1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường cao đẳng ở hải phòng hiện nay theo tư tưởng và tấm gương đạo đức hồ chí minh

112 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 210,58 KB

Nội dung

Từ nhận thức sâu sắc về giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh, thựctrạng đạo đức của sinh viên và tầm quan trọng của việc đấu tranh khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống của sinh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



QUÁCH THỊ VINH

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Ở HẢI PHÒNG HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG

ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Trang 2

HÀ NỘI - 2012

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

-

QUÁCH THỊ VINH

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Ở HẢI PHÒNG HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Triết học

Mã số:

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS TRẦN ĐÌNH THẢO

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Trần Đình Thảo.

Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày tháng năm 2012.

Tác giả luận văn

Quách Thị Vinh

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 9

1.1 Lý luận chung về đạo đức 9

1.1.1 Khái niệm đạo đức 9

1.1.2 Vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội 10

1.2 Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng 14

1.2.1 Đạo đức mới (đạo đức cộng sản) 14

1.2.2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng 15

1.2.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới 16

1.2.4 Tư tưởng Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới 22

1.3 Hồ Chí Minh - tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng 26

1.3.1 Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại 26

1.3.2 Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt được mục đích cách mạng 27

1.3.3 Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân 28

1.3.4 Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung nhân hậu hết mực vì con người 28 1.3.5 Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương cần kiệm, liêm, chính, chí

công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm

Trang 6

Chương 2 GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO

ĐẲNG Ở HẢI PHÒNG HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI

PHÁP322.1 Sự cần thiết giáo dục đạo đức cho sinh viên theo tư tưởng và

tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 322.1.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên và việc

giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên 322.1.2 Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho sinh viên theo tư

tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đọan hiện

nay 362.2 Thực trạng của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên các

trường cao đẳng ở Hải Phòng theo tư tưởng và tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh 442.2.1 Thực trạng đạo đức của sinh viên các trường cao đẳng ở Hải

Phòng hiện nay 442.2.2 Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường

cao đẳng ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng và tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh 612.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh

viên các trường cao đẳng ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng

và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 672.3.1 Đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên

theo những chuẩn mực đạo đức mới của Hồ Chí Minh 672.3.2 Phát triển đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ,

vững vàng về phẩm chất chính trị, có đạo đức, lối sống lành

mạnh, là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo 722.3.3 Tạo lập môi trường học đường lành mạnh để giáo dục sinh viên,

kiên quyết đấu tranh đẩy lui, loại bỏ các hiện tượng tiêu cực và

các tệ nạn xã hội trong nhà trường 75

Trang 7

2.3.4 Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc

giáo dục đạo đức cho sinh viên 772.3.5 Xây dựng tổ chức Đoàn, Hội thực sự vững mạnh, nâng cao chất

lượng hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trong côngtác giáo dục giá trị đạo đức cho sinh viên bằng các hình thức

sinh hoạt mang ý nghĩa chính trị - xã hội - thực tiễn 792.3.6 Nhà trường phải tích cực tiến hành các giải pháp hỗ trợ việc làm

cho sinh viên 84

KẾT LUẬN 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Nhận thức của sinh viên về giá trị đạo đức truyền thống

của dân tộc 47Bảng 2.2: Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng năm 2011 48Bảng 2.3: Đoàn tham gia xây dựng Đảng 49Bảng 2.4: Tổng hợp số lượng sinh viên được nhận học bổng khuyến khích

học tập của các trường trong những năm gần đây 50

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cáchmạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuấtcủa thế giới Mặc dù đã đi xa, nhưng những tư tưởng mà Người đã để lại choĐảng, cho dân tộc ta là một tài sản tinh thần vô giá Văn kiện Đại hội VII củaĐảng ta năm 1991 đã khẳng định: cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành độngcủa Đảng Trong di sản phong phú mà Người để lại thì tư tưởng về đạo đứccách mạng là một tư tưởng có giá trị nhân văn sâu sắc Chẳng những đó là sựtiếp nối và phát huy cao độ những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp nhấtcủa dân tộc Việt Nam, mà còn là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩaMác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta

Hồ Chí Minh là bậc “đại nhân, đại trí, đại dũng”, cả cuộc đời và sự

nghiệp của người là một tấm gương sáng về đạo đức để toàn Đảng, toàn dân

ta noi theo Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệtquan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên vànhân dân Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tácphẩm bàn về vấn đề đạo đức Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đềquan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Việc nghiêncứu, giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho nhân dân nói chung và cho sinh viênnói riêng, không chỉ cần thiết về mặt lý luận, mà còn nhằm làm cho mọi ngườihiểu và tiếp thu tư tưởng đạo đức của Người Trên cơ sở đó, noi theo tấmgương đạo đức của Hồ Chí Minh, phấn đấu vươn lên, hoàn thiện bản thânmình, góp phần vào sự phát triển của đất nước

Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tích cực chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế, đưa nước ta phát triển vững chắc theo định

Trang 10

hướng xã hội chủ nghĩa Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,công cuộc đổi mới ở nước ta trong 26 năm qua đã đạt được những thành tựuhết sức to lớn và toàn diện Đây là một quá trình chứa đựng những vận hội,thời cơ mới và những khó khăn, thách thức mới Các nguy cơ đan xen nhaucùng tác động đã gây ra những tiêu cực, làm suy thoái tư tưởng chính trị, đạođức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, thanh niên, sinhviên Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thanh niên, sinh viên là “mùa xuân” củađất nước, “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà Thật vậy, nướcnhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên” [39,tr.185] Người căn dặn trong di chúc “Đảng phải có kế hoạch đào tạo bồidưỡng họ thành những người kế tục sự nghiệp cách mạng vừa hồng vừachuyên Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quantrọng và rất cần thiết” [46, tr.510] Đảng ta đã kế thừa, vận dụng sáng tạo tưtưởng Hồ Chí Minh và khẳng định “Thanh niên là rường cột của nước nhà,chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng vàbảo vệ tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựngchủ nghĩa xã hội” [11, tr.41] Nhưng thật đáng tiếc là trong xã hội hiện nay, dotác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và những âm mưu thâm hiểm củacác thế lực thù địch nên một số thanh niên, sinh viên đã có những biểu hiệncủa lối sống thực dụng, xa hoa, hưởng thụ, vị kỷ, tôn thờ chủ nghĩa cá nhân,chạy theo lợi ích vật chất, coi đồng tiền là trên hết; xa rời các truyền thốngđạo đức tốt đẹp của dân tộc, có thái độ bàng quan trước các sự kiện kinh tế,chính trị của đất nước Một số lượng không nhỏ sinh viên vấp phải những tiêucực trong thi cử, có thái độ ứng xử giao tiếp không tốt, “lệch chuẩn” với giađình, xã hội, biểu hiện sự vô cảm trước cuộc sống; và đặc biệt là sa vào các tệnạn xã hội như cờ bạc, lô đề, nghiện hút, trộm cắp, mại dâm… ảnh hưởng đếntương lai sự nghiệp của của mình nói riêng và sự nghiệp xây

Trang 11

dựng và phát triển đất nước nói chung Thanh niên Hải Phòng, (trong đó córất nhiều học sinh, sinh viên) cũng không nằm ngoài tình trạng chung đó.Theo thống kê từ Bộ Công an, tính đến hết tháng 6 năm 2011, cả nước đã có150.000 người nghiện, trong đó số người nghiện ma túy ở Hải Phòng là 9.295

người, chủ yếu là nghiện Heroin ở lứa tuổi từ 18 - 45 Hiện tượng làm "gái bao", mắc vào tệ nạn mại dâm, "sống thử", quan hệ tình dục trước hôn nhân

đã tạo hình ảnh không tích cực về sinh viên Một trong những nguyên nhâncủa thực trạng trên là do trong những năm vừa qua chúng ta chưa thực sựquan tâm giáo dục đạo đức lối sống, và trách nhiệm của thanh niên, sinh viêntrước những biến động của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh quá trình hộinhập quốc tế Nội dung giáo dục còn sơ sài, thiếu chiều sâu Hình thức,phương pháp giáo dục còn khiên cưỡng, chưa thực sự hấp dẫn, lôi cuốn sinhviên Tất cả điều đó đặt ra yêu cầu bức thiết phải nhận thức đúng đắn vai tròcủa giáo dục đạo đức và giá trị đạo đức mới cho sinh viên trong giai đoạn hiệnnay

Từ nhận thức sâu sắc về giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh, thựctrạng đạo đức của sinh viên và tầm quan trọng của việc đấu tranh khắc phục

sự suy thoái về đạo đức, lối sống của sinh viên trong xã hội, tôi quyết định

chọn đề tài “Giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường cao đẳng ở Hải

Phòng hiện nay theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” làm đề

tài luận văn của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Ngày 07 tháng 11 năm 2006 Bộ Chính trị (khoá X) đã ban hành Chỉ thị

số 06-CT/TW về phát động Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nhằm “làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu

sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tudưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong

Trang 12

toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoànviên, thanh niên, học sinh; nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm,chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lốisống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Xcủa Đảng” [5] Sau hơn 5 năm thực hiện, với sự chỉ đạo thường xuyên, chặtchẽ của các cấp ủy và tổ chức đảng; sự tham gia tích cực của cán bộ, đảngviên và nhân dân, cuộc vận động đã đạt được kết quả bước đầu, góp phần vàocông tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng Kết quả triển khai cuộc vận động đãkhẳng định việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rấtquan trọng và cần thiết, chẳng những đáp ứng yêu cầu cấp bách trước mắt màcòn có ý nghĩa cơ bản, lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhândân ta Ngày 14/5/2011, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 03 - CT/TW về tiếptục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minhnhằm “phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế trong việcthực hiện cuộc vận động trong thời gian qua, tiếp tục làm cho toàn Đảng, toàndân, toàn quân nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của

tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; tạo chuyển biến mạnh mẽ vàsâu rộng hơn nữa về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng,đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội thực dụng, đẩy lùi sự suy thoái về

tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực; gópphần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng” [6]

Hai cuộc vận động trên của Đảng ta đã cho thấy giá trị to lớn của tưtưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đối với đời sống đạo đức và tinhthần của toàn xã hội Tuy nhiên, không phải bây giờ vấn đề này mới đượcquan tâm tìm hiểu, nghiên cứu Thực tế là từ trước khi Bộ Chính trị ban hànhChỉ thị số 06 - CT/TW ngày 07 tháng 11 năm 2006 về phát động Cuộc vận

động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, vấn đề tư

Trang 13

tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã là một đề tài thu hút các nhà nhà khoa học đisâu nghiên cứu:

Giáo sư Vũ Khiêu (chủ biên), “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Truyền thống dân tộc và nhân loại”, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội,

Cho đến nay, vấn đề giáo dục đạo đức nói chung, đạo đức Hồ Chí Minhnói riêng cho thanh niên - sinh viên đã trở thành một nhiệm vụ quan trọngtrong công tác tư tưởng của Đảng và Nhà nước Có nhiều công trình nghiêncứu về vấn đề giáo dục đạo đức và đạo đức Hồ Chí Minh trong sinh viên như:

- Trần Sĩ Phán: “Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Luận án Tiến sĩ triết

học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1999

- Hoàng Anh: “Vấn đề xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Triết học;

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2001

- Doãn Thị Chín: “Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay” (qua thực tế một số trường đại học, cao đẳng ở

thành phố Hà Nội), Luận văn Thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia

Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2004

Trang 14

- Nguyễn Thế Kiệt: “Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay”, Tạp chí Triết học số 6/1996.

- Tô Thị Nhung: “Vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Thanh

Hóa trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2006

- Nguyễn Hùng Oanh: “Phát triển đạo đức cách mạng ở thanh niên quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình hiện nay”; Luận án Tiến sĩ Triết

học, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 2002

- Hoàng Kim Oanh: “Vấn đề giáo dục y đức cho sinh viên ngành y ở Thành phố Hà Nội hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2007

- Nguyễn Đình Quế: “Quan hệ kinh tế và đạo đức với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ hiện nay ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Triết học,

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000

- Nguyễn Thái Sinh: “Vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho học viên đào tạo sĩ quan quân đội”, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chinh trị

quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003

- Thái Duy Tuyên (chủ biên): “Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường”, Đề tài KX - 07, Hà Nội, 1994.

Nhìn chung, các công trình nói trên đã nghiên cứu khá sâu sắc vấn đềgiáo dục đạo đức nói chung, đạo đức cách mạng nói riêng cho thanh niên,

sinh viên Tuy nhiên, chưa có đề tài nào chuyên biệt nghiên cứu “Giáo dục

đạo đức cho sinh viên các trường cao đẳng ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Vì vậy, tác giả quyết định lựa

chọn vấn đề này là đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình với hy vọng cóthể góp một phần nhỏ bé của mình để làm sáng tỏ hơn các vấn đề thực tiễn, lýluận đặt ra trong quá trình xây dựng, phát triển đạo đức cho sinh viên nóichung và cho sinh viên các trường cao đẳng ở Hải Phòng nói riêng trong giaiđoạn hiện nay

Trang 15

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích

Trên cơ sở phân tích, làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng vàtấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, lý giải sự cần thiết và đánh giá thực trạngđạo đức và việc giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường cao đẳng ở HảiPhòng từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao chấtlượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường cao đẳng ở HảiPhòng trong giai đoạn hiện nay

- Xây dựng và luận giải các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục

đạo đức cho sinh viên các trường cao đẳng ở Hải Phòng hiện nay theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu vấn đề giáo dục tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh cho sinh viên các trường cao đẳng ở Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Sinh viên đang học tập tại 3 trường cao đẳng trên địa bàn thành phố HảiPhòng như: Cao đẳng Hàng hải I, Cao đẳng Y tế Hải Phòng, Cao đẳng Cộngđồng Hải Phòng

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Trang 16

Luận văn dựa trên quan điểm triết học và đạo đức Mác-Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh; đồng thời, kế thừa những thành tựu của một số công trìnhnghiên cứu khoa học đã được công bố có liên quan đến nội dung mà đề tàiluận văn đề cập

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các phương pháp lịch sử và lôgíc,phân tích tổng hợp; phương pháp điều tra xã hội học….để thực hiện mục đích

và nhiệm vụ đề tài đề ra

6 Đóng góp và ý nghĩa của luận văn

6.1 Đóng góp của luận văn

- Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đềgiáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên các trường cao đẳng Hải Phòng hiện nay

- Đề ra các giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Hải Phòng hiện nay

6.2 Ý nghĩa của luận văn

Luận văn có thể làm tài liệu nghiên cứu để giáo dục đạo đức cho sinhviên thông qua các buổi sinh hoạt chính trị, sinh hoạt đoàn, các hoạt độngngoại khoá và lồng ghép giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy mônChính trị, các môn khoa học Mác-Lênin ở các trường cao đẳng, trung cấpchuyên nghiệp đóng trên địa bàn thành phố Hải Phòng

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 6 tiết:

Chương 1: Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Chương 2: Giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường cao đẳng ở Hải

Phòng theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Thực trạng và giảipháp

Trang 17

Chương 1

TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

1.1 Lý luận chung về đạo đức

1.1.1 Khái niệm đạo đức

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc,

qui tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của conngười trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội Chúng được thực hiệnbởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống dân tộc và sức mạnh của dư luận xã hội[23, tr.7]

Đối với mỗi cá nhân, ý thức và hành vi đạo đức mang tính tự giác, chủyếu xuất phát từ nhu cầu bên trong; đồng thời chịu tác động của dư luận xãhội, sự kiểm tra của những người xung quanh

Đạo đức xã hội bao gồm ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệđạo đức Ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu,lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng… và về những quy tắc đánhgiá, điều chỉnh hành vi ứng xử của cá nhân đối với xã hội, giữa cá nhân đốivới mỗi cá nhân Hành vi đạo đức là sự biểu hiện trong ứng xử thực tiễn của ýthức đạo đức mà con người đã nhận thức và chọn lựa Đó là sự ứng xử trongcác mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân; cá nhân với tự nhiên, với xã hội vàvới chính mình Quan hệ đạo đức là hệ thống những mối quan hệ giữa ngườivới người trong xã hội, xây dựng về mặt đạo đức Quan hệ về mặt đạo đức thểhiện dưới các phạm trù: bổn phận, lương tâm, nghĩa vụ, trách nhiệm, quyềnlợi… giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể, cộng đồng và toàn xã hội

Đạo đức là một phạm trù lịch sử, kết quả của quá trình phát triển của xãhội loài người Đạo đức thuộc kiến trúc thượng tầng, chịu sự quy định bởi cơ

sở hạ tầng Sự thay đổi hạ tầng kinh tế - xã hội làm thay đổi các chuẩn mực

Trang 18

cảm, vị tha… có ý nghĩa toàn nhân loại và tồn tại phổ biến trong các xã hộikhác Do tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội nên trong xã hội có giai cấp,đạo đức mang tính giai cấp; chuẩn mực đạo đức của giai cấp thống trị chiếm

vị trí chi phối đạo đức xã hội

Do hành vi đạo đức bắt nguồn từ ý thức đạo đức, cho nên nền đạo đứcthường tỉ lệ thuận với trình độ học vấn, trình độ nhận thức của mỗi cá nhân.Nhưng không phải cứ có trình độ học vấn cao là có trình độ đạo đức cao vàngược lại, bởi sự khác biệt giữa ý thức và hành vi đạo đức, giữa nhận thức vàhành động của mỗi người

1.1.2 Vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội

Đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống của con người, là vấn đềthường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm đảm bảo cho các cá nhân vàcộng đồng tồn tại, phát triển Đạo đức đã trở thành mục tiêu, đồng thời cũng

Thứ nhất: một trong những phương thức cơ bản điều chỉnh hành vi của

con người chính là đạo đức Sự điều chỉnh đó hoàn toàn tự nguyện, tự giác,không vụ lợi trong một phạm vi rộng lớn không giới hạn mà các phương thứcđiều chỉnh hành vi khác như pháp luật, tôn giáo không làm được

Thứ hai: Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, tác động trở lại đối

với tồn tại xã hội, đến đời sống kinh tế; đạo đức sẽ góp phần thúc đẩy hoặc

Trang 19

kìm hãm sự phát triển xã hội Sự tác động ấy nếu cùng chiều với tồn tại xã hội

sẽ thúc đẩy tồn tại xã hội nói chung, phương thức sản xuất nói riêng pháttriển Nó sẽ phát huy tính tính tích cực của nhân cách người lao động, nó làmcho quan hệ giữa người với người trở nên nhân ái, thân thiện, nó khiến xã hộiphát triển hài hòa hơn Ngược lại, nó sẽ kìm hãm sự phát triển xã hội nếu sựtác động ấy ngược chiều với sự phát triển và tiến bộ xã hội Bên cạnh đó, sựtác động này có thể có tác động song trùng, vừa thúc đẩy xã hội phát triển ởgóc độ, khía cạnh này, vừa kìm hãm ở góc độ, khía cạnh khác

Đặc biệt trong chủ nghĩa xã hội, điều này càng có ý nghĩa to lớn khi màchúng ta muốn xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững; nghĩa là sự pháttriển kinh tế phải gắn liền với tiến bộ đạo đức, với công bằng xã hội, với bảo

vệ môi trường sinh thái Muốn làm được điều đó phải có sự tham gia của đạođức Đơn cử như vấn đề làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, nhất

là trong những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng conngười như thực phẩm, tân dược thì không còn dừng lại ở vấn đề kinh tế đơnthuần mà là vấn đề đạo đức, cụ thể hơn là đạo đức trong kinh doanh Báo chí

những ngày gần đây đồng loạt phản ánh những “chiêu”, “mánh” dùng hóa

chất độc hại phù phép lòng bò, gân bò, chân gà thối thành những món nhậukhoái khẩu bất chấp di họa về sức khỏe cho con người Như vậy có thể nói,dưới góc độ đạo đức, lợi nhuận phi pháp thu được sẽ đem lại thu nhập, sựthoả mãn nhu cầu kinh tế của người này nhưng lại làm tổn hại kinh tế, thậmchí nỗi bất hạnh cho người khác

Thứ ba, đạo đức có tác dụng cảm hoá con người, giúp con người nhận

thức và hành động theo lẽ phải, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người vànguời Đồng thời, đạo đức giúp con người sáng tạo ra hạnh phúc, gìn giữphẩm giá, làm thức dậy trong con người những tình cảm tốt đẹp, những phẩmchất cao quý, đó là lòng nhân ái, vị tha, tính trung thực, thẳng thắn… Đạo đứcnhư một động cơ có sức mạnh thôi thúc con người đấu tranh chống lại những

Trang 20

cái ác, cái xấu, giữ gìn và phát huy những cái tốt, cái thiện Nói cách khác,

đạo đức luôn hướng con người tới cái chân, thiện, mỹ.

Như vậy, đạo đức có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội

Xã hội loài người càng tiến lên thì vai trò của đạo đức cũng tăng lên, có thểđạo đức sẽ nắm vai trò điều khiển xã hội, thay thế chức năng quản lý conngười bằng pháp luật Khi xã hội phát triển đạt đến văn minh thì một số hìnhthái ý thức xã hội sẽ mất đi, nhưng đạo đức vẫn tồn tại và phát triển cùng với

xã hội loài người

Tuy nhiên, cần thấy rằng sự tác động của đạo đức đến đời sống xã hội

có tính hai mặt Nếu hệ thống các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đứctiến bộ, phù hợp với đời sống xã hội, với xu thế vận động của xã hội thì nó sẽ

có tác động tích cực, thúc đẩy xã hội phát triển; nếu ngược lại, nó sẽ gây nênnhững tác động tiêu cực, cản trở sự phát triển xã hội Vì vậy, trong quá trìnhxây dựng xã hội mới, chúng ta phải biết kế thừa và phát triển những giá trịđạo đức truyền thống phù hợp với xã hội ngày nay, loại bỏ những chuẩn mựcđạo đức cũ, không còn phù hợp Đồng thời, xây dựng những chuẩn mực đạođức mới nhằm thúc đẩy xã hội phát triển

Vai trò của đạo đức còn được biểu hiện thông qua các chức năng cơ bảncủa đạo đức:

- Chức năng nhận thức: Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo

đức có chức năng nhận thức thông qua sự phản ánh tồn tại xã hội Sự nhậnthức của đạo đức có đặc điểm: Hành động đạo đức tiếp liền sau nhận thức giátrị đạo đức và trong đa số trường hợp, quá trình đó có sự hòa quyện ý thứcđạo đức với hành động đạo đức Nhận thức của đạo đức còn là quá trình vừahướng ngoại (hướng ra ngoài), và hướng nội (tự nhận thức - hướng vào chínhmình, chính chủ thể) Nhận thức hướng ngoại lấy chuẩn mực, giá trị, đời sốngđạo đức của xã hội làm đối tượng Đó là hệ thống giá trị thiện và ác, tráchnhiệm và nghĩa vụ, hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống; những cách thức và

Trang 21

phương tiện tạo ra các giá trị đạo đức Nhờ sự nhận thức này mà chủ thể nhậnthức đã chuyển hóa được những chuẩn mực đạo đức của xã hội thành ý thứcđạo đức của cá nhân Nhận thức hướng nội (tự nhận thức), lấy bản thân mình

- chủ thể đạo đức - là đối tượng nhận thức Đây là quá trình đánh giá tự thẩmđịnh, tự nhận thức, tự đối chiếu những nhận thức, hành vi đạo đức của mìnhvới những chuẩn mực giá trị chung của cộng đồng Từ cách tự nhận tức này

mà chủ thể hình thành, phát triển thành các quan điểm và nguyên tắc sống:sáng tạo hay thụ động, hy sinh hay hưởng thụ, vị tha hay vị kỷ, hướng thiệnhay sa vào cái ác…Tự nhận thức giúp chủ thể ý thức được trách nhiệm củamình và sẵn sàng để hoàn thành trách nhiệm đó Nó luôn đặt ra trong quan hệphong phú giữa chủ thể đạo đức với xã hội, gia đình, bạn bè, đồng chí, đồngđội, tập thể, dân tộc, giai cấp, tổ quốc

- Chức năng giáo dục: Những chuẩn mực đạo đức được tập thể và cộng

đồng chấp nhận tác động vào ý thức và hành vi đạo đức của mỗi cá nhân, đểmỗi cá nhân tự giáo dục, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách của mình theo chuẩnmực chung của xã hội Khi nhận xét, đánh giá hành vi đạo đức của ngườikhác, người nhận xét cũng tự điều chỉnh mình, tức là tự giáo dục và qua đólàm chuẩn mực đạo đức chung trong xã hội ngày càng hoàn chỉnh Đó là sựgiáo dục lẫn nhau giữa các cá nhân và cá nhân với cộng đồng

- Chức năng điều chỉnh hành vi: Chuẩn mực đạo đức điều chỉnh hành

vi của các cá nhân, của cả cộng đồng và mối quan hệ giữa người với ngườitrong xã hội Các nguyên tắc, chuẩn mực và định hướng giá trị đạo đức cùngvới sự kiểm tra, đánh giá của toàn xã hội có tác dụng điều chỉnh hành vi củamỗi cá nhân để họ tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầuchung của cộng đồng Những chuẩn mực đạo đức được cộng đồng và toàn xãhội thừa nhận cùng với pháp luật và những quy định khác là công cụ quantrọng để điều chỉnh quan hệ đạo đức của cả cộng đồng Trong quan hệ giữa

Trang 22

người với người, quan niệm và hành vi đạo đức của người này có tác độngđến quan niệm và hành vi đạo đức của người khác và ngược lại.

1.2 Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng

1.2.1 Đạo đức mới (đạo đức cộng sản)

Đạo đức là một hình thái đặc biệt của ý thức xã hội, xuất hiện sớm nhấttrong sự phát triển của lịch sử Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, các chuẩnmực và quy tắc này được củng cố trong các phong tục, tập quán khác nhaucủa mỗi cộng đồng Với sự ra đời của xã hội chiếm hữu nô lệ, ý thức đạo đứcđược hình thành và phát triển với tính cách là một hình thái riêng của ý thức

xã hội Cũng từ đây, trong lịch sử nhân loại đã xuất hiện nhiều học thuyết vềđạo đức, với nhiều quan niệm khác nhau; nhưng do hạn chế về lập trường giaicấp và thế giới quan, các quan niệm trước Mác về đạo đức đều đi giải thíchmột cách sai lầm về nguồn gốc, bản chất, vai trò cũng như quá trình hìnhthành và phát triển của đạo đức trong lịch sử

Trong dòng chảy của lịch sử nhân loại, C.Mác và Ph.Ăngghen đã thựchiện một cuộc cách mạng trong lĩnh vực đạo đức Trên cơ sở thế giới quanduy vật biện chứng và duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đánh giá lạitoàn bộ những tư tưởng đạo đức đã có từ xưa đến nay, tổng kết và đưa ranhững luận điểm khoa học của mình về đạo đức Hai ông đã chỉ ra sự tất yếuxuất hiện của một kiểu đạo đức mới trong lịch sử - đạo đức cách mạng củagiai cấp công nhân

Đạo đức mới - đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân hay còn gọi

là đạo đức cộng sản Theo C.Mác, đạo đức cộng sản là một thứ đạo đức “thực

sự có tính người, đứng trên những đối lập giai cấp và trên mọi hồi ức về những đối lập ấy” [27, tr.137].

Khác với các nền đạo đức trước đây, đạo đức cách mạng của giai cấpcông nhân là nền đạo đức tiêu biểu cho giai cấp công nhân và toàn thể nhân

Trang 23

dân lao động; là đạo đức hướng tới sự xóa bỏ áp bức và bóc lột, mà chỉ códưới chủ nghĩa xã hội mới có thể thực hiện được Như vậy, so với các nền đạođức trước đây thì đạo đức mới là một bước phát triển cao về chất Nó là kếtquả của sự kế thừa những nội dung tốt đẹp nhất của các nền đạo đức trước đó;

vì vậy, đạo đức cách mạng bao hàm rất nhiều yếu tố mang tính nhân loại và sẽđược xây dựng thành công trong tương lai trên toàn thế giới, cùng với sựthắng lợi của chủ nghĩa Cộng sản Tính cách mạng và khoa học của đạo đứcmới thể hiện ở chỗ nó là sự phản ánh sáng tạo thực tiễn cách mạng của giaicấp công nhân và nhân dân lao động; ở sự kế thừa có phê phán chọn lọcnhững giá trị truyền thống của dân tộc, những tinh hoa văn hóa của nhân loại.Nội dung đạo đức mới mang tính khách quan, được quy định bởi địa vị và vaitrò của giai cấp công nhân trong nền sản xuất vật chất xã hội, bởi bản chấtcách mạng và nhân đạo của giai cấp vô sản Chính tính cách mạng và khoahọc của đạo đức mới đã quy định bản chất của đạo đức mới

1.2.2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng

Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của

Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng của Người Suốt cuộc đời hoạt độngcách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạođức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Có thể nói, Hồ Chí Minh

là một trong những nhà tư tưởng, nhà cách mạng bàn nhiều nhất đến vấn đềđạo đức Mặc dù không phải là người chuyên nghiên cứu về vấn đề đạo đức,cũng không có những tác phẩm lớn về đạo đức, nhưng tư tưởng đạo đức của

Hồ Chí Minh được thể hiện sinh động trong những bài nói, bài viết ngắn gọncủa Người Quan trọng hơn chính cuộc đời Người là một tấm gương sáng vềthực hành đạo đức để toàn Đảng và toàn dân chúng ta noi theo

Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung và

lý luận về về đạo đức nói riêng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Chủ tịch

Hồ Chí Minh cho rằng: “Nói tóm tắt đạo đức cách mạng là: quyết tâm suốt

Trang 24

đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, đó là điều chủ chốt nhất Ra sức làmviệc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối chính sáchcủa Đảng, đặt lợi ích của đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợiích riêng của cá nhân mình Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân Vì Đảng vìdân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi công việc Ra sức học tậpChủ nghĩa Mác-Lênin, luôn luôn dùng phê bình và tự phê bình để nâng cao tưtưởng và cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí của mình tiến bộ” [43,tr.285].

1.2.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới

Quan điểm cho rằng đạo đức là gốc của người cách mạng đã được Hồ Chí

Minh khẳng định từ rất sớm Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, Người đã nêu 23 luận điểm thuộc “tư cách của người cách mệnh”, trong đó chủ yếu là các

tiêu chuẩn về đạo đức, thể hiện trong 3 mối quan hệ: với mình, với người và vớiviệc Người viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một

sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một sự nghiệp nặng nề, một cuộc đấutranh rất lâu dài, gian khổ Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa.Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thànhđược nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” [39, tr.252-253]

Hồ Chí Minh luôn quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh củangười cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước.Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoànthành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không

có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Ngườicách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khônglãnh đạo được nhân dân” [43, tr.283] Người quan niệm đạo đức tạo ra sứcmạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Cán bộ là cái gốc

Trang 25

của mọi công việc” [39, tr.269], do đó: “Công việc thành công hoặc thất bại,đều do cán bộ tốt hay kém” [39, tr.273].

Theo Người, đạo đức cách mạng giúp cho con người vững vàng trongmọi thử thách Như Người viết: “Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn,gian khổ, thất bại không rụt rè, lùi bước”; “khi gặp thuận lợi, thành công vẫngiữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn”, mới “lo trước thiên hạ,vui sau thiên hạ”; “lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặthưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủhóa” [35, tr.446] Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không cónghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài Người cho rằng có tài màkhông có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gìcũng khó Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau đểhoàn thành nhiệm vụ cách mạng

Theo Hồ Chí Minh, những chuẩn mực đạo đức cách mạng cơ bản nhấtcủa con người Việt Nam trong thời đại mới bao gồm những phẩm chất sau:

Trung với nước, hiếu với dân

Đây là những khái niệm có từ lâu của đạo đức phương Đông, đặc biệt

là của Nho giáo; nhưng đã được Hồ Chí Minh sử dụng và đưa vào một nộidung mới

Đây là phạm trù cốt lõi của đạo đức phong kiến mà đạo Nho đã dạy vàđòi hỏi đối với người quân tử Đạo Nho dạy người quân tử phải trung quân áiquốc - trung với vua là yêu nước Còn chữ Hiếu, nghĩa là hết lòng thờ kínhcha mẹ, ông bà, người trên của mình Để thực hiện chữ Trung, trong các triềuđại phong kiến đã có rất nhiều tấm gương trung liệt, sẵn sàng chết để vuasống, sẵn sàng tuân theo lệnh vua hoặc khi vua tử nạn, họ cũng tự chết theo.Thực hiện chữ Hiếu với cha mẹ, trong chế độ phong kiến có không ít nhữngngười con chăm bẵm, nâng giấc cho cha mẹ lúc bệnh hoạn, yếu đau, một mựcnghe theo lời dạy bảo của cha, mẹ Từ Trung, Hiếu của đạo Nho, Bác Hồ tiếp

Trang 26

thu, kế thừa và phát triển, đưa vào trong khái niệm cũ này một nội dung hoàntoàn mới, đó là: “Trung với nước, hiếu với dân” Hồ Chí Minh không gạt bỏ

từ trung, hiếu đã ăn sâu bám rễ trong con người Việt Nam với ý nghĩa tráchnhiệm, bổn phận của người dân Với khái niệm cũ, Người đưa vào đó một nộidung mới, phản ánh đạo đức cao rộng hơn, không phải chỉ trung với vua vàhiếu với cha mẹ mà là: “trung với nước, hiếu với dân” Người nói: “Đạo đứcngày nay cao rộng hơn, không phải chỉ có hiếu với cha mẹ, mà trung vớinước, hiếu với dân” [46, tr.558]

Trung với nước là sự trung thành vô hạn với sự nghiệp dựng nước vàgiữ nước Phải biết đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trênhết Nước là của dân, còn nhân dân là chủ của nước; trung với nước là trungvới dân, vì lợi ích của nhân dân như Hồ Chí Minh nói “Bao nhiêu lợi ích đều

vì dân” Như vậy, bằng việc chuyển khái niệm trung với vua thành trung vớinước, Hồ Chí Minh đã loại bỏ công cụ thống trị đắc lực của các triều đại vuachúa phong kiến Đây là một sự độc đáo của Hồ Chí Minh trong việc sử dụngkhái niệm đạo đức cũ để nói lên đạo đức mới Hiếu với dân là khẳng định vaitrò sức mạnh của nhân dân, tin dân, học dân, lấy dân làm gốc phải thực hiệndân chủ cho người dân Người đã đặt vấn đề: “bao nhiêu quyền hạn đều củadân” “bao nhiêu lợi ích đều vì dân” “Đảng, Chính phủ là “đầy tớ” của dân”.Phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, quan tâm cải thiện dân sinh, nângcao dân trí, làm cho dân hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người làm chủ đấtnước Trong Bài nói tại lớp chỉnh Đảng Trung ương khoá 2 (3-1953) Ngườinói: “Người kiên quyết cách mạng nhất lại là người đa tình, chí hiếu nhất Vìsao? Nếu không làm cách mạng thì chẳng những bố mẹ mình mà hàng chụctriệu bố mẹ người khác cũng bị đế quốc phong kiến giày vò Mình khôngnhững cứu bố mẹ mình mà còn cứu bố mẹ người khác, bố mẹ của cả nướcnữa Phải hiểu chữ hiếu của cách mạng rộng rãi như vậy” [41, tr.60]

Trang 27

Như vậy, với luận điểm trung với nước, hiếu với dân, Hồ Chí Minh đãlàm một cuộc cách mạng trên lĩnh vực đạo đức Người đã gạt bỏ cái cốt lõinhất trong Nho giáo là lòng trung thành tuyệt đối với ông vua phong kiến HồChí Minh đã lật ngược triết lý đạo đức Nho giáo, giống như C Mác đã làmvới học thuyết của F.Hêghen.

Thương yêu con người, sống có tình nghĩa

Hồ Chí Minh đã kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợptruyền thống nhân nghĩa với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh thầnnhân văn của nhân loại qua nhiều thế kỷ cùng với sự trải nghiệm của mộtchiến sĩ cách mạng để kết tinh, hình thành tình yêu thương con người vô bờbến Tình yêu thương con người của Hồ Chí Minh không chung chung trừutượng, mà là tình yêu rộng lớn dành cho những người cùng khổ, những ngườilao động bị áp bức, bóc lột Tình yêu đó luôn gắn liền với những mục tiêu cụthể là phấn đấu cho Tổ quốc được độc lập, nhân dân được tự do, hạnh phúc.Thương yêu con người ở Hồ Chí Minh là phải tin vào con người, với mình thìnghiêm khắc, với người thì khoan dung, độ lượng Phải có tình nhân ái với cảnhững ai có sai lầm, đã nhận rõ và cố gắng sửa chữa, đánh thức những gì tốtđẹp trong mỗi con người Người căn dặn Đảng phải có tình đồng chí thươngyêu lẫn nhau, trên nguyên tắc tự phê bình và phê bình chân thành để giúp chomỗi người ngày một tiến bộ hơn Ở Hồ Chí Minh, thương yêu con người làmột trong những phẩm chất cao đẹp nhất, thể hiện mối quan hệ giữa cá nhânvới cá nhân và giữa cá nhân với xã hội Chỉ có tình yêu thương con người bao

la đến như vậy mới có cách mạng, mới nói đến Chủ nghĩa xã hội và Chủnghĩa cộng sản

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Theo Hồ Chí Minh, đây là những phẩm chất trung tâm của đạo đứcmới Trong tư tưởng Hồ Chí Minh đây là mối quan hệ với “tự mình” Cần làlao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo năng suất cao; lao

Trang 28

động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựadẫm Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của củanhân dân, của đất nước, của bản thân mình Tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to;

“Không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”… Liêm là “luôn luôn tôntrọng giữ gìn của công và của dân; không xâm phạm một đồng xu, hạt thóccủa nhà nước, của nhân dân” Phải trong sạch, không tham lam địa vị, tiềncủa, danh tiếng, sung sướng, không tâng bốc mình Chỉ có một thứ ham làham học, ham làm, ham tiến bộ Hành vi trái với chữ liêm là: Cậy quyền thế

mà đục khoét, ăn của dân, hoặc trộm của công làm của riêng Dìm người giỏi,

để giữ địa vị và danh tiếng của mình là trộm vị Gặp việc phải, mà sợ khónhọc nguy hiểm, không dám làm là tham uý lạo Thời xưa, Khổng Tử nói:người mà không liêm, không bằng súc vật Mạnh Tử cũng nói: ai cũng thamlợi thì nước sẽ nguy… Chính là không tà, thẳng thắn, đứng đắn đối với mình,với người, với việc

Bốn đức tính này rất cần thiết đối với tất cả mọi người Trong tác phẩm

“Cần, kiệm, liêm, chính” (tháng 6-1949), Người viết: “Trời có bốn mùa: Xuân,

Hạ, Thu, Đông Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc Người có bốn đức:cần, kiệm, liêm, chính Thiếu một mùa thì không thành trời Thiếu một phươngthì không thành đất.Thiếu một đức thì không thành người” [39, tr 631]

Theo Người: các đức tính trên có quan hệ chặt chẽ với nhau; Cần vớiKiệm, phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người

Cần mà không Kiệm, "thì làm chừng nào xào chừng ấy" Cũng như mộtcái thùng không có đáy; nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, khônglại hoàn không Kiệm mà không Cần, thì không tǎng thêm, không phát triểnđược Mà vật gì đã không tiến tức phải thoái Cũng như cái thùng chỉ đựngmột ít nước, không tiếp tục đổ thêm vào, lâu ngày chắc nước đó sẽ hao bớtdần, cho đến khi khô kiệt Cần, Kiệm, Liêm, là gốc rễ của Chính; giống nhưmột cây cần có gốc rễ, lại cần có cành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn Một

Trang 29

người phải Cần, Kiệm, Liêm, nhưng còn phải Chính mới là người hoàn toàn.

Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính Mình khôngchính, mà muốn người khác chính là vô lý

Chí công là rất mực công bằng, công tâm; vô tư là không có lòng riêng,thiên tư, thiên vị Chí công vô tư, là làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đếnmình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lợi ích của cáchmạng “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” Muốn “chí công vô tư” thì phảichiến thắng chủ nghĩa cá nhân Đây là chuẩn mực của người lãnh đạo giữ

“cán cân công lý”, không được vì lòng riêng mà chà đạp lên pháp luật “Cần,kiệm, liêm, chính” có quan hệ chặt chẽ với nhau và với “chí công vô tư”

“Cần kiệm liêm chính” sẽ dẫn đến “chí công vô tư” Ngược lại, đã “chí công

vô tư”, một lòng vì nước vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện được “cần,kiệm, liêm, chính”

Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung

Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất hòa quyện giữa chủ nghĩa yêunước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng Quan niệm đạo đức về tìnhđoàn kết quốc tế trong sáng của Người mang nội dung sâu rộng Đó là tinhthần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức với nhân dân lao động ở các nước vìmột mục tiêu chung là đấu tranh giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột Đó

là đoàn kết giữa những người vô sản vì một mục tiêu chung nhất: “Bốnphương vô sản đều là anh em” Đó là đoàn kết với nhân loại tiến bộ vì hòabình, công lý và tiến bộ xã hội

1.2.4 Tư tưởng Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới

Để xây dựng nền đạo đức mới, Hồ Chí Minh đã đề ra một số nguyêntắc và suốt đời thực hiện không mệt mỏi, tự rèn mình, giáo dục đảng viên vàmọi người cùng thực hiện Đó là các nguyên tắc:

Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức

Trang 30

Nói phải đi đôi với làm thì mới mang lại hiệu quả thiết thực cho bảnthân và có tác dụngvới người khác Nói đi đôi với làm trước hết là sự nêugương của thế hệ đi trước đối với thế hệ sau… là rất quan trọng mà trong giađình là tấm gương của cha mẹ đối với con cái, ông bà đối với các cháu, anhchị đối với các em Nói đi đôi với làm còn nhằm chống lại thói đạo đức giả,bởi vì trong thực tế có những người miệng nói “dân chủ” nhưng bụng lại

“quan chủ” Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh vai trò làm gương của đảngviên trước quần chúng Người đã từng nói, đại ý là: trước mặt quần chúng

không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” thì sẽ được yêu quý Quần

chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức Hồ Chí Minh đặc biệtquan tâm đến việc tuyên dương “người tốt, việc tốt”, bởi Người ý thức sâu sắcmột chân lý: một tấm gương tốt còn giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyêntruyền

Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi

Cùng với việc xây dựng đạo đức mới, bồi dưỡng những phẩm chất tốtđẹp nhất thì phải chống những biểu hiện sai trái vô đạo đức Bởi vì, trong mỗicon người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng nên ta phải loại trừ cái xấu, cái

ác và làm cho phần tốt nảy nở như hoa mùa xuân Xây đi đôi với chống là muốnxây thì phải chống; chống nhằm mục đích xây Việc xây dựng đạo đức trước hếtphải được tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạođức mới từ trong gia đình đến nhà trường và ngoài xã hội Những phẩm chấtchung nhất, cơ bản nhất lại phải được cụ thể hoá cho sát hợp với từng giai tầng,từng lớp đối tượng khác nhau Đó là điều Hồ Chí Minh đã làm trong việc giáodục đạo đức cho cán bộ, đảng viên, công nhân, nông dân, trí thức, bộ đội, công

an, thanh thiếu niên nhi đồng… Trong khi xây dựng, bồi dưỡng những phẩmchất đạo đức mới phải đồng thời chống lại cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức vẫnthường diễn ra Điều quan trọng là phải phát hiện sớm,

Trang 31

hướng mọi người vào cuộc đấu tranh cho sự trong sạch, lành mạnh về đạo đức.Hơn nữa còn phải thấy trước những gì để đề phòng, ngăn chặn.

Xây đi đôi với chống trên cơ sở tự giáo dục, đồng thời phải tạo thành mộtphong trào quần chúng rộng rãi… Hồ Chí Minh đã phát động nhiều phong tràonhư vậy Đó là năm 1952 phong trào thi đua thực hành tiết kiệm, chống tham ô,

lãng phí, quan liêu Năm 1963, Người phát động cuộc vận động: “Nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế - tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô - lãng phí - quan liêu”, gọi tắt là cuộc vận động 3 xây, 3 chống Có phong trào, có cuộc vận động chung cho toàn Đảng, toàn dân, cũng có phong trào, có

cuộc vận động riêng cho từng ngành Qua đó lôi cuốn mọi người vào cuộc đấutranh nhằm xây gì, chống gì rất cụ thể, rõ ràng Thực tiễn chứng minh nhữngcuộc vận động đó đã mang lại kết quả rất lớn

Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Kế thừa truyền thống tu dưỡng đạo đức tốt đẹp của dân tộc và văn hóaphương Đông, Hồ Chí Minh khẳng định việc tu dưỡng đạo đức là việc bền bỉ,thường xuyên, suốt đời như rửa mặt hàng ngày vậy Người nói: “Đạo đứccách mạng không phải trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉhàng ngày mà phát triển và củng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng,vàng càng luyện càng trong” [43, tr.293] Do không chú ý điều này cho nên cóngười lúc đấu tranh thì hăng hái, trung thành, không sợ nguy hiểm Song đếnkhi có ít quyền hạn thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ô, lãng phí,quan liêu Do đó, phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời như Người từngnói “một dân tộc, một Đảng và mỗi con người ngày hôm qua là vĩ đại có sứchấp dẫn lớn không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêumến và ca ngợi nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cánhân” [46, tr.547] Người khẳng định tự rèn luyện có vai trò rất quan trọng bởitheo Bác, đã là người ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ tốt, chỗ xấu… vấn đề làdám nhìn thẳng vào sự thật khắc phục những cái không tốt Người cũng

Trang 32

nhấn mạnh rèn luyện đạo đức phải gắn liền với hoàn cảnh thực tiễn trên tinhthần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm mỗi người để đem lại kết quả tốt.Đối với mỗi người, việc tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạtđộng thực tiễn và trong cuộc sống hàng ngày Có sự rèn luyện công phu, conngười mới có được phẩm chất đạo đức tốt đẹp và những phẩm chất ấy ngàycàng được bồi đắp, nâng cao.

Như vậy, đạo đức mới, đạo đức cách mạng, theo Hồ Chí Minh là kiểuđạo đức đối lập với các kiểu đạo đức cũ của các giai cấp thống trị, áp bức, bóclột nhân dân lao động Nó xóa bỏ những chuẩn mực đạo đức phong kiến luôntrói buộc nhân dân lao động cùng với những lễ giáo hủ bại, tôn ti trật tự hếtsức hà khắc Nó hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cực đoancủa giai cấp tư sản; trái ngược với đạo đức của giai cấp tiểu tư sản kìm hãmcon người trong những lợi ích riêng tư, tủn mủn cục bộ, hẹp hòi

Đạo đức mới mà Hồ Chí Minh dày công xây dựng là nền đạo đức mangđậm bản chất giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động Nó là kếttinh của tư tưởng đạo đức truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loạicùng với đạo đức mácxít

Điểm chung giữa đạo đức mới và tư tưởng về đạo đức cách mạng của

Hồ Chí Minh

Có thể nói, giữa đạo đức mới (đạo đức cộng sản) và tư tưởng về đạođức cách mạng của Hồ Chí Minh có một điểm chung, thống nhất, đó là: cùngmang lập trường của giai cấp công nhân, dựa trên ý thức hệ của giai cấp côngnhân, nhằm mục tiêu xây dựng một đời sống đạo đức, chuẩn mực đạo đứcmới cho giai cấp công nhân, cho toàn thể nhân dân lao động và cho toàn thểnhân loại

Nét đặc thù của tư tưởng về đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh

Tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về một nền đạo đức mớimang bản chất của giai cấp công nhân, Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát

Trang 33

triển sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam làm cho nền đạo đức mới

của Việt Nam mang những đặc trưng riêng:

- Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết hợp của những giá trị đạođức mang tính dân tộc sâu sắc và những tinh hoa đạo đức của nhân loại, trong

đó đặc biệt là đạo đức Nho giáo Hồ Chí Minh đã tiếp thu có chọn lọc những

chuẩn mực đạo đức của Nho giáo (ví dụ như các phạm trù “Trung”, “Hiếu”,

…), đưa vào những phạm trù đạo đức Nho giáo một nội dung mới, thổi vào

đó luồng gió mới làm cho những phạm trù ấy được nâng tầm giá trị và phùhợp với thời đại

- Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức hành động Thực tiễn cuộc đời HồChí Minh hơn ai hết chính là người đã thực hành một cách tự nhiên nhấtnhững chuẩn mực đạo đức mà giá trị của tấm gương đó có tầm ảnh hưởng sâurộng trong mọi tầng lớp nhân dân; đồng thời, là người truyền bá những tưtưởng chuẩn mực đạo đức đó trong nhân dân không chỉ ở Việt Nam mà còngóp phần truyền bá tới nhân dân các nước trên thế giới Điều này có ý nghĩahết sức quan trọng trong việc đưa những tư tưởng của nền đạo đức mới thành

hệ giá trị chuẩn mực trong đời sống xã hội

Trang 34

1.3 Hồ Chí Minh - tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng

Ở Hồ Chí Minh, đạo đức đã đạt tới một sự thống nhất chặt chẽ giữa nói

và làm, giữa đời công và đời tư, giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đờithường Do đó, Người đã trở thành "tinh hoa và khí phách, lương tâm và vinhdự", thành biểu tượng của đạo đức và văn minh, không phải chỉ của Đảng ta,dân tộc ta, mà còn là biểu tượng của đạo đức - văn minh nhân loại

1.3.1 Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại

Sinh thời Người đã nói: “Cả đời tôi chỉ có một ham muốn, một hammuốn tột bậc là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta đượchoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”[38, tr.267] Để đạt được mục tiêu đất nước được độc lập, nhân dân được tự

do, Người đã sớm tham gia các phong trào yêu nước từ khi còn đang đi học.Khi đến tuổi trưởng thành, Người đã bỏ lại sau lưng hạnh phúc cá nhân để ra

đi vì nghĩa lớn vào năm 21 tuổi Sau quá trình sinh sống, làm việc, học tập vàkhảo nghiệm thực tế ở nhiều quốc gia trên thế giới, năm 1917, Người về Pháphoạt động Cũng tại nơi đây, năm 1920, Người đã tìm thấy trong Luận cươngcủa Lênin con đường cứu nước, giải phóng cho dân tộc mình: con đường cáchmạng vô sản Không dừng lại ở đó, sau đó Người đã sang Liên Xô để tiếp tụcnghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lênin cả trên phương diện lý luận và thực tiễn đểchuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sảnViệt Nam - nhân tố hàng đầu quyết định thành công của cách mạng Việt Namsau này Trên hành trình đi tìm đường cứu nước cũng như lãnh đạo cách mạngViệt Nam, Người đã sẵn sàng chấp nhận hy sinh, không quản gian nguy, kiênđịnh, dũng cảm và sáng suốt để vượt qua mọi khó khăn thách thức, thực hiệnbằng được mục tiêu, lý tưởng của mình “Độc lập cho tổ quốc tôi, tự do chođồng bào tôi” Sự kiên định mục tiêu phấn đấu trong suốt cuộc đời của Chủ

Trang 35

tịch Hồ Chí Minh đã được nhân dân thế giới thừa nhận và kính phục Trongbức điện chia buồn gửi Đảng ta khi Người qua đời, Đảng Cộng sản Cu Baviết: “Hiếm có một nhà lãnh đạo nào, trong những giờ phút thử thách lại tỏ rasáng suốt, bình tĩnh, gan dạ, quên mình, kiên nghị và dũng cảm một cách phithường như vậy” [2, tr.41].

1.3.2 Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt được mục đích cách mạng

Cuộc đời Hồ Chí Minh là một chuỗi những năm tháng đấu tranh vôcùng gian khổ Vượt qua bao khó khăn, Người kiên trì mục đích của cuộcsống, bảo vệ chân lý, giữ vững quan điểm, khí phách, bình tĩnh, chủ độngvượt qua mọi thử thách Khi ra đi tìm đường cứu nước, hành trang của Người

là hai bàn tay trắng Đôi bàn tay đầy nghị lực ấy đã ngày đêm làm việc trêncon tàu Amiran Latusơ Tơtrêvin, đó chính là lộ phí đi đường Đến Pháp, cuộcsống vô cùng khó khăn về vật chất, nhưng Người không nản chí Một chiếcbánh mì cho một ngày dài vất vả, một viên gạch nhỏ sưởi ấm cả một mùađông tuyết giá Sau khi thành lập Đảng, có một thời gian dài gần mười nămNgười không được Quốc tế cộng sản giao nhiệm vụ, nhưng Người vẫn kiênnhẫn đợi chờ Bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam trong ngục tối,

Người vẫn lạc quan cho ra đời tập thơ nổi tiếng “Nhật ký trong tù” Sau này,

khi Cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân ta phải đối diện với vô vàn

gian khó của tình trạng “thù trong, giặc ngoài”, thế nước như “ngàn cân treo sợi tóc”, nhưng chính những chủ trương sáng suốt, việc làm gương mẫu của

Người đã giúp nhân dân ta vượt qua tất cả mọi khó khăn, giữ vững nền độclập dân tộc Đúng như lời Người tự răn mình “Muốn nên sự nghiệp lớn, tinhthần càng phải cao” [37, tr.265]

Trang 36

1.3.3 Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân

Kế thừa truyền thống của một dân tộc đoàn kết, tiếp thu học thuyết Lênin, coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Hồ Chí Minh có tình yêuthương bao la với tất cả mọi kiếp người và tin tưởng tuyệt đối vào sức mạnh vàtrí tuệ của nhân dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc Bất kể trong hoàn cảnh nào,

Mác-dù khó khăn đến bao nhiêu Người cũng luôn vững tin vào sức mạnh to lớn củaquần chúng nhân dân: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu Khó vạn lần dân liệucũng xong” Người luôn chỉ đạo Đảng, Nhà nước phải đặt lợi ích của nhân dânlên trên hết: “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm Việc gì có hại cho dân phảihết sức tránh” [38, tr.22] Người giáo dục cán bộ, Đảng viên phải là người “đày

tớ trung thành của nhân dân” Cả cuộc đời của Người không ít lần gặp hiểmnguy, ra vào tù tội nhưng nhân dân vẫn là trên hết Người chỉ xem mình như là

“Một người lính vâng mệnh của quốc gia ra trước mặt trận” Tư tưởng coi trọngnhân dân còn đặc biệt ở mô hình nhà nước mà Người lựa chọn sau khi cáchmạng thành công là nhà nước “của dân, do dân, vì dân” Trong bản Hiến phápđầu tiên mà Người chỉ đạo soạn thảo đã khẳng định: Tất cả quyền bính trongnước đều là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống nòi, gái trai,giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo…Cả một đời làm Chủ tịch nước, Người luôn tậntụy với công việc quên ngày giờ mong đem lại cuộc sống yên bình tốt đẹp chonhân dân với một tinh thần khiêm nhường đến phi thường

1.3.4 Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một con người nhân

ái, vị tha, khoan dung nhân hậu hết mực vì con người

Tình yêu thương mà Hồ Chí Minh giành cho mọi người không phânbiệt tuổi tác, thành phần xuất thân Đó là nỗi đau khi nhìn thấy em bé ở nhàlao; là sự xót thương cho nỗi khổ của người phụ nữ trong ngục tù; là sự đồngcảm với người canh gác ngục thất; là đêm trắng trằn trọc thương đoàn dân

Trang 37

công hành quân giữa đêm đông giá rét; là tình thương gửi người chiến sĩ nơibiên thùy; là sự sẻ chia với người cảnh vệ bên cạnh Tình cảm mà Ngườigiành cho nhân dân luôn gắn liền với việc chăm lo đời sống cho nhân dân.Trong Di chúc, Người căn dặn “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để pháttriển kinh tế và văn hóa nhằm nâng cao đời sống cho nhân dân” Tình cảm củaNgười luôn thể hiện qua sự gần gũi với nhân dân Là một Chủ tịch nướcnhưng Người đã không ngần ngại tăng gia sản xuất Bác xuất hiện dưới ruộngđồng tát nước, gặt lúa, thăm bà con nông dân Người cũng tự vác ba lô, hành

lý và giặt đồ khi hành quân lên Việt Bắc Không những vậy, lòng nhân ái củaNgười còn thể hiện qua sự khoan dung, độ lượng với những người lầm lỗi,thậm chí cả kẻ thù Tình thương, lòng nhân hậu, bao dung của Người đã được

nhà thơ Tố Hữu chắp lời: “Bác ơi tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông trọn kiếp người”.

1.3.5 Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường

Là một vị nguyên thủ quốc gia nhưng hình ảnh thân quen mà chúng tathường thấy là Bác trong bộ trang phục màu nâu và kaki giản dị Đôi dép thânquen của Bác là đôi dép cao su “đi khắp nẻo quê nhà” Món ăn mà Người ưathích không phải “sơn hào, hải vị” mà là món cá kho tương ăn với rau muốngluộc Ngôi nhà Người ở sau ngày độc lập là ngôi nhà cũ của anh thợ điện,mùa hè thì oi bức, mùa đông thì rét buốt Sau đó, Người chuyển sang nhà sànđơn sơ và mãi đến năm 1967, khi bom Mỹ bắn phá ác liệt Người mới đồng ý

để Bộ Chính trị xây cho Người một căn nhà mái bằng để tránh bom đạn Đóchính là cuộc sống của người đứng đầu quốc gia Khi làm việc, Người luônchan hòa với mọi người từ các tướng lĩnh quân đội đến nhân viên cảnh vệ,Người không bao giờ có thái độ quan cách với nhân viên cấp dưới kể cả lúc

họ phạm lầm lỗi Bên cạnh đó, Người luôn quý trọng thời gian của chính

Trang 38

mình và của mọi người; vì vậy Người bao giờ cũng đến đúng giờ và nghiêmkhắc phê bình những người đến muộn làm lãng phí thời gian của những nguờikhác Các đồ dùng thiết bị Người luôn giữ gìn cẩn thận và chỉ thay khi khôngthể dùng được nữa Ví như chuyện Người không đồng tình với việc thay ôtô

cũ bằng ôtô mới, vì chiếc ôtô kia tuy cũ nhưng vẫn tốt Bấy nhiêu nhữngphẩm chất đức tính cao cả chung đúc lại trong con người Hồ Chí Minh đã làm

cho “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trở nên vô cùng vĩ đại nhưng cũng hết sức gần gũi Đúng như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Cao mà không xa, mới mà không lạ, sáng chói mà không choáng ngợp, gặp lần đầu

mà như quen từ lâu”.

Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là một hệ thống quanđiểm rất toàn diện, phong phú và sinh động Người đã dày công xây dựng choĐảng, cho nhân dân ta một nền đạo đức mới - đạo đức cách mạng Việt Namtrong thời đại mới Đó là một nền đạo đức không những đã kế thừa đượcnhững tinh hoa đạo đức của nhân loại mà còn mang đậm bản sắc của dân tộc

và dấu ấn Hồ Chí Minh Nền đạo đức ấy luôn vận động và phát triển cùng với

sự vận động và phát triển của thực tiễn cách mạng nước ta và trở thành mộtphần không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của mọi người dân nướcViệt Nền đạo đức cách mạng do Hồ Chí Minh xây dựng đã góp một phầnkhông nhỏ trong sự thắng lợi của các cuộc đấu tranh của một dân tộc nhỏ béchống lại những kẻ thù hùng mạnh hơn rất nhiều lần để bảo vệ độc lập chủquyền và toàn vẹn lãnh thổ Trong giai đoạn hiện nay, thực tiễn xây dựng vàbảo vệ đất nước trong tình hình mới lại càng đặt ra yêu cầu cấp thiết đòi hỏitoàn Đảng, toàn dân ta phải quán triệt sâu sắc hơn những tư tưởng đạo đứccách mạng của Người, vận dụng những tư tưởng và nguyên tắc xây dựng đạođức mà Người đã nêu ra để tao lập và phát triển một nền đạo đức Việt Nammới

Trang 39

Bên cạnh đó, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một tấm gương đạođức của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản vĩđại, nhưng đó đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một người bìnhthường, ai cũng có thể học theo để làm một người cách mạng, một người côngdân tốt hơn Với mục tiêu đào tạo ra một lực lượng lao động trẻ, có tri thức,

có đạo đức trong sáng và lối sống lành mạnh thì việc giáo dục đạo đức nóichung và tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một yêu cầu tất yếucủa nền giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay

Trang 40

Chương 2 GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG

GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

2.1 Sự cần thiết giáo dục đạo đức cho sinh viên theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

2.1.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên và việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên

2.1.1.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên

Thanh niên là một tầng lớp xã hội đóng vai trò đặc biệt quan trọng đốivới sự vận động và phát triển của xã hội Thực tiễn lịch sử nhân loại đã chứngminh một chân lý: sự thành - bại, thịnh - suy của mỗi dân tộc phần lớn phụthuộc vào thanh niên

Ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã quan tâm và đánh giá rất cao vai tròcủa thanh niên đối với sự phát triển của đất nước Sau này, trong suốt cuộc đờicách mạng của mình, Người luôn chăm lo, giáo dục thanh niên, giao nhiệm vụ

và từng bước dìu dắt họ tham gia các lực lượng cách mạng Tư tưởng củaNgười về vai trò của thanh niên thể hiện qua các luận điểm sau:

- Muốn thức tỉnh một dân tộc trước hết cần phải thức tỉnh thanh niên.

Sau khi tiếp cận chủ nghĩa Mác-Lênin và tìm thấy ở đây con đường giảiphóng dân tộc, Hồ Chí Minh bắt đầu tiến hành xây dựng lực lượng cách mạng

mà đối tượng Người hướng đến, quan tâm hàng đầu và đặt nhiều hy vọng nhấtchính là thanh niên Người cho rằng, thanh niên là những người trẻ tuổi, cósức khỏe, có sự nhiệt tình, hăng hái, ham hiểu biết, nhanh chóng tiếp thu cáimới… Do đó, đây là lực lượng xung kích, đi đầu trong sự nghiệp cách mạng

Ngày đăng: 27/10/2020, 21:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w