1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp phát triển thương hiệu Diana

22 1,9K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 115,04 KB

Nội dung

: Một số giải pháp phát triển thương hiệu Diana tại thị trường Việt Nam 3.1. Phương hướng phát triển của công ty Diana Diana đã tạo dựng được hình ảnh thương hiệu nhất định cho mình. Trong những điều kiện mới, để tiếp tục phát triển, quảng bá thương hiệu thì Diana cần có những mục tiêu, phương hướng xác định để có hướng đi đúng đắn, tận dụng tối đa cơ hội kinh doanh và hạn chế rủi ro. Phương hướng, mục tiêu phát triển của công ty trong những năm tới là: - Công ty đảm bảo mức tăng trưởng 25% đến 30%/ năm, doanh số tiêu thụ tăng nhanh và chiếm được thị phần lớn trên thị trường (đặc biệt là thị trường khu vực phía Nam). - Trong những năm tới, Diana tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, trải rộng từ Bắc vào Nam. Ở khu vực phía Bắc, công ty sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích nhà xưởng, tăng cường đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại. Riêng khu vực miền Trung và Nam thì công ty ưu tiên mở thêm các chi nhánh và thực hiện chiếm lĩnh thị trường trong nước bằng việc xâm nhập và mở rộng thị trường này. - Xâm nhập thị trường các nước khu vực và từng bước để đưa sản phẩm trở nên phổ biến ở các nước láng giềng cũng như các nước khác trên thế giới. - Diana tiếp tục theo đuổi chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và ngành nghề. Trong thời gian tới, với định hướng phát triển trở thành một tập đoàn sản xuất và kinh doanh lớn trên nhiều lĩnh vực, Diana sẽ phát triển sản xuất các sản phẩm mới ngoài các sản phẩm nổi tiếng, đồng thời sẽ đầu tư vào các hoạt động kinh doanh khác như xây dựng và kinh doanh các trung tâm thương mại, tham gia kinh doanh du lịch trên toàn quốc. - Một chiến lược phát triển hiệu quả, mang lại lợi thế bền vững cho công ty - xây dựng và phát triển thương hiệu cũng là một đòi hỏi tất yếu cần thực hiện. Trong những năm tới, Diana sẽ đẩy mạnh hoạt động truyền thông, hoàn thiện các yếu tố cần thiết để xây dựng một thương hiệu Diana vững mạnh. Khi làm được điều này thì Diana sẽ có điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát triển và bước tiếp những chặng đường thành công vào những lĩnh vực kinh doanh mới còn nhiều lạ lẫm với công ty. 3.2. Giải pháp phát triển và quảng bá thương hiệu Diana tại thị trường Việt Nam 3.2.1. Giải pháp từ phía doanh nghiệp và điều kiện thực hiện 3.2.1.1. Hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu * Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu Hệ thống nhận diện thương hiệu của Diana là tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên, Diana chưa xác định cụ thể được một số yếu tố và sự hoà hợp giữa các yếu tố này để nâng cao giá trị thương hiệu. Cho đến nay Diana vẫn đang trên “lộ trình đi tìm mình là ai” (theo nhận xét của các nhà làm marketing trên diễn đàn Openshare). Như đã biết, trước đây Diana định vị mình là một người phụ nữ chín chắn, nghiêm nghị, kín đáo nhưng dễ thương. Quảng cáo của Diana trong khoảng thời gian này cũng thể hiện rõ rệt hình ảnh ấy. Tuy nhiên, gần đây khi Kotex nổi bật lên với Kotex Style thì Diana đã quyết định thay đổi mình. Sau một thời gian ngắn, cô gái Diana đã thay đổi mình đến chóng mặt. Cô gái ấy trở nên năng động hơn, vẫn quyến rũ, dễ thương nhưng trong tính cách đã thay đổi. Có một câu hỏi lớn được đặt ra là: Cô gái Diana với hình ảnh mới này có được người tiêu dùng yêu mến nhiều hơn hình ảnh cũ không? Một số người cho rằng Diana nên tiếp tục giữ gìn và phát huy hình ảnh ấy, vì từ khi đổi mới, Diana đã tạo dựng được hình ảnh nhất định trong cảm nhận của người tiêu dùng. Tuy nhiên, ý kiến cho rằng Diana nên trở lại với con người của mình ngày xưa xem ra có lý hơn. Nếu bây giờ Diana tiếp tục xây dựng hình ảnh là một cô gái năng động, trẻ trung đúng kiểu “teen” thì nếu có thành công thì cũng không để lại cho người tiêu dùng ấn tượng khác biệt. Trước đây Kotex đã xây dựng rất thành công hình ảnh này, nên nếu Diana đi tiếp con đường đó, có thể lại là việc quảng bá cho Kotex thêm lớn mạnh mà thôi, hoặc không thì người tiêu dùng cũng mù mờ không cảm nhận được sự khác biệt giữa hai thương hiệu này. Chưa kể gần đây Diana4teen đã phải rất khó khăn để đi giải thích 4teen chỉ là cho nữ sinh, chứ không phải cho nam giới. Mất nhiều công sức mà không hiểu họ sẽ thu về được gì. Trái lại, nếu Diana xây dựng lại hình ảnh của mình trước đây nhưng có “trang điểm” thêm một chút nữa thì chắc chắn sẽ rất ấn tượng và tạo nên một hình ảnh độc đáo riêng có của mình. Hình ảnh Diana ấy không chỉ là một cô gái chăm ngoan, dịu dàng, tế nhị mà còn là một cô gái xinh xắn, vui vẻ và luôn hấp dẫn trong mắt những ai ngắm nhìn. Ngoài điểm trên, Diana cũng nên tận dụng nhạc hiệu bài hát Pretty Woman rất hay và từng được nhiều người ưa chuộng. Tại sao không biến bài hát đó chỉ là nhạc nền quảng cáo mà còn là công cụ đắc lực gợi nhớ đến Diana. Mọi người có thể nghe bài hát, tải về làm nhạc chuông điện thoại hay hát cho nhau nghe mà không ngại ngùng bởi lời bài hát rất hay và ý nghĩa. Yếu tố cuối cùng cần được nhắc tới là sự hoà hợp giữa các yếu tố nhận diện thương hiệu. Với hình ảnh cần tạo dựng trong cảm nhận của người tiêu dùng là sự trẻ trung, Diana nên lựa chọn màu logo thống nhất là màu hồng nhạt, khẩu hiệu cũng nên được thể hiện trên bao bì cho người tiêu dùng dễ nhớ và luôn xuất hiện cùng khúc nhạc pretty woman vui vẻ. * Chiến lược phát triển thương hiệu trên cơ sở ma trận SWOT + Đánh giá những điểm mạnh - yếu – cơ hội – thách thức – trong vệc xây dựng và phát triển thương hiệu Diana hiện nay Để công ty có một chiến lược phát triển thương hiệu hợp lý thì trước hết công ty cần nắm bắt và kiểm soát tốt những yếu tố bên trong, bên ngoài của công ty, do đó việc sử dụng ma trận SWOT là cần thiết. Trong bối cảnh sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, doanh nghiệp nào nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình và của đối thủ cạnh tranh, biết phát hiện những cơ hội, thách thức của môi trường thì doanh nghiệp đó sẽ có đối sách hạn chế điểm yếu, phát huy điểm mạnh phù hợp với cơ hội và tránh hoặc giảm được những nguy cơ, thách thức từ bên ngoài. • Phân tích điểm mạnh - yếu của công ty Diana * Nguồn lực Tài chính + Những điểm mạnh - Công ty Diana có tình hình tài chính được đánh giá là lành mạnh, có uy tín với các nhà cung cấp trong nước cũng như nước ngoài nên có thể vay vốn hoặc kêu gọi vốn đầu tư khá dễ dàng. Đặc biệt, gần đây Diana đã được hai công ty lớn là tập đoàn Goldman Sachs và công ty Cổ phần Chứng khoán Thiên Việt (TVS) đầu tư với lượng tiền rất lớn. - Khả năng đánh giá, phân tích tài chính trong quá trình lập và triển khai dự án đầu tư phát triển thương hiệu khá chủ động và đem lại hiệu quả. + Những điểm yếu - Nguồn lực tài chính bị phân tán vào nhiều hoạt động nên nguồn tài chính đầu tư cho phát triển thương hiệu không cao. - Chưa có sự thống nhất trong đầu tư ngắn hạn và dài hạn nên gây lãng phí trong công tác đầu tư xây dựng và phát triển thương hiệu. * Chất lượng hàng hóa và hệ thống kênh phân phối + Những điểm mạnh - Diana có chất lượng sản phẩm tương đối cao, có hệ thống thiết bị máy móc loại bỏ sản phẩm không đạt chất lượng. - DIANA đã được SGS United Kingdom Ltd. xác nhận và cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Hơn nữa, trong hai năm liên tiếp 1999 và 2001 sản phẩm Diana được bình chọn là hàng Việt nam chất lượng cao. Đặc biệt trong năm 2002, Diana là nhãn hiệu băng vệ sinh có số phiếu bầu cao nhất tại cuộc bình chọn: "Hàng Việt nam Chất lượng cao năm 2002" (Do Báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức). - Trong trường hợp chất lượng sản phẩm của công ty được khách hàng phản hồi không thoả mãn thì công ty luôn có chính sách kịp thời để cải biến cho chất lượng sản phẩm phù hợp. - Diana có kênh phân phối rộng khắp trên cả nước, gồm cả các trung tâm kinh tế và vùng sâu vùng xa. + Những điểm yếu - Hệ thống kênh phân phối chưa đều, mạnh và dày ở miền Bắc trong khi ở phía Nam còn mỏng và yếu hơn. - Công ty kiểm định chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn tự công ty quy định (do Nhà nước chưa có hệ thống đo lường chất lượng cụ thể cho sản phẩm của lĩnh vực này) nên nhiều khi dễ mang tính chủ quan. * Về nhân sự + Những điểm mạnh - Bộ máy lãnh đạo của công ty gồm những người có trình độ cao, tổng giám đốc là người đã đi du học ở nước ngoài nên có cách làm việc khoa học. - Đội ngũ công nhân lành nghề, có kinh nghiệm và gắn bó với doanh nghiệp. Đội ngũ lao động trẻ được đào tạo bài bản nên làm việc có hiệu quả cao. - Do công ty tuyển công nhân chủ yếu bằng hình thức công nhân giới thiệu, tiến cử người quen nên tinh thần đoàn kết của mọi người cao và có ý chí vươn lên. + Những điểm yếu - Kiến thức về thương hiệu của nhiều cán bộ, công nhân viên của công ty còn chưa nhiều. - Do đặc điểm là công ty sản xuất với lượng công nhân lao động lớn nên trình độ đào tạo của nguồn nhân lực không đồng đều nên khó quản lý và tuyên truyền về thương hiệu. * Về công tác quảng bá thương hiệu + Những điểm mạnh - Từ khi thành lập đến nay, Diana luôn tạo được uy tín cao trên thị trường, được người tiêu dùng và các đối tác kinh doanh tin tưởng. - Công ty đã tạo dựng và phát triển khá thành công các yếu tố nhận diện thương hiệu, đã đem lại một hình ảnh thương hiệu nhất định trong tâm trí khách hàng. - Cán bộ lãnh đạo của công ty nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển thương hiệu. + Những điểm yếu - Chi phí đầu tư cho phát triển, quảng bá thương hiệu còn hạn chế. - Công tác đầu tư cho quảng bá thương hiệu chưa chuyên nghiệp, còn mang tính ngắn hạn nên chưa đem lại hiệu quả cao. - Chưa tận dụng được thế mạnh của kênh phân phối rộng để quảng bá thương hiệu. • Phân tích cơ hội, thách thức của Diana (O - W) Để có một chiến lược kinh doanh phù hợp và thích ứng tốt với môi trường, ngoài việc phân tích rõ điểm mạnh - yếu của mình, công ty còn phải nghiên cứu về cơ hội – thách thức của môi trường kinh doanh. * Những cơ hội - Diana đã xuất hiện trên thị trường miền Bắc khá lâu nên được người tiêu dùng miền Bắc ưu chuộng và coi trọng uy tín. Hiện nay ở thị trường miền Bắc, người tiêu dùng chủ yếu lựa chọn một trong hai nhãn hiệuDiana hoặc Kotex nên việc quảng bá, phát triển thương hiệu ở đây thuận lợi hơn khu vực miền Trung và miền Nam. - Các hình thức truyền tải thông tin tới người tiêu dùng ngày càng phong phú, không còn giới hạn chỉ trong đài, tivi, báo mà còn xuất hiện thêm nhiều phương tiện mới như quảng cáo ngoài trời, sử dụng màn hình lớn, quảng cáo trên internet… Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công ty quảng bá về thương hiệu của mình tới đông đảo người tiêu dùng. - Người tiêu dùng hiện nay quan tâm nhiều hơn đến thương hiệu, thương hiệu trở thành yếu tố quan trọng trong việc quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Đây là yếu tố thuận lợi và là động lực lớn để công ty quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển thương hiệu. - Nhà nước tạo môi trường và khuyến khích đầu tư xây dựng, phát triển thương hiệu, đồng thời cũng đã có nhiều hoạt động tích cực thể hiện quyết tâm bảo vệ quyền sở hữu thương hiệu của các doanh nghiệp. * Những thách thức - Khách hàng ngày càng đòi hỏi chất lượng hàng hóa cao trong khi không muốn phải mua hàng hoá với giá đắt hơn, họ cũng đòi hỏi được cung cấp thông tin nhiều hơn về doanh nghiệp và thương hiệu. - Hai năm gần đây, giá cả trong nước tăng nhanh dẫn đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng. Tuy nhiên, do thị trường cạnh tranh khốc liệt, nếu công ty nâng giá sản phẩm lên thì dễ bị thất bại trong cạnh tranh, nếu giảm chất lượng thì mất uy tín. Đây là một bài toán khó tìm ra lời giải cho các công ty hiện nay. Diana đã phải áp dụng chính sách tiết kiệm triệt để để hạn chế chi phí gia tăng. - Các đối thủ cạnh tranh hiện tại đang cạnh tranh khốc liệt, các thương hiệu mạnh có tiềm lực kinh tế và đầu tư cho thương hiệu lớn. Ngoài ra, nếu như P&G thực sự muốn mở rộng uy thế của mình trong nhãn hàng này thì sẽ là một thách thức rất lớn của Diana. P&G là một tập đoàn quốc tế lớn, có trình độ chuyên nghiệp cao và tiềm lực kinh tế hùng mạnh. Cạnh tranh với người khổng lồ này chắc chắn không phải là vấn đề đơn giản. - So với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài còn thiếu nhiều kiến thức về đầu tư phát triển thương hiệu, phải có nhiều thời gian để cập nhật, nghiên cứu và vận dụng cho phù hợp với đặc thù của từng doanh nghiệp. - Các quy định của Nhà nước về thương hiệu chưa chặt chẽ. Cho đến nay, trong các văn bản luật của nước ta vẫn chưa có định nghĩa cụ thể về thương hiệu, các công cụ bảo hộ quyền sở hữu ở nước ta vẫn còn lỏng lẻo, chưa có tính răn đe nghiêm khắc. Hình 3.1: Ma trận SWOT Cơ hội (O) - Người tiêu dùng có xu hướng thích mua hàng có thương hiệu mạnh - Thông tin thương hiệu được quan tâm nhiều - Sản phẩm của công ty được ưa chuộng nhiều ở miền Bắc. - Nhà nước khuyến khích phát triển thương hiệu. Thách thức (T) - Giá cả tăng nên chi phí tăng - Đối thủ cạnh tranh mạnh và có thể gia nhập thêm vào thị trường. - Khách hàng yêu cầu chất lượng ngày càng cao với giá thấp. - Các quy định của Nhà nước về thương hiệu chưa chặt chẽ. Điểm mạnh (S) - Chất lượng hàng hóa cao, kênh phân phối rộng. - Thương hiệu đã có uy tín trên thị trường. - Thiết bị kỹ thuật hiện đại. - Giá cả sản phẩm cạnh tranh. - Lao động có trình độ chuyên môn cao. - Sử dụng nhiều phương tiện truyền thông và có hiệu quả SO - Khẳng định Dianathương hiệu mạnh với chất lượng cao, tin cậy và tiện lợi. - Tiếp tục phát triển thương hiệu ở miền Bắc, tận dụng những chính sách có lợi của Nhà nước. - Tăng cường truyền thông để tăng thêm hiểu biết về thương hiệu của khách hàng. ST - Sử dụng công nghệ hiện đại và dùng chính sách tiết kiệm để giảm giá thành. - Phát triển mạnh thương hiệu ở thị trường phía Nam. - Nâng cao uy tín thương hiệu để làm tăng thêm rào cản gia nhập ngành. Điểm yếu (W) - Nguồn tài chính cho đầu tư phát triển thương hiệu hạn chế. - Chưa tận dụng hết hiệu quả của hệ thống nhận diện thương hiệu. - Nhân lực không ổn định dẫn đến chiến lượcthương hiệu không thống nhất. - Chưa có bộ máy quản trị thương hiệu chuyên nghiệp. - Thương hiệu ở thị trường phía Nam chưa mạnh WO - Tìm kiếm thêm nguồn tài trợ tài chính để phát triển thương hiệu. - Tận dụng uy tín sẵn có ở thị trường phía Bắc để tạo dựng uy tín thương hiệu ở thị trường phía Nam. - Thuê các trung tâm tư vấn chuyên nghiệp về phát triển thương hiệu. WT - Hạn chế sự không ổn định về nhân lực, nâng cao hiểu biết về thương hiệu cho nhân viên, luôn đề cao phương châm đảm bảo chất lượng sản phẩm. - Thường xuyên theo dõi hoạt động của đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn để có biện pháp phòng ngừa và chống đỡ. Nói tóm lại, để phát triển được thương hiệu Diana ngày càng mạnh và bền vững thì công ty cần có chiến lược thương hiệu linh hoạt và chuyên nghiệp. Trước tiên, công ty cần có chính sách phù hợp để nâng cao nhận thức của nhân viên trong công ty về vấn đề thương hiệu, thu hút người tài hoặc thuê các trung tâm tư vấn chuyên nghiệp hỗ trợ việc phát triển thương hiệu. Bên cạnh đó, Diana cần xem chất lượng là lợi thế phát triển thương hiệu của mình và do đó, công ty cần tiến hành các hoạt động để phát huy lợi thế này bằng cách thu hút thêm vốn đầu tư để mua sắm máy móc, thiết bị hiện đại; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và không ngừng tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới. Ngoài ra, công ty cũng cần phát triển mạnh thị trường của mình ở khu vực phía Nam, từng bước đưa sản phẩm ra các nước lân cận, từ đó nâng cao uy tín thương hiệu, tạo rào cản lớn cho các doanh nghiệp khác muốn gia nhập ngành. + Ý tưởng về chiến lược thương hiệu độc đáo Ở nước ta có tới 98% các doanh nghiệp chưa xây dựng cho mình chiến lược thương hiệu. Đây là một hạnh chế lớn vì thương hiệumột yếu tố rất quan trọng quyết định thành bại của doanh nghiệp. Diana cũng không phải là công ty ngoại lệ. Công ty cần dựa vào điểm mạnh - yếu của mình, cũng như những dự báo về biến động của môi trường để nắm bắt cơ hội, hạn chế rủi ro trong kinh doanh và xây dựng thương hiệu. Ngoài ra, để tạo ra dấu ấn thương hiệu riêng và tận dụng được mọi nguồn lực hỗ trợ cho sự phát triển của thương hiệu thì Diana có thể áp dụng bổ trợ các chiến lược sau: - Tổ chức các cuộc thi để phát triển thương hiệu trong giới học sinh sinh viên: Hàng năm có rất nhiều cuộc thi ý tưởng sáng tạo dành cho học sinh – sinh viên, với một nguồn đầu tư không phải là lớn so với đầu tư vào các hoạt động quảng cáo, các công ty có thể thu được lợi ích rất lớn. Công ty có thể phát động cuộc thi: lập kế hoạch marketing hay chiến lược phát triển thương hiệu cho Diana. Sinh viên là đối tượng có kiến thức khá tốt và mới mẻ, họ cũng là người có nhiều ý tưởng sáng tạo mới mẻ và táo bạo. Nhờ vào các cuộc thi này có thể công ty sẽ tìm được cho mình những hoạt động quảng bá thương hiệu rất mới mẻ. Phần thưởng cho những người đạt giải của cuộc thi có thể rất thiết thực như cho họ tham gia vào hoạt động phát triển, quảng bá thương hiệu trong thời gian nhất định hoặc một chuyến du lịch trị giá 20 triệu đồng cho các nhóm… Diana cũng nên tăng cường giao lưu với khách hàng. Hàng quý, Diana có thể tổ chức cuộc thi gửi ý tưởng sáng tạo để phát triển sản phẩm Diana qua hệ thống internet trong cả nước. Những ý tưởng sáng tạo và hữu ích sẽ được công ty trao giải thưởng và có thể mua lại ý tưởng đó để đầu tư phát triển. - Khuyến khích sự sáng tạo của nhân viên: tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài mà bỏ quên đi một nguồn lực rất quan trọng khác là cán bộ nhân viên trong công ty thì sẽ rất lãng phí. Ở FPT hay một số công ty phát triển phần mềm tin học khác có nhiều nhân viên có ý tưởng hay chương trình mới độc đáo, thay vì họ giới thiệu cho công ty thì họ lại đem chào bán ở thị trường bên ngoài. Đây là việc chưa biết tận dụng nguồn lực bên trong. Những nhân viên của Diana có thể nói là những người hiểu rõ công ty nhất, đồng thời họ cũng có sự quan tâm và hiểu biết nhất định về khách hàng. Vì lý do đó, họ sẽ dễ tìm kiếm ý tưởng [...]... thể lãnh đạo của công ty, Diana đã trở thành một thương hiệu mạnh trên thị trường Trong thời gian tới, với nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu, công ty Diana sẽ có những bước đi thích hợp để phát triển hơn nữa thương hiệu của mình Không cần quá nhiều thời gian nữa, nếu có chiến lược phát triển thương hiệu đúng đắn, Diana chắc chắn sẽ trở thành một thương hiệu mạnh, được người tiêu... thực tế Hiện nay Diana đang làm khá tốt các hoạt động quan hệ công chúng, song để phát huy hiệu quả thì Diana cần làm nhiều hơn nữa Trong thời gian tới, Diana cần có những chính sách và chiến lược cụ thể để tiếp tục phát huy điểm mạnh, đưa thương hiệu Diana trở thành một thương hiệu có ấn tượng tốt đẹp trong tâm trí khách hàng + Giải pháp - Tổ chức các sự kiện lớn đánh dấu sự phát triển của công ty... chính sách khuyến khích đầu tư phát triển thương hiệu cũng như tổ chức một số hội thảo tư vấn cho các doanh nghiệp Tuy nhiên, để thương hiệu được chú trọng và phát triển hơn nữa thì Nhà nước tạo một hành lang pháp lý chặt chẽ và hiệu quả hơn Thứ nhất, Nhà nước cần tạo ra một hành lang pháp lý về tài chính rộng hơn, coi chi phí đầu tư cho thương hiệumột khoản đầu tư cho tài sản vô hình Thứ hai, hiện... vệ thương hiệu Để có được một nhãn hiệu thành công đã khó, nhưng bảo vệ nó thì còn khó hơn Công ty cần chú trọng đến chất lượng sản phẩm, giá cả và khả năng phục vụ để đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng Nghĩa là một khi các yếu tố đó làm nên bản sắc của một thương hiệu thì người tiêu dùng sẽ thừa nhận những yếu tố này thuộc về thương hiệu Diana chứ không phải là của một thương hiệu. .. cũng rất giống Diana, nhưng đến năm 2008, sản phẩm này vẫn tồn tại tràn ngập thị trường Để thương hiệu các sản phẩm Việt Nam nói chung và thương hiệu Diana nói riêng phát triển vững mạnh với sự tin tưởng và an tâm của người tiêu dùng, đã đến lúc các cơ quan Nhà nước phải có những hành động thiết thực và nghiêm khắc hơn Kết luận Sau mười năm hình thành và phát triển, đến nay thương hiệu Diana đã tìm... tư phát triển thương hiệu Để các doanh nghiệp có thể đầu tư nhiều hơn cho phát triển thương hiệu thì Nhà nước cần để việc này cho các doanh nghiệp tự hoạch định chứ không nên quy định ngặt nghèo như vậy Thứ ba, Nhà nước cần tăng cường kiểm tra, giám sát và có biện pháp xử lý thật nghiêm các trường hợp vi phạm bản quyền nhãn hiệu Hiện tại, có nhiều cơ quan cùng tham gia việc thực thị bảo hộ thương hiệu. .. dụng trước đó Thay vào đó tại sao Diana không tổ chức nhóm những cô gái dễ thương ấy đi phát cho các bạn nữ những quyển sổ nhỏ hướng dẫn về kiến thức và cách để có thể thoải mái hơn trong “những ngày ấy”, đi kèm với nó là những trang quảng bá về thương hiệu Dianamột cơ hội quảng bá thương hiệu nữa mà Diana chưa tận dụng, đó là quảng bá ở các tỉnh lẻ Khách hàng của Diana rộng khắp cả nước, từ khu... nào đó khác Khi đã có được một chỗ đứng trong tâm trí khách hàng, thương hiệu sẽ có “sức kháng cự” trước sự cạnh tranh của đối thủ cũng như các tác động khác của thị trường Với một thương hiệu, cái vốn quý nhất là những gì còn đọng lại trong tâm trí khách hàng sau sự đào thải của thời gian Diana đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa số 29217, cấp ngày 04/01/1999 và có hiệu lực đến ngày 04/01/2009... bản quyền sở hữu nhãn hiệu của công ty - Cập nhật thường xuyên các thông tin pháp luật có liên quan đến thương hiệu thông qua các hình thức như tham dự các buổi hội thảo, các khoá huấn luyện về luật sở hữu trí tuệ do các cơ quan chức năng của Nhà nước tổ chức hoặc thuê các chuyên gia tư vấn, đào tạo - Đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài: Diana đã đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ở một số nước lân cận, tuy nhiên,... ty có thể phát ngôn nhiều trên báo chí, truyền hình để giới thiệu về quá trình hình thành, phát triển cũng như thương hiệu của công ty Cũng như vậy, Diana cũng có thể lên những trang báo với các tin như: một vị tổng giám đốc người Việt kinh doanh giỏi hay những người đàn ông luôn trăn trở để tạo nên vẻ đẹp cho những người phụ nữ… - Tích cực tham gia các hoạt động tài trợ cộng đồng Các quỹ Diana tham . : Một số giải pháp phát triển thương hiệu Diana tại thị trường Việt Nam 3.1. Phương hướng phát triển của công ty Diana Diana đã tạo dựng được hình ảnh thương. lược phát triển thương hiệu * Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu Hệ thống nhận diện thương hiệu của Diana là tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên, Diana

Ngày đăng: 23/10/2013, 00:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1: Ma trận SWOT - Một số giải pháp phát triển thương hiệu Diana
Hình 3.1 Ma trận SWOT (Trang 8)
Hình 3.2: Chi phí và hiệu quả quảng cáo dự tính 1 năm - Một số giải pháp phát triển thương hiệu Diana
Hình 3.2 Chi phí và hiệu quả quảng cáo dự tính 1 năm (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w