mà còn phải dự báo xu hướng phát triển nhân cách củahọc sinh trong lớp để có phương hướng tổ chức hoạt động giáo dục, dạy học phùhợp với điều kiện, khả năng của mỗi học sinh.. 2.Giáo viê
Trang 1Bởi vì, tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh luôn là bộ phận quan trọngcủa nền tảng tinh thần xã hội, là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân taphát huy nội lực, vượt qua thách thức, khó khăn để tiến lên
Chính vì vậy, mà Hội nghị Trung ương 12 khoá IX đã thảo luận và quyếtđịnh triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh trong toàn Đảng và toàn xã hội”
Với bản thân từ khi được tìm hiểu, học tập rồi làm theo tấm gương đạođức của Người tôi cảm thấy mình trở nên tích cực, chủ động trong công việc, lạcquan, mạnh mẽ hơn trước thử thách khó khăn Từ đó, việc rèn luyện đạo đức đốivới tôi là một việc làm diễn ra một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và hoàn toàn tự
Trang 2giác Vì thế, mà tôi nảy sinh một mong muốn đó là đem ánh đuốc sáng ngời của
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để soi đường cho việc hình thành nhân cách củacác em học sinh thân yêu của mình
Để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X và Nghị quyết của Banchấp hành Trung ương về giáo dục và đào tạo, góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục đạo đức cho học sinh, nâng cao vai trò, hiệu quả của công tác chủnhiệm lớp, xuất phát từ những đổi mới về xã hội và vai trò của giáo dục trong sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Xác định vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên, nhất là giáoviên chủ nhiệm lớp trong giai đoạn hiện nay, xác định được những ảnh hưởng tolớn của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với bản thân, với học sinh và toàn xã
hội Đó cũng là lý do tôi chọn và viết đề tài: “Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua cuộc vận động“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Trang 3B CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
I Chức năng của giáo viên chủ nhiệm lớp:
1.Giáo viên chủ nhiệm lớp là người quản lý giáo dục toàn diện học sinh một lớp:
Chúng ta cần hiểu quản lý giáo dục không chỉ là nắm được những chỉ sốcủa quản lý hành chánh như tên, tuổi, số lượng, gia cảnh, trình độ học sinh vềhọc lực và hạnh kiểm mà còn phải dự báo xu hướng phát triển nhân cách củahọc sinh trong lớp để có phương hướng tổ chức hoạt động giáo dục, dạy học phùhợp với điều kiện, khả năng của mỗi học sinh
Muốn thực hiện chức năng quản lý giáo dục toàn diện, đòi hỏi giáo viênchủ nhiệm phải có những tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học và phải cónhững kỹ năng cơ bản về tâm lý học, giáo dục học và phải có nhiều kỹ năng sưphạm như: kỹ năng tiếp cận đối tượng học sinh, kỹ năng nghiên cứu tâm lý lứatuổi, xã hội, kỹ năng đánh giá, kỹ năng lập kế hoạch chủ nhiệm lớp và phải cónhững kỹ năng nhạy cảm sư phạm để có dự đoán đúng, chính xác sự phát triểnnhân cách của học sinh, định hướng giúp các em lường trước những khó khăn,thuận lợi, vạch ra những dự định để tự hoàn thiện về mọi mặt
Trong chức năng quản lý giáo dục, cần quan tâm tới việc đạo đức đồngthời quản lý học tập và quản lý sự hình thành và phát triển nhân cách Hai mặttrên có quan hệ hỗ trợ, tác động lẫn nhau, đôi khi việc giáo dục đạo đức có tácđộng mạnh mẽ đến chất lượng văn hoá nhất là trong thời điểm hiện nay ảnhhưởng tiêu cực của xã hội đã lan vào trong nhà trường
2.Giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức tập thể học sinh hoạt động tự quản nhằm phát huy tiềm năng tích cực của mọi học sinh:
Đây là chức năng rất đặc trưng của giáo viên chủ nhiệm mà các giáo viên
bộ môn khác không làm chủ nhiệm lớp không có thể Giáo viên chủ nhiệm
Trang 4không nên làm thay đội ngũ tự quản của lớp mà nhiệm vụ chủ yếu của giáo viênchủ nhiệm là bồi dưỡng năng lực tự quản cho học sinh của lớp, bằng cách tổchức hợp lý đội ngũ tự quản để nhiều học sinh được tham gia vào đội ngũ tựquản Đội ngũ tự quản bao gồm: Ban cán sự lớp, các tổ trưởng và những emđược phân công phụ trách từng mặt hoạt động của lớp như: học tập, văn nghệ,thể dục, hoạt động ngoại khoá
Để phát huy vai trò cố vấn, giáo viên chủ nhiệm cần có năng lực dự báochính xác khả năng của học sinh trong lớp Giáo viên chủ nhiệm phải khêu gợitiềm năng sáng tạo của các em trong việc đề xuất các nội dung hoạt động, xâydựng kế hoạch hoạt động toàn diện phù hợp với nhiệm vụ và điều kiện của mỗitháng, mỗi học kỳ của từng năm học, giáo viên chủ nhiệm chỉ là người giúp họcsinh tự tổ chức các hoạt động đã được kế hoạch hoá Điều đó không có nghĩa làkhoán trắng, đứng ngoài hoạt động của tập thể học sinh lớp học mà cùng hoạtđộng, điều chỉnh hoạt động, kịp thời giúp đỡ các em tháo gỡ những băn khoăntrong quá trình hoạt động, bàn bạc, tranh thủ các lực lượng trong và ngoài nhàtrường tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh của lớp tổ chức hoạt động
3.Giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục:
Chức năng này trước hết thể hiện ở chỗ, giáo viên chủ nhiệm có tráchnhiệm truyền đạt đầy đủ nội quy, tư tưởng chỉ đạo của Ban giám hiệu tới họcsinh lớp chủ nhiệm Ở góc độ này giáo viên chủ nhiệm là nhà quản lý, nhà sưphạm, đại diện cho hiệu trưởng truyền đạt những yêu cầu đối với học sinh, vớiphương pháp thuyết phục, thái độ nghiêm túc để mỗi học sinh và tập thể lớp ýthức đầy đủ trách nhiệm phải tuân thủ, tự giác thực hiện
Chức năng cầu nối có thể hiện là người đại diện cho quyền lợi chínhđáng của học sinh trong lớp, bảo vệ học sinh về mọi mặt một cách hợp lý, phảnánh với hiệu trưởng, các giáo viên bộ môn, với gia đình và đoàn thể trong và
Trang 5ngoài nhà trường về nguyện vọng chính đáng của học sinh, để có giải pháp giảiquyết phù hợp, kịp thời, có tác dụng giáo dục.
Ngoài việc nắm chắc tình hình học sinh trong lớp chủ nhiệm Giáo viênchủ nhiệm còn cần xác định được các nhân tố, các mối quan hệ, các điều kiệncần thiết trong và ngoài nhà trường, để có thể tận dụng, phát huy mọi tiềm năngvào công tác chủ nhiệm lớp, huy động hiệu quả tiềm năng của xã hội vào giáo dục
4.Đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của mỗi học sinh và phong trào chung của lớp:
Chức năng này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với quá trình học tập,rèn luyện, phát triển nhân cách của học sinh vì sự đánh giá khách quan, chínhxác, đúng mức là một điều kiện để thầy trò điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch bàihọc, hoạt động cho cả lớp và mỗi thành viên
Khi đánh giá phong trào hoạt động của lớp cần căn cứ vào yêu cầu, kếhoạch hoạt động toàn diện đã đặt ra, đồng thời cũng nên so sánh với phong tràochung của toàn trường, giáo viên chủ nhiệm cần tránh cách nhìn thiên vị và chỉchú ý đến một số nội dung hoạt động Khi đánh giá từng cá nhân học sinh nêncăn cứ vào năng lực, điều kiện cụ thể của từng em, cần tránh quan điểm khắtkhe, định kiến, thiếu quan điểm vận động và phát triển, nhất là đối với học sinhgặp hoàn cảnh khó khăn, có đặc điểm tâm sinh lý đặc biệt
Điều quan trọng là sau khi đánh giá, nhận định dù là phong trào của lớphay từng học sinh, cần vạch ra phương hướng, nêu những yêu cầu với thái độnghiêm túc, tôn trọng nhân cách học sinh và với tấm lòng yêu thương các emnhư con em mình
Lưu ý: Những yêu cầu đặt ra không nên quá cao hoặc quá thấp so với
năng lực và điều kiện của học sinh Vì quá cao, phấn đấu không đạt được họcsinh dễ nản chí, thiếu tự tin, kém phấn khởi, nếu yêu cầu quá thấp học sinh dễdàng đạt tới sẽ kìm hãm sự nỗ lực ý chí, thiếu sáng tạo, đôi khi học sinh chủquan, tự mãn, cả hai trường hợp trên đều ít tác dụng giáo dục
Trang 6Vì vậy, yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm đặt ra phải được học sinh tựgiác chấp nhận, phải có nỗ lực vượt khó, có quyết tâm thực hiện thì mục tiêu đạtđược mới cao.
Nhận định đánh giá và yêu cầu đối với học sinh là hai mặt có quan hệkhăng khít với nhau Khi thực hiện chức năng đánh giá và đề xuất yêu cầu giáodục cần nên tham khảo ý kiến của các giáo viên bộ môn, đội ngũ cán bộ tự quảncủa lớp và các lực lượng giáo dục khác biệt là với cha mẹ học sinh Đối vớinhững học sinh có hoàn cảnh và đặc điểm tâm lý đặc biệt, học sinh có nhữngthiếu sót, cần thiết tham khảo ý kiến của đội ngũ tự quản lớp và những ngườiđáng tin cậy để có nhận định, đánh giá đúng với thực tế Để đánh giá kháchquan, chính xác quá trình rèn luyện của từng học sinh, giáo viên chủ nhiệm cầnxây dựng chuẩn thang đánh giá (tự đánh giá tập thể tổ, lớp đánh giá, cha mẹ họcsinh, một số giáo viên giảng dạy bộ môn, tổng phụ trách Đội, cán sự môn học )
II Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp:
1 Nắm vững mục tiêu giáo dục của cấp học, lớp học, chương trình giáo dục dạy học của trường:
Đây là nhiệm vụ trước mắt, cần thiết vì chỉ trên cơ sở nắm vững mục tiêucấp học, nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình dạy học
và hoạt động của trường thì mới có cơ sở xây dựng kế hoạch hoạt động của lớpchủ nhiệm, có khả năng thực thi và đảm bảo hiệu quả giáo dục
Ở mỗi trường, mỗi giáo viên chủ nhiệm cần có các văn bản cần thiết như:
- Mục tiêu cấp học
- Chỉ thị từng năm học (nhiệm vụ trọng tâm hàng năm)
- Chương trình giảng dạy của các môn học
- Kế hoạch năm học của nhà trường
- Một số văn bản hướng dẫn các công tác liên quan đến vấn đề giáo dục, dạy học như: Các khoản thu đầu năm, miễn giảm đóng góp, chế độ chính
Trang 7sách đối với con em thương binh, liệt sĩ, gia đình khó khăn, quy chế khen thưởnghọc sinh, kỉ luật, nội quy nhà trường.
2.Tìm hiểu để nắm vững cơ cấu tổ chức của nhà trường, nhiệm vụ này được cụ thể hoá bằng công việc sau đây:
- Tổ chức và phân công của Ban giám hiệu
- Cơ cấu tổ chức Chi bộ, Công Đoàn, Đoàn Đội của nhà trường sau cácđại hội hàng năm
- Đội ngũ giáo viên, các tổ chuyên môn và các giáo viên dạy bộ mônnhằm hiểu rõ hoàn cảnh, trình độ, năng lực, tính cách của từng giáo viên thamgia dạy lớp mình chủ nhiệm để thiết lập mối quan hệ trong giáo dục
- Nắm vững đội ngũ giáo viên phụ trách từng mặt hoạt động giáo dục củanhà trường: Văn nghệ, thể dục thể thao, lao động, thư viện, y tế, bảo vệ, …Cần nắm vững tên địa chỉ để liên lạc phối hợp hoạt động vì công tác giáo dụccủa lớp chủ nhiệm
3.Tiếp nhận học sinh lớp chủ nhiệm, nghiên cứu và phân tích mọi đặc điểm của đối tượng trong lớp và các yếu tố tác động đến các em bao gồm đặc điểm tâm sinh lý, nhân cách, năng lực của mỗi em, hoàn cảnh gia đình và sự quan tâm của gia đình đối với các em:
Để thực hiện được nhiệm vụ này, giáo viên chủ nhiệm phải kết hợp nhiềuphương pháp, phối hợp nhiều lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường Việcnhanh chóng hiểu từng em trong lớp là một nội dung và nhiệm vụ rất quan trọngcủa giáo viên chủ nhiệm Trên cơ sở đó, xây dựng một chương trình giáo dục, tổchức hoạt động toàn diện các mặt nhằm phát triển trí tuệ, nhân cách, năng lựccủa học sinh lớp chủ nhiệm trên nguyên tắc phát triển năng lực tự quản của cácem
4 Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, người giáo viên chủ nhiệm phải
tự hoàn thiện phẩm chất, nhân cách của người thầy giáo theo một số yêu cầu sau đây:
Trang 8- Trau dồi lòng yêu nghề, yêu thương học sinh, thực hiện trên hành động
“Tất cả vì học sinh thân yêu” Quan tâm tới mọi khía cạnh đối với từng học sinh
lớp chủ nhiệm, nhưng quan trọng nhất là giúp đỡ các em rèn luyện ý thức, thái
độ, hình thành những phẩm chất, tình cảm trong sáng đúng đắn, xây dựng chocác em hoài bão, lý tưởng sống cao đẹp
- Chỉ có thể phát huy ảnh hưởng tốt đến học sinh, khi bản thân giáo viênchủ nhiệm là một nhân cách tốt
- Chỉ có thể trở thành một giáo viên chủ nhiệm tốt khi thực sự giáo viênchủ nhiệm là một mẫu mực trong cuộc sống, giải quyết tốt các mối quan hệkhông chỉ đối với học sinh lớp chủ nhiệm mà còn đối với gia đình, đồng nghiệp,với mọi người trong cộng đồng nơi ở và toàn xã hội Giáo viên chủ nhiệm phải
là một mẫu mực của một công dân đối với nhiệm vụ được xã hội, nhà trườnggiao phó, thực hiện gương mẫu các quy định của pháp luật
5 Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên chủ nhiệm lớp
là không ngừng học tập chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, nhằm đổi mới phương pháp giáo dục, dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường:
Để đạt được mục tiêu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đội ngũ thầy cô giáo nói chung và giáoviên chủ nhiệm lớp nói riêng cần bồi dưỡng thường xuyên một số nội dung sauđây:
- Những tri thức mới và khả năng vận dụng tri thức khoa học đang giảngdạy vào cuộc sống
- Những tri thức khoa học công cụ: Tin học, Ngoại ngữ
- Những tri thức về khoa học có tính phương pháp luận như triết học,phương pháp tiếp cận các vấn đề tự nhiên, xã hội
- Những hiểu biết về khoa học xã hội, nhân văn, tri thức về lịch sử, vănhoá, pháp luật, tâm lý học, …
Trang 9- Ngoài những kiến thức xã hội nói chung, để làm tốt công tác, giáo viênchủ nhiệm phải không ngừng học tập bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm Trước hếtcần nắm vững lý luận giáo dục, lý luận dạy học, nắm vững cách tiến hành xã hộihoá giáo dục, huy động mọi tiềm năng của xã hội giáo dục học sinh lớp chủnhiệm, nắm vững phương pháp giáo dục cá nhân và giáo dục tập thể Đặt cánhân trong tập thể, dùng tập thể học sinh để giáo dục cá nhân.
- Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm cần trau dồi, nắm vững và biết sử dụngcác phương pháp khác như: giáo dục bằng truyền thống, giáo dục bằng hệ thốngviễn cảnh, giáo dục bằng kỷ luật sinh hoạt, … đó là những phương pháp giáodục hành vi đạo đức nhân cách học sinh có hiệu quả
Giáo viên chủ nhiệm hơn ai hết cần phải có một số năng lực, tính cách đểlàm tốt công tác chủ nhiệm như:
6 Giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức liên kết toàn xã hội để xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thống nhất hoạt động, thực hiện các mục tiêu, nội dung giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm:
Đây là một nhiệm vụ rất đặc trưng của giáo viên chủ nhiệm lớp, thể hiệnvai trò, chức năng tổ chức quản lý
Muốn thực hiện nhiệm vụ này, giáo viên chủ nhiệm cần tranh thủ tối đa
sự giúp đỡ của ban giám hiệu Cần hợp pháp hóa mọi hoạt động của giáo viênchủ nhiệm với tư cách là người đại diện hiệu trưởng
Vì vậy, mọi hoạt động đối ngoại nên lấy giấy giới thiệu của nhà trường,hoặc có sự tham dự của Ban giám hiệu
Trang 10 Nhiều hơn một tuổi là: 02 em
II Những thuận lợi:
- Là giáo viên dạy nhiều năm tích luỹ được một số kinh nghiệm tronggiảng dạy và công tác trong chủ nhiệm
- Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường
- Được sự quan tâm của chính quyền địa phương cùng với sự nhiệt tìnhcủa Ban Đại diện cha mẹ học sinh
- Phòng học, cơ sở vật chất được trang bị tương đối đầy đủ, sạch sẽ,thoáng mát
III Những khó khăn:
- Điều kiện, phương tiện học tập của học sinh ở vùng sâu còn nhiều hạn chế
- Điều kiện học tập ở nhà của các em còn nhiều khó khăn
- Lớp học tương đối đông
IV Những nhiệm vụ cần đạt được trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3:
1 Nhiệm vụ 1: Tôn trọng ngưởi khác và có mối quan hệ cá nhân tốt.
1.1: Kính trọng thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi:
- Lễ phép chào hỏi thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi
Trang 11- Xưng hô đúng mực với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi.
- Không nói xen ngang khi người lớn nói chuyện
1.2: Đoàn kết, ứng xử tốt với bạn bè:
- Đoàn kết với bạn bè trong và ngoài lớp
- Giúp đỡ bạn bè trong và ngoài lớp
- Ứng xử đúng mực với bạn bè
2 Nhiệm vụ 2: Thể hiện thái độ ứng xử tích cực trong trường.
2.1: Đi học đều và đúng giờ:
- Nghỉ học có xin phép
- Đến lớp học đúng giờ
- Ít khi nghỉ học
2.2: Góp phần giữ gìn trật tự lớp học:
- Không nói chuyện riêng
- Tích cực tham gia các hoạt động học tập
- Chú ý nghe thầy giáo, cô giáo giảng bài
3 Nhiệm vụ 3: Chăm sóc giữ gìn vệ sinh thân thể và hình thức của bản
- Giữ gìn vệ sinh khi ăn uống
4 Nhi ệm vụ 4: Đóng góp vào các hoạt động của trường học
4.1: Tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp:
- Tham gia đầy đủ các hoạt động tập th ể của trường, lớp
Trang 12- Nhiệt tình đóng góp cho các hoạt động chung.
- Khuyến khích các bạn trong lớp cùng tham gia các hoạt động chung.4.2: Giữ gìn, bảo vệ tài sản của cá nhân, trường, lớp và nơi công cộng:
- Bước đầu biết thực hiện các quy tắc về an toàn giao thông và trật tự xãhội
Trang 13D BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
I Tìm hiểu, phân loại học sinh lớp chủ nhiệm lớp:
1.Tìm hiểu hoàn cảnh sống của từng học sinh:
Đầu năm học 2009 – 2010, sau khi được sự phân công của Ban giámhiệu nhà trường là chủ nhiệm lớp 31 tôi liền thực hiện một số công việc để nắmbắt tình hình học sinh của lớp mình như sau:
- Nhận hồ sơ bàn giao của giáo viên chủ nhiệm năm học 2008 – 2009.Vừa kiếm tra hồ sơ bàn giao vừa tranh thủ trao đổi với giáo viên chủ nhiệm củalớp cũ về tình hình của lớp như: chất lượng hạnh kiểm, thái độ học tập, lao độngcác công tác khác, …
- Nắm lý lịch trích ngang của học sinh, đối chiếu với hồ sơ của học sinh,nắm vững hoàn cảnh điều kiện sống của gia đình từng học sinh từng em về điềukiện sinh hoạt vật chất (kinh tế đầy đủ hay túng thiếu), điều kiện sinh hoạt tinhthần (có các phương tiện nghe nhìn hay không), tình cảm gia đình đầy đủ, ấmcúng hay thiếu thốn, quan hệ của gia đình (bố, mẹ) tốt hay không tốt với hàngxóm láng giềng Nhờ vào việc tìm hiểu nắm vững gia phong, gia cảnh, hoàncảnh sống của từng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm, tôi đã biết được nguyênnhân những yếu tố tích cực hoặc tiêu cực, những thuận lợi hay khó khăn đangtác động cho học sinh Đồng thời biết phương pháp giáo dục của gia đình (tốthay chưa tốt) để có thể tham mưu, tư vấn và phối hợp với gia đình, lựa chọnphương pháp tác động phù hợp
Kết quả tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh lớp 3/1 do tôi chủ nhiệm:
Tổng số học sinh 41/16 nữ
Hoàn cảnh kinh tế gia đình:
+ Sung túc: 04 hộ+ Đủ ăn: 26 hộ+ Hộ nghèo: 09 hộ
Trang 14+ Hoàn cảnh éo le: 02 hộ
Đây là cơ sở ban đầu để tôi đề ra biện pháp trong quá trình thực hiện nămhọc
2.Tìm hiểu những đặc điểm về thể chất, sinh lý của từng học sinh:
Xác định cần phải nắm vững, chính xác về thể lực (chiều cao, cânnặng…) sức khỏe (khoẻ mạnh hay bệnh tật gì, vóc dáng bình thường hay khuyếttật, gù, thọt, mắt kém hay kém tai…) Nhờ đó, giáo viên sẽ hướng sự quan tâmcủa cả lớp tới việc giúp những em khỏe phát huy mặt mạnh (đảm nhận nhữngcông việc nặng nhọc, giúp đỡ bạn yếu hơn) đồng thời hướng sự quan tâm, thôngcảm, giúp đỡ của cả lớp đối với những bạn có thể trạng không bình thường kémmắt, kém tai ngồi ở vị trí thuận lợi nhất để học có hiệu quả; thông cảm, gần gũi,giúp đỡ các bạn hoà nhập nhằm hạn chế và mặc cảm về khuyết tật của mìnhcùng nhau phấn đấu vươn tới mục tiêu chung trong tình cảm của tập thể lớp đoànkết thân ái
3 Tìm hiểu về tâm lý của mỗi học sinh:
Việc nắm vững đặc điểm tâm lý của mỗi học sinh trong quá trình dạy họcrất quan trọng vì nó giúp tôi lựa chọn, sử dụng những phương pháp giáo dục phùhợp với từng học sinh, đặc biệt là giáo dục học sinh cá biệt
Vì thế, tôi luôn luôn gần gũi, quan tâm chăm sóc các em, phát hiệnnhững khả năng nhận thức, tư duy ở mỗi em (thông minh, nhanh nhẹn hay bìnhthường hoặc chậm) trong học tập, lao động, vui chơi, giao tiếp; tác phong hoạtbát hay chậm chạp, hứng thú hoạt động, sở thích nhu cầu giao tiếp và tình cảmcủa mỗi em (thích giao tiếp, cởi mở hay lầm lì, ưu tư…) hoặc tính cẩn thận,chính chắn trong học tập sinh hoạt hay cẩu thả, bồng bột, tính hiền dịu hay nóngnảy, …
4 Nắm vững tính cách và những hành vi đạo đức của từng học sinh:
Trang 15mạnh dạn hay nhút nhát, vị tha hay ích kỷ với bạn bè và mọi người; có tính tựlập hay ỷ lại dựa dẫm vào người khác; biết tự trọng, có ý thức xây dựng bảo vệ
danh dự bản thân và tập thể hay là vô tổ chức kỷ luật; biết kính trên, nhườngdưới, tôn trọng mọi người, tôn trọng pháp luật, tôn trọng bản thân hay sốngbuông thả, tuỳ tiện vô văn hoá, đặc biệt quan tâm đến thái độ, cách ứng xử củahọc sinh đối với các thành viên trong gia đình, đối với thầy cô giáo và bạn bèđúng hay chưa đúng chuẩn mực đạo đức; ở mỗi em có năng khiếu và sở thích gì?(môn học nào, hoạt động nào, văn nghệ hay thể thao…)
Tìm hiểu tính cách hành vi đạo đức và sở thích của từng học sinh rấtquan trọng và cần thiết, nó giúp tôi tác động những tác động sư phạm phù hợpnhằm khơi dậy và phát huy được mặt mạnh sẵn có ở các em đồng thời hìnhthành, phát triển những phẩm chất cần thiết Xây dựng cho từng em có cuộcsống tâm hồn, tình cảm phong phú, trong sáng cao cả và nhân hậu, có năng lực
và sức khoẻ dồi dào làm nền móng ban đầu để đào tạo đội ngũ kế thừa phục vụcho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước
II Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm:
Để tiến hành xây dựng lớp thành một tổ chức tập thể đoàn kết nhất trí,biết tự quản các công việc của tập thể lớp, tôi thực hiện một số công việc nhưsau:
1 Tổ chức “Bộ máy tự quản” của lớp:
- Sau khi tìm hiểu về trình độ của từng học sinh tôi thiết lập “Bộ máy tự
Trang 16- Lớp trưởng: phụ trách chung
động của lớp
- Tổ học tập: chia làm 04 tổ, trong từng tổ sắp xếp xen kẽ trình độ học
sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, phân công các bạn khá giỏi giúp đỡ các bạn yếu
Tổ trưởng điều khiển hoạt động của tổ, có sổ theo dõi đánh giá và tổng hợp đánhgiá các hoạt động của tổ vào cuối tuần (trong tiết sinh hoạt tập thể) Lớp trưởng
sẽ tổng hợp báo cáo Tôi dựa trên cơ sở này điều chỉnh hoạt động của lớp để đạthiệu quả cao hơn cho những tuần học kế tiếp
2 Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ cho từng loại cán bộ tự quản:
Để rèn luyện cho đội ngũ cán bộ tự quản của lớp có phong cách hoạtđộng hiệu quả, khoa học tôi thường xuyên nhắc nhở và quy định cụ thể tráchnhiệm của từng loại cán bộ tự quản của lớp
Tổ chức theo dõi hoạt động tự qủan của lớp (dưới sự chỉ đạo, cố vấn củagiáo viên chủ nhiệm) như: các tiết sinh hoạt tập thể của lớp hàng tuần, các cuộchọp cán bộ cốt cán của lớp, các hoạt động giáo dục theo quy mô lớp Luôn luôn
có trách nhiệm quản lý lớp trong mọi hoạt động tập thể của trường, nhận xét,đánh giá kết quả thi đua các mặt của lớp hàng tháng, học kỳ và năm học
Tổ chức điều khiển các hoạt động tự quản học tập của lớp, tổ chức tìmhiểu giải đáp thắc mắc trong học tập, tổ chức trao đổi kinh nghiệm học tập; phụtrách, điều khiển các tổ trưởng, các cán sự bộ môn hoạt động tự học, có kế hoạchgiúp đỡ các bạn học kém; theo dõi, đánh giá kết quả học tập của lớp hàng tuần,hàng tháng, học kì và báo cáo với giáo viên chủ nhiệm trao đổi với đội ngũ tựquản để có nhận định đánh giá hoạt động chung của lớp
Trang 17bộ tổ điều khiển các hoạt động văn hoá – văn nghệ - thể thao của lớp, nhận xétđánh giá kết quả trước lớp và báo cáo cho lớp trưởng.
Nhận nhiệm vụ, tổ chức, phân công điều khiển các buổi lao động, vệ sinhcủa lớp, nhận xét, đánh giá kết quả Tuỳ theo từng công việc, lớp phó có thể tổchức điều khiển trực tiếp cả lớp hoạc thông qua các tổ trưởng dán tiếp theo dõi
có nhận xét, đánh giá hàng tháng (hoặc học kỳ) lớp phó tổng hợp kết quả và báocáo kết quả truớc lớp
Theo dõi và điều khiển các hoạt động của tổ, nắm được tình hình cụ thể
để học tập, kỷ luật của từng tổ viên, tổng hợp kết quả báo cáo hàng tuần nhắcnhở, động viên các thành viên của tổ và báo cáo kết quả với ban cán sự lớp
Nhận nhiệm vụ từ tổ trưởng và lớp phó liên quan, tổ chức phân công theodõi các tổ viên thực hiện; nhận xét, báo cáo cho tổ trưởng và lớp phó liên quan
Nhắc nhở các bạn trong nhóm (cùng bàn) giữ trật tự kỷ luật trong giờhọc Kiểm tra truy bài đầu giờ, nhắc nhở các bạn hoàn thành bài tập các môn họcmỗi ngày
Theo dõi kiểm tra, đánh giá, giữ trật tự, kỷ luật, thực hiện nội quy của lớp
và tổ, báo cáo kết quả hàng tuần, hàng tháng cho lớp trưởng và báo cáo trước lớp
3 Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn nội dung ghi chép sổ công tác cho từng loại cán bộ:
Trang 18Ghi nhận nhiệm vụ của lớp trưởng, kế hoạch phấn đấu của lớp (nội dung,chỉ tiêu, biện pháp) cả năm và từng tháng; ghi chép tình hình hàng tuần do lớpphó, tổ trưởng, sao đỏ, … cung cấp.
Ghi nhiệm vụ của lớp phó, dự kiến kế hoạch hàng tháng (tóm tắt); kếtquả hoạt động hàng tuần, hàng tháng
Ghi tóm tắt nhiệm vụ của tổ trưởng, danh sách và địa chỉ của tổ viên; kếtquả học tập (điểm tốt, xấu) kỉ luật trật tự, chấp hành nội quy và kết quả xếp loạihoạt động của tổ viên hàng tháng
Ghi chép tình hình kỉ luật trật tự, đạo đức hàng ngày (trong và ngoài giờhọc) ghi việc tốt, hành vi chưa tốt, thời gian cụ thể; nhận xét hàng tuần, hàngtháng đối với các tổ để báo cáo cho đội trưởng sao đỏ tổng hợp đánh giá chung
4 Giáo viên chủ nhiệm cần có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tự quản:
Sau khi thành lập đội ngũ cán bộ tự quản của lớp, hướng dẫn cho các emcách thức hoạt động, tôi luôn thường xuyên bồi dưỡng cho các em về nhận thức(vị trí, vai trò nhiệm vụ của từng em trong tập thể); bồi dưỡng về nội dung, đặcbiệt là các phương pháp công tác thông qua các hoạt động thực tiễn nhằm pháthuy năng lực tự quản, tính sáng tạo của các em
Tổ chức cho các em phân tích, đánh giá, khái quát hoá kinh nghiệm hoạtđộng; kiểm tra đánh giá hoạt động, của các em giúp các em khắc phục khó khăn,động viên kịp thời những cố gắng, bảo vệ xây dựng và những uy tín của các emvới tập thể
Qua quá trình học tập, hoạt động các mặt với một đội ngũ cán bộ tự quảnvừa có năng lực quản lý, gương mẫu mọi mặt với tập thể lớp đã góp phần rất lớntrong công tác chủ nhiệm của lớp tôi