Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
38,29 KB
Nội dung
CƠ SỞLÝLUẬNVỀCÔNGTÁC THEO DÕIĐÁNHGIÁTHỰCHIỆNKẾHOẠCH I. Kếhoạch hóa doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Peter Drucker, một trong những chuyên gia quản lý hàng đầu đương đại, tácgiả của “Quản lý cho tương lai; thập kỷ 90 và xa hơn nữa.” đã đề xuất tiêu chuẩn về tính hiệu nghiệm (effectiveness) – tức là khả năng làm những việc “đúng” (do “right” things ) và tính hiệu quả (efficiency) – tức là khả năng làm đúng việc (do things “right”). Ông cho rằng tính hiệu nghiệm là quan trọng hơn, bởi vẫn có thể đạt được tính hiệu quả khi chọn sai mục tiêu. Hai tiêu chuẩn nói trên song hành cùng với hai khía cạnh của kếhoạch hóa: Xác định các mục tiêu “đúng” và chọn lựa những biện pháp “đúng” để đạt được các mục tiêu này. Cả hai khía cạnh đó đều có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. 1 1. Khái niệm và vai trò của kếhoạch hóa 1.1. Khái niệm Kếhoạch là sự thể hiện ý đồ phát triển của chủ thể quản lý với đối tượng quản lý thông qua các giải pháp. “Kế hoạch nằm trong những chức năng cơ bản của qui trình quản lý, là thể hiện ý đồ của chủ thể về sự phát triển trong tương lai của đối tượng quản lý và các giải pháp để thực hiện. Nó xác định xem một quá trình phải làm gì? Làm như thế nào? Khi nào làm và ai sẽ làm?”. 2 Như vậy kếhoạch là một văn bản định hướng phát triển gồm hai phần chính là mục tiêu (ý đồ) và giải pháp. Theo đó thì làm kếhoạch là phải xác định được các mục tiêu cần đạt tới và đưa ra những cách thức để có thể đạt được những mục tiêu đó. 1 Nguồn: Đại cương lýluận quản lý. 2 Nguồn: Giáo trình kếhoạch hóa phát triển kinh tế xã hội. Theo “Từ điển bách khoa Việt Nam 2” thì: Kếhoạch hóa là hoạt động của con người trên cơsở nhận thức và vận dụng các qui luật của xã hội và tự nhiên, đặc biệt là các qui luật kinh tế để tổ chức quản lý các đơn vị kinh tế - kĩ thuật, các ngành, các lĩnh vực hoặc toàn bộ nền sản xuất xã hội theo những mục tiêu thống nhất. Theo cách hiểu đó thì rõ ràng kếhoạch đựơc lập trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Kếhoạch hóa là một chức năng quản lý. Kếhoạch hóa có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó. Theo đó, có ba nội dung chủ yếu của kếhoạch hóa là: (1) Xác định, hình thành mục tiêu (phương hướng) đối với tổ chức, doanh nghiệp; (2) Xác định và bảo đảm (mang tính chắc chắn, cam kết) về các nguồn lực cần thiết để có thể đạt được những mục tiêu đó; (3) Quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Kếhoạch hóa trong doanh nghiệp cũng không nằm ngoài những ý nghĩa đó. “Kế hoạch hóa doanh nghiệp là một qui trình ra quyết định cho phép xây dựng một hình ảnh mong muốn về trạng thái tương lai của doanh nghiệp và quá trình tổ chức triển khai thựchiện mong muốn đó”. 3 1.2. Vai trò của kếhoạch hóa trong doanh nghiệp Kếhoạch đã tỏ ra rất hiệu quả trong nền kinh tế kếhoạch hóa tập trung nhưng không phải là khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì kếhoạch không còn là công cụ quản lý hữu hiệu. 3 Nguồn: Giáo trình kếhoạch kinh doanh. Bản thân hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động có mục tiêu, đó là lợi nhuận. Thông qua một loạt hoạt động đầu tư, sản xuất, phân phối, trao đổi trên thị trường nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội, tạo việc làm và tạo giá trị. Mà hoạt động có mục tiêu đã bao hàm trong đó tính chất kế hoạch: Biết mục đích hành động là gì và vạch ra được con đường để đạt mục tiêu. Doanh nghiệp hoạt động là một qui trình kết hợp giữa các yếu tố sản xuất (yếu tố đầu vào): Tài lực, nhân lực, vật lực, thông tin nhằm tạo đầu ra và đạt mục tiêu lợi nhuận. Và quá trình phối kết hợp đó để hiệu quả cần phải có nhân tố quan trọng là quản lý. Quản lý là chức năng không thể thiếu trong doanh nghiệp và lần đầu tiên đã được nhà kinh tế học H.Fayol nghiên cứu và khẳng định với 14 nguyên tắc trong kinh doanh, trong đó có nguyên tắckế hoạch. F.W.Taylor – cha đẻ của thuyết quản lý khoa học đã nói: “Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn, người khác làm và sau đó là hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.” 4 . Gulich và Urwich cũng đã nói, côngtác quản trị có 6 chức năng chủ yếu đó là: Kế hoạch, tổ chức, nhân sự, phối hợp, tài chính. Tính chất của nền kinh tế thị trường là không có chỉ tiêu pháp lệnh, không có sự phân bổ nguồn lực nhưng lại có qui luật thị trường – Qui luật cạnh tranh và sự biến động không ngừng đòi hỏi các nhà quản lý phải có sự dự báo, lường trước để phản ứng, xử lý kịp thời. 2. Qui trình kếhoạch hóa trong doanh nghiệp Qui trình kếhoạch hóa hay nói cách khác đó là các bước cho phép vạch ra các mục tiêu, dự tính các phương tiện cần thiết, tổ chức triển khai thựchiện nhằm đạt được các mục tiêu đã định. Trong nền kinh tế thị trường kếhoạch được sử dụng linh hoạt hơn nhằm thích nghi với điều kiện thị trường biến động không ngừng. Kếhoạch không chỉ là một văn bản duy nhất mà theo nó là cả một quá trình hoạt động khoa học của doanh nghiệp. Một trong những qui trình được áp dụng rộng rãi là Qui trình PDCA. Trong đó các hoạt động liên quan đến 4 Nguồn: Đại cương lýluận quản lý. kếhoạch hóa doanh nghiệp chia làm một số giai đoạn cơ bản và được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1-1: Qui trình kếhoạch hóa trong doanh nghiệp (PDCA). Tổ chức thựchiện (DO) Xác định mục tiêu, qui trình, thủ tục… cần thiết để thựchiện mục tiêu. Triển khai thựchiện các qui trình, thủ tục… đã dự định. Lập kếhoạch (PLAN) - Điều chỉnh thựchiện các qui trình, thủ tục. - Điều chỉnh mục tiêu - Kiểm tra, so sánh thực tế với kế hoạch. - Đánhgiá sai lệch Điều chỉnh (ACT) Kiểm tra (CHECK) (Nguồn: Giáo trình kếhoạch kinh doanh.) 2.1. Lập kếhoạch Quá trình soạn lập kếhoạch là giai đoạn đầu tiên trong qui trình kếhoạch hóa mà nội dung chủ yếu là: Xác định mục tiêu và soạn lập giải pháp. Đây là cơsở giúp doanh nghiệp định hướng được họ cần phải làm những gì và làm như thế nào? Có thể tóm tắt qui trình tổng quát để soạn lập kếhoạch bằng sơ đồ sau: Đánhgiáthực trạng Xác định mục tiêu, chỉ tiêu Xác định các phương án Chuẩn bị Lựa chọn phương án Xây dựng KH hành động Xây dựng KH giám sát, đánhgiáSơ đồ 1-2: Qui trình soạn lập kế hoạch. (Nguồn: Bài giảng kếhoạch hóa phát triển kinh kế xã hội) Bước 4 và 5 có thể gộp lại thành một bước: Xây dựng các phương án kế hoạch, đánhgiá và lựa chọn phương án. 2.2. Tổ chức thựchiện Là bước tổ chức triển khai các hoạt động thựchiệnkế hoạch. Khi đó doanh nghiệp đã thực sự hành động nhằm đạt được các chỉ tiêu kế hoạch, đảm bảo các yêu cầu cả về tiến độ, hiệu quả sử dụng nguồn lực, qui mô, chất lượng công việc… 2.3. Theo dõi, đánhgiáthựchiệnkếhoạch Doanh nghiệp sẽ tiến hành tổ chức côngtáctheo dõi, đánhgiáthựchiệnkế hoạch. Đây là bước cần thiết vì giữa mục tiêu đề ra (P) và thựchiện (D) tồn tại những sai lệch. Bởi trong quá trình thựchiệnkế hoạch, kết quả có thể bằng, có thể cao hơn hoặc thấp hơn kếhoạch doanh nghiệp đã đặt ra. Những sai lệch đó có thể có hại hoặc vô hại, có thể phù hợp hoặc không phù hợp với mục tiêu đề ra và thực trạng phát triển của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp cần phải tổ chức theodõi nhằm phát hiện những phát sinh bất lợi, cần phải kịp thời nắm bắt những sai lệch đó và quan trọng là phải tìm ra những nguyên nhân để có những hành động kịp thời, phù hợp. Trong quá trình thựchiệnkếhoạch còn có thể phát sinh những yếu tố mới, doanh nghiệp cần phải nắm bắt kịp thời và tiến hành phân tích lợi, hại, những tác động có thể có tới việc thựchiện mục tiêu. 2.4. Điều chỉnh Cần phải điều chỉnh thựchiện các qui trình, thủ tục, hành động… nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Muốn điều chỉnh phải dựa vào bước theodõi và đánhgiá ở trước đó. Sự điều chỉnh chỉ cần thiết khi: Có những chênh lệch dương, chênh lệch âm hoặc không có chênh lệch nhưng xuất hiện các nhân tố mới tác động. Khi nhận thấy tồn tại những sai lệch đủ lớn để ảnh hưởng tới việc thựchiện mục tiêu thì nhất thiết phải có những điều chỉnh kịp thời. Nếu sai lệch quá lớn hoặc đánhgiá khả năng về nguồn lực không thể đạt được kếhoạch thì có thể thay đổi mục tiêu. Khi xuất hiện các yếu tố mới cần nắm bắt và cảnh báo. Điều chỉnh hay chính là quá trình ra quyết định của người quản lý. Khi đã ra quyết định đương nhiên không chỉ dựa vào kết quả theodõithựchiệnkế hoạch, so sánh với kếhoạch và rút ra kết luận mà phải dựa vào thực trạng khách quan của môi trường như chính trị, pháp luật, kinh tế, thị trường… 3. Vai trò của theo dõi, đánhgiá trong qui trình kếhoạch hóa Trong qui trình kếhoạch hóa thì bước kiểm tra hay theo dõi, đánhgiá là bước thứ ba, sau bước lập kếhoạch và tổ chức thựchiệnkế hoạch. Sau khi theo dõi, đánhgiá là bước ra quyết định của nhà quản lý. Có thể nói theo dõi, đánhgiá lấy kếhoạch làm cơ sở, thực trạng làm đối tượng và nhiệm vụ chủ yếu là hỗ trợ quá trình ra quyết định của nhà quản lý và góp phần chuẩn bị cho bản kếhoạch tiếp theo. Theo dõi, đánhgiá là trung gian, là cầu nối giữa kếhoạch và thực tiễn. Nếu không cótheo dõi, đánhgiá mà chỉ cókếhoạch và tổ chức các hoạt động thựchiện thì sẽ có hai trường hợp xảy ra. Hoặc là các hoạt động đó làm giống như con đường và biện pháp mà bản kếhoạch đã vạch ra mà không cần quan tâm tới sự khác biệt giữa dự báo, mong muốn và thực tế, điều này có thể tạo ra kết quả là thựchiện đúng hành động mà có thể vẫn không đạt được mục tiêu. Hoặc là kếhoạch và hoạt động tổ chức kếhoạch là hai việc làm hoàn toàn tách rời nhau, khi đó kếhoạch chỉ mang tính hình thức, không thực sự trở thành một công cụ phục vụ đắc lực cho côngtác quản lý. Theo dõi, đánhgiá là một trong những công cụ để thựchiệnkế hoạch, phát huy tính thực tiễn của kế hoạch, làm cho kếhoạch không chỉ là bản kếhoạch duy nhất mà đó là một quá trình hay còn gọi là qui trình kếhoạch hóa. Nếu như không có bước theo dõi, đánhgiá ta chỉ thấy được kết quả thựchiện cuối cùng mà không thấy được con đường, biện pháp, qui trình để đạt được mục tiêu đó. Như vậy không khác gì hành động không cókếhoạch vì bản chất của kếhoạch là xác định mục tiêu và vạch ra con đường để đạt được mục tiêu đó. Có thể nói nếu không cótheo dõi, đánhgiá đồng nghĩa với không cókếhoạch và đã là qui trình kếhoạch hóa thì nhất thiết phải cótheo dõi, đánhgiáthựchiệnkế hoạch. Theo dõi, đánhgiá là cơsở cho quá trình ra quyết định của nhà quản lý. Nhà quản lý muốn có quyết định hợp lý cần phải dựa trên cơsởthực trạng SXKD của doanh nghiệp. Theodõi để thu thập thông tin và đánhgiá chính là để xử lý thông tin. Khi đó thông tin đã trở thành dữ liệu, là cơsở cho việc nhận định tình hình và ra quyết định. II. Côngtáctheo dõi, đánhgiáthựchiệnkếhoạch trong doanh nghiệp 1. Các khái niệm cơ bản 1.1. Theodõi (giám sát) Theodõi (giám sát) là một chức năng liên tục sử dụng việc thu thập, tổng hợp thông tin một cách có hệ thống để cung cấp số liệu và tình hình hoạt động SXKD cho các nhà lãnh đạo, các nhà quản lývề một kếhoạch đang và đã được triển khai. Trong khâu theodõi (giám sát) thựchiệnkế hoạch, có thể giúp trả lời các câu hỏi như: • Bản kếhoạchcó được triển khai hay không? • Tiến độ triển khai như thế nào? • Tiến độ và việc đảm bảo cung cấp nguồn lực như thế nào? • Kết quả, hiệu quả thực hiện? 1.2. ĐánhgiáĐánhgiá là quá trình thu thập thông tin, chứng cớvềđối tượng; tiến hành đánhgiá và đưa ra những nhận xét, nhận định về mức độ đạt được theo các tiêu chí đã được đưa ra. Theo đó có thể định nghĩa đánhgiá là đưa ra nhận xét và kết luậnvề một bản kếhoạch đang và đã được triển khai. Mục đích là để xác định mức độ phù hợp, khả năng đạt được mục tiêu, tính hiệu quả và hiệu lực trong phát triển. Đánhgiá phải cung cấp thông tin đáng tin cậy, hữu ích, cho phép rút ra bài học, kinh nghiệm cho các kỳ kếhoạch tiếp theo. Trong khâu đánhgiá cho phép trả lời các câu hỏi như: • Khả năng đạt được các chỉ tiêu kếhoạch như thế nào? Người quản lýcó trách nhiệm như thế nào khi có các chỉ tiêu kếhoạch không đạt được? Những giải pháp ra sao? • Sự tham gia của các bên trong côngtáctheo dõi, đánhgiá như thế nào? Có cam kết nào trong bản kếhoạch không được thựchiện không? Vì sao? • Nguồn ngân sách được phân bổ và sử dụng như thế nào? • Bài học rút ra cho các bên? Cho côngtáckếhoạch ở các kỳ tiếp theo? 1.3. Sự bổ trợ lẫn nhau của theodõi và đánhgiáTheodõi và đánhgiá là hai hoạt động bổ trợ cho nhau và chỉ thực sự có ý nghĩa khi chúng song hành cùng nhau. Bởi nếu chỉ cótheodõi mà không cóđánhgiá thì việc theodõi là không có ý nghĩa. Còn nếu đánhgiá mà không dựa trên cơsở kết quả của theodõi thì đó là việc đánhgiá không cócơ sở. Theo dõi. • Làm rõ mục tiêu. • Gắn hoạt động với nguồn lực nhằm đạt mục tiêu. • Với sự kết hợp hoạt động này và nguồn lực tạo ra mục tiêu gì? Có đảm bảo đạt mục tiêu hay chưa? • Lượng hóa mục tiêu thành các chỉ tiêu, chỉ số. • Thu thập số liệu, so sánh với chỉ tiêu. Đánh giá. • Phân tích vì sao các kết quả mong muốn đạt được hay không. • Sự đóng góp của các hoạt động vào thựchiện kết quả. • Khảo sát quá trình thựchiện • Phát hiện các kết quả không lường trước. • Cung cấp bài học kinh nghiệm, nhấn mạnh các thành tựu đã đạt được,đưa ra các đề xuất cải tiến. Sự bổ trợ giữa theodõi và đánhgiá được thể hiện như sau: 5 5 Nguồn: Mười bước tiến tới hệ thống giám sát và đánhgiá dựa trên kết quả. 1.4. Phân loại theo dõi, đánhgiá 1.4.1. Theo dõi, đánhgiáthựchiện Được thựchiện trong thời gian kếhoạch đang được triển khai và kết thúcthựchiệnkế hoạch. Theo đó thì có thể chia làm 2 loại: • Theo dõi, đánhgiá giữa kỳ: Được thựchiện trong thời gian các hoạt động thựchiệnkếhoạch vẫn đang diễn ra. Chủ yếu mục đích của đánhgiá giữa kỳ là: Thúc đẩy, phát triển hay điều chỉnh tổ chức, phương thứcthực hiện… thậm chí điều chỉnh mục tiêu. • Theo dõi, đánhgiá cuối kỳ (kết thúc): Đánhgiá ngay sau khi thời gian thựchiệnkếhoạch kết thúc, khi đó tất cả các hoạt động được triển khai để đạt chỉ tiêu kếhoạch đã hoàn toàn chấm dứt. Mục đích nhằm đánh giá: Thựchiệnkếhoạch đạt bao nhiêu phần trăm? Hiệu quả thực hiện? Các yếu tố tác động của kế hoạch? Đây chính là cơsở để bàn đến bản kếhoạch tiếp sau. Tóm lại phương thứctheo dõi, đánhgiá này trả lời 2 câu hỏi: • Bản kếhoạchcó được triển khai hay không? • Bản kếhoạch triển khai như thế nào? Để trả lời các câu hỏi đó, các thông tin sẽ lấy từ các hoạt động và đầu ra. Sơ đồ 1-3: Nguồn thông tin của theo dõi, đánhgiáthực hiện. Hoạt động Đầu ra Triển khai Kết quả ( Nguồn: Tácgiả tự tổng hợp) [...]... cũng có nghĩa là công cụ theo dõi, đánhgiá đã góp phần làm cho kếhoạch trở thành thực tiễn, kếhoạch là một qui trình chứ không đơn thuần là bản kếhoạch 3.2 Kếhoạch là cơsở để xây dựng khung theo dõi, đánhgiáKếhoạch là cơsở để xác định mục tiêu ưu tiên phát triển của doanh nghiệp, là cơsở để xác định các cấp mục tiêu Đây chính là cột đầu tiên trong khung theo dõi, đánhgiá Sau khi tiến hành... theo dõi, đánhgiá bên ngoài và theo dõi, đánhgiá nội bộ (tự theo dõi, đánh giá) Theo dõi, đánhgiá nội bộ với mục đích quản lý tốt hơn hoạt động của chính đơn vị mình Sự tham gia là của chính các thành viên trong tổ chức trong hệ thống theo dõi, đánhgiá Các thành viên phù hợp với chức năng của mình mà tham gia xây dựng kếhoạch cũng như triển khai thựchiệncôngtáctheo dõi, đánhgiá nhằm duy trì... sau 3 Mối quan hệ giữa côngtáckếhoạch và côngtáctheo dõi, đánhgiá 3.1 Hệ thống theo dõi, đánhgiá là công cụ trung gian tạo xúc tác để mong muốn trở thành hiệnthựcKếhoạch đặt ra mục tiêu phát triển; Đó là mong muốn về tương lai với các kết cục dự kiến và các bước thựchiện hay con đường cần phải đi nhằm đạt được kết quả đó Trên thực tế không phải lúc nào dự kiến và thực tiễn cũng trùng khớp...1.4.2 Theo dõi, đánhgiá kiểm chứng (tác động) Đánhgiá kết quả và tác động của kếhoạchĐánhgiá xem bản kếhoạch sau khi được thựchiệncótác động đến sự phát triển của doanh nghiệp như thế nào, góp phần đạt mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp như thế nào… Cơ sở của theo dõi kiểm chứng được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1-4: Nguồn thông tin của theo dõi, đánhgiá kiểm chứng Mục tiêu... muốn của các nhà quản lý là nắm được những sai lệch này và lý giải được vì sao, bởi đó có thể là nguyên nhân làm cho mong muốn không thể thựchiện được Mục tiêu Thựchiện Mục tiêu ThựchiệnSơ đồ 1-5: Sai lệch giữa mục tiêu và thựchiệnkếhoạch (Nguồn: Mười bước tiến tới hệ thống giám sát và đánhgiá dựa trên kết quả) Hệ thống theo dõi, đánhgiá là cơsở để biết tiến độ thựchiệnkế hoạch, là cách để... lấy kếhoạch làm mục tiêu Kết quả của theodõi là một loạt con số thống kêvề kết quả thựchiện của một loạt các chỉ tiêu kếhoạch cần thiết Những con số này sẽ được so sánh với các chỉ tiêu kế hoạch, đánhgiá và đưa ra kết luậnvềthực trạng, khả năng hoàn thành kế hoạch, khả năng vượt kếhoạch Đây là những thông tin vô cùng quan trọng cho việc ra quyết định của người quản lý Nói tóm lại giữa kế hoạch. .. đánhgiá giúp duy trì và tái định hướng những hành động và kết quả thựchiện Người quản lý không thể lập kếhoạchcó hiệu quả nếu như không có đủ những thông tin chính xác và kịp thời Quá trình theo dõi, đánhgiá cung cấp cho họ những thông tin chủ yếu và đáng tin cậy Người quản lý khó có thể thựchiện nhiệm vụ theo dõi, đánhgiácó hiệu quả nếu thiếu kếhoạch để xác định mục đích của theo dõi, đánh giá. .. của theo dõi, đánhgiá là gì Như vậy kếhoạch và theo dõi, đánhgiá bổ sung, hỗ trợ nhau 4 Sự cần thiết phải có hệ thống theo dõi, đánhgiá Trong qui trình kếhoạch hóa doanh nghiệp thì hai khâu kiểm tra (Check), điều chỉnh (Act) là những khâu quan trọng và không thể thiếu để giúp cho việc thựchiệnkếhoạch hợp lý và đạt được mục tiêu đặt ra Côngtáctheo dõi, đánhgiá mang lại rất nhiều thông tin cho... 7 Nguồn: Giáo trình chương trình và dự án phát triển kinh tế- xã hội Nói tóm lại: Chỉ tiêu dùng để đo lường kết quả (đích) đạt được là gì Chỉ số là thước đo mức độ tiến triển, có tính chất giám sát Muốn đánhgiá phải nhìn vào hệ thống chỉ tiêu, muốn theodõi (giám sát) phải nhìn vào hệ thống chỉ số 2 Nội dung, phương pháp theo dõi, đánhgiá 2.1 Nội dung Côngtáctheo dõi, đánhgiá là côngtác mà hầu... kếhoạch Bản kếhoạch cho phép xác định các cấp mục tiêu (Kế hoạch) Xác định chỉ tiêu, chỉ số cho từng cấp chỉ tiêu (Khung TD-ĐG) Mục tiêu tổng quát (Tác động) Mục tiêu trung gian (MT trực tiếp) Đầu ra Hoạt động Chỉ tiêu,chỉ số Chỉ tiêu,chỉ số Chỉ tiêu,chỉ số Chỉ tiêu,chỉ số (Nguồn: Tácgiả tự tổng hợp) 3.3 Kếhoạch là mục tiêu của theo dõi, đánhgiá Khi đã được thành lập, hệ thống theo dõi, đánhgiá . chức thực hiện kế hoạch. Sau khi theo dõi, đánh giá là bước ra quyết định của nhà quản lý. Có thể nói theo dõi, đánh giá lấy kế hoạch làm cơ sở, thực trạng. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THEO DÕI ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH I. Kế hoạch hóa doanh nghiệp trong nền kinh tế