1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ kinh tế - Phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn nghệ an

115 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 768 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiCông nghiệp là ngành sản xuất vật chất, có vai trò quan trọng trong cơ cấu của nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp phát triển góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước. Chính vì vậy, trong tiến trình phát triển kinh tế, Đảng ta đã đề ra mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.Quá trình phát triển kinh tế nước ta đã ghi nhận trong hơn 20 năm qua, tốc độ tăng trưởng công nghiệp hàng năm được duy trì ở mức khá cao, trở thành một yếu tố quan trọng đóng góp vào tăng trưởng GDP. Từ năm 2005 công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng trên đà 41% GDP; công nghiệp tác động mạnh mẽ thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Sự phát triển của công nghiệp đã làm xuất hiện nhiều ngành dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ hiện đại; đóng góp của công nghiệp vào kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng và hiện nay đã chiếm gần 80% tổng giá trị xuất khẩu của nước ta 21, 22.Tuy vậy các doanh nghiệp công nghiệp nước ta đang đứng trước những cơ hội và thử thách chưa từng có trong xu thế toàn cầu hoá, tự do thương mại và hướng tới sự PTBV. Thực tiễn phát triển công nghiệp của Việt Nam đã làm nảy sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội và môi trường. Tình trạng cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên, nhất là các đầu vào quan trọng của sản xuất như than đá, dầu khí, đất đai. Trong điều kiện hội nhập ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, những hạn chế trong sản xuất công nghiệp trên đây thực sự đang đe doạ PTBV kinh tế Việt Nam.Để phát triển đất nước tiến kịp với các nước công nghiệp trên thế giới, đòi hỏi công nghiệp Việt Nam phải đáp ứng được xu thế thời đại đó là phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Công nghiệp Nghệ An là cấu thành của công nghiệp Việt Nam và của Khu vực Bắc Trung Bộ, vì vậy, PTBV công nghiệp Nghệ An hiện nay là cần thiết và tất yếu, phù hợp định hướng, chiến lược quốc gia. Nghệ An là tỉnh có vị trí địa lý quan trọng trong giao lưu kinh tế hai miền Bắc Nam, xây dựng và phát triển kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế. Nghệ An có đầy đủ tiềm năng và thế mạnh để phát triển công nghiệp, góp phần làm giàu cho địa phương và thúc đẩy phát triển công nghiệp cả nước. Công nghiệp Nghệ An đang được Trung ương, tỉnh quan tâm đầu tư, xây dựng trở thành khu vực kinh tế trọng điểm của vùng Bắc Trung Bộ theo Kết luận số 202004KLTW của Bộ Chính trị (năm 2004).Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An luôn xác định phát triển công nghiệp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Các mục tiêu về phát triển công nghiệp đã được cụ thể hoá trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Nghệ An lần thứ XV, XVI và XVII. Việc đầu tư thiết bị, đổi mới công nghệ trong các ngành công nghiệp đã được tập trung triển khai và đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ ở một số lĩnh vực, sản phẩm trọng điểm. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển công nghiệp ở Nghệ An đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế xã hội và môi trường bức xúc, bộc lộ những tồn tại, hạn chế cần phải được giải quyết. Đứng trước thực trạng này, việc nghiên cứu “Phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn Nghệ An” có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.

Trang 1

Mở đầu 1

Chơng 1: những vấn đề chung về phát triển bền vững

công nghiệp trên địa bàn Nghệ An 71.1 Khái niệm, nội dung và tiêu chí phát triển bền vững công nghiệp 71.2 Vai trò của công nghiệp đối với phát triển bền vững và các nhân

tố ảnh hởng đến phát triển bền vững công nghiệp 201.3 Kinh nghiệm của một số địa phơng về phát triển bền vững công

2.3 Nguyên nhân của những kết quả đạt đợc và hạn chế của phát triển

công nghiệp trên địa bàn Nghệ An theo hớng bền vững

75

Chơng 3: quan điểm, mục tiêu và các giải pháp cơ bản

nhằm phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn

Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn

ADB : Ngõn hàng phỏt triển Chõu Á

ASEAN : Cỏc nước khu vực Chõu Á

CNH, HĐH : Cụng nghiệp húa, hiện đại húa

Trang 2

GDP : Tæng s¶n phÈm trong níc

ICOR : Chỉ số đo lường hiệu quả đầu tư

ODA : Nguồn vốn đầu tư hỗ trợ không hoàn lại PCI : Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnhPTBV : Phát triển bền vững

Trang 3

B¶ng 2.1: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Nghệ An phân theo ngành kinh tế 46

B¶ng 2.2: GTSX công nghiệp và đóng góp của công nghiệp vào

GDP của tỉnh qua các năm (theo giá so sánh năm 1994) 51

B¶ng 2.3: Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh tại KKT, KCN trên

B¶ng 2.4: C¬ së s¶n xuÊt c«ng nghiÖp theo lo¹i h×nh s¶n xuÊt

B¶ng 2.5: Giá trị sản xuất công nghiệp Nghệ An phân theo

ngành kinh tế (giá so sánh năm 1994) 58

B¶ng 2.6: Lao động công nghiệp Nghệ An theo phân ngành kinh tế 61

B¶ng 2.7: Kết quả phân tích nước thải tại Nhà máy tinh bột sắn

B¶ng 2.8: Nồng độ một số chất ô nhiễm không khí tại một số địa

B¶ng 2.9: Khối lượng các loại CTR tại các KCN ở Nghệ An 73

B¶ng 2.10: Kết quả phân tích chất lượng đất ở Nghệ An 74

B¶ng 2.11: Nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng tại KKT Đông

B¶ng 3.1: Dù b¸o gi¸ trÞ GDP cña c¸c khu vùc kinh tÕ ë NghÖ An 89

B¶ng 3.2: C¬ cÊu, môc tiªu ph¸t triÓn c¸c ngµnh c«ng nghiÖp

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất, có vai trò quan trọng trong cơcấu của nền kinh tế quốc dân Công nghiệp phát triển góp phần thúc đẩy sảnxuất phát triển, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước Chính vì vậy, trongtiến trình phát triển kinh tế, Đảng ta đã đề ra mục tiêu xây dựng Việt Nam trởthành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020

Quá trình phát triển kinh tế nước ta đã ghi nhận trong hơn 20 năm qua,tốc độ tăng trưởng công nghiệp hàng năm được duy trì ở mức khá cao, trởthành một yếu tố quan trọng đóng góp vào tăng trưởng GDP Từ năm 2005công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng trên đà 41% GDP; công nghiệp tácđộng mạnh mẽ thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH

Sự phát triển của công nghiệp đã làm xuất hiện nhiều ngành dịch vụ, đặcbiệt là các dịch vụ hiện đại; đóng góp của công nghiệp vào kim ngạch xuấtkhẩu ngày càng tăng và hiện nay đã chiếm gần 80% tổng giá trị xuất khẩucủa nước ta [21], [22]

Tuy vậy các doanh nghiệp công nghiệp nước ta đang đứng trước những

cơ hội và thử thách chưa từng có trong xu thế toàn cầu hoá, tự do thương mại

và hướng tới sự PTBV Thực tiễn phát triển công nghiệp của Việt Nam đãlàm nảy sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội và môi trường Tìnhtrạng cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên, nhất là các đầu vào quan trọngcủa sản xuất như than đá, dầu khí, đất đai Trong điều kiện hội nhập ngàycàng mạnh mẽ như hiện nay, những hạn chế trong sản xuất công nghiệptrên đây thực sự đang đe doạ PTBV kinh tế Việt Nam

Để phát triển đất nước tiến kịp với các nước công nghiệp trên thế giới,đòi hỏi công nghiệp Việt Nam phải đáp ứng được xu thế thời đại đó là pháttriển công nghiệp theo hướng bền vững

Công nghiệp Nghệ An là cấu thành của công nghiệp Việt Nam và củaKhu vực Bắc Trung Bộ, vì vậy, PTBV công nghiệp Nghệ An hiện nay là cần

Trang 5

thiết và tất yếu, phù hợp định hướng, chiến lược quốc gia Nghệ An là tỉnh có

vị trí địa lý quan trọng trong giao lưu kinh tế hai miền Bắc - Nam, xây dựng

và phát triển kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế Nghệ An có đầy

đủ tiềm năng và thế mạnh để phát triển công nghiệp, góp phần làm giàu chođịa phương và thúc đẩy phát triển công nghiệp cả nước Công nghiệp Nghệ

An đang được Trung ương, tỉnh quan tâm đầu tư, xây dựng trở thành khu vựckinh tế trọng điểm của vùng Bắc Trung Bộ theo Kết luận số 20/2004/KL-TWcủa Bộ Chính trị (năm 2004)

Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An luôn xác địnhphát triển công nghiệp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu Các mục tiêu về pháttriển công nghiệp đã được cụ thể hoá trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Nghệ

An lần thứ XV, XVI và XVII Việc đầu tư thiết bị, đổi mới công nghệ trongcác ngành công nghiệp đã được tập trung triển khai và đã tạo ra sự chuyểnbiến mạnh mẽ ở một số lĩnh vực, sản phẩm trọng điểm Tuy nhiên, trong quátrình phát triển công nghiệp ở Nghệ An đã và đang làm nảy sinh nhiềuvấn đề kinh tế - xã hội và môi trường bức xúc, bộc lộ những tồn tại, hạnchế cần phải được giải quyết

Đứng trước thực trạng này, việc nghiên cứu “Phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn Nghệ An” có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và

thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến

đề tài đã được công bố Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn này, tác giả

đã tham khảo, sử dụng có chọn lọc các quan điểm, ý tưởng từ các công trìnhnghiên cứu, bài viết có liên quan của các tác giả sau đây:

* Các đề tài, công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế có liên quan về phát triển công nghiệp nói chung và một số tỉnh:

- Lựa chọn và thực hiện chính sách phát triển kinh tế ở Việt Nam

(1998) của Viện Chiến lược và phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trang 6

- Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững lần thứ nhất (2004) Dự án

VIE/01/021 hỗ trợ xây dựng và thực hiện chương trình nghị sự 21 quốc giacủa Việt Nam

- Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam (2005), do

GS.TS Kenichi Ohno và GS.TS Nguyễn Văn Thường (chủ biên)

- Những thành tựu, hạn chế và thách thức của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta trong điều kiện toàn cầu hóa của GS.TS Vũ Đình

Cự, Tạp chí Lý luận chính trị, 12/2005

- Công nghiệp Việt Nam 20 năm đổi mới: thành tựu và vấn đề đặt ra

của Nguyễn Sinh, Tạp chí Lý luận chính trị, số 12/2005

- TS Nguyễn Xuân Dũng Một số định hướng đẩy mạnh công nghiệp

hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010; NXB Khoa học Xã hội,

Hà Nội - 2002

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Ảnh hưởng của chính sách phát triển các

khu công nghiệp tới phát triển bền vững ở Việt Nam; Dự án “ Hỗ trợ xây dựng và

thực hiện Chương trình nghị sự 21 Quốc gia của Việt Nam” VIE/01/021

- PGS, TS Phan Đăng Tuất - Lê Minh Đức (2005), Chính sách công

nghiệp theo định hướng phát triển bền vững, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự án “

Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21 Quốc gia của ViệtNam” VIE/01/021

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Chính sách phát triển bền vững ở Việt

Nam; Dự án “Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21 Quốc gia

của Việt Nam” VIE/02/021

- Bộ Thương mại - Viện Nghiên cứu thương mại - Trung tâm tư vấn và

đào tạo kinh tế thương mại (1998), Thương mại - môi trường và phát triển

bền vững ở Việt Nam.

- Đề tài cấp Bộ (2008) của T.S Nguyễn Thị Hường, Học viện Chính trị

- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh “Chính sách thương mại và công nghiệp

nhằm phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam”.

- Luận văn Th.S của Nguyễn Trọng Thường Tạo bước đột phá trong

phát triển công nghiệp của Hà Tĩnh", năm 2006, bảo vệ tại Học viện Chính trị

- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

Trang 7

- Luận văn Th.S của Đinh Hoàng Dũng Phát triển khu công nghiệp

Tỉnh Bắc Ninh theo hướng bền vững, năm 2008, bảo vệ tại Học viện Chính trị

- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

- Luận văn Th.S của Nguyễn Văn Tứ Phát triển bền vững công nghiệp

trên địa bàn tỉnh Hải Dương, năm 2009, bảo vệ tại Học viện Chính trị - Hành

chính Quốc gia Hồ Chí Minh

* Các đề tài, công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển công nghiệp trên địa bàn Nghệ An:

- Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Văn Thành Thu hút đầu tư vào các khu

công nghiệp ở Nghệ An hiện nay, năm 2006, bảo vệ tại Học viện Chính trị

-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

- Dự án Giảm nghèo thông qua tăng cường năng lực thể chế tại huyệnQuỳ Châu và cấp tỉnh Nghệ An (VIE 08 036 11- Dự án PORIS) - Hợp phần

đánh giá kinh tế địa phương của Nhóm nghiên cứu nhiều chuyên gia trong đó

TS Nguyễn Văn Huân (Viện Kinh tế Việt Nam và CSĐP) - trưởng nhóm “

Báo cáo đánh giá thực trạng phát triển kinh tế địa phương và gợi ý định hướng phát triển bền vững tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020”.

Phan Đình Trạc, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An “Năm 2020 Nghệ An

phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ”, Kinh

tế và Dự báo, số 21, 11/2008

- Trần Hải Phi, Giám đốc sở Công Thương Nghệ An “Công nghiệp

động lực phát triển kinh tế Nghệ An”, Kinh tế và Dự báo, số 21, 11/2008.

- Nguyễn Song Tùng, Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam

Nghệ An “Khu kinh tế Đông Nam - Khu vực trọng điểm thu hút đầu tư của

tỉnh” Kinh tế và Dự báo, số 21, 11/2008.

- Phan Đình Trạc, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An “Nghệ An huy động

tiềm lực khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững”, Tạp

chi Cộng sản điện tử, ngày 14/01/2009

- Hồ Đức Phớc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An “Nghệ An tập trung

phát triển công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn”, Tạp chí Cộng sản

điện tử, 23/6/2009

Trang 8

Hầu hết các công trình khoa học này tập trung nghiên cứu dưới giác độthu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, nông nghiệp nông thôn nói chung và

cụ thể của một số tỉnh (Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Tĩnh), đáng quan tâm là cónhiều giải pháp được đặt ra về phát công nghiệp gắn với BVMT, phát triểncông nghiệp theo hướng bền vững

Cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về PTBV

công nghiệp ở Nghệ An và tác giả đã chọn “Phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn Nghệ An” làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận PTBV công nghiệp và thực trạngphát triển công nghiệp Nghệ An để đề xuất một số giải pháp nhằm PTBVcông nghiệp trên địa bàn Nghệ An trong những năm tiếp theo

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hoá và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về PTBV công nghiệp

- Nghiên cứu và tìm hiểu thực tế kinh nghiệm PTBV công nghiệp củamột số địa phương

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp ở Nghệ An hiện naytheo hướng bền vững

- Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm PTBV công nghiệp trên địa bànNghệ An

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu PTBV công nghiệp bao gồm côngnghiệp Trung ương, công nghiệp địa phương và khu vực FDI trên địa bàn tỉnhNghệ An

Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Nghệ An

- Về thời gian: Từ năm 2005 đến nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Cơ sở lý luận

Trang 9

Luận văn sử dụng cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các Văn kiệnĐại hội Đảng, Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XV, XVI vàXVII; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm

2020, Quy hoạch phát triển công nghiệp Nghệ An đến năm 2015 có tính đếnnăm 2020; Định hướng chiến lược PTBV của Việt Nam, định hướng chiếnlược phát triển của các ngành và địa phương, định hướng chiến lược xây dựng

và phát triển công nghiệp Việt Nam; các lý thuyết về kinh tế học, kinh tế họcphát triển làm cơ sở lý luận cho đề tài

Phương pháp nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, tác giả sử dụng 2 phươngpháp cơ bản sau:

Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,

vận dụng những quan điểm của Đảng, nhà nước để nghiên cứu

Phương pháp cụ thể: Hệ thống, thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp

dựa trên cơ sở các báo cáo đánh giá có sẵn của địa phương Đồng thời, kếthừa và sử dụng có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trong các công trình đãcông bố để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra của đề tài

6 Một số đóng góp khoa học của luận văn

- Hệ thống hóa các quan điểm, chính sách về PTBV công nghiệp củaViệt Nam và Nghệ An

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp Nghệ An theohướng bền vững để đề xuất quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm PTBV côngnghiệp trên địa bàn Nghệ An trong những năm tiếp theo

- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan chứcnăng để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội và PTBV công nghiệpcủa tỉnh Nghệ An thời gian tới Ngoài ra luận văn có thể sử dụng làm tài liệuphục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực trên

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dungcủa luận văn gồm 3 chương, 8 tiết

Trang 10

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN NGHỆ AN

1.1 KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PTBV CÔNG NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm phát triển bền vững và phát triển bền vững công nghiệp

Trong những thập kỷ gần đây, PTBV trở thành một trong những vấn

đề quan trọng, mang tính toàn cầu, được nhiều tổ chức quốc tế và các nhàkhoa học quan tâm nghiên cứu

Trong báo cáo “Tương lai của chúng ta” do bà Gro Harlem BrundtlandChủ tịch Hội đồng Thế giới về môi trường và phát triển (WCED) của LHQ

lần đầu tiên (năm 1987) đã đưa ra định nghĩa: “Phát triển bền vững là sự

phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”

Sau đó, Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về môi trường và phát triển họptại Rio de Janiero (Braxin) năm 1992 đã đưa ra bản tuyên ngôn về “Môitrường và Phát triển” đã tái khẳng định khái niệm trên và cùng thỏa thuận mộtchương trình nghị sự Phát triển bền vững, gọi là Agenda 21

Mười năm sau (2002), Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới và phát triển bềnvững tổ chức ở Johannesburg (cộng hòa Nam Phi) đã xác định phát triển bền

vững “là quá trình có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự

phát triển, đó là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường”.

Tại Hội nghị Copenhagen, tháng 10-1991, Khái niệm “Phát triển bền vữngcông nghiệp” được UNIDO đưa ra như sau: "Những mô hình (pattern) côngnghiệp hoá hướng vào các lợi ích về kinh tế và xã hội của thế hệ hiện tại vàcác thế hệ sau mà không làm tổn hại tới quá trình sinh thái nền"

Kế thừa các quan niệm khác nhau về PTBV, luận văn tiếp cậnPTBV như sau:

Trang 11

PTBV là sự phát triển vừa đáp ứng được các nhu cầu của thế hệ hiện tại vừa không ảnh hưởng xấu đến khả năng phát triển của các thế hệ tương lai, đó là sự phát triển kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và môi trường sinh thái nhằm làm cho cuộc sống của con người ngày càng tốt đẹp hơn

Đây là khái niệm khá đầy đủ về PTBV bởi vì trong khái niệm này đãhàm chứa PTBV như là một phương thức, một kiểu phát triển buộc phải lựachọn và đặt ra yêu cầu phải giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế vớiphát triển xã hội và BVMT; đồng thời chỉ ra yêu cầu bình đẳng trong sự pháttriển giữa các thế hệ và mục tiêu cuối cùng của mọi sự phát triển nói chung vàPTBV nói riêng là nâng cao chất lượng cuộc sống của con người

Khi nghiên cứu khái niệm PTBV công nghiệp không thể tách rời nó vớikhái niệm PTBV nói chung Vì vậy, việc đưa ra khái niệm PTBV công nghiệpgắn liền với quá trình nhận thức về PTBV Từ quá trình phân tích các đặcđiểm của sản xuất công nghiệp ở trên cho thấy, PTBV công nghiệp có ảnhhưởng rất lớn đến PTBV nói chung Vấn đề đó đã thu hút được sự quan tâmnghiên cứu của nhiều tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế

PTBV được định nghĩa là “Sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại

mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng như cầu của họ” Tuy nhiên, khi chuyển sang lĩnh vực công nghiệp để

hiểu thế nào là phát triển bền vững cũng không phải dễ dàng

Tổ chức Phát triển Liên hợp quốc (UNIDO) trong nhiều năm đã cốgắng đưa ra cách giải thích làm rõ nghĩa hơn khái niệm này nhằm giúp địnhhướng cho các hành động Định nghĩa đầu tiên được đưa ra vào những năm

80 cho rằng “phát triển bền vững công nghiệp” - Ecologically SustainableIndustrial Development ESID là:

Phát triển bền vững công nghiệp là một cách tiếp cận đối với phát triển công nghiệp, cho phép giải hoà giữa tăng dân số, tăng trưởng công nghiệp và bảo vệ môi trường.

Trang 12

Trong sự cố gắng đầu tiên này, khái niệm dường như bỏ qua tính hìnhthức mà đề cập thẳng đến vấn đề cốt lõi nhất của phát triển công nghiệp làtăng trưởng công nghiệp, tăng dân số và BVMT Phát triển công nghiệp tấtyếu sinh ra phát thải ô nhiễm, phát triển cũng đồng nghĩa với những hy sinhnhất định về môi trường, đó là hai nội dung không thể tách rời, hết sức mâuthuẫn nhưng luôn tồn tại trong bất kỳ sự phát triển nào Bên cạnh đó, côngnghiệp góp phần giải quyết vấn đề dân số bằng cách thoả mãn ngày càng caocác nhu cầu của họ Song chính những nhu cầu thái quá về tiêu dùng buộc sảnxuất công nghiệp phải tạo ra nhiều sản phẩm hơn và hệ quả là làm gia tăngquá trình khai thác tài nguyên và tác động xấu tới môi trường không thể tránhkhỏi Làm thế nào để hài hoà giữa các vấn đề hết sức mâu thuẫn nhưng thôngnhất và đâu là giới hạn của sự bền vững cần phải tìm kiếm đó là mấu chốt củatiếp cận PTBV.

Một khái niệm mới được đưa ra với những nội dung cụ thể hơn và bámsát hơn các khái niệm gốc, đó là khái niệm “Phát triển bền vững công nghiệp”được UNIDO tiếp tục phát triển như là:

Những mô hình (pattern) công nghiệp hoá hướng vào các lợi ích về

kinh tế và xã hội của thế hệ hiện tại và các thế hệ sau mà không làm tổn hại tới quá trình sinh thái nền.

Tại Hội nghị này, đã có một bước tiến quan trọng trong việc làm rõ cácnội dung của khái niệm trên Trong định nghĩa này đã mở hướng tiếp cận

thông qua những mô hình CNH có cân nhắc Đó là mô hình hướng vào các

lợi ích kinh tế và xã hội của thế hệ hiện tại và các thế hệ sau mà không để lại

những hậu quả về môi trường sinh thái Ở đây, những lợi ích tương lai đượcnhấn mạnh song song với lợi ích trước mắt, một sự phát triển trong tổng hoàcác lợi ích và tư duy cân bằng hơn Những vấn đề đặt ra ngày càng cụ thể hơnvới công nghiệp như sử dụng hiệu quả các nguồn lực con người, nguyên vậtliệu và năng luợng, công bằng trong chia sẻ về môi trường và xã hội

Ở Việt Nam, phát triển công nghiệp được xem như là tập hợp các sựlựa chọn, và phụ thuộc vào đó có thể tạo ra những hiệu ứng bền vững khác

Trang 13

nhau Rõ ràng một sự phát triển cân đối hợp quy luật sẽ có những bảo đảm lâudài hơn là sự phát triển thái quá chỉ nhằm đến mục tiêu trước mắt Xét về lýthuyết, các chuẩn mực hay thước đo cũng có thể thay đổi ứng với mỗi giaiđoạn phát triển Và không chỉ những vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường, màcòn có cả những tác động đan xen của các khía cạnh chính trị và an ninh Từtrong các phân tích chiến lược của Viện nghiên cứu chiến lược, chính sáchcông nghiệp đã phác thảo ra 5 tiêu chí định hướng cho “Phát triển bền vững

công nghiệp Việt Nam” (Chính sách công nghiệp theo định hướng phát triển

bền vững Dự án hỗ trợ và xây dựng Chương trình nghị sự 21 Quốc gia Việt

Nam -2005- Bộ Kế hoạch và Đầu tư) như sau:

Tiêu chí 1: Tăng trưởng bền vững

Tiêu chí 2: Tạo vị thế trong phân công quốc tế

Tiêu chí 3: Tiêu dùng bền vững công nghiệp

Tiêu chí 4: Doanh nghiệp bền vững

Tiêu chí 5: Chia sẻ cơ hội thực hiện công bằng xã hội, phù hợp thể chếchính trị và an ninh

Trong nội dung thứ nhất đề cập đến “Tăng trưởng bền vững” bao hàm

cùng lúc các đảm bảo tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng Chất lượng tăngtrưởng thể hiện ở 3 yếu tố chính: Giá trị gia tăng (VA), năng lực cạnh tranh và

cơ cấu công nghiệp

- Giá trị gia tăng: là chỉ tiêu quan trọng bậc nhất phản ánh chất lượng

tăng trưởng Giá trị gia tăng thấp có thể là một biểu hiện đặc trưng cho thời kỳđầu phát triển công nghiệp hoá dựa vào gia công, song nếu không nhận diện vàđiều chỉnh kịp thời sẽ tạo ra các mầm mống không bền vững trong tương lai

- Năng lực cạnh tranh: phản ánh những giá trị lợi thế vô hình và hữu

hình, những cơ hội tạo ra lợi nhuận của toàn bộ nền công nghiệp

- Cơ cấu công nghiệp: là một trong 3 nội dung tạo nên chất lượng tăng

trưởng Cơ cấu công nghiệp bền vững là cơ cấu phản ánh được xu thế pháttriển chung (sản phẩm/công nghệ), đảm bảo các cân đối nội tại thượng - hạnguồn, công nghệ phụ trợ và xuất/nhập khẩu Đó là cơ cấu đa dạng nhưngthống nhất và có khả năng hỗ trợ tốt cho nhau cho phép tạo ra các giá trị gia

Trang 14

tăng lớn nhất Trong đó, hàm lượng công nghệ và chế biến sâu trở thành độnglực chính của tăng trưởng, quyết định nội dung về chất của cơ cấu.

Tiêu chí thứ 2, Tạo vị thế trong phân công quốc tế được đặt ra trong bối

cảnh hội nhập và tự do hoá thương mại Công nghiệp Việt Nam mặc dù nhỏ

bé nhưng phải có chỗ đứng trong không gian chung, cân bằng được các quan

hệ nhiều chiều trở thành một mắt xích trong mạng lưới phân công quốc tế

Tiêu chí thứ 3 đề cập đến Tiêu dùng bền vững công nghiệp Nguyên tắc

quan trọng nhất của PTBV là hài hoà giữa phát triển và BVMT Trong côngnghiệp, phát triển phải đi đôi với giảm thiểu ô nhiễm và phát thải, bởi tiêudùng công nghiệp là nguyên nhân cơ bản tạo ra chất thải và các tác động tớimôi trường và cả xã hội Có 2 nội dung “tiêu dùng công nghiệp” quan trọng

đó là: tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng sản phẩm công nghiệp

Tiêu dùng sản xuất bao hàm cả việc khai thác tài nguyên phục vụ sảnxuất cần phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả, giảm thấp nhất chi phí tài nguyêntrên đơn vị sản phẩm hay giá trị công nghiệp tạo ra

Tiêu dùng sản phẩm công nghiệp đang tạo ra lượng chất thải rất lớnnhư: hàng tiêu dùng, bao gói, hoá chất v.v…nếu không được xử lý sẽ gây ra ônhiễm rất lớn nhưng nếu xử lý sẽ rất tốn kém Tiêu dùng bền vững vì vậyhướng tới các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm không chất thải, các

mô hình công nghiệp sinh thái trong đó các sản phẩm và chất thải được quayvòng, tái sử dụng

Tiêu chí thứ 4 cho rằng doanh nghiệp là cấu thành quan trọng nhất của

công nghiệp, mỗi doanh nghiệp phải thực sự bền vững mới tạo ra nền công nghiệp bền vững Khái niệm Doanh nghiệp bền vững phản ánh năng lực tự

điều chỉnh và thích nghi trong môi trường luôn biến động (bền vững động),

hàm chứa không chỉ các nội dung về kinh tế mà còn Trách nhiệm xã hội đầy

đủ (Corporate Social Responsibiliti - CSR) của doanh nghiệp Trách nhiệm

xã hội đầy đủ (CSR) chính là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường

và xã hội, song lớn hơn xu hướng mới mong muốn tạo ra các sắc thái Văn hoá

doanh nghiệp Các sắc thái mới chứa đựng các nội dung đầy đủ hơn không chỉ

Trang 15

kinh tế, tạo ra giá trị riêng của doanh nghiệp và làm cho thương hiệu trở nên bềnvững Bền vững trước hết phải bắt nguồn từ trong ý thức, quyết định hành động

và ứng xử của mỗi doanh nghiệp và chính văn hoá doanh nghiệp tạo ra các giátrị gia tăng vô hình của doanh nghiệp trong nhiều trường hợp lớn hơn giá trị hữu

hình mà doanh nghiệp tạo ra Đó chính là cách tiếp cận cạnh tranh mới trong

một thế giới hội nhập và theo các chuẩn mực giá trị mới

Tiêu chí cuối cùng gắn với Chia sẻ cơ hội thực hiện công bằng xã hội đối

với các nhóm lợi ích, sao cho mọi người đều có quyền bình đẳng tiếp cận vàchia sẻ các thành quả CNH Trong tiêu chí này có thể thấy rằng lợi ích mà côngnghiệp có được là sự hy sinh những lợi ích khác cả về môi trường và xã hội.Chính vì vậy, công nghiệp cần phải tạo ra cơ hội nhằm lập lại công bằng đối vớicác nhóm lợi ích Công nghiệp trước hết có thể góp phần xoá đói, giảm nghèo,thu hẹp khoảng cách vùng miền, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị để tạo

cơ hội giải quyết các bất bình đẳng giới Xét đến cùng, PTBV chính là nhằm đếncon người và đạt được mức độ công bằng hơn trong chia sẻ phúc lợi xã hội đốivới con người Công nghiệp trong các lựa chọn của mình phải hướng đến haytạo ra các cơ hội để thực hiện công bằng xã hội đang đặt ra

Các vấn đề chính trị và an ninh được xem xét ở đây như là yếu tố không

thể thiếu của bền vững công nghiệp Xuất phát từ nhận thức rằng những thànhtựu phát triển đạt được hôm nay chính là nhờ sự ổn định chính trị và những giátrị lịch sử được thiết lập Ở Việt Nam, nhờ đạt được sự chấp thuận về chính trị

mà nền kinh tế mới hoà đồng được với thế giới và có chỗ đứng nhất định trên thịtrường Chính vì vậy, công nghiệp bên cạnh mục tiêu phát triển phải góp phầnvào ổn định chính trị, duy trì sự đoàn kết và tự do tín ngưỡng, bảo tồn bản sắcvăn hoá và các giá trị lịch sử Đó là tiêu chí cần phải cân nhắc để đạt được độbền vững trong cộng đồng và phù hợp với thể chế chính trị đặt ra

Tiếp thu có chọn lọc khái niệm PTBV và các khái niệm PTBV côngnghiệp đã có, tác giả đưa ra khái niệm PTBV công nghiệp như sau:

PTBV công nghiệp là sự phát triển của công nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển công

Trang 16

nghiệp trong tương lai, là sự phát triển kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh

tế, phát triển xã hội và BVMT trong quá trình sản xuất công nghiệp.

1.1.2 Nội dung và các tiêu chí phát triển bền vững công nghiệp

1.1.2.1 Phát triển bền vững công nghiệp về kinh tế

Nội dung

Trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước, công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu của nền kinh tế Do đó, công nghiệp phải tăng trưởng cao, liên tục và dài hạn.

Để đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng cao, liên tục và dài hạn,

đương nhiên, sự tăng trưởng cao như vậy phải là tăng trưởng của giá trị gia

tăng (VA) chứ không phải là tăng trưởng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp

(GO) bằng cách tăng nhanh các chi phí trung gian, như kiểu các ngành chếbiến sản phẩm thô hoặc gia công xuất khẩu

Tăng trưởng cao, liên tục và dài hạn của công nghiệp chỉ có thể thực

hiện được khi công nghiệp có năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao.

Hiệu quả sản xuất công nghiệp thể hiện ở phương thức tăng trưởng phải chủyếu dựa vào hiệu quả sử dụng các yếu tố nguồn lực và được thể hiện qua năngsuất tổng hợp các nhân tố TFP (total Factor Produtivity) Trong điều kiện nềnkinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng toàn diện và sâu sắc,thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao là phương thức

cơ bản để công nghiệp có thể duy trì sự tăng trưởng cao, liên tục, lâu dài vàđóng góp ngày càng cao vào sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước

Cơ cấu công nghiệp tạo sự PTBV của công nghiệp và thúc đẩy cơ cấu của nền kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH

Cơ cấu công nghiệp bền vững thể hiện ở một cơ cấu đa dạng nhưngthống nhất, có khả năng hỗ trợ tốt cho nhau nhằm khai thác được tiềm năng

và lợi thế của đất nước để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh tế.Tính đa dạng của cơ cấu bắt nguồn từ chỗ các nguồn lực cho sản xuất côngnghiệp là đa dạng, các sản phẩm công nghiệp đáp ứng nhu cầu muôn hìnhmuôn vẻ của sản xuất và đời sống là đa dạng, các qui trình và phương pháp

Trang 17

công nghệ trong sản xuất công nghiệp là đa dạng Vì vậy, một cơ cấu đơnđiệu không thể khai thác được các nguồn lực đa dạng, công nghệ đa dạng vàcác nhu cầu sản phẩm đa dạng Tuy nhiên, tính đa dạng của cơ cấu phải tạo ra

sự liên kết và hỗ trợ tốt cho nhau giữa các ngành công nghiệp chuyên mônhóa, chứ không phải là biệt lập, cô lập thậm chí đối lập nhau trong quá trìnhphát triển Phải tạo ra sự liên kết và hỗ trợ nhau giữa các ngành công nghiệpchuyên môn hóa (giữa công nghiệp thượng, trung, hạ nguồn, công nghiệp phùtrợ; giữa công nghiệp xuất khẩu với các sản phẩm và công nghệ nhập khẩu),giữa công nghiệp của các vùng và giữa công nghiệp của khu vực doanhnghiệp nhà nước với công nghiệp của khu vực dân doanh trong nước và khuvực có vốn đầu tư nước ngoài

Cốt lõi của cơ cấu công nghiệp hiện đại phải là sự phát triển của các

ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao và độ chế biến sâu, được hỗ

trợ bởi hệ thống đổi mới và nghiên cứu phát triển (R&D) có năng lực trở

thành động lực chính của tăng trưởng, quyết định nội dung về chất của cơcấu

Trong bối cảnh phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc bị thúcđẩy bởi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế công nghiệp Việt Nam mặc dù nhỏ

bé, song cũng phải xác định được chỗ đứng trong không gian chung và trở

thành một mắt xích quan trọng trong mạng lưới phân công quốc tế, từng bước

hướng đến các “phân đoạn quốc tế” ngày càng có lợi cho phát triển trong một

số lĩnh vực công nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo các xu hướng nói trên phải tạođiều kiện thúc đẩy chuyển cơ cấu nông nghiệp và dịch theo hướng CNH, HĐH

Tiêu chí

Từ những nội dung đã phân tích ở trên có thể đưa ra một số chỉ tiêu của

PTBV công nghiệp về kinh tế như sau:

- Tốc độ gia tăng của công nghiệp và đóng của nó vào tốc độ tăng củanền kinh tế

- Hiệu quả sản xuất thể hiện ở chỉ số VA (giá trị gia tăng)/GO (giá trịsản xuất công nghiệp) và chỉ số ICOR của công nghiệp

- Năng suất tổng hợp các nhân tố (TFP)

Trang 18

- Năng lực cạnh tranh của công nghiệp thể hiện ở năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp và tác động của công nghiệp đối vớinăng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ.

- Tỷ trọng đóng góp của công nghiệp vào GDP tỷ trọng xuất khẩu côngnghiệp/Tổng kim ngạch xuất khẩu, tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu có hàmlượng KHCN /tổng giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp

- Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu và xu hướng thay đổi của cơ cấu nội bộngành công nghiệp xét theo trình độ công nghệ, theo cấu trúc của các sảnphẩm công nghiệp, theo cơ cấu giữa các ngành thượng nguồn, trung nguồn và

hạ nguồn; cơ cấu phân bố theo vùng lãnh thổ

- Tác động thúc đẩy của công nghiệp đối với chuyển dịch cơ cấu nôngnghiệp và dịch vụ thể hiện qua thay đổi tỷ trọng của các lĩnh vực này/GDP

1.1.2.2 Phát triển bền vững công nghiệp về xã hội

Nội dung

Công nghiệp tạo ra việc làm ngày càng nhiều và thu nhập ngày càngtăng Hiện nay tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị khoảng 5% và tình trạng

dư thừa lao động trong nông nghiệp cũng ngày càng gia tăng đang tạo ra sức

ép rất lớn trong vấn đề giải quyết việc làm Việc gia tăng tình trạng dư thừalao động ở nước ta bị tác động bởi ba tác nhân chính:

Một là, tốc độ tăng dân số vẫn ở mức cao, ước tính đến giữa thế kỷ 21

dân số Việt Nam có thể đạt qui mô 130-140 triệu người, trong khi nước ta vốn

là một nước có diện tích nhỏ, dân số đông, diện tích đất nông nghiệp bìnhquân đầu người rất thấp

Hai là, nhu cầu đất cho xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã

hội và phát triển công nghiệp trong quá trình CNH ngày càng tăng, đã dẫnđến chuyển một bộ phận không nhỏ đất nông - lâm nghiệp thành đất phi nôngnghiệp, làm cho đất nông - lâm nghiệp càng bị giảm sút

Ba là, nhờ áp dụng hệ thống máy móc và những tiến bộ kỹ thuật trong

nông nghiệp làm cho năng suất lao động trong nông nghiệp tăng lên Chính vìthế, lực lượng lao động nông nghiệp của nước ta đang ở tình trạng dư thừa

Trang 19

tuyệt đối, chứ không chỉ là dư thừa lúc “nông nhàn” Để đảm bảo điều kiệnsống tối thiểu cho các hộ gia đình nông thôn, đặc biệt là ở vùng châu thổ sôngHồng và vùng Duyên hải miền Trung, người ta phải chia nhỏ đất đai nôngnghiệp cho các hộ gia đình và áp dụng chế độ hạn điền Song tình trạng nàytồn tại lâu dài nông nghiệp sẽ không thể tiếp tục phát triển Nếu như tích tụ vàtập trung ruộng đất để hình thành các trang trại qui mô lớn nhằm tăng hiệuquả kinh doanh trong nông nghiệp thì tình trạng dư thừa lao động tuyệt đối sẽgia tăng và càng trở thành vấn đề xã hội rất lớn Trong bối cảnh như vậy, pháttriển công nghiệp để thu hút lao động, đặc biệt là lao động dôi dư trong nôngnghiệp vừa có ý nghĩa nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động cho tăng

trưởng, vừa góp phần giải quyết vấn đề xã hội cấp bách là tạo việc làm, tăng thu

nhập cho người lao động và tích cực tham gia vào xóa đói giảm nghèo.

Công nghiệp góp phần giảm bớt khoảng thu nhập giữa thành thị vànông thôn và giữa các vùng miền Công nghiệp thường phát triển trên nhữngđịa bàn có vị trí địa lý, khả năng cung ứng các nguồn lực và hệ thống kết cấu

hạ tầng thuận lợi Những địa bàn như vậy thường là các KCN, đô thị Hệ quảtất yếu là tạo ra sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng kinh tế.Chênh lệch thu nhập giữa các vùng chủ yếu là chênh lệch giữa thành thị vànông thôn ngày càng doãng ra theo hướng bất lợi cho khu vực nông nghiệpnông thôn Phát triển công nghiệp như vậy xét về lâu dài là vừa không bềnvững về kinh tế, vừa không bền vững về xã hội, bởi lẽ những KCN - đô thịtập trung vừa đắt đỏ, tốn kém, vừa quá tải trong các hoạt động kinh tế, xã hội,môi trường Trong khi đó, khu vực nông thôn, nhất là ở những vùng sâu vùng

xa người dân vừa thiếu việc làm, thu nhập thấp, không được thụ hưởng cácđiều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng… nghĩa là ngày càng bị cách biệt lớn cả

về điều kiện, cũng như sự hưởng thụ thành quả của phát triển Vì thế, PTBV

công nghiệp cần phải tính đến khả năng đóng góp của công nghiệp vào việc giảm bớt khoảng cách thu nhập giữa các vùng Đây là điều không đơn giản,

song không có nghĩa là không có khả năng làm được nếu ngay từ đầu có được

Trang 20

nhận thức và có quan điểm chỉ đạo đúng đắn để không đầu tư thái quá tập trungvào một số vùng, đặc biệt là các khu vực đô thị.

Công nghiệp phát triển phải đồng thời bảo đảm được không làm tổnthất đến sản xuất nông nghiệp và lợi ích của nông dân

Giải quyết mối quan hệ công - nông nghiệp luôn luôn là vấn đề quantrọng trong phát triển kinh tế của một quốc gia Công nghiệp không thể coi làPTBV khi trong quá trình phát triển của mình nó không những không tạo rađược những điều kiện thuận lợi, mà còn gây ra những xung đột đối với sựphát triển nông nghiệp: nguồn vốn đầu tư lớn đổ vào công nghiệp trong khinông dân thiếu từng món tiền nhỏ; hệ thống kết cấu hạ tầng qui mô lớn đượcđầu tư mạnh mẽ cho công nghiệp trong khi hệ thống kết cấu hạ tầng trongnông nghiệp vừa xuống cấp vừa lỗi thời; những vùng đất nông nghiệp màu

mỡ bị lấy không thương tiếc cho công nghiệp, trong khi những người nôngdân canh tác trên những mảnh ruộng đó được “đền bù” với giá rẻ mạt để sau

đó họ làm gì để kiếm sống cũng không cần biết; KCN lan ra đến đâu ô nhiễmđến đó và tất cả lại là nông dân phải hứng chịu Phát triển công nghiệp nhưngngười nông dân dù với tư cách là người bán nguyên liệu nông - lâm - thủy sảncho các nhà máy công nghiệp chế biến, hay với tư cách là người mua các vật tưphục vụ nông nghiệp người nông dân đều bị chèn ép Đó là kiểu phát triển côngnghiệp trên cơ sở công nghiệp thôn tính nông nghiệp Phát triển dựa trên nềntảng ấy rốt cục công nghiệp cũng không thể tiến xa được, bởi lẽ an ninh lươngthực không đảm bảo, cơ sở nguyên liệu cho nông - lâm - thủy sản không đảmbảo, đời sống nông dân không được cải thiện, chênh lệch về thu nhập quá lớn vàngày càng khoét sâu lòng dân không yên sẽ gây ra bất ổn định… thì công nghiệpcũng mất đi cơ sở của phát triển Vì vậy, PTBV công nghiệp cả về kinh tế, xã

hội và môi trường đòi hỏi không được làm tổn thất đến phát triển nông nghiệp

và lợi ích của nông dân PTBV công nghiệp không được thôn tính nông nghiệp,

nông thôn và biến người nông dân thành không chỉ là kẻ ngoài cuộc, mà còn là

nạn nhân của phát triển công nghiệp Thay vào đó cần phải biết chia sẻ thành

Trang 21

quả của công nghiệp một cách công bằng cho các thành viên của xã hội xét cả trên các phương diện kinh tế - xã hội - môi trường.

Tiêu chí

Từ những phân tích trên đây, có thể đưa ra một số chỉ tiêu PTBV công

nghiệp về xã hội như sau:

- Chỉ tiêu tạo việc làm:

+ Số lượng việc làm trong lĩnh vực công nghiệp ngày càng tăng cả về

số lượng tuyệt đối và tỷ trọng

+ Thu hút lao động dôi từ khu vực nông nghiệp nông thôn trongCNH, HĐH

+ Thúc đẩy tạo việc làm trong lĩnh vực dịch vụ

- Nâng cao thu nhập và rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa các vùng, miền.+ Thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng

+ Thu nhập trong lĩnh vực công nghiệp ngày càng tăng

+ Thúc đẩy thu nhập của khu vực nông thôn và khu vực dịch vụ

+ Rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa các vùng, miền

- Không tổn hại đến sản xuất nông nghiệp

- Bảo đảm sức khoẻ và lợi ích của tiêu dùng

1.1.2.3 Phát triển bền vững công nghiệp về môi trường

Trang 22

xuất có giá trị gia tăng thấp thì hậu quả sẽ là khó mà duy trì được tốc độ tăngtrưởng giá trị gia tăng cao của công nghiệp trong dài hạn, trong khi hậu quảcủa cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường lại diễn ra nhanh chóng Sử dụngtiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên còn liên quan đến lựa chọn công nghệ sảnxuất của các ngành công nghiệp Công nghệ sản xuất lạc hậu, trong ngànhkhai thác sẽ không tận dụng được các tài nguyên hữu ích, trong ngành côngnghiệp chế biến sẽ tiêu hao một cách tốn kém lượng tài nguyên trên một đơn

vị sản phẩm Phát triển công nghiệp theo kiểu đó sẽ đem lại hậu quả kép rấtnặng nề: chi phí sản xuất công nghiệp cao làm giảm tính cạnh tranh và hiệuquả kinh tế, vừa phát thải lớn gây ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyênthiên nhiên Một nền công nghiệp phát triển như vậy không thể coi là PTBV

- Sản xuất công nghiệp phải đáp ứng giảm thiểu phát thải và ô nhiễmmôi trường từ các chất thải công nghiệp, kiểm soát được ô nhiễm và đảm bảonằm trong khả năng chịu tải của môi trường

Trước hết là lựa chọn các ngành công nghiệp và công nghệ sử dụng tiếtkiệm tài nguyên trong việc sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp để giảm phát

thải ra môi trường, công nghệ “thân thiện” với môi trường Bên cạnh đó, việc đảm bảo nằm trong khả năng chịu tải của môi trường gắn với vấn đề phân bố

sản xuất công nghiệp Phân bố sản xuất công nghiệp không tốt có thể dẫn đến

tình trạng là ngay cả khi tổng thể ô nhiễm môi trường có thể không lớn,nhưng cục bộ lại có những vùng ô nhiễm rất nặng nề vì nó vượt quá xa sứcchịu tải của môi trường Ngoài ra để giảm ô nhiễm môi trường còn phải tính

đến những ảnh hưởng liên ngành, liên vùng cũng như tính chất “quýt làm,

cam chịu” của ô nhiễm môi trường, dẫn đến tình hình những kẻ gây ô nhiễm

“phủi tay”, “bỏ chạy”, không bị xử lý khiến cho tình hình ô nhiễm càng trởnên nghiêm trọng hơn

Tiêu chí

Từ những phân tích ở trên có thể đưa ra những chỉ tiêu PTBV côngnghiệp về môi trường như sau:

- Mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu trên một đơn vị sản xuất công nghiệp

so với mức trung bình thế giới

Trang 23

- Mức tổn thát trong các hoạt động khai thác tài nguyên.

- Trình độ công nghệ của các ngành sản xuất công nghiệp

- Đáp ứng quy định tối đa cho phép của các chất phát thải công nghiệpđối với môi trường Cụ thể là các tiêu chuẩn về chất lượng không khí xungquanh và nước thải công nghiệp

- Số lượng các doanh nghiệp áp dụng ISO 14.000 (hệ thống QLCL môitrường), ISO 14.020 (nhãn sinh thái) và áp dụng mô hình SXSH

Trên đây là những nội dung cần phải đạt được trong PTBV côngnghiệp Việc tách ra PTBV công nghiệp về kinh tế - xã hội - môi trường chỉ làtương đối Trên thực tế có nhiều yếu tố của PTBV về kinh tế - xã hội - môitrường lồng ghép nhau PTBV công nghiệp về xã hội và môi trường định ranhững yêu cầu phải tính đến trong xây dựng chiến lược, qui hoạch (ngành vàvùng), kế hoạch và các chính sách kinh tế trong phát triển công nghiệp.Ngược lại, không có PTBV công nghiệp về kinh tế thì không thể có điều kiện

để giải quyết những vấn đề của xã hội và môi trường đặt ra Cũng không thểnào thực hiện chiến lược “tăng trưởng bằng 0” để giữ vững môi trường, khi

mà đất nước còn nghèo, đời sống nhân dân còn khó khăn Vả lại khi đời sốngnhân dân khó khăn thì cũng khó mà bảo vệ được môi trường Để thực hiệnPTBV công nghiệp việc hoạch định, đề ra chính sách và giải pháp để thựchiện là vô cùng quan trọng

1.2 VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG NGHIỆP

1.2.1 Vai trò của công nghiệp đối với phát triển bền vững

1.2.1.1 Vai trò của phát triển công nghiệp đối với PTBV về kinh tế

Sự phát triển của công nghiệp ảnh hưởng đến PTBV về kinh tế của đấtnước đuợc thể hiện qua các nội dung sau:

Một là, trong quá trình CNH đất nước, công nghiệp là ngành có đóng góp vượt trội vào tăng trưởng kinh tế so với các ngành khác, đặc biệt là so với nông nghiệp.

Trang 24

Đặc điểm của sản xuất công nghiệp là có đầu vào phong phú, đa dạngkhông bị ràng buộc chặt vào chỉ một số nguồn lực tự nhiên không thể thay thếđược như đối với sản xuất nông nghiệp, nhờ vậy, quy mô sản xuất công nghiệp

có điều kiện tăng nhanh hơn gấp bội so với nông nghiệp Mặt khác, các ngànhcông nghiệp cũng thường có năng suất lao động cao hơn do quy trình sản xuấtcông nghiệp có thể phân chia thành các công đoạn khác nhau để thực hiệnchuyên môn hoá sâu (sản xuất nông nghiệp không thể thực hiện được do tácđộng trực tiếp đến cơ thể sống: cây, con…) Nhờ đó, tổng cung trong côngnghiệp có điều kiện tăng nhanh Cùng với nó, khi nền kinh tế phát triển, thu nhậpbình quân đầu người tăng lên, thì tỷ trọng chi tiêu dành cho các sản phẩm côngnghiệp cũng tăng nhanh Vì thế, tổng cầu các sản phẩm công nghiệp tăng nhanh

Hai là, công nghiệp có vai trò to lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước theo hướng CNH, HĐH.

Công nghiệp tăng trưởng làm cho tỷ trọng của công nghiệp trong nềnkinh tế ngày càng gia tăng, trình độ phân công lao động xã hội và chuyên mônhoá sản xuất ngày càng trở nên sâu sắc, nhiều ngành nghề mới xuất hiện và tăngtrưởng nhanh, sự thay đổi về công nghệ cũng diễn ra thường xuyên hơn Nhữngthay đổi đó đã làm cho CNH, HĐH của đất nước ngày càng đạt trình độ cao hơn

Công nghiệp phát triển cũng có tác động tích cực đến sự phát triển củanông nghiệp và dịch vụ Một mặt, công nghiệp cung cấp các tư liệu sản xuấtvới quy mô ngày càng lớn, hiện đại và phong phú nhằm đáp ứng các nhu cầungày càng cao và đa dạng của nông nghiệp và dịch vụ Mặt khác, sự phát triểncủa công nghiệp tạo thị trường cho sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ Đồngthời, đòi hỏi nông nghiệp và dịch vụ phải thay đổi theo yêu cầu của sự pháttriển công nghiệp cả về quy mô và trình độ của phát triển, nghĩa là đòi hỏinông nghiệp và dịch vụ cũng phát triển theo

1.2.1.2 Vai trò của phát triển công nghiệp đối với phát triển bền vững về xã hội

Quá trình phát triển của công nghiệp ảnh hưởng đến PTBV về xã hộicủa đất nước thể hiện trên các mặt sau:

Trang 25

Một là, sự phát triển của công nghiệp tác động nâng cao năng suất lao

động trong nông nghiệp và tạo điều kiện để thu hút lực lượng lao động dưthừa trong nông nghiệp vào các ngành công nghiệp

Hai là, sự phát triển của công nghiệp gắn liền với quá trình đô thị hoá

và phân bố lại dân cư và lao động Việc phân bố lại được thực hiện theohướng: tỷ trọng dân cư và lao động khu vực nông thôn giảm dần, tỷ trọng dân

cư và lao động trong khu vực đô thị tăng dần; tỷ trọng lao động trong nôngnghiệp giảm dần và tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng dần

Ba là, phân bố công nghiệp trên không gian lãnh thổ một cách hợp lý

tạo điều kiện khai thác được tiềm năng, thế mạnh của từng vùng tạo điều kiệnphát triển kinh tế vùng Nhờ đó, việc huy động các nguồn lực tại chỗ, đặc biệt

là lực lượng lao động của vùng tham gia vào hoạt động kinh tế, đã tạo việclàm, tăng thu nhập, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng

1.2.1.3 Vai trò của phát triển công nghiệp đối với phát triển bền vững về môi trường

KHCN phát triển đã mang đến cho công nghiệp sản xuất ra những thiết

bị, sản phẩm, công nghệ tiết kiệm tài nguyên, thân thiện hơn với môi trường vàgóp phần xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường Tuy nhiên, công nghiệp cũng làngành gây ra phát thải nhiều nhất: phát thải từ một bộ phận của tài nguyên thiênnhiên không được sử dụng trong quá trình khai thác và chế biến các sản phẩmcông nghiệp; phát thải từ các sản phẩm công nghiệp được sử dụng trong cácngành nông nghiệp và dịch vụ; phát thải do con người tiêu dùng các sản phẩmcông nghiệp Mặt khác, do công nghiệp là ngành sản xuất có quy mô tiêu thụnguồn lực đầu vào rất lớn, nên mức độ phát thải cũng hết sức lớn và trong đóchứa đựng nhiều chất độc hại Như vậy, có thể nói công nghiệp là ngành có tácđộng tiêu cực lớn nhất đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường

Tóm lại, công nghiệp có sự ảnh hưởng lớn đến PTBV quốc gia trên tất

cả các mặt kinh tế - xã hội và môi trường Những tác động đó có thể là nhữngtác động tích cực hoặc tiêu cực Để phát huy tác động tích cực đến PTBV củanền kinh tế bản thân công nghiệp phải được PTBV và tạo điều kiện để cácngành kinh tế quốc dân khác PTBV

Trang 26

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững công nghiệp

1.2.2.1 Đặc điểm của sản xuất công nghiệp

Thứ nhất, công nghiệp là ngành sản xuất có điều kiện mở rộng quy mô

và đòi hỏi tiêu thụ nguồn lực đầu vào rất lớn.

Là ngành kinh tế có khả năng phát huy lợi thế kinh tế nhờ quy mô, vìvậy xu hướng chung là các doanh nghiệp đều muốn tận dụng tối đa đặc điểmnày để mang lại hiệu quả và lợi nhuận cao nhất Điều đó tạo điều kiện để thựchiện PTBV về kinh tế Tuy nhiên, do phải tiêu thụ một lượng nguyên, nhiênliệu khổng lồ, phát triển công nghiệp đòi hỏi phải khai thác tài nguyên rất lớngây ảnh hưởng không nhỏ đến PTBV về môi trường Đặc biệt, các ngànhcông nghiệp khai thác và chế biến các sản phẩm từ tài nguyên với trình độcông nghệ thấp thì mức độ ảnh hưởng đó lại càng lớn

Thứ hai, sản xuất công nghiệp đi liền với phát thải lớn

Sản xuất công nghiệp luôn luôn là một quá trình bao gồm hai mặt Mộtmặt, đó là quá trình khai thác và chế biến các nguồn tài nguyên thiên nhiên,mặt khác, đó cũng là quá trình phát thải Việc phát thải nảy sinh không chỉ từbản thân quá trình sản xuất công nghiệp, mà còn từ việc tiêu dùng các sảnphẩm công nghiệp

Qui mô và tính chất nguy hại của các loại rác thải phụ thuộc vào:

- Trình độ tập trung hóa của sản xuất công nghiệp Công nghiệp có qui

mô sản xuất càng lớn thì qui mô của phát thải càng lớn

- Đặc điểm của các ngành công nghiệp chuyên môn hóa trong việc khaithác, sử dụng và chế biến các loại tài nguyên thiên nhiên Những ngành sảnxuất công nghiệp thiên về sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhất lànhững ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm thô xuất khẩu sẽ có qui môphát thải lớn hơn các ngành công nghiệp có độ chế biến sâu hơn Tính chấtgây hại cho môi trường cũng rất khác nhau tùy thuộc vào các loại tài nguyênthiên nhiên mà ngành công nghiệp đó sử dụng

- Trình độ công nghệ trong sản xuất công nghiệp có ảnh hưởng rất lớnđến việc tiêu thụ nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng cũng như khả năng phátthải của sản xuất công nghiệp Nếu khai thác và sử dụng khối lượng tài nguyên

Trang 27

thiên nhiên lớn trong khi công nghệ khai thác và chế biến lạc hậu sẽ dẫn đếnhậu quả kép: tiêu hao tài nguyên thiên nhiên trong một đơn vị sản phẩm lớnlàm tăng chi phí sản xuất, gây lãng phí tài nguyên thiên nhiên và phát thải lớn.

- Tiêu dùng các sản phẩm công nghiệp cũng tạo ra lượng chất thải lớn

về bao bì (nhất là các loại bao nilông phải có thời gian hàng trăm năm mớiphân hủy được), về hóa chất (nhất là sơn và các chất tẩy rửa), nhiên liệu (nhất

là xăng dầu sử dụng trong giao thông vận tải) và các loại phế liệu khi các sảnphẩm công nghiệp (máy móc, thiết bị và các tiện nghi, đồ dùng gia đình…) bịloại bỏ khi đã hết thời hạn sử dụng

- Năng lực xử lý các chất thải và kiểm soát môi trường của các cơ sởsản xuất công nghiệp Nếu các cơ sở sản xuất công nghiệp không quan tâmđến xử lý các chất thải công nghiệp do chính mình là tác nhân gây ra sẽ làmcho qui mô và tính nguy hại của rác thải ngày càng lớn đối với môi trường,nhất là khi nó đã vượt quá giới hạn cho phép

Đặc điểm của tiêu hao nguyên liệu, năng lượng và phát thải trong công

nghiệp là vấn đề có ảnh hưởng ngoại ứng tiêu cực điển hình theo kiểu “kẻ ăn

ốc, người đổ vỏ” “quýt làm cam chịu” mang tính liên ngành, liên vùng và

đụng chạm đến lợi ích của nhiều bên Phát triển công nghiệp chế biến gỗ cóthể tác động trực tiếp đến sự tồn vong của các cánh rừng nhiệt đới là tác nhâncủa tình trạng lũ quét, lũ ống, tình trạng rửa trôi, xói mòn, thoái hóa đất, tìnhtrạng sa mạc hóa, hủy hoại tính đa dạng sinh học, sự thiếu bền vững và pháthuy hiệu quả của các công trình thủy lợi, thủy điện và đời sống cũng như điềukiện sống của những cư dân sống gắn với rừng

Thứ ba, công nghiệp có khả năng phân bố trên mọi vùng lãnh thổ

Các ngành công nghiệp do điều kiện sản xuất ít phụ thuộc vào điềukiện tự nhiên, nên có thể phân bố trên mọi vùng không gian lãnh thổ (ngoạitrừ các ngành công nghiệp khai khoáng đòi hỏi cần phải gắn liền với các mỏkhoáng sản được phân bố theo tự nhiên) Đây là điều kiện thuận lợi để trongqui hoạch phát triển công nghiệp có thể giải bài toán phát triển công nghiệpgắn với yêu cầu về hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường Xuất phát từ yêucầu hiệu quả kinh tế trong sản xuất công nghiệp (một số ngành công nghiệp

Trang 28

chế biến cần phải xây dựng nhà máy gần với cơ sở nguyên liệu, trong khi một

số cơ sở khác lại gắn với thị trường tiêu thụ…) và những yêu cầu xã hội và môitrường mà bài toán phân bố công nghiệp trên không gian lãnh thổ trong quihoạch phát triển kinh tế-xã hội của một quốc gia, địa phương và vùng lãnh thổ,cũng như qui hoạch phát triển một ngành công nghiệp chuyên môn hóa cụ thể

là rất cần thiết Qui hoạch không gian lãnh thổ trong sản xuất công nghiệpkhông hợp lý sẽ không tận dụng được không gian một cách hiệu quả nhằm giảiquyết nhu cầu đa dạng và lâu dài cho phát triển công nghiệp, trong khi lại làmgia tăng khoảng cách kinh tế - xã hội trong phát triển vùng Sai lệch trong phân

bổ công nghiệp theo vùng cũng tác động không nhỏ đến vấn đề ô nhiễm môitrường Những nơi tập trung công nghiệp và dân cư quá lớn tạo ra áp lực rấtlớn trong vấn đề giải quyết môi trường và hàng loạt vấn đề xã hội nảy sinh

Thứ tư, sản xuất công nghiệp là nơi nảy sinh nhiều vấn đề trực tiếp liên quan đến kinh tế - xã hội - môi trường; đến lợi ích kinh tế của nhiều bên: Chủ doanh nghiệp - Người lao động - Dân địa phương sống gần nơi doanh nghiệp đóng - Nhà nước

Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vừa là đơn vị kinh tế; vừa là đơn vị

xã hội tập trung một lực lượng lao động tương đối lớn (tùy theo qui mô doanhnghiệp); vừa là nơi sử dụng tài nguyên thiên nhiên và phát thải Mục tiêu tối

đa hóa lợi ích của chủ doanh nghiệp có thể gây ra cách nhìn nhận vấn đề vàcách giải quyết phiến diện không đúng với trách nhiệm pháp lý của mình đốivới người lao động (những vấn đề liên quan đến tiền lương và bảo hiểm xãhội, chế độ làm việc, điều kiện vệ sinh, sức khỏe và an toàn lao động, chế độnhà ở và các lợi ích chính đáng khác…); thiếu trách nhiệm xã hội trong vấn

để BVMT ảnh hưởng đến thu nhập và điều kiện sống của nhân dân địaphương, đến giữ gìn và bảo tồn giá trị văn hóa lịch sử của địa phương; thiếutrách nhiệm trong việc thực thi nghĩa vụ với nhà nước gây tổn hại nghiêmtrọng đến PTBV

1.2.2.2 Các chính sách nhằm thực hiện PTBV công nghiệp của đất nước và địa phương

Trang 29

Để tạo được môi trường thuận lợi, lôi kéo ngày càng nhiều doanh nhân,doanh nghiệp đầu tư kinh doanh phát triển công nghiệp nhất là tại các KCN trênđịa bàn của tỉnh, đòi hỏi cần phải hoàn thiện hệ thống chính sách, tạo mọi điều

kiện cần và đủ cho doanh nghiệp hoạt động Điều kiện nền tảng nhất là chính

sách thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút FDI vào các KCN

Một số nhóm chính sách quan trọng tác động lớn đến PTBV côngnghiệp hiện nay là:

Quy hoạch công nghiệp

Thứ nhất, quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm công nghiệp cần căn

cứ vào những tiền đề sau:

Căn cứ vào lợi thế so sánh của đất nước, đặc biệt là lợi thế so sánhđộng Có thể chia lợi thế so sánh ra làm 2 loại là: lợi thế sẵn (lợi thế tĩnh) vàlợi thế có thể tạo ra (lợi thế động)

Trong giai đoạn đầu thực hiện CNH việc khai thác nguồn lực sẵn có(lợi thế tĩnh) như: tài nguyên thiên nhiên, lao động phổ thông dồi dào…là mộtcăn cứ trong việc lập quy hoạch phát triển công nghiệp

Tuy nhiên, để PTBV công nghiệp, một quốc gia phải xây dựng quyhoạch công nghiệp kết hợp giữa lợi thế tĩnh và lợi thế động Trong đó, lợi thếđộng chủ yếu dựa vào nguồn nhân lực đã qua đào tạo, có tay nghề và năng lựcKHCN tiên tiến

Tận dụng được vị thế phân công lao động quốc tế trong bối cảnh toàncầu hoá kinh tế quốc tế Xu thế này vừa tạo ra những cơ hội vừa đặt ra tháchthức to lớn cho phát triển công nghiệp Bởi vì, trong điều kiện phân công quốc tếdiễn ra hết sức sâu sắc, các công ty xuyên quốc gia đã có mặt ở khắp mọi nơi,tạo điều kiện cho các nước đang phát triển như Việt Nam có thể vừa phát triểncác ngành công nghiệp dựa vào lợi thế sẵn có, vừa có thể thâm nhập vào một sốcông đoạn của các sản phẩm dựa vào lợi thế khoa học và công nghệ cao

Thứ hai, quy hoạch phân bổ không gian công nghiệp.

Căn cứ vào lợi thế về chính trị, địa lý, giao thông và nguồn cung cấpnguyên liệu Đặc biệt là đối với những ngành công nghiệp có mức tiêu thụđầu vào và sản phẩm đầu ra quy mô lớn Lợi thế này sẽ làm giảm đáng kể chiphí vận tải, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá

Trang 30

Căn cứ vào mức độ phát thải của ngành công nghiệp Để bảo đảm yêucầu của BVMT, đối với các ngành công nghiệp có mức độ phát thải lớn phải bốtrí vào các địa điểm có không gian rộng lớn, xa các trung tâm dân cư và đặc biệttránh các vị trí thượng nguồn của sông, biển và đầu hướng gió.

Căn cứ vào yêu cầu tạo việc làm, thu nhập và mục tiêu giảm mức độchênh lệch trình độ phát triển giữa các vùng miền Đối với các ngành côngnghiệp sử dụng nhiều lao động, nên bố trí ở các khu vực nông thôn; các ngànhdựa vào năng lực KHCN nên đặt ở các thành phố trung tâm

Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, quy hoạch phát triểnKCN là một biểu hiện cụ thể của sự kết hợp giữa quy hoạch ngành, sản phẩmcông nghiệp với quy hoạch phân bổ không gian công nghiệp Do đó, quy hoạchphát triển KCN, đáp ứng PTBV đòi hỏi phải kết hợp quy hoạch phát triển sảnphẩm, ngành công nghiệp với quy hoạch phân bổ không gian công nghiệp

Chính sách phát triển các nguồn lực

Để công nghiệp PTBV cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng của cácnguồn lực đầu vào Trong các nguồn lực đầu vào chủ yếu của sản xuất côngnghiệp, nguồn lực lao động và nguồn lực KHCN quyết định hiệu quả sử dụngcủa các nguồn lực khác Đối với Việt Nam nói chung, Nghệ An nói riêng đểthực hiện PTBV công nghiệp cần phải có nguồn nhân lực kỹ thuật cao vànguồn lực KHCN phát triển

Nguồn lực khoa học công nghệ: Trong phát triển công nghiệp, để

hướng tới sự PTBV, hơn bao giờ hết là phải tạo được nguồn nhân lực KHCN

có chất lượng chuyên môn hoá, khả năng tiếp cận tri thức nhân loại, nắm bắtnhanh công nghệ mới trong việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiếncủa thế giới Để thực hiện được cần tập trung một số nội dung sau:

- Thúc đẩy giải ngân nguồn vốn phát triển khoa học vì hiện nay việcgiải ngân còn thấp trong khi nhu cầu phát triển KHCN rất cần có vốn

- Có các biện pháp khuyến khích nhập khẩu công nghệ tiên tiến và hạnchế nhập khẩu công nghệ thấp tiến tới nền công nghiệp hiện đại là không chonhập khẩu công nghệ cũ, lạc hậu

Trang 31

- Xây dựng một số đơn vị KHCN có tầm ảnh hưởng trong khu vực, ví

dụ xây dựng một sàn giao dịch công nghệ, viện nghiên cứu về KHCN côngnghiệp, trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng để giải quyếtnhững khó khăn cho doanh nghiệp và các CSSX kinh doanh trong khu vựccũng như địa phương

- Làm tốt công tác tuyên truyền; nâng cao nhận thức về vai trò củaKHCN trong phát triển xã hội; tập trung đầu tư phát triển KHCN; xã hội hoáđầu tư cho KHCN; triển khai thực hiện tốt Nghị định 115 và Nghị định 80 củaChính phủ; tăng cường tư vấn, tham mưu cho lãnh đạo tỉnh về thẩm định côngnghệ các dự án đầu tư; phát triển số lượng và tăng cường quản lý các đơn vịkhoa học trên địa bàn để đạt kết quả cao hơn nữa

- Ban hành chính sách đào tạo nguồn nhân lực và thu hút cán bộ KHCNphục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tiến hành hợp tác với các địa phương trong

và ngoài khu vực cũng như các tổ chức khoa học trên thế giới, các trường Đạihọc Các hoạt động này chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả thiếtthực hơn góp phần nâng cao năng lực và chất lượng nguồn nhân lực KHCN

Chính sách thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước: Sự nghiệp CNH,

HĐH của nước ta hiện nay đòi hỏi phải có nhiều vốn Do đó, ngoài việc huyđộng các nguồn vốn trong nước, nhà nước cần tiếp tục tạo môi trường vĩ môthuận lợi để thu hút các nguồn vốn nước ngoài

Đặc biệt đối với Nghệ An là tỉnh nghèo, có lợi thế về tài nguyên thiênnhiên để phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến cần mộtlượng vốn lớn, đòi hỏi tỉnh phải có các chính sách cởi mở nhằm thu hút nguồnvốn đầu tư của các đơn vị, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài cũngnhư trong nước để phát triển kinh tế nói chung, công nghiệp nói riêng

Chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp sạch

Công nghiệp sạch - xu hướng tất yếu trong tiến trình phát triển kinh tế

nước ta Xu hướng PTBV, tăng trưởng kinh tế đi đôi với BVMT đang được

nhiều nước phát triển và đang phát triển đặc biệt quan tâm Trong bối cảnh

đó, các giải pháp mới như công nghệ sạch, SXSH, công nghiệp thân thiện với

Trang 32

môi trường,… ngày càng được nhiều quốc gia, nhiều tập đoàn kinh tế chútrọng, lựa chọn như một xu hướng tất yếu cho các chiến lược phát triển ngắnhạn và dài hạn của mình

Nhà nước cần có nhiều chính sách, giải pháp để hỗ trợ các doanhnghiệp phát triển công nghệ sạch Có thể sử dụng các giải pháp như: Hỗ trợnguồn vốn để tiến hành thực hiện các giải pháp SXSH tại doanh nghiệp Có

cơ chế khuyến khích, ưu tiên các doanh nghiệp SXSH Tuyên truyền, kêu gọicộng đồng doanh nghiệp tham gia nhiều hơn việc áp dụng công nghệ này.Nhà nước kiểm tra, giám sát, sớm nhân rộng mô hình bền vững và khenthưởng động viên kịp thời để có tác dụng lan toả

Chính sách tạo môi trường thuận lợi để công nghiệp tăng trưởng bền vững

Tạo môi trường pháp lý thuận lợi và tạo cơ hội bình đẳng cho mọi loạihình doanh nghiệp cạnh tranh một cách lành mạnh trên thị trường Đó là sựbình đẳng trong điều kiện gia nhập ngành, bình đẳng trong việc tiếp cận cácnguồn lực đầu vào, bình đẳng trong tiếp cận thị trường đầu ra của sản phẩm côngnghiệp; minh bạch và công khai những quy định và thay đổi của hệ thống phápluật, bảo đảm tính đồng bộ và thống nhất của hệ thống pháp luật

Tạo lập sự phát triển đồng bộ một số thị trường quan trọng đối với pháttriển công nghiệp Đó là thị trường hàng hóa, thị trường KHCN, thị trườngvốn, thị trường đất đai, thị trường lao động và đồng thời bảo đảm sự thốngnhất giữa các thị trường nói trên

Phát triển kết cấu hạ tầng, kỹ thuật theo hướng đồng bộ và hiện đại.Trên cơ sở quy hoạch công nghiệp, cần quy hoạch phát triển hệ thống giaothông liên lạc thuận lợi để giảm chi phí vận chuyển và tạo điều kiện cho sảnxuất công nghiệp chiếm lĩnh cơ hội thị trường

1.2.2.3 Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương

Thứ nhất, trình độ công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực Trình độ

công nghệ có vị trí hết sức quan trọng đối với PTBV công nghiệp của quốcgia, địa phương Bởi lẽ, trình độ công nghệ hiện đại, tạo điều kiện cho công

Trang 33

nghiệp có khả năng cạnh tranh cao, chi phí sản xuất thấp, giá trị gia tăng côngnghiệp cao, đáp ứng được nội dung PTBV công nghiệp về kinh tế.

Mặt khác, trình độ công nghệ cao hoặc sử dụng công nghệ thân thiệnmôi trường trong sản xuất công nghiệp thì việc tiêu hao tài nguyên thiênnhiên trên một đơn vị sản phẩm nhỏ, giảm thiểu phát thải ra môi trường

Bên cạnh đó, trình độ nguồn lực lao động có ảnh hưởng không nhỏ đếnchất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp côngnghiệp do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến PTBV công nghiệp

Thứ hai, về kết cấu hạ tầng Có thể nói, kết cấu hạ tầng có vai trò làm

nền móng cho các hoạt động đầu tư, nhất là các ngành sản xuất công nghiệp

có sử dụng công nghệ hiện đại Cơ sở hạ tầng tốt không chỉ đáp ứng được cácyêu cầu kỹ thuật, giảm giá thành của sản xuất công nghiệp mà còn hạn chế đượccác rủi ro cho doanh nghiệp Cơ sở hạ tầng bao gồm: hệ thống giao thông(đường, nhà ga, bến cảng, kho bãi ), điện, nước, thông tin, bưu điện

Thứ ba, các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ phục vụ kinh doanh

tại địa phương Một doanh nghiệp muốn hoạt động được thì ngoài những yếu

tố cơ bản như nguyên liệu, vật liệu chính còn phải sử dụng những hàng hoá vàdịch vụ do các doanh nghiệp khác cung ứng Trong điều kiện ngày nay, mức

độ chuyên môn hoá trong sản xuất kinh doanh ngày một tăng, dẫn tới sự phụthuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp ngày càng lớn Các ngành công nghiệpphụ trợ và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ kinh doanh là nhữngnhân tố tích cực tác động đến PTBV công nghiệp

Địa phương có ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ hỗ trợ kinh doanhthoả mãn được nhu cầu của các doanh nghiệp sẽ góp phần không nhỏ nâng caokhả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp Vì lẽ đó, địa phương cần quyhoạch và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cùng với việc thúc đẩy pháttriển các dịch vụ phục vụ kinh doanh để tạo điều kiện cho PTBV công nghiệp

1.2.2.4 Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển bền vững công nghiệp

Trang 34

Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới tạo điều kiện thu hút các nguồnlực đầu vào và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp Tácđộng đó sẽ giúp cho các quốc gia, địa phương chủ động chuyển dịch cơ cấukinh tế, rút ngắn khoảng cách phát triển và quá trình CNH, HĐH đất nước.Điều đó sẽ tạo điều kiện để công nghiệp có khả năng cạnh tranh trên thịtrường (kể cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài)

Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra những thách thứckhông nhỏ đối với PTBV công nghiệp Đó là, cạnh tranh về thị trường tiêuthụ sản phẩm công nghiệp diễn ra hết sức gay gắt, khả năng các công nghệthấp có thể di chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triểnnhư Việt Nam, dẫn đến, cạnh tranh của công nghiệp thấp, đồng thời, thu đượcgiá trị gia tăng thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu

Để tiếp tục phát triển ngành công nghiệp, trong điều kiện hội nhập nềnkinh tế khu vực và thế giới, trong thời gian tới ngành công nghiệp cần tăngcường hơn nữa công tác xúc tiến thương mại, tạo đà cho sản xuất và tăng sứccạnh tranh trên thị trường quốc tế

1.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG NGHIỆP

1.3.1 Kinh nghiệm phát triển bền vững công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng và là một trong 8tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng có mức tăng trưởng kinh tếcao, giao lưu kinh tế mạnh của cả nước

Về phát triển kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng14%, cao hơn tốc độ tăng trưởng của vùng đồng bằng Sông Hồng Cơ cấukinh tế có sự chuyển biến mạnh mẽ Tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng tới26,6% Ngành nông nghiệp vẫn tăng trưởng với mức bình quân 4,5%/năm,nhưng tỷ trọng của ngành này trong GDP giảm còn 26% Hiện nay, côngnghiệp Bắc Ninh đang phát triển theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, tăng tỷtrọng công nghiệp và dịch vụ Cùng với sự ra đời của các KCN tập trung; việc

Trang 35

xây dựng các KCN vừa và nhỏ, các KCN làng nghề đã thu hút được nhiềuvốn trong dân cư, nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển đã tạo nhiềuviệc làm tại chỗ, góp phần tăng xuất khẩu và chuyển dich cơ cấu kinh tế nôngthôn và liên kết công - nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất, xây dựngnông thôn mới kết cấu hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại, gắn với đô thịhoá, phát triển đa dạng ngành nghề [1].

Có thể thấy được những năm qua, Bắc Ninh đã tập trung vào thực hiệnnhững nội dung sau đây:

Thứ nhất, tỉnh đã quan tâm đẩy mạnh công tác quy hoạch và thu hút đầu

tư phát triển KCN tập trung Một trong những chính sách quan trọng để thu hútđầu tư phát triển công nghiệp là quy hoạch và đầu tư phát triển các KCN trên địabàn Bằng nguồn vốn ngân sách Bắc Ninh đã hỗ trợ vào công tác quy hoạch,thẩm định phê duyệt quy hoạch chung và chi tiết các KCN trên địa bàn; xâydựng quy hoạch tổng thể về các KCN làm cơ sở để xây dựng quy hoạch sử dụngđất trình Chính phủ phê duyệt Quy hoạch các KCN gắn với quy hoạch các khudân cư và dịch vụ với mục tiêu hình thành thực thể kinh tế - xã hội hoàn chỉnh,tạo sự PTBV, hoà nhập với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Thứ hai, Thực hiện tốt chính sách phát triển nguồn nhân lực Bắc Ninh

đã thực hiện chính sách ưu đãi, sử dụng, thu hút nhân tài với các mức hỗ trợ

cụ thể nhằm khuyến khích đội ngũ cán bộ học tập nâng cao trình độ và thu hútcác chuyên gia giỏi về công tác tại tỉnh Quy hoạch và xây dựng các khu nhà

ở, tạo điều kiện cho công nhân làm việc tốt; quan tâm đào tạo nghề, tổng sốlao động qua đào tạo hiện nay đạt 24,8%, cao hơn tỷ trọng bình quân của cáctỉnh thuộc khu vực đồng bằng Sông Hồng

Thứ Ba, tỉnh đã ban hành chính sách phát triển KHCN Trong những

năm qua, việc áp dụng KHCN đã có những đóng góp đáng kể vào sự pháttriển công nghiệp Bắc Ninh Các chính sách về KHCN tập trung vào hai lĩnhvực chính là đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng trong quản lý Đã có

8 dự án hỗ trợ các doanh nghiệp TTCN và làng nghề, đầu tư đổi mới côngnghệ, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, khôi phục và pháttriển nghề thủ công truyền thống, giải quyết việc làm cho người lao động

Trang 36

Đồng thời, đã hoàn thành việc triển khai áp dụng công nghệ thích hợp để xử

lý nước thải từ sản xuất, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường Có nhiềuhoạt động tư vấn, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ quyền sở hữutrí tuệ, hỗ trợ xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêuchuẩn quốc tế (ISO, HACCP, SA…) trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúpcác doanh nghiệp tiếp cận với các công cụ quản lý tiên tiến để nâng cao chấtlượng sản phẩm, từng bước tham gia cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ tư, tỉnh đã tiến hành chính sách điều chỉnh cơ cấu phát triển ngành

công nghiệp Nhằm mục tiêu hiện đại hóa công nghệ, phát triển các lĩnh vực

có hiệu quả và tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh đã đề ra một

số cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư để thu hút các ngành mới, công nghệcao, có chính sách ưu tiên phát triển 7 nhóm ngành chủ yếu: chế biến nôngsản, sản phẩm thuốc lá, dệt may, sản xuất đồ gỗ, sản xuất kim loại (không kểsản xuất máy móc, thiết bị), vật liệu xây dựng, giấy [1]

1.3.2 Kinh nghiệm phát triển bền vững công nghiệp của tỉnh Hải Dương

Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, lại có một hệ thống giao thôngthuận tiện (gồm đường bộ, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, đường sông, gầnsân bay quốc tế Nội Bài, Cát Bi và nằm trên trục giao thông Côn Minh (TrungQuốc) - Hà Nội - Quảng Ninh) cùng hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng đượcđầu tư hoàn thiện, Hải Dương đã và đang phát huy tiềm năng thế mạnh trongphát triển công nghiệp

Hải Dương đang chuyển mình từ một tỉnh nông nghiệp sang tỉnh côngnghiệp với tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm đạt hơn 10%, quy mô côngnghiệp hiện nay lớn gấp hai lần so với năm 2005 Với những chính sách thuhút đầu tư hiệu quả, sự năng động và chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Tỉnh ủy,UBND tỉnh đặc biệt là Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sự vào cuộc của nhiều cấpngành, trong những năm qua, Hải Dương đã trở thành một trong những tỉnhthu hút đầu tư lớn, với tổng vốn đầu tư lên đến 4 tỷ USD, tăng gấp 10 lần sovới giai đoạn 2000 - 2005 [37]

Trang 37

Giá trị sản xuất công nghiệp của Hải Dương luôn đạt tốc độ tăng trưởngcao, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp

và dịch vụ, tổng sản phẩm năm 2010 tăng gấp 2,3 lần so với năm 2005, vớimức tăng bình quân 9,8% Bên cạnh việc thu hút các nguồn vốn trong nướcthì đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đạt mức tăng trưởng hiệu quả Riêng năm

2009, Hải Dương thu hút mới được 213 triệu USD, nhưng các dự án đã đăng

ký vốn đầu tư thực hiện được 268,5 triệu USD Điều đáng nói là trong nhữngnăm qua, mặc dù kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, nhưngdoanh thu của các doanh nghiệp FDI vẫn đạt 1.438 triệu USD, tăng 26,8% sovới năm 2008 Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 204 dự án FDI còn hiệu lực của

23 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký 2.532 triệu USD [37]

Để phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, Hải Dương đã chútrọng thực hiện các giải pháp sau đây:

Thứ nhất, quan tâm, chú trọng làm tốt công tác quy hoạch Một trong

những điểm nổi bật của Hải Dương trong thời gian qua là đã hoàn chỉnh quyhoạch hệ thống KCN đến năm 2020, khẳng định sự phát triển công nghiệpbền vững trong tương lai Các KCN Đại An, Phúc Điền, Tân Trường, PhúThái, Cộng Hòa, Lai Vu đã đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng Vốnđầu tư xây dựng hạ tầng các KCN đến nay đạt 2.150 tỷ đồng Đã có 131 dự ánđầu tư vào 10 KCN với số vốn đăng ký khoảng 2 tỷ USD, thu hút gần 43.000lao động Công tác quy hoạch đồng bộ các KCN được lãnh đạo tỉnh đặc biệtchú trọng Quy hoạch đi trước một bước, không chỉ cụ thể hóa các chủtrương, chính sách, cụ thể hóa các kế hoạch phát triển kinh tế mà còn tạo điềukiện thuận lợi thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng và tỷ lệ lấp đầy cácKCN Bên cạnh việc hoàn thiện và nâng cấp kết cấu hạ tầng, Hải Dương tiếptục có chính sách ưu tiên, thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu,CCN đã được phê duyệt [37]

Thứ hai, tỉnh có nhiều quyết sách đúng đắn, hiệu quả Tỉnh đã đưa ra

những chính sách thu hút đầu tư hiệu quả Hải Dương luôn coi phát triển côngnghiệp là khâu đột phá nhằm tạo đà thúc đẩy sự phát triển kinh tế Vì vậy, bêncạnh việc rà soát, xây dựng các cơ chế chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư

Trang 38

phù hợp với luật mới, gắn liền với thực tế đặc thù của địa phương, tỉnh còntập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện giải quyếtnhanh gọn mọi thủ tục, không gây phiền hà cho nhà đầu tư, đồng thời thực hiệntriệt để, nhất quán chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu tư,sản xuất, kinh doanh Bên cạnh thu hút đầu tư nước ngoài, Hải Dương cònkhuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển mạnh các loại hình kinh

tế dân doanh Chính sách thu hút đầu tư đã khẳng định được hiệu quả và vai tròquan trọng trong phát triển công nghiệp, đồng thời đem lại hiệu quả trong pháttriển kinh tế - xã hội của tỉnh

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tỉnh còn đưa ranhững chính sách ưu đãi như tạo điều kiện và hỗ trợ thiết thực cho các doanhnghiệp đang có sản phẩm cạnh tranh được trên thị trường tiếp tục đầu tư mởrộng và phát triển Đồng thời, những vướng mắc phát sinh của doanh nghiệpđược tỉnh quan tâm chỉ đạo, giải quyết kịp thời

Thứ ba, thực hiện PTBV công nghiệp không phải bằng mọi giá Mặc dù

phát triển nhanh và thu hút lớn nhà đầu tư trong nước và nước ngoài nhưng quanđiểm của tỉnh Hải Dương rất rõ ràng không phát triển công nghiệp bằng mọi giá,không phát triển quá nhanh mà thiếu bền vững Vì vậy, trong những năm qua, vấn

đề PTBV, phát triển có chiều sâu đã được đặt ra là:

- Bằng việc thu hút có chọn lọc các dự án có hàm lượng công nghệ vàgiá trị gia tăng cao, không gây ô nhiễm môi trường, dự án có quy mô lớn,trình độ công nghệ hiện đại, ưu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu và lao độngtại chỗ sẽ được ưu tiên đầu tư

- Vấn đề tái định cư và sử dụng lao động tại chỗ được tỉnh đặc biệtquan tâm Bên cạnh việc tái định cư, bồi thường giải phóng mặt bằng theođúng quy định, tỉnh còn hỗ trợ, đào tạo lao động tại chỗ, đặc biệt ưu tiên laođộng trong gia đình bị thu hồi đất vào lao động tại các KCN, giúp người dânđịa phương thực sự yên tâm

1.3.3 Bài học rút ra cho phát triển bền vững công nghiệp Nghệ An

Trang 39

Nghệ An hiện nay vẫn là một tỉnh nghèo của cả nước Một tỉnh pháttriển đi lên từ nông nghiệp Có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, tàinguyên, khoáng sản có trữ lượng khá lớn, dân số đông, song là tỉnh khôngmấy thuận lợi về điều kiện thiên nhiên Hàng năm phải hứng chịu thời tiếtnắng nóng (gió Lào), khô hạn, mua, lũ, bão thường xuyên xẩy ra gây mất ổnđịnh tình hình sản xuất kinh doanh và gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các tỉnh trên, mặc dầu không thể ápdụng nguyên mô hình của các tỉnh này, nhưng qua đó, Nghệ An có thể rút ramột số kinh nghiệm cho PTBV công nghiệp trên địa bàn tỉnh như sau:

Thứ nhất, tạo môi trường để thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp

mà tỉnh có nhiều lợi thế Đổi mới tư duy, chỉ đạo xuyên suốt đồng bộ các sở,ngành liên quan giải quyết nhanh, hiệu quả các thủ tục hành chính liên quanđến các dự án đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài Có cơ chế chính sách khuyếnkhích các doanh nghiệp như: miễn giảm chi phí san lấp mặt bằng, một sốkhoản thuế trong 2 đến 3 năm đầu hoạt động, phối hợp địa phương để giảiquyết nhanh thủ tục giải toả, đền bù

Thứ hai, coi trọng công tác quy hoạch các KCN, CCN cần được rà soát,

tiến hành bổ sung quy hoạch Theo đó, tỉnh cần hoàn thiện hệ thống hạ tầng

kỹ thuật Có biện pháp chỉ đạo các ban, ngành nhằm tháo gỡ những khó khănvướng mắc trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tạo môi trường, cácđiều để thu hút, khuyến khích các dự án vào đầu tư

Với lợi thế có nguồn lao động dồi dào, tỉnh cần quy hoạch chi tiết cácngành sản xuất có lợi thế như: sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu; dệt may,quy hoạch phát triển ngành nghề TTCN và làng nghề ở nông thôn

Quy hoạch các ngành công nghiệp mũi nhọn như: công nghiệp chếbiến, khai thác (chế biến gỗ dăm, hải sản đông lạnh, sữa, bia, đồ uống giảikhát, rượu, khai thác thiếc, đá bazan…)

Trang 40

Công tác quy hoạch cần phải được tính toán sao cho phù hợp với điềukiện kết cấu hạ tầng và phải gắn với vùng sản xuất nguyên liệu Các KCN,CCN tập trung và phát triển gắn với làng nghề TTCN.

Thứ ba, chú ý phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng cho PTBV công

nghiệp Với lợi thế tỉnh đông dân, có lực lượng lao động hàng năm lớn, tỉnhcần khai thác, có kế hoạch đào tạo đội ngũ lao động với chất lượng cao, đồngđều Đảm bảo cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả để cung cấp đủ nguồn laođộng cho các giai đoạn phát triển công nghiệp đến 2020

Hàng năm có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo lại tay nghề cũng như nângcao kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý sản xuất kinh doanh, tiếp thu khoahọc - kỹ thuật, công nghệ mới cho đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt là cácdoanh nhân trong ngành công nghiệp

Quan tâm, đẩy mạnh các giải pháp đưa nghề đến tay người lao độnggóp phần xã hội hoá công tác đào tạo nghề, dạy nghề, truyền nghề, bồi dưỡng,nâng cao tay nghề cho người lao động một cách sâu rộng và toàn diện; có kếhoạch xây dựng đào tạo và tăng cường đầu tư trang thiết bị dạy nghề cho cáctrường, gắn đào tạo của trường với nhu cầu của các doanh nghiệp

Thứ tư, tăng cường sử dụng các công cụ tài chính BVMT cho công

nghiệp PTBV

- Đầu tư cho công tác BVMT Để làm điều này, tỉnh cần chú trọng cácbiện pháp kiểm tra, kiểm soát các dự án gây ô nhiễm môi trường, sử dụngcông nghệ lạc hậu…có cơ chế xử phạt nghiêm minh, công khai rõ ràng

- Yêu cầu các doanh nghiệp phải có biện pháp BVMT: báo cáo tácđộng môi trường hàng năm, ký quỹ môi trường, có giải pháp về kinh phí đầu

tư trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật,đặc biệt là kỹ thuật xử lý môi trường trong sản xuất công nghiệp

Ngày đăng: 15/10/2020, 23:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hà Huy Bắc (2006), Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường ở Vĩnh Phúc, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Huy Bắc (2006)", Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường ởVĩnh Phúc
Tác giả: Hà Huy Bắc
Năm: 2006
2. Bộ Chính trị (1998), Tăng cường công tác Bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH, Chỉ thị số 36 - CT/TW Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Chính trị (1998), "Tăng cường công tác Bảo vệ môi trường trong thờikỳ CNH, HĐH
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 1998
3. Bộ Công nghiệp (2006), Toàn cảnh công nghiệp Việt Nam triển vọng đến 2020. Nxb Thanh Niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Công nghiệp (2006), "Toàn cảnh công nghiệp Việt Nam triển vọng đến2020
Tác giả: Bộ Công nghiệp
Nhà XB: Nxb Thanh Niên
Năm: 2006
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Tài liệu tập huấn Xây dựng kế hoạch phát triển bền vững trong ngành kế hoạch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005)
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2005
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Chính sách công nghiệp theo định hướng phát triển bền vững. Dự án hỗ trợ và xây dựng chương trình nghị sự 21 Quốc gia của Việt Nam. VIE/01/021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), "Chính sách công nghiệp theo định hướngphát triển bền vững
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2005
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Ảnh hưởng của chính sách phát triển các khu công nghiệp tới phát triển bền vững ở Việt Nam; Dự án “ Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21 Quốc gia của Việt Nam” VIE/01/021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), "Ảnh hưởng của chính sách phát triển cáckhu công nghiệp tới phát triển bền vững ở Việt Nam"; Dự án “ Hỗ trợxây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21 Quốc gia của ViệtNam
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2006
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Chính sách phát triển bền vững ở Việt Nam; Dự án “Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21 Quốc gia của Việt Nam” VIE/02/021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), "Chính sách phát triển bền vững ở ViệtNam"; Dự án “Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21Quốc gia của Việt Nam
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2006
8. Bộ Thương mại - Viện Nghiên cứu thương mại - Trung tâm tư vấn và đào tạo kinh tế thương mại (1998), Thương mại - môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Thương mại - Viện Nghiên cứu thương mại - Trung tâm tư vấn và đàotạo kinh tế thương mại (1998)
Tác giả: Bộ Thương mại - Viện Nghiên cứu thương mại - Trung tâm tư vấn và đào tạo kinh tế thương mại
Năm: 1998
9. Bộ Thương mại (1999), Chiến lược công nghiệp Việt Nam nhìn nhận trong tiến trình gia nhập WTO Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Thương mại (1999)
Tác giả: Bộ Thương mại
Năm: 1999
11. GS.TS. Trần Văn Chử (2004), Tài nguyên thiên nhiên môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: GS.TS. Trần Văn Chử (2004), "Tài nguyên thiên nhiên môi trường vàphát triển bền vững ở Việt Nam
Tác giả: GS.TS. Trần Văn Chử
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
12. Đinh Hoàng Dũng (2008), Phát triển khu công nghiệp Tỉnh Bắc Ninh theo hướng bền vững, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đinh Hoàng Dũng (2008), "Phát triển khu công nghiệp Tỉnh Bắc Ninhtheo hướng bền vững
Tác giả: Đinh Hoàng Dũng
Năm: 2008
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), "Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốclần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), "Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốclần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
15. PTS. Đỗ Đức Định (1999), Một số vấn đề chiến lược CNH, HĐH và lý thuyết phát triển, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: PTS. Đỗ Đức Định (1999), "Một số vấn đề chiến lược CNH, HĐH và lýthuyết phát triển
Tác giả: PTS. Đỗ Đức Định
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 1999
16. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Giáo trình quản lý kinh tế, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2006), "Giáo trình quản lýkinh tế
Tác giả: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
Năm: 2006
17. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2007), Giáo trình kinh tế học phát triển, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2007), "Giáo trình kinh tế họcphát triển
Tác giả: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
Năm: 2007
18. Học viện Tài chính (2004), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nxb Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học viện Tài chính (2004), "Giáo trình Kinh tế phát triển
Tác giả: Học viện Tài chính
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2004
19. Học viện Tài chính (2005), Giáo trình kinh tế học vĩ mô, Nxb Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học viện Tài chính (2005), "Giáo trình kinh tế học vĩ mô
Tác giả: Học viện Tài chính
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2005
21. TS. Nguyễn Thị Hường (2008), Chính sách thương mại và công nghiệp nhằm phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: TS. Nguyễn Thị Hường (2008), "Chính sách thương mại và công nghiệpnhằm phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam
Tác giả: TS. Nguyễn Thị Hường
Năm: 2008
22. TS. Nguyễn Thị Hường (5-2009), “Phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam: thành tựu, hạn chế và một số đề xuất chính sách, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (372), tr.17 - tr.27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: TS. Nguyễn Thị Hường (5-2009), “Phát triển bền vững công nghiệp ViệtNam: thành tựu, hạn chế và một số đề xuất chính sách, "Tạp chíNghiên cứu Kinh tế

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w