TRUONG DAI HOC BACH KHOA
TRAN MINH THO
DU BAO DIEN BIEN DONG CHAY DUOI TAC DONG BIEN DOI KHI HAU TAI KHU VUC KHO HAN VA
BAN KHO HAN TINH NINH THUAN BANG MO HINH KHAI NIEM MUA-DONG CHAY GR4J
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số: 60850101
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TP HỖ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2020
Trang 2Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Đức Công Hiệp
(Ghi r6 họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS TS Triệu Ánh Ngọc
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS TS Châu Nguyễn Xuân Quang
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại trường Đại học Bách khoa, ĐHQG TP.HCM
Ngày 06 tháng 01 năm 2020
Thành phân hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1 PGS.TS Lê Văn Khoa
2 PGS TS Dao Thanh Son
3 PGS TS Triệu Ánh Ngọc
4 PGS TS Châu Nguyễn Xuân Quang 5 TS Võ Thanh Hang
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nêu có)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỊNG TRƯỞNG KHOA MƠI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
Trang 3
NHIỆM VỤ LUẬN VÁN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Trần Minh Thơ MSHV: 1770605
Ngày, tháng, năm sinh: 20/07/1993 Nơi sinh: Long An Chuyên ngành: Quản lý và Công nghệ Môi trường Mã số: 60850101
I TÊN ĐÈ TÀI:
Dự báo diễn biến dòng chảy dưới tác động biến đổi khí hậu tại khu vực khô hạn và
bán khô hạn tỉnh Ninh Thuận bằng mơ hình khái niệm mưa-dòng chảy GR4J
II NHIEM VU VA NOI DUNG:
- Tổng quan đặc điểm điều kiện tự nhiên, sự phát triển kinh tế-xã hội có tác
động đến sự hình thành dòng chảy mặt của lưu vực sông Cái Phan Rang - Xem xét, lựa chọn mô hình thủy văn mưa-dịng chảy phù hợp và ứng dụng
mơ phỏng dịng chảy mặt cho hệ thống sông Cái Phan Rang - Đánh giá diễn biến dòng chảy mặt theo thời gian và không gian
- _ Dự báo điễn biến đòng chảy mặt theo kịch bản biến đổi khí hậu RCP4.5 và
RCP8.5
Ill NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 15/10/2018
IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VU: 11/12/2019 V CÁN BỘ HƯỚNG DÂN: TS Nguyễn Đức Công Hiệp
Tp HCM, ngày tháng năm 2020
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
TS Nguyễn Đức Công Hiệp TS Lâm Văn Giang TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
Trang 4trường cũng như với khoảng thời gian thực hiện nghiên cứu và từng bước hồn
thành luận văn, tơi xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Cô, các anh chị và các bạn đã giúp
đỡ trong thời gian qua
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất của mình, tơi xin gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ
Nguyễn Đức Công Hiệp Người đã tận tình hỗ trợ, hướng dẫn tơi từng bước hồn
thành luận văn cao học này với chất lượng tốt nhất
Tôi cũng chân thành cảm ơn Thế Ninh Thị Hải Đường, chị đã cho tôi những
lời khuyên cũng như truyền đạt nhiều kiến thức thực tế có liên quan đến vùng nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị Phòng Quản lý nước và Cơng trình tại Cơng ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận và Đài khí tượng thủy văn tỉnh Ninh Thuận đã hỗ trợ, giúp đỡ trong khoản thời gian đề tài được hồn thành
Ngồi ra, tơi xin cảm ơn các Thầy Cô của Bộ môn và Khoa đã tận tình chỉ
dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Khoa Môi Trường
và Tài Nguyên của Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè vì những lời chia sẻ,
động viên và luôn bên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn
Mặc dù đã cô gắng thực hiện bài luận văn một cách hồn chỉnh nhất, song do
cịn thiếu sót nhiều về kiến thức cũng như kinh nghiệm nên không tránh khỏi những sai sót mà tự bản thân chưa nhìn thấy được Tôi rất mong nhận được sự góp ý tử Thây Cơ và bạn bè đê nội dung của bài luận văn được hoàn chỉnh hơn nữa
TP Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2019 Học viên thực hiện
Trang 5TÓM TẮT
Nguồn nước khơng chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo đời sống an
sinh xã hội mà còn là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt đối vùng khô hạn bậc nhất nước ta như tỉnh Ninh Thuận Thêm vào đó, đưới tác động
của biến đổi khí hậu, trữ lượng nước và dòng chảy mặt trên hệ thống sơng chính-sơng Cái Phan Rang và nhiều hồ chứa nước dang dan trở nên khô kiệt nghiêm trọng Điều này không chỉ ảnh hưởng đến năng suất các ngành nông nghiệp, công nghiệp mà còn dẫn đến cuộc sống người dân trong khu vực này không được đảm bảo
Với mục tiêu xây dựng các căn cứ khoa học để hỗ trợ các nhà quản lý tỉnh Ninh Thuận làm cơ sở giải quyết vẫn đề nguồn nước, nghiên cứu này hướng đến việc đánh giá và đự báo điễn biến dòng chảy mặt trên hệ thống sông Cái Phan Rang tại vùng khô
hạn và bán khô hạn của tỉnh Ninh Thuận thông qua các trường hợp tính tốn dịng chảy
khác nhau về không gian và thời gian bằng mô hình thủy văn khái niệm GR41 Hiệu
suất mô phỏng của GR4J được đánh giá bằng cách sử đụng Hệ số hiệu quả Nash-
Sutcliffe (NSE); hệ số tương quan của Pearson (Pearson's Correlation Coefficient); hệ số sai số thể tích (Volume Bias) cho từng trường hợp tính tốn trong nghiên cứu Các tham số mơ hình tối ưu thu được sau đó được sử dụng để mơ phỏng dịng chảy tại cửa sông của lưu vực sông Cái Phan Rang và dự đốn dịng chảy mặt trong bối cảnh biến
đổi khí hậu
Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định hiệu suất mơ hình thê hiện sự phù hợp giữa hai
dòng chảy thực đo và tính tốn từ mơ hình với giá trị đánh giá NSE lớn hơn 0.84; r =0.95; VB nhỏ hơn 5% trong tất cả trường hợp tính tốn Với bộ tham số tối ưu (xi = 453.98, xo = -6.16, xạ = 125.09 và xa = 1.20), kết quả mơ phỏng dịng chảy của mơ hình
GR4J cho thay dòng chảy mặt tại hạ lưu lưu vực sông Cái Phan Rang có sự chênh lệch
rất lớn giữa các mùa trong năm và có xu hướng suy giảm nguồn nước Đồng thời, với
dự báo dòng chảy mặt theo kịch bản biến đổi khí hậu RCP4.5 và RCP8.5, lượng nước
mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có sự đối lập rõ rệt giữa hai mùa: mùa mưa lượng mưa tăng cao dẫn đến nguy cơ ngập lụt cho vùng hạ lưu Trong khi đó, mùa kiệt tình
Trang 6ABSTRACT
Water resources play an important role in the social-economic development in Vietnam, especially for the arid or semi-arid regions such as Ninh Thuan province In addition, under the impact of climate change, surface water sources and runoff on the Cai Phan Rang River Basin and reservoirs are gradually becoming exhausted As a result, the productivity of agricultural and industrial sectors is reduced and the livelihood in this area is not guaranteed
To address this problem in a scientific manner, this research aimed to evaluate and forecast the surface flow changes on the Cai Phan Rang river system of Ninh Thuan province in terms of spatial and temporal scales using the conceptual rainfall-runoff model GR4J The performance of GR4J was assessed by Nash- Sutcliffe efficiency (NSE), Pearson's Correlation Coefficient (r), and Volume Bias (VB) in the study The optimal model parameters were used to simulate the flow at the outlet of the Cai Phan Rang river basin and predict surface flow in the context of climate change
The model calibration and validation show that the simulated flows matched to the
actual flows with the NSE value > 0.84, r = 0.95, and VB < 5% in all cases The
results of using the optimal GR4J parameter set (x1 = 453.98, x2 = -6.16, x3 = 125.09 and x4 = 1.20) at the outlet of the CPR river basin shows that the surface flow in the downstream CPR river basin had a big difference between seasons and tended to reduce during the simulation period Futhermore, the results of surface
flow forecast under the climate change scenarios (RCP4.5 and RCP8.5) also
represent a signifcant change of the amount of surface water in Ninh Thuan in seasons The rainfall has an upward trend in the rainy season, leading to a high
increase of flooding risk at the downstream area Meanwhile, in the dry season, the
Trang 7LOI CAM DOAN
Đề tài “Dự báo diễn biến dòng chảy dưới tác động biển đổi khi hậu tại khu
vực khô han va ban khơ hạn tính Ninh Thuận bằng mơ hình khái niệm mưa-dịng chảy GR4J” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Đức Công Hiệp và chưa được công bố Các kết quả trong đề tài được xây
dựng dựa trên các số liệu thống kê, các tài liệu, báo cáo từ các sở, ban ngành trong
tỉnh Ninh Thuận
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tp Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2019 Học viên thực hiện
Trang 8wv =
TOM TAT ĐỀĐĐbĐĐĐĐbĐeĐĐôôĐ0200009000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000600600060000eeeeseeeeseeseÏ]l il
Vy): (la 9000.0697001 DANH MỤC BÁNGG 2 5 G29 2 9S 9 sSseEseseesesesesesessesee IX DANH MỤC HÌNH «2£ S594 3 9S 59 xEeESEESEesesesesesesesese Ấ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTT o5 s s55 5s ssse sesesesesessseesesesesessssese XỈÍ 9:00/9)(0500.(0271 0101775 h a '.' 1.2 Mục tiêu, đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu nghiên CỨU -.- Q9 ST in 2
1.2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨU -.¿- - 52: SE EkE£EEtzkrkrErkerrrrrsrses 2
1.2.3 Nội dung nghiÊn CỨU .-.- - SE SS TS ST K TT kku 2 1.3 Phương pháp nghiên CỨU œ œ-oo œoo œ 25G G S 5 5 S5 5 S5 59599999090 006.0666060 60665 <2 1.3.1 Phương pháp luận .- cọ HH TH KT nha 3 1.3.2 Phương pháp nghiÊn CỨU G S9 S999 1911111111 vn 5
1.4 Y nghia dé tai cccsccssssssssesssssssescosesscsssscscsscsscscscessrsssscscssesesseserscsseseseecere O
1.4.1 nghĩa khoa hỌC - 2s 1133333339 TT T ng ch 6 1.4.2 Ý nghĩa thực tiỄn - - G1 h1 TT TT cưng ràng 7
CHUONG 2 TONG QUAN VE TINH NINH THUAN VA LUU VUC SONG 0.003: 00:70 c
Trang 92.1.1 VỊ trí Ởịa lÝ LH Hy HT HT 8
2.1.2 Dac điểm địa hình - ¿+ tệ tt hy HH He 9 2.1.3 Đặc điểm đất đai th Hàng 9
2.1.4 Thảm thực VẬT cọ ng ki ng re 12
2.1.5 Đặc điểm khí tượng, thủy văn . - +: - ¿+22 k*kE*SkEEEEkEEEEEEEkrkrkrkes 12
2.1.6 Biến đổi khí hậu tt nghe 16
2.2 Tinh himh kim té-x hGi ccccsssssssscsssssssssssssssessesencesscscsessecsvecessesceceees 21 2.2.1 Dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cư - + - xxx xscxcxz 21
2.2.2 Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế chính .- - + - + +++s+s£scxcxz 21 2.3 Hiện trạng khơ kiệt dịng chảy và hạn há tại tỉnh Ninh Thuận 22
2.3.1 Khải niệm khô hạn và bản khô hạn - 55c cà se 22
2.3.2 Hiện trạng khô kiệt dòng chảy tại tỉnh Ninh Thuận - ‹- 5: 23 2.4 Giải pháp ứng phó hiện trạng khơ kiệt dịng chảy và hạn hán tại tỉnh Ninh
§ 0 — a 28
2.5 Những nghiên cứu đã thực hiện ở Ninh Thuận .oooooesessesssSSssSssseeesese 29
2.6 Đánh giá ChunE .osss s5 5s s6 9 6 6 96 8 6 66.98 6.06 00 08.94900.06 066 0600000660990400006000000 60 30
CHUONG 3 TONG QUAN NGHIEN CUU CAC MO HINH THUY VAN VA MƠ HÌNH KHÁI NIỆM MƯA-DÒNG CHẢY GR4J 5 5° 5-55 55c 32
3.1 Tổng quan nghiên cứu mơ hình thủy văn -2 << «°sesess«e 32
3.1.1 Mơ hình thủy văn Quà gi kh na 32 3.1.2 Mơ hình mưa-dịng chảy - HH HH ng nh hưu 40
3.1.3 Ứng dụng của mô hình khái niệm mưa dịng chảy 5 55555: 45
34.2 Mô hình khái niệm mưa-dịng chảy G4] oG 555 e5 S555 95 46
3.2.1 Lịch sử phát trién m6 hinh GRAD ccccccscscsssssseseesesessssesescsescssssssnesesnsesees 46
Trang 103.2.3 Phần mềm chạy mô hình ¿- 5E St šEEE*ESEEEkEEEEEEEEEEEEEEEEErkrkrkes 51
3.2.4 Các ứng dụng của mơ hình khái nệm mưa-dịng chảy GR4] 52
CHUONG 4 UNG DUNG MO HINH GR4J TAI LUU VUC SONG CAI
TINH NINH THUẬN 2-5 2 << << 8 4 E9 5959 59595959 9599 s9 525 sEse
4.1 Các số liệu đầu vào s5 s5 s sSES S9 Ỳ 90 9060 5552 sex xe 53
4.1.1 Xác định lượng xả đập thủy điện Đa Nhim vào lưu vực sông CPR 53 4.1.2 Xác định các trạm dO ccccccscssssccssssvvesessevceenseseesesesseveceveueussueausvesnenessess 54
4.1.3 Số liệu đầu vào + nh HH HH HH rg 55
4.2 Các tiêu chí đánh giá mơ hình o o0 0 5 G 6 5 G55 S555 9555999989999 66 5 4.2.1 Các hàm mục tiêu được sử dụng hiệu chỉnh mơ hình - 58 4.2.2 Xác định hàm tối ưu cho tham số trong SOUrCe 5s ss s£sx+xcxz 60 4.3 Các bước chạy mô hình co o5 G6 6 6 6 6 6 6 6 6 9 6.6.9.9 06.9 09.996.9999490999909966069 60 62
4.3.1 Thiết lập lưu VỰC s11 E11 3E 1E TT Hành Tàn Hành rep 62
4.3.2 Chọn mơ hình mưa dịng chảy và thiết lập số liệu đầu vào -.-s- 63
4.3.3 Hiệu chỉnh mơ hình GT4J .- - -cccc nh kg kg kg re 64
4.3.4 Kiểm định mơ hình GR41] - 5+2 2E+t2xt2Erittitkertrtrirrrrrerrieo 67
4.3.5 Du bao dòng chảy bằng mơ hình GR41J ¿2-5-2 svEvEvEzEesrszeee 68
4.4 Các trường hợp tính fốn oooo ưo o6 6 6 6 6 6 6 96 6 9 969.99 06.909 6.06004964609969906069 60 70
4.4.1 Phân tích độ nhạy các tham SỐ XI, X2, X3, X4 trong mơ hình GR4J 70
4.4.2 Trường hợp 1: Đánh giá khả năng mô phỏng của GR4J cho lưu vực CPR ở nhiều thời đoạn khác nhaU G5 cv 3 E338 S3 E8 Kế EEESEerEskskEskseressrvke 72 4.4.3 Trường hợp 2: Đánh giá khả năng mô phỏng của GR4J cho lưu vực CPR tại các vị trí khác nhau - - - ccccc c n1 S3 S9 ng ng kh bà 72 4.4.4 Trường hợp 3: Mơ phỏng dịng chảy bằng GR41 tại điểm ra của lưu vực sông
Trang 114.4.5 Trường hợp 4: Dự báo dòng chảy cho lưu vực sông CPR trong điều kiện
:724: 001 4 73
CHƯƠNG 5 KÉT QUÁ VÀ THẢO LUẬN 5-5-5 5 5 5 s5 scssssssese T4 5.1 Phân tích kết quả s- œ2 25s s9 S9 E5 9s E52 s52 74
5.1.1 Phân tích độ nhạy các tham số mô hình s.- 2 vn Ex ve ve Estsrsssreeressss 74 5.1.2 Đánh giá khả năng mô phỏng của GR4J tại trạm Tân Mỹ ở nhiều thời đoạn khác nhau (Trường hợp ÏÌ) HH HH xa 76 3.1.3 Đánh giá khả năng mô phỏng của GR4J cho lưu vực sông CPR tại các vi tri khác nhau (Trường hợp 2) - - HH ng nh kh ng 1 4 4 80 5.14 Mô phỏng dòng chảy tại điểm cửa ra của hệ thống sông Cái Phan Rang (TrurOng hop 117 .ằ 82 5.1.5 Đánh giá khả năng dự báo dòng chảy của GR4J cho lưu vực sông Cai Phan Rang trong điều kiện biến đổi khí hậu (Trường hợp 4) -¿-¿- + css+sxscxcx¿ 85 5.2 Thảo luận 555 5 S5 S999 6 9 6 6.080 0.0066 90.006.00.06 00.0600 00004008.040900900000000 60 87
CHƯƠNG 6 KÉT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, - 5< 5< «5< se sese ese 90 6.1 Kết luận -oc c5 2 Ê 5% 999 3 90 99 29 9050058 552 90 6.2 Kiến nghị œ ©5992 3 90 09 299 9050058 65s 91 IV 08090 8/:7.9/80.4:7 0 - 94 DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC 5 5-5 2s ss=ss s=seses 98
Trang 12DANH MUC BANG
Bảng 2-1 Thảm phủ thực vat lưu vực sông Cái Phan Rang [1 Š] - - 12
Bảng 2-2 Nhiệt độ khơng khí trung bình tại trạm quan trắc Phan Rang giai đoạn “002050011008 Ố.Ố.Ốố.Ốố aăăăăă ằỏằốẮ 13
Bảng 2-4 Biến đổi của lượng mưa một ngày lớn nhất năm tỉnh Ninh Thuận so với thời kỳ cơ sở so với kịch bản tổ hợp các mơ hình thành phần [ 18] 20
Bảng 2-5 Thống kê thiệt hại do hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2002-2003 "3 šs.ẽ.ẽ (ái 24
Bảng 2-6 Bản đô phân vùng hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn 2000- 2O14 [12] - aaalaăắnä 27 Bảng 3-1 Đặc điểm mơ hình mưa-dòng chảy phân theo cấu trúc vật lý [6] 35
Bảng 3-2 Đặc điểm mô hình mưa-dịng chảy thay đổi theo không gian [6] 40
Bảng 3-3 Các tham số mô hình GR4J va giá trị mặc định [4Š] .- - - 50
Bảng 3-4 Giá trị trung bình và khoảng tin cậy của các tham số mô hình [45] 51
Bang 4-1 VỊ trí các trạm đo khí tượng, thuy van tai tinh Ninh Thuan [16] 54
Bảng 4-2 Tông hợp chuỗi dữ liệu thu thập tại các trạm khí tượng, thủy văn lưu vực sông Cái Phan Rang 9 HH ng gà ng nh 56 Bang 4-3 Số liệu và trạm khí tượng, thủy văn được sử dụng mô phỏng va dự báo dịng chảy trong mơ hình CTR4.] - 1111100119912 0 19 0 nà tk nh nh hy 57 Bảng 4-4 Xác định số vòng lặp thích hợp cho mơ hình GR41 - 5-5 - 62 Bảng 4-5 Phân chia tiêu lưu vực cho lưu vực sông CPR trong Source 63
Bang 5-1 Kết quả kiểm định mơ hình GR41 tại trạm Tân Mỹ giai đoạn năm 1998- 2000 Va nim 2001-2004 007878 79
Bảng 5-2 Sự thay đổi lượng mưa ở từng trạm do năm 2030 theo 2 kịch bản BĐKH
Trang 13Hình 2-1 VỊ trí lưu vực song Cái [ Ï] - - -.- Sa SE YYEkSEYkEskkskeeksseeeeekks 8
Hinh 2-2 Ban đồ đất tỉnh Ninh Thuận [ 14] - - 5 E2 St EsEeEsEeseskeereeed 10
Hình 2-3 Hệ thống song Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận [ 17] .- -: 14 Hình 2-4 Xu thế biến đổi của nhiệt độ khơng khí trung bình năm giai đoạn 1994-
2014 tại trạm khí tượng Phan Rang - - -cc n* SS SE ST khu 16
Hình 2-5 Xu thế biến đổi tổng lượng mưa năm giai đoạn 1994-2014 17 Hình 2-6 Xu thế biển đổi của tông lượng bốc hơi năm giai đoạn 1994-2014 17
Hình 2-7 Xu thế biến đổi của độ âm trung bình giai đoạn 1994-2014 18
Hình 3-1 Cấu trúc không gian của mô hình mưa-dịng chảy A: Mơ hình “tập trung dịng chảy” B: Mơ hình bán phần tán theo lưu vực phụ C: Mơ hình phân tán theo
s10 0111 7 aảaagaggẶ.Ặ.Ặ aA Bán 37
Hình 3-2 Sơ đồ câu trúc mơ hình khái niệm GR.4J [45] - - 5-5 5x2 xẻ 48
Hình 4-1 VỊ trí các trạm khí tượng, thủy văn trên lưu vực sông CPR 55 Hình 4-2 Các hàm tối ưu hóa trong phần mềm SOUTCe . - 5-5 6 sẻ 61
Hình 4-3 Lựa chọn mơ hình mưa dịng chảy và thiết lập tham số ban đầu 63
Hình 4-4 Lựa chọn mục tiêu hiệu chỉnh và hàm mục tiÊu - - - ‹ - - 64
Hình 4-5 Xác định khoảng thời gian hiệu chỉnh mơ hình «c3 65
Hình 4-6 Cách xác định “bộ tham số tích hợp” -s-s-s-sssxx+xsxseczrererkeeerreee 65 Hình 4-7 Hiệu chỉnh mơ hình GR4J trên phần mềm Source - 5: ss¿ 66
Hình 4-8 Kết quả chạy hiệu chỉnh mơ hình GR41J - 55 2s £sz x2 67
Hình 4-9 Kiểm định mơ hình GR41 - 2-52 Sttktrsrsrrtrierrrrriek 68
Hình 4-10 Dự báo dịng chảy tại nút dòng vào theo kịch bản - s2 68 Hình 4-11 Sơ đồ chạy mơ hình GR4J trên phần mềm Source -‹- - - 69 Hình 4-12 Lượng bốc hơi hàng ngày tại trạm thủy văn Phan Rang giai đoạn năm 2ZOO5S-2008 0 rảúá(ĂăĂă ĂốĂ ố.ố.Ốằ.Ắ.Ắ.Ắ 70
Hình 4-13 Biểu đồ a) Lượng mưa và b) Lưu lượng dòng chảy tại trạm Tân Mỹ từ
Trang 14Hình 4-14 Biểu đồ lượng mưa ngày tại trạm Sông Pha; Khánh Sơn; Phước Bình trong giai đoạn từ năm 2005-2008 - Gv ng Hy vn 71
Hình 5-1 Độ nhạy của tham số xị ảnh hưởng đến hệ số NSE - - 74 Hình 5-2 Độ nhạy của tham số x¿ ảnh hưởng đến hệ số NSE - 74
Hình 5-3 Độ nhạy tham s6 x3 anh hưởng đến hệ số NSE .- -5-c cv seo 75
Hình 5-4 Độ nhạy x4 ảnh hưởng đến hệ số NSE: . So xe cxrrxo 75
Hình 5-5 Tiểu lưu vực Tâm Mỹ trong lưu vực sông CPR trên Source 76 Hình 5-6 Kết quả chạy hiệu chỉnh mô hình GR4J tại trạm Tân Mỹ trong thời đoạn
2005-2008 QQQQQQ LH HH ng ng Tà 76
Hình 5-7 Kết quả mô phỏng đòng chảy tại trạm Tân Mỹ trong quá trình chạy hiệu
chỉnh mơ hình c1 11 3332 ng ng ng ng ng g1) 77
Hình 5-8 Lưu lượng mơ phỏng và thực đo tại trạm Tân Mỹ thời đoạn 1998-2000 và
2001-2004 QQQQQQGQQHnn.H HH ng TH nọ ng TT 78
Hình 5-9 Hệ số tương quan giữa lưu lượng mô phỏng và thực đo tại trạm Tân Mỹ
thời đoạn 1998-2000 và 2001-2004 -Q cv n ng ng ng 79
Hình 5-10 Tiểu lưu vực Phước Hòa của hệ thống sông Cái Phan Rang trong phần mềm SOUFC€ - SE EE SE E3 Ex E138 1518111111311 1111511111131 g1 1200 S0
Hình 5-11 Kết quả kiểm định mơ hình GR4J tại trạm Phước Hòa giai đoạn 2013-
2015, sử dụng bộ tham số của trạm Tân Mỹ giai đoạn 2005-2008 81
Hinh 5-12 Dién bién dong chay mat theo ngay tai điểm ra của lưu vực sông CPR
cho giai Coan 1998-2015 - c c TH ng ng Hàng ng ng TT ng ng ng HT ghe khen 82 Hình 5-13 Lưu lượng trung bình mùa khơ tại điểm cửa ra của lưu vực sông Cái Phan Rang giai đoạn 1998-20] Š cv HH HH HT ng HH kh kh 83
Hình 5-14 Lưu lượng trung bình tháng nhiều năm tại điểm cửa ra của lưu vực sông
0-8: 0 77 a.ag A3ạạáạáBáI nan 84
Hình 5-15 Lưu lượng trung bình mùa mưa tại điểm cửa ra của lưu vực sông Cái Phan Rang giai đoạn 1998-20] Š cv HH HH HT ng HH kh kh 84
Trang 15AWBM BDKH TN&MT CPR DEM GIS GRDP GR4J GR2M HEC HMS HRU KTTV ND NDRI NSE SCE SWAT TNHH MTV URS UBND VB
DANH MUC TU VIET TAT
: Mô hình cân bằng nước của Úc (Australian Water Balance Model)
: Biến đổi khí hậu
: Tài nguyên và Môi trường : Cái Phan Rang
: Mô hình số độ cao (Digital Elevation Model)
: Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System)
: Téng san pham trong khu vuc (Gross Regional Domestic Product)
: Genie Rural a 4 parametres Journalie : Genie Rural a 2 parametres Months
: Trung tâm kĩ thuật thay van (Hydrologic Engineering Center) : Hệ thống mơ hình thủy văn (Hydrologic Modeling System) : Đơn vi phan tng thuy van (Hydraulic Respone Units) : Khi tuong thuy van
: Nội dung
:Viện nghiên cứu phát triển Nepal (Nepal Development ResearchInstitute)
: Hé s6 Nash-Sutcliffe Efficiency
: Shuffled Complex Evolution
: Cong cu danh gid nude trong dat (Soil and Water Assessment Tool) : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
: Uniform Random Sampling : Ủy ban nhân dân
Trang 16Nguồn nước mặt nói chung có vai trị quyết định trong việc phát triển kinh té-
xã hội của Việt Nam, đặc biệt đối với tỉnh có nguồn nước khan hiếm bậc nhất như
Ninh Thuận Nguồn nước mặt ở Ninh Thuận hiện nay đang đáp ứng đến 76.40% nhu cầu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt cho người dân trên địa bàn tỉnh [I1] Tuy nhiên, với đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa khơ nóng, trữ lượng nước và dòng chảy tại Ninh Thuận phân bố không đều giữa các mùa trong năm Mùa mưa chỉ kéo dài ba tháng (từ tháng 9 đến tháng 11) nhưng lượng mưa
trung bình lại chiếm 56.60% lượng mưa cả năm [1] Điều này dẫn đến dòng chảy
mặt ở khu vực Ninh Thuận khá phong phú trong mùa mưa nhưng nhiều sông, suối lại bị khô kiệt trong suốt 9 tháng mùa khô
Trong những năm gần đây, tình trạng cạn kiệt dịng chảy ở Ninh Thuận càng trở nên nghiêm trọng dưới tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), thông qua các hiện tượng thời tiết cực đoan Số ngày năng nóng trong mùa khô ở tỉnh tăng bất thường trên 80 ngày và nhiệt độ trung bình năm có xu hướng tăng 0.03°C trong một
thập kỉ qua [2] Hậu quả là nhiều sông, suối trên địa bàn tỉnh đã giảm mực nước,
thậm chí bị tắt dịng như năm 2016 [3] dẫn đến lượng nước chảy vào các hồ chứa
ngày một ít đi và trữ lượng nước trong các hồ cũng đối mặt với tình trạng cạn kiệt
Điển hình vào đầu năm 2018, tổng dung tích của 20 hồ chứa trong tỉnh chỉ còn
khoảng 50 triệu m nước so với 194 triệu m° nước như được thiết kế tại cùng thời
điểm các năm trước; trong đó, mực nước của 14/20 hồ sắp và đang ở mực nước chết
[4]
Để giải quyết tình trạng phân bố dịng chảy khơng đồng đều và nguy cơ cạn
Trang 17khải niệm mưa dong chảy GR47” cần được thực hiện, nhằm nâng cao năng lực dự
báo sự thay đổi dòng chảy của các con sông trong tỉnh, hướng đến khuyến nghị các giải pháp sử dụng nước hiệu quả và bền vững cho tỉnh Ninh Thuận trong tương lai
Phần còn lại của luận văn được bố cục như sau:
Chương 1: Khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế-xã hội của
tỉnh Ninh Thuận; trong đó có đánh giá hiện trạng hạn hán, sự thay đôi dịng chảy, và
cơng tác quản lý nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu về mơ hình thủy văn và mơ hình khái niệm mưa-dòng chảy GR4J trong việc mô phỏng và dự báo dòng chảy tại khu vực khô hạn và bán khô hạn trên thế giới và tại Việt Nam
Chương 3: Ứng dụng mơ hình GR4J để mô phỏng và đự báo dòng chảy cho lưu vực sông Cái Phan Rang tỉnh Ninh Thuận
Chương 4: Phân tích, đánh giá các kết quả mô phỏng, dự báo dịng chảy; từ
đó đề xuất các khuyến nghị để hỗ trợ công tác quản lý nguồn nước tại khu vực khô
hạn và bán khô hạn tại tỉnh Ninh Thuận trong mùa khơ
Chương 5: Tóm tắt các kết luận chính của đề tài, đồng thời đưa ra các khuyến
nghi
1.2 Muc tiéu, déi twong, pham vi va néi dung nghién ciru 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Dự báo diễn biến dòng chảy trong tương lai tại khu vực khô hạn và bán khô hạn bằng mô hình GR4J phục vụ cơng tác quản lý hiệu quả nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
1.2.2 Đối tượng và phạm vì nghiên cứu
Diễn biến dòng chảy trên hệ thống lưu vực sông Cái Phan Rang (CPR) tỉnh Ninh Thuận
1.2.3 Nội dung nghiên cứu
Trang 18phỏng và dự báo dòng chảy tại khu vực khô hạn và bán khô hạn bằng mô hình
GR4J trên thế giới và tại Việt Nam
ND2: Phân tích và đánh giá diễn biến dịng chảy thơng qua mơ hình GR4J cho các trường hợp tính tốn;
ND3: Đề xuất ứng dụng mơ hình vào công tác quản lý nguồn nước tại khu vực khô hạn và bán khô hạn tại tỉnh Ninh Thuận trong mùa khô
1.3 Phương pháp nghiên cứu 1.3.1 Phương pháp luận
Với mục tiêu nghiên cứu khả năng ứng dụng của mơ hình GR4J vào dự báo sự biến đơi dịng chảy trong công tác quản lý nguồn nước tại lưu vực sông CPR tỉnh
Ninh Thuận, một số phương pháp đã được áp dụng để hỗ trợ các q trình phân
tích, xử lý số liệu đầu vào; so sánh và phân tích kết quả tính tốn Các phương pháp
Trang 19I Thiết lập giá trị - tham số GR4J ‡ Chaymé | I hinh ~ I I 1 I , Giá trị hàm mục tiêu
Bộ tham số tôi ưu
(X1—X4)
Kiém dinh mé Dữ liệu dòng
hinh chảy đo đạc
Khuyến nghị
Hình 1-1 Sơ đồ quy trình thực hiện nghiên cứu
Cu thé trình tự thực hiện nghiên cứu như sau:
1 Xác định vấn đề cần nghiên cứu là bước đầu tiên và khá quan trọng trong nghiên cứu này Việc này được thực hiện thông qua phân tích tổng quan các
vẫn đề cần giải quyết trong vùng nghiên cứu như chất lượng nước, trữ lượng nước, tác động của BĐKH, diễn biến dịng chảy, và tình hình hạn hán; đồng
thời xem xét các giải pháp ứng dụng mơ hình để giải quyết vấn đè
2 Kế đến, cần thu thập thông tin, đữ liệu liên quan đến vẫn đề nghiên cứu Đối
với van dé dự báo dịng chảy bằng mơ hình GR4J thì các dữ liệu cần thiết gồm dữ liệu khí tượng (mưa, bốc hơi), thủy văn (dòng chảy), các loại đất và
Trang 20NASH để tìm ra bộ 4 tham số tối ưu của X1, X2, X3, X4 (xem định nghĩa
của các tham số này trong mục 3.2.2.3) Trong bước này, mô hình ban đầu sẽ
mơ phỏng dòng chảy từ các dữ liệu mưa và bốc hơi theo ngày cùng với 4
tham số được giả định Nếu kết quả của lần mơ phỏng này có hệ số NASH thấp (<0.5) thì phần mềm Source sẽ tự động thay đổi giá trị 4 tham số và
chạy lại mơ hình GR4J Q trình này sẽ được lặp lại cho tới khi hệ sỐ
NASH đạt giá trị tốt nhất (tiến tới 1) Khi đó, 4 tham số tìm được trong lần
chạy cuối cùng chính là 4 tham số tối ưu nhất của GR4J để mơ phỏng dịng
chảy cho khu vực Ninh Thuận
4 Trong bước này, mơ hình xây dựng ở Bước 3 sẽ được kiểm nghiệm bằng cách so sánh chuỗi đữ liệu dòng chảy thực đo với kết quả của mơ hình, trong
đó hệ số tương quan sẽ được sử dụng như một tiêu chuẩn so sánh Nếu hệ số
tương quan nam trong khoảng 0,7-1, thì các giá trị thực đo và kết quả mơ
hình là tương đồng, và khi đó có thể kết luận mơ hình GR4J có khả năng mơ phỏng tốt dịng chảy tại khu vực Ninh Thuận
5 Bước cuỗi cùng là dự báo sự thay đổi dòng chảy trong tương lai của các con sông trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận theo các kịch bản khác nhau với bộ tham
số tối ưu và kiến nghị các giải pháp thích hợp để giải quyết vấn đề hiện trạng
trong khu vực
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu a Phương pháp mơ hình
Nghiên cứu này sử dụng mơ hình khái niệm mưa-dòng chảy GR4J để dự báo
diễn biến dòng chảy cho khu vực khô hạn và bán khô hạn tỉnh Ninh Thuận, với quy
trình thực hiện gồm: Dòng chảy ban đầu sẽ được tính tốn và mô phỏng dựa trên mỗi quan hệ tương quan lý thuyết giữa lượng mưa, lượng bốc hơi và dòng chảy (đây là bộ đữ liệu đầu vào của mơ hình); Sau khi được mô phỏng, dòng chảy sẽ
Trang 21b Phương pháp tông quan tài liệu
Phương pháp này được sử dụng để tông hợp các tài liệu hạn hán, hiện trạng
quản lý môi trường nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và thu thập số liệu khí tượng thủy văn phục vụ việc chạy mơ hình
c Phương pháp thống kê và xử lý dữ liệu
Dựa vào phương pháp này, các số liệu thủy văn ban đầu và kết quả tính tốn
được thống kê, lưu trữ và biểu diễn thành dạng bảng và biểu đồ Riêng với các số
liệu đầu vào của mơ hình được xử lý sơ bộ trước khi sử dụng để hạn chế sai số do
dữ liệu bị thiếu hoặc không theo định dạng u cầu của mơ hình
d Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng trong nội dung phân tích và so sánh kết quả mơ phỏng Khi đó các giá trị dịng chảy mơ phỏng được so sánh với giá trị dòng chảy thực đo hoặc các kết quả được so sánh với kết quả của các nghiên cứu trước
đây để kiêm nghiệm hiệu suất của mơ hình GR41; từ đó làm cơ sở cho kết quả dự báo điễn biến dòng chảy cho tương lai và đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả
nguồn nước tại Ninh Thuận
e Phương pháp phân tích hệ thống
Phương pháp này được sử đụng để phân tích các thành phần và các bước thực hiện nghiên cứu và mối quan hệ giữa chúng nhằm hoàn thành tất cả các nội dung nghiên cứu một cách logic và hợp lý Phương pháp này cũng được sử dụng để phân tích kết quả tính tốn từ mơ hình GR4J cho các kịch bản thay đổi dòng chảy khác nhau
14 Ý nghĩa đề tài
1.41 Ý nghĩa khoa học
Trang 22sở ban đầu cho các nghiên cứu tiếp theo trong việc ứng dụng mơ hình GR41J cho các vùng khác ở nước ta
Ngoài ra, nghiên cứu này cũng đã đưa ra được bộ tham số tơi ưu của mơ hình
GR4J cho khu vực có đặc tính khơ hạn hoặc bản khô hạn như tỉnh Ninh Thuận Vi
vậy, nó sẽ góp phần giảm bớt thời gian hiệu chỉnh mơ hình khi ứng dụng GR4J cho các lưu vực tương tự như hệ thống sông CPR
1.42 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu mô phỏng và dự báo dịng chảy có ý nghĩa quan trọng, góp phần
Trang 232.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vi tri dia ly
Lưu vực sông Cái có vị trí địa lý 11923”00”-12°10”00” vĩ Bắc và 108%20”307”-
109°30°00” kinh Đơng (Hình 1-1), với dòng chảy bắt nguồn từ vùng núi cao Lâm
Đồng hướng theo phía Tây Bắc-Đơng Nam và đồ ra biển Đông tại cửa biển Đông Giang-Tp Phan Rang, Ninh Thuan [12] Luu vuc sơng Cái có diện tích tự nhiên vào khoảng 3,043km7, thuộc địa phận các tỉnh Khánh Hòa, Lâm Đồng, và Ninh Thuận; trong đó, phần lưu vực thuộc Ninh Thuận (gọi là lưu vực sông Cái Phan Rang)
chiếm đến 82% toàn hệ thống sơng Cái và 74% tồn tỉnh Ninh Thuận
as £ ae as
Trang 24Nam, với hướng đốc thấp dần từ Tây sang Đông và từ Tây Bắc sang Đơng Nam
Lưu vực có 3 dạng địa hình chính: đồng bằng ven biển, đôi thấp và núi cao; trong
đó, vùng đồi thấp và núi cao có độ cao trung bình từ 200-1,000m [13] độ dốc bình quân đạt đến 17.70% ảnh hưởng đến sự phát triển mạng lưới sông, suối và mật độ
sông trung bình chỉ khoảng 0.55 km/km [1]
Dia hình lưu vực sơng tại đoạn đi qua vùng trung lưu Tân Sơn đến Tân MỸ mở
rộng độ đốc lớn, lịng sơng có nhiều đá tảng: một số nơi giữa đoạn sơng có bãi bi
Đoạn sông từ Tân Mỹ về xi có dịng chảy êm, đi qua vùng đồi thấp và đồng bằng
Phan Rang nhỏ hẹp và một số nơi trong lòng sơng có đá lởm chởm, bãi cát
2.1.3 Đặc diém dat dai
Dựa vào đặc điểm địa mao và các thành phần chính cấu thành đất, đất đai ở
Ninh Thuận được chia thành 8 loại đất chính như sau (xem Hình 2-2):
e© _ Nhóm đất đồ vàng
Nhóm đất đỏ vàng có điện tích là 163,11ha, chiếm đến 48.54% tổng diện tích
tồn tỉnh Ninh Thuận và bao phủ phần lớn vùng núi cao Theo địa giới hành chính,
nhóm đất này tập trung ở các huyện: Bác Ai (71,78ha), Ninh Son (68,30ha), Ninh Hải (28,89ha), và Ninh Phước (25,72ha) Thành phần dinh dưỡng trong nhóm đất
này có hàm lượng khá cao, đất chua nhẹ đến ít chua, nên phù hợp cho rừng tái sinh, cây lùm bụi xen cỏ dại và rất ít điện tích sử dụng làm nương rẫy quảng canh
e Nh6ém đất đồ và xám nâu vùng bán khô hạn
Nhóm đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn có diện tích bao phủ khá lớn, với quy mô lên đến 99,09ha, chiếm 29.49% diện tích tự nhiên tồn tỉnh Ninh Thuận Tuy nhiên, nhóm đất này tập trung chủ yếu ở bậc thêm cao, phẳng trước núi và một
ít tại đồi núi thấp ở các huyện: Ninh Hải (13,14ha), Ninh Phước (29,56ha), Bác Ái
Trang 25
NAN DO DAT
stan xưng ()IÁA i
"Fs 3 >" =f v i vi ` d ae : - vã aes 7 ` .à "w ~ Hình 2-2 Bản đồ đất tỉnh Ninh Thuận [14] e© Nhóm đất phù sa
Diện tích của nhóm đất phủ sa là 23,39ha, chiếm đến 6.96% diện tích tự nhiên,
có nguồn gốc hình thành từ sơng hoặc sông-biển và không bị nhiễm mặn Phần lớn nhóm đất này tập trung tại vùng đồng bằng Phan Rang-Tháp Chàm và thung lũng Krong Pha; một số Ít phân bố rải rác ven sông suối Cụ thê tại các huyện: Ninh Hải
(3,57ha), Ninh Phước (11,44ha), Bác Ái (1,57ha), Ninh Son (2,89ha), va Tp Phan
Rang-Thap Chàm (3,94ha)
se _ Nhóm đất xói mịn trơ sói đá
Nhóm đất xói mịn trơ sỏi có điện tích 14,47ha, chiếm 4.31% diện tích tự
nhiên, phân bố chủ yếu ở khối núi dốc Cà Ná, núi Déo Cả và sườn đông và tây khối
núi Chúa Nhóm đất này phân bố ở các huyện sau: Ninh Hải (3,13ha), Ninh Phước
Trang 26yếu ở vùng có địa hình núi cao dốc nên nhóm đất này ít được sử dụng để phát triển
nông nghiệp
e _ Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát biển
Nhóm đất này có diện tích 10,71ha, chiếm 3.19% diện tích đất tự nhiên và
phân bố tập trung ở vùng ven biến, kéo đài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam Với thành phần chính là cát, nhóm đất này có khả năng giữ nước và dinh dưỡng kém, và độ phì nhiêu thấp Do đó, đa số bề mặt tại các khu vực của nhóm đất này khơng có thảm phủ hoặc chỉ có rừng cây phi lao, xương rồng, và rừng tràm phòng hộ Theo địa giới hành chính, nhóm đất cát biển tập trung tại huyện Ninh Phước (8,48ha), Ninh Hải (1,77ha) và TP Phan Rang- Tháp Chàm (46 1ha)
e© Nhóm đất xám
Tại tỉnh Ninh Thuận, nhóm đất xám bạc màu có diện tích 10,03ha, chiếm
2.98% diện tích tự nhiên Nhóm đất xám được phân bố ở các huyện: Ninh Hải
(2,19ha), Bác Ái (3,52ha), Ninh Sơn (3,24ha), Ninh Phước (2,97ha), và Tp Phan
Rang-Tháp Chàm (476 ha) Nhóm đất xám có thành phần cơ giới từ nhẹ đến nặng,
đất ít chua, các hàm lượng dinh đưỡng trong đất cao, nên thích hợp cho việc phát triển chuyên canh lúa nước, hay luân canh lúa nước với các loại cây trồng cạn hàng năm
e© Nhóm đất mặn
Diện tích của nhóm đất mặn là 3,67ha, chiếm 1.09 % diện tích đất tự nhiên;
gồm loại đất có nguồn gốc từ biên, sông biển hoặc biển-đầm lầy Thành phần cơ
giới của nhóm đất nay min hon cat min pha thit, xuat hién trong vòng 100cm ở một phụ tầng Nhóm đất mặn phân bố tập trung ở khu vực địa hình thấp của các huyện Ninh Hải (2,68ha), Ninh Phước (835ha), và Tp Phan Rang-Tháp Chàm (148ha)
© _ Nhóm thung lũng do sản phẩm dốc tụ
Nhóm đất dốc tụ có diện tích 3,11ha, chỉ chiếm 0.92% diện tích đất tự nhiên,
được phân bố thành đải hẹp ven hợp thủy và ở các thung lũng vùng đổi núi Nhóm
Trang 27nay được người dân sử dụng cho canh tác một vụ lúa và phần ít diện tích đất còn lại là cây hoa màu lương thực
2.1.4 Tham thực vật
Thảm thực vật là một trong những yếu tô tác động lớn đến tổng lượng và tốc độ dòng chảy mặt, cũng như tốc độ thắm và bốc hơi nước Ở lưu vực sông Cái-Phan Rang, thảm phủ thực vật nhìn chung khả nghèo nàn Diện tích rừng tự nhiên ít, rừng có tán lá rộng chỉ bao phủ khoảng 28% diện tích tồn lưu vực Lớp phủ bề mặt đất chủ yếu là cỏ xen lùm bụi, cỏ lùm bụi xen cây gỗ rải rác (xem Bảng 2-1) Vì vậy, có thể nói thảm phủ thực vật của lưu vực sông CPR ít ảnh hưởng đến việc giảm tốc độ tập trung dòng chảy cũng như khả năng thắm xuống tầng nước ngầm Các loại thực
vật trên lưu vực sông CPR được thống kê như sau:
Bang 2-1 Tham phủ thực vật lưu vực sông Cái Phan Rang [15]
STT Đối tượng Diện tích (em) | ở Thả Go
1 Mặt nước 3.4] 0.11
2 Rừng lá rộng thường xanh 790.59 25.89 3 Rừng lá rộng rụng lá 104.90 3.44
4 Cây lấy gỗ 423.87 13.88
5 Cỏ rậm 909.99 29.80
6 Cây bụi tập trung 83.58 2.74
7 Cay bui phan tan 1.71 0.06
8 Đồng cỏ 419.60 13.74 9 Cây trồng hằng năm 314.70 10.30 10 Đất đô thị 1.71 0.06 Tong 3,054.06 100.00
2.1.5 Dic diém khi twong, thiy van e Nhiệt độ
Lưu vực sơng Cái có nhiệt độ trung bình khoảng 26-27°C, nhiệt độ cao nhất
Trang 28cac thang 1 va 12 (xem Bang 2-2) Nhiét d6 trung binh chénh léch giira thang lanh
nhất và tháng 9 nóng nhất từ 8-10°C và biên nhiệt độ ngày trung bình 7-9°C
Bang 2-2 Nhiệt độ khơng khí trung bình tại trạm quan trắc Phan Rang giai đoạn 2011-2014 [1ó] Don vi: °C Tháng Năm 2010 2011 2012 2013 2014 01 25.40 24.50 25.30 25.10 23.60 02 26.20 25.10 25.80 26.40 24.20 03 27.00 25.80 26.90 27.00 26.20 04 28.60 27.00 27.80 28.90 27.80 05 29.80 28.50 28.60 29.00 29.40 06 29.30 28.70 29.00 28.00 29.50 07 28.40 28.20 28.60 27.50 28.80 08 28.50 28.30 29.00 27.90 28.30 09 28.50 28.20 26.60 27.60 27.70 10 26.70 26.90 27.00 26.60 27.50 11 25.90 26.70 27.20 26.20 27.00 12 25.00 25.10 26.50 24.70 25.60 TB năm 27.40 26.90 27.40 27.10 27.10 e Lượng mưa
Do đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Ninh Thuận có lượng mưa trung bình
thấp nhất nước ta Tổng lượng mưa chỉ khoảng 700-1,000mm ở khu vực ven biển
và tăng dần về phía thượng nguồn lưu vực sông Cái đạt khoảng 1,800mm [15] Ngoài ra, lượng mưa tại khu vực nghiên cứu phân bố không đều trong năm Lượng mưa tập trung chủ yếu vào 3 tháng cuối năm, chiếm từ 55-65% tổng lượng mưa cả
năm, trong khi các tháng cịn lại có lượng mưa thâp và rải rác Đặc biệt, các tháng 2
và tháng 3 hầu như khơng có mưa e Lượng bốc hơi
Lượng bôc hơi tại lưu vực sông Cái hàng năm rât cao do sự ảnh hưởng của
Trang 29thống kê trung bình nhiều năm, lượng bốc hơi đo được tại trạm Phan Rang đạt khoảng 2105mm/năm Vào những tháng mùa khô, lượng bốc hơi đo được là 171- 221mm và thường đạt cực đại vào tháng 1; trong khi đó, vào tháng mùa mưa lượng bốc hơi giảm còn 111-141mm Sự chênh lệch lượng bốc hơi giữa tháng thấp nhất và cao nhất là 110mm
° Dic điểm sơng ngịi
Hệ thống sơng CPR (Hình 2-3) là hệ thống sơng chính, bao trùm gần hết tỉnh Ninh Thuận Hệ thống sông Cái có diện tích lưu vực sông thuộc địa phận tỉnh Ninh
Thuận là 2,49km2, chiếm 82% tổng diện tích lưu vực sơng chính
§_Cái | S.TrảCo | §, Sắt | | Iš4 km 215 km“ 2£ lim - 28 km _Ò 409 km” 34 km §.Cho Mo | §, Dấu [sms ] mm | 136 km? ae 24km = § Ngang 352 km” 30km 49 km” |4km Š Lanh Ra a 1 30km2 : §.Quao LÍ 10km 4 = § Gia | § _ | S.Lu 504 km” 34 km 1.043 km” 120 km § Biéu
Hình 2-3 Hệ thống song Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận [17]
Trên hệ thống sơng CPR, ngồi dịng chính sơng Cái cịn nhiều nhánh sông,
suối lớn nhỏ như sông Sắt, sông Cho Mo và suối Ngang bên bờ trái và có sơng Ông,
Trang 30sông Trâu, suối Bà Râu, suối Đồng Nha, suối Ông Kinh, suối Nước Ngọt, suối Núi Một và sơng Qn Thẻ
Nhìn chung, phần lớn hệ thống sông ngịi ở Ninh Thuận có lưu vực tương đối
nhỏ, hẹp và ngăn Khu vực thượng nguồn chủ yếu là rừng thưa rụng lá nên nguồn nước không được phong phú, kèm theo nhiều con sông, suối khơng có nước vào
mùa khơ Nhiều cơng trình thủy lợi đã được xây dựng như đập Nha Trinh, đập Lâm
Cấm v.v và một số kênh mương nhân tạo phục vụ tưới tiêu nông nghiệp
e Chế độ dòng chảy
Lượng mưa tại lưu vực sông CPR phân bố không đều giữa hai mùa mưa và mùa khô và giữa các khu vực khác nhau Điều này làm cho dòng chảy trên lưu vực bị chi phối theo thời gian và khơng gian Mơ đun dịng chảy khoảng 5I/s.km? tại
vùng ven biển và tăng gấp 4-5 lần tại các vùng núi cao sườn đốc [15]
Ngoài dòng chảy tự nhiên do mưa, hệ thống sông CPR còn nhận một lượng nước đáng kế gần như không đổi từ đập thủy điện Đa Nhim từ năm 1962 cho đến nay với lưu lượng là 537 triệu mẺ/năm [15] Tuy nhiên, nguồn nước mặt này được điều tiết thông qua hồ Đơn Dương, chủ yếu sử dụng cho mục đích phát điện nên lượng nước bồ sung cho lưu vực sông CPR phụ thuộc vào lượng nước chảy qua tuabin của thủy điện Đa Nhm
Tóm lại, nguồn nước mặt hiện nay trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa tự nhiên Vào mùa mưa, dòng chảy đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu về nước của các hộ gia đình nhưng ngược lại, dịng chảy trên nhiều sông suối bị khô kiệt nghiêm trọng trong mùa khô, dẫn đến thiếu hụt nguồn nước phục vụ
dân sinh, kinh tế
se _ Mạng lưới trạm thủy văn
Trang 31tram này quan trắc dòng chảy trong thời gian thi công Khi công trình chặn dịng thì trạm cũng dừng hoạt động
2.1.6 Biến dối khí hậu
2.1.6.1 Xu thế biến đổi của các yếu tổ khi hậu ở tỉnh Ninh Thuận
se Nhiệt độ
Trong giai đoạn 1994-2014, nhiệt độ khơng khí trung bình năm ở tỉnh Ninh
Thuận có xu thế tăng nhẹ với tốc độ 0.03°C/thập kỷ (Hình 2-4) Tuy nhiên, nhiệt độ
khơng khí trung bình có sự khác nhau giữa các mùa trong năm Nhiệt độ khơng khí
ở Ninh Thuận thể hiện xu thế tăng nhẹ trong mùa hè, mùa thu, mùa đông và thể hiện
xu thê giảm nhẹ trong mùa xuân °C)
* NAAN 2700 \/ LA J V—
26.500
Tw VO tr â CC -= (ẹ\ =ơ xr ơa Veo ODO FAN ch FT
AADARARSSEOsocseoescsesgcese DARADADRDARS ASSESSES SESESSOSCO SO SSO stata s
— ả ¬— — — —ẰĐÄĐ Kt AKAMA AMAAAAA AAA
trung binh nam = —— Linear (trung bình năm)
Hình 2-4 Xu thế biến đỗi của nhiệt độ khơng khí trung bình năm giai đoạn
1994-2014 tại trạm khí tượng Phan Rang e Lượng mưa
Trang 32(mm) 4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 Tw woo Œ© CA CC = C\Ị đ xế ` bè WADOH AN MH FT Baananreck’cacreoeocqceosgoeeoeedcgcoeoeetatdiata a
DBNDANDA BD OC CCC CeCe ec eo co Oo oO ClO
aso NNN NNN NNN NNN NNN
SongPha TanMy PhanRang Linear (PhanRang)
Hình 2-5 Xu thế biến đỗi tổng lượng mưa năm giai đoạn 1994-2014
e Bốc hơi
Tổng lượng bốc hơi năm trong giai đoạn 1994-2014 (Hình 2-6) có xu thế
tăng với tốc độ 45mm/thap kỷ Tuy nhiên, với hệ số tương quan rất nhỏ nên
phương trình xu thế không thẻ hiện độ chính xác cao, có nghĩa là tổng lượng bốc hơi năm không thê hiện xu thế tăng hay giảm rõ ràng
(mm) 2300 1800 VW YW N7 1300 T T T T T T T T T T T T T T T T T T T T 1 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
trung binh nam ——— Linear (trung bình năm)
Hình 2-6 Xu thế biến đổi của tổng lượng bốc hơi năm giai đoạn 1994-2014
e D
Trong thời kỳ 1994-2014, độ âm tương đối trung bình năm tỉnh Ninh Thuận
.œ› th»: m
Trang 33(%) 80.00 AA WN J\D \ 72.00 ® o> oo co GD DAN DD MX SO OA GC AD AD WSN AD AD Ab OS? OO > OP ?_ DY DB D?_ G*_ G_ GF D_ GD GD WW YW?
trung bìnhnăm § —— Linear (trung binh nam)
Hình 2-7 Xu thế biến đổi của độ ẫm trung bình giai đoạn 1994-2014
2.1.6.2 Kịch bản biến đổi khi hậu cho tỉnh Ninh Thuận
e« Về nhiệt độ
Theo kịch bản RCP4.5, so với giai đoạn trước (1986-2005), nhiệt độ trung bình năm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận tăng trung bình 0.7°C (0.3 + 1.2°C) vào đầu
thế ký, tăng 1.4°C (0.9+ 2.1°C) vào giữa thế kỷ, và tăng 1.9°C (1.2 + 2.7°C) vào cuối thế kỷ Theo kịch bản RCP8.5, nhiệt độ trung bình năm tăng 0.8°C (0.5 + 1.1°C) vào đầu thế kỷ, tăng 1.9°C (1.4 + 2.7°C) vào giữa thế ký, và đến cuối thế kỷ, tăng 3.4°C (2.6 + 4.5°C)
Bảng 2-3 Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm tỉnh Ninh Thuận so với giai
đoạn 1986-2005 [1S] Don vi: °C)
Tram Kich ban RCP4.5 Kịch ban RCP8.5
Trang 34e Vé luong mua
Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, lượng mưa năm tăng trung bình 7.7%
(-3.3⁄+22.9%) so với giai đoạn 1986-2005 Vào giữa thế kỷ, lượng mưa năm tăng
11.7% (0.7%+24.5%) Đến cuối thế kỷ, lượng mưa năm ting 11.1% (-
2.6%+29.3%) Theo kịch bản RCP8.5, vào đầu thế kỷ, lượng mưa năm tăng 14.3%
(3.5%+29.1%) Vào giữa thế kỷ, lượng mưa năm tăng 9.4% (1.1%+:20%) Đến cuối
thế kỷ, lượng mưa năm tăng 7.4% (-3.8%+18.8%)
e Lượng mưa ngày
Theo kết quả tính tốn về nước biến dâng của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, các lượng mưa năm, mưa mùa, mưa Ì ngày lớn nhất, 5 ngày lớn nhất đã được đề cập theo 2 kịch bản (RCP4.5 và RCP8.5)
Lượng mưa I ngày lớn nhất (Rxlday): Theo kịch bản RCP4.5, lượng mua 1
ngày lớn nhất năm vào đầu thế kỷ tăng khoảng 31.1% (22.1 + 56.4%), giữa thế kỷ tăng khoảng 48.2% (39.5 + 61.1%) và đến cuối thế kỷ tăng khoảng 38.6% (30.6 +
46.3%) so với thời kỳ cơ sở Theo kịch bản RCP8.5, vào đầu thế kỷ tăng khoảng
42.9% (35.9 + 54.1%), giữa thế ký tăng khoảng 58.1% (40.2+74.5%) và đến cuối thế kỷ tăng khoảng 36.9% (27.6 + 47%)
Lượng mưa 5 ngày liên tiếp lớn nhất (Rx5day): Theo kịch bản RCP4.5, vào
đầu thế kỷ, lượng mưa 5 ngày liên tiếp lớn nhất năm tăng khoảng 17.1% (7.4 +
36.5%), giữa thế kỷ tăng khoảng 26.6% (17.1 + 38.4%) và đến cuối thế kỷ tăng
khoảng 22.5% (19.3 + 29.4%) so với thời kỳ cơ sở Theo kịch bản RCP8.5, vào đầu
thế kỷ tăng khoảng 23.4% (9.9 + 36.8%), giữa thế kỷ tăng khoảng 29.2% (16.9 +
Trang 35Bang 2-4 Biến đổi của lượng mưa một ngày lớn nhất năm tỉnh Ninh
Thuận so với thời kỳ cơ sở so với kịch bản tổ hợp các mơ hình thành phan [18]
Trang 362.2 Tình hình kinh tế-xã hội
2.2.1 Dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cw
Ước tính dân số trung bình năm 2018 đạt 612,40 người, tăng 0.89% so với
năm 2017; tỉ lệ tăng tự nhiên 11.27%o; tỷ suất sinh thô 17.50%o; tỉ suất chết thô 6.23%o Cơ cầu nữ trong dân số là 303,57 người, chiếm 49.57% và dân số theo khu vực thành thị đạt 221,75 người, chiếm 36.21%
Theo báo cáo của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội năm 2018, tỉnh đã giải quyết việc làm cho 16,67 lao động, tăng 0.79% so cùng kỳ và đạt 107.50% kế hoạch năm, trong đó: việc làm trong tỉnh đạt 6,61 lao động; lao động ởi làm ngoài tỉnh đạt 9,86 lao động và có 202 lao động ởi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tăng
37.40%
UBND tinh Ninh Thuận đã triển khai tổ chức đảo tạo cho 9,20 người, đạt
108.3% kế hoạch, tang 0.3% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó đào tạo dài hạn đạt 1,27 người, đạt 100.50% kế hoạch: trình độ trung cấp đạt 380 người, cao đẳng nghề đạt 886 người, tuyển mới so cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng đạt 7,94 người; trong đó lao động nông thôn đạt 2,90, đạt 1 I 1.60% kế hoạch
2.2.2 Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế chính
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2018 ước tăng 8.03% so với năm
2017; trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5.60%; khu vực công
nghiệp và xây dựng tăng 14.71%; khu vực dịch vụ tăng 7.20%; thuế sản phẩm tăng 5.59% [19]
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; ngành nông nghiệp tăng 0.92% so với cùng kỳ năm trước; ngành lâm nghiệp tăng 5.42%; và ngành thủy sản đã khởi
sắc tăng khá cao 10.31% [19]
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 12.02% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khống tăng khá cao 33.12%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11.83%; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt giảm 6.88%; và ngành xây dựng tăng 19.09% [19]
Trong khu vực dịch vụ, một số ngành có mức tăng trưởng cao gồm: Bán buôn
Trang 37vụ lưu trú và ăn uống tăng 8.84%; hoạt động thông tin và truyền thông tăng 8.92%;
hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7.54%; hoạt động giáo dục và đào
tạo, đạt mức tăng 6.21% [19]
Vé co cau kinh tế năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 35.77%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 20.28%; khu vực dịch vụ
chiếm 38.08%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5.87% [19]
2.3 Hiện trạng khô kiệt dòng chảy và hạn há tại tỉnh Ninh Thuận 2.3.1 Khái niệm khô hạn và bán khô hạn
e Khô hạn
Hạn là hiện tượng khô khơng bình thường và được tạo thành do sự thiếu hụt
nghiêm trọng của lượng mưa trong thời gian dài dẫn đến giảm lượng âm trong khơng khí, sụt giảm trữ lượng nước tại các hồ chứa và tầng chứa nước trong đất và làm suy kiệt dịng chảy tại các sơng, suối [20] Nguyên nhân chính của hiện tượng hạn hán là do các yếu tô khí hậu và sự thay đổi của chúng Ngoài ra, hoạt động của con người như nhu cầu sử dụng nước tăng hay khai thác rừng đầu nguồn quá mức cũng được coi là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng hạn hán Hiện nay, theo Tơ chức Khí tượng Thế giới (WMO) hạn hán được phân thành 4 loại sau:
+ Hạn khí tượng: là sự thiếu hụt nước trong một thời kỳ dài ít mưa hoặc khơng có mưa;
+ Hạn nông nghiệp: là sự thiếu hụt mưa dẫn đến mất cân bằng lượng nước thực tế trong đất và nhu cầu nước của cây trồng Bên cạnh đó, hạn nơng nghiệp có liên quan đến điều kiện tự nhiên (địa hình, loại đất của khu vực) và
điều kiện xã hội (chế độ canh tác nông nghiệp, hệ thống thủy lợi);
+ Hạn thúy văn: là khi nước dự trữ có thể đùng được trong các nguồn như tầng ngầm, sông ngòi, hồ chứa tụt xuống mức thấp hơn mức trung bình được thơng kê Điều này cũng có thể xảy ra ngay cả khi khu vực có lượng mưa trung bình, nhưng sử dụng nước tăng lên, làm thu hẹp mức dự trữ nước
Trang 38Trong các loại hạn nêu trên, hiện tượng hạn hán ở Ninh Thuận được đánh giá gồm 3 loại chính là hạn khí tượng, hạn thủy văn và hạn nông nghiệp [21]
e Bán khô hạn
Bán khô hạn là hiện tượng lượng mưa trung bình năm ở một khu vực nhỏ hơn 600mm và được đặc trưng bởi kiểu sinh thái xavan Hệ sinh thái xavan là hệ sinh thái gồm trảng cỏ xen cây bụi, với một số loài cây thân gỗ nhỏ thưa thớt, xen kẽ các khoảnh đất đá trồng trọc với rất nhiều khối đá lộ đầu trơ trụi Ở Việt Nam xavan bán
khơ hạn chiếm phần phía bắc tỉnh Bình Thuận và gần toàn bộ tỉnh Ninh thuận, đặc trưng nhất là vùng Cà Ná-Tuy Phong [22]
2.3.2 Hiện trạng khơ kiệt dịng cháy tai tinh Ninh Thuận
Do tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa khơ nóng của vùng, trữ lượng nước dòng chảy ở các con sông cũng như tại các hồ chứa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận biến đôi rõ rệt theo hai mùa Mùa mưa chỉ kéo dài 3 tháng nhưng lại chiếm đến 56%
tông lượng nước một năm của toàn lưu vực và lưu lượng ở các con sông cũng đạt
đỉnh trong thời gian này [1] Trong khi đó, suốt 9 tháng mùa khô dong chảy lại bị cạn kiệt gây áp lực rất lớn đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh
Theo thống kê của tỉnh trong 15 năm gần đây, những trận hạn đã gây thiệt hại
rất lớn đến kinh tế và đời sống của nhân dân Các đợt hạn hán vào các năm 1997, 2002, và đặc biệt nghiêm trọng là hạn hán 2004-2005 và 2014-2016 diễn ra tập
trung phía khu vực hạ nguồn (xem Hình 1-8), đã làm cho nhiều người dân lâm vào tình trạng thiếu ăn, do không đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi
ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, cụ thể như sau:
e Han hắn năm 2002-2003:
Vào năm 2002 lượng mưa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chỉ đạt 1/3 (150-
200mm) so với lượng mưa trung bình nhiều năm, mùa mưa lại kết thúc sớm Sang
Trang 39Bảng 2-5 Thông kê thiệt hại do hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2002-2003 [18]
Cac huyén thi trén dia ban Tinh Ä k
Hang DV Ninh Bá Tông So
mục Ninh Hai | pia Ước PR-TC Ai ee Ninh Sơn | thiệt hại
L sa Nông H a 592.00 3,337.50 | 406.00 | 3,309.40 | 2,105.00 | 9,749.90 | ghigp:_ vias Cầy| nạ 132.00 | 2,500.00 | 406.00 573.70 235.00 | 3,846.70 a) Lúa nước: Lúa thiêu nước và hạn lúa| Ha 47.00 2,500.00 | 406.00 | 283.70 75.00 3,311.70 cao cao nhat Trong đó vùng có CTTL Thi hại TỐ Ha 47.00 2,100.00 | 406.00 - 75.00 2,628.00 CUOI Cùng *Mật trắng (>70%) Ha 47.00 715.00 95.00 - 75.00 922.00 *Giam Năng suất| Ha - 1,385.00 | 311.00 - - 3,912.00 (30-70%) Sản lượng | Tấn | 1,878.00 | 7,140.00 | 1,218.00 - 413.00 | 10,649.00 Thanh tiền | Triệu | 3,380.40 | 12,852.00 | 2,200.00 - 7,920.00 | 24,154.20
b) Lúa rẫy: - Lửa thiêu | Hạ | §500 - - 29000 | 16000 | 535.00 nước Thật hại Hạ | §500 - - 29000 | 160.00 | 535.00 cuol Cung: Sản lượng | Tấn | 1,920.00 | 7,140.00 | 1,208.00 | 870.00 | 4,880.00 | 16,028.00
c Tông thiệt hại lúa (a+b):
Trang 40
Các huyện thị trên địa bàn Tỉnh 2 k
Hang DV Ninh Bá Tông so
mục Ninh Hải Phước ae PR-TC Ai “€ | Ninh Son | thiét hai
Dién tich
bi anh| Ha 450.00 150.00 - - - 600.00
huong
Ước tinh Triệu | 15,000.00 5,000.00 - - - 20,000.00
thiét hai
3 Thicu nuwéc sinh hoat
Sô hộ Hộ 12,700 3,227 - 4,014 300 20,241 Số người | Người 66,040 18,573 - 20,070 1,500 88,123 Số giếng bị khô| Cái 3,232 1,483 - 44 500 5,059 kiét Sô giéng bị suy| Cai 1,070 305 - 1,782 1,472 4,629 kiét 4, Thieu đói Sô hộ Hộ 4,700 4,502 305 1,782 1,472 12,761 Số người | Người 24,730 25,118 1,525 16,246 5,891 72,510 e Han hắn năm 2004-2005:
Vào năm 2004, nắng hạn xảy ra trên phạm vi toàn tỉnh với lượng mưa chỉ bằng 1⁄2 lượng mưa trung bình nhiều năm dẫn đến dòng chảy các sông, suỗi và các hồ chứa trên địa bàn tỉnh cạn kiệt Thêm vào đó, nguồn nước cung cấp bồ sung từ hồ Đơn Dương được xả thông qua đập thủy điện Đa Nhim cũng giảm từ 16-17m°/s xuống còn 7.85 m3/s so với cùng kỳ năm trước Điều này gây nên những thiệt hại nghiêm trọng cho nền nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận, điển hình:
Về trồng trọt: kế hoạch gieo trồng vụ đông xuân 2004-2005 chỉ đạt 16.20% và tổng diện tích gieo trồng đạt 64.50% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Cây lúa
gieo được: 4,6Sha, đạt 40.70% so với cùng kỳ năm trước; Cây ngô thực hiện: 1,25ha, đạt 10.70% kế hoạch cả năm; Rau đậu các loại: 2,01ha, đạt 20% kế hoạch
cả năm Trong quá trình điều tiết nước cho sản xuất, nhà máy thủy điện Đa Nhim xa không đều nên xảy ra tình trạng thiếu nước cục bộ ở một số vùng và tại thời điểm
cao nhất có đến 54ha thiệt hại hoàn toàn
Về chăn nuôi: Tng đàn gia súc (tháng 6/2005) trên tồn tỉnh có 230,68 con, trong đó: trâu bị 110,68 con, dê cừu 120,01 con Do thiếu thức ăn nên gia súc đã có