Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
148,5 KB
Nội dung
Đề Tài: Kỹnăngsống LỜI GIỚI THIỆU. Lời đầu tiên chúng tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn tôi viết đề tài này và sự giúp đỡ đóng góp ý kiến của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS Chánh Lộ cho đề tài của chúng tôi. Đến với nghề nhà giáo với chúng tôi đó là một sự yêu thích, mà nó đã được nung nấu từ khi trong mỗi chúng tôi còn học cấp II, cùng với những ký ức đẹp về thời học sinh đã mang lại. Vì thế kể từ khi chúng tôi được bước chân vào môi trường sư phạm, chúng tôi luôn mong mình sẽ trở thành một người giáo viên tốt về chuyên môn và quan trọng hơn nữa là làm công tác chủ nhiệm lớp. Lứa tuổi của học sinh THCS là lứa tuổi đang có rất nhiều biến động lớn về tâm sinh lý, đó là lứa tuổi đầy khủng hoảng, bất trị, phức tạp. Người ta còn xem là một giai đoạn quá độ nó là sự chuyển tiếp từ ấu thơ đến trưởng thành, lứa tuổi này chưa là người lớn cũng không là trẻ con. Do vậy mà các em có những biểu hiện, có các hành vi chưa đúng chuẩn mực. Vì vậy từ khi tôi được học tâm lý lứa tuổi, chúng tôi đã tự nhủ mình sẽ cố gắng làm một giáo viên chủ nhiệm trong tương lai được tốt để giúp các em được phát triển theo con đường tốt nhất, giúp các em hiểu về chính bản thân mình hơn cũng như hành vi của các em theo đúng chuẩn mực để khơi dậy ý chí của các em học sinh. Thế hệ trẻ cần trang bị cho mình những kiến thức về khoa học, kĩ thuật, công nghệ, ngoại ngữ, tin học,…Nhưng nếu chỉ trang bị cho mình bấy nhiêu đó mà không lưu tâm hoặc bỏ qua việc trao dồi phẩm chất đạo đức, chính trị, tư tưởng, lối sống, văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, ý thức pháp luật và đặc biệt đó là các kĩ năngsống cho bản thân, thì điều đó là chưa đúng. Vì vậy chúng ta phải giáo dục cho trẻ biết tự hoàn thiện phẩm chất, đạo đức và kĩ năngsống một cách tốt nhất, để các em có đầy đủ kĩ năng khi tham gia vào các hoạt động và bước vào cuộc sống hằng ngày một cách tự tin, an toàn, khỏe mạnh. Quãng Ngãi, ngày 01/06/2010 Thanh Tuyền – Thúy Hằng –Văn Lý TRANG: 1 Đề Tài: Kỹnăngsống PH ẦN I. NH ỮNG V ẤN Đ Ề CHUNG I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Mục tiêu giáo dục nước ta là hình thành và phát triển nhân cách, phẩm chất đạo đức và năng lực của người công dân, đào tạo nên những con người trí tuệ có đầy dủ tài năng đức độ, ý thức trách nhiệm, ý thức tự lực vươn lên góp sức đồng Lòng đưa đất nước ngày càng phát triển, sánh vai với các nước trên thế giới, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam XHCN. Hơn nữa trong thời đại mới sự lớn mạnh như vũ bão của các ngành khoa học-kĩ thuật, điện tử, tin học,… Sẽ làm cho bộ mặt xã hội thế giới thay đổi theo từng ngày. Vì vậy đòi hỏi mỗi con người nói riêng và mỗi dân tộc nói chung phải nhanh chóng tiếp thu và thích ứng với sự thay đổi chung của toàn bộ thế giới. Bên cạnh đó thì Việt Nam ta đang trong thời kì quá độ lên CNXH với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thiện dần các kiến trúc thượng tầng, ta cũng ra sức đầu tư vào công tác xây dựng, đào tạo những con người mới XHCN, theo lời Bác dạy: “ Muốn xây dựng CNXH phải có những con người mới XHCN” Đó là những con người hoàn thiện cả về đức và tài. Để làm được điều đó thì thế hệ trẻ- chủ nhân tương lai đất nước cần phải ra sức học tập, không ngừng phấn đấu vươn lên để góp phần công sức của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Chính vì lẽ đó mà ngay từ những cấp học ban đầu các em cần có sự hiểu biết đúng đắn, có kĩ năng và mục tiêu rõ ràng, đặc biệt là cần có kỹnăngsống vững vàng vì khi các em trưởng thành thì những kĩ năngsống sẽ giúp các em rất nhiều vào con đường sự nghiệp của mình, mà cụ thể đó là những cách ứng xử, giao tiếp,… với mọi người một cách thất tốt. Để hình thành cho các em có những kĩ năngsống đúng đắn thì nhiệm vụ của nhà trường, gia đình, xã hội rất quan trọng. Đặc biệt là nhà trường trong giáo dục đạo đức, lối sống cho các em học sinh. Vai trò của người GVCN cũng góp phần rất lớn vào việc định hình, định hướng kĩ năngsống cho học sinh. GVCN phải là người tâm lí và có tâm huyết đối với nghề. Giáo dục văn hóa ứng xử, kĩ năngsống cho họ sinh là cần thiết trong suốt thời gian dài. Từ xưa tới nay chúng ta chỉ chú ý vào việc dạy chữ mà quên đi mất là phải dạy người và dạy cho các em Thanh Tuyền – Thúy Hằng –Văn Lý TRANG: 2 Đề Tài: Kỹnăngsống những kĩ năngsống cần thiết cho các em. Vì vậy nhiều học sinh thiếu kĩ năngsống khi tham gia vào cuộc sống hằng ngày đã dẫn đến những hậu quả như lâm vào các tệ nạn xã hội, trở thành những đứa con hư, nhiều sinh viên sau khi ra trường bị thất nghiệp vì thiếu đi kĩ năng thực hành xã hội,… Việc giáo dục kĩ năngsống cho các em học sinh ngày càng trở nên thiết yếu nhằm góp phần đào tạo con gười mới đầy đủ các mặt : Đức, trí, dũng, tín, lễ, nghĩa, …Nhưng việc giáo dục kĩ năngsống cho học sinh phải phù hợp với lứa tuổi, cấp học, văn hóa từng vùng, sao cho học sinh cảm thấy gần gũi với cuộc sống của bản thân, gia đình, nhà trường, và xã hội. Từ những lí do trên mà nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “ TÌM HIỂU KĨ NĂNGSỐNG CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS CHÁNH LỘ”. Với mong muốn là được hiểu một cách hiệu quả, đầy đủ hơn, tổng quát hơn về công tác giáo dục kỹnăngsống cho học sinh ở trường THCS Chánh Lộ từ đó rút ra cho mình những kinh nghiệm bổ ích trong công việc giảng dạy sau này. II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 1. Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiểu kĩ năngsống của học sinh trường THCS . 2. Phạm vi nghiên cứu: Số lượng khách thể : 30 học sinh ở trường THCS Chánh Lộ. Khối lớp : 6, 7, 8, 9. Giới tính : 20 nữ, 10 nam. Thời gian từ ngày: 08/3-11/3/2010. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Nhằm tìm hiểu về kĩ năngsống của học sinh ở trường THCS Chánh Lộ. Từ đó đề xuất những ý kiến, phương pháp để giúp cho kĩ năngsống của học sinh được ngày càng hoàn thiện hơn. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: -Tìm hiểu một số vấn đề lí luận lien quan đên kĩ năng sống. -Tìm hiểu thực trạng về kĩ năngsống của học sinh hiện nay. -Bước đầu đề xuất một số ý kiến, phương pháp để góp phần hoàn thiện kĩ năngsống cho học sinh. V. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Trong đề tài này chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: 1. Tên phương pháp: + phương pháp quan sát. + Phương pháp nghiên cứư tài liệu. + Phương pháp điều tra, thu thập thong tin. Thanh Tuyền – Thúy Hằng –Văn Lý TRANG: 3 Đề Tài: Kỹnăngsống + Phương pháp tìm hiểu đối tượng học sinh. + Tổng kết đánh giá. 2. Cách sử dụng: - Nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu về tình hình kĩ năngsống hiện nay của học sinh, các số liệu thống kê và những thuận lợi khó khăn trong việc hình thành kĩ năngsống cho học sinh. Từ đó đề ra một số ý kiến, phương pháp để ngày càng hoàn thiện kĩ năngsống cho học sinh. Điều tra thống kê nắm được số liệu một cách chính xác. - Tìm hiểu đối tượng học sinh để nắm được nhận thức về tầm quan trọng của việc hình thành kĩ năngsống ở học sinh. Tổng kết đánh giá, rút ra kết luận từ những vấn đề nghiên cứu. Từ đó đưa ra một số ý kiến và phương pháp đề hoàn thiện kĩ năngsống cho học sinh THCS. Thanh Tuyền – Thúy Hằng –Văn Lý TRANG: 4 Đề Tài: Kỹnăngsống PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. I.CƠ SỞ LÍ LUẬN: 1.Một số khái niệm về kĩ năng sống. - Kĩ năng là gì? Là năng lực hay khả năng chuyên biệt của cá nhân về một hay nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó trong cuốc sống. -Kĩ năngsống là gì? Kĩ năng là khả năng biết làm, biết thực hiện việc gì đó một cách tự giác, thành thạo trong mọi hoàn cảnh mà không cần một sự nổ lực quá lớn. Ví dụ một người có khả năng giao tiếp trong mọi hoàn cảnh, tình huống mà không cần ai nhắc nhở, khuyến khích được gọi là người có kĩ năng giao tiếp. Kĩ năngsống là tất cả những kĩ năng cần có giúp ngươì ta học tập, làm việc một cách tốt hơn, sống tốt hơn. Có hàng trăm kĩ năngsống khác nhau. Tùy theo hoàn cảnh sống, điều kiện và môi trường sống mà người ta cần dạy cho trẻ những kĩ năng thiết yếu khác nhau. -Kĩ năngsống là năng lực tâm lý xã hội, giúp cá nhân giải quyết có hiệu quả những nhu cầu và thách thức của cuộc sống. - Vì sao phải cần có kĩ năng? Vì khi tham gia bất kì hoạt động nào nghề nghiệp nào phục bụ cho cuộc sống của chúng ta đều hỏi chúng ta phải thỏa mãn những kĩ năng tương ứng. - Làm thế nào để có kĩ năng? Bản thân chúng ta sinh ra chưa có kĩ năng về một khía cụ thể nào nhất là kĩ năng công việc, đó là lí do hình thành hệ thống đào tạo nghề nghiệp hiện có ở bất kì quốc gia nào. Như vậy, đa số mà kĩ nanưg mà chúng ta có được và hữu ích với cuộc sống của chúng ta là xuất phát từ việc chúng ta đã được đào tạo.Và như thế, nền tảng của sự thành công của chúng ta trong cuộc sống là 98% được đào tạo và tự đào tào rèn luyện kĩ năng, chỉ có 2% kĩ năng bẩm sinh của chúng tat ham gia, góp phần vào sự thành công của chúng ta. - Tại sao phải dạy kĩ năng sống? Tổ chức văn hóa - khoa học - giáo dục Liên Hợp Quốc UNESCO đã đưa ra 4 trụ cột của việc học tập ở thế kỉ 21 đó là: học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, và học để tự khẳng định bản thân. Dạy trẻ em các kĩ năngsống là góp phần bổ sung sự thiếu hụt những điều các em còn ít được dạy ở nhà trường và gia đình. Không chỉ trẻ em mà những người thành công cũng cần có những kĩ năngsống thiết yếu. Việc học kĩ năng là không bao giờ muộn và phải được học suốt đời, dưới nhiều hình thức khác nhau. Thanh Tuyền – Thúy Hằng –Văn Lý TRANG: 5 Đề Tài: Kỹnăngsống -Phân loại kĩ năng sống: có nhiều loại cách phân loại kĩ năng sống. * Dựa vào môi trường sống. + Kĩ năngsống tại trường. + Kĩ năngsống ở gia đình. + Kĩ năngsống tại nơi làm việc. * Dựa vào các lĩnh vực tâm lý: + Kĩ năng nhận thức: kĩ năng đưa ra quyết định, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng giải quyết các vấn đề, kĩ năng tư duy tích cực, kĩ năng tư duy có phê bình. + Kĩ năng xã hội: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng từ chối, kĩ năng quyết đoán, kĩ năng hợp tác, kĩ năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ lien cá nhân, kĩ năng vận động,… + Kĩ năng quản lí bản than: kĩ năng chế ngự strees, kĩ năng chế ngự cảm xúc, tình cảm, kĩ năngnâng cao nội lực kiểm soát,… - Vì vậy mỗi chúng ta là một trong những giáo viên trong tương lai chúng ta phải trao dồi thêm nhiều kĩ năngsống để sau này có thể giúp cho các em học sinh có những kĩ năngsống thật sự cần thiết trong cuộc sống hằng ngày, giúp các en có thể xử lí tình huống một cách tốt nhất. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Trong giai đoạn cả nước đang ra sức phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng , bảo vệ và từng bước phát triển đất nước đưa nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội đòi hỏi mọi nguồn lực phải đáp ứng đủ và đạt yêu cầu tiêu chuẩn , trong đó nguồn lực về con người là vốn quý nhất và quan trọng nhất cho nên nguồn lực này cần được đầu tư và chăm lo thỏa đáng để đảm nhận sứ mạng là những chủ nhân tương lai của đất nước. Như Đảng và Nhà Nước ta lấy giáo dục là quốc sách hàng đầu chăm lo đến công tác giáo dục thế hệ trẻ tạo mọi điều kiện để ai cũng được học tập. Thế nhưng một thực tế đang làm đau lòng thế hệ đi trước là một bộ phận thanh thiếu niên, lớp trẻ ngày nay đang trên đà hư hỏng, sống thiếu lí tưởng, sự tha hóa về đạo đức diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Bộ phận này chiếm số lượng lớn là học sinh ở các trường THCS thật đáng lo ngại trước sự tuột dốc đó của học sinh và đâu là nguyên nhân gây ra vấn đề trên? Đó là chính là do sự thiếu kĩ năngsống của các em, các em không chỉ cần sự giáo dục về mặt kiến thức chung như khoa học - kĩ thuật, tin học, ngoại ngữ,… những yếu tố giáo dục đó vẫn chưa đủ để hình thành nên kĩ năngsống ở các em mà chúng ta cần phải giúp các em vận dụng những kiến thức ấy vào trong cuộc sống hiện thực hằng ngày mà con người cần có để cuộc sống thật an toàn, khỏe mạnh, việc giải quyết tình huống hằng ngày tương tác một cách có hiệu quả với người khác. Theo mục đích giáo dục nói chung và mục đích giáo dục của Việt Nam là tiến tới đào Thanh Tuyền – Thúy Hằng –Văn Lý TRANG: 6 Đề Tài: Kỹnăngsống tạo con người công dân, người cán bộ, người chiến sĩ cách mạng phát triển toàn diện về đạo đức, phẩm chất và năng lực. Nhà nước phát triển giáo dục là nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẫm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và Chủ Nghĩa Xã hội. Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Từ mục đích giáo dục đó mà chúng ta cần xây dựng một mô hình giáo dục phù hợp để hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Chính vì thế mà nội dung giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản thiết thực, hiện đại để có một phương pháp giáo dục, động viên người học tích cực tự giác chủ động, sáng tạo thông qua việc thảo luận nhóm giúp người học thực sự trở thành chủ thể của quá trình học tập, phát triển tinh thần tự chủ của mình trong học tập đó cũng là một phần hình thành nên một kĩ năng làm việc chủ động cho trẻ. Chúng ta giáo dục cho trẻ về thái độ, hành vi đối inhững kĩ năng về giao tiếp giúp trẻ phát triển ngày càng tốt hơn. Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước, vì vậy phải được quan tâm và giáo dục một cách toàn diện nhất như luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em Việt Nam đã ghi “Đào tạo con người phát triển toàn diện, đầy đủ năng lực, tư duy độc lập, sáng tạo, có kiến thức, kĩ năng tốt,…” Trong trường học các em không nên chỉ chú trọng học các môn cơ bản như: toán, lí, hóa,… mà các em cần phải học đều tất cả các môn học để hình thành và phát triển đầy đủ trí lực, tâm lực, thể lực,… biết tự hoàn thiện bản thân của mình về các mặt. Ví dục trong hành vi giao tiếp ứng xử với mọi người thì phải đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ phù hợp các chuẩn mực đao đức, truyền thống của dân tộc là bề mặt văn hóa của cá nhân trong xã hội hiện nay đòi hỏi mỗi người phải hoàn toàn tự giác để có sức đề kháng với những tiêu cực của hoàn cảnh,…thì những giá trị tự hoàn thiện bản thân được coi là cốt lõi của quá trình rèn luyện bản thân. Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa việc giáo dục phải phù hợp với mục tiêu cấp học, bậc học về mặt kiến thức, đạo đức, …Giúp các em hiểu biết những giá trị của các kiến thức mình học và các giá trị thiết thực khi áp dụng những lí luận vào trong thực tiễn đối với sự phát triển cá nhân, cộng đồng và xây dựng xã hội trở nên bền vững. Nhận thức đầy đủ trách nhiệm cần rèn luyện, học tập để hoàn thiện nhân cách, có khả năng, thói quen, hành vi, phù hợp với các chuẩn mực xã hội đã học. Biết phân tích, đánh giá và lựa chọn các chuẩn mực và làm theo những chuẩn mực đúng, tránh những hành vi lệch chuẩn, biết tự giác, chủ động xây dựng kế hoạch học tập rèn luyện, biết chia sẽ, hợp tác với bạn bè và những người xung quanh, thực hiện những yêu cầu trong xã hội, Có thái độ rõ rang, tình cảm, Thanh Tuyền – Thúy Hằng –Văn Lý TRANG: 7 Đề Tài: Kỹnăngsống niềm tin, cảm xúc, có trách nhiệm và hành động của bản thân đối với mọi người, với công việc, có nhu cầu hoàn thiện bản than để trở thành con ngoan trò giỏi, công dân hữu ích cho xã hội. Con người được xem là trung tâm của vũ trụ nói chung, còn với mỗi quốc gia con người là nguồn lực chính để xây dựng, bảo vệ tổ và phát triển đất nước chô nên cần phải có đầy đủ những phẩm chất đạo đức để điều hành, duy trì cuốc sống. Mỗi người sống trong xã hội phải có trách nhiệm và nghĩa vụ với xã hội. Để làm tốt điều đó con người cần có những phẩm chất đạo đức và năng lực tốt. Khác với tài mặt đức trong nhân cách con người phần lớn chịu sự tác động của các yếu tố xã hội, nề nếp sinh hoạt và sự tổ chức giáo dục của gia đình và nhà trường. Đặc biệt là sự tu dưỡng của chính bản thân mỗi người và chịu sự ràng buộc, kiểm tra của sư dư luận xã hội, của lương tâm bản thân. Các em học sinh THCS đang diễn ra quá trình dậy thì, là một trong ba khủng hoảng lớn nhất trong sự phát triển tâm sinh lý trong cuộc đời mỗi người. Về mặt tâm lý diễn ra sự chuyển biến sâu sắc các em tự thấy mình không còn là con nít muốn vươn lên làm người lớn. Sự tò mò muốn khám phá thế giới xung quanh, muốn tự khẳng định mình, các em đang có mầm móng khẳng định cái “tôi” của mình. Về mặt xã hội các em còn non yếu, chưa có kinh nghiệm sống, chưa thật sự va chạm và chưa thấy được các vấn đề phức tạp của đời sống xã hội. Sự phát triển chưa cân bằng đó ta thường thấy ở các em luôn có sự mâu thuẫn trong tâm lý, muốn khẳng định mình lại không dám chấp nhận thất bại, tự ái quá cao, dễ bị kích động. Chính sự tự ái quá lớn luôn nghĩ là mình đúng, thích làm theo ý mình nên các em dễ có thái độ, hành vi thiếu suy nghĩ, thiếu sự kiểm soát của ý thức trong hành động. Sự ngoan cố, ngạo mạn xem thường những nội quy, quy chế của trường lớp đưa ra, muốn làm theo ý thích của mình, không đi vào nề nếp học tập cũng như sinh hoạt. Sự tò mò, dễ bị kích động sẵn sàng vượt qua mọi lời thách thức,muốn trội hơn bạn, sự phát triển không cân đối này làm nẩy sinh nhiều vấn đề kéo theo. Đây là lứa tuổi đáng lo ngại nhất. Các em rất nhiều nhạy cảm với sự đổi thay của môi trường xung quanh. Các em rất dễ nhiễm thói hư, tật xấu. Thế nên sự buông lỏng giáo dục đối với lứa tuổi này sẽ dẫn đến những hậu quả không lường trước được. Nếu như môi trường giáo dục không tiếp cận được các em thì sự lôi kéo của các thành phần, yếu tố xấu sẽ làm cho các em sa ngã vào con đường xấu, biểu hiện tiêu cực, ngày nay khi xã hội càng phát triển đời sống người dân tăng lên, sự mở cửa của nền kinh tế thị trường kéo theo sự du nhập những trào lưu tư tưởng nước ngoài vàoViệt Nam. Khi ta mở cửa ra, ánh nắng ban mai sẽ rọi vào nhà, mở cửa ra đón những hương thơm của hoa, luồng gió mát lạnh nhưng cũng có thể là luồng gió độc kéo vào… tương tự, khi nền kinh tế phát triển mở cửa vực dậy Thanh Tuyền – Thúy Hằng –Văn Lý TRANG: 8 Đề Tài: Kỹnăngsống các nguồn lực các tiềm năng đưa kinh tế phát triển. Thế nhưng cũng kéo theo nó là sự du nhập của nhiều yếu tố xấu mà không ai kiểm soát được. Một khi đời sống vật chất được cải thiện thì người ta quay qua vun đắp cho đời sống tinh thần. Trong đời sống xã hội ngày càng xuất hiện nhiều lối sống “ Tây hóa” làm thay đổi nếp sống, truyền thống văn hóa của dân tộc và một bộ phận không nhỏ chịu ảnh hưởng là thanh thiếu niên. Trong luồng gió mát ấy có luồng gió độc mà các em không thể phân biệt được. Chính vì vậy mà nó tiêm nhiễm vào các em học sinh những mặt xấu, tốt lẫn lộn. Hiện nay rất nhiều học sinh lẫy những ngôi sao điện ảnh, những ca sĩ, bóng đá làm thần tượng cho mình thế là bắt đầu ăn mặc, trang phục chải chuốt hình thức bên ngoài cho giống, cứ cho vậy là đẹp ngang nhiên măc tới trường. Trang phục như thế còn ngôn ngữ thì sao? Như ông cha ta đã nói “tiên học lễ, hậu học văn”. Học sinh ngày nay thường nói tục, chửi thề. Các em vẫn xem mình nói như vậy là đúng hay biết sai mà không muốn sửa. Có thể lời ăn tiếng nói thề hiện phẩm chất của con người: “ lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.Vậy mà từ ngữ học sinh dùng hàng ngày được du nhập từ đâu từ phim ảnh, hay từ mạng internet…dẫn đến những lời nói thiếu văn hóa, Sự lễ phép kính trên nhường dưới đã biến đâu mất chỉ còn lại những lời nói làm cho người nghe thấy mệt mỏi và ghê sợ. Không phải chỉ có những học sinh ham chơi xuất thân từ gia đình bình thường, mà ở các gia đình khá giả, bố mẹ không quan tâm đến con cái, các em cảm thấy cô đơn thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, bị bạn bè xấu rủ rê lao vào con đường ăn chơi, làm nhiều hành vi sai lệch về đạo đức và pháp luật. Một số gia đình khá giả, bố mẹ lo làm kinh tế chỉ nghĩ đến tiền và nghĩ rằng tiền có thể thay thế được tình cảm của họ dành cho con cái mà không giáo dục con em mình cách tiêu tiền hợp lý. Vì vậy mà các em xem thường đồng tiền, lấy tiền để làm trò vui mà không có một chú ý thức nào. Vậy vì lí do gì mà vẫn có rất nhiều em lười biếng, ham chơi, nghỉ học. Từ thực tế cho thấy trong mấy năm qua ở địa bàn phường Chánh Lộ đa số ngời dân có phong trào đi làm ăn xa. Hầu như gia đình nào cũng có người đi làm ăn xa một năm mới về đôi ba lần, ở nhà giao con cái cho ông bà chăm nom, cũng có gia đình bố mẹ đi làm ăn xa để các em tự chăm sóc bản thân cũng như việc học. Như đã nói đây là lứa tuổi có sự thay đổi mạnh mẽ nhất trong tâm sinh lý vì thế các em rất cần có sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ, vậy mà cha mẹ lại phó thác cho các em tự lo. Trong cuộc sống tự lập các em không thể tự mình đững vững được lại càng không thể thay thế vai trò của bố mẹ chăm lo cho các em, còn những em sống với ông bà ta thấy có một số khó khăn như sau: như sự chênh lệch về tuổi tác, ông bà và cháu là hai thế hệ khác nhau nên ít có sự đồng cảm. Ông bà không hiểu cháu mình muốn gì thêm vào đó là cách giáo dục mang âm hưởng của thời đã Thanh Tuyền – Thúy Hằng –Văn Lý TRANG: 9 Đề Tài: Kỹnăngsống qua, có một số bài giáo dục không còn phù hợp với lối sống, lối suy nghĩ của lớp trẻ ngày nay. Nói như vậy không có nghĩa là ta phủ nhận tất cả khứ, bởi có quá khứ mới có hiện tại. Nhưng ở độ tuổi các em rất khó để gò ép các em vào trong khuôn phép. Có một số em vì nghĩ rằng ông bà đã già yếu, kém minh mẫn, không thể quản các em nên đã bỏ qua những lời dạy, chỉ bảo của ông bà đối với mình thêm vào đó thích nói dối, nói ngược. Trong những gia đình nghèo khó, lao động vất vả không có thời gian quan tâm đến việc học của con em, tuy vậy, các gia đình ấy thường nghĩ rằng học hay không học là vấn đề không quan trọng, họ muốn con mình ở nhà phụ giúp gia đình. Hoặc nghỉ hoặc đi làm ăn xa…có gia đình quan tâm đến việc học của con cái tuy nhiên lại không quản lý thời gian học của con mình. Để chúng thích đi chơi thì đi, việc bỏ học, trốn học trong các tiết học một phần vì các em học yếu, một phần vì các em thấy việc bỏ học một hai tiết là bình thường nên nghỉ. Tuy ở nông thôn nhưng sự thâm nhập của trò chơi điện tử phát triển mạnh, kéo theo đó là những hình ảnh đồi trụy, mà ở lứa tuổi này lại quá tò mò dễ bị kẻ xấu lợi dụng, rủ rê, ham chơi chưa ý thức tầm quan trọng của việc học nên hay bỏ học đi chơi, các em ngày càng ham chơi trò chơi điện tử, việc học hành bỏ bê vì sự lười biếng, ỷ lại vào bố mẹ. Một số gai đình không có hạnh phúc, bố mẹ cãi nhau không quan tâm đến con cái, Vì vậy các em lao vào những trò chơi nghịch ngợm với tâm lý “ trả thù” vì bố mẹ không quan tâm mình. Từ đó chúng ta thấy được kĩ năngsống các em còn quá non yếu, vì thế bản than mỗi chúng ta cần phải giáo dục nhiều hơn về kĩ năngsống cho trẻ, để thực hiện được điều đó chúng ta phải cần một lực lượng rất lớn tham gia ngoài sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình thì xự đóng góp của xã hội vào việc giáo dục kĩ năngsống cho trẻ là một đóng góp rất lớn để giúp trẻ ngày càng hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó thì vai trò của người giáo viện chủ nhiệm rất quan trọng, luôn quan tâm đến học sinh. Đó là những con người hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, lứa tuổi này chúng ta không giáo dục qua sự dọa nạt mà việc dùng lời lẽ khuyên răn sẽ thấm dần và chuyển hóa được suy nghĩ của các em. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Đặc Điểm chung Về kinh Tế Xã Hội Của Địa Bàn nghiên Cứu: 1.Vị Trí, Địa lý: Phường Chánh Lộ là phường nằm ở vị trí Tây Nam của thành phố. Có diện tích tự nhiên 250,82 ha; 3006 hộ; 13217 khẩu. Từ nhày đảng có chủ trương đổi mới, năm 1995 Chánh lộ được chuyển từ xã lên phường, bộ mặt kinh tế của địa phương có sự phát triển đáng kể, từ dố nhu cầu học tập trong nhân dân cũng được tăng lên Giáp cận: + Phía tây giáp phường Nghĩa Lộ Thanh Tuyền – Thúy Hằng –Văn Lý TRANG: 10 [...]... học, không II MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ GIÁO DỤC KĨ NĂNGSỐNG CHO HỌC SINH THCS: Nắm bắt tâm sinh lí, hoàn cảnh sống của học sinh -Xem các em như là bạn tạo sự quan tâm thân thiết làm cho các em tin tưởng mình -Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hành động của các em để từ đó có những biện pháp thích hợp Thanh Tuyền – Thúy Hằng –Văn Lý TRANG: 11 Đề Tài: Kỹ năngsống -Động viên, nhắc nhở các em rèn luyện đạo đức... thể giao việc cho các em nếu cảm thấy em có khả năng làm được -Cùng với phụ huynh thường xuyên giáo dục học sinh - Phối hợp với phụ huynh khi học sinh có vi phạm về đạo đức, tác phong -Ghi biên bản hoặc bản kiểm điểm nếu vi phạm -Mơì phụ huynh Thanh Tuyền – Thúy Hằng –Văn Lý TRANG: 12 Đề Tài: Kỹ năngsống Phần III NHỮNG KẾT LUẬN CHUNG Để giáo dục kĩ năngsống cho học sinh cần có sự kết hợp các lực lượng...Đề Tài: Kỹ năngsống + Phía đông giáp với phường Nghĩa Chánh + phía nam giáp với Thị trấn La Hà huyện Tư nghĩa + phía bắc giáp với phường Nguyễn Nghiêm a.Về Kinh Tế: Là một địa phương đang trong quá trình đô thị hóa nên ngày càng có nhiều dân nhập cư về làm ăn sinh sống, công tác, kinh tế nông nghiệp, buôn băn nhỏ, hộ nghèo có nhiều (122... và các lễ nghi khác được lưu truyền c Về mặt xã hội: Nhìn chung, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao đời sống tinh thần được quan tâm hơn, mọi người sống đúng theo chính sách, pháp luật của nhà nước Xã hội tương đối ổn định không có hiện tượng đáng báo động như: mê tín dị đơn hay cờ bạc, mại dâm,… Hầu hết người dân lo làm ăn, sống lương thiện 2.Thực Trạng Nghiên Cứu: Qua các phương pháp nghiên... trường thành nơi mỗi người, học được nhiều nhất trong chặn đời của mình Nhà trường cần tạo cơ sở để cho học sinh có kiến thức nền tảng bước vào đời Thanh Tuyền – Thúy Hằng –Văn Lý TRANG: 13 Đề Tài: Kỹ năngsống Tài liệu tham khảo 1 Sách tâm lí giáo dục, Phó Giáo sư tiến sĩ Phạm Viết Vượng NXB Đại học Sư phạm năm 2006 2 Sách giáo dục học, của Hà Thế Ngữ Nhà xuất bản giáo dục 1987 3 Sách Đạo đức học, Của... Của tập thể PGS Phạm Sang, Nguyễn Văn Đằng, Trần Thế Vinh, Trịnh Đình Bảy và Phó giáo sư, phó tiến sĩ Trần Hậu Kiêm NXB Chính trị Quốc Gia năm 1997 Thanh Tuyền – Thúy Hằng –Văn Lý TRANG: 14 Đề Tài: Kỹ năngsống MỤC LỤC Tên Mục Lời giới thiệu I.Những vấn đề chung II Nôi dung nghiên cứu III Những kết luận chung Tài liệu tham khảo Thanh Tuyền – Thúy Hằng –Văn Lý Trang 1 2 5 13 TRANG: 15 ... em rất tò mò muốn tìm hiểu những điều chưa biết xung quanh mình, các em còn rất ngỡ ngàng tước sự phát triển trong chính con người mình Nên việc cung cấp cho các em những kiến thức về giới tính, kĩ năngsống hằng ngày là rất quan trọng, nhiều ý kiến cho rằng nên cung cấp những vấn đề đó cho trẻ vì cho rằng các em còn quá nhỏ Còn bản thân chúng tôi cho rằng chúng ta cần cung cấp những vấn đề đó cho . Tài: Kỹ năng sống -Phân loại kĩ năng sống: có nhiều loại cách phân loại kĩ năng sống. * Dựa vào môi trường sống. + Kĩ năng sống tại trường. + Kĩ năng sống. Đề Tài: Kỹ năng sống PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. I.CƠ SỞ LÍ LUẬN: 1.Một số khái niệm về kĩ năng sống. - Kĩ năng là gì? Là năng lực hay khả năng chuyên