Bài tập hải quan nhóm
MỞ BÀIViệc trao đổi buôn bán hàng hóa của cư dân biên giới là một đề tài không mới nhưng tiếp tục làm ray rứt các cơ quan chức năng và doanh nghiệp nước ta khi hàng lậu vẫn thản nhiên thao túng nhiều ngành hàng sản xuất trong nước. Thiết nghĩ, để hỗ trợ Chính phủ bình ổn kinh tế vĩ mô, tăng thu ngân sách, tăng thị phần hàng hóa sản xuất trong nước thì công tác chống buôn lậu của các cơ quan chức năng có vai trò quan trọng. Bài viết này sẽ phân tích về chính sách của Nhà nước và thủ tục hải quan đối với việc trao đổi mua bán hàng hóa của cư dân biên giới NỘI DUNGI. Chính sách của Nhà nước Việt Nam về hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới. C.Mác, Ph.Enghen, V.I. Leenin trong các tác phẩm khi phân tích nguồn gốc của sở hữu tư nhân, của Nhà nước, về sự hình thành phát triển của quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa đã chỉ ra các điều kiện phát sinh và hoàn thiện chính sách hải quan của các chế độ bóc lột. Theo các nhà kinh điển, hoạt động hải quan, chính sách hải quan cũng như các quy phạm pháp luật về hải quan xuất hiện cùng với sự xuất hiện của sản xuất hàng hóa.Như vậy, hoạt động hải quan đã xuất hiện từ rất lâu đời gắn liền với sự xuất hiện của nhu cầu trao đổi hàng hóa. Để bảo vệ lợi ích của mình, mỗi cộng đồng đã tự quy định các biện pháp có lợi nhất trong việc kiểm soát trao đổi hàng hóa để bảo vệ sản xuất, đồng thời thu được nhiều lợi ích nhất trong quan hệ với các cộng đồng khác. Đó chính là bản chất của hoạt động hải quan. Có thể thấy không có trao đổi hàng hóa giữa các cộng đồng dân cư và ngày nay là giữa các quốc gia thì cũng không có hoạt động hải quan. Nó phục vụ các yêu cầu lợi ích quốc gia cũng như thích ứng với xu hướng giao lưu thương mại ngày càng sâu rộng trong quan hệ kinh tế quốc tế. Pháp luật về hải quan hình thành cùng hoạt động hải quan là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hải quan phục vụ lợi ích của mình.Hoạt động trao đổi buôn bán hàng hóa của cư dân biên giới là một trong các biểu hiện của hoạt động buôn bán qua biên giới. Vì vậy lĩnh vực này cũng được pháp luật điều chỉnh và Nhà nước ta đã có những chính sách phù hợp với sự phát triển đối với hoạt động này.Trước khi trình bày về chính sách của Nhà nước ta đối với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới cần làm sáng tỏ những những điểm sau:Thứ nhất, chủ thể của hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới là “Công dân là cư dân biên giới, có hộ khẩu thường trú tại các khu vực tiếp giáp biên giới với các nước có chung biên giới được mua bán, trao đổi các mặt hàng phù hợp với quy định về hàng hoá thương mại biên giới được quy định tại Điều 2 Quyết định này” (Quyết định 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 Về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới). Đến Quyết định 139/2009/QĐ-Ttg ngày 23/12/2009 Về việc sửa đổi bổ sung một số điều tại Quyết định 254/2006/2006 đã bổ sung thêm, theo đó “Cư dân biên giới là công dân có hộ khẩu thường trú tại các khu vực biên giới Việt Nam và các nước có chung biên giới được mua, bán trao đổi hàng hoá theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này”.Thứ hai, địa điểm diễn ra các hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới được quy định theo Quyết định 254/2006/QĐ-TTg và được sửa đổi bổ sung ở Quyết định 139/2009/QĐ-TTg là:1. Cửa khẩu được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước có chung biên giới thoả thuận mở:- Hiệp định biên giới và quy chế biên giới quốc gia giữa Việt Nam với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ngày 01/3/1990. Trong hiệp định quy định mở 8 cửa khẩu.- Hiệp định tạm thời về việc giải quyết các công việc trên vùng biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc kí ngày 07/11/1991 quy định mở 21 cặp cửa khẩu để cho người và hàng hóa qua lại biên giới ( có 4 cặp của khẩu quốc tế, 3 cặp của khẩu quốc gia và 14 cặp cửa khẩu còn lại dành cho dân vùng biên giới). Đến ngày 30/12/1999 Việt Nam và Trung Quốc đã kí Hiệp ước biên giới trên đất liền (Hiệp ước có hiệu lực ngày 06/7/2000).- Hiệp định đa biên giữa Việt Nam và Camwpuchia ngày 20/7/1983. Hiệp đinh quy định mở 11 cửa khẩu.2. Cửa khẩu và các điểm thông quan khác thuộc các Khu kinh tế cửa khẩu do Chính phủ Việt Nam cho phép thành lập.3. Cửa khẩu do các tỉnh tiếp giáp biên giới của Việt Nam và tỉnh tiếp giáp biên giới của nước có chung biên giới thoả thuận mở và được Bộ Thương mại cho phép tiến hành làm thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.4. Đường mòn được chính quyền địa phương cấp tỉnh vùng biên giới hai nước hiệp thương xác định theo pháp luật hiện hành và quy định có liên quan của Chính phủ hai nước.5. Cửa khẩu phụ được mở cho người, phương tiện, hàng hoá Việt Nam và nước có chung biên giới qua lại biên giới quốc gia theo quy định của cấp có thẩm quyền của Chính phủ Việt NamThứ ba, hiện nay Danh mục hàng hóa được sản xuất từ nước có chung biên giới nhập khẩu dưới hình thức mua bán trao đổi hàng hóa cư dân biên giới thời kì 2010- 2012 được quy định tại Thông tư 10/2010/TT-BTC. Tại đây, Bộ Công Thương đã quy định 35 nhóm mặt hàng. So với quy định tại Quyết định 254 trước đây thì các mặt hàng được quy định mới cho phù hợp và cụ thể hơn. Đặc biệt nhóm mặt hàng linh kiện điện tử, vải các loại, hàng sành sứ đã không nằm trong danh mục trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới, nhằm ngăn chặn tình trạng lợi dụng quy chế này để thuê mướn, buôn bán hàng nhập khẩu trốn thuế đã kéo dài trong nhiều năm qua.Chính sách về hải quan của Nhà nước ta nói chung trong đó có hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa của cư dân biên giới nói riêng được quy định tại Điều 1 Luật hải quan “ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam”. Bên cạnh quy định trên Nhà nước ta còn có các văn bản quy định cụ thể về chính sách thì đối với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới. Sự tạo điều kiện thuận lợi này trong hoạt động trao đổi, buôn bán của cư dân biên giới được thể hiện trên các khía cạnh sau:Về thủ tục hải quan:Hoạt động thương mại biên giới gồm hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới; buôn bán tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới theo các phương thức được thỏa thuận trong Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước có chung biên giới.Khác với hai hoạt động thương mại biên giới còn lại, hoạt động trao đổi buôn bán hàng hóa của cư dân biên giới có thủ tục hải quan đơn giản và nhanh chóng hơn. Cụ thể, cơ quan hải quan chỉ kiểm tra đối với trường hợp qua giám sát thấy có khả năng vượt định lượng miễn thuế, có hàng lậu. Cơ sở để tính giá trị hàng hóa là căn cứ vào giá cả thị trường vùng biên giới tại thời điểm đó. Đối với lô hàng có mở tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch thì việc kiểm tra thực tế hàng hoá phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu nơi nào không có hải quan thì Bộ đội biên phòng thực hiện chức năng này.Các thủ tục hải quan được thực hiện trực tiếp tại các cơ quan hành chính Nhà nước với thành phần hồ sơ cũng đơn giản hơn so với hoạt động buôn bán tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới; bởi chủ hàng chỉ phải xuất trình chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của nước có chung biên giới cấp để được hưởng định mức miễn thuế. Mặt khác, hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới không yêu cầu phải khai trên tờ khai hải quan đối với hàng hoá trong định mức quy định; đối với hàng hoá vượt định mức thì phải khai trên tờ khai phi mậu dịch phần vượt định mức đó.Hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới nếu vượt định mức quy định, thì Cơ quan Hải quan tính thu thuế trực tiếp trên Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch phần vượt định mức đó.Về chính sách thuế:Về chính sách thuế, hàng hóa thương mại biên giới phải nộp thuế và các lệ phí khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và được hưởng các ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng hóa qua biên giới theo các thỏa thuận song phương giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước có chung biên giới. Tuy nhiên, đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam dưới hình thức mua, bán, trao đổi hàng hóa cư dân biên giới được sản xuất từ nước có chung biên giới (phù hợp Danh mục hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Công Thương công bố trong từng thời kỳ sau khi đã bàn thống nhất với các bộ, ngành, cơ quan liên quan) được miễn thuế nhập khẩu và các loại thuế khác (nếu có) với giá trị không quá 2 triệu đồng/1 người/1 ngày/1 lượt (Quyết định 139/2009/ QĐ-TTg). Trước đây tại Quyết định 254/2006/QĐ-TTg quy định là “không quá 2 triệu đồng/1 ngày/1 người”. Như vậy, pháp luật nước ta đang nới lỏng dần những quy định để tạo điều kiện cho cư dân biên giới trao đổi buôn bán hàng hóa được nhiều hơn trong phạm vi được miễn thuế. Theo đó, họ có thể thực hiện nhiều lần các hành vi trao đổi buôn bán hàng hóa trong một ngày mà mỗi lần giá trị hàng hóa không vượt quá 2 triệu đồng thì vẫn được miễn thuế. Nó khác trước đây chỉ được miễn một lần duy nhất với một người trong một ngày khi thực hiện hành vi trao đổi buôn bán hàng hóa trong phạm vi giá trị cho phép. Tuy nhiên, ưu đãi này chỉ áp dụng với hàng hóa thuộc danh mục do Bộ Tài chính Việt Nam quy định, trong đó chủ yếu là các nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày hay những nguyên liệu, vật dụng đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ bản của cư dân biên giới. Quy định như như vậy để tránh tình trạng một bộ phận cư dân hay người nước ngoài lợi dụng sự thông thoáng trong chính sách của Nhà nước ta để buôn lậu, trốn thuế, làm thâm hụt ngân sách và tác động tiêu cực đến sự cạnh tranh lành mạnh của thị trường thương mại. Vì vậy, trong Thông tư gần nhất hiện này (Thông tư số 10/2010/TT-BTC về Quy định hàng hóa được sản xuất từ nước có chung biên giới nhập khẩu vào nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới hình thức mua, bán, trao đổi hàng hóa cư dân biên giới thời kỳ 2010 – 2012) đã loại mặt hàng linh kiện điện tử, vải các loại, hàng sành sứ ra khỏi danh mục trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới, nhằm ngăn chặn tình trạng này.Về tổ chức thực hiện: Những năm gần đây, Nhà nước ta có những quy định ngày càng cụ thể hơn trong lĩnh vực tổ chức thực hiện quản lí hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới. Đã có sự phân công phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan; đặc biệt các cơ quan chuyên biệt đã được quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Tại Quyết định 139/2009/QĐ-TTg chỉ rõ phải thành lập Ban Chỉ đạo thương mại biên giới do Bộ trưởng Bộ Công Thương làm Trưởng ban, một Thứ trưởng Bộ Công Thương phụ trách lĩnh vực thương mại biên giới làm Phó Trưởng ban thường trực. Các Ủy viên gồm một thứ trưởng các Bộ: Ngoại giao, Quốc phòng, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công an, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới. (Khoản 2 Điều 16). Đây là một quy định mới so với Quyết định 254/2006/QĐ-TTg khi không còn quy định chung chung “Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới hướng dẫn, chỉ đạo việc quản lý và điều hành hoạt động thương mại biên giới” nữa.Các thành viên của Ban làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Ban Chỉ đạo được sử dụng con dấu của Bộ Công Thương. Trưởng Ban Chỉ đạo thương mại biên giới bàn thống nhất với các Ủy viên ban hành Quy chế hoạt động của Ban và nhiệm vụ của cơ quan thường trực Ban.Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo thương mại biên giới do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của Bộ Công thương”Quy định về cửa khẩu: Quyết định 319/2009/QĐ-TTg đã bổ sung thêm của khẩu phụ cho phù hợp hơn so với Quyết định 254/2006/QĐ-TTg. Theo đó, cửa khẩu phụ được mở cho người, phương tiện, hàng hóa Việt Nam và nước có chung biên giới qua lại biên giới quốc gia theo quy định của cấp có thẩm quyền của Chính phủ Việt Nam. Về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân nước có chung biên giới không phái nộp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O). Việc xác định xuất xứ hàng hóa đối với trường hợp này căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hóa.Đây là quy định thông thoáng hơn so với các loại hàng hóa khác thì thường yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra.Về việc kiểm tra thực tế hàng hóa:Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới chỉ kiểm tra đối với trường hợp qua giám sát thấy có khả năng vượt định lượng miễn thuế, có hàng lậu… Về số lần theo dõi trong ngày chủ yếu thông qua công tác giám sát để phát hiện đối tượng lợi dụng để buôn bán, không phải mở sổ theo dõi. Quy định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của cư dân biên giới được thông quan nhanh chóng nếu nằm trong phạm vi được miến thuế, làm thủ tục đơn giản để tạo điều kiện cho cư dân thực hiện được việc trao đổi, buôn bán hàng hóa của mình trong ngày được thuận tiện.III. Thủ tục hải quan trao đổi, mua bán hàng hóa của cư dân biên giới.Theo Công ước quốc tế Kyoto về đơn giản hóa và kết hợp hài hòa hóa các thủ tục hải quan của Tổ chức hải quan thế giới thì “thủ tục hải quan là tất cả các hoạt động tác nghiệp mà bên hữu quan và hải quan phải thực hiện nhằm đảm bảo tuân thủ luật hải quan”.Theo Luật hải quan năm 2001 sửa đổi bổ sung năm 2005 thì “thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải”. Điều 16 Luật hải quan quy định trình tự thủ tục hải quan bao gồm bốn nội dung là: khai báo hải quan, xuất trình hải quan, nộp thuế cùng các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và thông quan hàng hóa.Như vậy, Luật hải quan quy định trình tự thủ tục khai hải quan gồm bốn nội dung như trên nhưng đối với từng loại hàng hóa khác nhau thì trên khung thủ tục chung thì các loại hàng hóa đó có thể thực hiện theo một thủ tục khác nhau. Trong đó, thủ tục hải quan đối với hàng hóa trao đổi, mua bán của cư dân biên giới thì thực hiện tương đối đơn giản và khác biệt so với thủ tục hải quan chung và thủ tục hải quan đối với các loại hàng hóa khác.Cụ thể được quy định như sau:Theo quy định tại Mục II của Thông tư 47/2004/TT_BTC hướng dẫn thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan và chính sách thuế đối với hàng hóa buôn bán qua biên giới với các nước có chung biên giới theo quyết định số 252/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa trao đổi, buôn bán của cư dân biên giới như sau: “ – Hàng hóa trao đổi, buôn bán của cư dân nước có chung biên giới không yêu cầu khai trên tờ khai Hải quan.- Yêu cầu chủ hàng xuất trình chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền cấp để được hưởng định mức miễn thuế.- Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân nước có chung biên giới nếu vượt định mức quy định thì Hải quan tính thuế trực tiếp trên Biên lai thu thuế”.Qua đây thì chúng ta có thể khái quát về thủ tục hải quan đối với việc mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới được thực hiện qua các bước như sau:* Thứ nhất:- Cơ quan Hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa:+ Cơ quan Hải quan chỉ kiểm tra đối với trường hợp qua giám sát thấy có khả năng vượt định lượng miễn thuế, có hàng lậu. Cơ sở để tính giá trị hàng hóa là căn cứ vào giá cả thị trường vùng biên giới tại thời điểm đóTheo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quyết định 254/2006/QĐ-TTg quy định về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới thì định mức miễn thuế nhập khẩu nếu giá trị hàng hóa đó không quá 2.000.000đồng/1 người/1ngày. Nếu khi hàng hóa qua cửa khẩu, cơ quan Hải quan qua giám sát thấy khả năng hàng hóa đó có giá trị vượt định mức miễn thuế (tức là giá trị hàng hóa vượt quá 2.000.000 đồng) thì cơ quan Hải quan sẽ kiểm tra hàng hóa đó. Hoặc cơ quan hải quan sẽ kiểm tra nếu qua giám sát thấy có khả năng hàng hóa đó là hàng lậu, thì sẽ kiểm tra để có biện pháp xử lý kịp thời. Để xác định hàng hóa đó có phải là hàng lậu hay không công chức Hải quan phải dựa vào xuất xứ của hàng hóa… Nếu hàng hóa không có nguồn gốc rõ ràng và trốn thuế thì đó là hàng lậu.Việc tính giá trị hàng hóa có ở trong mức định lượng miễn thuế không thì căn cứ vào giá cả thị trường vùng biên giới tại thời điểm đó. Ví dụ: một cư dân biên giới đưa qua cửa khẩu 300kg gạo. Qua giám sát công chức Hải quan thấy rằng số gạo này có khả năng vượt số định lượng miễn thuế nên kiểm tra hàng hóa đó. Khi đó số lượng miễn thuế được quy định là 2.000.000 đồng. Công chức Hải quan tính số gạo vượt trên 2.000.000 đồng để tính thuế được căn cứ như sau: 1kg gạo tại vùng biên giới lúc bấy giờ có giá là 12.000 đồng. Vậy 2.000.000 đồng được miễn thuế tương đương với 167kg gạo. Do đó, 133kg gạo còn lại sẽ được tính thuế nhập khẩu và cư dân biên giới đó phải nộp thuế số gạo vượt định lượng miễn thuế mà pháp luật quy định. Nhưng cũng cần lưu ý rằng, định lượng miễn thuế này chỉ áp dụng đối với những hàng hóa được sản xuất tại nước có chung biên giới với Việt Nam, những hàng hóa sản xuất tại nước thứ ba không được hưởng định mức miễn thuế này.+ Đối với lô hàng có mở tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch thì việc kiểm tra thực tế hàng hóa phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Tức là đối với hàng hóa vượt định lượng miễn thuế hoặc hàng hóa không do nước có chung biên giới với Việt Nam sản xuất thì phải khai trên tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch và phải được kiểm tra thực tế theo quy định của pháp luật. Tại Điều 30 Luật hải quan có quy định về việc kiểm tra thực tế hàng hóa như sau: đối với những cư dân chấp hành tốt pháp luật hải quan thì được miễn kiểm tra thực tế; cư dân nhiều lần vi phạm pháp luật hải quan thì sẽ phải kiểm tra thực tế hàng hóa. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa do công chức hải quan kiểm tra trực tiếp hoặc kiểm tra bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác với sự có mặt của cư dân biên giới .* Thứ hai: - Chủ hàng xuất chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của nước có chung biên giới cấp để được hưởng định mức miễn thuế. Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới không yêu cầu phải khai trên tờ khai hải quan đối với hàng hóa trong định mức quy định; đối với hàng hóa vượt định mức thì phải khai trên tờ khai phi mậu dịch phần vượt định mức đó. Tức là nếu qua bước thứ nhất mà hàng hóa đó nằm trong định mức miễn thuế thì sẽ không phải khai trên tờ khai hải quan; nếu vượt định mức miễn thuế thì khai trên tờ khai phi mậu dịch phần vượt định mức miễn thuế đó, và số hàng hóa vượt định mức đo sẽ được tính thuế.- Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới nếu vượt định mức quy định, thì Cơ quan Hải quan tính thuế trực tiếp trên Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch phần định mức đó.- Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới không phải nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Việc xác định xuất xứ hàng hóa đối với trường hợp này căn cứ vào việc kiểm tra thực tế của công chức hải quan.Việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa mua bán trao đổi của cư dân biên giới được thực hiện trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước (tức là trụ sở làm việc của cơ quan Hải quan hoặc Bộ đội biên phòng).III. Đánh giá và nhận xét về chính sách và thủ tục hải quan của Nhà nước Việt Nam đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới.1. Nhận xét Qua tìm hiểu pháp luật quy định về chính sách và thủ tục hải quan đối với việc mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới thì ta thấy rằng; Nhà nước ta đã có những quy định rất cụ thể và chặt chẽ cho hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới. Từ đó tạo thuận lợi cho cư dân biên giới dễ dàng áp dụng pháp luật cũng như các cơ quan chức năng, đặc biệt là Hải quan để có thể cùng người dân chấp hành tốt các quy định của Nhà nước. Nhà nước quy định chính sách và thủ tục hải quan đối với hàng hóa mua bán trao đổi của cư dân biên giới như vậy bởi đây là hoạt động diễn ra thường xuyên và liên tục của cư dân biên giới. Mặt khác, những hàng hóa mà họ mua bán, trao đổi chỉ là những hàng hóa phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân và với số lượng hạn chế, do đó, Nhà nước ta phải có chính sách phù hợp với từng đối tượng nhập khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó, nếu không có một chính sách hợp lý và thủ tục hải quan cũng phức tạp thì sẽ gây khó khăn cho cư dân biên giới trong việc đưa hàng về phục vụ nhu cầu cần thiết của họ, đảm bảo chất lượng cuộc sống, ngoài ra còn đáp ứng như cầu kinh doanh buôn bán của một bộ phận dân cư.Bên cạnh đó, việc quy định chính sách miễn thuế trong một chừng mực nhất định sẽ phần nào giảm bớt gánh nặng cho người dân mà họ vẫn có thể mua bán, trao đổi hàng hóa với các cư dân biên giới khác để đảm bảo hoạt động mua bán được diễn ra thường xuyên, liên tục và đẩy mạnh kinh tế ở vùng biên giới phát triển. Mặt khác, nó còn có ý nghãi trong việc ổn định trật tự trị an ở khu vực biên giới, qua đó giữ vững chủ quyền, an ninh và lãnh thổ thông qua việc đảm bảo nhu cầu lợi ích chính đáng của người dân.Bên cạnh những mặt tích cực như vậy của Nhà nước ta quy định chính sách và thủ tục hải quan đối với việc mua bán, trao đổi của cư dân biên giới thì vẫn còn tồn tại nhiều mặt tiêu cực: đó là việc lợi dụng chính sách của Nhà nước để các cá nhân, tổ chức lợi dụng để buôn lậu hàng hóa qua biên giới. Do đó, Nhà nước ta cần quy định các chính sách mềm mỏng, nhưng cũng phải đặt ra các chế tài để răn đe những kẻ có hành vi thực hiện trái quy định của pháp luật.2. Thực trạng về hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới.a) Về mặt pháp luậtNhìn chung, Nhà nước ta đã ban hành khá nhiều văn bản pháp luật quy định chi tiết, cụ thể về chính sách cũng như thủ tục hải quan đối với việc mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới. Các văn bản này đã và đang tạo cơ sở cho người dân cũng như cơ quan chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, Nhà nước ta nên rá soát lại các quy định của pháp luật về hoạt động mua bán, trao đổi của cư dân biên giới, từ đó ban hành thêm các văn bản quy định chi tiết hơn về các chế tài đối với việc vi phạm các quy định về mua bán trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới. Bên cạnh đó, dựa trên tình hình biên giới chung và địa hình biên giới cụ thể của từng vùng mà có các văn bản quy định chi tiết hơn để có thể đi vào thực tiễn hơn nữa.b) Thực tiễnCư dân sống hai bên biên giới có thể qua lại giữa hai đường biên để mua bán, trao đổi hàng hóa mà không cần phải đăng ký kinh doanh với hải quan hay với chính quyền của hai nước. Để làm được điều này thì chính phủ hai nước phải có những thỏa thuận trước đó để tạo điều kiện cho người dân sống ở biên giới trao đổi hàng hóa với nhau. Trên thực tế, hoạt động buôn bán trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới diễn ra rất phức tạp. Thực chất, phi mậu dịch và mậu dịch có những chính sách, quy định khác nhau nhưng vì hình thức giao dịch dễ gây nhầm lẫn nên một số thương nhân thường lợi dụng khe hở này để thuê người dân sống ở vùng biên vận chuyển qua biên giới để trốn thuế.Trong thời gian qua, tình hình buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại tại các địa phương trong cả nước có những diễn biến phức tạp, lợi dụng chính sách của nhà nước với việc trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới. Nhất là tại các tỉnh biên giới và các thành phố lớn được xem là vùng đất "màu mỡ" để các gian thương hoạt động. Theo báo cáo từ ngành hải quan, tháng 2-2010, tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có chiều hướng gia tăng. Các đối tượng buôn lậu hoạt động với những phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi. Trên tuyến đường biển, hiện tượng xuất lậu khoáng sản như than, quặng các loại sang Trung Quốc vẫn còn xảy ra. Tuyến đường bộ, một số mặt hàng xuất nhập lậu trọng điểm có chiều hướng gia tăng như thuốc lá, các loại bia, rượu ngoại . Tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng nông sản qua biên giới cũng còn tiếp diễn.Lợi dụng chính sách của Nhà nước đối với cư dân biên giới để xé lẻ hàng hóa thuê cư dân biên giới vận chuyển nhiều lần trong ngày qua cửa khẩu, rồi thu gom, hợp lý hóa hóa đơn chứng từ vận chuyển sâu vào nội địa tiêu thụ; ngoài ra nhiều chủ hàng còn sử dụng bản photocopy của các lô hàng được nhập khẩu trước đó qua cửa khẩu để xuất trình khi kiểm tra…Trong khi đó, các quy định hiện hành về việc phối hợp giữa các bộ, ngành, chính quyền các cấp lại còn nhiều bất cập, như: công tác phối hợp chống buôn lậu trên tuyến đường sắt; việc xuất trình hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường muộn chỉ phạt hành chính tối đa vài triệu đồng không đủ tính răn đe;…Điểm nóng về buôn lậu hiện nay trên địa bàn tỉnh là ở hai huyện Đức Huệ (gồm các xã Mỹ Quý Tây, Mỹ Quý Đông, Bình Thành…, mỗi ngày có khoảng 100-200 thùng thuốc nhập lậu) và huyện Đức Hòa (gồm các xã An Ninh Đông, An Ninh Tây, Lộc Giang). Cung đường cánh buôn lậu thường sử dụng để đưa về TPHCM tiêu thụ là tuyến kênh Rạch Tràm, Ba Vồn, Giồng Ông Bạn (huyện Đức Huệ), tuyến kênh Thầy Cai (huyện Đức Hòa) và tuyến sông Vàm Cỏ Đông, tại tỉnh Lào Cai với 26 xã, phường có chung biên giới với Trung Quốc… Ở những khu vực này, đời sống của đại bộ phận dân cư khu vực này còn nhiều khó khăn, nhận thức hạn chế. Triệt để lợi dụng kẽ hở về cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với cư dân biên giới, bọn buôn lậu đã dùng nhiều thủ đoạn để kiếm lợi.Hoạt động vượt biên trái phép diễn ra phức tạp, chủ yếu là tham gia các đường dây mua bán, vận chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng về Việt Nam và đưa các hàng cấm xuất từ Việt Nam sang nước bạn tiêu thụ. Theo cơ quan chức năng, tham gia vận chuyển hàng lậu chủ yếu là cư dân biên giới làm cửu vạn cho các chủ buôn. Lợi dụng đêm tối, lúc các lực lượng chức năng giao ca, hay là những nơi hiểm trở ít người qua lại, những đường dây buôn lậu thường dùng thuyền hoặc thuê cửu vạn đi đường mòn, lối tắt đưa hàng vượt biên, sau đó gom hàng và chuyển sâu vào nội địa.Mặt hàng mà bọn buôn lậu nhắm đến thường có thuế suất cao và hàng cấm như thuốc lá, lá thuốc lá, gia súc, gia cầm, băng đĩa hình đồi truỵ, dụng cụ kích dục, pháo các loại . Ngoài các mặt hàng quốc cấm và hàng có thuế suất cao, buôn lậu dưới hình thức “cư dân vùng biên” còn vận chuyển hàng theo lối “xách tay” các mặt hàng thực phẩm, gia cầm mổ sẵn, trứng gia cầm, nội tạng gia súc, thịt bò, đồ chơi bạo lực, mì chính, khoáng sản, vải vóc, quần áo các loại .Chống hàng lậu và gian lận thương mại nói chung và lợi dụng hình thức trao đổi buôn bán hang hóa của cư dân biên giới nói riêng là nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách, vừa lâu dài của mọi ngành, mọi cấp, địa phương. Vì vậy, thiện hành lang pháp lý và xây dựng thành ý thức trong cả cộng đồng.3. Hướng hoàn thiện đối với việc mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới.- Hoàn thiện các quy định của pháp luật:Để giải quyết vấn đề buôn lậu, phải có sự đồng bộ từ các cấp, các ngành liên quan, nhất là phải có sự kiên quyết, triệt để trong các giải pháp triển khai. Trong đó, Nhà nước cần bổ sung những văn bản pháp lý cụ thể và mạnh hơn, chuyên về gian lận thương mại trong lĩnh vực buôn lậu. Cần có biện pháp chế tài mạnh hơn, nên đưa đối tượng vi phạm và liên quan vào khung Luật Hình sự (tương tự mặt hàng thuốc lá)+ Hoàn thiện về tổ chức, thực hiện: Tổ chức, hệ thống cơ quan, lực lượng tham gia chống buôn lậu cần tiếp tục được củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động hơn. Tất cả hàng hóa buôn lậu bị phát hiện, tich thu đều phải có biện pháp xử lý đúng đắn theo pháp luật.- Các giải pháp chung:Các cơ quan chức năng cần thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp. lực lượng hải quan phối hợp với biên phòng quyết liệt kiểm tra kiểm soát khu vực các cửa khẩu quốc tế, các đường mòn qua lại biên giới; phát hiện, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, nhất là vận chuyển trái phép xăng dầu qua biên giới. Kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất nhập khẩu, đặc biệt chú ý hàng hóa tạm nhập tái xuất đề phòng trường hợp lợi dụng tuồn hàng lậu vào nội địa. Mặc khác, cảnh sát kinh tế, an ninh kinh tế triệt phá các đường dây ổ nhóm, tụ điểm, buôn bán, vận chuyển hàng lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả và các hành vi xuất lậu xăng dầu qua biên giới, nhất là 3 điểm nóng: Hà Tiên, Giang Thành và Phú Quốc. Tuyên truyền rộng rãi đến quần chúng nhân dân, đặc biệt là cư dân biên giới không tham gia, tiếp tay mua bán, vận chuyển hàng lậu, gian lận thương mại và buôn lậu xăng dầu… Song song với việc chống buôn lậu, gian lận thương mại, các sở, ngành chức năng, chính quyền các cấp kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, có biện pháp bình ổn thị trường,- Một số giải pháp cho các vấn đề cụ thể:+ Về “vấn đề hàng giả tràn ngập thị trường”: Hoàn thiện về tổ chức, thực hiện: Các cơ quan cần tích cực kiểm tra, thu giữ nhưng mặt hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Cần đưa ra truy tố hình sự cùng với bản án thật thích đáng đối với những đối tượng buôn bán hàng giả, hàng hái, hàng kém chất lượng với số lượng và giá trị lớn để làm gương cho những người khác. Nếu nhà nước xử phạt triệt để, công minh những đối tượng xấu, các đối tượng khác đang có ý định buôn lậu sẽ cảm thấy run sợ.+ Về “vấn đề buôn lậu xăng qua biên giới” [...]... người tiêu dung khi Luật bảo vệ người tiêu dung có hiệu lực Mặt khác, các biện pháp xử phạt phải răn đe hơn đối với những cá nhân, tổ chức nhập lậu, buôn bán lậu thực phẩm KẾT LUẬN Để giải quyết dứt điểm những mặt tiêu cực của việc trao đổi mua bán hàng hóa của cư dân biên giới, các cơ quan chức năng cần phải thay đổi các quy định nhanh nhạy hơn và mạnh tay hơn nữa nhằm đẩy lùi và giải quyết dứt điểm... lưới cây xăng hợp lý sẽ không còn cơ hội cho các đầu nậu gom hàng, xuất lậu qua biên giới + Về “buôn lậu thực phẩm qua biên giới” Bên cạnh nỗ lực kiểm soát của các cơ quan chức năng, việc làm người tiêu dùng “thông thái” cũng góp phần rất quan trọng sử dụng thực phẩm an toàn Luật An toàn thực phẩm đã ra đời và sắp có hiệu lực, giới doanh nghiệp cần được tuyên truyền, hướng dẫn để hiểu rõ hơn về các quy...Hoàn thiện về tổ chức, thực hiện: Muốn giảm thiểu đến mức thấp nhất nạn buôn lậu xăng dầu qua biên giới thì các cơ quan chức năng ở cạch tỉnh có biên giới cần quy hoạch mạng lưới các cây xăng dọc biên giới Không nên bố trí quá nhiều cây xăng trong một khu vực, chỉ cần một lượng cây xăng vừa đủ để phục vụ nhu cầu sản . chức hải quan thế giới thì “thủ tục hải quan là tất cả các hoạt động tác nghiệp mà bên hữu quan và hải quan phải thực hiện nhằm đảm bảo tuân thủ luật hải quan .Theo. quan .Theo Luật hải quan năm 2001 sửa đổi bổ sung năm 2005 thì “thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện