1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

REN KY NANG SONG HS THCS

7 619 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 83,5 KB

Nội dung

MẤY VẤN ĐỀ VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG Ở TRƯỜNG THCS TS. Phùng Khắc Bình, Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV- Bộ Giáo dục và Đào tạo Phó Trưởng ban chỉ đạo Phong trào thi đua Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực. TS. Vũ Quốc Anh, Chuyên gia Dự án Phát triển Giáo dục THCS II 1. Giới hạn vấn đề: - Đối tượng: học sinh trường THCS - Phạm vi: các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (không bàn đến việc tích hợp vào các môn học) - Chú trọng thực tế, không nặng về lí luận. - Những vấn đề nêu ra theo hướng mở, không mang bất cứ tính áp đặt nào; có tính khả thi, tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể của nhà trường mà vận dụng. - Bình luận và một cách tiếp cận khác so với một trong những nội dung tài liệu Đổi mới phương pháp trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, mục 3.4. Giáo dục kĩ năng sống (được giới thiệu và thảo luận tại lớp tập huấn này) - Gắn với Phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. 2. Mục đích của việc giáo dục kĩ năng sống - Đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện; phù hợp với 4 trụ cột của giáo dục theo quan niệm của UNESCO: (i) học để biết, (ii) học để làm, (iii) học để tồn tại và (iv) học để chung sống; - Giúp học sinh thích ứng được với cuộc sống đầy những biến động khôn lường (những tác động của tự nhiên và xã hội hiện đại) - Thúc đẩy những hoạt động mang tính xã hội, phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực, xây dựng môi trường trường học thân thiện, học sinh tích cực. - Góp phần tích cực cho việc đổi mới phương pháp học tập của học sinh. 3. Kĩ năng sống là gì? 3.1. Một số quan niệm: 3.1.1. Tổ chức Y tế thế giới (WHO): - Là các khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực; 1 - Giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày. 3.1.2. UNICEP - Là tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. - Tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng. 3.1.3. Có thể quan niệm kĩ năng sống - Là năng lực ứng xử tích cực của mỗi người đối với tự nhiên, xã hội và chính mình; - Là khả năng tâm lí xã hội của mỗi cá nhân trong hành vi tích cực để xử lí hiệu quả những đòi hỏi, thử thách của cuộc sống. 3.1.4. Cũng có quan niệm coi kĩ năng sống là khả năng thực hiện một hành động hay hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để hành động phối hợp với mục đích và điều kiện thực tế 3.2. Những quan niệm nêu trên cùng chứa một nội hàm: - Là khả năng thực hiện hoạt động hay hành động, - Là năng lực ứng xử tích cực trước những thách thức của đời sống, - Chỉ có được một khi được rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, biết cách lựa chọn. 3.3. Mối quan hệ giữa kĩ năng sống và bản năng của con người (nhân chi sơ, tính bản thiện). - Từ khi lọt lòng mẹ, con trẻ cũng đã có những mầm mống, những tiền đề của kĩ năng: nhận thức bản thân, lựa chọn, phán đoán .nhưng ở dạng bản năng, chưa có ý thức) - Trong quá trình trưởng thành, bằng tri thức và trải nghiệm của đời sống, bằng rèn luyện và tự rèn luyện; những mầm mống và tiền đề ấy được nâng lên và trở thành năng lực, khả năng thực hiện hành động hay ứng xử tích cực, có ý thức, có tính mục đích, vì cộng đồng. 4. Những kĩ năng sống cần được giáo dục và rèn luyện đối với học sinh THCS: - Kĩ năng tự nhận thức(ta là ai là điều cực kì quan trọng) - Kĩ năng giải quyết các tình huống đặc biệt khó khăn trong cuộc sống, - Kĩ năng giao tiếp và thương thuyết (bao hàm tính tự kiềm chế) 2 - Kĩ năng lựa chọn và quyết định (bao hàm phê phán và bác bỏ) - Kĩ năng hợp tác và tìm kiếm sự giúp đỡ (bao hàm yếu tố thân thiện, làm việc theo nhóm) - Kĩ năng tưởng như rất đơn giản nhưng thật sự cần thiết như + Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; không chỉ cho việc học ngoại ngữ mà cho mọi môn học, cho cuộc sống sau này; + Kĩ năng biết nấu cơm nhanh ít tốn nhiên liệu; + Kĩ năng cắm trại, leo núi; + Kĩ năng làm vườn và chăm sóc cây cảnh . + Kĩ năng cấp cứu khi có người gặp tai nạn hoặc bệnh tật hiểm nghèo . 5. Câu lạc bộ, một hình thức hoạt động tốt trong việc giáo dục và rèn luyện kĩ năng (chọn một số hình thức thích hợp với điều kiện của nhà trường, năng lực và sở thích của học sinh) 5.1. Nguyên tắc tổ chức: - Trên cơ sở tự nguyện, - Bao gồm những người có cùng sở thích, năng khiếu và năng lực, - Được quyền tự chủ trong hoạt động và điều hành, - Dưới sự hướng dẫn và được sự giúp đỡ của nhà trường, phụ huynh học sinh và cộng đồng. 5.2. Một số hình thức câu lạc bộ: 5.2.1. Gắn với các hoạt động học tập - Những người yêu thích văn học - Những nhà vật lí, toán học trẻ - Sinh học và môi trường. 5.2.2 Gắn với các hoạt động giáo dục thể chất - Thể thao vua. - Võ dân tộc - Du lịch (leo núi, bơi lội .) - Trò chơi dân gian. 3 5.2.3. Gắn với các hoat động giáo dục thẩm mĩ - Âm nhạc, trong đó có dân ca, - Vẽ, - Kịch . 5.2.4. Gắn với các hoạt động giáo dục nghề nghiệp - Hướng nghiệp - Các nghề truyền thống 5.2.5. Gắn với các hoạt động xã hội, cộng đồng 6. Các hoạt động được đề cập tới trong Chương thình phối hợp hoạt động giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam - mục Rèn luyện kĩ năng sống. 6.1. Ngành giáo dục: - Trên cơ sở chương trình giáo dục kĩ năng sống của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tuỳ theo cấp học và độ tuổi, tổ chức các hoạt động dã ngoại, tham quan, hội thảo, thi nấu ăn, cấp cứu trong đó học sinh giữ vai trò chủ đạo, được phát huy tính tích cực, tự chủ, tự giác, được phát biểu ý kiến của riêng mình về những vấn đề các em quan tâm; - Tăng cường giáo dục kĩ năng sống để học sinh có thể thích ứng với những hoàn cảnh, tình huống và điều kiện khác nhau của đời sống xã hội, cung cấp cho học sinh những thông tin về nghề nghiệp, định hướng và tư vấn nghề nghiệp cho học sinh; - Coi trọng vai trò và tạo điều kiện để giáo viên chủ nhiệm và Tổng phụ trách Đội TNTP và Bí thư Đoàn THCS Hồ Chí Minh nhà trường hoàn thành chức trách của mình với tư cách là những người tổ chức chủ yếu việc giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh tronh và ngoài nhà trường; - Có mối liên hệ thường xuyên với cha mẹ học sinh, nắm được những diễn biến về tâm lí, tính cách để có biện pháp hữu hiệu trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. - Các trường có phòng hay tổ tư vấn gồm các thành viên là giáo viên, cán bộ đoàn thể, những bậc cao niên có kinh nghiệm và hiểu biết nhiều về đời sống xã hội, có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục giúp nhà trường trong việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. 4 6.2. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - Phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động tuyên truyền cung cấp kiến thức về kĩ năng sống cho học sinh, đặc biệt cho học sinh nữ nhằm giúp các em có kĩ năng tự bảo vệ trước những vấn đề xã hội có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ và an toàn cuộc sống bao gồm kĩ năng nhận diện vấn đề, biết cách xác định tình huống, tự khẳng định, biết cách từ chối, xử lí và ứng phó một cách linh hoạt, sáng tạo, kĩ năng xử lí mâu thuẫn, kĩ năng ra quyết định; biết nấu ăn, tự chăm sóc sức khoẻ và các kĩ năng khác; - Các cấp Hội đưa nội dung giáo dục trẻ em về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, giáo dục kĩ năng sống cho các bà mẹ vào các buổi sinh hoạt chi hội, tổ phụ nữ. 6.3. Hội Khuyến học Việt Nam: Các cấp Hội ở địa phương phối hợp với nhà trường và gia đình làm tốt việc quản lí trẻ em ngoài giờ học. có hình thức theo dõi, đôn đốc học sinh thực hiện kế hoạch học tập ở nhà, không chơi bời lêu lổng, sao nhãng việc học tập; tìm biện pháp ngăn chặn kịp thời tình trạng bỏ học, trốn học và các hành vi tiêu cực khác, chủ động đề xuất chương trình giáo dục kĩ năng sống cụ thể đối với học sinh tuỳ theo lứa tuổi và điều kiện địa phương. 7. Các hoạt động nêu trong nội dung câu hỏi 5 Làm thế nào rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh (trong Sổ tay Trường học thân thiện, học sinh tích cực): Việc triển khai nội dung Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh cần được tiến hành qua 3 bước 7.1. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức biên soạn tài liệu về nội dung kĩ năng sống cho học sinh ở các cấp học, hướng dẫnvề phương pháp rèn luyện kĩ năng sống và phương pháp đánh giá kĩ năng sống đã đạt được ở học sinh. 7.2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xây dựng phương án chuẩn bị lực lượng giáo viên, cán bộ Đoàn ở các địa phương và tại các trường để thực hiện nội dung rèn luyện kĩ năng sống. 5 7.3. Căn cứ vào điều kiện thực tế về sự chuẩn bị và sẵn sàng của giáo viên, cán bộ Đoàn ở các trường; Hiệu trưởng nhà trường thống nhất với các Phòng Giáo dục và Đào tao hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo và tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quyết định triển khai cụ thể trong từng năm học nội dung rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh một cách hiệu quả, bổ ích cho học sinh, không gây quá tải cho hoạt động giáo dục. Thông qua hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có thể tổ chức các cuộc thi liên quan đến kĩ năng sống như thi dựng lều cắm trại nhanh và chắc chắn nhất, thi nấu cơm nhanh và ít tốn củi, thi xử lí tình huống cấp cứu khi có tai nạn giao thông, thi diễn thuyết về các đề tài thanh thiếu niên và xã hội quan tâm . làm cho việc rèn luyện kĩ năng sống có tính tự nhiên và hiệu quả. 8. Các hoạt động nêu trong nội dung thứ 3 của Phong trào thi đua Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực, Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh: - Rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; - Rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; - Rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hoá, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. 9. Cần làm gì để thực hiện tôt việc giáo dục và rèn luyện kĩ năng? 9.1. Giáo viên chủ nhiệm: - Thực sự đổi mới phương pháp thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; - Tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện, coi trọng việc tự rèn luyện của học sinh, khuyến khích và động viên kịp thời, quan tâm đến học sinh thuộc diện đặc biệt (về kinh tế, về sự phát triển thể chất…) - Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, làm cho họ nhận thức được tầm quan trọng và cùng với nhà trường giáo dục và rèn luyện cho con em về kĩ năng sống. 6 9.2. Giáo viên Tổng phụ trách Đội: - Có nhiều hình thức trong tổ chức các hoạt động tập thể gắn với nội dung rèn luyện kĩ năng như đã nêu ở phần trên. - Gắn việc rèn luyện kĩ năng với những nội dung cụ thể của Phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực như làm cho trường lớp xanh sạch đẹp, đổi mới phương pháp học tập, chăm sóc các di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng, đưa tiếng hát dân ca và trò chơi dân gian vào trường học… - Có sự động viên và khuyến khích kịp thời cá nhân và tập thể. 9.3. Học sinh: - Nâng cao ý thức tự nguyện, tự giác, tự chủ, phát huy tính tích cực trong mọi hoạt động rèn luyện kĩ năng sống; - Nhận thức rằng, việc rèn luyện kĩ năng sống là việc của mình, trước hết có lợi cho việc học tập và sự tiến bộ về mọi mặt của chính mình, cho gia đình và sau đó cho cộng đông, cho xã hội và đất nước; - Không chỉ rèn luyện cho mình mà quan tâm đến việc rèn luyện chung của cả một tập thể tổ, lớp và rộng hơn, của trường mình. 7 . MẤY VẤN ĐỀ VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG Ở TRƯỜNG THCS TS. Phùng Khắc Bình, Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV- Bộ Giáo dục và Đào tạo Phó Trưởng ban chỉ đạo. Quốc Anh, Chuyên gia Dự án Phát triển Giáo dục THCS II 1. Giới hạn vấn đề: - Đối tượng: học sinh trường THCS - Phạm vi: các hoạt động giáo dục ngoài giờ

Ngày đăng: 10/09/2013, 16:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w