1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý bền vững chất thải rắn sinh hoạt quận hoàn kiếm, thành phố hà nội

112 49 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 5,84 MB

Nội dung

Kết quả thu được cho thấy kịchbản bền vững nhất trong cả hai trường hợp nghiên cứu là xử lý sinh học cơ học.Kết luận đưa ra kịch bản này là hệ thống quản lý chất thải hiện tại ở Sofia, n

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN HỮU LINH

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỀN VỮNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT QUẬN HOÀN KIẾM,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG

HÀ NỘI - 2020

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN HỮU LINH

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỀN VỮNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT QUẬN HOÀN KIẾM,

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiệndưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Mai Thị Thanh Xuân, không sao chépcác công trình nghiên cứu của người khác Số liệu và kết quả của luận văn chưatừng được công bố ở bất kỳ một công trình khoa học nào khác

Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đượctrích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn

Tác giả

Nguyễn Hữu Linh

i

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo cùng toàn thể các thầy

cô Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiệntốt nhất cho tôi có thể tham gia học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và trân trọng nhất tới PGS.TS Mai Thị ThanhXuân đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện

và hoàn thành luận văn này

Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được và rất trân trọng sự giúp

đỡ, hướng dẫn, cung cấp thông tin, số liệu và trả lời phỏng vấn cũng như chỉ bảotận tình của Ban lãnh đạo và các cán bộ Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm vàURENCO Hoàn Kiếm

Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới bà con trên địa bànquận Hoàn Kiếm đã nhiệt tình cung cấp thông tin trong suốt thời gian thực địa

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè luônquan tâm, chia sẻ, động viên, khuyến khích tôi trong suốt thời gian qua

ii

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH viii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Dự kiến đóng góp của đề tài 2

5 Vấn đề nghiên cứu 3

6 Cấu trúc luận văn 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ BỀN VỮNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 4

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 4

1.1.1 Những công trình khoa học đã công bố liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài luận văn……….4

1.1.2 Kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố và những vấn đề luận văn cần bổ sung, làm rõ………8

1.2 Cơ sở lý luận về quản lý bền vững chất thải rắn sinh hoạt 8

1.2.1 Những vấn đề chung về chất thải rắn sinh hoạt 8

1.2.2 Quản lý bền vững chất thải rắn sinh hoạt 13

iii

Trang 6

1.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 26

1.3.1 Điều kiện tự nhiên 26

1.3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 29

CHƯƠNG2 CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

2.1 Cách tiếp cận 33

2.2 Phương pháp nghiên cứu 33

2.2.1 Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu thứ cấp và kế thừa tài liệu 33

2.2.2 Phương pháp điều tra, phỏng vấn 34

2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 35

2.2.4 Phương pháp xây dựng bộ tiêu chí đánh giá quản lý bền vững chất thải rắn sinh hoạt ………35

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44

3.1 Thực trạng về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hoàn Kiếm 44

3.1.1 Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt 44

3.1.2 Hoạt động thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hoàn Kiếm 45

3.2 Đánh giá tính bền vững trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hoàn Kiếm 48

3.2.1 Đánh giá tính bền vững đối với hợp phần môi trường 50

3.2.2 Đánh giá tính bền vững đối với hợp phần kinh tế 54

3.2.3 Đánh giá tính bền vững đối với hợp phần xã hội 58

3.2.4 Đánh giá chung 61

3.3 Thách thức và cơ hội trong quản lý bền vững chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hoàn Kiếm……… ….62

3.3.1 Thách thức……… … 62

iv

Trang 7

3.3.2 Cơ hội………63

3.4 Đề xuất giải pháp nâng cao tính bền vững công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hoàn Kiếm 64

3.4.1 Nhóm giải pháp về môi trường 65

3.4.2 Nhóm giải pháp về kinh tế 66

3.4.3 Nhóm giải pháp về xã hội - con người 67

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

TIẾNG VIỆT 74

TIẾNG ANH 75

v

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 11Bảng 1.2 Khái quát mô hình phân loại rác tại nguồn ở Hà Nội 22Bảng 2.1 Đề xuất các tiêu chí đánh giá tính bền vững trong công tác quản lýchất thải rắn sinh hoạt 37Bảng 2.2 Đánh giá mức độ bền vững của các tiêu chí trong công tác quản lýchất thải rắn sinh hoạt……… ………39Bảng 3.1 Hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại quận HoànKiếm 45Bảng 3.2 Tỷ lệ cơ giới hóa trong công tác duy trì vệ sinh trên địa bàn quậnHoàn Kiếm ……… 46Bảng 3.3 Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững trong công tác quản lý chấtthải rắn sinh hoạt 49Bảng 3.4 Tổng hợp điểm số các tiêu chí trong quản lý bền vững chất thải rắnsinh hoạt tại địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội 61

vii

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 10

Hình 1.2.Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến sức khỏe con người 12

Hình 1.3 Chiến lược quản lý chất thải rắn sinh hoạt bền vững 16

Hình 1.4 Bản đồ hành chính quận Hoàn Kiếm 26

Hình 3.1 Những hợp phần chức năng của một hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt……… ……….44

Hình 3.2 Sơ đồ quy trình thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt 48

Hình 3.3 Khối lượng rác thải 4 khu vực quận Hoàn Kiếm 50

Hình 3.4 Khối lượng rác theo nguồn phát sinh 51

Hình 3.5.Tỷ lệ phân loại rác tại nguồn 52

Hình 3.6 Một số biển cảnh báo cấm xả rác tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm 55

Hình 3.7 Sự hài lòng của người dân đối với công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hoàn Kiếm 58

Hình 3.8 Sơ đồ bộ máy quản lý công tác vệ sinh môi trường 59

Hình 3.9 Ma trận đánh giá tổng hợp các tiêu chí 62

viii

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam diễn ra nhanhchóng, trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Tuy nhiên, quá trình này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế - xã hội, mà còn tạo sức

ép về nhiều mặt, trong đó có sự suy giảm chất lượng môi trường và dẫn đến sựphát triển thiếubền vững Tình hình đó đã đặt các quốc gia trước sự lựa chọn môhình “phát triển bền vững” trong đó có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa

3 mặt của sự phát triển, gồm: Phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), Pháttriển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giảiquyết việc làm) và Bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi

và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai tháchợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên)

Việt Nam là một trong những quốc gia có mật độ dân số cao trên thế giới (với

290 người/km2, trong đó thành phố Hà Nội cao nhất nước với 2.398 người/km2), dân

số hơn 96 triệu người, đứng thứ 3 Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới (số liệu tổngđiều tra dân số năm 2019) Dân số đông kéo theo lượng rác thải sinh hoạt lớn Hiệnnay, tính bình quân đầu người, dân số đô thị sử dụng tài nguyên thiên nhiên gấp 2-3lần so với người dân sống ở nông thôn; chất thải do người dân đô thị thải ra

cũng cao gấp 2-3 lần so với người dân nông thôn

Do vậy, quản lý chất thải rắn (CTR) trở thành một trong những ưu tiên hàngđầu của công tác bảo vệ môi trường, góp phần kiểm soát ô nhiễm, hướng tới pháttriển bền vững đất nước Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, công tác quản lý CTR ởcác đô thị đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, bất cập do khối lượng, thành phầnCTR ngày càng gia tăng nhanh chóng và phức tạp

Quận Hoàn Kiếm là nơi hội tụ và kết tinh những tinh hoa văn hóa, truyềnthống lịch sử của Thăng Long - Hà Nội Diện tích tự nhiên của quận Hoàn Kiếmnhỏ nhất Thành phố (với 5,29km2), nhưng đây là trung tâm chính trị - hành chính(là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của Thủ đô)

1

Trang 12

trung tâm thương mại - dịch vụ của thành phố Hà Nội Trong những năm gần đây,tốc độ đô thị hóa của quận Hoàn Kiếm diễn ra nhanh chóng, thu hút nhiều người từcác địa phương khác đến sinh sống và làm việc, đặc biệt là lượng khách du lịchngày càng tăng lên Song song với tốc độ gia tăng dân số và phát triển kinh tế - xãhội của quận Hoàn Kiếm là lượng chất thải sinh hoạt, nhất là chất thải rắn sinh hoạt(CTRSH) phát sinh ngày càng tăng về khối lượng và phức tạp hơn về thành phần

và tính chất, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển bền vững Vấn

đề này đã và đang gây áp lực không nhỏ cho công tác quản lý môi trường của quậnHoàn Kiếm

Mặc dù trong thời gian qua, các cơ quan quản lý quận Hoàn Kiếm đã thực hiệnnhiều giải pháp xử lý CTRSH, nhưng kết quả đạt được không cao, rác thải chủ yếuđược vận chuyển đến các bãi chôn lấp, không đảm bảo vệ sinh, gây ô nhiễm môitrường Nguyên nhân chính của tình trạng này là do công tác quản lý kém hiệu quả.Hiện nay, áp lực giữa yêu cầu bảo vệ môi trường với tăng trưởng kinh tế và phát triểnbền vững đã đặt đòi hỏi chính quyền quận Hoàn Kiếm phải đưa ra những giải pháphữu hiệu để quản lý CTRSH một cách hiệu quả Do đó, việc nghiên cứu đề xuất giảipháp nhằmtăng cường hiệu quả công tác quản lý bền vững CTRSH tại quận HoànKiếm là yêu cầu cấp bách, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững trong quản lý CTRSH quận Hoàn Kiếm;

- Đánh giá tính bền vững công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hoàn Kiếm;

- Đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững CTRSH tại quận Hoàn Kiếm trong thời gian tới

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý bền vững chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

4 Dự kiến đóng góp của đề tài

2

Trang 13

- Về lý luận: xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững của công tác quản lýchất thải rắn sinh hoạt.

phố Hà Nội hiện nay đã bền vững chưa?

- Những khó khăn, thách thức trong công tác quản lýchất thải rắn sinh hoạt tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội?

- Quận Hoàn Kiếm cần thực hiện những giải pháp nào để quản lý bền vững chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn trong thời gian tới?

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và những vấn đề chung về quản lý bền vững chất thải rắn sinh hoạt;

Chương 2: Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu;

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trang 14

3

Trang 15

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨUVÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ BỀN VỮNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Những công trình khoa học đã công bố liên quan trực tiếp đến nội dung

đề tài luận văn

1.1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới, các nghiên cứu về tính bền vững trong hệ thống quản lý chấtthải rắn đã sớm được quan tâm Trong đó, những công trình liên quan trực tiếp đếnbài luận văn có thể kể đến là:

Bài báo“LCA-IWM: Công cụ hỗ trợ quyết định để đánh giá tính bền vững của

hệ thống quản lý chất thải” của Jan Den Boer và cộng sự, thuộc Đại học Côngnghệ Darmstadt, Đức, đăng tải trên tạp chí Quản lý chất thải năm 2007 Nghiên cứunày tập trung vào công cụ đánh giá, hỗ trợ việc ra quyết định đầy đủ trong việc lập

kế hoạch cho hệ thống quản lý chất thải đô thị bằng cách cho phép xây dựng và sosánh các kịch bản khác nhau, xem xét ba hệ thống con cơ bản: (i) lưu trữ tạm thời;

(ii)thu gom và vận chuyển và (iii) xử lý, thải bỏ và tái chế Các lựa chọn chọn thiết

kế và phân tích, cũng như các giả định được đưa ra cho mỗi hệ thống con, đượcgiới thiệu ngắn gọn, cung cấp một cái nhìn tổng quan về các phương pháp và côngnghệ được áp dụng Phương pháp đánh giá tính bền vững được sử dụng trongnghiên cứu để hỗ trợ cho việc lựa chọn kịch bản phù hợp nhất đã được trình bàyvới một lời giải thích ngắn gọn về các quy trình, tiêu chí và chỉ số được áp dụng đểđánh giá từng trong ba trụ cột bền vững

Tác giả W.A.A.I Warunasinghe và Priyantha Yapa tại Đại học Sabaragamuwa,

Sri Lanka đã tiến hành thực hiện nghiên cứu “Khảo sát về Quản lý chất thải rắn tại hộ gia đình (SWM) với tài liệu tham khảo đặc biệt về khu vực ven đô ở Colombo (Kottawa)” được đăng tải trên tạp chí Khoa học ẩm thực số 6-2016 Đây là một

chương trình quản lý chất thải hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng sức khỏe conngười và môi trường đất, nước Cuộc khảo sát này xem xét tình trạng của quản lý chấtthải rắn tại hộ gia đình ở khu vực ven đô Kottawa, Colombo Các nội dung

4

Trang 16

khảo sát liên quan đến sự sẵn lòng của người dân tham gia chương trình nâng caonhận thức của người dân về các mối nguy hiểm về môi trường và sức khỏe liênquan đến công tác quản lý CTR vô tổ chức Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi điềutra để thu thập dữ liệu chính bao gồm 50 hộ gia đình được chọn ngẫu nhiên Dữliệu được phân tích theo số liệu thống kê mô tả Các loại chất thải phổ biến baogồm thực phẩm, giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh và pin Tỷ lệ phát sinh chất thải từhơn 70% hộ gia đình vượt quá 2kg mỗi ngày Trong đó, 94% tổng số chất thải cónguồn gốc từ nhà bếp Gần 50% các hộ gia đình sử dụng hố chất thải trong vườnnhà của họ Các phương pháp xử lý chất thải nhà bếp khác là thu gom xe rác(44%), đốt rác (44%), ủ phân (16%) và đốt bằng lò (10%) Việc xử lý chất thảikhông phân hủy sinh học như thủy tinh, nhựa, pin và kim loại được vận chuyểnbằng xe rác riêng Ở cấp hộ gia đình việc phân loại chất thải chiếm 52% và khôngthực hành phân loại chiếm 42% Nhận thức về các mối nguy môi trường do quản lýchất thải không phù hợp là 100% Chỉ có 2% số người được hỏi không có nhiều longại về tác động sức khỏe của việc quản lý chất thải không đúng cách 54% hộ giađình không hài lòng với các biện pháp quản lý chất thải hiện hành và 70% trong số

họ mong đợi sự tham gia của chính phủ nhiều hơn để khắc phục vấn đề Kết quảcũng cho thấy 26% hộ gia đình không biết tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chấtthải Tuy nhiên, 96% số người được hỏi sẽ đồng ý hợp tác và tham gia chươngtrình quản lý chất thải thích hợp

Nghiên cứu của Nhóm tác giả Milutinović và cộng sự“Đánh giá tính bền vững

và so sánh các hệ thống quản lý chất thải: Nghiên cứu điển hình tại các thành phố Sofia và Niš” đã được đăng tải trên tạp chí Quản lý chất thải tháng 6 năm 2016.

Nghiên cứu khẳng định đánh giá tính bền vững của một hệ thống quản lý chất thải làmột vấn đề rất phức tạp Nguyên nhân đây là vấn đề đánh giá môi trường, khả năngkinh tế và khả năng chấp nhận xã hội và cũng là sự lựa chọn về kỹ thuật xử lý chất thảithực tế nhất, có tính đến tất cả các lĩnh vực cụ thể trong đó hệ thống quản lý chất thảiđược thực hiện Trong nghiên cứu này, các kịch bản quản lý chất thải ở thành phố Niš

và Sofia (Bungari) đã được so sánh và đánh giá Dựa trên lượng và thành phần củachất thải rắn đô thị, có tính đến các đặc điểm nền của địa phương

5

Trang 17

(điều kiện kinh tế, sự chấp nhận của xã hội,…) các kịch bản khác nhau đã đượcphát triển: chôn lấp không thu hồi năng lượng, chôn lấp bằng thu hồi năng lượng,

xử lý sinh học cơ học, phân hủy kỵ khí với việc sử dụng khí sinh học và đốt để thuhồi năng lượng Xếp hạng kịch bản được thực hiện bằng phương pháp phân tích

đa tiêu chí và 12 chỉ số được chọn làm tiêu chí Kết quả thu được cho thấy kịchbản bền vững nhất trong cả hai trường hợp nghiên cứu là xử lý sinh học cơ học.Kết luận đưa ra kịch bản này là hệ thống quản lý chất thải hiện tại ở Sofia, nhữngkết quả này có thể giúp những người ra quyết định tại thành phố Niš lựa chọn một

hệ thống quản lý chất thải thành công và bền vững hơn

Năm 2018, Mahdi Ikhlayel “Các chỉ số để thiết lập và đánh giá hệ thống quản lý chất thải ở các nước đang phát triển: Cách tiếp cận toàn diện đối với tính bền vững và cơ hội kinh doanh”nghiên cứu đăng tải trên Chiến lược và phát triển

kinh doanh Wiley ngày 30 tháng 01 Nghiên cứu chỉ ra quản lý chất thải là vấn đềcấp bách đối với sự phát triển, đặc biệt là ở các nước đang phát triển Bản chất của

nó là kết quả của việc gia tăng chất thải và quản lý chất thải kém ở một số nướcđang phát triển Chất thải có liên quan đến tác động môi trường tiêu cực, nguyhiểm đến sức khỏe cộng đồng, xã hội Bài viết này phân loại các cấp quản lý chấtthải và đề xuất 26 chỉ số để đánh giá và tăng cường hệ thống quản lý chất thải.Nghiên cứu kết luận rằng giải pháp tốt nhất là sự đánh đổi giữa các yếu tố môitrường, kinh tế và xã hội liên quan đến điều kiện địa phương của mỗi quốc gia.Những phát hiện của nghiên cứu này có thể sẽ làm nổi bật các cách tiếp cận để thiếtlập hoặc cải thiện hệ thống chất thải hiện tại ở một số nước đang phát triển, nhấnmạnh sự cần thiết phải hành động và giúp xác định chiến lược quản lý

1.1.1.2 Những nghiên cứu tại Việt Nam

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về quản lý chất thải rắn đã được quan tâm cũng

trong thời gian khá lâu Trong đó, có những nghiên cứu tập trung về công tác quản

lý chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt điển hình như:

Năm 2011, trên tạp chí Khoa học số 20a 39-50 đăng bài“Quản lý tổng hợp chất thải rắn - cách tiếp cận mới cho công tác bảo vệ môi trường” Lê Hoàng Việt,

Nguyễn Võ Châu Ngân, Nguyễn Xuân Hoàng và Nguyễn Phúc Thanh Nghiên cứu

6

Trang 18

này đã giới thiệu một cách tiếp cận mới trong công tác quản lý chất thải rắn để thựchiện Quyết định số 2149/QĐ-TTg về “Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợpchất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050” Quản lý tổng hợp chất thải làmột cách tiếp cận tiến bộ nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan trong các lựa chọn choquy hoạch và quản lý chất thải, đồng thời mô tả mối quan hệ giữa quản lý chất thảirắn với các vấn đề môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội, các nhóm thể chế, cácnhóm đối tượng tham gia và đặc biệt là mối liên hệ với sự biến đổi khí hậu - vấn đềmôi trường đang được quan tâm hàng đầu Dựa trên sự phân tích thực trạng quản

lý chất thải rắn hiện nay, các giải pháp tổng hợp quản lý rác thải rắn được lồngghép đề xuất và thảo luận cụ thể

Năm 2013, trên Tạp chí Môi trường số 5/2013 “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bình Dương của Trần Thị Mỹ Diệu, Huỳnh Ngọc Phương Mai, Võ Thị Kim Diệp, Tào Mạnh Quân” nghiên cứu đã kết

luận trên dịa bàn tỉnh hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH vẫn còn một

số hạn chế, chưa đồng bộ và chặt chẽ nên chưa đạt hiệu quả Tỷ lệ thu gom ở một

số huyện còn thấp (dưới 60%) CTRSH chưa được phân loại tại nguồn làm hạnchế khả năng tái chế nhiều thành phần có giá trị Khâu trung chuyển chưa được bốtrí hợp lý Chôn lấp vẫn là giải pháp chủ yếu, công nghệ tái chế mới bắt đầu đượctriển khai trong một vài năm gần đây Chất thải rắn nguy hại vẫn còn lẫn trongCTRSH, ngoài tầm kiểm soát Những vấn đề này đã gây ảnh hưởng đến môitrường và sức khỏe cộng đồng Nghiên cứu tập trung phân tích những tồn tại và đềxuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh Bình Dương,đặc biệt là khâu thu gom, vận chuyển và xử lý

Năm 2015, trên Tạp chí khoa học và lâm nghiệp số 03-2015 “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất phương án quản lý rác thải trường Đại học Lâm nghiệp của Trần Thị Hương, Lê Phú Tuấn, Đặng Hoàng Vương” nghiên cứu đã tiến hành thu

thập 102 mẫu rác thải phát sinh từ các hoạt động của trường học nhằm xác địnhkhối lượng và thành phần chất thải Từ đó tìm ra phương án quản lý rác thải hiệuquả nhất đó là đề xuất nhà trường tự thu gom và xử lý bằng biện pháp chôn lấp hợp

vệ sinh và kết hợp ủ phân compost nhằm tận dụng rác thải để làm phân bón, đây làmột trong những biện pháp thân thiện với môi trường

7

Trang 19

Năm 2017, nghiên cứu của Nguyễn Văn Lâm về “Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam và đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý”, đã chỉ ra rằng việc khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp hướng

tới việc nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chất thải rắn trong thời gian tới làhết sức cần thiết Bên cạnh đó, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội,từng cá nhân phải nhận thức được trách nhiệm và cùng chung tay bảo vệ môitrường, mới có thể tạo ra chuyển biến tích cực và nâng cao hiệu quả trong công tácbảo vệ môi trường nói chung và công tác quản lý chất thải nói riêng, tiến tới từngbước ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm môi trường,…

1.1.2 Kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố và những vấn đề luận văn cần bổ sung, làm rõ

Các công trình nêu trên đã tiếp cận vấn đề quản lý chất thải rắn ở những góc

độ và mức độ khác nhau, trong đó phần lớn đều nêu lên những tác hại của CTR đếnmôi trường sống và tìm kiếm giải pháp để quản lý CTR Đây là nguồn tư liệu quýgiá để tác giả luận văn kế thừa công trình nghiên cứu của mình Tuy nhiên, cácnghiên cứu về quản lý CTRSH chỉ tập trung vào một trong các chiều cạnh của quản

lý bền vững hoặc chỉ nghiên cứu từng cấu phần riêng biệt của quản lý chất thải màchưa có nghiên cứu nào lồng ghép đánh giá tính bền vững của công tác quản lýCTRSH cả ba khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội, nhất là tại địa bàn quậnHoàn Kiếm, thành phố Hà Nội Đây là khoảng trống nghiên cứu mà luận văn này

có nhiệm vụ phải bổ sung, làm rõ, cụ thể:

- Làm rõ hơn các nội dung và tiêu chí quản lý bền vững CTRSH;

- Làm rõ tại quận Hoàn Kiếm hiện nay đã làm gì và làm thế nào để quản lý bềnvững CTRSH, quận đã đạt được những thành tựu gì, hạn chế gì trong hoạt động này,nguyên nhân ở đâu;

- Quận Hoàn Kiếm sẽ phải làm gì để quản lý bền vững CTRSH trên địa bàn trong thời gian tới

1.2 Cơ sở lý luận về quản lý bền vững chất thải rắn sinh hoạt

1.2.1 Những vấn đề chung về chất thải rắn sinh hoạt

8

Trang 20

1.2.1.1 Một số khái niệm

* Chất thải rắn

Trong đời sống của con người, có những vật hoặc chất mà người nào đó khôngdùng đến và vứt nó ra môi trường thì gọi chung là chất thải (hay còn gọi là rác thải).Trong số những chất thải ra môi trường, có những chất thải ở thể rắn, ví dụ như: cácloại giấy, báo, đồ nhựa, đồ gỗ … Theo Điều 3, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu thì Chất thải rắnlàchất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ quá trình sản xuất,kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác

* Chất thải rắn sinh hoạt

Các loại chất thải rắn thải ra môi trường có thể là do quá trình sản xuất hay dotiêu dùng của con người hay động vật, trong đó những chất thải rắn do con người thải

ra được gọi là chất thải rắn sinh hoạt Theo tác giả Văn Hữu Tập, CTRSH là các chấtthải phát sinh do các hoạt động của con người và động vật, tồn tại ở dạng rắn, đượcthải bỏ khi không còn hữu dụng hay khi không muốn dùng nữa (Chất thải rắn và phânloại chất thải rắn, moitruongvietnam.edu.vn, cập nhật 24/12/2015) Còn theo Điều 3,Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lýchất thải và phế liệu thì Chất thải rắn sinh hoạt (hay còn gọi là rác sinh hoạt) là chấtthải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người

1.2.1.2 Phân loại chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộctheo quy định tại Khoản 1, Điều 15 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, CTRSH được phân thànhcác loại sau:

+ Nhóm hữu cơ dễ phân hủy: Đây là những CTR hữu cơ, gồm các loại thức ăn

thừa, các loại rau, củ, quả hay xác động vật CTR dễ phân hủy không gây hại cho con người và nó có thể dùng làm phân bón cho sản xuất nông nghiệp

+ Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế: Nhóm này gồm các loại giấy, nhựa,kim loại, nilon, cao su, thủy tinh,… các loại này có thể sử dụng nhiều lần và có thể tái

9

Trang 21

chế Tuy nhiên, nếu chúng không được thu gom và xử lý thì nó sẽ gây hại cho môitrường, nhất là túi nilon.

+ Nhóm còn lại (khó phân hủy): Đây là những chất thải rắn gồm các loại nhưpin, đồ da, nhãn chai, túi nilon các loại… các loại này khi thải bỏ ra môi trường rấtkhó phân hủy, gây ảnh hưởng đến môi trường và khó khăn trong công tác xử lý.Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt phải được quản lý, giám sát, tuyêntruyền và vận động tổ chức, cá nhân, hộ gia đình chấp hành theo quy định, bảo đảmyêu cầu thuận lợi cho thu gom, vận chuyển và xử lý

1.2.1.3 Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu phát sinh từ:

- Các khu dân cư;

- Các trung tâm thương mại;

- Các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, các công trình công cộng;

- Các dịch vụ đô thị, sân bay;

- Các trạm xử lý nước thải và từ các ống thoát nước của thành phố;

- Các khu công nghiệp (xem hình 1.1 dưới đây):

Các hoạt động kinh tế xã hội của con người

Các quá

trình phi

sản xuất

CHẤT THẢI SINH HOẠT

Hình 1.1 Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

(Nguồn:Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu, 2007)

10

Trang 22

1.2.1.4 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Khác với rác thải, phế thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt là một tập hợp khôngđồng nhất Tính không đồng nhất biểu hiện ngay ở sự không kiểm soát được cácnguyên liệu ban đầu dùng cho thương mại và sinh hoạt Sự không đồng nhất này tạonên một số đặc tính rất khác biệt trong các thành phần của rác thải sinh hoạt

Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại CTRSH sau:

- Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả… loại chất thải nàymang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các chất có mùikhó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm Ngoài các loại thức ăn dư thừa

từ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn,

- Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là các lá cây, que, củi,nilon, vỏ bao gói…

Chất thải

rắn sinh hoạt

(Nguồn:Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu, 2007)

11

Trang 23

1.2.1.5 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe cộng đồng

- Tác động đến sức khỏe con người:

Chất thải phát sinh từ các khu đô thị, nếu không được thu gom và xử lý đúngcách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư

và làm mất mỹ quan đô thị Thành phần chất thải rất phức tạp, trong đó có chứanhiều vi khuẩn, vi trùng gây bệnh do chứa mầm bệnh từ phân người, các chấtthải hữu cơ, xác súc vật chết, rác thải y tế tạo điều kiện tốt cho muỗi, chuột,ruồi sinh sản và lây lan mầm bệnh cho người, nhiều lúc trở thành dịch Một số

vi khuẩn gây bệnh như ruồi, muỗi đậu vào rác rồi mang theo các mầm bệnh đikhắp nơi, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng như E.Coli, Coliform, giun, sán tồn tạitrong rác có thể gây bệnh cho con người như bệnh: sốt rét, bệnh ngoài da, dịchhạch, thương hàn, phó thương hàn, tiêu chảy, giun sán, lao kim loại nặng nhưchì, thủy ngân, crôm có trong CTR không bị phân hủy sinh học, mà tích tụ trongsinh vật, tham gia chuyển hóa sinh học

Chất thải rắn sinh hoạt

- Sinh hoạt

- Thương nghiệp

Nước mặt

Kim loại nặng, chất độc

Người,động vật

Hình 1.2 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến sức khỏe con người

(Nguồn: Nguyễn Danh Sơn, 2010)

Trang 24

12

Trang 25

- Tác động đến môi trường:

+ Đối với môi trường không khí: Nguồn rác thải từ các hộ gia đình chủ yếu là

thực phẩm chiếm phần lớn trong khối lượng CTRSH Với điều kiện khí hậu nhiệtđới nóng ẩm và mưa nhiều như ở Việt Nam sẽ là điều kiện thuận lợi cho các thànhphần hữu cơ phân hủy, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa, ảnh hưởng đếnmôi trường không khí và gây mùi khó chịu cho con người

+ Đối với môi trường đất: Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân

hủy

trong môi trường đất trong hai điều kiện hiếu khí và kỵ khí, khi có độ ẩm thích hợp

sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành các chất khoángđơn giản, nước, CO2, CH4

+ Đối với môi trường nước: Nếu là chất thải hữu cơ sẽ bị phân hủy nhanh

chóng trong môi trường nước Tất cả các chất trung gian đều gây mùi hôi thối và làđộc chất Bên cạnh đó, còn rất nhiều vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồnnước; nếu là chất thải kim loại thì gây nên hiện tượng ăn mòn trong môi trườngnước Sau đó oxy hóa gây nhiễm bẩn cho môi trường nước, nguồn nước

1.2.2 Quản lý bền vững chất thải rắn sinh hoạt

1.2.2.1 Các khái niệm

Quản lý: Hiểu theo nghĩa chung nhất quản lý là sự tác động của chủ thể quản

lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra Quản lý là một hoạt động

có tính chất phố biến, mọi nơi, mọi lúc, trong mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và liên quanđến mọi người Đó là một hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựatrên sự phân công và hợp tác làm một công việc để đạt được mục tiêu chung

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt: là các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ,

vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý rác thải nhằm ngăn ngừa, giảm thiểunhững tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người; quản lý CTRSH

là làm sao để các chất có thể gây ô nhiễm môi trường không lan truyền ra khíquyển, thủy quyển, thạch quyển Việc quản lý CTRSH phụ thuộc vào bản chất củaquá trình sản xuất, đặc trưng của chất thải, tính chất của các chất gây ô nhiễm nằmtrong chất thải

13

Trang 26

Quản lý bền vững chất thải rắn sinh hoạt: là quản lý việc giảm thiểu tối đa

lượng rác thải phát sinh đồng thời toàn bộ rác thải được phân loại, thu gom, vậnchuyển, xử lý một cách kịp thời, hiệu quả, triệt để Lượng rác thải tái chế, tái sửdụng được sử dụng tối đa công suất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, tránh gây ônhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Quản lý bền vững CTRSH nhằm duy trì sự cân bằng, hài hòa và duy trì lâu dàicủa cả 3 chiều cạnh phát triển bền vững là: bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế vàtiến bộ xã hội, cụ thể:

+ Về môi trường:

Về mặt môi trường, quản lý bền vững CTRSH là nhằm giảm thiểu hoặc loại

bỏ tác động tiêu cực đến môi trường Cụ thể, việc làm giảm, tái sử dụng, tái chếcũng như giảm thiểu việc khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên sẽ góp phầnđáng kể cải thiện chất lượng không khí, chất lượng nước và giảm khí thải nhàkính, nguyên nhân chủ yếu gây biến đổi khí hậu Công tác quản lý CTRSH đượctiến hành quản lý toàn diện từ cấp Trung ương xuống các cấp địa phương, từ các

bộ ngành xuống cơ sở Quản lý CTRSH luôn được củng cố và hoàn hiện hơn nhằmđạt hiệu quả cao nhất Công tác này sẽ góp phần giữ gìn và cải thiện môi trườngsống cho cộng đồng Việc thu gom và vận chuyển CTRSH đến nơi xử lý sẽ gópphần tăng lượng oxi và giảm được các chất độc hại không có lợi cho sức khỏecộng đồng, nâng cao sức khỏe cho con người, giảm được những chi phí y tế Ngoàicông tác này cũng làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất, nguồn nướcngầm và nước mặt do nước rỉ rác ngấm xuống

14

Trang 27

làm cho nhiều người, thậm chí còn tạo cơ hội kinh doanh cho một số người Giữachỉ tiêu chất lượng môi trường và chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mậtthiết với nhau Khi môi trường được quan tâm, bảo vệ thì nó cũng là một động lựccho phát triển kinh tế Ví dụ như các ngành du lịch môi trường trong sạch, tạođược ấn tượng tốt với du khách cùng với các cảnh quan và các khu di tích đẹp sẽthu hút các khách du lịch đến thăm Cùng với ngành du lịch các ngành kinh doanhdịch vụ du lịch cũng phát triển theo Từ đó kéo theo việc tăng trưởng của nền kinh

tế trong khu vực

+ Về xã hội:

Xét về mặt xã hội, hoạt động quản lý bền vững CTRSH sẽ giảm thiểunhwungx tác động xấu của chất thải đến sức khỏe con người, theo đó sẽ nâng caothể chất của người lao động Công tác quản lý CTRSH tạo ra công ăn việc làm chohàng ngàn người lao động Nhờ đó cũng giảm được một lượng lớn tỷ lệ lao độngthất nghiệp, tạo cho họ một cuộc sống ổn định, có thu nhập, giảm được các tệ nạn

xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với nhà nước

1.2.2.2 Nội dung quản lý bền vững chất thải rắn sinh hoạt

- Thứ nhất, xây dựng chiến lược quản lý CTRSH:

Quản lý bền vững CTRSH là vấn đề then chốt của việc đảm bảo môi trườngsống của con người cũng như đưa tới những giá trị lợi ích thu hồi Việc lập kếhoạch tổng thể quản lý bền vững CTRSH là yêu cầu cần thiết để có thể xử lý kịpthời và có hiệu quả vấn đề này Vì vậy, tất cả các địa phương đều phải có hànhđộng của mình và phải hoạch định thực hiện chính sách về quản lý CTRSH Chiếnlược này gồm 3 nội dung chủ yếu: (i) giảm thiểu các chất thải rắn trong sản xuất,sinh hoạt; (ii) thu hồi tái chế, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt và (iii) xử lý cácchất thải rắn sinh hoạt Xây dựng chiến lược quản lý chất thải rắn sinh hoạt bềnvững đó là Reduce (giảm thiểu); Reuse (dùng lại); Recycle (tái chế) Validate (xử lýnâng cao giá trị của chất thải) và Eliminate (xử lý thải bỏ) là biện pháp xử lý cuốicùng (xem hình 1.3 dưới đây)

15

Trang 28

Giảm thiểu

Sử dụng lại

Nâng cao giá trị

Loại bỏ

Hình 1.3 Chiến lược quản lý chất thải rắn bền vững

(Nguồn: Nguyễn Danh Sơn, 2010)

- Thứ hai, thực hiện chiến lược quản lý CTRSH:

+ Tiến hành thu gom CTRSH theo quy trình khép kín và liên tục theo đúng lộ trình đã đặt ra

+ Phân loại rác thải tại nguồn nhằm giảm thiểu lượng rác thải chôn lấp đồng thời tăng lượng rác tái chế, tái sử dụng

+ Vận chuyển rác thải theo dây chuyền, các xe chở rác đến tại các điểm tập kết để chuyển rác về bãi chôn lấp

+ Lượng rác tái chế và sử dụng lại đó chính là nguồn tài nguyên lãng phí nếu

được mang đi chôn lấp, đây chính là vừa tiết kiệm tài nguyên và mang lại hiệu quả kinh tế cũng như tạo công ăn việc làm cho người dân

+ Cần lựa chọn công nghệ xử lý rác thải phù hợp, công nghệ cao nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình xử lý rác thải

Để quản lý bền vững CTRSH đòi hỏi phải thu hút được mọi lực lượng cùngtham gia và nâng cao tính bền vững của sự phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội

và môi trường

1.2.2.3 Các yếu tố ảnh hướng đến công tác quản lý bền vững CTRSH

- Vai trò của nhà nước:

16

Trang 29

Việc đầu tư của nhà nước và xã hội vào các cơ sở tái chế rác thải để đủ nănglực tiếp nhận, tiếp tục phân loại và tái chế lượng rác đã được phân loại sơ bộ tạinguồn Như vậy, trình độ phát triển về kinh tế - xã hội, sự giác ngộ và nhận thứccủa cộng đồng, sự đầu tư cơ sở vật chất đạt ngưỡng cần thiết để thực hiện xử lý, táichế phần lớn lượng rác thải ra hàng ngày có vai trò rất quan trọng.

- Vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý:

Cần có đội ngũ cán bộ có trình độ và kinh nghiệm, đồng thời phải có sự nhiệttâm tình nguyện tuyên truyền, vận động cộng đồng thu gom, phân loại rác thải tạinguồn như vậy hiệu quả công tác quản lý CTRSH mới đạt cao nhất

- Ý thức của cộng đồng:

Công tác thu gom và xử lý rác thải nói riêng và công tác bảo vệ môi trườngnói chung chỉ có thể được giải quyết một cách ổn thoả khi có sự tham gia chủđộng, tích cực của cộng đồng Sự tham gia này thể hiện ngay từ khi xác định cácvấn đề, các biện pháp, cách thức cụ thể giải quyết các vấn đề môi trường do rácthải gây nên Sự tham gia của cộng đồng còn có nghĩa là việc tăng quyền làm chủ

và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo cho họquyền được sống trong một môi trường trong lành, sạch, đẹp, đồng thời đượchưởng những lợi ích do môi trường đem lại Để làm được việc này, các nước đãtrải qua quá trình kiên trì vận động, tuyên truyền và thậm chí cưỡng chế người dântiến hành phân loại rác tại nguồn

1.2.2.4 Các mô hình quản lý bền vững chất thải rắn sinh hoạt

- Mô hình phân loại CTRSH tại nguồn :

Sự khác biệt của mô hình này so với các mô hình khác là: phương pháp thựchiện tránh phân loại nhầm lẫn, nơi đổ rác hay thu gom rác tại khu dân cư và tínhtừng bước

Rác thải hiện nay đang là một vấn đề nan giải của xã hội và môi trường, phânloại rác thải tại nguồn nếu được thực hiện tốt sẽ làm giảm chi phí, tạo thuận lới choquá trính xử lý, tái chế và làm giảm tác động tới môi trường

+ Phân biệt hai loại rác: Rác hữu cơ và rác vô cơ

17

Trang 30

+ Thùng rác hộ gia đình: Mỗi gia đình cần trang bị thùng rác hai ngăn hoặc hai thùng rác riêng biệt để phân loại hai loại rác trên.

+ Xe thu gom rác: xe thu gom rác cũng nên có hai ngăn tách biệt để chứa hai

loại rác hữu cơ, vô cơ

+ Nhà máy chế biến rác: rác sau khi được thu gom được vận chuyển tới nhà máy chế biến rác thải

Đánh giá mô hình: trước tiên có thể thấy mô hình phân loại CTRSH tại nguồn

đã đem lại những hiệu quả về mặt môi trường, đó là việc giảm mùi tỏa ra từ hầmchứa CTR do CTR hữu cơ phân hủy, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe củangười dân

Nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường được nâng cao rõrệt thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân tham gia trực tiếp vào quátrình phân loại CTRSH Một thành công khác là hoạt động phân loại CTRSH tạinguồn đã trở thành một tiêu chí để xét bình gia đình văn hóa của các hộ dân

- Mô hình quản lý CTRSH bền vững dựa vào cộng đồng :

Là mô hình trực tiếp có tác động và có ảnh hưởng đến môi trường của chínhmình, những hoạt động do cộng đồng thực hiện có thể làm cho môi trường trở nêntrong lành, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội, nhưng cũng có thể làmcho môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân

Trước tiên, cần thực hiện một số chương trình tuyên truyền, phổ biến các môhình bảo vệ môi trường, mô hình hợp tác xã quản lý môi trường dựa vào cộngđồng với những gợi ý, quy định về áp dụng khuôn mẫu chung cho việc xây dựng

mô hình hợp tác xã dựa vào cộng đồng Sau đó, tiến hành xây dựng và thực hiệnchương trình nâng cao nhận thức cho mọi cán bộ, xã viên hợp tác xã, kết hợp vớicác chương trình thực tiễn xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống chomọi người để có thể phát huy được quyền tự chủ của mình khi tham gia bảo vệmôi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên

1.2.2.5 Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về quản lý bền vững CTRSH và bài học cho quận Hoàn Kiếm.

* Kinh nghiệm của

Trang 31

một số thành phố trên thế giới: 18

Trang 32

- Tokyo, Nhật Bản:

Tại Nhật Bản, công tác thu gom, phân loại CTRSH tại nguồn được đặc biệt coitrọng; là một trong các quốc gia đi đầu trong việc phân loại rác thải tại nguồn trênthế giới hiện nay và việc thực hiện phân loại rác tại nguồn đã được tiến hành ởnhiều thành phố của Nhật Bản tiêu biểu như: Thủ đô Tokyo, thành phố Bunkyo,thành phố Usudachou ở quận Ngano, thành phố Toyoake ở quận Aichi,… và đã đạtđược những thành công nhất định

Trong công tác quản lý chất thải và bảo vệ môi trường Nhật Bản rất thành côngnhờ có nhiều bộ luật liên quan đến tái chế, tái sử dụng CTR; hệ thống các dịch vụthu gom, phân loại và xử lý CTR hoàn chỉnh (ví dụ: lịch và thời gian thu gom ráctheo loại, các Eco - Town, các Recycle Store); ý thức người dân trong công tác bảo

vệ môi trường cao Các giới chức giáo dục đã đưa vào các trường học một chươngtrình dạy các học sinh về cách phân loại và xử lý CTR tại nguồn

Kinh nghiệm tại Nhật Bản cho thấy, việc thu gom và xử lý chất thải phải được

xã hội hóa cho các công ty tư nhân Các công ty tư nhân phải tuân thủ theo chínhsách của thành phố Mô hình 3 cấp xí nghiệp Mẹ, xí nghiệp con, xí nghiệp vệ tinhcủa Nhật Bản trong đó các xí nghiệp con, xí nghiệp vệ tinh hầu hết nằm trong khuvực nông thôn Việc khử bỏ các chất thải rắn ở Nhật Bản không chỉ là vấn đề kỹthuật mà còn liên quan tới các mặt chính trị và văn hoá Do lãnh thổ chật hẹp, NhậtBản đang sử dụng phương pháp thiêu huỷ để loại bỏ chất thải Nhật Bản là nước đãthực hiện thành công dự án 3R đã đạt hiệu quả kinh tế, tài chính, xã hội và môitrường

lý những hành vi vứt rác không đúng quy định; Xúc tiến thực hiện 3R (tái chế, tái sử

19

Trang 33

dụng và làm giảm sự phát sinh chất thải) để bảo tồn tài nguyên Tại Singapore, nhiềunăm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất hiệu quả Việc thu gom rác được

tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu Công ty trúng thầu sẽ thực hiện côngviệc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể trong thời hạn 7 năm Singapore có 9 khuvực thu gom rác Rác thải sinh hoạt được đưa về một khu vực bãi chứa lớn Công tythu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “từ cửa đến cửa”, rác thải tái chế được thu gom và

xử lý theo chương trình Tái chế Quốc gia Trong số các nhà thầu thu gom rác hiệnnay tại Singapore, có bốn nhà thầu thuộc khu vực công, còn lại thuộc khu vực tưnhân Các nhà thầu tư nhân đã có những đóng góp quan trọng trong việc thu gomrác thải, khoảng 50% lượng rác thải phát sinh do tư nhân thu gom, chủ yếu là ráccủa các cơ sở thương mại, công nghiệp và xây dựng Chất thải của khu vực này đềuthuộc loại vô cơ nên không cần thu gom hàng ngày Nhà nước quản lý các hoạtđộng này theo luật pháp

Bộ môi trường quy định các khoản phí về thu gom rác và đổ rác với mức 6-15

đô la Singapore mỗi tháng tùy theo phương thức phục vụ (15 đôla đối với các dịch

vụ thu gom trực tiếp, 6 đôla đối với các hộ được thu gom gián tiếp qua thùng chứarác công cộng ở các chung cư) Đối với các nguồn thải không phải là hộ gia đình,phí thu gom được tính tùy vào khối lượng rác phát sinh có các mức 30-70-175-235

đô la Singapore mỗi tháng Các phí đổ rác được thu hàng tháng do ngân hàng PUBđại diện cho Bộ môi trường thực hiện Thực hiện cơ chế thu nhận ý kiến đóng gópcủa người dân thông qua đường dây điện thoại nóng cho từng đơn vị thu gom rác đểđảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng phát sinh rác và góp phần nâng caochất lượng dịch vụ

- Bangkok, Thái Lan:

Nằm trong khu vực Đông Nam Á, có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên khá giốngvới Việt nam Các biện pháp xử lý truyền thống là thiêu đốt và chôn lấp Năm 2002,khoảng 98-99% lượng chất thải rắn được thu gom, vận chuyển và xử lý tại bãichôn lấp hợp vệ sinh Hoạt động quản lý được thực hiện bởi 3 công ty tư nhân.Hiện Thái Lan có 90 đô thị áp dụng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh

20

Trang 34

Ngoài biện pháp xử lý chôn lấp, ở Thái Lan có khu xửlý thiêu đốt chất thải rắnđược xây dựng ở Phuket từ năm 1998 với công suất 250 tấn/ngày.

Riêng hoạt động xử lý tái chế, năm 2003, lượng chất thải sinh hoạt tái chế ướctính là 2360 tấn/ngày, chiếm khoảng 7% tổng lượng chất thải phát sinh Ở TháiLan, một trong những công nghệ phổ biến để xử lý chất thải rắn hữu cơ tại thànhphố Bangkok và các thành phố khác là công nghệ ủ sinh học “DANO System”.Trong những năm gần đây, công nghệ xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủsinh học composting cũng được áp dụng tại các địa phương của Thái Lan Tại cácvùng nông thôn Thái Lan, người dân đã tiến hành phân loại rác tại nguồn và triển khai

áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn bằng phương pháp thiêu đốt NFi là lò đốt rácvới công suất nhỏ - Lò đốt rác bằng không khí tự nhiên (Natural Flow incinetor 120-450kg/h) Lò đốt sản xuất tại Thái Lan, được thiết kế và sử dụng công nghệ Nhật Bản,

để phục vụ cho việc đốt rác tại các xã ở các vùng nông thôn Thái Lan

- Manila, Philippines:

Tại Philippines, một nước có mức phát triển tương đương Việt Nam, việc bảo

vệ môi trường và ý thức của người dân cũng rất cao Các điểm đổ rác ở cửa hàng,quán ăn hay trụ sở, văn phòng công ty đều được bố trí 3 thùng rác với màu sắc khácnhau để phân loại rác

Hiện nay, tại Philippines chất thải rắn bắt buộc phải được phân loại tại nguồn

và các chất thải có thể tái chế phải được xử lý theo các công nghệ thích hợp, ưutiên chế biến phân compost Bên cạnh đó, kiểm soát các bãi chôn lấp hở và thiết kếcác bãi chôn lấp hợp vệ sinh để xử lý các chất thải không thể tái chế Theo thống kê,chất thải rắn đô thị được xử lý theo 3 hình thức: 57% chôn lấp, 32% đốt và 11% táichế

Hoạt động tái chế chất thải tại Philippin rất phát triển với 692 đơn vị tham giatái chế, trong đó 618 đơn vị tư nhân; các tổ chức phi Chính Phủ hoạt động tronglĩnh vực buôn bán, tái chế Chẳng hạn có những công ty lớn như: Tổng công ty SanMiguel mua kính và thuỷ tinh vụn; Tập đoàn TIPCO mua giấy Cả 2 công ty đềuđộc quyền trong lĩnh vực sản xuất tái chế Ngoài ra, một số công ty

21

Trang 35

vừa tại Luzon - Cebu xử lý tái chế phế liệu kim loại, nhiều công ty đang mở rộngsản xuất tái chế lốp xe và thu mua các chất chứa terapthalate polyethylene (PET),công ty Moldex, Maluras hoạt động sản xuất tái chế nhựa và nhiều công ty kháctham gia vào sản xuất, tái chế chất thải chì, pin cũ, Các sản phẩm tái chế đượcxuất khẩu sang Trung quốc, Hồng Kông, Việt Nam và Singapore.

* Kinh nghiệm một số địa phương khác của thành phố Hà Nội:

- Dự án 3R-Hà Nội:

Dự án Hà Nội là dự án hỗ trợ kỹ thuật nhằm xây dựng một hệ thống

3R-Hà Nội cân đối thông qua việc phân loại rác thải tại nguồn trên toàn thành phố 3R-HàNội 3R là viết tắt của Reduce - Reuse - Recycle

Dự án 3R-HN thực hiện thí điểm ở 4 phường: Nguyễn Du (quận Hai BàTrưng), phường Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm), phường Thành Công (quận

Ba Đình) và phường Láng Hạ (quận Đống Đa)

Thời gian thực hiện: Dự án đã được triển khai thực hiện trong 3 năm, từ năm

2006 đến năm 2009

Đơn vị tổ chức: Dự án 3R được UBND thành phố Hà Nội phát động có tổng vốn

đầu tư 3 triệu USD bằng nguồn vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản

Mục tiêu dự án: Hệ thống 3R hài hòa trên cơ sở các chương trình phân loại tại

nguồn chất thải hữu cơ đã sẵn sàng để phố biến tới toàn thành phố Hà Nội

Đối tượng tham gia: Người dân trên địa bàn 4 phường Nguyễn Du, Phan Chu

Trinh, Thành Công, Láng Hạ

Kết quả hoạt động: 3R-HN đã thu được những kết quả tích cực.

Bảng 1.2 Khái quát mô hình phân loại CTRSH tại nguồn ở Hà Nội (3R)

TT

3

Trang 36

4 Hệ thống thu gom

5 Kết quả

+ Tỷ lệ giảm bình quân rác thải gia đình ở các phường thí điểm Phan ChuTrinh, Nguyễn Du, Thành Công, Láng Hạ lần lượt là 45.4%, 41.6%, 42.1%, và31.2% tính đến thời điểm tháng 8 năm 2009 Khối lượng CTR hữu cơ được phânloại được sử dụng rất hiệu quả, làm nguyên liệu đầu vào cho nhà máy chế biếnphân hữu cơ Cầu Diễn

+ Tỷ lệ người dân tại các phường thí điểm dự án biết đến các hoạt động phânloại chất thải tại nguồn trên địa bàn của mình gồm phường Phan Chu Trinh,Nguyễn Du, Thành Công và Láng Hạ lần lượt là 93.94%, 97.62%, 84.85% và 85%80% tại thời điểm tháng 8/2009 Số liệu này thể hiện dự án đã đạt được giá trị chỉ

số 80% người dân trên địa bàn dự án biết việc thực hiện phân loại CTR tại nguồn trên địa bàn mình

Thu gom CTR đô thị trong các vùng dự án thí điểm được cải thiện thông qua việc thực hiện dự án thí điểm về phân loại tại nguồn chất thải hữu cơ và làm phân

vi sinh Trong thời gian 3 năm thực hiện thí điểm dự án, tính trung bình mỗi ngàythu gần 13 tấn rác hữu cơ tại cả 4 phường, giảm khoảng 30% tổng rác thải đưa rabãi chôn lấp

Nhận thức của người dân trong vùng dự án thí điểm và người dân Hà Nội

23

Trang 37

được nâng cao thông qua việc thực hiện hoạt động giáo dục môi trường và truyềnthông về 3R trên tinh thần “Mottainai”.

Các chương trình phân loại tại nguồn chất thải hữu cơ, chương trình giáo dụcmôi trường và khái niệm 3R được tuyên truyền và thực hiện

Một tài liệu chiến lược và kế hoạch hoạt động cho các bước tiếp theo để cảithiện hệ thống thu gom CTR đô thị với các chương trình phân loại tại nguồn chấtthải hữu cơ được xây dựng

- Dự án tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Thời gian thực hiện: Dự án đã được triển khai thực hiện từ tháng 10/2009 đến

tháng 12/2011

Đơn vị tổ chức: Dự án được UBND huyện Gia Lâm phát động và do tổ chức

EAST tài trợ

Mục tiêu dự án: Hạn chế lượng rác thải chôn lấp, bớt lượng rác thải ở các bãi tập

kết Rác hữu cơ sau khi phân loại dùng để sản xuất thành phân bón nhằm cải thiện hiệuquả dây chuyền ủ phân vi sinh của xí nghiệp Môi trường Đô thị Gia Lâm

Đối tượng tham gia: Người dân trên địa bàn 4 xã gồm Trâu Quỳ, Cổ Bi,

Dương Xá, Đa Tốn

Kết quả hoạt động:

Tỷ lệ hộ gia đình tại các xã ở Huyện Gia Lâm tham gia hoạt động phân loạiCTR tại nguồn là trên 80% Đây là tỉ lệ cao, phản ánh ý thức của người dân đối vớiviệc phân loại CTR tại nguồn là rất tốt

Lượng rác thải vận chuyển đến các bãi chôn lấp giảm đáng kể

Ý thức của người dân tăng cao và ủng hộ chương trình phân loại rác tại

nguồn tiếp tục thực hiện và duy trì lâu dài

Cải thiện chất lượng phân vi sinh rất nhiều do quá trình phân loại hiệu quả, lượng phân vi sinh này được phát miễn phí cho người dân trong khu vực thí điểm

*Bài học kinh nghiệm cho quận Hoàn Kiếm về quản lý bền vững CTRSH:

Từ các mô hình, chương trình, dự án về quản lý bền vững CTRSH đã triển

24

Trang 38

khai trên thế giới và trong nước, quận Hoàn Kiếm cần phải nghiên cứu để rút ra bàihọc và áp dụng cho phù hợp với điều kiện địa lý, dân cư, kinh tế và xã hội củaquận, tránh được những hạn chế mà các chương trình, dự án đã gặp phải Đặc biệtcần rút ra những bài học sau khi dự án 3R đã thực hiện tại phường Phan Chu Trinhnăm 2006, để tiếp tục triển khai nhân rộng lên toàn quận và toàn thành phố, cụ thể:Cần có sự thống nhất chủ trương, chỉ đạo thực hiện trực tiếp của bộ máy chínhquyền cấp cơ sở (cấp phường, xã); Cần có sự tham gia của tất cả các hội, đoàn thểtrên địa bàn xã, phường trong các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, giám sátviệc phân loại CTR của người dân Đặc biệt qua thực tế cho thấy vai trò của Hộiphụ nữ rất quan trọng trong hoạt động này vì đối tượng liên quan trực tiếp đếnCTR thường là phụ nữ trong gia đình; Công tác tuyên truyền, hướng dẫn trongphân loại CTR cần được thực hiện với nội dung phong phú, phù hợp với từng đốitượng; Vẫn có những đối tượng không thực hiện việc phân loại CTR tại nguồn dochưa có hệ thống chế tài bắt buộc đối với hoạt động này.

Ngoài ra, cần học tập kinh nghiệm của Nhật Bản đã giáo dục người dân về rácthải và cách phân loại rác thải như thế nào, vai trò, tác dụng của rác thải là gì từ bậcmẫu giáo và liên tục được giáo dục cho tới khi trưởng thành; chúng ta cũng cần chú

ý đến những người thu mua phế liệu vì họ thường bới rác bừa bãi gây ô nhiễm và mấtcảnh quan môi trường đô thị Ở Việt Nam, tình trạng này là rất phổ biến, chúng ta cầnhọc theo Thái Lan xử lý nghiêm khắc những trường hợp bới rác bừa bãi để

tình trạng này sẽ không xảy ra nữa

Ở Hà Nội đặc biệt là quận Hoàn Kiếm có những khu vực dân cư sinh sốngtrong góc phố, con hẻm rất nhỏ mà xe gom rác thông thường không thể vào được

mà những nơi đó có rất nhiều hộ gia đình sinh sống Bởi vậy, chúng ta cần cónhững phương tiện thu gom phù hợp, đủ nhỏ để đến được các ngõ ngách nhỏ vàthu gom rác vì rất nhiều hộ gia đình ngại ra ngoài đổ rác

Nhật Bản, Thái Lan và một số nước đã sử dụng các biện pháp cưỡng chế thihành pháp luật môi trường để điều chỉnh hành vi của người dân trong việc giữ gìn

vệ sinh môi trường và phân loại rác tại nguồn Đây là một trong những biện pháphữu hiệu nhất mà quận Hoàn Kiếm cần nghiên cứu áp dụng theo nhằm đạt hiệu quả

25

Trang 39

tốt nhất trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt Đồng thời, cần đƣợc thựchiện đồng bộ từ chính quyền các cấp đến từng hộ dân.

1.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Hình 1.4 Bản đồ hành chính quận Hoàn Kiếm

26

Trang 40

Quận tập trung nhiều đầu mối giao thông đường sắt, đường thuỷ, đường bộ.Yếu tố này đã gắn kết Hoàn Kiếm với các quận, các tỉnh, thành khác tạo điều kiệnthuận lợi thúc đẩy giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá và du lịch.Đây là một ưuthế đặc biệt của quận mà không phải địa phương nào cũng có được.

Quận Hoàn Kiếm là nơi tập trung nhiều Bộ, Sở, Ban, ngành và các cơ quan quản lý Nhà nước (10 Bộ trong tổng số 17 Bộ của Trung ương đóng trên địa bàntoàn Thành phố Hà Nội) và cũng là nơi tập trung của nhiều đại sứ quán và nhà riêngđại sứ (17 đại sứ trong tổng số 60 nước có đại sứ quán tại Hà Nội), các văn phòng đạidiện nước ngoài, nơi tập trung của các cơ quan chính trị - xã hội - tôn giáo, Hoàn

Kiếm xứng đáng là trung tâm hành chính, chính trị của Thành phố

Với chợ Đồng Xuân - một khu thương mại và dịch vụ lớn, là đầu mối giaolưu hàng hoá của cả khu vực phía Bắc cùng với một loạt chợ lớn như: Hàng Da,Cửa Nam, Hàng Bè và những tuyến phố thương mại sầm uất như Hàng Gai, HàngBông, Hàng Ngang, Hàng Đào , Hoàn Kiếm đã và đang trở thành trung tâmthương mại lớn của Thủ đô Hà Nội

Chợ đêm Đồng Xuân - một hình thức dịch vụ thương mại mới - tuy đangtrong giai đoạn hình thành nhưng nếu phát huy có hiệu quả thì không những khẳngđịnh vị trí trung tâm thương mại của Hoàn Kiếm mà còn là một nhân tố thu hútkhách du lịch

Thời gian gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội là sự đầu tư mạnh

mẽ trong xây dựng các công trình cao ốc, các toà văn phòng nổi tiếng như Hà NộiTower Đó là lợi thế về vị trí địa lý mà không quận nào có thể có được Các cơquan, đơn vị đều muốn có văn phòng đặt trên địa bàn Quận Chính vì vậy, HoànKiếm phát triển rất mạnh dịch vụ cho thuê văn phòng và là Quận có nhiều tiềmnăng nhất để phát triển loại hình dịch vụ cao cấp này Điều đó tạo cho Hoàn Kiếmmột bộ mặt mới, văn minh bên cạnh những công trình kiến trúc cổ, đồng thời khẳngđịnh vị thế trung tâm dịch vụ của Quận

Với hệ thống các trung tâm tài chính, ngân hàng đầu não tập trung tại Quận,Hoàn Kiếm có tiềm năng phát triển mạnh các giao dịch về kinh tế tài chính Trong

10 năm tới, trên cơ sở Nhà nước đổi mới chính sách tài chính ngân hàng và sự phát

27

Ngày đăng: 27/10/2020, 19:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w