức chuyển giao mang lại hiệu quảnhất đồng thời cũng nêu ra các vấn đề như vốn đầu tư mạo hiểm, vai trò các
Trang 12khu công nghệ cao trong giai đoạn ban đầu và các giai đoạn hình thành doanhnghiệp spin-off.
Trong đề tài nghiên cứu năm 2003 về tác động của doanh nghiệp off đối với nền kinh tế địa phương, OECD đã chỉ ra: Các doanh nghiệp spin-off không chỉ thuần tuý được thể hiện ở kết quả kinh tế thông qua tài sản từkết quả nghiên cứu mà còn thể hiện thông qua việc liên kết khu vực R&D vớikhu vực sản xuất OECD cũng đã đưa ra các khuyến nghị về chính sách hỗ trợcủa Nhà nước đối với doanh nghiệp spin-off và coi đây là phương thứckhuyến khích phát triển vùng và mạng lưới tổ chức R&D và doanh nghiệp vớicác địa phương
spin-Trong nghiên cứu áp dụng mô hình doanh nghiệp spin-off ở Ý, BarbaraBigliardi, Francesco Galati, and Chiara Verbano (2013) [20] đã xác định 18yếu tố liên quan đến sự thành công của doanh nghiệp spin-off bắng phươngpháp Delphi, theo đó một số yếu tố quyết định như: nắm giữ kết quả nghiêncứu có thể thương mại hóa, sự tham gia của tổ chức mẹ (Trường đại học /Viện nghiên cứu) và động lực của người sáng lập
Ở Việt Nam, tác giả Bạch Tân Sinh (2005) [15] và cộng sự trongNghiên cứu về sự hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN và sựchuyển đổi một số tổ chức R&D ở Việt Nam theo cơ chế doanh nghiệp đãphân tích rõ bản chất loại hình doanh nghiệp KH&CN, xác định các điều kiệnhình thành doanh nghiệp KH&CN đồng thời nghiên cứu mô hình chuyển đổi
tổ chức nghiên cứu và phát triển sang cơ chế doanh nghiệp
Tác giả Nguyễn Quân (2006) [14] đã coi doanh nghiệp KH&CN nhưmột lực lượng sản xuất mới Tác giả đã nêu ra khái niệm doanh nghiệpKH&CN, doanh nghiệp spin-off và lý giải vì sao phải lập và phát triển doanhnghiệp KH&CN đồng thời nêu ra các vấn đề cần quan tâm khi chuyển đổi các
tổ chức KH&CN công lập thành doanh nghiệp KH&CN
Tác giả Nguyễn Thị Minh Nga (2006) đã có nghiên cứu về các đặctrưng của doanh nghiệp KH&CN, vai trò và động cơ của doanh nghiệpKH&CN Ngoài ra nghiên cứu đã đề ra các thủ tục thành lập doanh nghiệp
Trang 13KH&CN, hình thức hoạt động, cơ cấu tổ chức, liên kết nghiên cứu, các thuậnlợi khó khăn của doanh nghiệp KH&CN đồng thời đã nêu được sự cần thiết
và phạm vi chính sách hỗ trợ, các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệpKH&CN
Đề cập đến điều kiện hình thành doanh nghiệp KH&CN trong cáctrường đại học, tác giả Trần Văn Dũng (2008) [6] đã chỉ ra 3 điều kiện: Côngnghệ và bằng độc quyền sáng chế; Nhà khoa học có tinh thần kinh thương;vốn đầu tư cho doanh nghiệp KH&CN
Tác giả Vũ Cao Đàm (2014) đã viết về Mô hình tái cấu trúc cho ViệtNam đã đưa ra ý kiến tái tạo mối liên hệ khoa học và đào tạo, khoa học và sảnxuất từ đó đã phân tích việc hình thành và tan rã các doanh nghiệp spin-off từthập niên 90 trong tác phẩm Nghịch lý và Lối thoát
Gần đây, cuốn sách “Doanh nghiệp khoa học và công nghệ: Từ lý luậnđến thực tiễn” của nhóm tác giả Mai Hà, Hoàng Văn Tuyên, Đào ThanhTrường (2015) [19] với nội dung tập trung làm rõ nội hàm, vai trò của doanhnghiệp KH&CN, các thiết chế hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc hình thành vàphát triển loại hình doanh nghiệp KH&CN, có thể coi là cuốn sách đầu tiên ởViệt Nam tổng hợp và phân tích khá toàn diện về nhiều khía cạnh khác nhau,
cả lý luận và thực tiễn liên quan đến doanh nghiệp KH&CN
Trên đây là những nghiên cứu rất đa dạng với nhiều cách tiếp cận khácnhau liên quan đến khái niệm, mô hình tổ chức, tính pháp lý, cơ chế tài chính,
cơ chế chuyển đổi, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệpKH&CN, doanh nghiệp spin-off Tuy nhiên, trong đề tài này tôi muốn làm rõvai trò của các spin-off của trường đại học, trong một mô hình cụ thể hơn
3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên có Công tyTNHH Khoa học Tự nhiên là một spin-off
Mục tiêu nghiên cứu: Nhận diện vai trò của các spin-off trong trường đạihọc trong việc thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn.Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trang 14 Làm rõ khái niệm doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ, spin-off
Khảo sát hoạt động của spin-off trong trường đại học
Nhận diện vai trò của spin-off trường đại học
Khách thể: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Chọn khảo sát: Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Khoa học Tự nhiên
6 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi chủ đạo của đề tài: Các spin-off có vai trò như thế nào trong việcthúc đẩy ứng dụng kết quả NCKH trong các trường đại học?
nào trong việc thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và thực tiễn?
7 Giả thuyết nghiên cứu
Trang 1511
Trang 16Các spin-off trong trường đại học có vai trò là kênh chuyển giao vàthương mại hóa tri thức, công nghệ trong việc thúc đẩy ứng dụng kết quảNCKH vào thực tế.
- Thực trạng hoạt động KH&CN của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
có thế mạnh về nghiên cứu cơ bản nhưng còn rất hạn chế trong việc ứng dụngkết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn
- Thực trạng hoạt động của các spin-off trong trường đại học chưa đạthiệu quả cao làm giảm hiệu quả việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa họcvào thực tiễn
- Các spin-off tác động rất lớn đến hoạt động ứng dụng kết quả NCKH.Vai trò của các spin-off trong trường đại học là kênh chuyển giao và thươngmại hóa tri thức, công nghệ
8 Phương pháp chứng minh giả thuyết
Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Thu thập tài liệu
Phân tích tài liệu
Tổng hợp tài liệu
Nghiên cứu tài liệu khoa học và công nghệ; nghiên cứu khoa học và kếtquả nghiên cứu khoa học; doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ, doanhnghiệp spin-off trong trường đại học, vai trò doanh nghiệp spin-off …
Thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu báo cáo Trường Đại học Khoa học
Tự nhiên, thực trạng hoạt động công ty TNHH Khoa học Tự nhiên …
9 Kết cấu luận văn
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 17PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ DOANH NGHIỆP SPIN-OFF
1.1 Nghiên cứu khoa học và Hoạt động Khoa học và Công nghệ
1.2 Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ
1.3 Doanh nghiệp Spin-off
* Tiểu kết Chương 1
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ SPIN- OFF
2.1 Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
2.2 Khảo sát hoạt động của Công ty TNHH Khoa học Tự nhiên
* Tiểu kết Chương 2
CHƯƠNG 3 NHẬN DIỆN VAI TRÒ CỦA SPIN-OFF TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TRONG VIỆC THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀO THỰC TIỄN
3.1 Các tiêu chí nhận diện vai trò của spin-off trong trường Đại học
3.2 Nhận diện vai trò của Công ty TNHH Khoa học Tự nhiên trong trườngĐại học Khoa học Tự nhiên
3.3 Các giải pháp đảm bảo thực hiện
* Tiểu kết Chương 3
KẾT LUẬN
Trang 18PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ
DOANH NGHIỆP SPIN-OFF
1.1 Nghiên cứu khoa học và Hoạt động Khoa học và Công nghệ
1.1.1 Nghiên cứu Khoa học
Khái niệm
Nghiên cứu khoa học là sự tìm tòi, khám phá bản chất các sự vật và sángtạo các giải pháp tác động trở lại sự vật, biến đổi sự vật theo mục đích sửdụng Nói cho cùng, nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội nhằm thỏamãn về nhu cầu nhận thức thế giới và cải tạo thế giới [7;27]
Kết quả nghiên cứu khoa học
Kết quả nghiên cứu khoa học dù thể hiện dưới dạng nào thì cũng lànhững tri thức khoa học, tức thông tin chứa đựng các tri thức khoa học: Thôngtin về một quy luật của đối tượng mà khoa học nghiên cứu, thông tin về mộtnguyên lý công nghệ được tìm ra sau quá trình nghiên cứu khoa học, thông tin
về một vật liệu mới, công nghệ mới,v.v…[10;59]
Tuy nhiên, chúng ta không thể tiếp xúc trực tiếp với các tri thức khoahọc, mà chỉ có thể tiếp xúc được với các tri thức khoa học đã được mã hóadưới dạng chữ viết, âm thanh hoặc hình ảnh và được chứa đựng trong các vậtmang tri thức khoa học
Về cơ bản có 3 loại vật mang tri thức khoa học Đó là vật mang vật lý,vật mang công nghệ và vật mang xã hội
Vật mang vật lý: Các loại bài báo, báo cáo khoa học; mẫu vật thuđược từ các công cuộc tìm kiếm, điều tra; băng âm, băng hình, đĩa âm, đĩahình v.v…
Vật mang công nghệ: Là những hình mẫu thu được từ kết quả triển khai thực nghiệm như: mẫu vật liệu mới, mẫu sản phẩm mới v.v…
Trang 19 Vật mang xã hội: Có thể là các nhân một chuyên gia, hoặc một nhóm
chuyên gia;
Phân loại theo tính chất của sản phảm nghiên cứu
Nghiên cứu cơ bản: Là những nghiên cứu phân tích các thuộc tính, cấutrúc, hiện tượng các sự vật nhằm phát triển bản chất và quy luật của các sự vậthoặc hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, con người [10]
Kết quả nghiên cứu cơ bản luôn là những phân tích lý luận, những kếtluận về quy luật, những định luật, định lý… Cuối cùng, trên cơ sở nhữngnghiên cứu này, người nghiên cứu đưa ra được những phát hiện, phát minh,xây dựng nên những cơ sở lý thuyết có một giá trị tổng quát cho nhiều lĩnhvực hoạt động
Nghiên cứu ứng dụng: Là sự vận dụng các quy luật từ trong nghiêncứu cơ bản để đưa ra những mô tả, giải thích, dự báo hoặc những nguyên lý
về các giải pháp, có thể bao gồm công nghệ, sản phẩm, vật liệu, thiết bị;nghiên cứu áp dụng các kết quả nghiên cứu ứng dụng vào trong một môitrường mới của sự vật và hiện tượng
Sản phẩm của nghiên cứu ứng dụng có thể là một giải pháp mới về tổchức, quản lý, xã hội hoặc công nghệ, vật liệu, sản phẩm, v.v… Giải pháp hữuích, sáng chế cũng là sản phẩm thuộc loại hình này
Mặc dù gọi là nghiên cứu ứng dụng nhưng kết quả của nó thì chưa ứngdụng được Để có thể đưa kết quả của nghiên cứu ứng dụng vào sử dụng trong
thực tế thì còn phải tiến hành triển khai, nhằm hiện thực hóa các nguyên lý
thu được từ kết quả nghiên cứu về mặt lý thuyết thành công nghệ vận hànhđược trong sản xuất công nghiệp
Triển khai: Là sự vận dụng các quy luật (thu được từ trong nghiên cứu
cơ bản) và các nguyên lý (thu được từ trong nghiên cứu ứng dụng) để đưa racác hình mẫu với những tham số đủ mang tính khả thi về kỹ thuật Hoạt độngtriển khai gồm 3 giai đoạn: tạo vật mẫu, làm pilot, sản xuất thử ở quy mô loạtnhỏ (serie No 0)
Trang 201.1.2 Hoạt động Khoa học và Công
nghệ Khái niệm
Hoạt động Khoa học và Công nghệ là thuật ngữ được sử dụng trong các văn kiện chính sách KH&CN của UNESCO từ thập niên 1970
Hoạt động KH&CN có thể bao gồm một số nội dung sau:[9;129]
Hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) Trong nền kinh tế thịtrường, loại hoạt động này được thực hiện trước hết trong các trường đại học,trong các doanh nghiệp và cũng có cả các viện nghiên cứu độc lập;
Hoạt động phát triển công nghệ, bao gồm mở rộng công nghệ, nâng cấp công nghệ và đổi mới công nghệ;
Hoạt động dịch vụ KH&CN, bao gồm dịch vụ thông tin, dịch vụ côngnghệ thông tin; dịch vụ cung ứng; sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng thiết bị thínghiệm, thiết bị nghiên cứu; một số loại dịch vụ về tư vấn đầu tư, tư vấnchuyển giao công nghệ
Xã hội càng phát triển thì hoạt động khoa học và công nghệ càng phát triển đa dạng và phong phú
Hoạt động Khoa học và Công nghệ trong trường đại học
Tại các nước có nền khoa học phát triển, hoạt động KH&CN là một bộphận quan trọng của trường đại học Trong các nước XHCN trước đây, đạihọc và nghiên cứu được tổ chức tách rời nhau Sau khi hệ thống kinh tếXHCN sụp đổ, hệ thống kinh tế thị trường được phục hồi, các bộ chỉ còn giữlại chức năng quản lý nhà nước, các doanh nghiệp phải phát triển hoạt độngR&D để nâng cao năng lực cạnh tranh Do đó phát triển các hình thức tổ chứcR&D trong doanh nghiệp Chức năng nghiên cứu khoa học cũng được coitrọng trong các trường đại học, phục hồi mối quan hệ vốn có giữa đào tạo vànghiên cứu trong trường đại học [9;131]
Hệ thống khoa học ở Việt Nam
Trang 21Tuy hoạt động khoa học ở Việt Nam bắt đầu từ thời thuộc Pháp, nhưng
mô hình hệ thống khoa học hiện nay, có thể nói, bắt đầu hình thành ở miềnBắc từ sau 1954 và trong phạm vi cả nước từ sau 1975
Đầu thập niên 1990, về cơ bản Việt Nam đã xây dựng hệ thống khoa học
và đại học theo kinh nghiệm của Liên Xô: các tổ chức nghiên cứu khoa họchầu như nằm tách biệt khỏi các trường đại học và xí nghiệp; trong trường đạihọc hầu như chỉ có phòng thí nghiệm giáo học, không có viện nghiên cứu và
cơ sở thực nghiệm khoa học; xí nghiệp cũng không có các labo (laboratory)
và xưởng pilot; ngay cả các viện nghiên cứu công nghệ (vốn đã nằm ngoài các
xí nghiệp và trường đại học) cũng không có xưởng pilot
Đến cuối thập niên 1980 hoạt động khoa học ở miền Bắc thuộc độcquyền của Đảng và của Nhà nước Toàn bộ tài trợ cho khoa học dựa trên mộtnguồn kinh phí duy nhất do Nhà nước cấp Mọi hợp đồng giữa các cơ quankhoa học với nhau hoặc với xí nghiệp đều bị xem là bất hợp pháp Chỉ đến khi
ra đời Quyết định 175/CP của Chính phủ năm 1981, chủ trương cấm đoán nàymới bị xoá bỏ
Ngày 28/1/1992, Nghị định 35/HĐBT được ban hành đã vạch một mốcquan trọng trong hệ thống khoa học Việt Nam: xuất hiện các tổ chức khoa học
và công nghệ ngoài khu vực nhà nước; nhiều cơ sở nghiên cứu trong trườngđại học và xí nghiệp công nghiệp đã hình thành, nhưng hệ thống khoa họctách rời đại học trên đại thể vẫn tồn tại
Cũng từ năm 1992, hàng loạt tổ chức khoa học cũng xuất hiện trong cáctrường đại học, nhưng hoạt động khoa học ở các trường chưa thể so sánhđược với các viện nằm ngoài đại học, nhất là các viện trực thuộc Chính phủ,
có quyền ưu tiên rất cao về cung cấp các nguồn lực
Trong các đề án cải cách hệ thống khoa học và đại học được thảo luậnrộng rãi ở nước ta từ đầu những năm 1990, điển hình nhất là chủ trương “nhấtthể hóa khoa học với giáo dục và sản xuất” được viết trong Nghị quyết 26 của
Bộ Chính trị về chính sách KH&CN năm 1991 Trên tinh thần Nghị quyết 26,Thủ tướng Võ Văn Kiệt là người chủ trương tái cấu trúc hệ thống KH&CN
Trang 22bằng việc trả lại hoạt động R&D cho đại học và cho doanh nghiệp, Phó Thủtướng Nguyễn Khánh trực tiếp phụ trách công việc này, nhưng trở ngại quálớn, nên chủ trương này không thực hiện được.
Vào thập niên 90, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam - Nguyễn VănHiệu đã tiến hành mở ra hàng loạt spin-off tại Viện, đồng thời đưa phương ánthành lập một trường đại học Sau thời Viện trưởng Nguyễn Văn Hiệu, mộttrường đại học đã được thành lập, nhưng đã được đặt trực thuộc Bộ GD&ĐT,đến nay lại trở về với Viện, nhưng đáng tiếc, các spin-off đều đã bị loại khỏi
cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Việt Nam
Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, xu thế biến đổi của các tổ chức R&Dvốn bị tách rời đại học và doanh nghiệp đang rất bức xúc và sự bức xúc đó làchính đáng
Trên thực tế, hàng loạt cơ sở đào tạo đã xuất hiện trong các viện, hàngloạt tổ chức R&D đang hình thành trong doanh nghiệp và đại học Đó là một
xu thế lành mạnh tiến dần tới những giá trị phổ quát của thế giới
1.2 Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ
1.2.1 Khái niệm Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ
Có rất nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ Doanh nghiệp KH&CN: Doanhnghiệp dựa trên tri thức (knowledge-based firm); doanh nghiệp dựa trên khoahọc (science-based firm); doanh nghiệp dựa trên công nghệ (technology-basedfirm, technology-based venture); doanh nghiệp dựa trên công nghệ mới/ vàcao (new/and high technology-based firm); doanh nghiệp vệ tinh hàn lâm(academic spin-off/spin-out) và nhiều thuật ngữ khác [19;13]
Chỉ riêng bản thân tên doanh nghiệp dựa trên tri thức, dựa trên khoa học
và công nghệ đã ngụ ý, đó là những doanh nghiệp mà việc sản xuất nhữnghàng hoá và dịch vụ đặc biệt chủ yếu dựa vào sự phát triển, sở hữu tri thức và
áp dụng tri thức Không có ngành công nghiệp nào tri thức là không quantrọng nhưng có một số lĩnh vực tri thức được áp dụng nhiều hơn trong quátrình sản xuất Tương tự như vậy có những ngành công nghiệp sử dụng nhiềuđất đai như nông nghiệp hoặc những ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng
Trang 23lượng như luyện kim Không giống như đất đai, năng lượng vốn và lao động,tri thức không thể đánh giá một cách dễ dàng bằng các phương pháp kinh tếchuẩn.
Tuy nhiên, đa số các quốc gia và các học giả trên thế giới sử dụng haihình thức sau để chỉ doanh nghiệp khoa học và công nghiệp:
Doanh nghiệp vệ tinh hàn lâm: Đây là những doanh nghiệp được hình
thành do một (nhóm) sáng lập viên có tinh thần kinh thương rời khỏi tổ chức
“mẹ” (trường đại học; viện nghiên cứu; phòng thí nghiệm quốc gia hay thậmchí doanh nghiệp) để bắt đầu một sự kinh doanh độc lập, mới Sự thành lậpdoanh nghiệp trên cơ sở kỹ năng và tri thức đặc biệt được hình thành trong tổchức mẹ Tổ chức mẹ hỗ trợ cho doanh nghiệp bằng cách cho phép chuyểngiao tri thức, năng lực và/ hoặc các phương tiện trực tiếp
Thorburn (2000), Bernardt và cộng sự (2000) định nghĩa doanh nghiệp
vệ tinh hàn lâm là những doanh nghiệp được tạo ra để thương mại hoá bíquyết kỹ thuật do tổ chức nghiên cứu và phát triển sở hữu (nơi mà cán bộkhoa học tách ra thành lập doanh nghiệp mới ) Tổ chức nghiên cứu và pháttriển cấp giấy phép sở hữu trí tụê cho cán bộ nghiên cứu và trên cơ sở đó hìnhthành sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp Như vậy chuyển giao công nghệ diễn
ra dưới hai hình thức chính thức (giấy phép license) và không chính thức(chuyển giao tri thức ngầm hoặc là thông qua chuyển giao cán bộ hoặc thôngqua các mối quan hệ vốn có giữa doanh nghiệp mới và tổ chức nghiên cứumẹ) Như vậy doanh nghiệp vệ tinh hàn lâm là thực thể chuyển từ khu vựccông sang khu vực tư và có thể hình thành một cầu nối giữa hai nhóm bằnghoạt động của mạng lưới không chính thức của các sáng lập viên
Theo tổng hợp của Yencken (2002), doanh nghiệp vệ tinh hàn lâm có thểchia thành các loại sau:
Doanh nghiệp spin–off nghiên cứu trực tiếp: là những doanh nghiệpđược tạo ra để thương mại hoá sở hữu trí tuệ (SHTT) xuất phát từ tổ chứcnghiên cứu SHTT ở đây thông qua patent từ viện nghiên cứu mẹ đến doanh nghiệp mới hình thành SHTT của doanh nghiệp và các thành viên có thể làm
Trang 24việc chính nhiệm hoặc kiêm nhiệm từ viện nghiên cứu mẹ đến doanh nghiệp mới.
Doanh nghiệp chuyển giao công nghệ: là những doanh nghiệp đượcthành lập để thương mại một cách ngầm định tri thức và bí quyết kỹ thuật củatrường đại học Thông thường quá trình chuyển giao ngầm định là không đơngiản, một khi việc sản xuất sản phẩm mới theo SHTT được bảo hộ
Doanh nghiệp spin–off gián tiếp: là những doanh nghiệp được thànhlập bởi các cán bộ và/ hoặc sinh viên trường đại học trước đây hoặc hiện tạidựa trên kinh nghiệm của họ nhận được trong thời gian làm việc hoặc học tậptại trường nhưng không có giấy phép SHTT chính chức hoặc những quan hệtương tự với trường đại học
Sáp nhập với doanh nghiệp khác
Stankiewicz (1994) và Yeken (2005) phân loại các doanh nghiệp vệ tinh hàn lâm dựa trên những mô hình hoạt động chính như:
Mô hình tư vấn theo hợp đồng: khai thác sự thiếu hụt năng lực của cácdoanh nghiệp (ra quyết định, thực hiện các chức năng kỹ thuật,…) trong môitrường kinh tế, công nghiệp và NC&TK Những thiếu hụt như vậy thường xảy
ra khi có những công nghệ mới xuất hiện hoặc khi nhu cầu về năng lực kỹthuật gia tang đột ngột
Mô hình định hướng theo sản phẩm: đặc điểm của loại doanh nghiệpnày là tập trung vào sản phẩm đã được phát triển đầy đủ và triển khai ở mứccao nhất, sản xuất và marketing sản phẩm đó Các sản phẩm rất khác nhausong có xu hướng tập trung vào các dụng cụ nghiên cứu, thiết bị chuyên môn,các thành phần và vật liệu tinh khiết và phần mềm máy tính
Mô hình định hướng công nghệ: đặc điểm của loại này là không thamgia marketing các sản phẩm cuối cùng và trong đa số trường hợp cũng khôngtiến hành chế tạo các sản phẩm đó Các doanh nghiệp loại này chú trọng pháttriển những công nghệ để rồi thương mại hoá tiếp theo và có thể hình thànhdoanh nghiệp mới trên cơ sở cấp giấy phép, liên doanh hay các loại liên kếtkhác
Trang 25Doanh nghiệp dựa trên công nghệ (mới hoặc cao):
Doanh nghiệp dựa trên công nghệ là một doanh nghiệp tập trung nhiềuvào nghiên cứu và phát triển hoặc chú trọng vào việc khai thác tri thức kỹthuật mới
Storey and Tether (1998) xác định doanh nghiệp dựa trên công nghệ nhưmột doanh nghiệp độc lập, có thời gian từ khi thành lập dưới 5 năm và dựatrên sự khai thác sáng chế hoặc đổi mới công nghệ với độ rủi ro về mặt côngnghệ rất lớn Những tác giả khác như Shearman and Burrell (1998),Delapierre và cộng sự (1998) thì cho rằng doanh nghiệp dựa trên công nghệmới được xác định như các doanh nghiệp độc lập với mục tiêu khai thác mộtsang chế hoặc một công nghệ mới
Tuy nhiên, các tác giả cũng nhận thấy rằng định nghĩa này rất khó đểthống kê các doanh nghiệp dựa trên công nghệ Điều này giải thích rằng rấtkhó để xác định liệu có hay không một doanh nghiệp đổi mới Thật vậy, trongmột số trường hợp liệu rằng từ “mới” có hàm ý là doanh nghiệp hoặc côngnghệ mới hoặc cả hai Ngay cả khái niệm “doanh nghiệp mới” cũng gây ranhững bất cập bởi vì cần phân biệt giữa doanh nghiệp thực sự là doanh nghiệpmới với doanh nghiệp là kết quả của sự sáp nhập nhiều doanh nghiệp đang tồntại hay thậm chí việc thay đổi sở hữu cũng dẫn đến khái niệm mới Thêm nữa,khái niệm “độc lập” cũng chỉ là tương đối bởi khi một doanh nghiệp phụthuộc nhiều vào khách hang thì nó bị chi phối bởi các khách hang đó và kháiniệm độc lập ở đây là không thích hợp
Một số tác giả đã sử dụng thuật ngữ doanh nghiệp dựa trên công nghệmới cho một số lượng lớn các doanh nghiệp, định nghĩa rộng hơn bao gồm tất
cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực “công nghệ cao” Tuy nhiênviệc xác định “công nghệ cao” cũng là một vấn đề mặc dù Burchart (1987) đãxác định – là các lĩnh vực mà có chi tiêu trung bình vào nghiên cứu và pháttriển trên tổng doanh thu cao hơn các lĩnh vực khác hoặc là các doanh nghiệp
sử dụng tỷ lệ “nhà khoa học và kỹ sư có chất lượng” cao hơn các doanh
Trang 26nghiệp khác – và ông gọi các doanh nghiệp loại này như là “các doanh nghiệpvừa và nhỏ công nghệ cao”.
Totterman (2004) thì xác định doanh nghiệp trên công nghệ mới là doanhnghiệp được thành lập do một cá nhân hoặc một nhóm người có tinh thầnkinh thương Những doanh nghiệp như vậy được thành lập để khai thác trithức công nghệ mới và như vậy chúng đầu tư một cách mạnh mẽ vào nghiêncứu và phát triển Thêm nữa, các doanh nghiệp này tham gia vào thị trườngvới sự đổi mới công nghệ của chính mình Doanh nghiệp được coi là doanhnghiệp dựa trên công nghệ mới chừng nào chúng chủ yếu được sở hữu vàquản lý bởi những người có tinh thần kinh thương độc lập
Theo McGee and Dowling (Canada) doanh nghiệp được gọi là dựa trêncông nghệ mới nếu đáp ứng các điều kiện sau:
“Mới thành lập” tức là không quá 8 năm, độc lập;
Hoạt động trong khu vực công nghiệp công nghệ cao do Quỹ Khoa họcQuốc gia xác định
Trong nghiên cứu của mình, Bozkaya và cộng sự (2003) đưa ra địnhnghĩa về doanh nghiệp khoa học và công nghệ là doanh nghiệp mà sản phẩmhoặc dịch vụ của nó phụ thuộc chủ yếu vào việc áp dụng tri thức khoa họchoặc tri thức công nghệ, hoặc một doanh nghiệp mà các hoạt động của nó theođuổi một thành phần công nghệ có ý nghĩa như là một nguồn lợi thế cạnhtranh Các doanh nghiệp này nói chung tập trung vào các ngành công nghiệpnhư hang không, truyền thông, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, điện
tử và khoa học sự sống/ y dược
Phòng Thương mại Anh (BCC, 2002) thì xác định doanh nghiệp khoahọc và công nghệ là doanh nghiệp (mới) thành lập chưa quá 3 năm Bản chấtđổi mới, tham gia vào nghiên cứu và phát triển có hướng tiếp cận đến bí quyết
kỹ thuật hoặc là thông qua những nỗ lực của chính doanh nghiệp hoặc bên thứ
ba hoặc là hợp đồng nghiên cứu và phát triển Sử dụng nhiều vốn hơn (xéttương đối) so với doanh nghiệp khởi nghiệp thông thường
Trang 27Autio (2000) thì cho rằng doanh nghiệp được gọi là dựa trên công nghệmới phải đáp ứng các chỉ tiêu: “Mới thành lập” tức là không quá 5 năm Dựatrên việc khai thác một phát minh tiềm năng hoặc một năng lực công nghệ đặcbiệt Do một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân thành lập Tiến hành các hoạtđộng như những công việc trong tổ chức ươm tạo hoặc chuyên chuyển giaocông nghệ nguồn từ các tổ chức ươm tạo
Ngoài ra, Autio, E (1997) còn phân biệt doanh nghiệp dựa trên khoa học
và doanh nghiệp dựa trên công nghệ Theo ông doanh nghiệp dựa trên khoahọc là các doanh nghiệp sử dụng các kết quả nghiên cứu cơ bản bằng việcchuyển chúng thành các công nghệ nguồn và các công nghệ cụ thể, bằng việcphát triển các sản phẩm, dịch vụ rất phức tạp trên một phạm vi ứng dụng rộngrãi Các doanh nghiệp dựa trên công nghệ là các doanh nghiệp áp dụng cáccông nghệ nguồn vào việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhucầu cụ thể của khách hàng
Có thể nói rằng các doanh nghiệp dựa trên khoa học coi như là các doanhnghiệp phát triển những ứng dụng liên quan đến khoa học tự nhiên hoặc các
mô hình mang tính lý thuyết Các doanh nghiệp dựa trên khoa học thì địnhhướng công nghệ cần thiết, còn các doanh nghiệp công nghệ thì chú ý nhiềuhơn đến định hướng thị trường, tức là các doanh nghiệp khoa dựa trên khoahọc hoạt động mạnh mẽ trong việc khám phá các đột phá khoa học trong khicác doanh nghiệp dựa trên công nghệ hoạt động mạnh mẽ trong việc khámphá các cơ hội thị trường
1.2.2 Doanh nghiệp KH&CN ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tại Điều 2 Nghị định 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 củaChính phủ quy định doanh nghiệp KH&CN là doanh nghiệp mà hoạt độngchính là thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hóa hìnhthành từ các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và thựchiện các nghĩa vụ KH&CN Ngoài các hoạt động này, doanh nghiệp KH&CN
có thể thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hóa khác vàthực hiện các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật Bên cạnh đó, trong
Trang 28một số nghiên cứu khác ở Việt Nam đưa ra khái niệm về Doanh nghiệp
KH&CN như sau:
Doanh nghiệp KH&CN là doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở ápdụng / khai thác kết quả nghiên cứu KH&CN được tạo ra ở viện nghiên cứu,trường đại học, tổ chức nghiên cứu tư nhân hoặc bởi một cá nhân hoặc tập thểnhà khoa học, công nghệ và sáng chế (Bạch Tân Sinh và cộng cự, 2005);Doanh nghiệp KH&CN là hình thức doanh nghiệp chuyên sâu, vừa có chứcnăng nghiên cứu, vừa có chức năng sản xuất – kinh doanh nhằm tạo ra các sảnphẩm KH&CN có nhu cầu của thị trường, đồng thời thương mại hóa các sảnphẩm này thông qua sản xuất, dịch vụ và chuyển giao công nghệ [19]
1.2.3 Phân biệt các loại hình doanh nghiệp KH&CN
Theo Nghị định 80/2007/NĐ-CP, hoạt động chính của doanh nghiệpKH&CN là thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hoá hìnhthành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và thực hiệncác nhiệm vụ KH&CN Ngoài các hoạt động này, doanh nghiệp KH&CN cóthể thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hoá khác và thựchiện các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật
Theo quy định trên thì phàm là các doanh nghiệp sản xuất và kinhdoanh các sản phẩm mới từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển côngnghệ thì đều được gọi là doanh nghiệp KH&CN Như vậy, hầu hết các doanhnghiệp sản xuất đều được xếp vào loại hình doanh nghiệp này bởi đa số cácdây chuyền sản xuất, các sản phẩm đều là kết quả của quá trình nghiên cứukhoa học và phát triển công nghệ
Theo quyết định 68/1998/QĐ-TTg, các doanh nghiệp nhà nước trongmột số trường đại học, cao đẳng công lập (gọi tắt là cơ sở đào tạo), việnnghiên cứu khoa học, trung tâm khoa học công nghệ, liên hiệp khoa học - sản
xuất nhà nước (gọi tắt là cơ sở nghiên cứu), có chức năng “hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm là kết quả nghiên cứu, triển khai công nghệ hoặc các sản phẩm, dịch vụ khoa học công nghệ gắn với chức năng, nhiệm
vụ chuyên môn của chính cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu đó”.
Trang 29Bảng 1.1 dưới đây cho thấy sự khác biệt tương đối giữa 3 loại hìnhdoanh nghiệp: spin-off, doanh nghiệp KH&CN (doanh nghiệp 80) và doanhnghiệp 68 (doanh nghiệp nhà nước thành lập theo quyết định 68/1998/QĐ-TTg).
Bảng 1.1 Phân biệt spin-off, doanh nghiệp 68, doanh nghiệp 80
Trang 30Các hoạt
động
Theo tác giả Trần Văn Dũng (2007), nếu tiếp cận theo khái niệm tập hợptrong toán học, có thể suy diễn như sau:
Gọi A: là tập hợp doanh nghiệp spin-off
Gọi B: là tập hợp doanh nghiệp 68
Gọi C: là tập hợp doanh nghiệp 80
Gọi D: là tập hợp các phần tử được tách ra từ một bộ phận của tổ chức
mẹ để thành lập hệ thống mới (doanh nghiệp) hoạt động dựa trên cơ sở khaithác các công nghệ cao, mới, hoặc vừa cao vừa mới hoặc các sản phẩm thuầntúy được sản xuất từ các dây chuyền công nghệ đó
∩: là quan hệ giao Khi đó: D = A ∩ B ∩ C
Quan hệ giữa 3 loại hình có thể mô tả theo sơ đồ sau:
Trang 31Sơ đồ 1.1 Mô tả quan hệ giữa 3 loại hình doanh nghiệp
Như vậy, khái niệm doanh nghiệp spin-off ở đây không hoàn toàn giốngvới quan niệm về doanh nghiệp 80 và doanh nghiệp 68 trong các văn bảnchính sách Việc xác định loại hình doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đốivới việc hoạch định các chính sách phát triển, nhất là xác định đối tượng ưutiên đầu tư các nguồn lực và chính sách thuế
Trang 321.3 Doanh nghiệp Spin-off
1.3.1 Ngoài nước
Để có thể triển khai các kết quả nghiên cứu của các Trường Đại học vàViện nghiên cứu, việc thành lập các doanh nghiệp công nghệ để thương mạihóa các kết quả này là một việc không thể thiếu Thành lập các công ty khởinghiệp do chính nhà khoa học đồng sở hữu với cơ quan nghiên cứu chính là
mô hình doanh nghiệp spin-off (University Spin-off Company hoặcTechnology Spin-off Company) rất phổ biến ở các nước phát triển
Khái niệm “University Spin-off Company” hoặc “Academic Spin-offCompany” không mấy phổ biến ở Việt Nam, nhưng rất phổ biến ở các nướcphát triển, đặc biệt ở các nước có nền khoa học phát triển, và thậm chí ngaynước láng giềng của Việt Nam là Singapore
Doanh nghiệp spin-off được hiểu là các doanh nghiệp công nghệ triểnkhai các kết quả nghiên cứu ứng dụng của các nhà khoa học với hình thứcđồng sở hữu của cơ sở nghiên cứu và nhà phát minh, và được quản lý độc lậpvới cơ sở nghiên cứu Doanh nghiệp này phát triển và sản xuất sản phẩm từcông nghệ được phát triển bởi nhà nghiên cứu, và bán sản phẩm ra thị trườngthông qua các kênh phân phối thích hợp Hoặc ở quy mô thấp hơn, doanhnghiệp spin-off có thể là một kênh trung gian để tiếp tục phát triển công nghệnhằm chuyển giao tới các doanh nghiệp sản xuất lớn hơn
Hình thức doanh nghiệp “spin-off” xuất hiện lần đầu tiên ở Vương quốcAnh vào cuối thế kỷ 19 Mô hình này nhanh chóng phát triển ở Mỹ và Anh từgiữa đến cuối thế kỷ 20, với một mốc quan trọng vào năm 1980, với Đạo luậtBayh-Dole được phê duyệt ở Mỹ nhằm luật hóa hoạt động của mô hình công
ty này Từ đây, mô hình này nhanh chóng được phát triển ở nhiều nước như
Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, và trở thành một giải pháp thích hợp cho phép nhàphát minh vừa giữ được tài sản trí tuệ, vừa thu được lợi nhuận từ kinh tế đồngthời cơ sở nghiên cứu cũng được hưởng lợi ích lâu dài
Theo en.wikipedia.org/wiki (A spin-off (or spin off) – là “một tổ chức mới hay thực thể được hình thành bởi một sự tách ra từ một tổ chức lớn hơn”.
Trang 33Ví dụ như: một công ty mới được hình thành từ một nhóm nghiên cứu trongtrường đại học.
Theo ETH Zurich Thụy sĩ: Một doanh nghiệp spin-off của ETH là “một doanh nghiệp mới được thành lập dựa trên kết quả nghiên cứu cuả ETH do các cán bộ của ETH hoặc học viên của ETH tham gia”.
Theo khái niệm của Đại học Alberta (Canada): “Một công ty spin-off của Đại học Alberta là một doanh nghiệp mà hoạt động SXKD của nó chủ yếu khởi nguồn từ sự ứng dụng hoặc sử dụng một công nghệ và/hoặc một “Know- how” do một chương trình nghiên cứu của Đại học Alberta đã hoặc đang phát triển ra Doanh nghiệp mới này được lập ra nhằm (1) chuyển giao một bản quyền sáng chế; (2) để tài trợ nghiên cứu phát triển tiếp một công nghệ hoặc sáng chế mà công ty sẽ chuyển giao, hoặc (3) để cung cấp một dịch vụ
sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của Đại học tạo ra”.
Theo Robert và Malone (1996), “spin-off được thành lập do 4 nhóm tác nhân: (1) Người tạo ra công nghệ (Technology originator): Người hoặc tổ chức tạo ra công nghệ từ công đoạn nghiên cứu cơ bản đến triển khai thực nghiệm và có thể chuyển giao công nghệ; (2) Tổ chức mẹ (Parent organization): Tổ chức NC&TK có vai trò hỗ trợ hoặc ngăn cản quá trình thành lập bằng cách kiểm soát quyền SHTT; (3) Nhà nghiên cứu hoặc một nhóm nghiên cứu có tinh thần kinh thương (The entrepreneur or Entrepreneurial team): người sử dụng công nghệ do tổ chức mẹ tạo nên và có
ý định thành lập doanh nghiệp mới dựa trên công nghệ đó; (4) Nhà đầu tư mạo hiểm (The venture investor): cung cấp tài trợ cho việc thành lập doanh nghiệp mới và đổi lại được cổ phần trong doanh nghiệp”.
Nhóm tác giả Consiglio và Antonelli “spin-off là quá trình ở đó một doanh nghiệp độc lập được hình thành với những người đã từng làm việc trước đây hoặc làm việc trong một tổ chức khác”.
Ở Trung Quốc, doanh nghiệp thừa kế khoa học (academic off) là
spin-“doanh nghiệp dân doanh hoặc doanh nghiệp dân lập” Về bản chất là doanh
nghiệp được hình thành bởi một cá nhân nhà khoa học hoặc một nhóm nhà
Trang 34khoa học có tinh thần kinh thương (Academic entrepreneurs) rời khỏiviện/trường đại học để thành lập doanh nghiệp spin-off.
1.3.2 Trong nước
Theo tác giả Vũ Cao Đàm, doanh nghiệp KH&CN, tức xí nghiệp spin-off
là đơn vị có chức năng làm triển khai, có thể bắt đầu từ giai đoạn chế tác vậtmẫu, làm pilot, ươm tạo, và cuối cùng là “sản xuất” ra các công nghệ và bán(chuyển giao) các công nghệ đó cho các xí nghiệp công nghiệp[8]
Theo tác giả Phạm Huy Tiến, spin-off là những “doanh nghiệp được hình thành do một (hoặc nhóm) nhà khoa học – sáng lập viên có tinh thần kinh doanh tách khỏi tổ chức “mẹ” (trường đại học, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm quốc gia hay một doanh nghiệp) để bắt đầu sự nghiệp kinh doanh độc lập mới Tổ chức mẹ hỗ trợ cho doanh nghiệp spin-off bằng cách cho phép chuyển giao tri thức, năng lực hoặc các phương tiện trực tiếp”[17].
Theo tác giả Trần Xuân Hoài, “doanh nghiệp spin-off là một bộ phận hữu cơ của cơ sở nghiên cứu (viện hay trường đại học) nhưng hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Song "hàm lượng chất xám" chính là điều kiện tiên quyết của doanh nghiệp spin-off và khiến nó khác biệt với các doanh nghiệp khoa học khác doanh nghiệp spin-off là một khối gắn kết cố định phòng thí nghiệm
- nhà khoa học - nhà sản xuất, nó vừa tạo quyền chủ động cho nhà khoa học, vừa giúp nhanh chóng đưa sản phẩm công nghệ cao ra thị trường”
Tác giả Nguyễn Quân: “Hình thức doanh nghiệp spin-off do người sáng tạo hoặc người chủ sở hữu công nghệ đó sáng lập (góp vốn và huy động vốn) nhằm đưa kết quả nghiên cứu khoa học vào ứng dụng trong sản xuất, tạo
ra sản phẩm hàng hóa mang hàm lượng chất xám cao cho xã hội, là phương thức để nhà khoa học tự chủ, tự chịu trách nhiệm đến cùng với kết quả nghiên cứu của mình Doanh nghiệp spin-off gắn bó hữu cơ với cơ sở nghiên cứu tạo
ra và do những người sáng tạo ra cùng với cơ sở nghiên cứu sáng lập và điều hành, hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và các quy định pháp luật hiên hành” [14].
Trang 35Thực tế ở Việt Nam, chức năng cơ bản của loại hình tổ chức này là nhằmtạo cầu nối giữa nghiên cứu với sản xuất Nội dung cơ bản trong hoạt độngcủa loại doanh nghiệp này là biến các kết quả nghiên cứu của các viện (labo)công nghệ thành dây chuyền sản xuất công nghiệp Loại doanh nghiệp nàyđược hình thành từ các viện nghiên cứu; cũng có thể từ trong các viện hoặcthuộc trường đại học.
1.3.3 Nguồn gốc và Điều kiện hình thành doanh nghiệp spin-off
Xét về nguồn gốc hình thành doanh nghiệp, quá trình hình thành doanhnghiệp spin-off thường xuất phát từ 3 khu vực: viện nghiên cứu, trường đạihọc và trong doanh nghiệp có tổ chức NC&TK Tuy nhiên, do chức năngnhiệm vụ nên trong mỗi khu vực lại có những đặc thù riêng
Trường đại học có chức năng chính là đào tạo, nghiên cứu và phục vụ xãhội Hoạt động NC&TK vừa nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo vừa
để phục vụ xã hội Hạt nhân của hoạt động NC&TK là các nhóm nghiên cứumạnh có tinh thần kinh thương nằm trong các trung tâm nghiên cứu và phòngthí nghiệm trọng điểm được đầu tư mạnh về nguồn lực Đây chính là nhữngtiền đề quan trọng, là cú huých cho việc hình thành doanh nghiệp spin-off dựatrên kết quả NC&TK công nghệ cao và mới
Điều kiện để được công nhận là doanh nghiệp KH&CN được quy định
cụ thể tại Thông tư 17: “Đối tượng thành lập doanh nghiệp KH&CN hoànthành việc ươm tạo và làm chủ công nghệ từ kết quả KH&CN được sở hữu,
sử dụng hợp pháp hoặc sở hữu hợp pháp công nghệ để trực tiếp sản xuất thuộccác lĩnh vực: (1) công nghệ thông tin – truyền thông, đặc biệt là công nghệphần mềm tin học; (2) công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ sinh họcphục vụ nông nghiệp, thủy sản, y tế; (3) công nghệ tự động hóa; (4) công nghệvật liệu mới, đặc biệt là công nghệ nano; (5) công nghệ bảo vệ môi trường; (6)công nghệ năng lượng mới; (7) công nghệ vũ trụ và một số công nghệ khác do
Bộ KH&CN quy định; chuyển giao công nghệ hoặc trực tiếp sản xuất trên cơ
sở công nghệ đã ươm tạo và làm chủ hay sở hữu hợp pháp
Trang 36công nghệ theo quy định của pháp luật theo các lĩnh vực đã nói ở trên” (Điều 1.2, Thông tư 17).
Một doanh nghiệp spin-off phải hội tụ đủ 3 yếu tố sau:
Tập thể hoặc cá nhân là người chủ sở hữu hoặc được giao quyền sở hữucác công nghệ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp spin-off Trong nhiềutrường hợp, chủ doanh nghiệp spin-off phải là các nhà khoa học thuộc tổ chức
Chủ doanh nghiệp spin-off – các nhà khoa học phải có tinh thần kinhthương Đồng thời phải luôn duy trì hoạt động đổi mới hoặc thông qua mốiquan hệ thường xuyên với tổ chức mẹ (viện, trường) hoặc tự mình tổ chứchoạt động NC&TK Đơn giản là vì doanh nghiệp spin-off luôn luôn đòi hỏi tựtích tụ năng lượng (các dự trữ khoa học) để đổi mới sản phẩm
Có khả năng khai thác, sử dụng các nguồn vốn tự có và coi như tự có (vốn vay, vốn đầu tư mạo hiểm, quà tặng, biếu v.v )
Yếu tố thứ 3 đòi hỏi một thiết chế tài chính năng động với tính thanhkhoản nhanh nhậy để khuyến khích các nhà đầu tư mạnh dạn cung cấp vốncho doanh nghiệp spin-off Thiếu yếu tố thứ 3 này, ý tưởng thành lập doanhnghiệp spin-off khó có thể thành hiện thực cao nhất
* Tiểu kết Chương 1
Qua nghiên cứu lý luận cơ bản về nghiên cứu khoa học, doanh nghiệpKH&CN – doanh nghiệp spin-off cho thấy sự tồn tại và phát triển của loạihình doanh nghiệp này là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường
Với đặc thù là một tổ chức KH&CN gắn liền với tổ chức KH&CN mẹ,doanh nghiệp spin-off là cầu nối nghiên cứu khoa học với sản xuất hàng hoá
và hoạt động đào tạo Thông qua việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu,doanh nghiệp spin-off giúp công tác nghiên cứu khoa học định hướng nghiêncứu theo nhu cầu của thị trường, từ đó tạo điều kiện cho việc thúc đẩy ứngdụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn đồng thời đẩy mạnh hoạtđộng nghiên cứu khoa học của tổ chức mẹ
Trang 37CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ SPIN-OFF
2.1 Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nộiđược thành lập theo Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ, trên
cơ sở tách Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thành Trường Đại học Khoa học
Tự nhiên và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ra đời là sự tiếp nối, kế thừa và pháthuy truyền thống hơn 55 năm của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội - Trườngđại học đầu tiên và lớn nhất của đất nước với nhiệm vụ chính trị là đào tạo độingũ cán bộ khoa học cơ bản, có đức có tài; tổ chức các hoạt động nghiên cứukhoa học và phát triển công nghệ, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng vàbảo vệ tổ quốc Từ nơi đây đã đào tạo được nhiều nhân tài, nhiều nhà khoahọc ưu tú và danh tiếng cho đất nước
Mục tiêu phấn đấu của Trường trở thành một đại học nghiên cứu đã đượcxác định từ những giai đoạn trước Song trong công cuộc đổi mới giáo dục đạihọc và hội nhập quốc tế thì mục tiêu này được thể hiện rõ hơn trong các chiếnlược phát triển Trường giai đoạn 2007 - 2010 và giai đoạn 2011 - 2020 Sứmệnh của Trường được xác định trong chiến lược phát triển Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là “Trường Đại học Khoa học Tự nhiên là là trường đại học nghiên cứu , có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao , bồi dưỡng nhân tài , nghiên cứu phát triển
và chuyển giao tri thức thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.”
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 của Trường là trở thành trường đại họcnghiên cứu tiên tiến ngang tầm với các trường thuộc nhóm 100 trường đại họchàng đầu châu Á
Trang 38 Khoa Môi trường
Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học
7 trung tâm trực thuộc trường
Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển bềnvững
Trung tâm Tính toán Hiệu năng cao
Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường
Trung tâm Động lực học Thủy Khí Môi trường
Trung tâm Nghiên cứu Biển, Đảo
Trang 3934
Trang 40 Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Ứng dụng khoa học phân tích
6 Phòng thí nghiệm trọng điểm
Phòng Thí nghiệm trọng điểm Phát triển năng lượng sinh học
Phòng Thí nghiệm trọng điểm Vật liệu tiên tiến ứng dụng trong phát triển xanh
Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ phân tích phục vụ kiểm địnhmôi trường và an toàn thực phẩm
Phòng Thí nghiệm trọng điểm Khoa học tính toán đa tỉ lệ cho các hệ phức hợp
Phòng Thí nghiệm trọng điểm về Địa môi trường và ứng phó Biến đổi
khí hậu
Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein
(KLEPT)
1 trường THPT Chuyên KHTN
1 Công ty TNHH Khoa học Tự nhiên
Nhân lực khoa học và công nghệ
Tổng số cán bộ công chức làm việc tại Trường tính đến hết năm 2015 có
711 người; trong đó có 23 Giáo sư, 113 Phó Giáo sư, 331 Tiến sỹ và Tiến sỹKhoa học, 240 Thạc sĩ Trong số đội ngũ cán bộ viên chức của nhà trường, sốcán bộ có trình độ sau đại học chiếm hơn 80% Tỷ lệ chất lượng đội ngũ cán
bộ của nhà trường cao nhất cả nước
Bảng 2.1 Nhân lực khoa học và công nghệ Trường ĐHKHTN năm 2015