1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tây hồ tài chính và ngân hàng

120 21 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 183,93 KB

Nội dung

Trong đó: Theo Điều 4, khoản 12 quy định “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-LƯƠNG QUỲNH ANH

HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TÂY HỒ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Hà Nội – 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-LƯƠNG QUỲNH ANH

HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TÂY HỒ

Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng

Mã số: 60 34 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN THỊ VÂN ANH

Hà Nội – 2014

Trang 3

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Tài chínhngân hàng, khoa Sau Đại học đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kiến thức vànhững kinh nghiệm quý báu cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Chi nhánhNHNo&PTNT Tây Hồ, Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ đã tạo điều kiện chotôi tham gia khóa học và thu thập số liệu cho luận văn Xin chân thành cảmơn!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánhNHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ” là công trình nghiên cứu củabản thân, được xuất phát nhu cầu thực tế phát sinh trong công việc để hìnhthành định hướng nghiên cứu Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn làtrung thực và chưa từng được công bố trên bất kỳ một công trình nghiên cứunào trước đây./

Hà Nội, Năm 2014

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT i

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ iii

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Kết cấu của luận văn 7

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 8

1.1 Huy động vốn của NHTM 8

1.1.1.Khái niệm NHTM 8

1.1.2 Vai trò của nghiệp vụ huy động vốn 9

1.1.3 Các hình thức huy động vốn 12

1.2 Hiệu quả huy động vốn của NHTM 16

1.2.1 Quan niệm về hiệu quả huy động vốn: 16

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn 17

1.2.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hiệu quả huy động vốn 19

1.3 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả huy động vốn 22

1.3.1 Kinh nghiệm nâng cao huy động vốn của một số NHTM nước ngoài .22 1.3.2 Kinh nghiệm huy động vốn của một số NHTM Việt Nam 25

1.3.3 Các bài học kinh nghiệm 27

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT TÂY HỒ 29

2.1 Khái quát quá trình hình thành và hoạt động của CN Tây Hồ 29

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 29

Trang 6

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Tây Hồ 29

2.1.3 Khái quát hoạt động kinh doanh Chi nhánh Tây Hồ 31

2.2 Thực trạng huy động vốn tại Chi nhánh Tây Hồ 37

2.2.1 Các hình thức huy động vốn 38

2.2.2 Quy mô và cơ cấu vốn huy động 40

2.3 Hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh Tây Hồ 48

2.3.1 Chỉ tiêu trực tiếp phản ánh hiệu quả huy động vốn 48

2.3.2 Các chỉ tiêu gián tiếp phản ánh hiệu quả huy động vốn 51

2.3.3 So sánh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ với các ngân hàng khác 59

2.4 Đánh giá chung hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh Tây Hồ 65

2.4.1 Kết quả đạt được 65

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 66

2.4.2.1 Hạn chế 66

CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT TÂY HỒ 72

3.1 Phương hướng nâng cao hiệu quả huy động vốn tại CN Tây Hồ 72

3.1.1 Định hướng kinh doanh 72

3.1.2 Phương hướng nâng cao hiệu quả huy động vốn 72

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại CN Tây Hồ 73

3.2.1 Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ 73

3.2.2 Hoạt động tiếp thị, quảng cáo 79

3.2.3 Phát triển sản phẩm dịch vụ, đa dạng hóa đối tượng khách hàng 83

3.2.4 Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ ngân hàng 86

3.2.5 Nâng cao hiệu quả công tác giao khoán huy động vốn 88

3.3 Một số đề xuất kiến nghị 90

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 90

3.3.2 Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam 91

KẾT LUẬN 94

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT Ký hiệu Nguyên nghĩa

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

2 Bảng 2.2 Kết quả tài chính tại Chi nhánh Tây Hồ 48

3 Bảng 2.3 NVHĐ bình quân của 01 cán bộ Chi nhánh Tây 49

Hồ và NHNo&PTNT Việt Nam

4 Bảng 2.4 Kết quả huy động vốn theo các hình thức huy 50

động tại Chi nhánh Tây Hồ

5 Bảng 2.5 Quy mô và cơ cấu vốn huy động của CN Tây Hồ 55

6 Bảng 2.6 Lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động tại Chi 68

nhánh Tây Hồ

7 Bảng 2.7 Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động tại 70

Chi nhánh Tây Hồ

8 Bảng 2.8 Chi phí huy động vốn bình quân tại CN Tây Hồ 71

9 Bảng 2.9 Cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn theo kỳ 74

hạn tại Chi nhánh Tây Hồ

10 Bảng 2.10 Cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn theo loại 76

tiền tệ tại Chi nhánh Tây Hồ

11 Bảng 2.11 Lãi ròng cho vay, đầu tư bình quân/lao động tại 78

Chi nhánh Tây Hồ

So sánh các chỉ tiêu tại Chi nhánh NHNo&PTNT

12 Bảng 2.12 Tây Hồ với Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng 80

Quốc Việt

Trang 10

ii

Trang 11

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ

4 Biểu đồ 2.3 Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng 59

tại CN Tây Hồ

5 Biểu đồ 2.4

Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền tệ 61

6 Biểu đồ 2.5 Tương quan giữa nguồn vốn và dư nợ theo 75

thời gian

7 Biểu đồ 2.6 Tương quan giữa nguồn vốn và dư nợ theo 77

loại tiền tệ

Trang 12

iii

Trang 13

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Vốn luôn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạtđộng kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, đồng thời vốn cũng là cơ sở nềntảng để tổ chức mọi hoạt động trong nền kinh tế Nếu như không có vốn thìkhông thể thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội của Nhà nước nóichung, cũng như các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng Mộtđất nước có tiềm lực vốn mạnh sẽ tạo đà phát triển kinh tế bền vững

Trong nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hội nhập hiện nay thì hoạtđộng ngân hàng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, vì nó có vai trò cung cấpmột phần nguồn vốn cho nền kinh tế thông qua hoạt động truyền thống làhuy động vốn (HĐV) Hoạt động HĐV của ngân hàng đã góp phần khôngnhỏ trong việc thu hút được một lượng vốn lớn, nhàn rỗi trong nền kinh tế đểcho các tổ chức, cá nhân vay vốn, thực hiện tái đầu tư thúc đẩy nền kinh tếphát triển

Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế và hệ thống Ngân hàngthương mại (NHTM), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ViệtNam (NHNo&PTNT Việt Nam) cũng đã không ngừng phát triển và ngàycàng khẳng định mình là một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế.NHNo&PTNT Việt Nam là một trong các ngân hàng có mạng lưới rộngkhắp tới tất cả các tỉnh thành, quận huyện trong cả nước và được biết đến làngân hàng lớn về quy mô vốn Với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời,mọi biến đổi trong quá trình hoạt động luôn gắn liền với sự thăng trầm củalịch sử đất nước, NHNo&PTNT Việt Nam luôn được coi là một trong cácngân hàng có uy tín hàng đầu tại Việt Nam hoạt động hướng tới mục tiêu trở

Trang 14

thành một ngân hàng hiện đại “Tăng trưởng- An toàn- Hiệu quả- Bền vững”

và giữ vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn ViệtNam Bằng lượng vốn huy động được trong xã hội thông qua nghiệp vụHĐV, NHNo&PTNT Việt Nam đã cung cấp một lượng vốn lớn cho mọihoạt động kinh tế, đáp ứng các nhu cầu vốn một cách nhanh chóng, kịp thờicho quá trình tái sản xuất góp phần cho hoạt động sản xuất kinh doanh củacác thành phần trong nền kinh tế được diễn ra một cách thuận lợi

Là một bộ phận cấu thành trong guồng máy của hệ thống ngân hàng,Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ (CN Tây Hồ) đã góp phần vào sự pháttriển nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống NHNo&PTNT Việt Namnói riêng CN Tây Hồ mới thành lập năm 2008 Trong giai đoạn kinh tế cónhiều biến động, nguồn vốn càng trở nên quan trọng vì nó quyết định đến sựtồn tại và phát triển của CN Chính vì vậy trong giai đoạn hiện nay CN Tây

Hồ vẫn luôn đặt công tác HĐV là mục tiêu hoạt động cơ bản Ở đâu và khinào có cơ hội thì ở đó có ngân hàng, do vậy công tác HĐV tại CN đã gặt háiđược những kết quả khả quan góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh vàđảm bảo đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của CN Tuy nhiên, vẫn cònmột số tồn tại trong công tác HĐV mà CN cần khắc phục

Công tác HĐV luôn là một bài toán khó đặt ra cho các NHTM Đốivới CN Tây Hồ cũng vậy, câu hỏi lớn được đặt ra là: Làm thế nào để có thểtăng nguồn vốn huy động (NVHĐ) tạo đà cho CN phát triển bền vững, đápứng nhu cầu vốn ngày càng nhiều cho tăng trưởng kinh tế? Để công tácHĐV tại CN Tây Hồ phát huy hiệu quả đúng với tiềm năng thì rất cần sựphân tích và đánh giá thường xuyên Dựa trên thực tế tình hình HĐV tại CN,tìm ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: Giải pháp thiết thực nào cần đưa ra

để nâng cao hiệu quả hoạt động HĐV tại CN Tây Hồ?

Trang 15

Hơn nữa, chương trình thạc sỹ Tài chính và ngân hàng do trường Đạihọc Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cung cấp các kiến thức chuyên sâu

về lĩnh vực tài chính ngân hàng thông qua 14 môn học của chương trình, với

sự tham gia giảng dạy của các giáo sư, tiến sỹ Cùng với kinh nghiệm sauthời gian làm việc tại CN Tây Hồ, tác giả đã nhận thức rõ ràng hơn về tầmquan trọng của công tác HĐV tại NHTM nói chung và CN Tây Hồ nói riêng.Dưới sự hướng dẫn của TS Trần Thị Vân Anh, giảng viên trường ĐH Kinh

tế - ĐHQG Hà Nội tác giả lựa chọn đề tài: “Hiệu quả huy động vốn tại Chi

nhánh NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ” làm đề tài nghiên

cứu cho luận văn thạc sỹ của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Hiện nay nước ta đã có rất nhiều các tác giả nghiên cứu về các vấn đềliên quan đến hiệu quả HĐV tại các NHTM Trong các công trình nghiêncứu hầu hết các tác giả đều đã nêu lên được thực trạng HĐV tại các ngânhàng trong một số giai đoạn và đồng thời cũng đưa ra các biện pháp nhằmnâng cao hiệu quả HĐV tại hệ thống NHTM nói chung và tại các ngân hàng

là đối tượng nghiên cứu nói riêng Sau đây là một số công trình nghiên cứu:

+ “Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần nhà

Hà Nội- Habubank” của thạc sỹ Đỗ Thị Ngọc Trang bảo vệ năm 2011 tại Trường Đại học Kinh Tế.

Trong cuốn luận văn trên, tác giả đã tiến hành hệ thống hóa những vấn

đề lý luận cơ bản về hiệu quả huy động vốn của NHTM và nêu ra các nhân

tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn Phân tích đánh giá hiệuquả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội giai đoạn 2008 đến6/2011, qua đó tổng kết thực tiễn, những mặt hạn chế về hiệu quả hoạt độnghuy động vốn tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội Thông qua bài luận văn tácgiả đã giúp ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội có cái nhìn tổng quát về thực

Trang 16

trạng hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng đồng thời có các giảipháp thiết thực giúp Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội nâng cao được hiệu quảhuy động vốn trong các năm tiếp theo, góp phần nâng cao vị thế của ngânhàng.

+ “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại

cổ phần ngoại thương Việt Nam- chi nhánh Quy Nhơn” của thạc sỹ Nguyễn Thị Phượng bảo vệ năm 2012 tại trường Đại học Đà Nẵng.

Trong cuốn luận văn này tác giả đã đưa ra những cách tiếp cận mớivới công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thươngViệt Nam- chi nhánh Quy Nhơn (VCB Quy Nhơn) Luận văn đã đề cập đếnhoạt động huy động vốn của NHTM, cơ cấu nguồn vốn, các hình thức huyđộng vốn, vai trò và các tiêu chí đánh giá hoạt động huy động vốn Đồngthời nêu rõ thực trạng huy động vốn tại VCB Quy Nhơn từ năm 2009- 2011.Phân tích thực trạng nguồn vốn huy động của VCB Quy Nhơn về cả sốlượng, cơ cấu, giá cả trong mối quan hệ với công tác sử dụng vốn Từ đótìm được các giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực huy động vốn tại chinhánh góp phần cải thiện về quy mô, cơ cấu, kỳ hạn phục vụ tốt hơn chocông tác sử dụng vốn tại VCB Quy Nhơn

+ “Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng liên doanh Shinhan Vina” của tác giả Đinh Văn Thiện bảo vệ năm 2012 tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

Là bài luận văn đầu tiên nghiên cứu về hoạt động huy động vốn củangân hàng Liên doanh Shinhan Vina (SVB), ngân hàng liên doanh giữaNgân hàng Shinhan, Hàn Quốc và Ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam nên luận văn có những khác biệt so với các luận văn cùng đề tài Tácgiả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động của NHTM,hoạt động huy động vốn của NHTM, giới thiệu tổng quan về SVB, cung cấp

Trang 17

các số liệu phản ánh thực trạng huy động vốn tại SVB trong giai đoạn từnăm 2008- 2011 Luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng hoạtđộng huy động vốn của SVB nhằm mục đích tìm ra những vấn đề tồn tại, cácđiểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với hoạt động huy động vốn.

Từ đó đề xuất những giải pháp khả thi và kiến nghị thiết thực để đẩy mạnhhoạt động huy động vốn của SVB giúp Ban lãnh đạo của SVB hiểu rõ hơn

về thực trạng huy động vốn của ngân hàng đồng thời đưa ra năm giải pháp

cơ bản để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của SVB Bên cạnh đó nhữngphần đề xuất và kiến nghị của tác giả còn có tính thực tiễn cao cho tất cả cácNHTM

Do cùng nghiên cứu về mảng huy động vốn của NHTM nên cuốn luậnvăn này so với những luận văn nói trên có những mặt tương đồng nhưngcũng có nhiều điểm khác biệt Cụ thể:

Luận văn đi sâu phân tích thực trạng huy động vốn tại CN Tây Hồtrong giai đoạn từ 2011- 2013, bên cạnh đó luận văn còn gắn thêm phần sosánh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn của CN Tây Hồ với cácngân hàng khác để làm nổi bật các ưu, nhược điểm, hạn chế và nguyên nhânhạn chế trong công tác huy động vốn tại chi nhánh Xuất phát từ nhu cầuthực tế luận văn đã tìm tòi, đề xuất ra các giải pháp nâng cao hiệu quả huyđộng vốn mới, phù hợp với tình hình kinh doanh tại CN Tây Hồ

Trong mỗi giai đoạn khác nhau thì mỗi ngân hàng khác nhau lại cónhững chiến lược kinh doanh của riêng mình để phù hợp với tình hình pháttriển kinh tế trên địa bàn Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay thì CNTây Hồ đã tập trung vào việc HĐV nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản vàhoạt động tín dụng cho ngân hàng mình Xuất phát từ nhu cầu thực tế của

CN Tây Hồ và để có cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động HĐV, tác giả đãchọn đề tài này làm luận văn thạc sỹ

Trang 18

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng hoạt động HĐV tại CN Tây Hồ, để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả HĐV cho CN

- Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hoạt động HĐV của NHTM

+ Đánh giá thực trạng HĐV tại CN Tây Hồ, đưa ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân

+ Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả HĐV tại CN Tây Hồ

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề cơ bản

liên quan đến huy động và sử dụng vốn huy động có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệuquả HĐV tại CN Tây Hồ

- Phạm vi nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu của luận văn là những

vấn đề liên quan đến hiệu quả huy động vốn, như cơ sở lý luận về hiệu quả HĐV

và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả HĐV tại CN Tây Hồ trong khoảng thờigian từ năm 2011 đến năm 2013 Phạm vi nghiên cứu trong vòng 3 năm gần đây

để đảm bảo tính sát thực

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp khoa học: Phương pháp luận duyvật biện chứng, phương pháp luận duy vật lịch sử, phương pháp thống kê,

mô tả, phân tích, so sánh, tổng hợp,… Nguồn số liệu sử dụng được lấy từbáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các báo cáo khác của CN Tây Hồ

- Phương pháp luận duy vật biện chứng: Nghiên cứu quy mô nguồn

vốn trong sự vận động, phát triển và tác động qua lại với các hiện tượng và sự vậtkhác

Trang 19

- Phương pháp luận duy vật lịch sử: Nghiên cứu nguồn vốn ở thời

điểm hiện tại nhưng xem xét cả mối liên hệ chặt chẽ với nguồn vốn trong quákhứ Lịch sử nguồn vốn qua các năm 2011, 2012, 2013 Nhờ vậy có thể dự báođược xu hướng vận động và phát triển của nguồn vốn trong tương lai

- Phương pháp thống kê mô tả: Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa (các đồ

thị mô tả dữ liệu, so sánh dữ liệu…) Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu, tómtắt về dữ liệu

- Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp: Thực hiện tập hợp số

liệu cần thiết từ Báo cáo tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,

Báo cáo quỹ thu nhập, Báo cáo tổng hợp…sắp xếp theo trình tự thời gian đểtạo thuận lợi cho quá trình phân tích Tiến hành tính toán các chỉ tiêu, phântích ý nghĩa các chỉ tiêu…

- Phương pháp so sánh: Thực hiện so sánh các chỉ tiêu qua các năm

và so sánh các chỉ tiêu nổi bật với các ngân hàng khác

6 Kết cấu của luận văn

Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn đượcviết thành 3 chương

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hiệu quả huy động vốn của NHTM Chương 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh

NHNo&PTNT Tây Hồ

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh

NHNo&PTNT Tây Hồ

Trang 20

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

1.1 Huy động vốn của NHTM

1.1.1.Khái niệm NHTM

Hiện nay, tại mỗi nước đều có khái niệm về NHTM khác nhau nhưngđều thống nhất coi NHTM là tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ và cung ứngnhững dịch vụ tài chính cho nền kinh tế NHTM là một bộ phận lớn nhấttrong hệ thống trung gian tài chính, có chức năng dẫn vốn từ nơi thừa vốnsang nơi thiếu vốn nhằm tạo điều kiện về vốn cho đầu tư phát triển kinh tế xãhội

Theo Peter S.Rose viết trong cuốn Quản trị NHTM thì: “Ngân hàng

thương mại là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán,

và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.

Tại Việt Nam, theo Điều 4, khoản 3 Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD)

số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 của Quốc hội ban hành có đưa ra khái

niệm: “ Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất

cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận” Trong đó: Theo Điều 4,

khoản 12 quy định “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản” và theo điều 107 của Luật này thì “Các hoạt động kinh doanh khác của NHTM bao gồm: Dịch vụ quản

Trang 21

sản, cho thuê tủ, két an toàn Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp Dịch vụ môi giới tiền tệ Lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến hoạt động ngân hàng sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản”.

NHTM là loại hình doanh nghiệp đặc biệt thực hiện kinh doanh trênlĩnh vực tiền tệ Đối với NHTM, nếu nói vốn tự có là cơ sở để tổ chức hoạtđộng kinh doanh, là tiền đề cho sự khởi đầu của hoạt động kinh doanh ngânhàng thì NVHĐ đóng vai trò chủ đạo trong việc mở rộng hoạt động kinhdoanh, đảm bảo cơ sở tài chính cho hoạt động kinh doanh Do vậy nghiệp vụHĐV là nghiệp vụ không thể thiếu trong hoạt động ngân hàng HĐV có thểhiểu là hoạt động mà ngân hàng thông qua uy tín và các hoạt động kinh doanhcủa mình tiến hành huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh

tế trong xã hội, tạo ra nguồn vốn kinh doanh cho mình, góp phần ổn định lưuthông tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát,…

Do vậy, cùng với công tác sử dụng vốn thì các ngân hàng cũng dành sựquan tâm rất lớn đến nghiệp vụ HĐV để có thể hoàn thành các mục tiêu kinhdoanh của ngân hàng cũng như góp phần thực hiện các chính sách của nhànước

1.1.2 Vai trò của nghiệp vụ huy động vốn

Nghiệp vụ HĐV tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàngnhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng Không có nghiệp vụ HĐV xem nhưkhông có hoạt động của NHTM Để có vốn phục vụ cho các hoạt động kinhdoanh, ngân hàng phải HĐV từ khách hàng Nghiệp vụ HĐV do vậy có ýnghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng cũng như đối với khách hàng.[1,tr.93]

Trang 22

Vai trò của nghiệp vụ HĐV được thể hiện trên một số mặt sau:

1.1.2.1 Đối với nền kinh tế

Thông qua hoạt động HĐV, hệ thống ngân hàng tập trung các nguồnvốn nhỏ lẻ tạm thời nhàn rỗi của xã hội, biến tiền tiết kiệm, tích lũy trở thànhnguồn vốn lớn của nền kinh tế phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh,tạo đà tăng trưởng kinh tế

NVHĐ giúp cho các doanh nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn, đẩynhanh hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ và thu hồi vốn giúp gia tăngtốc độ quay vòng vốn, tăng số vòng quay, mang lại nhiều lợi nhuận chodoanh nghiệp và từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Hoạt động HĐV của NHTM góp phần thực hiện chính sách tiền tệ,kiềm chế lạm phát Thông qua các nghiệp vụ: nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ

có giá, đi vay… ngân hàng huy động được một lượng vốn khá lớn trong nềnkinh tế, giúp giảm dần lượng tiền mặt lưu thông qua đó góp phần giảm áp lựctăng giá cả, giúp ổn định giá trị đồng nội tệ

HĐV còn là kênh thông thương giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới

1.1.2.2 Đối với NHTM

Hoạt động HĐV tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàngnhưng lại đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động kinhdoanh của NHTM, vì nó ảnh hưởng tới khả năng thanh toán, quy mô cũngnhư phạm vi hoạt động của ngân hàng Hoạt động HĐV có hiệu quả sẽ giúphoạt động kinh doanh của NHTM không bị ngưng trệ, tạo cơ hội tiếp cận vớicác khoản cho vay đầu tư tốt, có thêm cơ hội kinh doanh

Hoạt động HĐV giúp NHTM mở rộng đối tượng khách hàng và tiếpcận được các nhu cầu khác nhau của khách hàng, từ đó tìm cách thoả mãn cácnhu cầu của khách hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng Từ đó sẽ tạo điều

Trang 23

kiện cho NHTM mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng sức cạnh tranh trênthương trường.

HĐV là nghiệp vụ truyền thống của NHTM, thông qua nghiệp vụ HĐVngân hàng có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàngđối với ngân hàng do vậy dù dư thừa hay thiếu vốn, NHTM vẫn phải duy trìbền vững nghiệp vụ này Tuy nhiên, tuỳ từng mục tiêu trong từng thời kỳkhác nhau NHTM cần có chiến lược HĐV cho phù hợp và hiệu quả

1.1.2.3 Đối với khách hàng

- Đối với những người có vốn nhàn rỗi:

Việc HĐV của ngân hàng trước hết sẽ mang lại cho khách hàng cóvốn nhàn rỗi một khoản thu nhập từ lãi hay có được các dịch vụ thanh toán.Đồng thời các khoản tiền không bị chết, luôn được vận động, quay vòng gópphần ổn định, nâng cao đời sống cho người gửi tiền, tạo điều kiện cho việcgia tăng tiêu dùng trong tương lai Nghiệp vụ HĐV cung cấp cho người dâncác phương thức tiết kiệm tích lũy tiền hợp lý và an toàn Ngoài ra, hoạtđộng HĐV còn giúp cho khách hàng tiếp cận với các dịch vụ khác của ngânhàng, giúp cho các tổ chức kinh tế (TCKT), các doanh nghiệp thuận tiệntrong thanh toán giao dịch thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán

- Đối với những người cần vốn:

Nghiệp vụ HĐV giúp khách hàng có cơ hội tiếp cận với dịch vụ tíndụng cho mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng Khách hàng cần vốn sẽ có cơhội mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh từ chính NVHĐ của ngânhàng NVHĐ là cơ sở cho các khoản vay giúp các doanh nghiệp mở rộng sảnxuất kinh doanh

Trang 24

1.1.3 Các hình thức huy động vốn

Các hình thức huy động vốn mà NHTM thường áp dụng bao gồm:

1.1.3.1 Huy động vốn qua hình thức nhận tiền gửi

Ngân hàng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ nhận tiền gửi như:

- Tiền gửi không kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà người gửi tiền có thể rút

tiền bất cứ lúc nào trong phạm vi số dư tài khoản và ngân hàng phải thoả mãn yêucầu của khách hàng Loại tiền gửi này không được trả lãi hoặc hưởng lãi suất rấtthấp Tiền gửi không kỳ hạn gồm hai loại:

+ Tiền gửi thanh toán: là các khoản tiền gửi không kỳ hạn được sửdụng để tiến hành thanh toán cho các hoạt động hàng hoá, dịch vụ… của người gửitiền một cách thường xuyên Đây là một khoản nợ mà ngân hàng phải trả chokhách hàng bất kỳ lúc nào Tuy nhiên, trong mỗi ngân hàng do có sự không khớpnhịp giữa xuất và nhập trên mỗi tài khoản hay giữa các tài khoản làm cho số tiềngửi vào lớn hơn số tiền rút ra tạo nên tồn khoản mà NHTM được phép sử dụngmột phần làm vốn kinh doanh

+ Tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý: là khoản tiền được ký gửi với mụcđích an toàn tài sản, ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu rút tiền của khách hàng bất

cứ khi nào Tiền gửi không kỳ hạn là nguồn vốn biến động thường xuyên

- Tiền gửi có kỳ hạn: Là khoản tiền khách hàng gửi vào ngân hàng chỉ

có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với ngân hàng.Phần lớn thì nguồn tiền gửi này có nguồn gốc từ tích luỹ và xét về bản chất chúngđược ký thác với mục đích hưởng lãi Về nguyên tắc, khách hàng chỉ được rút tiền

ra khi đến hạn, nhưng trên thực tế, do áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng nêncác ngân hàng thường cho phép khách hàng rút ra trước hạn nếu họ có nhu cầu vàkhách hàng sẽ được hưởng một mức lãi suất thấp hơn lãi suất ban đầu đã thoảthuận Đây là nguồn tiền gửi tương đối ổn định, ngân hàng có thể sử dụng phần lớntồn khoản vào kinh doanh

Trang 25

- Tiền gửi tiết kiệm (TGTK): là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài

khoản TGTK, được xác nhận trên sổ TGTK, được hưởng lãi suất theo thỏa thuậnvới ngân hàng TGTK được coi là công cụ HĐV truyền thống của các NHTM.TGTK được phát triển dưới hai loại hình tiết kiệm:

+ TGTK không kỳ hạn: là khoản TGTK mà khách hàng có thể rút rabất kỳ lúc nào song không được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả chongười khác Tuy số dư tài khoản này thường không lớn, nhưng lại ít biến độnghơn so với các tài khoản tiền gửi giao dịch

+ TGTK có kỳ hạn: là khoản TGTK có sự thoả thuận về thời hạn rúttiền với ngân hàng, có mức lãi suất cao hơn so với TGTK không kỳ hạn Đểtăng sức cạnh tranh trong thu hút tiền gửi, các NHTM vẫn cho phép kháchhàng rút tiền trước hạn tuy nhiên một phần trong tiền lãi mà khách hàng đượchưởng bị khấu trừ

1.1.3.2 Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá

Các giấy tờ có giá là các công cụ nợ do ngân hàng phát hành để HĐVtrên thị trường Nguồn vốn này tương đối ổn định, lãi suất của nguồn vốn nàyphụ thuộc vào sự cấp thiết của việc HĐV nên thường cao hơn lãi suất tiền gửi

có kỳ hạn thông thường

- Chứng chỉ tiền gửi(CDs): CDs là công cụ vay nợ do ngân hàng phát

hành nhằm HĐV trên thị trường Người sở hữu CDs được hưởng lãi định kỳ vàđược hoàn trả mệnh giá khi đến hạn Sự khác biệt chủ yếu của CDs với các khoảntiền gửi có kỳ hạn là chúng có thể chuyển nhượng và mệnh giá được thống nhấttheo một mức giá chuẩn CDs giúp ngân hàng có thể HĐV một cách chủ động màkhông phải phụ thuộc vào tiền gửi của khách hàng

- Kỳ phiếu ngân hàng: là giấy nhận nợ của ngân hàng với cam kết trả

gốc và lãi sau một thời gian nhất định Kỳ phiếu ngân hàng được phát hành

Trang 26

thường xuyên, có thời hạn khá linh hoạt và phong phú Kỳ phiếu có tính ổn định rất cao, tính tập trung cao và có lãi suất cao, lại có thể chuyển nhượng.

- Trái phiếu ngân hàng: là một công cụ nợ dài hạn của ngân hàng, với

cam kết thanh toán gốc vào ngày đáo hạn và thanh toán lãi vào những thời gianxác định Trái phiếu dùng để HĐV trung và dài hạn phục vụ cho những kế hoạchphát triển kinh doanh có quy mô lớn và dài hạn với sự ổn định cao về thời hạn vàlãi suất Trái phiếu được phát hành với quy mô lớn, đồng loạt trong hệ thống mỗingân hàng Trái phiếu gồm nhiều loại: trái phiếu ghi danh, trái phiếu không ghidanh, trả lãi trước, trả lãi sau, có thể chuyển

nhượng…các loại trái phiếu có đặc trưng là mệnh giá, ngày đáo hạn được ghi trên trái phiếu khi phát hành

1.1.3.3 Huy động vốn qua đi vay

Khi vay vốn các NHTM phải thực hiện quy định của chế độ tín dụnghiện hành và hợp đồng tín dụng với cương vị là người đi vay Các khoản vaychiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của các NHTM về mặt quy mô cũngnhư là một biện pháp quản lý các khoản mục tài sản nợ Những nguồn vaycủa các NHTM có thể đến từ:

- Vay NHTW (Ngân hàng trung ương): NHTW là ngân hàng của các

ngân hàng, là nguồn cho vay sau cùng, nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chitrả của các ngân hàng thanh khoản khi thiếu vốn

+ Vốn vay ngắn hạn bổ sung: Các NHTM vay vốn nhằm mục đích bổsung vốn ngắn hạn Các NHTM chỉ được vay khi còn hạn mức tín dụng và tronghạn mức tín dụng đã thỏa thuận

+ Vốn vay để thanh toán: Các NHTM vay NHTW để thực hiện côngtác thanh toán giữa các ngân hàng nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời trong thanhtoán

Trang 27

+ Tái cấp vốn: NHTW cho NHTM vay trên cơ sở chứng từ có giá Cácchứng từ này phải là các chứng từ có chất lượng, tức phải thoả mãn nhữngđiều kiện: hợp pháp, hợp lệ, đảm bảo an toàn Tái cấp vốn bao gồm hai hìnhthức là tái chiết khấu và cho vay có đảm bảo.

Tái chiết khấu: là việc NHTW nhận các chứng từ có giá mà các NHTM

đó chiết khấu trước đây để thực hiện các nghiệp vụ giống như các NHTM đólàm Tuy nhiên, việc cho vay tái chiết khấu đối với các NHTM đó được giớihạn trong mức cho phép (hạn mức tái chiết khấu) để thực hiện chính sách tiền

tệ của Nhà nước

Cho vay có đảm bảo: là hình thức các NHTM đem các chứng từ có giá

đến NHTW để làm đảm bảo xin vay vốn Căn cứ trên tổng mệnh giá cácchứng từ có giá làm đảm bảo, NHTW sẽ cho vay theo tỷ lệ nhất định tuỳ theo

sự quản lý của Nhà nước

Đây là nguồn các ngân hàng vay lẫn nhau và vay của các TCTD kháctrên thị trường liên ngân hàng để đáp ứng nhu cầu dự trữ, chi trả cấp bách vàtrong nhiều trường hợp nó bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay mượn từNHTW

Các NHTM có thể thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi từ các nguồn ủythác, nguồn trong thanh toán,…Các nguồn vốn nhàn rỗi được tạo ra thông quachênh lệch giữa thời điểm trích tài khoản người trả tiền và thời điểm nhập sốtiền đó vào tài khoản người thụ hưởng hoặc trong một số hình thức thanhtoán: séc bảo chi, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng,… khách hàng phải lưu ký mộtlượng tiền nhất định để đảm bảo việc thanh toán với người thụ hưởng Ngoài

ra NHTM còn có thể huy động các nguồn vốn từ vốn tài trợ, ủy thác đầu tư,vốn để cho vay đồng tài trợ, nhận vốn liên doanh, liên kết…

Trang 28

1.2 Hiệu quả huy động vốn của NHTM

1.2.1 Quan niệm về hiệu quả huy động vốn:

Hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra Chỉ khinào đạt được kết quả cao nhất trong điều kiện chi phí thấp nhất mới được coi

là có hiệu quả và là kết quả đích thực thu được từ hoạt động huy động vốn củangân hàng Tuy nhiên trên thực tế, việc xác định kết quả nào là cao nhất, chiphí nào là thấp nhất là rất khó Vì vậy hiệu quả huy động vốn thể hiện ở khảnăng đáp ứng cao nhất và kịp thời nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng với chiphí hợp lý

Để nâng cao hiệu quả huy động vốn đòi hỏi công tác huy động vốnphải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

- Nguồn vốn huy động phải xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của ngânhàng để đảm bảo có khả năng đáp ứng cho hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng.Tức là vốn huy động phải có sự tăng trưởng ổn định về số lượng, có thể thỏa mãncác nhu cầu tín dụng, thanh toán cũng như các hoạt động kinh doanh khác củangân hàng

- Nguồn vốn huy động phải đảm bảo cơ cấu hợp lý, đó chính là tính cânđối theo nhu cầu giữa vốn ngắn hạn và vốn trung dài hạn; giữa huy động dân cư và

tổ chức …Một cơ cấu vốn hợp lý phải là một cơ cấu vốn đáp ứng tối đa nhu cầu sửdụng và không có tình trạng bất hợp lý, dư thừa hay thiếu vốn

- Nguồn vốn huy động phải đảm bảo tối thiểu hóa chi phí Đây là yếu tốquan trọng nhất, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng Chi phí nàychính là số tiền mà ngân hàng phải trả cho các lượng vốn huy động được, chi phíhoạt động cao hay thấp phụ thuộc vào mức lãi suất mà ngân hàng đưa ra, tất nhiên

là lãi suất huy động càng cao thì càng hấp dẫn khách hàng Nhưng cả lãi suất huyđộng và lãi suất cho vay đều là công cụ cạnh tranh của ngân hàng và hai loại này

có quan hệ phụ thuộc chặt chẽ với nhau và có khi

Trang 29

đối ngược nhau, nếu ngân hàng nâng lãi suất huy động để tăng cường huyđộng vốn thì cũng buộc phải nâng lãi suất cho vay để đảm bảo bù đắp chi phíhuy động và kinh doanh có lãi Như vậy, nâng lãi suất huy động quá cao thìlại dẫn tới giảm khả năng cạnh tranh trong cho vay và đầu tư Yêu cầu đặt racho ngân hàng là phải làm sao đưa ra mức lãi suất hợp lý, vừa đảm bảo cạnhtranh trong huy động và cạnh tranh trong cho vay đồng thời đảm bảo có lãi.

Có thể thấy rằng, việc tối thiểu hóa chi phí huy động theo từng loại hình huyđộng là rất khó do những đặc điểm riêng của từng loại Cơ sở để ngân hàngtối thiểu hóa chi phí huy động ở đây là sự hợp lý về cơ cấu vốn và sự cân đốigiữa nguồn vốn và sử dụng vốn

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn

1.2.2.1 Nhân tố chủ quan

Một chính sách lãi suất hợp lý đối với ngân hàng và hấp dẫn đối vớingười gửi tiền sẽ thu hút thêm được nhiều khoản tiền nhàn rỗi Đối với ngườigửi tiền là các doanh nghiệp thì lãi suất không phải là vấn đề lớn nhất mà họquan tâm, mà họ quan tâm nhiều đến việc sử dụng các dịch vụ thanh toán từngân hàng Bên cạnh đó các khoản tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp vàTGTK của dân cư gửi vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi thì vấn đề lãisuất là điều mà họ sẽ quan tâm, và bộ phận tiền gửi này rất nhạy cảm với lãisuất Vì vậy, để huy động được nhiều vốn, các NHTM phải có chính sách lãisuất phù hợp sao cho vừa đảm bảo kích thích người gửi tiền, vừa phù hợp vớilãi suất cho vay để tránh việc huy động với giá cao mà đầu tư với giá thấp

- Các dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng

Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với nhiều mục đích, nhiều kỳ hạn

và loại tiền khác nhau Nếu ngân hàng áp dụng nhiều hình thức HĐV, cung

Trang 30

cấp các dịch vụ tiện ích đa dạng thỏa mãn được các nhu cầu giao dịch củakhách hàng thì ngân hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Mặt khác, nếu ngân hàng áp dụng nhiều hình thức HĐV phong phú sẽtạo ra cơ cấu vốn huy động với nhiều kỳ hạn và loại tiền khác nhau, đáp ứngnhu cầu cho vay và đầu tư đa dạng của ngân hàng, điều này cũng giúp ngânhàng nâng cao hiệu quả HĐV

- Mạng lưới phục vụ và uy tín của ngân hàng

Một ngân hàng có mạng lưới rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạtđộng HĐV Với những vị trí nằm gần khu dân cư hoặc trung tâm thương mạithì hoạt động HĐV sẽ gặp nhiều thuận lợi Bên cạnh đó, các điều kiện như vịtrí, không gian, thời gian, cơ sở vật chất,…cũng sẽ là lợi thế cho ngân hàngtrong việc thu hút khách hàng

Một trong những lý do khách hàng lựa chọn ngân hàng cho mình là uytín của ngân hàng đó Một ngân hàng có thâm niên luôn có ưu thế trongtrường hợp này

Khách hàng sẽ lựa chọn ngân hàng có đội ngũ cán bộ có năng lực tốt,thái độ phục vụ chuyên nghiệp thể hiện qua quá trình giao dịch, làm việc vớikhách hàng, có thể thực hiện nhanh chóng, chính xác các yêu cầu giao dịchcủa khách hàng Nhờ đó ngân hàng sẽ thu hút được khách hàng, có điều kiện

mở rộng kinh doanh

Hiệu quả hoạt động cho vay và đầu tư có quan hệ mật thiết với hiệu quảhoạt động HĐV Nếu hoạt động cho vay và đầu tư đạt hiệu quả cao thì ngânhàng sẽ gia tăng được vốn nhờ quay vòng vốn nhanh, thu được nhiều lợinhuận đảm bảo trả gốc, lãi đúng hạn cho người gửi tiền, tạo niềm tin uy tín,xây dựng thương hiệu thu hút khách hàng gửi tiền Ngược lại, nếu hoạt động

Trang 31

cho vay, đầu tư của Ngân hàng đạt hiệu quả thấp hoặc không hiệu quả sẽ dẫnđến ngân hàng khó có thể chi trả được chi phí HĐV, lợi nhuận của ngân hànggiảm, do đó sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động HĐV.

1.2.2.2 Nhân tố khách quan

- Tình hình kinh tế – xã hội trong và ngoài nước

Khi nền kinh tế ở vào thời kỳ tăng trưởng, sản xuất phát triển, điều kiệntích luỹ nhiều hơn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho việc thu hút vốn của ngânhàng Ngược lại, trong thời kỳ suy thoái kinh tế ngân hàng gẽ gặp phải nhữngkhó khăn trong hoạt động HĐV

- Tâm lý, thói quen tiêu dùng của người gửi tiền

Một bộ phận dân cư có thói quen cất trữ những khoản tiền nhàn rỗidưới hình thức vàng, hàng hoá việc này làm giảm nguồn tiền gửi vào ngânhàng và ảnh hưởng đến hoạt động HĐV Còn người dân sẽ gửi tiền vào ngânhàng nhiều hơn nếu họ có nhu cầu bảo quản tài sản hoặc sinh lời… khi đó cơhội HĐV của ngân hàng sẽ tăng

Mặt khác, mức thu nhập của người dân cũng là một trong những yếu tốtrực tiếp quyết định đến lượng tiền gửi vào ngân hàng

Lợi ích của việc tham gia bảo hiểm tiền gửi là bảo vệ người gửi tiền,làm cho họ cảm thấy an toàn, tin tưởng vào ngân hàng, tạo thuận lợi cho côngtác HĐV của ngân hàng Bảo hiểm tiền gửi giúp bảo vệ lợi ích cho người gửitiền, giảm tổn thất khi ngân hàng phá sản

1.2.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hiệu quả huy động vốn

Dưới đây là một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả huy động vốn củaNHTM Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng một chỉ tiêu thì không thể phản ánh chínhxác được mà cần kết hợp nhiều chỉ tiêu thì mới phản ánh đúng thực chất hiệuquả huy động vốn của một NHTM

Trang 32

1.2.3.1 Lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy

động Lợi nhuận

kinh doanh từ = Thu từ lãi cho

vốn huy động vay và đầu tư Chi phí trả lãi tiền gửi, tiền

vay và chi phí hoạt động khácChỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động được tính toán từ tổng thu

từ lãi cho vay, đầu tư vốn huy động khấu trừ chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay

và chi phí hoạt động khác Lợi nhuận của ngân hàng là chỉ tiêu được xác định

thông qua doanh thu và chi phí của ngân hàng Chỉ tiêu phản ánh chênh lệch

từ lãi cho vay đầu tư với tổng chi phí Lợi nhuận càng cao càng chứng tỏ ngân

hàng có hoạt động hiệu quả, có thể bỏ ra chi phí ít mà hiệu quả thu lại cao

Muốn vậy ngân hàng cần có kênh huy động hiệu quả với chi phí thấp nhưng

vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả huy động vốn của NHTM càng

lớn và ngược lại Tuy nhiên khi sử dụng chỉ tiêu này luôn phải đi kèm với chỉ

tiêu tỷ suất lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động vì một số trường hợp chỉ

tiêu này cao nhưng tỷ suất lại thấp do chỉ số này chưa gắn với tổng nguồn vốn

huy động

1.2.3.2 Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động (Tỷ suất lãi ròng từ

cho vay, đầu tư)

Lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động

Tổng vốn huy độngChỉ số này được tính qua thương số giữa lợi nhuận kinh doanh từ vốn

huy động trên tổng nguồn vốn huy động Chỉ số này càng lớn càng tốt phản

ánh rõ hiệu quả huy động vốn

1.2.3.3 Chi phí HĐV bình quân

Là trung gian đóng vai trò cầu nối giữa các chủ thể kinh tế, ngân hàng

phải tìm cách điều chỉnh mức lãi suất sao cho hợp lý nhất đối với khách hàng

Trang 33

và điều quan trọng là phải đảm bảo lợi ích của ngân hàng Vì vậy trong huyđộng vốn, mỗi ngân hàng đều cố gắng áp dụng mọi biện pháp có thể nhằmtìm kiếm được những nguồn vốn sao cho chi phí huy động vốn bình quân lànhỏ nhất và sử dụng số vốn đó để cho vay với một mức lãi suất chấp nhậnđược trên thị trường.

tiền gửi, tiền vay + hoạt động khácTrả lãi tiền gửi là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất, nó là yếư tốquyết định đến việc hoạch định lãi suất cho vay

Bên cạnh chi phí là lãi suất, trong quá trình HĐV ngân hàng còn phảichịu một số chi phí khác như: chi phí tiền lương nhân viên, chi phí in ấn giấy

tờ nghiệp vụ, chi phí cơ sở vật chất, chi phí giao dịch….Chi phí này thườngchiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí, nhưng nếu tiết kiệm được cũng gópphần giảm bớt gánh nặng chi phí cho ngân hàng

Chỉ số này càng nhỏ càng tốt và quản lý chi phí vốn là hoạt độngthường xuyên và quan trọng của mỗi ngân hàng, vì mỗi sự thay đổi về cơ cấunguồn vốn hay lãi suất đều có thể làm thay đổi chi phí trả lãi, từ đó ảnh hưởngđến thu nhập ròng của ngân hàng

1.2.3.4 Hệ số sử dụng vốn huy động

Để đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh, thường sử dụng cácchỉ tiêu so sánh nguồn vốn huy động được với các nhu cầu tín dụng, thanhtoán và các nhu cầu khác để thấy nguồn vốn huy động có thể đáp ứng đượcbao nhiêu, ngân hàng phải vay thêm bao nhiêu để thỏa mãn nhu cầu ấy Đểđạt được mục tiêu này ngân hàng phải có cơ cấu vốn hợp lý Cơ cấu vốn huy

Trang 34

động ở đây bao gồm cơ cấu vốn theo kỳ hạn, đối tượng khách hàng và loạitiền tệ.

Hệ số sử dụng vốn

=

Tổng vốn huy động sử dụng cho vay, đầu tư

Cơ cấu vốn hợp lý có thể đáp ứng được tối đa nhu cầu sử dụng vốn,không có tình trạng bất hợp lý giữa vốn huy động với nhu cầu sử dụng vốn.Mức độ hoạt động của vốn huy động được đánh giá qua chỉ tiêu hệ số sử dụngvốn Hệ số sử dụng vốn càng tiến đến 1 càng tốt (trong điều kiện vẫn đảm bảocác giới hạn an toàn trong hoạt động kinh doanh) điều này thể hiện nguồn vốnđược sử dụng tối đa

1.2.3.5 Lãi ròng cho vay, đầu tư bình quân một lao động

Lãi ròng cho vay, đầu tư

=

Lãi ròng từ cho vay, đầu tư

Chỉ tiêu này cho biết bình quân 1 lao động trong kỳ tạo ra được baonhiêu đồng lợi nhuận Chỉ số này càng cao càng chứng tỏ ngân hàng sử dụnglao động có hiệu quả và hợp lý

1.3 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả huy động vốn

1.3.1 Kinh nghiệm nâng cao huy động vốn của một số NHTM nước ngoài

Thời gian qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong và ngoàinước, hệ thống NHTM Việt Nam cũng không ngừng đổi mới và tích lũy đượcnhiều kinh nghiệm quý báu Nhưng sự phát triển của nền kinh tế thế giới vàkhoa học công nghệ luôn yêu cầu hệ thống ngân hàng phải có những bướcthay đổi, sáng tạo để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.Trong đó hoạt động HĐV cũng cần thiết phải nâng cao chất lượng hiệu quả,

vì thế các NHTM Việt Nam có thể kế thừa và học tập kinh nghiệm từ nhữngthành công trong hoạt động HĐV từ một số các NHTM nước ngoài

Trang 35

1.3.1.1 Ngân hàng Citibank

Citibank là một ngân hàng quốc tế lớn, là công ty con hoạt động tronglĩnh vực tài chính của tập đoàn Citigroups Citibank được thành lập vào16/6/1812 với tên gọi City Bank of NewYork, có mạng lưới tại hơn 160 quốcgia và vùng lãnh thổ trên thế giới Bên cạnh các dịch vụ ngân hàng truyềnthống Citibank đặc biệt thành công trong lĩnh vực dịch vụ trực tuyến Bắt đầuhoạt động tại thị trường Việt Nam từ năm 1993, Citibank là một trong cácngân hàng nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam với các CN tại Hà Nội và TP

Hồ Chí Minh, và một mạng lưới liên kết trải rộng khắp 64 tỉnh thành

Citibank cung cấp đa dạng các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam baogồm mảng dịch vụ ngân hàng cho các công ty đa quốc gia, dịch vụ ngân hàngđầu tư và các dịch vụ giao dịch, bao gồm thương mại, quản lý tiền mặt, và cácdịch vụ liên quan đến chứng khoán Citibank kết hợp cả thế mạnh về mạnglưới và tài nguyên toàn cầu với dấu ấn lớn tại thị trường địa phương để đưa racác sản phẩm mang tính sáng tạo cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng củacác khách hàng tại Việt Nam và các khách hàng đang tìm kiếm cơ hội đầu tưtại đây Vào năm 2001, Citibank trở thành ngân hàng đầu tiên cung cấp cácdịch vụ ngân hàng trực tuyến tại Việt Nam

1.3.1.2 Ngân hàng ANZ (Australia and New Zealand Banking Group)

Ngân hàng ANZ thành lập năm 1835 tại Úc, đến nay đã có lịch sử hơn

175 năm hoạt động trong 32 thị trường trên toàn cầu với đại diện tại Úc, NewZealand, Châu Á, Thái Bình Dương, Châu Âu, Mỹ và Trung Đông, ANZ đãphát triển thành một tập đoàn ngân hàng và tài chính quốc tế lớn ANZ làngân hàng Úc hàng đầu tại Châu Á, đã hoạt động và phục vụ cộng đồng tạikhu vực này trong hơn 30 năm qua Tại Việt Nam, ANZ đã hoạt động từ năm

1993, cung cấp các dịch vụ ngân hàng có thể đáp ứng mọi nhu

Trang 36

cầu của khách hàng từ các sản phẩm tài chính cá nhân tới các giải pháp tàichính doanh nghiệp tiên tiến.

Nhiều năm qua, ANZ luôn nỗ lực ổn định, duy trì và mở rộng thị phầnHĐV, đặc biệt là ngoại tệ, thế mạnh của ngân hàng trên thị trường Australia

và thế giới ANZ đã cung cấp thêm cho khách hàng nhiều dịch vụ tiện íchnhư: Đáp ứng nhiều yêu cầu tại một quầy giao dịch, bao gồm đổi tiền, nhậntiền, thanh toán séc; Chuyển tiền tự động giúp khách hàng nhận được tiềnhàng tháng hay chuyển vào một tài khoản; Trả lương tự động; Mở rộng cácdịch vụ e-banking của ANZ; Cung cấp số dư về tài khoản cho khách hàng, mởtài khoản một nơi và thực hiện giao dịch tại nhiều nơi, phát triển các sản phẩmmới như tiết kiệm tích luỹ; Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu với những tiện íchmới, Ngân hàng ANZ là một sự lựa chọn cho khách hàng muốn tối đa hoálợi nhuận cho các khoản tiết kiệm của mình Đó là thông điệp mà ANZ muốngửi gắm cho tất cả các khách hàng

1.3.1.3 Ngân hàng HSBC ( HongKong and Shanghai Banking Corporation)

Ngân hàng HSBC được thành lập tại Hồng Kông vào tháng 3/1865 vàtại Thượng Hải một tháng sau đó, là sáng lập viên và thành viên chủ chốt củaTập đoàn HSBC và là tổ chức ngân hàng lớn nhất tại Hồng Kông Mạng lướiquốc tế của HSBC bao gồm 6300 văn phòng tại 75 quốc gia và vùng lãnh thổ

ở châu Âu Ngày 1/1/2009, HSBC khai trương ngân hàng 100% vốn nướcngoài và trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên đưa ngân hàng con đi vào hoạtđộng tại Việt Nam với tên gọi Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam.Với bề dày kinh nghiệm, HSBC cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính ngân hàngbao gồm: dịch vụ tài chính cá nhân và quản lý tài sản, dịch vụ tài chính doanhnghiệp, dịch vụ tài chính toàn cầu, dịch vụ ngoại hối và thị trường vốn, dịch vụthanh toán và quản lý tiền tệ, dịch vụ thanh tóan quốc tế và tài trợ thương mại, vàdịch vụ chứng khoán

Trang 37

1.3.2 Kinh nghiệm huy động vốn của một số NHTM Việt Nam

Hệ thống NHTM ở Việt Nam được hình thành từ những năm 1951,lịch sử phát triển của NHTM gắn liền với lịch sử của từng thời kỳ trong côngcuộc xây dựng đất nước Trong những năm gần đây, dưới áp lực cạnh tranh

về cung cấp dịch vụ ngân hàng và sự phát triển nhanh chóng của công nghệthông tin, các NHTM Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đẩy mạnh hiện đại hóa,ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào khai thác thị trườngbán lẻ Nhiều ngân hàng đã đầu tư rất mạnh cho công nghệ để tạo lập cơ sở

hạ tầng cần thiết cho phát triển dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao củakhách hàng, chủ động đối mặt với những thách thức của tiến trình hội nhập

Một số NHTM ở Việt Nam đã phát huy tính chủ động và sáng tạo, ápdụng thành công một số kinh nghiệm HĐV của NHTM nước ngoài nhằmnâng cao hiệu quả hoạt động HĐV của mình điển hình như:

1.3.2.1 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có nhữngđóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước Từmột ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngàynay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp chokhách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mạiquốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn,tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinhdoanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử,…Một số các sản phẩm huy động vốn đã được Vietcombank áp dụng hiệu quảvới phương châm “ Linh hoạt tài chính, sinh lợi không ngừng”:

Chú trọng phát triển nguồn vốn từ dịch vụ thẻ và hoạt động kinh doanhngoại hối là hướng đi đúng đắn của Vietcombank Bởi hai nguồn vốn này có

Trang 38

lãi suất rẻ và không phải trả lãi nên ngân hàng có thể cơ cấu để cho vay, pháthuy tốt nhất hiệu quả của đồng vốn huy động được.

1.3.2.2 Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank)

Trải qua chặng đường 20 năm phát triển, SeABank đã khẳng định vị thếbằng những giá trị thực chất và hiệu quả, qui chuẩn sản phẩm, chất lượng dịch

vụ theo mô hình đẳng cấp quốc tế Luôn giữ vững vị thế dẫn đầu củaSeABank trong nhóm các ngân hàng TMCP tại Việt Nam Một số sản phẩm

huy động vốn nổi bật của SeABank: Tiết kiệm gửi góp “Ươm mầm ước mơ”,

“Tích lũy tương lai”, SeASave online, SeASave Smart, SeASave Elevator…

SeABank là ngân hàng có nhiều sản phẩm huy động phản ứng nhanhnhạy với thị trường nhất nhờ đó mà nguồn vốn của Seabank luôn có sự tăngtrưởng trong tình hình kinh tế khó khăn

1.3.2.3 Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank)

DongA Bank là một trong ngân hàng cổ phần đầu tiên được thành lậpvào đầu những năm 1990 trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam còn nhiều khókhăn và ràng buộc Trải qua chặng đường 19 năm hoạt động, DongA Bank đãlập được “chiến tích” trở thành ngân hàng dẫn đầu về phát triển dịch vụ thẻ.DongA Bank được xếp vào hệ thống ngân hàng nhỏ nhưng có trình độ côngnghệ cao Với việc đầu tư vào hiện đại hóa công nghệ ngân hàng,DongABank được biết đến là ngân hàng đầu tiên cho phép khách hàng gửitiền vào cây ATM mọi lúc, mọi nơi Điều này đã giúp tận dụng được nhiềunguồn tiền gửi do sự linh động về thời gian cho khách hàng và tiết kiệm chiphí giao dịch cho ngân hàng Có thể coi DongABank là một trong các ngânhàng dẫn đầu về mảng thẻ tại Việt Nam Sản phẩm Thẻ đa năng Đông Á làchìa khóa giúp khách hàng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm dịch vụ vớinhiều tính năng ưu việt mà DongA Bank cung cấp

Trang 39

1.3.3 Các bài học kinh nghiệm

Với sự thay đổi của môi trường kinh doanh thì các NHTM Việt Namcần học hỏi kinh nghiệm huy động vốn từ các NHTM nước ngoài để có thểnâng cao hiệu quả huy động vốn Ngoài các sản phẩm huy động vốn truyềnthống, một số NHTM ở Việt Nam và trên thế giới còn phát triển nhiều sảnphẩm huy động vốn khác nhau để huy động được nhiều nguồn vốn với hiệuquả cao hơn Qua tìm hiểu hoạt động huy động vốn của các ngân hàng trên,những bài học kinh nghiệm được đúc kết lại như sau:

+ Chủ động nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ mới, đa dạng hóa đối tượng khách hàng

Để có thể đạt được hiệu quả trong công tác huy động vốn đòi hỏi cácngân hàng cần phải thường xuyên đổi mới và hoàn thiện chính mình Chủđộng mở rộng và đa dạng hoá các hình thức huy động thông qua việc nghiêncứu phát triển các loại sản phẩm dịch vụ có tính linh hoạt Chủ động tìmkiếm, mở rộng các đối tượng khách hàng và xây dựng danh mục sản phẩmphong phú phù hợp với từng đối tượng

+ Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng

Càng ngày khoa học công nghệ càng phát triển trên thế giới vì vậy nếukhông muốn bị tụt hậu các ngân hàng cần đi trước đón đầu, đầu tư máy móc,trang thiết bị công nghệ hiện đại nhất để nâng cao chất lượng phục vụ kháchhàng Trước hết là dịch vụ thẻ ATM và dịch vụ thanh toán không dùng tiềnmặt Ví dụ: liên minh đối tác với các ngân hàng trong nước về mạng lưới thẻgiúp khách hàng có thể rút tiền ở các cây ATM của tất cả các ngân hàng trongnước; tăng tiện ích giao dịch trên internet giúp khách hàng có thể ở nhà nhưngvẫn có thể thực hiện gửi tiền tiết kiệm online, chuyển tiền, thanh toán hoáđơn Việc tăng tiện ích giao dịch trên Internet đòi hỏi ngân hàng phải đầu tưcông nghệ hiện đại có tính bảo mật cao Điều này sẽ giúp khách hàng tiết

Trang 40

kiệm thời gian, chi phí đi lại, giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí nhân viên mà vẫn đảm bảo an toàn.

+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Yếu tố nguồn nhân lực luôn là yếu tố then chốt trong bất cứ ngànhnghề nào Vì vậy quan trọng nhất là các ngân hàng cần phải đào tạo bồi dưỡngcho đội ngũ cán bộ, nhân viên đặc biệt là phải nâng cao chất lượng phục vụtrong các giao dịch nhận, gửi, chi trả, thanh toán phục vụ khách hàng hoànthiện giao dịch trong thời gian ngắn nhất với chi phí thấp nhất Tạo mối quan

hệ thân thiết giữa ngân hàng và khách hàng, củng cố vị trí số một trong lựachọn của khách hàng

Trên cơ sở xem xét kinh nghiệm huy động vốn tại một số NHTM tạiViệt Nam và nước ngoài, luận văn rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm tăngcường nguồn vốn huy động tại NHTM Đây là cơ sở quan trọng để luận văn

đi vào phân tích thực trạng huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồtrong chương 2

Ngày đăng: 13/10/2020, 10:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w