1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KTHKI văn 9

4 194 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2010-2011 MÔN : NGỮ VĂN 9 Thời gian : 90 phút I. Trắc nghiệm : Khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng (3đ) 1. Câu văn nào nói lên cách xử sự của Vũ Nương trước tính hay ghen của chồng a. Đâu có sự mất nết, hư thân như lời chàng nói b. Đâu có ba năm giữ gìn một tiết c. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa từng bén gót d. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa 2. Tên tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” có ý nghĩa gì ? a. Vua Lê nhất định thống nhất đất nước b. Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê c. Ghi chép việc vua Lê thống nhất đất nước d. Ý chí trước sau như một của vua Lê 3. Các hình ảnh trong hai câu thơ sau có tính chất gì ? “Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” a. Tính cụ thể b. Tính ước lệ c. Tính đa nghĩa d. Cả a, b, c đều đúng 4. Qua nỗi nhớ của Kiều được thể hiện trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, em thấy Kiều là người : a. Chung thủy b. Hiếu thảo c. Có tấm lòng vị tha d. Cả a, b, c đều đúng 5. Nội dung chính của các câu thơ sau là gì ? “Quê hương anh nước nặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” a. Miêu tả các vùng đất khác nhau của nước ta b. Nói lên sự khắc nghiệt của thiên nhiên nước ta c. Nói lên sự đối lập giữa các vùng miền của nước ta d. Nói lên hoàn cảnh xuất thân của những người lính 6. Những câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? - Bụi phun khói trắng như người già - Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời a. So sánh b. Nhân hóa c. Liệt kê d. Ẩn dụ 7. Từ nào không phải từ láy ? a. Thình lình b. Rưng rưng c. Vành vanh d. Đèn điện 8. Tác giả đã đặt ông Hai vào tình huống như thế nào để ông tự bộc lộ tính cách của mình ? a. Ông Hai không biết chữ, phải đi nghe chờ người khác đọc b. Tin làng ông theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư c. Bà chủ nhà hay dòm ngó, nói bóng gió vợ chồng ông Hai d. Ông Hai lúc nào cũng nhớ tha thiết cái làng chợ Dầu của mình 9. Thử thách lớn nhất đối với anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” là a. Công việc vất vả, nặng nhọc b. Sự cô đơn, vắng vẻ c. Thời tiết khắc nghiệt d. Cuộc sống thiếu thốn 10. Vì sao bé Thu không nhận ông Sáu là ba của nó a. Vì ông Sáu già hơn trước b. Vì ông Sáu khôn hiền như trước c. Vì mặt ông Sáu có thêm vết sẹo d. Vì ông Sáu đi lâu, bé Thu quên mất hình cha 11. Thành ngữ “ông nói gà, bà nói vịt” liên quan đến phương châm hội thoại nào ? a. Phương châm cách thức b. Phương châm quan hệ c. Phương châm về lượng d. Phương châm về chất 12. Câu nào sai về lỗi dùng từ a. Khủng long là loài động vật đã bị tuyệt tự b. Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ nhôm của Nguyễn Du c. Bộ phim “Hồ sơ tuyệt mật” rất hay d. Cố ấy có vẻ đẹp tuyệt trần II. Tự luận : 1. Chép theo trí nhờ khổ 3,4 bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. (1đ) 2. Tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. (6đ) ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2010-2011 MÔN : NGỮ VĂN 9 Thời gian : 90 phút I. Trắc nghiệm : Mỗi câu đúng cho 0,25 đ 1. d 2. c 3. b 4. d 5. d 6. a 7. d 8. b 9. b 10. c 11. b 12. a II. Tự luận : 1. Chép đúng 2 khổ thơ : (1đ) - Chép được 2 câu liên tiếp cho 0,25đ - Sai 3 lỗi trừ 0,25đ 2. Làm văn : (6đ) a. Yêu cầu : * Hình thức : - Chữ viết rõ ràng, bài làm sạch sẽ - Trình bày bài theo bố cụa 3 phần - Văn viết mạch lạt, có cảm xúc * Nội dung :Bài viết cần đảm bảo một số ý cơ bản sau : - Kể lại cuộc gặp gỡ người lính lái xe : ở đâu, thời điểm nào ? - Hình ảnh người lính lái xe sau chiến tranh kết thúc : hình dáng, trang phục, diện mạo, . - Câu truyện trao đổi với người lính (kể về con đường Trường Sơn, về tiểu đội se không kính, về những trận chiến ác liệt) - Hỏi thăm người lính về cuộc sống hiện nay - Suy nghĩ, tình cảm của bản thân khi gặp người lính lái xe - Trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với lịch sử, đối với thế hệ cha anh đi trước b. Biểu điểm : - Điểm 5 → 6 : Bài làm đạt được các yêu cầu về nội dung và hình thức - Điểm 3 → 4 : Bài làm thể hiện sự hiểu biết về thể văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm, nghị luận nhưng còn thiếu một vài ý, văn viết thiếu cảm xúc - Điểm 1 → 2 : Bài làm chưa kết hợp được các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận; viết sơ sài; các ý lộn xộn - Điểm 0 : Lạc đề, bỏ giấy trắng, viết một vài dòng MA TRẬN Lĩnh vực kiến thực Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL 1. Chuyện người con gái Nam Xương C1 2. Hoàng Lê nhất thống chí C2 3. Truyện Kiều C4 C3 4. Đồng chí C5 5. Tổng kết từ vựng C6, C7 6. Làng C8 7. Lặng lẽ Sa Pa C9 8. Chiếc lược ngà C10 9. Các phương châm hội thoại C11 10. Trao dồi vốn từ C12 11. Đoàn thuyền đánh cá C1 12. Văn tự sự C2 Tổng số câu 8 1 4 1 Tổng số điểm 2 1 1 6 Tỷ lệ 20% 10% 10% 60% Giáo viên ra đề Nguyễn Hà Thuấn Nhã . – NĂM HỌC 2010-2011 MÔN : NGỮ VĂN 9 Thời gian : 90 phút I. Trắc nghiệm : Khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng (3đ) 1. Câu văn nào nói lên cách xử sự của. Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. (6đ) ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2010-2011 MÔN : NGỮ VĂN 9 Thời gian : 90 phút I. Trắc

Ngày đăng: 22/10/2013, 20:11

Xem thêm: KTHKI văn 9

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w