1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quan niệm của nho giáo về gia đình và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng gia đình việt nam hiện nay

99 44 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan niệm của Nho giáo về gia đình và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay
Tác giả Đặng Thị Hồng Hạnh
Người hướng dẫn PGS. TS. Lê Thị Lan
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ Triết Học
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 116,42 KB

Nội dung

Khi du nhập vào Việt Nam,Nho giáo cũng được giai cấp phong kiến Việt Nam sử dụng làm hệ tư tưởngthống trị và có ảnh hưởng to lớn, lâu dài đến mọi mặt đời sống của dân tộc ta.Trong đó, qu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



ĐẶNG THỊ HỒNG HẠNH

QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ GIA ĐÌNH VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG GIA

ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

-

ĐẶNG THỊ HỒNG HẠNH

QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ GIA ĐÌNH VÀ

Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG

GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Triết học

Mã số:

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS LÊ THỊ LAN

HÀ NỘI - 2012

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Lê Thị Lan.

Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày tháng năm 2012.

Tác giả luận văn

Đặng Thị Hồng Hạnh

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ GIA ĐÌNH 9

1.1 Quá trình hình thành và phát triển quan niệm của Nho giáo về gia đình 10 1.1.1 Quan niệm của Nho giáo Tiên Tần về gia đình (Thế kỷ VI trước Công nguyên - Thế kỷ III trước Công nguyên) 10 1.1.2 Sự phát triển của quan niệm Nho giáo về gia đình 14

1.2 Những nội dung cơ bản của Nho giáo về gia đình 20

1.2.1 Tôn ti trật tự trong gia đình 20

1.2.2 Gia đạo và các chuẩn mực đạo đức 23

Chương 2 Ý NGHĨA CỦA QUAN NIỆM NHO GIÁO VỀ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY38 2.1 Ảnh hưởng của quan niệm Nho giáo đối với gia đình truyền thống Việt Nam 38 2.1.1 Ảnh hưởng tích cực 38

2.1.2 Những mặt hạn chế 46

2.2 Phát huy các giá trị của Nho giáo về gia đình trong gia đình Việt Nam hiện nay 50 2.2.1 Thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay 50

2.2.2 Phát huy mặt tích cực của quan niệm Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay 73 KẾT LUẬN 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức được giai cấp phongkiến Trung Quốc lấy làm hệ tư tưởng thống trị Khi du nhập vào Việt Nam,Nho giáo cũng được giai cấp phong kiến Việt Nam sử dụng làm hệ tư tưởngthống trị và có ảnh hưởng to lớn, lâu dài đến mọi mặt đời sống của dân tộc ta.Trong đó, quan niệm và khuôn mẫu của Nho giáo về gia đình với những yêucầu chặt chẽ về đạo đức thực sự có tác dụng xây dựng và giữ gìn nền nếp củacác gia đình, dòng họ, góp phần ổn định trật tự xã hội và định hướng lý tưởngcho hành động của mỗi cá nhân

Tuy nhiên, trong gần một thế kỷ trở lại đây, sự thâm nhập của chủ nghĩa

đế quốc và của nền văn minh công nghiệp đã tác động mạnh mẽ đến gia đìnhtruyền thống, làm thay đổi sâu sắc nhận thức và thái độ ứng xử của mỗi conngười về gia đình Những nhà cách tân Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam bắt đầulên án những điều không hợp lý, thiếu nhân đạo trong các quan hệ gia đình kiểuNho giáo Ở Trung Quốc, Đàm Tự Đồng, Khang Hữu Vi đã từng nhiều lần lên

án sự bất bình đẳng trong đạo lý “luân thường” của Nho giáo Lỗ Tấn là ngườilên tiếng mạnh nhất đối với cái đạo lý trong gia đình Nho giáo Ông coi chủtrương “vô cải” của Nho giáo (3 năm không thay đổi đạo cha) là “căn bệnh làmcho con cái thụt lùi” Ở Việt Nam, sau khi Pháp xoá bỏ chế độ khoa cử Nho họcnăm 1919, đặc biệt là từ sau Cách mạng tháng Tám, Nho giáo đã bị đánh đổcùng với cơ sở chính trị - xã hội của xã hội cũ, thì quan niệm về gia đình theoNho giáo không còn điều kiện thuận lợi để tồn tại trước sức tiến công của chế độmới và quan niệm mới xã hội chủ nghĩa về gia đình

Hiện nay, chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa Việc đổi mới, mở cửa và giao lưu kinh tế, văn hoá với thế giới

đã tạo cho Việt Nam đạt được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực kinh tế,

Trang 6

xã hội Điều đó đang thúc đẩy Việt Nam chuyển mình mạnh mẽ từ truyềnthống sang hiện đại, trong đó có lĩnh vực gia đình Những chuẩn mực của giađình truyền thống đã bị mai một và phần nào không còn phù hợp với xã hộihiện đại Sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường tới gia đình đã làm cholối sống, nếp sống, các mối quan hệ trong gia đình và đặc biệt là suy nghĩ củatừng cá nhân thay đổi theo nhiều hướng khác nhau Những nét đẹp mới củagia đình hiện đại như vai trò bình đẳng, tính chủ động, tích cực của các thànhviên trong gia đình, chức năng gia đình được xã hội hoá và nâng cao góp phầntích cực vào sự phát triển của xã hội… Nhưng bên cạnh đó, nhiều hiện tượngnhức nhối về đạo đức, văn hoá gia đình đã xuất hiện như: cha mẹ vô tráchnhiệm, đối xử tàn ác với con cái, con cái ngược đãi ông bà, cha mẹ, anh embất hoà, vợ chồng mâu thuẫn… khiến các giá trị gia đình bị xâm phạm nặng

nề, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như toàn

xã hội Trước nguy cơ các nét đẹp về trật tự và đạo đức của gia đình truyềnthống bị mất mát bởi các tác động của cuộc sống hiện đại, khuynh hướng nuốitiếc các tập quán gia đình tốt đẹp mà Nho giáo đã tạo dựng, hy vọng phục hồitrở lại các trật tự gia đình cha ra cha, con ra con, chồng ra chồng, vợ ra vợ…cũng trở nên ngày một mạnh mẽ

Trước thực trạng trên, nhiều vấn đề bức thiết về gia đình đang được đặt

ra như: “Gia đình Việt Nam sẽ biến đổi ra sao và có vai trò như thế nào trongthời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước?”; “Những gì đã và đang diễn

ra đối với các nước phương Tây có phải là hình ảnh tương lai của gia đìnhViệt Nam hay không?”; “Làm thế nào để có sự đánh giá đúng đắn học thuyếtNho giáo về vấn đề gia đình?”… Nhiều nghiên cứu gần đây đã khẳng địnhđạo đức gia đình Nho giáo vẫn còn nhiều điều hữu ích mà ta đã vội lãng quênhoặc bỏ đi rất cần được nuôi dưỡng trở lại để giáo dưỡng trẻ thơ, tạo dựng giađình nề nếp, góp phần làm lành mạnh xã hội

Trang 7

Như vậy, một hiện thực là cho đến nay, chúng ta chưa có sự thống nhấttrong việc đánh giá học thuyết Nho giáo về vấn đề gia đình Đã có nhiều cuộchội thảo, nhiều đề tài nghiên cứu về Nho giáo, về gia đình ở những khía cạnhkhác nhau một cách chuyên sâu nhưng đời sống hiện thực đòi hỏi chúng taphải đánh giá một cách toàn diện và khoa học quan niệm của Nho giáo về giađình và ý nghĩa của nó trong việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay Trên

cơ sở đó, chúng tôi chọn đề tài: “Quan niệm của Nho giáo về gia đình và ý

nghĩa của nó đối với việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay” nhằm làm

sáng tỏ vấn đề trên

2 Tình hình nghiên cứu

Quan niệm về gia đình là một bộ phận của học thuyết Nho giáo vì vậycác công trình nghiên cứu về Nho giáo đều ít nhiều bàn đến vấn đề này Tuynhiên có nhiều cách nhìn nhận khác nhau, có thể khái quát thành 2 khuynhhướng chính sau:

Khuynh hướng thứ nhất: Phủ nhận giá trị của học thuyết Nho giáo nóichung với xã hội mới, trong đó có quan niệm về gia đình Khuynh hướng này

là phổ biến trước thời kỳ đổi mới

Khuynh hướng thứ hai: Cho rằng Nho giáo có những mặt tích cực vàhạn chế nên cần thiết phải phê phán, lọc bỏ những hạn chế và kế thừa pháthuy những hạt nhân hợp lý trong quá trình xây dựng xã hội mới Khuynhhướng này đã xuất hiện từ lâu nhưng chỉ trở nên phổ biến từ khi nước ta bướcvào thời kỳ đổi mới Điều này được thể hiện khá rõ trong: “Nho giáo ở ViệtNam” (GS Vũ Khiêu), “Nho giáo xưa và nay” (Quang Đạm), “Đến hiện đại

từ truyền thống” (GS Trần Đình Hượu),… và một số bài viết trên các tạp chí

Như vậy, nghiên cứu về Nho giáo và gia đình không phải là lĩnh vựcmới, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau:

Về Nho giáo:

- Công trình “Chu dịch quốc âm dẫn giải” và “Khổng học đăng” lànhững tác phẩm bàn về Nho giáo của Phan Bội Châu, một đại diện lớn nhất

Trang 8

cho thế hệ các nhà Nho yêu nước đầu thế kỷ XX Ở những tác phẩm này PhanBội Châu đã đứng ở vị trí một nhà Nho có tư tưởng tiến bộ mà giải thíchnhững kinh điển chủ yếu của Nho giáo Phan Bội Châu đã sớm nhận ra nhiềuđiểm hạn chế của đạo hiếu trong Nho giáo đã trói buộc bao thế hệ các thanhniên trong việc thực hiện “trung quân, ái quốc” Đặc biệt, trong “Khổng họcđăng” ông đã giải thích rõ động cơ, mục đích và cả phương pháp học tập đạothánh hiền hướng theo tinh thần trung quân, ái quốc, giải phóng con ngườikhỏi những suy nghĩ và khuôn khổ hạn hẹp của đạo hiếu.

- “Nho giáo” của Trần Trọng Kim là một tác phẩm khá đồ sộ, về nộidung của tác phẩm này như chính tác giả đã nói “tựa cái bản đồ vẽ cái nền Nhogiáo cũ, thì dẫu hay dở thế nào mặc lòng, cốt nhất là phải vẽ cho đúng” [42, tr.10],đặc biệt tác giả còn khẳng định cách học Nho giáo là phải hiểu cái tinh thần vànghĩa lý của Nho giáo, phải theo thời mà biến đổi cho hợp thời - có thể thấyphương pháp tiếp cận này là có cơ sở hợp lý

- “Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam” của GS Phan Đại Doãn - Nhàxuất bản Chính trị quốc gia - Hà Nội (1999) đề cập đến một số vấn đề, trong đó GSphân tích ảnh hưởng của Nho giáo đối với gia đình truyền thống Việt Nam tươngđối sâu sắc

- “Nho giáo Trung Quốc” của Nguyễn Tôn Nhan - Nhà xuất bản Vănhoá thông tin (2005) cho chúng ta cái nhìn toàn diện về sự ra đời và phát triển củaNho giáo qua các triều đại phong kiến Trung Quốc và khái quát diện mạo Nhogiáo ở Việt Nam

- “Nho giáo và gia đình” - Nhà xuất bản Khoa học Xã hội - Hà Nội(1995) của GS Vũ Khiêu phân tích các tư liệu Nho giáo bàn về gia đình một cáchkhá toàn diện

Ngoài ra còn phải kể đến một số tác phẩm tiêu biểu khác như:

- “Đạo Nho và văn hoá Phương Đông” - Nhà xuất bản Giáo dục (2002) của Hà Thúc Minh

Trang 9

- “Sự tái sinh của truyền thống: Cách tiếp cận mới về Nho giáo” - ThẩmThanh Tùng (Nguyễn Tài Thư dịch) - Nhà xuất bản Phương Đông - Cà Mau

Về gia đình, tiêu biểu là đề tài: “Vai trò của gia đình trong sự hình

thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam” (Mã số KX 07-09) thuộcchương trình Khoa học Công nghệ Nhà nước: “Con người Việt Nam: mụctiêu và động lực phát triển kinh tế xã hội (Mã số KX 07) do GS Lê Thi làmchủ nhiệm đề tài

- “Gia đình Việt Nam thời mở cửa” - Nguyễn Thị Oanh - Nhà xuất bản Trẻ (1998)

- Hội thảo khoa học: “Gia đình Việt Nam, các nguồn lực, các tráchnhiệm trong sự đổi mới của đất nước và vấn đề xây dựng con người do Trung tâmNghiên cứu Khoa học về Phụ nữ tổ chức tháng 4 năm 1995

Bên cạnh đó, nhiều luận án tiến sỹ cũng bàn về Nho giáo và gia đình ở những khía cạnh khác nhau, tiêu biểu là:

- “Quan niệm Nho giáo về các mối quan hệ xã hội, ảnh hưởng và ýnghĩa của nó đối với xã hội ta ngày nay” - Luận án Tiến sỹ Triết học:5.01.01/Nguyễn Văn Bình - H, 2001 (Thư viện quốc gia)

- “Quan niệm Nho giáo về giáo dục con người và ý nghĩa của nó vớiviệc giáo dục con người ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa -Luận án Tiến sỹ Triết học: 5.01.02/Nguyễn Thị Nga - H, 1999 (Thư viện quốcgia)

Trang 10

- “Quan niệm Nho giáo về con người, về giáo dục và đào tạo conngười” - Luận án Tiến sỹ Triết học: 62.22.80.01/Nguyễn Thị Tuyết Mai - H, 2005(Thư viện quốc gia).

- “Sự biến đổi chức năng xã hội hoá của gia đình Việt Nam từ truyềnthống đến hiện đại” - Luận án Phó tiến sỹ khoa học kinh tế: 5.01.09/Lê Ngọc Văn(Thư viện quốc gia)

- “Gia đình Việt Nam và vai trò người phụ nữ hiện nay” - Luận án Tiến

sỹ Triết học: 5.01.03/Dương Thị Minh - H, 2003 (Thư viện quốc gia)

Ngoài ra, các tạp chí: Lý luận chính trị, Nghiên cứu lý luận, Triết học,Hán Nôm, Xưa và nay, Đông Nam Á… cũng có nhiều bài viết phản ánhnhững khía cạnh khác nhau về Nho giáo, gia đình và ảnh hưởng của quanniệm Nho giáo đối với gia đình Việt Nam hiện nay, tiêu biểu là:

- Nguyễn Đình Chú “Hiện nay với Nho giáo” - Tạp chí Hán Nôm số1/2005

- Minh Anh “Tư tưởng Nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay” - Tạp chí Triết học Số 10/2005

- Minh Anh “Về học thuyết luân lý và đạo đức của Nho giáo” - Tạp chí Triết học Số 8/2004

- Phan Đại Doãn “Nho giáo Việt Nam” - Tạp chí Xưa và nay Số 230/2005

229 Chương Thâu “Về việc nghiên cứu và ứng dụng Nho giáo, Đạo giáo ởTrung Quốc hiện nay” - Tạp chí Triết học Số 5/2006

- Tử Hoàn “Nho giáo với gia đình Việt Nam truyền thống” - Tạp chí Đông Nam Á Số 12/2004

- Lê Văn Quán “Bước đầu tìm hiểu luân lý đạo đức trong truyền thống văn hoá Nho giáo” - Tạp chí Hán Nôm Số 2/2004

- Lã Minh Hằng “Bàn về công, dung, ngôn, hạnh trong các sách gia

Trang 11

Tuy nhiên, theo sự tìm hiểu của chúng tôi có thể nói rằng cho đến naychưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu và có tính hệ thống quan niệmcủa Nho giáo về gia đình và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng gia đìnhViệt Nam hiện nay Những thành tựu nghiên cứu và những gợi ý của các tácgiả nói trên là những tài liệu tham khảo để tôi viết luận văn này.

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích của luận văn

Luận văn nhằm trình bày một quan niệm đầy đủ của Nho giáo về giađình và nêu lên ý nghĩa của quan niệm đó đối với việc xây dựng gia đình ViệtNam hiện nay

3.2 Nhiệm vụ của luận văn

Một là: Tìm hiểu một cách có hệ thống quan niệm Nho giáo về giađình Phân tích nội dung của quan niệm đó để thấy được những giá trị và hạnchế của nó

Hai là, phân tích và đánh giá những ảnh hưởng của quan niệm Nho giáođối với gia đình truyền thống Việt Nam trong lịch sử Từ đó chỉ ra được ýnghĩa của việc phát huy tính tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của quan niệmNho giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay

4 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu quan niệm của Nho giáo về gia đình, ảnh hưởng

và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay Vì vậyđối tượng nghiên cứu của luận văn là những nội dung tư tưởng của Nho giáobàn về gia đình và những quy tắc trong quan hệ gia đình, những quan niệm cơbản về gia đình của xã hội phong kiến, những quan điểm của Nhà nước ta vềgia đình thông qua các văn kiện của Đảng Ngoài những tư liệu chính yếu đó,các quan điểm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề trêncũng là đối tượng tham khảo của luận văn

Trang 12

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn được xây dựng trên cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩaMác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách của Nhànước là kim chỉ nam cho việc phân tích, đánh giá những quan niệm của Nhogiáo về gia đình và mức độ ảnh hưởng của nó

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp logíc kết hợp với lịch sử, theo quanđiểm lịch sử - cụ thể của khoa học lịch sử triết học để nghiên cứu Ngoài ra,luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như: hệ thống, phân tích, sosánh, tổng hợp… nhằm tái hiện lại một cách chân thực và đánh giá kháchquan những quan niệm của Nho giáo về gia đình

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn góp phần vào việc hệ thống hóa quan niệm của Nho giáo vềgia đình, chỉ ra ảnh hưởng và ý nghĩa của nó đối với gia đình Việt Nam hiệnnay Từ đó, luận văn góp phần vào việc xây dựng một quan niệm đúng đắn vềgia đình và làm lành mạnh hoá các quan hệ trong gia đình theo yêu cầu đạođức mới trong giai đoạn hiện nay

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc kế thừa,phát huy những giá trị tích cực của Nho giáo về gia đình trong quá trình xâydựng gia đình văn hoá hiện nay

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiêncứu, giảng dạy và học tập môn Lịch sử triết học Phương Đông

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận vănbao gồm 2 chương, 4 tiết:

Chương 1 Quan niệm của Nho giáo về gia đình.

Chương 2 Ý nghĩa của quan niệm Nho giáo về gia đình đối với việc

xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay

Trang 13

Chương 1 QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ GIA ĐÌNH

Thời kỳ lịch sử Cổ - Trung đại, Trung Quốc là một trong những trungtâm văn minh lớn của thế giới Giai đoạn này, Trung Quốc có nhiều phát minh

vĩ đại như phát minh ra chữ viết, giấy, nghề in, thuốc súng, thiên văn học…Cùng với Ấn Độ và các dân tộc phương Đông khác, Trung Quốc còn là quêhương của nhiều trường phái triết học lớn, là chiếc nôi của nhiều nhà tưtưởng Trong lịch sử cũng như hiện tại việc đánh giá vai trò của triết học, tôngiáo Trung Quốc đối với sự phát triển của các nước chịu ảnh hưởng Hán hóavẫn được nhiều người quan tâm bàn luận Trong đó, Nho giáo là một họcthuyết chính trị - đạo đức ra đời trong thời Xuân Thu - Chiến quốc, là giaiđoạn lịch sử đầy biến động của xã hội Trung Hoa cổ đại trong quá trìnhchuyển biến sang xã hội phong kiến, kéo dài từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứIII trước Công nguyên Trong Sử ký, Tư Mã Thiên miêu tả thời kỳ này là thờiđại “vương đạo suy vi”, “bá đạo” cường thịnh lấn át “vương đạo”, chế độ tôngpháp của nhà Chu bị đảo lộn, đạo lý nhân luân suy đồi “vua không phải đạo vua,tôi không phải đạo tôi, cha không phải đạo cha, con không phải đạo con” [72,tr.28] Trong bối cảnh xã hội như vậy, các nhà tư tưởng có tâm huyết đua nhau tìmkiếm nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm ổn định trật tự xã hội Đây là thời

kỳ tư tưởng triết học Trung Quốc phát triển nở rộ, nhiều triết thuyết xuất hiện như:Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia,… Người ta gọi đó là thời kỳ “bách hoa tềphóng, bách gia tranh minh” (trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng) Trong số đó,Nho giáo là một trong những học thuyết có sức sống lâu dài nhất và Khổng Tử(551-479 TCN) là người có công sáng lập trên cơ sở tổng kết lịch sử và nâng thànhmột học thuyết có hệ thống Các triều đại phong kiến Trung Quốc xem Khổng Tử

là người thầy của muôn đời “vạn thế sư biểu” Khổng Tử cho rằng: xã hội loạn lạc

là bởi con

Trang 14

người “vô đạo”, cần đưa con người trở về “hữu đạo” bằng con đường giáohóa Nghĩa là muốn con người trở nên hữu đạo cần phải dạy bảo, khuyên răn

ấy gọi là giáo “Đạo” nhờ có “giáo” mới vững vàng, sâu sắc, rộng khắp Nhogiáo coi gia đình là cơ sở của xã hội nên nơi đầu tiên tiến hành giáo hóa đó làgia đình Nho giáo còn nhấn mạnh việc “trị quốc”, “bình thiên hạ” phải bắtđầu từ “tu thân”, “tề gia” - đó là những tư tưởng cơ bản của Nho giáo để giáohóa con người, đều lấy điểm khởi đầu là gia đình để góp phần ổn định trật tự

xã hội Mỗi thời điểm lịch sử đều có những quan điểm khác nhau nhưng về cơbản các nhà Nho đời sau tiếp tục bổ sung và phát triển quan điểm của Khổng

em, vợ lìa chồng thường xuyên xảy ra… Để lập lại trật tự xã hội, các nhà Nhochủ trương dùng “đức trị” Có thể nói, “Nhân” là quan niệm tiêu biểu trong tưtưởng Khổng - Mạnh, trong đó “Hiếu đễ” là gốc của Nhân Hai chữ “Hiếu”,

“Đễ” là biểu hiện của mối quan hệ cha con, anh em trong gia đình

Trong học thuyết Nho giáo, gia đình là một phạm trù lớn, chứa đựngnhiều nội dung thâm thúy, ý nghĩa sâu xa có nhiều ảnh hưởng đến những phạmtrù khác về đạo đức và cuộc sống con người Coi gia đình là cơ sở của xã hội,

Trang 15

Nho giáo nêu cao nguyên lý thiên hạ quốc gia và dẫn giải rằng: gốc của thiên

hạ là nước, gốc của nước là nhà, gốc của nhà là bản thân (Thiên hạ chi bản tạiquốc, quốc chi bản tại gia, gia chi bản tại thân) [14, tr.13] Chính vì thế, muốntrị nước trước hết phải yên nhà (Dục trị kỳ quốc giả, tiên tề kỳ gia) [15, tr.21].Bậc quân tử trước hết phải làm cho nhà mình tề chỉnh thì dân chúng mới làmtheo, do đó mà tề chỉnh được mọi nhà dân, trị yên được cả nước “Một nhànhân hậu thì cả nước dấy lên nhân hậu Một nhà lễ nhượng thì cả nước dấylên lễ nhượng” (Nhất gia nhân, nhất quốc hưng nhân; nhất gia nhượng, nhấtquốc hưng nhượng) [15, tr.20] Đạo Khổng xem gia đình là một trong ba khâukhông thể thiếu của hoạt động con người: Tu thân, tề gia, trị quốc

Nho giáo xây dựng nên những mối quan hệ chặt chẽ trong gia đình

“Cha ra cha, con ra con, anh ra anh, em ra em, chồng ra chồng, vợ ra vợ, thế

là gia đạo chính” Trong ba mối quan hệ (cha con, chồng vợ, anh em) làm nêncái gọi là “gia đạo chính” ấy, thì quan hệ cha con, anh em tiêu biểu bằng chữHiếu và chữ Đễ, đã được Nho giáo tôn lên rất cao, đặt vào một vị trí đặc biệtquan trọng, trở thành cốt lõi của các quan hệ trong toàn xã hội

Nho giáo rất chú trọng yếu tố giáo dục gia đình, coi giáo dục gia đình làtoàn bộ giáo dục xã hội Khổng Tử quan niệm, đạo đức gắn liền với chính trị,chính trị chẳng qua là sự mở rộng của đạo đức Trong học thuyết của ông, đạođức gắn liền với chính trị, quan hệ chặt chẽ với chính trị, bởi vì nó dựa trên cơ

sở huyết thống, lấy huyết thống để xác định liều lượng đậm nhạt của nhân ái.Cho nên, quan hệ huyết thống trong gia đình là cơ sở học thuyết nói về ngườiquân tử chú tâm vào gốc rễ, gốc rễ có vững thì đạo mới phát sinh được vàHiếu Đễ chính là gốc rễ của Nhân, là hạt nhân của nội dung giáo dục đạo đức

Nho giáo có chủ đích rõ ràng trong việc xây dựng những quan hệ chặtchẽ trong gia đình và phát triển chúng thành những quan hệ trong toàn xã hội,trong việc xây dựng những tình cảm và đức tính tốt trong gia đình, từ đó vunđắp chúng trở thành những tình cảm và đức tốt trong đạo thờ vua, trị nước

Trang 16

Nho giáo nói không che đậy về chủ đích chính trị của việc xây dựng đạo đứcgia đình: “Hiếu là để phụng sự nhà vua đấy, Đễ là để phụng sự bề trên đấy,

Từ là để sai khiến dân chúng đấy” (Hiếu giả sở dĩ sự quân giã; đễ giả sở dĩ sựtrưởng giã, Từ giả sở dĩ sử chúng giã) [15, tr.20] Nho giáo vì thế rất coi trọngviệc giáo dục trong gia đình Đó là trường học đầu tiên để giáo dục con người

đi vào xã hội “Thân yêu cha mẹ mình, vì đó mà cư xử có nhân với người đời”(Thân thân, nhi, nhân dân) [14, tr.252]

Cũng từ quan điểm huyết thống, Nho giáo đòi hỏi sự gắn bó chặt chẽgiữa những thành viên trong cùng một gia đình, một dòng họ Nho giáo kêugọi họ yêu thương đùm bọc lẫn nhau, khuyến khích nhau giữ gìn danh dự vàphát huy truyền thống của gia đình, của dòng họ Những nghi thức ứng xửhàng ngày, những lời răn dạy của cha ông với những gia huấn, gia ngữ đượclưu truyền đến các đời con cháu Việc thờ cúng ông bà cha mẹ trong nhà gắnvới việc thờ cúng tổ tiên trong họ, việc xây dựng nhà thờ, sửa sang mồ mả,sưu tầm ghi chép gia phả đều góp phần làm khắng khít thêm các mối quan

hệ trong gia đình, gia tộc Đã có nhiều biểu hiện tốt đẹp của tình người đượcnảy sinh từ đó

Gia đình trở thành hòn đá tảng của lâu đài phong kiến Từ đạo đứctrong gia đình đến chính trị ngoài xã hội đều có liên quan đến nhau Cũng vìvậy, muốn đánh giá được phẩm chất của một người ở ngoài xã hội, muốn xem

có nên cân nhắc và sử dụng họ không, trước tiên người ta phải xem tư cách,thái độ của người ấy trong gia đình ra sao Có đối xử tốt trong gia đình, mới

có thể đối xử tốt ngoài xã hội “Bậc quân tử có ăn ở hợp lý ở trong nhà, mới

có thể dạy người trong nước” (Nghi kỳ gia nhân, nhi hậu khả dĩ giáo quốcnhân) [15, tr.20], và “đã là người hiếu đễ mà lại thích phạm thượng điều đó có

ít thôi Đã không thích phạm thượng mà lại thích làm loạn thì điều đó chưa cóbao giờ” (Kỳ vi nhơn giã, hiếu đễ, nhi háo phạm thượng giả, tiển hỹ Bất háophạm thượng, nhi háo tác loạn giả, vi chi hữu giã) [12, tr.4] Từ đó, Nho giáo

Trang 17

khẳng định rằng sự giáo dục từ trong gia đình có tác động mạnh mẽ, thậm chíquyết định sự thành công trong việc trị nước “Đem những điều ấy ra mà thithố trong thiên hạ thì không có điều gì mà không làm được” (Thố chư thiên hạ

vô sở bất hành) (lễ ký)

Có thể nói, toàn bộ giáo dục gia đình theo Nho giáo nhằm tạo nên “phụphụ tử tử, huynh huynh đệ đệ” (cha ra cha, con ra con, anh ra anh, em ra em).Trong mối quan hệ cha con, anh em ấy thì “phụ từ tử hiếu, huynh lương đệđễ” (cha nhân từ, con có hiếu, anh rộng lượng, em kính trọng) Như vậy,Khổng Tử và các nhà Nho thời Tiên Tần đã đề ra nghĩa vụ, bổn phận đạo đức

từ hai phía, có đi có lại Tư tưởng ấy càng được Nho giáo suy tôn và củng cốbền vững bằng những thuyết giáo về mặt tình cảm, huyết thống và bằng sựnối liền hai chữ Hiếu - Trung Qúy Khương Tử hỏi: “Muốn cho dân cung kínhmình, trung thành với mình và khuyên nhau làm lành, nhà cầm quyền phảilàm thế nào?” Khổng Tử trả lời: “Nhà cầm quyền khi đến với dân, nên giữcốt cách cho nghiêm trang, thì dân cung kính Đối với cha mẹ nên hiếu thuận;đối với con em và mọi người, nên từ ái; thì dân sẽ trung thành với mình”(Lâm chi dĩ trang, tắc kính; hiếu từ, tắc trung) [12, tr.24] Chu Hy giải thích

“Hiếu từ tắc Trung”, có nghĩa là hiếu với cha mẹ, nhân từ với dân thì đượcdân trung thành với mình Như vậy, ở đây Trung cũng là hệ quả của việc lãnh

tụ chính trị có hiếu với cha mẹ, nhân từ với dân chúng, không liên quan gì đếnquan niệm Trung quân, phục tùng vô điều kiện như người đời sau nói tới Tácdụng của giáo dục gia đình theo Nho giáo là nhằm tạo ra con người có nhântrong gia đình, từ đó có nhân với người khác Thậm chí, chỉ cần mọi ngườithực sự yêu thương cha mẹ bà con mình, thì tự nhiên thiên hạ sẽ được tháibình: “Nhơn nhơn thân kỳ thân, trưởng kỳ trưởng, nhi thiên hạ bình” [14,tr.22] Theo Nho giáo, giáo dục gia đình là nhằm tạo ra nhà nhà hòa mục, cảnước dấy lên hòa mục, gia đình hòa thuận là cái gốc góp vào mối quan hệxóm làng đất nước hòa thuận Do vậy, muốn xây dựng một xã hội hòa mục

Trang 18

thân ái, ổn định trật tự xã hội, cần phải có một chính quyền thống nhất quy vềđầu mối duy nhất là thiên tử, khắp nơi có trật tự, thế giới hòa mục trong giađình Gia đình là đơn vị kết cấu cơ bản nhất của xã hội, sự ổn định của giađình có tác dụng trong việc củng cố xã hội Nho giáo khẳng định rằng, sự giáodục từ trong gia đình có tác động mạnh mẽ, thậm chí quyết định sự thànhcông trong trị nước.

Tóm lại, Nho giáo thời Tiên Tần rất quan tâm đến vấn đề giáo dục đạoHiếu trong gia đình Bởi lẽ, trong các phạm trù đạo đức của Nho giáo thìNhân giữ vai trò là trung tâm Từ Nhân mà phát sinh ra các đức khác và cácđức khác bị quy tụ cả về với nó Nhân có nội dung phong phú, nghĩa sâu rộngnhưng nghĩa chính là lòng thương người Nhưng lòng thương người phải đượcthể hiện trước hết từ trong phạm vi gia đình, sau đó mới mở rộng ra họ hàng,làng, nước Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử và Tuân Tử đều đòi hỏi nghĩa vụ đạođức trong gia đình phải mang tính hai chiều Bề trên phải gương mẫu, làmgương tốt cho kẻ dưới, kẻ dưới phải có bổn phận, nghĩa vụ đối với người trên

Ví dụ, trong quan hệ cha - con thì cha phải hiền từ, con phải hiếu thảo Quan

hệ cha con yêu cầu cả trách nhiệm làm cha làm mẹ và nghĩa vụ hiếu thảo củacon cái Tuy nhiên, cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội, những quanniệm đạo đức gia đình thời Nho giáo tiên Tần cũng có nhiều thay đổi

1.1.2 Sự phát triển của quan niệm Nho giáo về gia đình

Do sự vận động và phát triển của chế độ phong kiến Trung Hoa, cùngvới yêu cầu củng cố và phát triển nền chính trị phong kiến trung ương tậpquyền chuyên chế, quan niệm của Nho giáo về gia đình cũng có những bướcphát triển mới Điển hình là quan niệm về gia đình, các mối quan hệ trong giađình, đạo đức gia đình thời Hán và thời Tống

Trang 19

Quan niệm của Nho giáo thời Hán (Hán Nho) về gia đình (thế kỷ III trước công nguyên - đầu thế kỷ III sau công nguyên)

Từ thời Mạnh Tử trở đi Nho giáo tồn tại ngang với Lão giáo, Mặc giáo,đến cuối thời Chiến Quốc, Nho giáo phải nhường bước trước Pháp gia.Nhưng, đến thời Tây Hán, Hán Nho dần thịnh trở lại và chiếm vị trí độc tôn

Năm 221 TCN nhà Tần tiêu diệt Tề, kết thúc cục diện Chiến quốc Đấtnước Trung Hoa lần đầu tiên được thống nhất Nhưng sự thống nhất của nhàTần dựa trên bạo lực, cơ sở kinh tế xã hội phong kiến còn non yếu, chính trịtàn bạo, văn hoá phản động, khởi nghĩa của nhân dân nổ ra khắp nơi Về mặt

tư tưởng, sự thống nhất quốc gia của nhà Tần là biểu hiện sự thành công của

tư tưởng Pháp gia với chủ trương “Pháp trị” trước thể nghiệm của lịch sử Tưtưởng Pháp gia chính là vũ khí tư tưởng quan trọng trong việc đưa nhà Tầnđến thống nhất quốc gia, xây dựng chính quyền trung ương tập quyền chuyênchế Tuy nhiên, với sự sụp đổ nhanh chóng của triều đại nhà Tần, việc sửdụng tư tưởng Pháp gia trong trị nước đã bộc lộ những nhược điểm căn bản

Sự hà khác của luật pháp, những chủ trương có tính pháp hình cực đoan nhưcho đốt hết các sách vở của chư tử trước đây mà họ coi là “ngoại thư” (tức làkhông phù hợp với tư tưởng Pháp gia của nhà Tần), chôn sống “Nho sinh”…

đã thui chột không khí học thuật lành mạnh, tự do tư tưởng (“Bách gia tranhminh”) của thời Xuân Thu - Chiến quốc, làm cho nhân dân và tầng lớp tríthức trong xã hội cực kỳ công phẫn Thêm nữa, những tàn dư kinh tế và xãhội của chế độ nô lệ thị tộc cũ hãy còn, có xu hướng trở lại trạng thái phânchia, cát cứ càng làm suy yếu quốc gia thống nhất thời Tần

Sau khi tiêu diệt nhà Tần và kết thúc cục diện “Hán - Sở tranh hùng”,trước yêu cầu củng cố chế độ phong kiến trung ương tập quyền hùng mạnh,với đường lối chính trị mềm dẻo để an dân, giai cấp địa chủ phong kiến đã tìmthấy ở Nho giáo khả năng cố kết và sức hướng tâm mạnh mẽ để đáp ứng đượcđòi hỏi đó “Trong con mắt của các vị hoàng đế Hán triều thì Khổng giáo tỏ ra

Trang 20

có lợi cho hoàng đế về các mặt sắp xếp trật tự tôn ty, khép chặt thần dân vàocác khâu trong cái lưới thống trị bao la của hoàng đế” [36, tr.42] Trong bốicảnh đó, Đổng Trọng Thư nổi lên như một đại Nho - người có công “chínhthống hóa Nho giáo” và biến nó thành công cụ tư tưởng sắc bén phục vụ choquyền thống trị của tập đoàn phong kiến Hán tộc trong một quốc gia thốngnhất rộng lớn Đổng Trọng Thư tự coi mình là người tiếp tục tư tưởng của họcphái Nho gia, nhưng thực tế ông đã xuyên tạc, tiếp thu và khuyếch trươngnhững yếu tố duy tâm trong học thuyết của Khổng Tử, Mạnh Tử, của phái

“Âm Dương - Ngũ Hành” và các trường phái khác để nhào nặn nên họcthuyết của mình, một thứ học thuyết mang đậm màu sắc chính trị duy tâmthần bí và khắc nghiệt Dưới thời Hán Vũ Đế, Đổng Trọng Thư đã tiến hànhviệc lựa chọn, sắp xếp lại các sách vở kinh điển cổ của Nho giáo và phânthành năm loại: kinh Thi, kinh Thư, kinh Lễ, kinh Dịch, kinh Xuân Thu Bảnthân Đổng Trọng Thư được phong làm “ngũ kinh bác sĩ” (người thông hiểusâu rộng về ngũ kinh) Từ đây, ngũ kinh trở thành “thánh kinh” của Nho giáo

và không ai được hoài nghi về tính đúng đắn của nó Do tư tưởng của ông phùhợp với nhu cầu của phái bảo thủ trong giai cấp địa chủ quý tộc thời đó, nên

từ thời Hán Nguyên Đế về sau những chủ trương mà ông đưa ra dần dần đãđược nhà Hán thực hiện

Điểm nổi bật nhất trong quan điểm của Đổng Trọng Thư về gia đình vàđạo đức là ông đã dùng tư tưởng “mệnh trời”, “thiên nhân tương cảm”, “thiênnhân hợp nhất” để thần bí hóa các quan hệ xã hội, các giá trị đạo đức cơ bản,đặc biệt là quan hệ quân thần và đức trung Đổng Trọng Thư cho rằng trongquan hệ giữa người với người trong xã hội có ba mối quan hệ cơ bản là: vua -

bề tôi, cha - con, vợ - chồng (Quân - Thần, Phụ - Tử, Phu - Thê), gọi là “Tamcương”; mở rộng ra hai mối quan hệ nữa là anh - em (Trưởng - Ấu); bạn bè(bằng hữu) thành “Ngũ luân” Thực ra đây là những mối quan hệ đã đượcKhổng Tử, Mạnh Tử đề cập đến rồi Nhưng, đến Đổng Trọng Thư, ông đã

Trang 21

tước đi những yếu tố có tính nhân đạo, tiến bộ, hai chiều trong ngũ luân và đưavào quan niệm đó những yêu cầu đạo đức một chiều, thần bí, khắt khe Đặc biệt,ông đã đẩy những yêu cầu, quy tắc đạo đức một chiều đó lên mức cực đoan, phi

lý, phi nhân bản Trong mối quan hệ vua - tôi, bởi vua là con trời, lĩnh thiênmệnh thay trời cai trị thần dân nên nếu vua xử bầy tôi tội chết (bất kể đúng sai),người bầy tôi phải chết nếu không sẽ mắc tội bất trung (Quân xử thần tử, thần bất

tử bất trung) Trong quan hệ gia đình, cha cũng như trời, là người có quyền uytối cao, cha bảo con chết con phải chết nếu không mắc tội bất hiếu (Phụ xử tửvong tử bất vong, bất hiếu), chồng bảo vợ phải tuyệt đối tuân theo (phu xướngphụ tùy) Và ông đã dùng thuyết Âm dương (đã bị tước bỏ mặt duy vật, quy luậtcủa tự nhiên) và viện đến “ý trời” làm cơ sở triết học để biện minh cho họcthuyết đạo đức của mình: Vua là tượng của “trời” nên có đức che chở, hướng dẫn(Thiên vi quân nhi tần tái chi) - Bề tôi là tượng của “đất” nên có đức chuyên chở,tuân theo (Địa vi thần nhi trì tải chi); Chồng là thuộc khí “dương”, nên có đứcsinh, dẫn đầu (Dương vi phu nhi sinh chi) - Vợ là thuộc khí “âm”, nên có đứcphụ trợ, tuân theo (Âm vi phụ nhi trợ chi); Cha là thuộc “mùa xuân” nên có đứcsinh (Xuân vi phụ nhi xuân chi) - Con là thuộc “mùa hạ” nên có đức dưỡng, tuântheo (Hạ vi tử nhi dưỡng chi); và tất cả là do trời định đoạt (Khả cầu ư thiên) [72,tr.70-71]

Suy cho đến cùng thì học thuyết về luân lý đạo đức của Đổng TrọngThư trong đó có quan niệm về đạo đức gia đình là nhằm phục vụ mục đíchcao nhất là “trung quân”, trung thành tuyệt đối với nhà vua, với bề trên, bảo

vệ chế độ phụ hệ trong gia đình với uy quyền tuyệt đối thuộc về người chồng,người cha

Như vậy, xét trên phương diện nhân văn, những quan hệ và yêu cầu đạođức Nho giáo qua bàn tay “chế biến” của Đổng Trọng Thư thời Hán (hay còngọi là Hán Nho) so với Nho giáo thời Khổng Tử, thậm chí cả với thời Mạnh

Tử, là một bước thụt lùi nghiêm trọng Nếu Nho giáo Tiên Tần còn đề cập đến

Trang 22

đạo đức gia đình với tính chất hai chiều, dựa trên thực tại quan hệ xã hội giữacha mẹ và con cái, giữa vợ và chồng thì Nho giáo thời Hán dựa trên cơ sởthần bí hóa các quan hệ xã hội đó, đòi hỏi con cái phải tuyệt đối phục tùng cha

mẹ, vợ phải tuyệt đối phục tùng chồng Do vậy, Trung, Hiếu của Nho giáothời Hán được thần bí hóa và đẩy đến mức tuyệt đối thành ngu Trung, nguHiếu

Quan niệm của Nho giáo thời Tống về gia đình (thế kỷ X - thế kỷ XIII)

Từ giữa thế kỷ thứ IX, Kinh đô Tràng An nhà Đường bị nhiều phenchao đảo bởi các cuộc khởi nghĩa nông dân và những cuộc tấn công của các thếlực phong kiến địa phương Đặc biệt là cuộc khởi nghĩa nông dân do Hoàng Sàolãnh đạo ở cuối thế kỷ thứ IX, có quy mô như một cuộc chiến tranh nông dân, đãđánh đòn quyết định vào nền thống trị của nhà Đường Các thế lực phong kiếnđịa phương nhân đó nổi lên khắp nơi Chu Ôn vốn là một tướng của Hoàng Sào,sau khi tiêu diệt các thế lực quân phiệt địa phương, đã cướp luôn ngôi nhàĐường, lập ra nhà Hậu Lương Đất nước bắt đầu cuộc loạn “Ngũ đại thập quốc”(năm đời mười nước) kéo dài trên nửa thế kỷ Năm 960 Triệu Khuông Dận đãkết thúc cục diện hỗn loạn, thống nhất đất nước Trung Hoa, lập ra nhà Tống,hiệu là Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận lên ngôi quyết tâm thiết lập một chế độquân chủ tập trung cao nhất nhằm thủ tiêu tình trạng cát cứ địa phương Lúc nàyNho giáo trở lại địa vị quốc giáo và được phát triển thêm một bước để phục vụcho yêu cầu “thống nhất tất cả những cái gì chưa thống nhất trong thiên hạ” Cácnhà triết học thời Tống đều đứng trên danh nghĩa bảo vệ và phát triển Nho giáo

để trình bày những ý kiến của mình, nhưng thực tế, trong tư tưởng của họ thểhiện rất rõ sự thống nhất tư tưởng của Nho - Phật - Lão Chính những đặc điểm

đó đã hình thành một phong cách riêng của các nhà Nho thời Tống, của học thuậtthời Tống mà người sau thường dùng những danh từ như “Tống Nho”, “Đạohọc”, “Lý học”, Nho giáo mới (Neo Confucianism) để chỉ nó Vì vậy, về mặtchính trị, thời Tống không phải

Trang 23

là triều đại lớn nhất của Trung Quốc thời phong kiến, nhưng về phương diệnhọc thuật thì Tống Nho có thể được xem là đạt trình độ phát triển cao nhất củaNho giáo trong hơn 1000 năm tồn tại từ sau Khổng - Mạnh.

Nho giáo thời Tống có thể được phân thành hai phái: phái Lý học doChu Hy (1130-1200) và Trình Hạo (1032-1085), Trình Di (1033-1107) đạidiện, phái Tâm học do Lục Cửu Uyên (1139-1193) đại diện

Trong quan niệm về gia đình, có thể nói Nho giáo thời Tống tiếp tục xuhướng nhấn mạnh tính một chiều của quan hệ gia đình thời Hán, đã xem xét rấtphiến diện, cứng nhắc, chỉ nhấn mạnh trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ,nghĩa vụ của vợ đối với chồng mà không cần quan tâm đến chiều đối xử ngượclại Vì vậy, nó làm cho Nho giáo sơ kỳ bị biến dạng, méo mó đi rất nhiều

Đặc biệt Nho giáo thời này rất đề cao chữ “hiếu” để củng cố cho tưtưởng tôn quân, đề cao chế độ phong kiến tập quyền, củng cố gia đình - đềcao quyền huynh thế phụ, đảm bảo tuyệt đối cho chế độ truyền tử, ngôi vuatruyền cho con trưởng Vì vậy quan niệm về “hiếu” trong gia đình trở thành

sự phục tùng vô điều kiện, bởi vì các nhà Nho quan niệm “trong thiên hạkhông có cha mẹ nào không đúng” rồi dẫn đến “cha không nhân từ nhưng conkhông thể không hiếu” Nó đồng nhất tình yêu thương, nghĩa vụ của con cáiđối với cha mẹ với tình yêu thương, nghĩa vụ của thần dân đối với ngai vàngcủa nhà vua, coi sự cung phụng nhà vua là vô điều kiện như sự phụng dưỡngcha mẹ mình

Những quan điểm đạo đức gia đình của Tống Nho dựa trên cơ sở các tưtưởng lý học mang tính siêu hình giải thích về bản chất, sự cấu thành và quyluật vận hành của vũ trụ Các nhà Tống Nho đã đồng nhất các giá trị trung,hiếu, trinh như là sự thể hiện của lý, của thiên đức mang tính quy luật vàotrong xã hội Việc bầy tôi trung thành tuyệt đối với nhà vua, người con thựchiện đạo hiếu với cha mẹ, người vợ chung thủy với chồng là thuận theo lý,thuận theo đạo trời và là điều kiện để duy trì sự ổn định, thái hòa của vũ trụ

Trang 24

Tóm lại, qua nghiên cứu sự hình thành và phát triển của Nho giáo quacác thời kỳ, chúng ta thấy rằng tư tưởng Hán Nho về gia đình và đạo đức giađình không hề bị Tống Nho phủ nhận mà được tích hợp lại và thậm chí cònđược cải biến lên một trình độ mới với việc đưa ra cơ sở lý học siêu hình chonhững mối quan hệ và giá trị đạo đức này Nho giáo từ đời nhà Hán về sau đãtrở thành hệ tư tưởng thống trị của giai cấp phong kiến Trung quốc, nhằm bảo

vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến Mặc dù bản thân Nho giáo mang nhiềuyếu tố bảo thủ, tiêu cực, tuy nhiên, đó là một học thuyết giàu sức sống đã tồntại hàng nghìn năm, nên không thể phủ nhận những giá trị mang tính phổ biến

và chứa đựng nhiều tư tưởng triết học

Có thể thấy rằng với mục đích lập lại trật tự, kỷ cương của xã hội, Nhogiáo đề cao tinh thần trung quân và xem đó là yêu cầu đạo đức, phẩm chất caođẹp của đạo làm người Với quan niệm cho rằng vũ trụ có trời làm chủ, đấtnước có vua làm chủ, gia đình có cha làm chủ mọi quan hệ có trật tự nềnnếp rõ ràng nên Nho giáo chủ trương xây dựng xã hội dựa trên mô hình giađình, xây dựng những mối quan hệ chặt chẽ trong gia đình với mục đích mởrộng nó ra, phát triển lên thành những nguyên tắc đạo đức trong đạo thờ vua,trị nước Những quan niệm về gia đình và đạo đức gia đình từ thời KhổngMạnh, qua Hán Nho, Tống Nho đã trở thành một hệ thống quan niệm và giátrị ổn định mà về sau các triều đại Minh, Thanh dựa vào đó để làm công cụ tưtưởng, hệ chuẩn giá trị cho việc củng cố gia đình, xã hội theo hướng củng cốchế độ phụ quyền gia trưởng và chế độ phong kiến trung ương tập quyềnchuyên chế

1.2 Những nội dung cơ bản của Nho giáo về gia đình

1.2.1 Tôn ti trật tự trong gia đình

Khác với các học thuyết triết học Phương Tây, triết học phương Đôngnói chung và đặc biệt là Nho giáo nói riêng, luôn xem xét con người trongtổng hòa các mối quan hệ xã hội Chúng ta thấy, trong Nho giáo không tồn tại

Trang 25

một con người cá nhân, một cái tôi tách khỏi gia đình và xã hội Chính việcnhìn nhận con người trong các mối quan hệ gia đình và xã hội đã giúp Nhogiáo đề ra được những giải pháp giữ gìn tôn ti trật tự trong gia đình và bình

Tương ứng với mỗi quan hệ, Nho giáo đặt ra những yêu cầu mang tínhquy phạm đạo đức Đã là gia đình thì phải có vợ - chồng, cha - con, anh - em.Trong gia đình thì vợ - chồng phải hòa thuận, phu xướng thì vợ phải tùy, làcha - con thì cha phải hiền từ biết thương yêu và nuôi dạy con cái, biết làmgương cho con cái học tập Ngược lại, phận làm con phải biết ghi nhớ công ơnsinh thành dưỡng dục của cha mẹ, biết hiếu thuận với cha mẹ Đã là anh emthì phải biết đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, là anh chị thì phải biếtnhường nhịn, thương yêu, là em thì phải biết nghe lời và lễ phép với anh chị.Xét chung trong mọi mối quan hệ, Nho giáo yêu cầu mỗi cá nhân phải lấylòng nhân của mình làm chuẩn mực để hành động, đối xử với người khác Cái

gì mình muốn thì cũng làm hết lòng cho người khác và ngược lại, cái gì mìnhghét thì cũng đừng đem lại cho người khác

Bên cạnh đó, Nho giáo còn quan niệm rằng, mọi sự bất ổn trong xã hộiđều có nguyên nhân từ việc ứng xử không tốt các mối quan hệ xã hội Để bảođảm sự ứng xử được đúng, Nho giáo yêu cầu mỗi người phải chính danh, làmtốt vai trò của mình Vai trò đó được xác định bởi danh phận của mỗi người

Trang 26

do xã hội quy định Đó là phận làm vua, phận làm tôi, phận làm cha, phận làmcon Danh phận của mỗi người quy định cách ứng xử của họ Cách ứng xửtheo đúng danh phận được Nho giáo quy định gọi là lễ Theo Nho giáo, nếutrong xã hội mỗi người đều làm tốt bổn phận của mình thì xã hội sẽ thái bình.Nếu xã hội thái bình thì mọi người ai cũng được an cư lạc nghiệp Khi đó tất

cả những người già cả, trẻ nhỏ và những người cô quả sẽ được mọi thành viêntrong xã hội quan tâm giúp đỡ Cảnh tranh giành và chém giết nhau vì cái lợi

sẽ không còn

Để làm được điều đó, Nho giáo đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò của giađình Do đó, một xã hội muốn thanh bình thì trước hết cần phải có những giađình có tôn ti trật tự, trên dưới hòa thuận Gia đình hòa thuận là gia đình mà mọithành viên luôn làm đúng với danh phận của mình, quan tâm đến nhau, chăm locho nhau theo đúng lễ Trong gia đình đó, chồng là người đứng đầu, cắt đặt, sắpxếp, xướng xuất mọi việc, vợ là người theo ý chồng mà hành động, thực hiệnnhững việc mà chồng đề xướng Tuân thủ tôn ti giữa vợ và chồng tạo nên sự hòathuận giữa vợ và chồng trong gia đình Cha mẹ phải luôn giữ gìn lời ăn tiếng nóicũng như tác phong làm việc của mình để làm tấm gương cho con cái noi theo.Đồng thời, con cái phải luôn hiếu kính với ông bà, cha mẹ, biết phụng dưỡngchăm sóc ông bà, cha mẹ, biết làm cho ông bà, cha mẹ được rạng danh và khônglàm việc gì khiến cho ông bà, cha mẹ phải tủi hổ với hàng xóm láng giềng Mộtgia đình hoà thuận còn là một gia đình mà anh em biết bảo ban nhau cùng tiến

bộ, biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau

Như vậy, Nho giáo quy định rất rõ tôn ti trật tự trong gia đình Trong

đó, người gia trưởng đứng đầu gia đình là người có quyền lực và trách nhiệmlớn lao nhất trong sự duy trì, phát triển gia đình Trong gia đình nhiều thế hệ,

vị trí người gia trưởng thuộc về người cụ, người ông hay người cha thuộcngành trưởng Những người thuộc ngành thứ đều phải tuân theo ý chí quản lýgia đình của người gia trưởng Tôn ti trật tự gia đình này tuân thủ các quy

Trang 27

định về trưởng - thứ, nam - nữ, nội - ngoại hết sức chặt chẽ tạo nên chế độ giatrưởng tông tộc trên phương diện gia đình Với tôn ti trật tự này, vai trò,quyền lực của người nam, người gia trưởng trong gia đình được đề cao tuyệtđối (tôn), người phụ nữ, người vợ giữ vị trí thấp, phụ (ti) trong gia đình (namtôn nữ ti) Từ tôn ti trật tự gia đình mở rộng tới tộc họ rồi tới quốc gia là theomột trật tự như nhau, khiến cho sự ổn định, trật tự trong quan hệ gia đình đảmbảo cho sự ổn định, trật tự trong quan hệ xã hội của một xã hội theo Nho giáo.

1.2.2 Gia đạo và các chuẩn mực đạo

đức Đạo cha - con

Đây là mối quan hệ cụ thể gần gũi nhất của bất kỳ gia đình nào trong xãhội Với mối quan hệ này, Khổng Tử, Mạnh Tử và các nhà nho đưa ra yêu cầurất cụ thể “cha từ con hiếu”, “cha nghiêm mẹ từ”: Cha mẹ phải đối xử nhân từvới các con, yêu thương chúng, phải là tấm gương mẫu mực về mọi mặt đểcon cái noi theo, làm theo, để làng xóm nhìn vào; còn con cái phải hiếu thuậnvới cha mẹ Bởi theo Nho giáo, “mình mà hiếu thảo với cha mẹ, thì con mìnhcũng sẽ hiếu thảo với mình Mình mà bất hiếu, lẽ nào con mình lại có hiếu?Mình hiếu thuận, thì lại sinh ra con hiếu thuận Mình ngỗ nghịch thì lại sinh racon ngỗ nghịch” [38, tr.64]

Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con cái, cho đi học và dựng vợ gả chồng chochúng như Kinh Lễ dạy: “Khi một cậu con trai trưởng thành (20 tuổi) thì theo lễđội mũ, người cha dạy cho con những phận sự của kẻ trượng phu Khi một cô gáiđến tuổi xuất giá, người mẹ dạy cho con những phận sự của kẻ làm vợ Khi đưacon về nhà chồng, người mẹ dặn con gái về đạo làm vợ” [13, tr.185]

Ở đây, phận sự của kẻ trượng phu chính là bổn phận, là nghĩa vụ vàtrách nhiệm của người đàn ông đối với gia đình và xã hội, cụ thể là phải noi theotiêu chí của các đức nhân, đức lễ và đức nghĩa mà hành động, để khi “đắc chí”(làm quan) thì chung sức với dân mà thi hành những đức đó; khi “không đắc chí”thì lui về ẩn dật mà vẫn tu thân hành đạo Suốt đời phải phấn

Trang 28

đấu tu dưỡng, rèn luyện theo tinh thần “phú quý bất năng dâm, bần tiện bấtnăng di, uy vũ bất năng khuất” [13, tr.185] Còn người mẹ dạy con gái phận

sự của đạo làm vợ là: “Về nhà chồng phải hòa thuận với người nhà chồng,kính nhường, giữ mình cho khéo, không trái ý chồng, giữ nết thuận tòng vàphát huy tứ đức” [13, tr.185]

Các gia đình truyền thống trong xã hội Trung Quốc xưa thường rất chú

ý đến việc tổ chức quan lễ (lễ trưởng thành) cho con trai và kê lễ cho con gái

vì những nghi thức này rất quan trọng, nó đánh giá thành quả giáo dục của giađình, của cha mẹ đối với con cái, sự trưởng thành của con cái trước gia đình và xãhội Những nghi thức này đòi hỏi mỗi người khi trưởng thành phải tuân theonhững yêu cầu thiết thực của một người chân chính, phải có trách nhiệm với giađình và xã hội như: Làm con phải hiếu với cha mẹ, làm anh phải khoan dung độlượng, làm em phải kính nhường, làm thần dân phải trung Khi đã đủ tư cách củamột người trưởng thành thì mới có đủ tư cách phục vụ xã hội và quản lý ngườikhác, lúc đó cha mẹ mới yên tâm và tự hào về con cái

Cha mẹ tuy nhân từ với con cái, thương yêu chúng nhưng phải nghiêmkhắc bắt con cái phải chịu khó học tập, rèn luyện như Khổng Tử đã nhận xét

“thương con há không bắt nó chịu khó học tập sao” Ông rất nghiêm khắcnhắc nhở con mình chịu khó học tập Kinh thi, Kinh lễ,… và nêu tác dụng củaviệc đọc, học các kinh trên Các nhà nho đã tổng kết: “Cha nghiêm thì con traithảo, mẹ nghiêm thì con gái khéo Thương con thì cho vọt, ghét con thì choăn” [38, tr.65] Vì “nuôi con trai mà chẳng dạy bảo là sai lầm, con còn nhỏkhông dạy bảo là người đần độn” [38, tr.68]

Trong các câu chuyện cha mẹ dạy con cái, các nhà nho rất ca ngợi vàtruyền tụng cho nhau chuyện dạy con của mẹ Mạnh Tử, bà đã phải ba lần dờichỗ ở để con được sống trong một môi trường tốt nhất, cũng như nhiều lầnnghiêm khắc dạy con nêu cao ý chí học tập tu dưỡng thì sau này mới có thểđền đáp được sự chăm sóc, nuôi dưỡng của bà Bà đã thể hiện được tình cảm

Trang 29

yêu thương con tha thiết, có trách nhiệm cao đối với việc chăm sóc và nuôidưỡng con cái của một người mẹ Bà nghiêm khắc nhưng lại thể hiện tìnhcảm rất nhân hậu với con cái.

Đối với con cái, các nhà nho đặt ra yêu cầu về thái độ cư xử của con cáiđối với cha mẹ Họ rèn cặp, giáo dục các con theo khuôn phép đạo đức nhogiáo, theo nền nếp gia phong của từng nhà và theo những yêu cầu chung của

xã hội một cách ân cần nhưng nghiêm khắc

Như vậy, trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái, nho giáo cho rằng cha mẹphải đối xử nhân từ với con, phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái nên người, lohọc hành và cả chăm lo vun đắp hạnh phúc cho chúng sau này Ngoài ra, cha mẹcòn phải trở thành tấm gương đạo đức mẫu mực cho con cái noi theo Việc đềcao giáo dục đạo đức gia đình, các đức hiếu, đễ, theo nền nếp gia phong của từnggia đình, cũng như việc giáo dục lý tưởng của bậc trượng phu, của đạo làm vợ,đạo làm con cho con cái đã chỉ rõ trách nhiệm, nghĩa vụ cao cả của các bậc cha

mẹ đối với thế hệ trẻ Còn con cái là niềm hy vọng và tự hào của cha mẹ khichúng nên người, là những người nối tiếp nghiệp của cha mẹ, phải đền đáp chocông ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ

Ngoài ra, trong gia đình, mặc dù Nho giáo cho rằng cha mẹ phảinghiêm khắc dạy bảo con cái thành người, nhưng Nho giáo cũng phân biệtranh giới khác biệt giữa quan hệ gia đình và quan hệ xã hội, giữa chuẩn mựcđạo đức gia đình và chuẩn mực đạo đức xã hội Điều đó là do sự khác biệt vềhuyết thống quy định Khổng Tử cho rằng nếu nhà có khách thì dù cha haycon cũng không nên nói điều xấu của nhau: “Khách dù thân hay sơ, hễ đến thìmình phải tiếp đón tử tế; cha không nên nói điều xấu của con, con chẳng nênnói điều lỗi của cha” [38, tr.64-65] và cha con phải che lỗi cho nhau

Ông Diệp Công nói với Đức Khổng: “Xóm tôi có những người giữphép ngay thẳng rất mực; như cha ăn trộm dê, thì con đứng ra làm chứng khaithật” Đức Khổng nói: “Ở xóm ta, người ngay thẳng cư xử có khác: cha che

Trang 30

lỗi cho con, con che lỗi cho cha, tính ngay thẳng ngụ trong đó vậy?” [38,tr.65] Ở đây, chúng ta thấy rõ sự khác biệt giữa đạo đức gia đình và đạo đức

xã hội trong quan niệm của Khổng Tử

Quan hệ giữa cha mẹ và con cái thời Khổng Mạnh đã thể hiện đạo lýlàm người, nó không chỉ của riêng Nho giáo mà còn mang ý nghĩa phổ biếncủa loài người, trở thành tập tục, truyền thống văn hóa đạo đức của nhiều dântộc chịu ảnh hưởng của Nho giáo Tuy nhiên, các nhà nho sau này vì mục đíchchính trị, vì lợi ích giai cấp phong kiến thống trị đã tuyệt đối hóa một chiềuquan hệ cha con Họ buộc người con phải nghe theo lời cha một cách máymóc, mù quáng, bất kể phải trái, đúng sai Đó là điều cần phê phán và loại bỏbởi nó xâm phạm đến quyền con người, trái với nhân tính và tình cảm của conngười

Đạo hiếu, vấn đề nhớ ơn tổ tiên

Bàn về đạo hiếu, Khổng Tử nói nhiều, và tuy nội dung còn giản dị, mộcmạc, nhưng ý nghĩa rất sâu sắc Đến Mạnh Tử và chính Tăng Tử mới là ngườiphát triển nội dung đạo hiếu một cách cụ thể và cặn kẽ

Hiếu là đạo ứng xử của con cái đối với cha mẹ, đồng thời là đạo ứng xửđối với các thế hệ bề trên trong gia đình Theo các nhà nho: Hiếu là “đạothường của trời, là lẽ phải của đất”, là bản tính tự nhiên vốn có của con người,

là gốc của đạo làm người, là nết đầu trong trăm nết của con người, là cơ sở đểcon người trở thành người quân tử, thành kẻ đại trượng phu, thậm chí có thểtrở thành thánh nhân

Nội dung của đức hiếu được Tăng Tử quy về ba điều (tức ba bậc): “bậcđại hiếu là lòng tôn trọng cha mẹ, bậc thứ là không làm nhục đến cha mẹ, bậccuối cùng là có thể nuôi được cha mẹ” (Hiếu hữu tam: đại hiếu tôn thân, kỳthứ nhất nhục, kỳ hạ năng dưỡng) [38, tr.54] Cụ thể hơn nữa là: Con cái phảinoi theo chí hướng và sự nghiệp của cha mẹ, phải làm theo ý muốn của cha

mẹ, không được trái nghịch, vui vẻ hòa nhã giúp đỡ cha mẹ, không được đi

Trang 31

xa, đi thưa về gửi, phải biết tuổi của cha mẹ, thành kính phụng dưỡng cha mẹkhi họ về già, phải nghe theo cha mẹ trong việc xây dựng gia đình Khi cha

mẹ qua đời phải giữ đạo cha, không thay đổi, lo chôn cất và thờ phụng cho cólễ,… Làm được như thế mới là người con có hiếu

Hiếu là “nết đầu trong trăm nết” Hành vi của người ta không gì lớnbằng chữ “Hiếu”, người con có hiếu có ý thức đầy đủ về tình cảm và bổn phậncủa mình đối với cha mẹ, đó là sự biết ơn, cù lao chín chữ “cha sinh ra ta, mẹnuôi ta, thương thay cha mẹ” (ai ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao) (Kinh thi) Đó là

ý nguyện thường xuyên làm sao để cha mẹ được vui sướng, dù mình có phải

ăn gạo xấu, uống nước lã cũng thỏa lòng (lễ ký) Việc tôn trọng, phụng sự cha

mẹ của người con có hiếu theo Nho giáo còn phải giữ gìn bản thân mình, chớ

để cha mẹ lo lắng - tức là, việc thờ cha mẹ phải gắn với việc giữ bản thân,người con biết giữ gìn thân thể lành mạnh, trọn vẹn để cha mẹ yên tâm thìcũng đã là việc báo hiếu rồi bởi “bậc cha mẹ chỉ lo sợ con cái mang bệnh tật

mà thôi” [38, tr.59] Trong các việc phải phụng sự thì việc phụng sự cha mẹ là

lớn, còn trong những cái phải giữ gìn thì giữ gìn thân thể mình là căn bản.Chính vì thế, người con làm việc gì cũng phải thận trọng như “đi trên lớpbăng mỏng”, không được phép làm càn mà hủy hoại thân thể khiến cha mẹđau lòng

Nho giáo còn đặt ra yêu cầu, đòi hỏi trong đạo làm con, rằng người con cóhiếu phải nhớ được tuổi của cha mẹ mình Đức Khổng Tử nói rằng: “Làm conphải biết tuổi của cha mẹ mình Nhớ biết như vậy, một là để vui mừng vì cha mẹđược sống lâu, hai là để lo sợ cho cha mẹ già yếu” (phụ mẫu chi niên, bất khả bấttri dã Nhất tắc dị hỷ Nhất tắc dĩ cụ) (Thế thường, người ta hay nhớ tuổi của conmình, mà hay quên tuổi của cha mẹ Như vậy, sao đáng gọi là hiếu? Người cóhiếu lúc nào cũng nên nhớ tuổi của cha mẹ, trước để mừng cha mẹ được trườngthọ, sau để dự phòng những sự đau yếu, chẳng may có thể xảy đến cho songthân) [12, tr.61] Ngoài ra, là người con có hiếu còn cần nêu cao

Trang 32

thanh danh để làm vinh hiển cho cha mẹ “lập thân hành đạo, nêu cao thanh danhđến đời sau để làm vinh hiển cho cha mẹ” [38, tr.51]; đem cả thiên hạ mà phụng

sự cha mẹ, Mạnh Tử nói: “Chỗ chí hiếu của người con, không gì lớn bằng làmcho cha mẹ được tôn trọng; chỗ làm cho cha mẹ được tôn trọng chí cực, không gìbằng đem cả thiên hạ mà phụng dưỡng cha mẹ” [38, tr.51-52]

Khổng Tử cho rằng lập thân phải lấy hiếu làm gốc: “Lập thân mà cónghĩa thì hiếu làm gốc; việc tang mà có lễ thì buồn thương là gốc, chiến trận

có hàng ngũ thì dũng là gốc; trị chính có lý thì nghề nông là gốc, cư xử việcnước có đạo thì việc lập tự (có con nối dõi) là gốc; làm ra tiền của có thời cơthì lấy tận lực làm gốc” [38, tr.41]

Tăng Tử nhấn mạnh: Người con có hiếu là phải làm những điều màKhổng Tử đã dạy Ông ca ngợi tác dụng của đức hiếu đến mức cảm hóa được

cả trời, đất và vạn vật, phản ánh tâm trạng, mong muốn của lớp người cao tuổivới con cháu Coi hiếu là gốc của đạo làm người, cho nên mọi hành động ứng

xử của con người với con người đều quy về một tiêu chuẩn áp đặt mang tínhchủ quan của nhà nho nhưng lại thiết thực đối với con người, bởi nó vốn làtình cảm chân thật, thành kính và thiêng liêng của con cái đối với cha mẹ màngười con có trách nhiệm phải bảo tồn thân thể mình, làm mọi việc chỉ đểnhằm vào mục đích cuối cùng là báo hiếu cha mẹ Mạnh Tử thì giải thích vàchứng minh rằng, hiếu đễ là bản tính tự nhiên sẵn có của con người, là biểuhiện của lòng nhân và đức nghĩa, nó mang tính khách quan và phổ biến

Theo Khổng Tử, đạo hiếu của con đối với cha mẹ dù rất nhiều mặtnhưng cốt lõi phải ở “tâm thành kính” Một hôm, Tử Du hỏi về đạo “hiếu”,Khổng Tử nói rằng, người có hiếu trước hết phải nuôi cha mẹ Nuôi thì phảikính, chứ không kính không phải là hiếu “Đời nay hễ thấy ai nuôi được cha

mẹ thì người ta khen là có hiếu Nhưng loài thú vật như chó, ngựa người tacũng nuôi được vậy Cho nên nuôi cha mẹ mà chẳng kính trọng thì có khác gìnuôi thú vật đâu” [38, tr.59]

Trang 33

Theo câc nhă nho, để đền ơn, bâo hiếu, trước hết con câi phải lă ngườinối chí cha, nối nghiệp cha, thực hiện nguyện vọng của cha mẹ Đức Khổngnói: “Khi cha mình còn sống, mình nín xem xĩt chí hướng Khi cha thâc,mình nín quan sât những việc lăm của người Cha mất trong 3 năm mă mìnhchẳng đổi đạo nghệ của cha, đó mới gọi lă hiếu” [38, tr.52] Ông còn yíu cầu:

“Người có hiếu thì giữ được địa vị của ông cha, lăm theo lễ của ông cha, tấunhạc như ông cha, kính những người mă ông cha trọng, mến những người mẵng cha yíu, thờ người thâc như người sống, trọng người đê qua như ngườiđang tồn tại” [38, tr.52-53] Về điều năy, Khổng Tử ca ngợi vua Võ Vương vẵng Chu Công lă hai vị có nết hiếu cao rộng, có hiếu vì khĩo tiếp tục chínguyện của ông cha, khĩo noi theo sự nghiệp của ông cha

Có người cho rằng hiếu đễ của Khổng Tử lă ngu hiếu, lă sợi dđy răngbuộc con người với gia đình, với cha mẹ Thật ra, Khổng Tử không chủtrương ngu hiếu như vậy Ông có yíu cầu con nín ở bín cha mẹ, nhưng vìnhiệm vụ hay sự thăng tiến của con thì có thể đi xa, nhưng phải cho biết nơi ở

để cha mẹ khỏi lo, để thông tin cho nhau Cho nín ông cũng đê chí trâch

“Người đi học mă chỉ nhằm ở yín thđn một chỗ, thì không đủ để xứng đângmột người có học đđu?” (sĩ nhi hoăi cư, bất túc dĩ vi sĩ hĩ) [12, tr.280] Khổng

Tử khuyín con nín biết vđng lời cha mẹ, nhưng ông cũng nhận thức rằng,

“hậu sinh khả úy” [12, tr.163], nhận thức của con cũng có thể hơn cha mẹ lă

lẽ tất nhiín, lă đúng quy luật phât triển, nín con cũng có thể không tân thănhnhững ý kiến của cha mẹ không đúng, không hợp thời Song không vì thế măcêi lại cha mẹ, “xúc phạm” đến cha mẹ, trâi lại phải phđn tích, giải thích chocha mẹ hay, cha mẹ rõ câi đúng, câi sai để cho cha mẹ vui lòng Khổng Tửcũng không yíu cầu con phải giữ đạo cha suốt đời, mă chỉ yíu cầu trong 3năm thôi

Khổng Tử còn khẳng định: “Hiếu lă để thờ cha mẹ, thuận lă để vđngmệnh người trín, đem những điều ấy mă thi thố ra thiín hạ thì không có điều

Trang 34

gì là không làm được” [38, tr.38] Tuy nhiên, không nên quá máy móc bởiKhổng Tử cũng đã dặn: “Con theo mệnh cha há đã là hiếu, tôi theo mệnh vua

há đã là trung Chỉ có biết xét cái đáng theo mới gọi là hiếu là trung vậy” [38,tr.55] Như vậy, hiếu, trung đều được xem xét và đánh giá theo sự việc vàhoàn cảnh lịch sử cụ thể

Nho giáo cũng rất coi trọng và đề cao việc thực hành đạo hiếu, đặc biệt

là việc lo tang lễ khi cha mẹ qua đời Mạnh Tử coi “Phụng dưỡng cha mẹ khicha mẹ còn sống chưa đáng kể là việc lớn lao của kẻ làm con Mai táng cha

mẹ trong cơn tử biệt mới là việc trọng đại hơn hết của người con có hiếu” [14,tr.47] Thời gian để tang cha mẹ được Khổng Tử giải thích: “Công cha mẹnuôi từ khi sinh đến lúc 3 tuổi mới có thể tự đi lại được một mình, nên tang banăm là tang thông thường của kẻ làm con” [12, tr.281] Vì thế, Nho giáo quyđịnh, con cái phải lo tang lễ và để tang ba năm, không phân biệt sang hèn, lấybuồn đau thương tiếc làm gốc, không đúng ba năm là bất hiếu Và sau thờigian ba năm ấy tình cảm thương cha mẹ mới dịu dần

Tuân Tử còn cụ thể hóa việc thực hành đạo hiếu của con cái trong việctang lễ và cúng tế cha mẹ, ông cho rằng: “Tang lễ là cách tỏ tình của ngườisống đối với người chết, làm cho sự chết thêm phần trang trọng, là suy từ lòngthờ người sống mà tống táng người chết, không coi chết khác sống, không coimất khác còn, cho sự chấm dứt với bắt đầu là một Cho nên việc đặt ra cáitang ba năm là để tương xứng với nỗi đau thương cực độ Mặc áo xô sổ gấu,chống gậy tre, ở lều, ăn cháo, nằm gai, gối đất là hình thức để tỏ tấm lòng rấtmực thương đau khi người thân mất Cha mẹ mất buổi sáng, chiều quên thìkhác gì cầm thú” [44, tr.305-310]

Khổng Tử rất coi trọng hiếu, nên cũng rất coi trọng tang, lễ, tế tự Tế tựcũng là biểu hiện sự báo hiếu của con cháu đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên.Qua việc tế tự sẽ gây tình cảm tốt cho con người và khi con người có nhiềutình cảm có hậu thì con người càng trở nên đạo đức hơn

Trang 35

Trong Lễ ký viết: Tế là lấy bụng thành thực cung kính mà đối với tổtiên Do đó trong Lễ ký nói “Tế không phải là cái vật bên ngoài đến, tự trongbụng ra, ở tâm sinh ra vậy” (Phù tế giả, phi vật tự ngoại chí giả dã, tự tungxuất, sinh ư tâm dã) [42, tr.112] Khổng Tử coi việc tế tự là việc rất quantrọng, nó tạo ra mối liên hệ đạo đức với tổ tiên, thần thánh Vì vậy, ĐứcKhổng khi cúng tế tổ tiên thì rất mực cung kính, dường như có tổ tiên hiện về,khi cúng tế thần minh thì cũng rất mực cung kính, dường như có thần minhhiện về (Tế như tại, tế thần như thần tại) [38, tr.76] Ngài nói rằng: “Khi tabận việc chẳng dự được cuộc tế, phái người thay mặt mình đi tế, thì ta ái ngạidường như chẳng có tế vậy” (Tử viết: “Ngô bất dự tế, như bất tế?) [38, tr.76].Tuy nhiên, Khổng Tử cho rằng chỉ nên cúng tế tổ tiên mình mà thôi vì ngàicho rằng nếu không phải tổ tiên mình mà cúng tế, đó là nịnh hót vậy (Phi kỳquỉ nhi tế chi, siểm dã) [38, tr.76] Ý nghĩa của việc tang lễ và thờ cúng tổ tiênkhông chỉ dừng lại trong gia đình mà nó còn ảnh hưởng to lớn đến xã hội, đặcbiệt là những người ở ngôi trên Nhấn mạnh tác dụng nêu gương của tầng lớplãnh đạo xã hội trong giáo hóa đạo đức cho người dân, Tăng Tử cho rằng:

“Người ở ngôi trên mà thận trọng trong cuộc tang lễ đối với cha mẹ khi mãnphần, và lo tế tự tổ tiên, thì ở dưới, dân cảm hóa mà quay về với đạo hiếu”(Thận chung, truy viễn, dân đức quy hậu hỹ) [38, tr.79]

Tóm lại, trong Nho giáo, Đạo hiếu và vấn đề nhớ ơn tổ tiên có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau Làm người con có hiếu không chỉ biết đối xử đúngmực với ông bà, cha mẹ khi còn sống mà cả khi qua đời; biết lo ma chay chuđáo, trang trọng, giữ gìn trông nom cho mồ yên mả đẹp; lo tổ chức cúng giỗ

tổ tiên đầy đủ, đàng hoàng; ghi nhớ công ơn của ông bà, cha mẹ,… Chínhlòng hiếu thảo sẽ giúp con người trong sáng, đẹp đẽ, thanh cao hơn; biết sốngđẹp, sống tốt giữa cuộc đời và thực sự trở thành người hữu ích cho gia đình và

xã hội

Trang 36

Đạo chồng - vợ

Cuộc sống vợ chồng là sự bắt đầu của cuộc sống gia đình, là cơ sở rấtquan trọng cho sự phát triển của xã hội Quan hệ này là trung tâm của ngũluân, là nền tảng của các mối quan hệ xã hội khác vì có vợ chồng mới sinhcon đẻ cái, hình thành quan hệ cha con, anh em… từ đó mở rộng ra ngoài hìnhthành các mối quan hệ họ hàng, vua tôi và bạn hữu Trong quan hệ vợ chồngcác nhà nho đặc biệt đề cao vai trò của người chồng, người được coi là ngườichủ gia đình, là trụ cột trong gia đình và xã hội, hạ thấp vai trò của người vợ,

vì vậy người vợ luôn ở địa vị phụ thuộc, không có vai trò độc lập Cho nên,người vợ phải tôn trọng và phục tùng chồng trong mọi chuyện, “phu xướng -phụ tùy” Theo tinh thần Nho giáo, vai trò của cha mẹ với con cái được xácđịnh là “cha sinh, mẹ dưỡng” Người chồng là gia trưởng, phải có trách nhiệmđảm bảo sinh kế của gia đình Người vợ giúp chồng nuôi dạy con cái và lotoan công việc bếp núc trong nhà Theo tinh thần tề gia, Nho giáo yêu cầungười chồng phải đối xử đúng đắn với vợ, phải biết dạy bảo người vợ ngay từkhi mới về theo nền nếp, gia phong nhà mình, nếu không dạy bảo vợ con thì

bị coi là khờ khạo, Thái Công nói: “Rước vợ mới về mà chẳng nghiêm dạy làđiều khờ” [38, tr.68] Ngoài ra, người chồng cũng phải biết cư xử cho đúngđắn, ăn ở cho hợp với gia phong nhà mình, không được làm gì để vợ con phải

hổ thẹn vì mình Có như vậy thì người chồng mới có thể thực hiện được đạo

tề gia, trị quốc Kinh Thi có nói rằng: “Kìa cô con gái bước chân vào nhàchồng, phải khéo ăn ở cho hợp ý mọi người trong nhà Bậc quân tử (ngườichồng) cũng phải ăn ở cho hợp ý mọi người trong nhà mình mới có thể dạyngười trong nước”

Một số nhà nho tiến bộ còn đưa ra yêu cầu vợ chồng đối xử với nhauphải “tương kính như tân”, kính trọng lẫn nhau, chung thủy đôi đường, coitình nghĩa vợ chồng là “tao khang chi thê bất khả hạ đường” (vợ cưới khi còncực khổ thì không nên hắt hủi) [38, tr.93] Những quy định cụ thể của hôn lễ

Trang 37

chứa đựng một tinh thần trang nghiêm, tôn kính, thận trọng, vui vẻ đoàn kếtbình đẳng và thân mật giữa hai gia đình, hai họ, giữa vợ và chồng… được ghichép trong sách Lễ ký đã nói lên điều này Nhưng thực ra, cả trên phươngdiện lý luận và trong thực tế, yêu cầu người vợ phụ thuộc vào người chồng, sựbất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng được chế độ phong kiến thừanhận và khuyến khích.

Đối với người phụ nữ, Nho giáo cho rằng họ khó dạy bảo “phụ nhânnan hóa” Khổng Tử nói: “Chỉ có bọn con gái và bọn tiểu nhân là mình khónuôi dạy Hễ mình gần gũi thì họ nhờn; còn như mình xa cách, nghiêm nghịthì họ oán” [38, tr.74] Vì coi thường người phụ nữ như vậy nên dưới chế độphong kiến, phụ nữ thường không được đi học hoặc chỉ được dạy dỗ trongphạm vi gia đình và dạy những điều liên quan đến đạo làm vợ và đạo đức củangười phụ nữ “tam tòng, tứ đức” Người mẹ là người chịu trách nhiệm dạybảo cô con gái trước khi về nhà chồng những trách nhiệm, nghĩa vụ của họ làphải giữ đạo làm vợ “con về nhà của con (tức nhà chồng), thì nên kínhnhường, giữ mình cho khéo, đừng trái ý chồng Nên lấy nết thuận tùng làmphép chính, đó là đạo làm vợ” [38, tr.70] Ngoài ra, đạo làm vợ còn đưa ranhững yêu cầu rất cụ thể, chi tiết về phép tắc mà người vợ phải tuân theo :

“Lời nói phải nhỏ nhẹ, nết đi phải khoan thai, dừng lại phải hình dung điềmđạm, động bước phải nghiêm trang Tai chớ nghe quá cái cần nghe, mắt chớnhìn quá cái cần nhìn Nói điều gì chớ ra tuồng gièm siểm Quần áo mặc phảicoi cho chỉnh tề Chẳng nên dòm cửa sổ Dậy sớm thức khuya đừng nài khónhọc Trong lòng phải nơm nớp lo cho khỏi mắc nhục Vợ hiền khiến chohồng sang, vợ ác khiến cho chồng hư” [38, tr.71] Bên cạnh đó, Nho giáo cònyêu cầu người đàn bà phải thuận theo chồng, không được tự ý làm việc gì vàphải thực hiện theo đạo tam tòng: “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tửtòng tử; vô sở cảm tự toại dã” (Ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồngchết theo con, không dám theo ý riêng mình) [38, tr.72] Điều đó có nghĩa là

Trang 38

người đàn bà suốt đời bị phụ thuộc vào người đàn ông, dù người đó là cha, làchồng hay là con trai của mình Người chồng được coi là “rường cột của vợ”,quyết định mọi việc; chồng có thể bỏ vợ hoặc lấy thêm vợ khác tùy ý, nhất làkhi vợ chính sinh con một bề hoặc không có con, còn người phụ nữ thì tuyệtnhiên không thể có hai chồng Người phụ nữ đủ tiêu chuẩn làm vợ còn phải

có đủ tứ đức: công, dung, ngôn, hạnh Trong bốn đức nêu trên, Khổng Tử đặcbiệt nhấn mạnh đến đức “Hạnh”, theo ông “người con gái chọn ngày ở chốnbuồng khuê, chẳng nên đi xa dù phải đi chịu tang cũng vậy Việc thì chẳngnên tự làm, làm thì chẳng nên làm một mình và không hỏi ai Phải xét trướcrồi mới cử động, nghĩ trước rồi hãy nói Ban ngày chẳng nên ra chơi sân, điđâu phải có đèn, đó là sửa lấy đức hạnh của người làm dâu vậy” [38, tr.72].Thậm chí, người đàn bà chồng chết thì cũng cứ phải ở vậy, đi lấy chống khác

là thất tiết Và theo Trình Y Xuyên, danh nho đời Tống, nếu người đàn ông lại

đi cưới người đã thất tiết thì chính mình là người thất tiết Kể cả những ngườiđàn bà góa, nghèo đói, không nơi nương tựa cũng không nên đi bước nữa, vìtheo các nhà nho: “Đói chết là việc cực nhỏ, thất tiết mới là việc cực lớn”

Qua nghiên cứu quan niệm Nho giáo trong quan hệ vợ chồng, chúng ta

có thể thấy rằng đó là mối quan hệ bất công, bất bình đẳng mà người chịuthiệt thòi nhất là người phụ nữ Chính những quan niệm như vậy đã kìm hãmbao ước muốn hạnh phúc của người phụ nữ trong vòng cương tỏa của chế độphong kiến Mặc dù vậy, quan niệm Nho giáo về đạo vợ chồng cũng có một

số điểm có giá trị như việc đòi hỏi người làm chồng phải là người có năng lựcduy trì nền nếp gia phong, đảm bảo sinh kế trong gia đình, đảm bảo danhphận của người phụ nữ trong nhà Việc thực hiện đúng những nghĩa vụ, chứctrách mà Nho giáo quy định đối với cả người chồng và người vợ, giúp chochồng ra chồng, vợ ra vợ là điều kiện để quan hệ vợ chồng ổn định, từ đó, giađình mới ổn định, quốc gia mới ổn định Chính vì thế, quan hệ gia đình thời

Trang 39

phong kiến rất bền chặt, đảm bảo cho chức năng gia đình là “tế bào của xãhội” được thực hiện.

Trong Nho giáo, theo chế độ gia trưởng, người anh, nhất là anh trưởng, có

vị trí cao trong gia đình (sau người cha) Anh trưởng là người thay người cha(khi cha đi vắng) làm chủ và điều hành mọi việc trong nhà, em không được trái ýanh, phải tôn kính anh và làm theo ý anh Quan niệm có tính nguyên tắc: “Quyềnhuynh thế phụ” đã được mọi người trong xã hội thừa nhận

Trong gia đình, anh em đối xử với nhau hòa thuận mới làm gương cho

xã hội được Kinh Thi nói rằng: “Làm anh thì phải phận anh, làm em phảiphận em Ăn ở phải phận anh em, rồi sau mới có thể dạy người trong nước”[38, tr.67] Những yêu cầu của Nho giáo về quan hệ anh em như vậy là thấutình đạt lý và có giá trị nhân văn sâu sắc

Với tính chất là học thuyết bảo vệ chế độ gia trưởng, tông tộc nên Nhogiáo coi việc củng cố quan hệ anh em là một trong ba mối quan hệ quan trọngnhất trong ngũ luân Cùng với việc củng cố quan hệ vợ chồng, cha con thìquan hệ anh em cũng giúp tăng cường sức mạnh đoàn kết của gia đình, củadòng họ, góp phần củng cố vị thế của gia đình, dòng họ trong xã hội Đứngtrên quan điểm hiện đại, chúng ta thấy Nho giáo đã tuyệt đối hóa tình anh emyêu thương đùm bọc trong gia đình, biến nó thành tính vị kỷ gia đình, baoche, vun vén, bênh vực lẫn nhau Ngay như vua Thuấn, vị thần tượng của đạoKhổng, đã phong cho em mình, một kẻ hư hỏng, được đi cai trị một địa

Trang 40

phương Có người thắc mắc hỏi Mạnh Tử thì được giải thích rằng: “Ngườinhân đối với em mình, chẳng chứa mối giận hờn, chẳng giữ lòng oán ghét.Chỉ một niềm thương mến mà thôi Hễ thân mến em mình thì muốn cho emđược sang trọng Hễ thương yêu em thì muốn cho em được giàu có VuaThuấn phong đất Hữu Tý cho em, tức là muốn cho em được sang trọng, giàu

có vậy Mình làm thiên tử mà em là kẻ thất phu, thì có thể gọi là mình thânmến, thương yêu em chăng?” [38, tr.68] Hơn thế nữa, sau này, Nho giáo cònphát triển tư tưởng coi trọng tình cảm gia đình vào công việc trị nước thànhnguyên tắc “thân thân” trong tuyển chọn, sử dụng người thân làm quan trong

bộ máy cai trị, một nguyên tắc điển hình cho đặc quyền, đặc lợi của giai cấpphong kiến

Như vậy, Nho giáo quan niệm đạo vợ chồng, đạo cha con, đạo anh em

là ba nội dung chính của gia đạo góp phần củng cố sức mạnh và vị thế của giađình, tông tộc trong xã hội Mặc dù nhấn mạnh đạo vợ chồng là gốc của giađình nhưng trên thực tế, Nho giáo coi trọng đạo cha con và đạo anh em hơn.Điều này xuất phát từ quan điểm gia trưởng tông tộc của Nho giáo Nhữngquan niệm này về gia đình và đạo đức gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc tới sựphát triển khuôn mẫu gia đình Nho giáo, từ đó, ảnh hưởng sâu rộng đối vớicác phương diện khác của xã hội phong kiến

Tiểu kết chương 1

Như vậy, qua nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển quan niệmcủa Nho giáo về gia đình cũng như một số nội dung cơ bản về gia đình theoquan niệm Nho giáo, có thể thấy rằng Nho giáo là một học thuyết chính trị -đạo đức nhằm củng cố xây dựng, duy trì trật tự xã hội bằng đường lối đức trịdựa trên cơ sở xây dựng, củng cố và phát triển gia đình gia trưởng Nhữngquan niệm của Nho giáo về gia đình đã phần nào phản ánh nhận thức của mộtthời đại, lập trường của một giai cấp, tồn tại xã hội cũng như đời sống tinhthần của một giai đoạn lịch sử nhất định Chính vì vậy, trên thực tế quan niệm

Ngày đăng: 27/10/2020, 20:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Ngọc Anh (2002), “Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hoá gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hoá giađình truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, "Tạpchí Triết học
Tác giả: Lê Ngọc Anh
Năm: 2002
2. Lê Ngọc Anh (2004), ““Nhân” trong Luận ngữ của Khổng Tử”, Tạp chí Triết học, (11) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nhân” trong Luận ngữ của Khổng Tử”, "Tạp chí Triết học
Tác giả: Lê Ngọc Anh
Năm: 2004
3. Minh Anh (2004), “Về học thuyết luân lý và đạo đức của Nho giáo”, Tạp chí Triết học, (8) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về học thuyết luân lý và đạo đức của Nho giáo”, "Tạp chí Triết học
Tác giả: Minh Anh
Năm: 2004
4. Minh Anh (2005), “Tư tưởng Nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, (10) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Nho giáo về gia đình và việc xây dựng giađình mới ở Việt Nam hiện nay”, "Tạp chí Triết học
Tác giả: Minh Anh
Năm: 2005
5. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2001), Tài liệu nghiên cứu Văn kiện Đại hội IX của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiên cứu Văn kiện Đại hội IX của Đảng
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2001
6. Đỗ Thị Bình (1997), “Gia đình ở đô thị trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình ở đô thị trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, "Tạp chí Khoa học về phụ nữ
Tác giả: Đỗ Thị Bình
Năm: 1997
7. Nguyễn Văn Bình (2001), Quan niệm Nho giáo về các mối quan hệ xã hội, ảnh hưởng và ý nghĩa của nó đối với xã hội ta ngày nay, Luận án tiến sỹ triết học: 5.01.01, Hà Nội (Thư viện quốc gia) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm Nho giáo về các mối quan hệ xãhội, ảnh hưởng và ý nghĩa của nó đối với xã hội ta ngày nay
Tác giả: Nguyễn Văn Bình
Năm: 2001
8. Doãn Chính (1997), Đại cương Lịch sử Triết học Trung Quốc, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương Lịch sử Triết học Trung Quốc
Tác giả: Doãn Chính
Nhà XB: Nxb.Chính trị quốc gia
Năm: 1997
9. Doãn Chính, Nguyễn Sinh Kế (2004), “Về quá trình Nho giáo du nhập vào Việt Nam”, Tạp chí Triết học, (9) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về quá trình Nho giáo du nhập vào Việt Nam”, "Tạp chí Triết học
Tác giả: Doãn Chính, Nguyễn Sinh Kế
Năm: 2004
10. Trương Chính (1994), Cha ông chúnh ta đã tiếp thu những gì tích cực ở các ý thức hệ phong kiến Trung Quốc, Nho giáo tại Việt Nam, Nxb.Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cha ông chúnh ta đã tiếp thu những gì tích cực ởcác ý thức hệ phong kiến Trung Quốc, Nho giáo tại Việt Nam
Tác giả: Trương Chính
Nhà XB: Nxb.Khoa học Xã hội
Năm: 1994
11. Nguyễn Đình Chú (2005), “Hiện nay với Nho giáo”, Tạp chí Hán Nôm, (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện nay với Nho giáo”, "Tạp chí Hán Nôm
Tác giả: Nguyễn Đình Chú
Năm: 2005
12. Đoàn Trung Còn (dịch giả, 1950), Luận ngữ, Tứ thơ, Nxb. Thuận Hoá, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận ngữ, Tứ thơ
Nhà XB: Nxb. Thuận Hoá
13. Đoàn Trung Còn (dịch giả, 1950), Mạnh Tử (thượng), Tứ thơ, Nxb. Trí Đức Tòng Thơ Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mạnh Tử (thượng), Tứ thơ
Nhà XB: Nxb. Trí Đức Tòng Thơ Sài Gòn
14. Đoàn Trung Còn (dịch giả, 1996), Mạnh Tử - Tập hạ, Tứ thơ, Nxb. Thuận Hoá, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mạnh Tử - Tập hạ, Tứ thơ
Nhà XB: Nxb. Thuận Hoá
15. Đoàn Trung Còn (dịch giả, 1996), Đại học, Trung dung, Tứ thơ, Nxb. Thuận Hoá, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại học, Trung dung, Tứ thơ
Nhà XB: Nxb. Thuận Hoá
16. Hoàng Tăng Cường (2006), Triết lý Nho giáo về quan hệ cá nhân - xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết lý Nho giáo về quan hệ cá nhân - xã hội
Tác giả: Hoàng Tăng Cường
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2006
17. Phan Đại Doãn (1999), Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam
Tác giả: Phan Đại Doãn
Nhà XB: Nxb.Chính trị quốc gia
Năm: 1999
18. Phan Đại Doãn (2005), “Nho giáo Việt Nam”, Tạp chí Xưa và nay, (229- 230) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nho giáo Việt Nam”, "Tạp chí Xưa và nay
Tác giả: Phan Đại Doãn
Năm: 2005
19. Nguyễn Đăng Dung (1998), Nho giáo với văn hoá Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nho giáo với văn hoá Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Dung
Nhà XB: Nxb. Khoa học Xã hội
Năm: 1998
20. Quang Đạm (1994), Nho giáo xưa và nay, Nxb. Văn hoá, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nho giáo xưa và nay
Tác giả: Quang Đạm
Nhà XB: Nxb. Văn hoá
Năm: 1994

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w