1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tỉ lệ hiện mắc virus viêm gan B, kiến thức, mức độ tuân thủ và hiệu quả tiêm phòng Vaccine viêm gan B của người dân đến xét nghiệm tại trung tâm y tế dự phòng Đồng Tháp năm 2017–20

7 42 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 338,69 KB

Nội dung

Bài viết xác định tỷ lệ nhiễm HBV, kiến thức về HBV, sự tuân thủ và hiệu quả tiêm phòng vaccine viêm gan B của người dân đến khám tại Trung tâm Y tế dự phòng Đồng Tháp năm 2017 - 2018.

Trang 1

TỈ LỆ HIỆN MẮC VIRUS VIÊM GAN B, KIẾN THỨC, MỨC ĐỘ TUÂN THỦ VÀ HIỆU QUẢ TIÊM PHÒNG VACCINE VIÊM GAN B CỦA NGƯỜI DÂN ĐẾN XÉT NGHIỆM TẠI TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG

ĐỒNG THÁP NĂM 2017 – 2018

Võ Hiếu Nghĩa * , Lê Lan Trinh *

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Bệnh viêm gan B là một trong những vấn đề y tế công cộng hiện nay do khả năng lây

truyền cao, tiến triển thành bệnh mạn tính và có thể dẫn đến tử vong Nâng cao kiến thức người dân trong việc phòng bệnh và thực hiện tốt tiêm vaccine được xem là công cụ hiệu quả của phòng chống nhiễm virus viêm gan B (HBV)

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm HBV, kiến thức về HBV, sự tuân thủ và hiệu quả tiêm phòng vaccine viêm

gan B của người dân đến khám tại Trung tâm Y tế dự phòng Đồng Tháp năm 2017 - 2018

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện ở 244 đối tượng bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện

Xác định tỷ lệ nhiễm và kiến thức về HBV dựa vào nghiên cứu cắt ngang Nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu được áp dụng để xác định tỷ lệ tuân thủ và hiệu quả tiêm phòng vaccine viêm gan B

Kết quả: Có 5,8% người dân 6 – 60 tuổi nhiễm HBV 24,6% tuân thủ lịch tiêm phòng HBV và hiệu quả đạt

98,1% Kiến thức đúng về HBV của người dân 18 - 60 tuổi là 16,2%

Kết luận: Người dân có kiến thức đúng về HBV vẫn còn hạn chế Cần có các biện pháp truyền thông phù

hợp nhằm nâng cao kiến thức cộng đồng và đẩy mạnh công tác tiêm phòng HBV

Từ khóa: viêm gan B, tuân thủ, tiêm phòng, kiến thức

ABSTRACT

PREVALENCE OF HEPATITIS B INFECTION AMONG THE PEOPLE SEEKING HEPATITIS B VACCINATION SERVICE AT DONG THAP PREVENTIVE MEDICINE CENTER DURING 2017 – 2018 AND KNOWLEDGE, COMPLIANCE OF CLIENTS, EFFECTIVENESS OF HEPATITIS B VACCINATION

Vo Hieu Nghia, Le Lan Trinh

* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol 23 – No 5 - 2019: 579 – 585

Background: Hepatitis B is a current public health issue due to its high transmission, probability of

progression to chronic disease and causing death in serious condition Increasing public awareness toward disease prevention and sufficient vaccination are effective measures of preventing hepatitis B virus (HBV) infection

Objectives: To determine the prevalence of HBV infection among the people seeking hepatitis B vaccination

service at Dong Thap Preventive Medicine Center during 2017 – 2018 and knowledge, compliance of clients, the effectiveness of hepatitis B vaccination

Methods: 244 participants were conveniently recruited to the study A cross-sectional study was employed

to determine the prevalence of HBV infection and knowledge of clients; meanwhile, a prospective cohort study was applied to determine the compliance and effectiveness of hepatitis B vaccination

Results: The prevalence of HBV infection was 5.8% of people aged 6-60 years There were 24.6% of people

complied with the HBV vaccination schedule and the effectiveness reached 98.1% Correct knowledge of HBV

*Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp

Tác giả liên lạc: BS Võ Hiếu Nghĩa ĐT: 0942764276 Email: hieunghia2211@gmail.com

Trang 2

among people aged 18-60 years was 16.2%

Conclusions: People have the right knowledge about HBV is still limited Appropriate communication

measures are needed to implement for raising community knowledge and promote HBV vaccination

Keywords: hepatitis B, compliance, vaccination, knowledge

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tử vong vì các bệnh liên quan đến viêm gan

được ước tính đứng vị trí thức 3 trong số các

bệnh truyền nhiễm, và trong năm 2014 có hơn 2

tỷ người đã bị nhiễm virus viêm gan B (HBV)

trên toàn cầu(2) Việt Nam nằm trong vùng lưu

hành cao của viêm gan virus, tỷ lệ nhiễm HBV

từ 8 – 25%(2)

Bệnh viêm gan B (VGB) vẫn chưa có thuốc

đặc trị, và những người bị nhiễm bệnh có thể là

nguồn lây cho những người chưa có miễn dịch

với HBV Vì vậy, phòng bệnh đóng vai trò rất

quan trọng Biện pháp hiệu quả nhất là sử dụng

vaccine sớm và đúng quy định, nhất là đối với

trẻ sơ sinh và các đối tượng có nguy cơ cao Việt

Nam đã đưa vaccine viêm gan B vào chương

trình tiêm chủng quốc gia mở rộng từ năm 1997

và thực hiện tiêm vaccine viêm gan B trong vòng

24 giờ đầu sau sinh cho tất cả trẻ từ năm 2003(1)

Để trẻ em đạt được miễn dịch sớm và đầy

đủ, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo tiêm

vaccine viêm gan B liều sơ sinh trong vòng 24

giờ, và 3 mũi trong năm đầu đời với khoảng

cách tối thiểu là 4 tuần Đối với trẻ lớn, thanh

thiếu niên và người trưởng thành, phác đồ tối

ưu tiêm phòng vaccine viêm gan B được sử

dụng thường quy với lịch trình 3 mũi Cụ thể,

liều thứ hai và liều thứ ba có khoảng cách ít nhất

lần lượt là 1 tháng và 6 tháng sau liều vaccine

đầu tiên(8)

Trung tâm Y tế dự phòng Đồng Tháp

(TTYTDP) đã thực hiện 27.123 mũi tiêm trong

năm 2015 Trong đó, 3.001 mũi tiêm phòng HBV

(chiếm 11,1%) và tăng lên 4.243 mũi năm 2016

(chiếm 14,8% trong tổng số 28.671 mũi tiêm)

Những nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm HBV và

hiệu quả tiêm phòng vaccine viêm gan B vẫn còn

hạn chế tại tỉnh Đồng Tháp Do đó, cần có

những nghiên cứu, số liệu thực tế cụ thể để cung

cấp thêm bằng chứng cho việc hoạch định chính sách y tế và những hành động can thiệp hiệu quả hơn đối với VGB

Mục tiêu nghiên cứu

Xác định tỷ lệ nhiễm HBV của người dân từ

6 – 60 tuổi đến xét nghiệm tại TTYTDP tỉnh Đồng Tháp năm 2017

Xác định tỷ lệ kiến thức đúng về viêm gan virus B của người dân từ 18 – 60 tuổi đến xét nghiệm tại TTYTDP tỉnh Đồng Tháp năm 2017 Xác định tỷ lệ tuân thủ đúng lịch tiêm phòng vacicne viêm gan B của người dân từ 6 – 60 tuổi đến xét nghiệm tại TTYTDP tỉnh Đồng Tháp năm 2017 - 2018

Xác định tỷ lệ đáp ứng miễn dịch AntiHBs (+) sau 3 mũi tiêm ngừa virus viêm gan B đối với người dân từ 6 – 60 tuổi đến xét nghiệm tại TTYTDP tỉnh Đồng Tháp năm 2017 - 2018

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu

Người dân từ 6 – 60 tuổi đến xét nghiệm virus viêm gan B tại TTYTDP Đồng Tháp năm

2017

Tiêu chuẩn chọn mẫu

Người dân từ 6 – 60 tuổi, chưa từng tiêm ngừa HBV, lần đầu xét nghiệm virus viêm gan

B, tại TTYTDP Đồng Tháp năm 2017 và đồng ý tham gia nghiên cứu

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian thực hiện từ tháng 04/2017 – 06/2018 tại TTYTDP tỉnh Đồng Tháp (được đổi tên thành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp từ 05/2018)

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu

Đề tài được thực hiện với hai nghiên cứu liên tiếp nhau là nghiên cứu mô tả cắt ngang và

Trang 3

nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang

Thực hiện từ 4/2017 đến 10/2017 Thiết kế

nghiên cứu này nhằm thực hiện 2 mục tiêu:

+ Xác định tỷ lệ nhiễm HBV của đối tượng

tham gia nghiên cứu bằng xét nghiệm định tính

HBsAg và AntiHBs

+ Xác định tỷ lệ kiến thức đúng về HBV của

đối tượng tham gia nghiên cứu có độ tuổi từ 18 –

60, bằng cách phỏng vấn thông qua bộ câu hỏi

Thiết kế nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu

Thực hiện từ 10/2017 đến 6/2018 Theo dõi

đối tượng có HBsAg (-), AntiHBs (-) và đồng ý

tiêm ngừa vaccine viêm gan B theo lịch 0 - 1 - 6

tháng Thiết kế nghiên cứu này nhằm thực hiện

2 mục tiêu:

+ Xác định tỷ lệ tuân thủ đúng lịch tiêm

phòng vaccine viêm gan B của đối tượng tham

gia nghiên cứu

+ Xác định tỷ lệ đáp ứng miễn dịch AntiHBs

(+) sau 3 mũi tiêm ngừa vaccine viêm gan B của

đối tượng tham gia nghiên cứu

Cỡ mẫu

Tất cả người dân từ 6 – 60 tuổi đến xét

nghiệm tiêm ngừa vaccine viêm gan B lần đầu

tại TTYTDP Đồng Tháp năm 2017 và đồng ý

tham gia nghiên cứu

Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu thuận tiện

Phương pháp thu thập số liệu

Để xác định tỷ lệ hiện mắc HBV, các đối

tượng được lấy 2 ml máu tĩnh mạch, được chứa

trong ống nghiệm chứa vừa đủ lượng chất

chống đông Sau đó, mẫu máu được quay ly tâm

tách huyết tương, thực hiện xét nghiệm tìm

HBsAg và AntiHBs (HBsAb) tại phòng xét

nghiệm đạt chuẩn an toàn sinh học cấp II Kháng

nguyên bề mặt HBsAg được phát hiện thông

qua bộ kit chẩn đoán nhanh sản xuất bởi Amvi

Biotech Incorporation với độ nhạy 99,8%, độ đặc

hiệu 99,9% Kháng thể AntiHBs được phát hiện

khi nồng độ ≥ 10 mIU/ml thông qua bộ kit chẩn

đoán nhanh sản xuất bởi Abon Biopharm Co.Ltd với độ nhạy > 99,0%, độ đặc hiệu 98,7% và độ chính xác 99,5%

Đối với xác định kiến thức, phỏng vấn đối tượng nghiên cứu bằng bộ câu hỏi soạn sẵn, được thu thập trực tiếp bởi nhóm tác giả nghiên cứu

Việc theo dõi sự tuân thủ được đánh giá bởi nhóm nghiên cứu Xác định nguyên nhân trễ hẹn (nếu có) tại thời điểm tái khám sàng lọc trước tiêm ngừa lần thứ hai và ba

Xác định hiệu quả tiêm ngừa vaccine viêm gan B dựa vào xét nghiệm định tính, phát hiện kháng thể AntiHBs trong mẫu máu tĩnh mạch Thông qua bộ kit cùng loại được sử dụng xác định tỷ lệ hiện mắc HBV Nồng độ AntiHBs ≥

10 mIU/mL đo tại thời điểm 1 tháng sau liều thứ ba, được xem là một dấu ấn huyết thanh đáng tin cậy của việc bảo vệ lâu dài chống lại nhiễm HBV(8)

Biến số nghiên cứu

Tình trạng nhiễm HBV của đối tượng nghiên cứu, được xác định thông qua xét nghiệm sàng lọc thường quy không bao gồm AntiHBc(5) Với ý nghĩa các dấu ấn huyết thanh, được phân thành

3 nhóm:

Chưa nhiễm: HBsAg (-) và AntiHBs (-); Đang nhiễm HBV khi HBsAg (+) và AntiHBs (-);

Có miễn dịch chống HBV: HBsAg (-) và AntiHBs (+)

Kiến thức về HBV của đối tượng nghiên cứu được đánh giá đúng khi trả lời đúng ít nhất từ 5/7 nội dung trở lên

Đối tượng được đánh giá là tuân thủ tiêm ngừa HBV khi đến đúng hẹn tái khám sàng lọc trước tiêm, để tiếp nhận tư vấn đủ điều kiện hoặc hoãn tiêm theo chỉ định của bác sĩ

Việc tiêm ngừa vaccine phòng HBV được đánh giá là có hiệu quả, khi xét nghiệm máu định tính AntiHBs (+)

KẾT QUẢ

Nghiên cứu này đã thực hiện trên 224 đối

Trang 4

tượng thỏa mãn tiêu chuẩn chọn vào Tổng số

đối tượng từ 6 - 60 tuổi lần đầu thực hiện xét

nghiệm HBsAg và AntiHBs, là 224 Trong đó, số

đối tượng ở độ tuổi này được theo dõi tiêm ngừa

viêm gan B là 138 Có 216 đối tượng từ 18 - 60

tuổi tham gia trả lời phỏng vấn về kiến thức

viêm gan B (VGB)

Bảng 1: Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

tham gia phỏng vấn (n = 216)

Đặc điểm đối tượng Tần số Tỷ lệ (%)

Giới tính

Nhóm tuổi

Trình độ học vấn

Nghề nghiệp

Tình trạng VGB gia đình

Trong số những người tham gia nghiên cứu,

59,7% là nữ giới, 71,3% trong độ tuổi 18 – 40 Về

học vấn, hơn 1/3 các đối tượng có học vấn trên

cấp 3, trong khi đó 16,7% có học vấn cấp 1 hoặc

thấp hơn, trình độ học vấn cấp 2 và cấp 3 có sự

phân bố khá tương đồng (22,2% và 26,4%) Trình

độ học vấn có ảnh hưởng đến khả năng nhận

thức của người dân, khi người dân với trình độ

học vấn cao có thể dễ dàng và nhanh chóng

nhận ra được sự nguy hiểm của bệnh viêm gan

B và các yếu tố liên quan, cũng như tầm quan

trọng của việc tiêm phòng viêm gan B hơn người

trình độ học vấn thấp Đối với nghề nghiệp, có 3

nhóm nghề nghiệp phổ biến là nông dân (20,4%), cán bộ viên chức (19,9%) và người kinh doanh/tự làm chủ chiếm (19,4%) Bên cạnh đó có 19,9% đối tượng cho biết có người thân trong gia

đình hiện đang nhiễm HBV (Bảng 1)

Bảng 2: Tình hình nhiễm virus viêm gan B của

người dân từ 6 – 60 tuổi đến xét nghiệm tại TTYTDP Đồng Tháp năm 2017

Đặc điểm

Tình trạng nhiễm HBV

Tổng (n,

%) Chưa nhiễm

(n, %)

Đang nhiễm (n,%)

Miễn dịch (n, %)

Giới tính Nam 70 (73,7) 8(8,4) 17 (17,9) 95 (100)

Nữ 94 (72,9) 5 (3,9) 30 (23,3) 129 (100)

Nhóm tuổi

6 – 17 19 (82,6) 3 (13,0) 1 (4,3) 23 (100)

18 – 40 104 (75,4) 7 (5,1) 27 (19,6) 138 (100)

41 – 60 41 (65,1) 3 (4,8) 19 (30,2) 63 (100) Tổng 164 (73,2) 13 (5,8) 47 (21) 224 (100)

Tỷ lệ nhiễm HBV trong tổng số 224 đối tượng nghiên cứu tham gia xét nghiệm lần đầu

HBV là 5,8% (Bảng 2)

Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu tham gia phỏng vấn đạt kiến thức đúng từ 5 nội dung

trở lên chiếm 16,2% (Bảng 3)

Bảng 3: Một số kiến thức đúng về viêm gan virus B

(n = 216)

1 Biết tác nhân gây bệnh viêm gan B là

2 Biết thực hiện xét nghiệm máu để chẩn

3 Biết các triệu chứng khi mắc bệnh viêm gan (đúng ≥ 3/10 triệu chứng) 34 15,7

4 Kiến thức đúng về cả 3 đường lây

Kiến thức đúng về đường máu, dịch tiết,

Kiến thức đúng về đường quan hệ tình

Kiến thức đúng về đường từ mẹ sang con

5 Kiến thức đúng ≥ 4 biện pháp về phòng

Tiêm phòng vaccine viêm gan B 172 79,6 Dùng riêng các dụng cụ cá nhân sắc nhọn 45 20,8

Yêu cầu dụng cụ riêng khi làm thủ thuật y

Trang 5

6 Bệnh viêm gan B là bệnh nguy hiểm 190 88,0

7 Kiến thức đúng ≥2 biến chứng của

8 Đánh giá kiến thức chung về bệnh viêm

Tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức về bệnh VGB và nhóm tuổi, học vấn, nghề nghiệp của đối tượng tham gia phỏng

vấn (Bảng 4)

Bảng 4: Mối liên quan giữa đặc điểm đối tượng 18 - 60 tuổi và kiến thức về viêm gan B (n = 216)

Đúng (n, %) Sai (n, %)

Giới tính

Nhóm tuổi

Học vấn

Nghề nghiệp

Tình trạng viêm gan B của gia đình

Bảng 5: Sự tuân thủ lịch tiêm ngừa virus viêm gan B

(n = 138)

Theo dõi lịch tiêm ngừa Tần số Tỷ lệ (%)

Nghiên cứu cho thấy có 138 đối tượng tham

gia tiêm ngừa HBV theo lịch tiêm 0 – 1 – 6 tháng,

trong đó 37 (26,8%) đối tượng nghiên cứu mất

dấu Có 67 (48,6%) đối tượng không tuân thủ

lịch tiêm ngừa và 24,6% đối tượng tuân thủ

đúng lịch hẹn tiêm ngừa (Bảng 5)

Trong số 67 đối tượng trễ hẹn tiêm ngừa, lý

do vì không sắp xếp được thời gian, chiếm 26,1%, và trễ hẹn do không nhớ/mất sổ tiêm ngừa là 18,1% Những lý do này có thể được xem là nguyên nhân chủ quan

Có 4,4% đối tượng không đến tái khám sàng lọc trước tiêm đúng hẹn theo chỉ định của bác sĩ

vì lý do sức khỏe Trong một số bệnh cảnh nhất định, dù đối tượng đến cơ sở tiêm chủng đúng hẹn nhưng sẽ được NVYT chỉ định tạm hoãn tiêm ngừa Do đó, lý do này có thể được xem là nguyên nhân khách quan

Đáp ứng miễn dịch sau 3 mũi tiêm ngừa virus viêm gan B đối với người dân từ 6 – 60

Trang 6

tuổi đạt hiệu quả rất cao, với tỷ lệ AntiHBs (+)

lên đến 98,1% (Bảng 6)

Bảng 6: Đáp ứng miễn dịch sau tiêm ngừa virus

viêm gan B (n = 101)

Xét nghiệm kháng thể Tần số Tỷ lệ (%)

BÀN LUẬN

Tỷ lệ nhiễm HBV của người dân từ 6 – 60

tuổi tại TTYTDP tỉnh Đồng Tháp Tỷ lệ nhiễm

HBV trong tổng số 224 đối tượng nghiên cứu

tham gia xét nghiệm lần đầu HBV là 5,8%.Tỷ lệ

nhiễm này thấp hơn so với nghiên cứu tại TP

Hồ Chí Minh năm 2013 ở người dân trên 18 tuổi

(9,7%), nghiên cứu tại Cần Thơ năm 2010 ở đối

tượng 18 - 65 tuổi (7,0%) và nghiên cứu tại Hà

Nội, Bắc Giang năm 2010 với đối tượng nghiên

cứu từ 15 đến 60 tuổi (8%)(4-7)

Theo kết quả nghiên cứu ở một số nhóm dân

cư tại Việt Nam cho thấy, tỷ lệ nhiễm virus viêm

gan B là 8 – 25%(2) Nhìn chung, kết quả tỷ lệ

HBsAg (+) trong nghiên cứu này thấp hơn so với

các nghiên cứu khác Sự khác biệt này có thể do

tác động của một số yếu tố như độ tuổi của đối

tượng không tương đồng giữa các nghiên cứu

Bên cạnh đó, nghiên cứu của chúng tôi có tính

đặc thù về phạm vi triển khai, đối tượng nghiên

cứu chủ động tham gia xét nghiệm nên chưa

mang tính đại diện cao cho cộng đồng

Kiến thức về viêm gan virus B của người dân

từ 18 – 60 tuổi tại TTYTDP tỉnh Đồng Tháp

Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy có 34,0%

người dân hiểu đúng tác nhân gây bệnh viêm

gan B là virus Tỷ lệ này vẫn còn khá hạn chế,

thấp hơn so với nghiên cứu tại Cần Thơ năm

2010 (39,4%)(7) Hiện nay, công tác truyền thông

về bệnh VGB đã được triển khai khá rộng rãi và

phổ biến, đa dạng về hình thức tại nhiều địa

phương trong cả nước Hiểu đúng về tác nhân

gây bệnh VGB được xem là một trong những

kiến thức cơ bản về bệnh Tuy nhiên, đối với

cộng đồng, việc tiếp cận thông tin này vẫn còn

trở ngại

Việc hiểu đúng tác nhân gây bệnh và phát hiện sớm tình trạng nhiễm virus viêm gan B, giúp can thiệp kịp thời nhằm khống chế sự phát triển của virus, làm giảm khả năng tiến triển dẫn đến bệnh cảnh viêm gan và các biến chứng sau

đó Kết quả khảo sát có đến 91,7% người dân biết xét nghiệm máu là phương pháp chẩn đoán hữu hiệu, nhanh chóng nhất để xác định nhiễm HBV Tỷ lệ này cao hơn khá nhiều so với nghiên cứu tại Cần Thơ năm 2010 (25,4%)(7) Sự khác biệt

có thể do đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu này là người dân chủ động đến thực hiện xét nghiệm tầm soát HBV Bên cạnh đó, sự chênh lệch thời gian 7 năm giữa 2 nghiên cứu, cho thấy hiệu quả truyền thông đã phần nào tác động tích cức đến kiến thức của cộng đồng Cũng như các bệnh lý truyền nhiễm khác, tính chất triệu chứng của bệnh VGB là những dấu hiệu khá mơ hồ Nghiên cứu này đã cho thấy 15,7% người dân có kiến thức đúng, khi biết được ít nhất từ 3 dấu hiệu có thể gặp phải của bệnh VGB Tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu tại Cần Thơ năm 2010 (24,1%)(7) Kết quả này khẳng định hơn nữa, đối với cộng đồng, các biểu hiện có thể nhận biết của bệnh viêm gan nói chung và viêm gan B nói riêng là kiến thức không dễ dàng đạt được

Những kiến thức rất quan trọng về đường lây truyền, biện pháp phòng ngừa bệnh VGB giúp nâng cao nhận thức cộng đồng, góp phần vào công tác dự phòng hiệu quả và làm giảm gánh nặng bệnh tật của VGB Kết quả nghiên cứu, chỉ 13% đối tượng có kiến thức đúng, biết tất cả các đường lây truyền của HBV Tỷ lệ này khá tương đồng so với nghiên cứu tại Cần Thơ năm 2010 (16,8%)(7) Biện pháp phòng lây nhiễm virus VGB được đa số các đối tượng tham gia nghiên cứu biết đến là tiêm phòng vaccine, chiếm tỷ lệ cao nhất 79,6% Tỷ lệ này tuy đạt được khá cao nhưng vẫn còn đến 15,3% đối tượng không biết bất kỳ biện pháp nào để phòng chống lây nhiễm HBV

Đối với kiến thức VGB, có 190 (88,0%) người tham gia nghiên cứu biết VGB là một

Trang 7

bệnh nguy hiểm Trong đó, ung thư gan là

biến chứng của VGB được nhiều người dân

biết đến nhất, chiếm 61,1% Tỷ lệ này ở xơ gan

là 15,7% và viêm gan mạn là 37,5% Đối tượng

có kiến thức đúng về các hậu quả của bệnh

VGB chiếm 37,4% khi biết được ít nhất từ 2

biến chứng Kết quả này tương đồng so với

nghiên cứu tại Cần Thơ năm 2010 (38,5%)(7)

Nghiên cứu cũng ghi nhận, chỉ 16,2% đối

tượng tham gia phỏng vấn trả lời đạt ít nhất từ

5 kiến thức đúng Từ những số liệu trên cho

thấy, để đạt được mục tiêu và giữ vững thành

quả của kế hoạch phòng chống bệnh viêm gan

virus giai đoạn 2015-2019, ngành y tế cần đẩy

mạnh hơn nữa các giải pháp can thiệp truyền

thông, cung cấp nguồn lực cần thiết cho công

tác tầm soát, dự phòng, điều trị viêm gan virus

và VGB nhằm tạo tác động tích cực, chung tay

ủng hộ của cả cộng đồng

Đáp ứng miễn dịch và sự tuân thủ lịch tiêm

phòng vaccine viêm gan B của người dân từ 6 –

60 tuổi tại TTYTDP tỉnh Đồng Tháp

Trong nghiên cứu của chúng tôi, mặc dù tỷ

lệ đối tượng tuân thủ đúng lịch hẹn tiêm ngừa

vẫn còn thấp (với 24,6%), nhưng hiệu quả tiêm

ngừa đạt 98,1% (AntiHBs +) Tỷ lệ này cao hơn

đáp ứng miễn dịch của trẻ em được sinh ra từ

mẹ có HBsAg (+) được thực hiện năm 2013, đạt

87,4%(5) Sự khác biệt này có thể do đối tượng

tham gia ở 2 nghiên cứu có điều kiện tiếp xúc

HBV khác nhau, giữa nhóm trẻ nguy cơ cao

nhiễm HBV lây truyền từ mẹ sang con, và

nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên đối

tượng người dân chủ động tìm hiểu xét nghiệm

và tư vấn tiêm phòng HBV

KẾT LUẬN

Có 5,8% người dân từ 6 – 60 tuổi đến xét

nghiệm tại TTYTDP Đồng Tháp năm 2017

nhiễm HBV Có 24,6% người dân trong độ tuổi này tuân thủ đúng lịch hẹn tiêm phòng HBV khi

có chỉ định của nhân viên y tế Và hiệu quả tiêm phòng HBV đánh giá thông qua đáp ứng miễn dịch AntiHBs (+) đạt 98,1% Nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ người dân từ 18 – 60 tuổi có kiến thức đúng về viêm gan virus B là 16,2% Ngoài

ra, nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên quan thức

về bệnh VGB và nhóm tuổi, học vấn, nghề nghiệp của đối tượng tham gia phỏng vấn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Y Tế (2012) Hướng dẫn triển khai tiêm vắc-xin viêm gan B liều sơ sinh, Hà Nội

2 Bộ Y tế (2015) Kế hoạch phòng chống bệnh viêm gan vi rút giai đoạn 2015-2019 Quyết định 739/QĐ-BYT ngày 05 tháng 03 năm

2015

3 Phạm Minh Khoa, Đặng Văn Chính (2014) Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B và các yếu tố liên quan ở người trên 18 tuổi tại quận

12 thành phố Hồ Chí Minh năm 2013 Y học TP Hồ Chí Minh,

18(S6):616 – 621

4 Phí Đức Long (2014) Đánh giá đáp ứng mễn dịch sau tiêm

phòng vắcxin viêm gan B ở trẻ có mẹ mang HBsAg Luận án

Tiến sĩ Y học, Trường Đại Học Y Hà Nội

5 Terrault NA, Lok ASF, McMahon BJ, Chang KM, Hwang JP, Jonas MM, Brown RS, Bzowej NH and Wong JB (2018) Update

on Prevention, Diagnosis, and Treatment of Chronic Hepatitis B:

AASLD 2018 Hepatitis B Guidance Journal of Hepatology,

67(4):1560-1599

6 Trần Hữu Bích, Nguyễn Thúy Quỳnh, Nguyễn Ngọc Bích, Trần Văn Thuấn, Bùi Diệu, Nguyễn Thị Hoài Nga (2010) Điều tra dịch tễ tình hình nhiễm vi rút viêm gan B và C tại Hà Nội và Bắc

Giang Y học TP Hồ Chí Minh, 14(S4):71 – 83

7 Trần Ngọc Dung, Huỳnh Thị Kim Yến (2012) Nghiên cứu tình hình nhiễm và kiến thức, thái độ, hành vi của người dân về phòng chống lây nhiễm vi rút viêm gan B ở quận Ninh Kiều Tp

Cần Thơ năm 2010 Y học Thực hành, 5(822):161 – 164

8 World Health Organization (2017) Hepatitis B vaccines: WHO

position paper – July 2017 Weekly Epidemiological Record,

92(27):369–392.

Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Ngày đăng: 24/10/2020, 11:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w