1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV apatit lào cai

116 53 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 396,53 KB

Nội dung

Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổnghợp phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động SXKD của doanh nghiệp trong đó phảnánh kết quả sử dụng vật tư, tài sản, tiền vốn, các giải pháp kinh tế kỹ

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian học tập, nghiên cứu lý luận và tìm hiểu công tác thực tiễn, được

sự hướng dẫn giảng dạy của quý thầy giáo, cô giáo, sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình,

sự góp ý của bạn bè, đồng nghiệp, em đã hoàn thành bài luận văn này Qua đây, chophép em gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Ban Lãnh đạo cùng quý thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Thương mại

Các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiếnthức quý báu trong suốt thời gian nghiên cứu và học tập

Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Phú Giang, người đã tậntình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Trang 5

Kinh phí công đoàn

Nhân công trực tiếp

Nguyên vật liệu trực tiếpSản phẩm dở dang

Sản xuất chung

Sản xuất kinh doanh

Tài sản cố định

Trang 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Công cuộc đổi mới nền kinh tế quốc dân, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tậptrung bao cấp sang cơ chế thị trường đã tạo cho nền kinh tế Việt Nam những khởisắc rõ rệt, cơ chế thị trường với sự điều tiết của Nhà nước ở nước ta đã dần đi vào

ổn định, Việt Nam đã từng bước tham gia vào quá trình toàn cầu hóa Việc ViệtNam gia nhập WTO đã tạo ra nhiều cơ hội phát triển cũng như đem đến nhiều tháchthức cho các thành phần kinh tế Các doanh nghiệp Việt Nam đã bước vào cuộccạnh tranh đầy khốc liệt, không chỉ với các doanh nghiệp trong nước, thậm chí cùngngành mà còn với các doanh nghiệp khác trong khu vực, châu lục và trên toàn thếgiới Hoàn cảnh mới đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải tìm cách củng cố vị trí vàvươn lên trong môi trường mới đầy cạnh tranh này

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các ngành nghề ngày càng mở rộng,các mặt hàng kinh doanh cũng ngày càng đa dạng Các doanh nghiệp nói chung vàcác doanh nghiệp sản xuất nói riêng đứng trước thử thách lớn, đòi hỏi cần có nhữngquyết định hợp lý để tồn tại và phát triển Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, kết quảkinh doanh cũng có ảnh hưởng rất lớn, quyết định đến vấn đề tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp Các thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh do kếtoán cung cấp là rất quan trọng trong việc hoạch định hướng phát triển của doanhnghiệp Hạch toán đúng, đủ, kịp thời doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanhkhông chỉ là mối quan tâm của những nguời làm công tác kế toán, các nhà quản lýdoanh nghỉệp trong việc ra quyết định mà còn là mối quan tâm của người lao động,các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chứcnước ngoài, nhất là trong quá trình hội nhập hiện nay Việc hạch toán đúng, đủ, kịpthời còn giúp người lao động trong doanh nghiệp, các đối tượng quan tâm đếndoanh nghiệp xác định được lợi ích của mình từ các thông tin doanh thu, chi phí vàkết quả kinh doanh Do đó, vấn đề về công tác kế toán doanh thu, chi phí và kết quảkinh doanh có vai trò rất lớn, cần được nghiên cứu và hoàn thiện trong các doanhnghiệp nói chung và tại các doanh nghiệp kinh doanh thương mại nói riêng

Không nằm ngoài quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay,

Trang 7

Công ty TNHH MTV Apatit Lào Cai có những cơ hội mới được mở ra cũng nhưphải đối mặt với những thách thức mới, khó khăn hơn trong ngành khai thác khoángsản Đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt đó, đòi hỏi Công ty TNHH MTVApatit Lào Cai phải có những quyết định đúng đắn trong chiến lược kinh doanh củamình Với ý nghĩa to lớn của mình, các thông tin về doanh thu, chi phí và kết quảkinh doanh tại Công ty TNHH MTV Apatit Lào Cai đòi hỏi phải được phản ánhchính xác, đầy đủ và kịp thời tình hình kinh doanh Tuy nhiên, thực tế kế toán doanhthu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Apatit Lào Cai hiện còn

có những tồn tại nhất định, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thông tin về các chỉtiêu này trong tình hình hiện tại

Mặt khác, trong nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tếthế giới như hiện nay, các chuẩn mực, quy định về kế toán đang có những thay đổi,điều chỉnh để phù hợp với tình hình hiện tại và phù hợp với thông lệ quốc tế Kếtoán nói chung và kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh nói riêng phảithường xuyên cập nhật những thay đổi và điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh thực tế

Do đó, yêu cầu cần thiết đặt ra đối với Công ty TNHH MTV Apatit Lào Cai lànghiên cứu và hoàn thiện kế toán phần hành này hơn nữa để các thông tin về doanhthu, chi phí và kết quả kinh doanh do kế toán cung cấp thực sự đạt hiệu quả trongviệc ra các quyết định quan trọng, liên quan đến sự tồn tại và phát triển của công ty.Xuất phát từ tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề trên, tác giả đã chọn

nghiên cứu đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công

ty TNHH MTV Apatit Lào Cai” Đây là một đề tài không mới và đã có nhiều tác

giả nghiên cứu, tuy nhiên nó vẫn không mất đi tính thời sự, có ý nghĩa khoa học cả

về lý luận và thực tiễn.Đề tài nghiên cứu sẽ đi sâu vào kế toán tài chính và kế toánquản trị tại Công ty TNHH MTV Apatit Lào Cai

1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

− Hệ thống hóa và làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến kếtoán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất

− Nghiên cứu thực trạng kế toán tài chính và kế toán quản trị chi phí và tínhgiá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Apatit Lào Cai

Trang 8

− Phân tích, đánh giá thực trạng kế toán tài chính và kế toán quản trị chi phí vàtình giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Apatit Lào Cai.

− Đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tài chính và kế toán quản trị chiphí và tình giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Apatit Lào Cai

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các vấn đề tổng quan về kế toán tài chính và kế toán quản trị chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất

Thực trạng kế toán tài chính và kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm của Công ty TNHH MTV Apatit Lào Cai

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Không gian nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở toàn bộ Công ty TNHH MTVApatit Lào Cai

Số liệu minh chứng:

Số liệu trình bày trong bài được lấy từ số liệu của Công ty TNHH MTV ApatitLào Cai trong năm 2017

Giới hạn nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở Kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm của Công ty TNHH MTV Apatit Lào Cai

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạiCông ty TNHH MTV Apatit Lào Cai”, luận văn đã sử dụng một số phương phápnghiên cứu như:

1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập thông tin có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên nhữngluận cứ để chứng minh những luận điểm khoa học Độ tin cậy, giá trị khoa học củatoàn bộ công trình nghiên cứu phụ thuộc vào thông tin mà người nghiên cứu thuthập được Trong đề tài nghiên cứu khoa học của mình, nhóm chúng tôi đã sử dụng

Trang 9

các phương pháp:

Từ việc lựa chọn đề tài nghiên cứu và lựa chọn đơn vị để thực hiện nghiêncứu, em đã tìm hiểu các thông tin về Công ty TNHH MTV Apatit Lào Cai bằngcách nghiên cứu: tài liệu về công ty, các bài báo, trên website của công tyhttp://vinaapaco.com, thông tin về đối tượng nghiên cứu tại công ty

Trong quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH MTV Apatit Lào Cai, đãtrực tiếp quan sát đồng thời học hỏi quy trình làm việc, cách hạch toán chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm, về công tác luân chuyển, xử lý chứng từ tại phòng

kế toán của công ty

Luận văn đã tiến hành nghiên cứu từ hai nguồn tài liệu:

− Tài liệu lý luận: Bao gồm Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính,chứng từ, sổ sách, báo cáo tài chính, hệ thống tài khoản kế toán; chuẩn mực kế toánViệt Nam và quốc tế, luật kế toán, các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kếtoán hiện hành, giáo trình kế toán tài chính và kế toán quản trị của một số trườngđại học, các bài viết về kế toán đã được công bố

− Tài liệu thực tế: các chứng từ gồm phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, cácloại sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản chi phí, giá thành Phương pháp này cho cáckết quả chính xác và đầy đủ về thông tin số liệu của công ty

1.4.2 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

Qua các tài liệu đã thu thập được, luận văn đã sử dụng phương pháp so sánhgiữa số liệu thực tế hoạt động với các văn bản quy định và thông tư hướng dẫn củaNhà nước

1.5 Kết cấu của luận văn.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ hình vẽ,danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài nghiên cứu gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu của đề tài

Trang 10

Chương 2: Những lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm trong doanh nghiệp sản xuất

Chương 3: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạiCông ty TNHH MTV Apatit Lào Cai

Chương 4: Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Apatit Lào Cai

Trang 11

CHƯƠNG 2: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN

CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG

DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

2.1 Một số vấn đề lý thuyết cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm

2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

2.1.1.1 Chi phí sản xuất

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải biết kết hợp 3yếu tố cơ bản, đó là: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Hao phícủa những yếu tố này biểu hiện dưới hình thức giá trị gọi là chi phí sản xuất

Như vậy, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về laođộng sống và lao động vật hóa, và các chi phí bằng tiền khác mà doanh nghiệp đãchi ra để tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao vụ, dịch

vụ trong một kỳ nhất định

Trong doanh nghiệp chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại có tính chất kinh tế,mục đích sử dụng, công cụ trong quá trình sản xuất… khác nhau Để phục vụ chocông tác quản lý chi phí sản xuất phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm, kếtoán cần phải phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất được phân loại theo nhiềucách khác nhau:

Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí (phânloại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí)

Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế (theo khoản mục chi phí)Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệgiữa chi phí sản xuất với đối tượng chịu chi phí theo phương pháp tập hợp

Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khốilượng sản phẩm lao vụ sản phẩm sản xuất trong kỳ

Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành chi phí

2.1.1.2 Giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí về lao độngsống, lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra tính cho 1 đơn vị sản phẩm hoặc

Trang 12

là công việc lao vụ sản xuất đã hoàn thành Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổnghợp phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động SXKD của doanh nghiệp trong đó phảnánh kết quả sử dụng vật tư, tài sản, tiền vốn, các giải pháp kinh tế kỹ thuật màdoanh nghiệp đã thực hiện nhằm đạt được mục đích là sản xuất được nhiều sảnphẩm nhưng tiết kiệm được chi phí sản xuất và hạ thấp giá thành sản phẩm.

Phân loại giá thành giúp cho kế toán nghiên cứu và quản lý, hạch toán tốt giáthành sản phẩm và cũng đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng giá cả sản phẩm Dựa vàotiêu thức khác nhau và xét dưới nhiều góc độ mà người ta phân thành các loại giáthành khác nhau

Phân loại giá thành xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành.Theo cách này thì giá thành được chia thành:

Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sảnxuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch Giá thành kế hoạch được xác định trước khibước vào sản xuất trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức các dự toánchi phí của kỳ kế hoạch Giá thành kế hoạch là giá thành mà các doanh nghiệp lấy

nó làm mục tiêu phấn đấu, nó là căn cứ để so sánh phân tích đánh giá tình hình thựchiện hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mứcchi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch và chỉ tính cho đơn

vị sản phẩm Giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sảnphẩm và là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp là thước đo chính xác đểxác định kết quả sử dụng vật tư, tài sản lao động trong sản xuất Giá thành định mứcluôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí trong quá trình sảnxuất Giá thành định mức giúp cho việc đánh giá tính đúng đắn của các giải phápkinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã áp dụng trong sản xuất nhằm đem lại hiệu quảkinh tế cao

Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phíthực tế phát sinh tổng hợp trong kỳ và sản lượng sản phẩm đã sản xuất trong kỳ.Sau khi đã hoàn thành việc sản xuất sản phẩm dịch vụ và được tính toán cho cả chỉtiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế, là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánhkết quả phấn đấu của doanh nghiệp là cơ sở để xác định kết quả sản xuất kinh doanh

Trang 13

của doanh nghiệp.

Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành sản phẩm được chia thành:Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): Giá thành sản xuất của sản phẩmbao gồm các chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến việc sản xuất chế tạo sản phẩmtrong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất như chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chiphí sản xuất chung tính cho sản phẩm, dịch vụ hoàn thành Giá thành sản xuất được

sử dụng để hạch toán thành phẩm nhập kho và giá vốn hàng bán (trong trường hợpbán thẳng cho khách hàng không qua kho) Giá thành sản xuất là căn cứ để xác địnhgiá vốn hàng bán và mức lãi gộp trong kỳ của các doanh nghiệp

Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): Bao gồm giá thành sản xuất sản phẩmcộng thêm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được tính toán xác địnhkhi sản phẩm được tiêu thụ Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để xácđịnh mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp

2.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Kế toán quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm hai giai đoạn liên tục kế tiếpnhau và có mối quan hệ với nhau, giai đoạn đầu kế toán tập hợp chi phí phát sinhtrong kỳ theo từng đối tượng, chịu chi phí như từng hoạt động kinh doanh, từng hợpđồng kinh doanh và phân tích các chi phí đó theo yêu cầu quản lý cụ thể như theokhoản mục chi phí, theo yếu tố chi phí Giai đoạn hai là tính giá thành sản phẩmtheo từng đối tượng tính giá thành trên cơ sở số liệu của chi phí đã tập hợp được

2.1.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chính là phạm vi giới hạn để tập hợp cácchi phí sản xuất, có thể là nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận) hoặc có thể làđối tượng chịu chi phí (sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng)

Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí thực chất là việc xác định giới hạn tậphợp chi phí phát sinh và đối tượng chịu chi phí Khi xác định đối tượng tập hợp chiphí sản xuất, trước hết là phải căn cứ vào mục đích sử dụng, sau đó là căn cứ vàođịa điểm phát sinh chi phí

Xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định phạm vi phát sinh chi phí đượctập hợp phát sinh trong kỳ Còn xác định đối tượng tính giá thành có liên quan đếnkết quả sản xuất

Trang 14

Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể có nhiều đối tượng tính gíáthành Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đối tượng tính giá thành sản phẩm cũng làđối tượng hạch toán chi phí sản xuất Do đó để phân biệt đối tượng hạch toán chiphí sản xuất và đối tượng tính giá thành ngay cả khi chúng đồng nhất là một, chúng

ta cần căn cứ vào các cơ sở sau :

− Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất:

Với sản xuất giản đơn, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩmhay toàn bộ quá trình sản xuất, hoặc có thể là một nhóm sản phẩm, đối tượng tínhgiá thành sản phẩm là sản phẩm cuối cùng

Với sản xuất phức tạp, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là bộ phận,chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến Còn đối tượng tính giá thành sản phẩm làsản phẩm ở bước cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo

− Căn cứ vào loại hình sản xuất:

Với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ, đối tượng chi phí là đơn đặthàng riêng biệt, còn đối tượng hạch toán giá thành là sản phẩm của từng đơn

Đối với sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, tuỳ thuộc vào quy trình côngnghệ là đơn giản hay phức tạp mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sảnphẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết, nhóm chi tiết, giai đoạn công nghệ Còn đối tượngtính giá thành có thể là sản phẩm cuối cùng hay bán thành phẩm

− Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh:

Với trình độ cao, có thể chi tiết đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm ở các góc độ khác nhau, ngược lại nếu trình độ thấp thì đốitượng đó có thể bị hạn chế và thu hẹp lại

Việc xác định rõ mối quan hệ và sự khác nhau giữa đối tượng chi phí sản xuất

và đối tượng tính giá thành sản phẩm là vấn đề mang tính định lượng cho tổ chứchạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Đồng thời thể hiện được mụcđích và phạm vi tiến hành hai giai đoạn của công tác kế toán nêu trên

2.1.2.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm.

Trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp kế toán cần tính tổng giá thành và giáthành đơn vị cho từng đối tượng tính giá thành Để tính chính xác giá thành sảnphẩm cần sử dụng đúng đối tượng, kỳ tính giá thành và chọn phương pháp tính giá

Trang 15

thành phù hợp với đối tượng tính giá thành.

Để xác định đối tượng tính giá thành cần căn cứ vào đặc điểm, cơ cấu tổ chứcsản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, tính chất của sản phẩm

và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp

Do đó đối tượng tính giá thành cụ thể trong các doanh nghiệp có thể là:

− Từng sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng đã hoàn thành

− Từng chi tiết, bộ phận sản phẩm

Đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán tổ chức các bảng tính giá thànhsản phẩm, lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp, tổ chức công nghệ tínhgiá thành thích hợp lý, phục vụ việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giáthành.cv_xin_viec

Đối tượng tính giá thành có nội dung khác với đối tượng tập hợp chi phí sảnxuất nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Mối quan hệ đó thể hiện ở việc tínhgiá thành sản phẩm phải sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp Ngoài ra mộtđối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể bao gồm nhiều đối tượng tập hợp chi phísản xuất

Để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm kế toán còn phải xác định kỳ tínhgiá thành

Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công việctính giá thành cho các đối tượng tính giá thành

Trang 16

Xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức công tác tính giáthành sản phẩm theo khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành sảnphẩm kịp thời, trung thực.

2.2 Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo quan điểm kếtoán tài chính

2.2.1 Kế toán chi phí sản xuất 2.2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT), bao gồm các khoản chi phí vềnguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ,… sử dụng trực tiếpcho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ

Chi phí NVL trực tiếp thực tế trong kỳ được xác định theo công thức:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng để sản xuất sản phẩm tại các doanhnghiệp chủ yếu là chi phí trực tiếp, nên thường được tập hợp trực tiếp cho từng đốitượng trên cơ sở các “Sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” được mở chotừng đối tượng căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật tư và báo cáo sử dụng vật tư ởtừng bộ phận sản xuất (như phiếu xuất kho, phiếu xuất kho theo định mức, thẻ kho,phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ,…)

Trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan đến nhiều đốitượng tập hợp chi phí mà không thể tập hợp trực tiếp được thì có thể sử dụngphương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp chi phí cho các đối tượng có liên quan.Các tiêu thức thường được sử dụng là chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khốilượng sản phẩm sản xuất, chi phí nguyên vật liệu chính,…

Chứng từ sử dụng

− Phiếu đề nghị xin lãnh vật tư

− Phiếu xuất kho

− Phiếu nhập kho

− Hóa đơn GTGT (trường hợp mua NVLTT cho sản xuất sản phẩm không quakho)

− Thẻ kho

− Sổ chi tiết tài khoản 621 và các tài khoản liên quan

− Sổ cái tài khoản 621 và các tài khoản liên quan

Trang 17

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ luân chuyển chứng từ TK 621

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ nhập xuất nguyên vật liệu để ghi “Thẻkho”, đồng thời các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ chi tiết liên quan.Sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ sách tùy thuộc vào hình thức ghi sổ mà đơn vịlựa chọn để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp

Cuối kỳ, cộng số liệu trên Sổ cái, đồng thời lập Bảng tổng hợp chi tiết từ các

sổ, thẻ kế toán chi tiết Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổcái và Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập các Báo cáo tài chính

Phương pháp kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tham khảo phụ lục 1.1

2.2.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Nội dung

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trựctiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: Tiềnlương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế, kinh phí công đoàn theo số tiền lương của công nhân sản xuất

Số tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất, đối tượng lao động khác, căn

cứ vào bảng chấm công, phiếu báo làm thêm giờ,…thể hiện trên bảng tính và thanhtoán lương, được tổng hợp, phân bổ cho các đối tượng kế toán chi phí sản xuất trênbảng phân bổ tiền lương

Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) tính vào chi phínhân công trực tiếp theo quy định hiện hành của từng thời kỳ

Trang 18

Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành

Bảng chấm công,…

Bảng thanh toán tiền lương

Bảng trích các khoản theo lương

Sổ chi phí nhân công và các sổ liên quan

Sổ cái TK 622

Bảng tổng hợp chi tiết

Chi phí nhân công trực tiếp nếu liên quan đến một đối tượng thì được tập hợptrực tiếp, nếu liên quan đến nhiều đối tượng thì phải phân bổ gián tiếp theo các tiêuchuẩn phân bổ như: chi phí tiền lương định mức (hoăc kế hoạch), giờ công địnhmức, giờ công thực tế, khối lượng sản phẩm sản xuất ra,…

Chứng từ sử dụng

− Bảng chấm công;

− Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương;

− Bảng thanh toán tiền lương;…

− Sổ chi tiết tài khoản 622 và các tài khoản liên quan;

− Sổ cái tài khoản 622 và các tài khoản liên quan;…

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ luân chuyển chứng từ TK 622

Kế toán căn cứ vào Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành và Bảng chấm côngđược ghi hàng ngày, tính toán lập Bảng thanh toán tiền lương, Bảng trích các khoảntheo lương; cuối tháng ghi vào Sổ chi phí nhân công, và Sổ cái TK 622, so sánh đốichiếu khớp đúng số liệu với Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ chi tiết),dựa vào số liệu đó để lập các Báo cáo tài chính

Phương pháp kế toán chi phí nhân công trực tiếp tham khảo phụ lục 1.2

2.2.1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quátrình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất

Chi phí sản xuất chung gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu,

Trang 19

Bảng tính khấu hao tài sản cố định

Theo đó, chứng từ sử dụng thường là bảng tính và phân bổ tiền lương cho

nhân viên phân xưởng, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, hóa đơn giá trị gia

tăng, bảng phân bổ chi phí chung, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị

thanh toán,…

Chứng từ sử dụng

− Chứng từ phản ánh chi phí lương quản lý phân xưởng: Bảng thanh toán tiền

lương, Bảng tính và phân bổ các khoản trích theo lương,…

− Chứng từ phản ánh chi phí vật tư, công cụ: Bảng phân bổ vật liệu, công cụ

dụng cụ; Bảng kê hóa đơn chứng từ mua vật tư không nhập kho mà đưa vào sử

dụng ngay trong sản xuất,

− Chứng từ phản ánh khấu hao TSCĐ: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ;

− Chứng từ phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài: Hóa đơn GTGT hoặc Hóa

đơn bán hàng, Hóa đơn tiền điện, nước dùng cho sản xuất,…

− Các chứng từ chi tiền mặt như: Phiếu chi, Giấy tạm ứng,

− Chứng từ phản ánh các khoản thuế, phí, lệ phí doanh nghiệp phải nộp, đã

nộp

− Chứng từ phản ánh các khoản chi phí bảo hiểm khác

− Sổ chi tiết tài khoản 627 và các tài khoản liên quan;

− Sổ cái TK 627 và các tài khoản liên quan

Trang 20

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ luân chuyển chứng từ TK 627

Phương pháp kế toán chi phí sản xuất chung tham khảo phụ lục 1.3

2.2.2 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất

2.2.2.1 Tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên

Đối với những doanh nghiệp có lượng nguyên vật liệu lớn, thì họ sẽ chọnphương pháp kê khai thường xuyên Khi áp dụng phương pháp kê khai thườngxuyên thì các kế toán viên phải thường xuyên theo dõi, đánh giá liên tục một cách

có hệ thống dựa trên tình trạng nhập, xuất, tồn đọng vật liệu, hàng hóa

Những tài khoản kế toán hàng tồn kho sẽ phản ánh được tình trạng của hànghóa trong kho như số lượng đang có, cũng như sự tăng giảm lượng hàng như thếnào Từ đó giúp cho doanh nghiệp có những quyết định kịp thời để điều chỉnh hànghóa hay các biện pháp khắc phục sự cố cho phù hợp

Chứng từ sử dụng trong quá trình kê khai:

- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho

- Biên bản kiểm kê vật tư hàng hóa

Cuối kỳ các chi phí đều được tập hợp vào bên nợ của TK 154 - Chi phí sảnxuất kinh doanh dở dang, tham khảo phụ lục 1.4

2.2.2.2 Tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

Tương tự như ở phương pháp kê khai thường xuyên, chi phí sản xuất vẫn đượctập hợp trên các tài khoản:

TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,

TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp,

TK 627: Chi phí sản xuất chung,

TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” chỉ sử dụng để phản ánh chiphí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm hoàn thành được thực hiện trên tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”

Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu:

− Đầu kỳ kết chuyển chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, kế toán ghi:

Nợ TK 631- Giá thành sản xuất

Có TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Trang 21

− Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán ghi:

Nợ TK 631- Giá thành sản xuất

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên mứcbình thường)

Có TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

− Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp, kế toán ghi:

Nợ TK 631- Giá thành sản xuất

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên mứcbình thường)

Có TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp

− Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung, kế toán ghi:

Nợ TK 631- Giá thành sản xuất

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (nếu có)

Có TK 627- Chi phí sản xuất chung

− Ghi nhận giá trị, chi phí sản xuất sản phẩm hỏng không tính vào giá thànhsản phẩm hoàn thành, giá trị phế liệu, căn cứ tài liệu tính giá thành và các chứng từliên quan, kế toán ghi

Nợ TK 138, 611, 811…

Có TK 631- Giá thành sản xuất

− Cuối kỳ kết chuyển sản phẩm sản xuất dở dang cuối kỳ kế toán ghi:

Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

2.2.3.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức

Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức trong trường hợpdoanh nghiệp áp dụng hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo địnhmức hoặc trường hợp doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí

Trang 22

hợp lý Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đãkiểm kê ở từng công đoạn sản xuất, quy đổi theo mức độ hoàn thành của sản phẩm

dở dang và định mức khoản mục phí ở từng công đoạn tương ứng cho từng đơn vịsản phẩm để tính ra chi phí định mức cho sản phẩm dở dang ở từng công đoạn, sau

Điều kiện áp dụng: Áp dụng thích hợp ở doanh nghiệp có quy trình sản xuấtđơn giản, có chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp chiếm tỷ lệ trọng lớn trong tổngchi phí sản xuất, chi phí vật liệu phụ và cá chi phí chế biến chiếm tỷ trọng khôngđáng kể Công thức:

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ (DCK) = DĐK(VLC) + CVLC x QD

QTP + QD

Trong đó: DĐK và DCK: Chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ

CVLC: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ.QTP: Số lượng thành phẩm hoàn thành

QD: Só lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

2.2.3.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành

tương đương.

Nội dung: Theo phương pháp này thì sản phẩm dở dang trong kỳ phải chịutoàn bộ chi phí sản xuất theo mức độ hoàn thành, do đó khi kiểm kê sản phẩm dởngười ta phải đánh giá mức độ hoàn thành sau đó quy đổi sản phẩm dở dang theosản phẩm hoàn thành tương đương

a Doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản (1 giai đoạn)

Chi phí vật liệu chính trong sản phẩm dở

DĐK(VLC

Chi phí vật liệu phụ, chi phí chế biến

trong sản phẩm dở dang cuối kỳ

= DĐK(VLP,

CB)

+ CVLP,CB

× Q’D

Trang 23

QTP + Q’DGiá trị sản

b Doanh nghiệp có quy trình sản xuất nhiều giai đoạn.

Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục sản xuất sảnphẩm qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau thì từ giai đoạn 2 trở đi sản phẩm dở dangđược đánh giá làm 2 phần: Phần giai đoạn trước chuyển sang thì đánh giá theo nửathành phẩm bước trước chuyển sang và giai đoạn sau được tính cho sản phẩm dởdang theo sản lượng hoàn thành tương đương

2.2.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 2.2.4.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp tính trực tiếp).

Phương pháp này thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình côngnghệ sản xuất giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn vàxen kẽ, liên tục (như sản phẩm điện, nước, than, bánh kẹo…)

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành, kỳtính giá thành là hàng tháng (quý) phù hợp với kỳ báo cáo

Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ và trị giá của sảnphẩm dở dang đã xác định, giá thành sản phẩm hoàn thành được tính theo từngkhoản mục chi phí

Công thức tính giá thành :

Z = DĐK + C – DCKTrong đó: Z, z : tổng giá thành sản xuất thực tế hoặc giá thành đơn vị của sảnphẩm, dịch vụ đã hoàn thành

C : tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng đối tượng

DĐK, DCK : trị giá của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ

Q : sản lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành

Trường hợp cuối kỳ không có sản phẩm dở dang hoặc có ít và ổn định thìkhông nhất thiết phải xác định trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, vậy tổng chi phísản xuất đã tập hợp được trong kỳ cũng chính là tổng giá thành của sản phẩm hoànthành

Z = C

Trang 24

2.2.4.2 Phương pháp tính giá thành theo hệ số:

Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp có quy trình công nghệsản xuât, trong quá trình sản xuất sử dụng cùng loại nguyên liệu, vật liệu nhưng kếtquả sản xuất thu được nhiều sản phẩm chính khác nhau (công nghệ sản xuất hoáchất, công nghệ hoá dầu, công nghệ nuô ong…), trong trường hợp này đối tượng tậphợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất còn đối tượng tính giáthành là từng loại sản phẩm hoàn thành Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo.Trình tự của phương pháp tính giá thành theo hệ số :

- Căn cứ vào tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật để xác định hệ số kinh tế, kỹ thuật(hệ số tính giá thành) cho từng loại sản phẩm, trong đó lấy một loại sản phẩm làmsản phẩm tiêu chuẩn (có hệ số =1)

- Quy đổi sản lượng sản phẩm sản xuất thực tế thành sản lượng sản phẩm tiêuchuẩn theo công thức

Trong đó: Q: tổng số sản lượng sản phẩm thực tế hoàn thành quy đổi ra sảnlượng sản phẩm tiêu chuẩn

Qi : sản lượng sản xuất thực tế của sản phẩm i

Hi : hệ số kinh tế, kỹ thuật của sản phẩm i

- Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm

2.2.4.3 Phương pháp loại trừ chi phí :

Phương pháp này được áp dụng trong các trường hợp:

- Trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, đồng thời với việc chế tạo rasản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ;

- Trong cùng quy trình công nghệ sản xuất, kết quả thu được sản phẩm đủ tiêuchuẩn chất lượng quy định, ngoài ra còn có sản phẩm hỏng không sửa chữa được,khoản thiệt hại này không được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành;

- Trường hợp các phân xưởng sản xuất phụ có cung cấp sản phẩm, dịch vụ chonhau, cần loại trừ trị giá sản phẩm, dịch vụ cung cấp giữa các bộ phận sản xuất phụkhi tính giá thành thực tế của sản phẩm, dịch vụ sản xuất phụ cung cấp cho bộ phậnsản xuất chính hoặc bán ra ngoài

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất,còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính, thành phẩm hoặc sản phẩm, dịch vụ

Trang 25

của bộ phận sản xuất phụ đã cung cấp cho các bộ phận sản xuất chính và các bộphận khác trong doanh nghiệp hoặc bán ra ngoài.

Kế toán căn cứ vào tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được sau đó loại trừ phầnchi phí của sản phẩm phụ, chi phí thiệt hại về sản phẩm hỏng không được tính tronggiá thành sản phẩm hoặc chi phí phục vụ lẫn nhau trong nội bộ các phân xưởng sảnxuất phụ để tính giá thành theo công thức:

Z = DĐK + C – DCK - CLTTrong đó: CLT là các loại chi phí cần loại trừ

Để đơn giản việc tính toán các loại chi phí cần loại trừ (CLT) thường được tínhnhư sau :

+ Trị giá sản phẩm phụ có thể tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được+ Trị giá sản phẩm hỏng tính theo chi phí sản xuất thực tế, khi tính cần phảicăn cứ vào mức độ chế biến hoàn thành của chúng

+ Trị giá sản phẩm hoặc lao vụ sản xuất phụ cung cấp lẫn nhau có thể tính theogiá thành đơn vị kế hoạch hoặc chi phí ban đầu hoặc tính theo phương pháp đại số

Bộ phận sản xuất, kinh doanh phụ là phân xưởng sản xuất độc lập được tổchức ra để sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ phục vụ cho sản xuất chính hoặcbán ra ngoài hoặc để tận dụng năng lực sản xuất dư thừa, tận dụng phế liệu, phế thải

để sản xuất ra sản phẩm phu nhằm mục đích tăng thu nhập của doanh nghiệp, tạoviệc làm cho người lao động

Trường hợp doanh nghiệp có nhiều phân xưởng phụ, các phân xưởng phụngoài việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho bộ phận sản xuất chính còn cung cấptrong nội bộ các bộ phận sản xuất phụ, kế toán khi tính giá thành sản phẩm, dịch vụcủa phân xưởng sản xuất phụ trợ sử dụng cho bộ phận sản xuất chính phải sử dụngphương pháp tính giá thành là phương pháp loại trử chi phí

Theo phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởngsản xuất phụ, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm, dịch vụ của phân xưởng sảnxuất phụ cung cấp cho sản xuất chính hoặc bán ra ngoài

2.2.4.4 Phương pháp tổng cộng chi phí :

Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sảnxuất phức tạp, quá trình sản xuất chế biến sản phẩm phải qua nhiều bộ phận sảnxuất, nhiều giai đoạn công nghệ (như doanh nghiệp dệt, cơ khí chế tạo, may mặc…)Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng bộ phận sản xuất (từng giai đoạn

Trang 26

công nghệ sản xuất), còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở cácbước chế biến và thành phẩm hoàn thành ở bước cuối kỳ.

Trình tự tính giá thành của phương pháp này:

- Tập hợp chi phí sản xuất theo từng bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệsản xuất

- Cộng chi phí sản xuất của các bộ phận sản xuất, các giai đoạn công nghệ sảnxuất theo công thức : Z = Σ Ci

Trong đó: Ci là chi phí sản xuất tập hợp được ở từng bộ phận, giai đoạn côngnghệ sản xuất (i = 1,n)

2.2.4.5 Phương pháp liên hợp:

Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sảnxuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tínhgiá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau ( như doanh nghiệp hoá chất,dệt kim, đóng giày…)

Trên thực tế, các doanh nghiệp có thể kết hợp các phương pháp giản đơn vớiphương pháp cộng chi phí, phương pháp cộng chi phí với phương pháp tỉ lệ

2.2.4.6 Phương pháp tính giá thành theo định mức:

Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp đã xây dựng được địnhmức kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh và ổn định

Trình tự tính giá thành của phương pháp này :

- Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí hiện hànhđược duyệt để tính ra giá thành định mức của sản phẩm;

- Tổ chức hạch toán rõ ràng chi phí sản xuất thực tế phù hợp với định mức và

số chi phí sản xuất chênh lệch do thoát ly định mức;

- Khi có thay đổi định mức kinh tế kỹ thuật, cần kịp thời tính toán được sốchênh lệch chi phí sản xuất do thay đổi định mức

- Trên cơ sở giá thành định mức, số chênh lệch do thay đổi định mức, số chênhlệch do thoát ly định mức để xác định giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất trong

kỳ theo công thức áp dụng:

Giá thành sản

xuất thực tế =

Giá thànhđịnh mức ± thay đổi định mứcChênh lệch do ± thoát ly định mứcChênh lệch do

2.3 Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo quan điểm kếtoán quản trị

Trang 27

2.3.1 Phân loại chi phí

2.3.1.1 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với quy trình sản xuất

a Chi phí sản xuất

Giai đoạn sản xuất là giai đoạn chế biến nguyên vật liệu thành thành phẩmbằng sức lao động của công nhân kết hợp với việc sử dụng máy móc thiết bị Chiphí sản xuất bao gồm ba khoản mục: chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp, chi phínhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung

Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: bao gồm các loại nguyên vật liệu xuấtdùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm Trong đó, nguyên vật liệu chính dùng đểcấu tạo nên thực thể chính của sản phẩm và các loại vật liệu phụ khác có tác dụngkết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn chỉnh sản phẩm về mặt chất lượng vàhình dáng

Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương phải trả cho bộ phận côngnhân trực tiếp sản xuất sản phẩm và những khoản trích theo lương của họ được tínhvào chi phí Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận côngnhân phục vụ hoạt động chung của bộ phận sản xuất hoặc nhân viên quản lý các bộphận sản xuất thì không bao gồm trong khoản mục chi phí này mà được tính là mộtphần của khoản mục chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung: là các chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng

để phục vụ hoặc quản lý quá trình sản xuất sản phẩm Khoản mục chi phí này baogồm: chi phí vật liệu phục vụ quá trình sản xuất hoặc quản lý sản xuất, tiền lương

và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao,sửa chữa và bảo trì máy móc thiết bị, nhà xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụsản xuất và quản lý ở phân xưởng, v.v

b Chi phí ngoài sản xuất

Đây là các chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất sản phẩm liên quan đếnquá trình tiêu thụ sản phẩm hoặc phục vụ công tác quản lý chung toàn doanhnghiệp Thuộc loại chi phí này gồm có hai khoản mục chi phí: Chi phí bán hàng vàchi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí bán hàng: bao gồm các chi phí phát sinh phục vụ cho tiêu thụ sảnphẩm như chi phí vận chuyển, bốc dỡ thành phẩm giao cho khách hàng, chi phí bao

Trang 28

bì, khấu hao các phương tiện vận chuyển, tiền lương nhân viên bán hàng, hoa hồngbán hàng, chi phí tiếp thị quảng cáo,

Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm tất cả các chi phí phục vụ cho công tác

tổ chức và quản lý quá trình sản xuất kinh doanh nói chung trên giác độ toàn doanhnghiệp Khoản mục này bao gồm các chi phí như: chi phí văn phòng, tiền lương vàcác khoản trích theo lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp, khấu hao TSCĐcủa doanh nghiệp, CP dịch vụ mua ngoài khác,

2.3.1.2 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với báo cáo tài chính

Chi phí sản phẩm: bao gồm các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuấtsản phẩm, do vậy các chi phí này kết hợp tạo nên giá trị của sản phẩm hình thànhqua giai đoạn sản xuất

Chi phí sản phẩm gồm các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phínhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung Xét theo mối quan hệ với việc xácđịnh lợi tức trong từng kỳ hạch toán, chi phí sản phẩm chỉ được tính toán, kếtchuyển để xác định lợi tức trong kỳ tương ứng với khối lượng sản phẩm đã đượctiêu thụ trong kỳ đó Chi phí của khối lượng sản phẩm tồn kho chưa được tiêu thụvào cuối kỳ sẽ được lưu giữ như là giá trị tồn kho và được kết chuyển để xác địnhlợi tức ở kỳ sau khi chúng được tiêu thụ

Chúng được ghi nhận là một bộ phận tài sản và được phản ánh trong chỉ tiêuhàng tồn kho (“Sản phẩm dở dang”, “Thành phẩm tồn kho”, “Hàng hoá tồn kho”)trong Bảng cân đối kế toán Trong trường hợp các sản phẩm, hàng hoá đã được tiêuthụ thì chi phí sản phẩm là vốn hàng đã bán và được ghi vào chỉ tiêu "Giá vốn hàngbán" trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và được bù đắp bằng doanh thucủa số sản phẩm hàng hoá đã tiêu thụ

Chi phí thời kỳ: gồm các khoản mục chi phí còn lại ngoài các khoản mục chiphí thuộc chi phí sản phẩm Đó là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.Các chi phí thời kỳ phát sinh ở kỳ hạch toán nào được xem là có tác dụng phục vụcho quá trình kinh doanh của kỳ đó, do vậy chúng được tính toán kết chuyển hết đểxác định lợi tức ngay trong kỳ hạch toán mà chúng phát sinh Các chi phí này đượcghi nhận với 2 chỉ tiêu: “Chi phí bán hàng” và “Chi phí quản lý doanh nghiệp”trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kế toán tài chính

Trang 29

2.3.1.3 Phân loại chi phí theo hình thái biến đổi của chi phí

Chi phí biến đổi: là các chi phí có sự thay đổi tỉ lệ với các mức độ hoạt động.Chi phí biến đổi chỉ phát sinh khi có các hoạt động xảy ra Tổng số chi phí biến đổi

sẽ tăng (hoặc giảm) tương ứng với sự tăng (hoặc giảm) của mức độ hoạt động,nhưng chi phí biến đổi tính theo đơn vị của mức độ hoạt động thì không thay đổi.Trong các doanh nghiệp sản xuất, các khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệutrực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp thể hiện rõ nhất đặc trưng của chi phí biếnđổi Ngoài ra, chi phí biến đổi còn bao gồm các chi phí khác thuộc khoản mục chiphí sản xuất chung (ví dụ: các chi phí vật liệu phụ, chi phí động lực, chi phí laođộng gián tiếp trong chi phí sản xuất chung có thể là chi phí biến đổi) hoặc thuộckhoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (như chi phí vật liệu,phí hoa hồng, phí vận chuyển, )

Chi phí cố định: là những chi phí không có sự thay đổi theo các mức độ hoạtđộng đạt được Vì tổng số chi phí cố định là không thay đổi cho nên, khi mức độhoạt động tăng thì chi phí cố định tính theo đơn vị các mức độ hoạt động sẽ giảm vàngược lại Trong các doanh nghiệp sản xuất, các loại chi phí cố định thường gặp làchi phí khấu hao TSCĐ, chi phí tiền lương nhân viên quản lý, chi phí quảng cáo, Xét ở khía cạnh quản lý chi phí, chi phí cố định được chia thành 2 loại: chi phí cốđịnh bắt buộc và chi phí cố định không bắt buộc

Chi phí hỗn hợp: là những chi phí mà cấu thành nên nó bao gồm cả yếu tố chiphí biến đổi và chi phí cố định Ở một mức độ hoạt động cụ thể nào đó, chi phí hỗnhợp mang đặc điểm của chi phí cố định, và khi mức độ hoạt động tăng lên, chi phíhỗn hợp sẽ biến đổi như đặc điểm của chi phí biến đổi Hiểu theo một cách khác,phần cố định trong chi phí hỗn hợp thường là bộ phận chi phí cơ bản để duy trì cáchoạt động ở mức độ tối thiểu, còn phần biến đổi là bộ phận chi phí sẽ phát sinh tỉ lệvới mức độ hoạt động tăng thêm

2.3.1.4 Phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định

Để phục vụ cho việc kiểm tra và ra quyết định trong quản lý, chi phí củadoanh nghiệp còn được xem xét ở nhiều khía cạnh khác phục vụ cho việc phân tích,

so sánh để ra quyết định lựa chọn phương án tối ưu trong các tình huống

Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được: Khoản chi phí mà ở

Trang 30

một cấp quản lý nào đó có quyền ra quyết định để chi phối nó thì được gọi là chi phíkiểm soát được (ở cấp quản lý đó), nếu ngược lại thì là chi phí không kiểm soátđược Xem xét chi phí ở khía cạnh kiểm soát có ý nghĩa lớn trong phân tích chi phí

và ra các quyết định xử lý, góp phần thực hiện tốt kế toán trách nhiệm trong doanhnghiệp

Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp: Trong các doanh nghiệp sản xuất, cáckhoản chi phí phát sinh có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm hoặcthực hiện các đơn đặt hàng nên có thhể tính trực tiếp cho từng loại sản phẩm haytừng đơn đặt hàng thì được gọi là chi phí trực tiếp Ngược lại, các khoản chi phíphát sinh cho mục đích phục vụ và quản lý chung, liên quan đến việc sản xuất vàtiêu thụ nhiều loại sản phẩm, nhiều đơn đặt hàng cần tiến hành phân bổ cho các đốitượng sử dụng chi phí theo các tiêu thức phân bổ được gọi là chi phí gián tiếp.Thông thường, khoản mục chi phí NVLTT và chi phí NCTT là các khoản mục chiphí trực tiếp, còn các khoản mục chi phí SXC, chi phí bán hàng và chi phí quản lýdoanh nghiệp là chi phí gián tiếp

Chi phí chìm: được hiểu là khoản chi phí đã bỏ ra trong quá khứ và sẽ hiển hiện ởtất cả mọi phương án với giá trị như nhau Hiểu một cách khác, chi phí chìm được xemnhư là khoản chi phí không thể tránh được cho dù người quản lý quyết định lựa chọnthực hiện theo phương án nào Chính vì vậy, chi phí chìm là loại chi phí không thíchhợp cho việc xem xét, ra quyết định của người quản lý Tuy nhiên, trong thực tế, việcnhận diện được chi phí chìm cũng như sự nhận thức rằng chi phí chìm cần được loại bỏtrong tiến trình ra quyết định không phải lúc nào cũng dễ dàng

Chi phí chênh lệch: cũng chỉ xuất hiện khi so sánh chi phí gắn liền với cácphương án trong quyết định lựa chọn phương án tối ưu Chi phí chênh lệch đượchiểu là phần giá trị khác nhau của các loại chi phí của một phương án so với mộtphương án khác Có hai dạng chi phí chênh lệch: giá trị của những chi phí chỉ phátsinh ở phương án này mà không có ở phương án khác, hoặc là phần chênh lệch vềgiá trị của cùng một loại chi phí ở các phương án khác nhau Người quản lý đưa racác quyết định lựa chọn các phương án trên cơ sở phân tích bộ phận chi phí chênhlệch này nên chi phí chênh lệch là dạng thông tin thích hợp cho việc ra quyết định.Chi phí cơ hội: là những thu nhập tiềm tàng bị mất đi khi lựa chọn thực hiện

Trang 31

phương án này thay cho phương án khác Chi phí cơ hội là một yếu tố đòi hỏi luônphải được tính đến trong mọi quyết định của quản lý Để đảm bảo chất lượng củacác quyết định, việc hình dung và dự đoán tất cả các phương án hành động có thểliên quan đến tình huống cần ra quyết định là quan trọng hàng đầu Có như vậy,phương án hành động được lựa chọn mới thực sự là tốt nhất khi so sánh với cáckhoản lợi ích mất đi của tất cả các phương án bị loại bỏ khác.

2.3.2 Định mức chi phí và dự toán chi phí

Định mức chi phí là cơ sở để doanh nghiệp lập dự toán hoạt động vì muốn lập

dự toán chi phí nguyên vật liệu phải có định mức nguyên vật liệu, chi phí nhâncông phải có định mức số giờ công

Đồng thời, định mức chi phí giúp cho các nhà quản lý kiểm soát hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp vì chi phí định mức là tiêu chuẩn, cơ sở để đánh giá,cũng như góp phần thông tin kịp thời cho các nhà quản lý ra quyết định hàng ngàynhư định giá bán sản phẩm, chấp nhận hay từ chối một đơn đặt hàng, phân tích khảnăng sinh lời Hơn nữa, định mức chi phí còn gắn liền trách nhiệm của công nhânvới việc sử dụng nguyên liệu sao cho tiết kiệm

2.3.2.1 Nguyên tắc xây dựng định mức chi phí chuẩn

Dù quá trình xây dựng định mức tiêu chuẩn ở bất kỳ khía cạnh nào đó là mộtcông việc mang tính định tính hơn là định lượng Nó kết hợp giữa suy nghĩ với tàinăng chuyên môn của tất cả những người có trách nhiệm với giá và chất lượng sảnphẩm Do đó, phải xem xét một cách nghiêm túc toàn bộ kết quả đã đạt được Từ

đó, kết hợp với những thay đổi về điều kiện kinh tế, đặc điểm giữa cung và cầu và

kỹ thuật để điều chỉnh, bổ sung chophù hợp

2.3.2.2 Phương pháp xác định chi phí định mức

Phương pháp kỹ thuật: Phương pháp này đòi hỏi sự kết hợp của các chuyêngia kỹ thuật để nghiên cứu thời gian thao tác công việc nhằm mục đích xác địnhlượng nguyên vật liệu và lao động hao phí cần thiết để sản xuất sản phẩm trong điềukiện công nghệ, khả năng quản lý và nguồn nhân lực hiện có tại doanh nghiệp.Phương pháp phân tích số liệu lịch sử: Xem lại giá thành đạt được ở các kỳtrước như thế nào Tuy nhiên phải xem xét lại kỳ này có gì thay đổi và phải xem xét

Trang 32

những chi phí phát sinh các kỳ trước đã phù hợp chưa, nếu không hợp lý hợp lệ thìnên bỏ hay xây dựng lại.

Phương pháp điều chỉnh: Điều chỉnh chi phí định mức cho phù hợp với điềukiện hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp

2.3.2.3 Xây dựng định mức cho các loại chi phí sản xuất

a Xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Về mặt lượng nguyên vật liệu: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất

1 sản phẩm là:

− Nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm Hao hụt cho phép

− Lượng vật liệu tính cho sản phẩm hỏng

Về mặt giá nguyên vật liệu: Phản ánh giá cuối cùng của một đơn vị nguyên vậtliệu trực tiếp sau khi trừ đi một khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán.Khi đó định mức về giá nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm là: Giá mua (trừ đicác khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán) và chi phí thu mua nguyênvật liệu Như vậy:

b Xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp

Định mức về giá một đơn vị thời gian lao động trực tiếp: bao gồm không chỉmức lương cơ bản mà còn gồm cả các khoản phụ cấp lương: Bảo hiểm Xã hội, Bảohiểm Y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Kinh phí Công đoàn của lao động trực tiếp Địnhmức giá 1 giờ công lao động trực tiếp ở một phân xưởng gồm: Mức lương cơ bảnmột giờ và các khoản trích đóng BHXH

Định mức về lượng thời gian cho phép để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm, cóthể được xác định bằng 2 cách:

Cách 1: Phương pháp kỹ thuật: chia công việc theo nhiều công đoạn rồi kếthợp với bảng thời gian tiêu chuẩn của những thao tác kỹ thuật để định thời gianchuẩn cho từng công việc

Cách 2: Phương pháp bấm giờ: về lượng thời gian để sản xuất 1 sản phẩmđược xác định như sau:

− Thời gian cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm Thời gian nghỉ ngơi, lau chùimáy

Trang 33

− Thời gian tính cho sản phẩm hỏng

Như vậy:

Định mức lượng

c Xây dựng định mức chi phí sản xuất chung:

Do đặc điểm của chi phí sản xuất chung là mang tính gián tiếp và liên quanđến nhiều bộ phận quản lý nên không thể tính trực tiếp cho từng đơn vị sản phẩm,

do đó việc tính CP SXC được thực hiện qua việc phân bổ chi phí

Đơn giá chi phí sản xuất chung

Tổng chi phí sản xuất chung dự kiếnTổng đơn vị tiêu chuẩn chọn để phân bổ

dự kiếnViệc lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ tùy thuộc vào từng doanh nghiệp cho phùhợp với sản phẩm sản xuất hay công việc thực hiện Thông thường có thể chọn tiêuchuẩn phân bổ là tổng số giờ công lao động trực tiếp, tổng số giờ máy chạy, tổngkhối lượng sản xuất

Chi phí sản xuất chung bao gồm cả chi phí biến đổi và chi phí cố định, sự tácđộng và ảnh hưởng của chi phí biến đổi và chi phí cố định với sự biến động chungcủa chi phí sản xuất chung khác nhau, do đó phải xây dựng riêng định mức chi phíbiến đổi và định mức chi phí cố định

Định mức chi phí sản xuất chung biến đổi: Cũng được xây dựng theo địnhmức giá và lượng Định mức giá phản ánh chi phí biến đổi của đơn giá chi phí sảnxuất chung phân bổ

Định mức chi phí sản xuất chung cố định: Cũng được xây dựng tương tự như

ở phần chi phí biến đổi Sở dĩ tách riêng là nhằm giúp cho quá trình phân tích chiphí sản xuất chung sau này được rõ ràng hơn

2.3.2.4 Dự toán chi phí sản xuất

Trên cơ sở định mức chi phí được xây dựng, doanh nghiệp tiến hành lập dựtoán chi phí sản xuất Dự toán là một kế hoạch chi tiết mô tả việc sử dụng cácnguồn lực của một doanh nghiệp, tổ chức trong một kỳ nhất định Dự toán chi phísản xuất là việc xác định các khoản mục chi phí dự kiến phát sinh trong kỳ, nguồncung cấp, nguồn thanh toán nhằm sản xuất sản phẩm cần thiết để đáp ứng nhu cầutiêu thụ dự kiến và mức dự trữ hàng tồn kho

a Lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Trang 34

Là việc xác định chi phí nguyên vật liệu dự kiến phát sinh trong kỳ; khốilượng nguyên vật liệu cần mua để đáp ứng nhu cầu sản xuất; nguồn vốn thanh toán

và lịch thanh toán tiền mua nguyên vật liệu Trên cơ sở định mức nguyên vật liệu,chính sách dự trữ nguyên vật liệu, và số nguyên vật liệu còn trong kho, chính sáchthanh toán doanh nghiệp tiến hành lập bảng dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

và lịch thanh toán tiền mua nguyên vật liệu

Lượng NVL cần cho sản

xuất dự kiến =

Số lượng sản phẩm cần chosản xuất dự kiến × Định mức lượngNVLTT

CP NVLTT dự kiến = Lượng NVLTT dự kiến × Định mức giáNVLTT

- NVLTT tồnLượngkho đầu kỳ

b Lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp

Dự toán nhân công trực tiếp được lập dựa trên cơ sở dự toán sản xuất và địnhmức chi phí nhân công trực tiếp nhằm xác định thời gian lao động và chi phí nhâncông cần thiết đảm bảo cho quá trình sản xuất

Định mức thời gian lao động hao phí phản ánh mức độ sử dụng nhân công trựctiếp, được quyết định bởi mối quan hệ về mặt kỹ thuật giữa lao động và sản phẩmsản xuất ra Định mức này có thể được xác định bằng cách chia công việc thànhtừng thao tác kỹ thuật cụ thể rồi kết hợp với tiêu chuẩn thời gian của từng thao tác

để xây dựng định mức thời gian cho từng công việc Để lập dự toán CPNCTT,doanh nghiệp cần dựa vào số lượng nhân công, trình độ tay nghề, quỹ lương, cáchphân phối lương để xây dựng

Đơn giá tiền lương, tiền công của một giờ lao động trực tiếp được xây dựngcăn cứ vào thang lương, bậc lương hoặc hợp đồng lao động đã ký kết, trong đó đãgồm các khoản phụ cấp Đơn giá tiền lương, tiền công tiêu chuẩn có thể tính bìnhquân mức lương trả cho toàn bộ công nhân trực tiếp sản xuất

Dự toán chi phí nhân công trực tiếp được xác định:

Chi phí nhân

công trực tiếp

dự toán =

Số lượng SPcần sản xuấttrong kỳ × Định mức thời gianlao động tiêu hao

cho 1 đơn vị SP × Đơn giá tiền xcông trên giờ

lao động

Trang 35

c Lập dự toán chi phí sản xuất chung

Lập dự toán chi phí sản xuất chung là việc xác định các chi phí sản xuất khácngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp dự kiến phátsinh trong kỳ và dự kiến tiền thanh toán cho chi phí sản xuất chung

Dự toán chi phí sản xuất chung bao gồm dự toán chi phí SXC biến đổi và dựtoán chi phí SXC cố định, mục đích của dự toán chi phí sản xuất chung là chỉ ramức độ dự kiến của tất cả các chi phí sản xuất gián tiếp

Chi phí sản xuất chung gồm nhiều khoản chi phí có liên quan đến nhiều đốitượng chịu chi phí Khi lập dự toán cần phải tính toán riêng chi phí biến đổi, chi phí

cố định sau đó tổng hợp lại

Dự toán chi phí SXC = Dự toán CP SXC cố định + Dự toán CP SXCbiến đổi

2.3.3 Phân tích chênh lệch chi phí

Đối với các nhà quản trị thì chi phí luôn là mối quan tâm hàng đầu bởi vì lợinhuận thu được nhiều hay ít chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của chi phí đã chi ra Vìvậy, các nhà quản trị cần phải phân tích, hoạch định, kiểm soát chi phí để biết tìnhhình biến động của chi phí từ đó có những chính sách chi tiêucho phù hợp nhằm tiếtkiệm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh Phân tích biến động chi phí đượcthể hiện qua phân tích biến động của các khoản mục chi phí

a Biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là so sánh giữa chi phínguyên vật liệu trực tiếp kỳ này với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kỳ dự toán vàxác định các nguyên nhân biến động trên hai mặt giá và lượng đã tác động như thếnào đến biến động chung

Trang 36

Biến động cơ cấu nguyên vật liệu là chênh lệch giữa tổng lượng thực tế sửdụng trong cơ cấu tiêu chuẩn (dự toán) với các lượng thực tế trong cơ cấu thực tếtính theo giá tiêu chuẩn Đây là thước đo phản ánh cơ cấu thực tế chi phí nguyên vậtliệu cao hơn hay thấp hơn theo cơ cấu tiêu chuẩn.

Biến động lượng của chi phí nguyên vật liệu chính là chênh lệch giữa lượngđầu vào thực tế với lượng đầu vào tiêu chuẩn (dự toán) theo cơ cấu tiêu chuẩn, tínhtheo giá tiêu chuẩn

b Biến động chi phí nhân công trực tiếp

Biến động chi phí nhân công trực tiếp là chênh lệch giữa chi phí nhân côngthực tế thực hiện so với chi phí nhân công tiêu chuẩn Phân tích biến động chi phínhân công được phân tích trên hai nguyên nhân biến động là biến động giá lao động

và biến động năng suất lao động (biến động về lượng)

Biến động về giáBiến động về lượng

Biến động về giáBiến động năng suất lao động phản ánh chênh lệch giữa chi phí tiêu chuẩn của

số giờ lao động thực tế tiêu hao với chi phí tiêu chuẩn của số giờ lao động đáng lẽtiêu hao

Biến động giá lao động phản ánh chênh lệch giữa giá thực tế đã trả với giáđáng lẽ phải trả với kết quả thực hiện trong kỳ

c Biến động chi phí sản xuất chung

Phân tích biến động chi phí sản xuất chung là so sánh giữa chi phí sản xuấtchung thực tế phát sinh với chi phí sản xuất chung tiêu chuẩn (dự toán) Phân tíchbiến động chi phí sản xuất chung phải phân tích trên hai yếu tố là chi phí sản xuấtchung biến đổi và chi phí cố định sản xuất chung

Phân tích biến động chi phí sản xuất chung biến đổi là việc so sánh giữa chiphí sản xuất chung biến đổi thực tế với chi phí sản xuất chung biến đổi tính theođịnh mức, biến động chi phí sản xuất chung biến đổi được chia thành biến động giá

Trang 37

và biến động hiệu suất.

Biến động giá chi phí sản xuất chung biến đổi là chênh lệch giữa chi phí sản

xuất chung biến đổi tính theo định mức chi phí đối với mức hoạt động thực tế với

chi phí biến đổi thực tế phát sinh ở mức hoạt động đó

Biến động hiệu suất chi phí sản xuất chung biến đổi là chênh lệch giữa chi phí

biến đổi tiêu chuẩn tính theo định mức hoạt động đối với lượng sản phẩm sản xuất

với chi phí biến đổi tiêu chuẩn tính theo mức hoạt động thực tế

Biến động về lượng CPSXC cố định

CP SXC cố định thực tế

CP SXC cố định thực tế

2.3.4 Báo cáo kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm

Báo cáo kế toán QTCP là loại báo cáo kế toán phản ánh chi tiết, cụ thể tình

hình chi phí của doanh nghiệp theo yêu cầu quản lý của các cấp quản trị khác nhau

trong doanh nghiệp Báo cáo kế toán QTCP là sản phẩm cuối cùng của quy trình

thực hiện công tác kế toán QTCP trong doanh nghiệp sản xuất, nhằm mục đích cung

cấp thông tin đã, đang và sẽ diễn ra trong hoạt động SXKD theo yêu cầu quản lý cụ

thể của nhà quản trị trong doanh nghiệp gắn liền với từng bộ phận theo từng chức

năng nhất định Nội dung và kết cấu của báo cáo kế toán QTCP phải thể hiện được

mục đích và mong muốn của nhà quản trị trong việc theo dõi, phân tích, đánh giá

các hoạt động SXKD của doanh nghiệp

2.3.4.1 Báo cáo chi phí sản xuất theo phương pháp nhâp trước xuất trước

Đặc điểm của phương pháp nhập trước xuất trước là hàng xuất ra được tính

theo giá của lô hàng đầu tiên trong kho tương ứng với số lượng của nó, nếu không

đủ thì lấy giá tiếp theo, theo thứ tự từ trước đến sau Theo phương pháp này, giá trị

của hàng tồn kho chính là giá trị của lô hàng cuối cùng nhập vào kho

Ưu điểm

- Doanh nghiệp ước tính được ngay trị giá vốn hàng hóa xuất kho trong từng

lần; Học kế toán doanh nghiệp ở đâu

Trang 38

- Đảm bảo kịp thời cung cấp số liệu cho kế toán chuyển số liệu thực tế chocác khâu tiếp theo cũng như cho quản lý

- Giá trị hàng tồn kho tương đối sát với giá thị trường khi giá cả hàng hóakhông đổi hoặc có xu hướng giảm dần giúp cho chỉ tiêu hàng tồn kho trên các báocáo tài chính mang ý nghĩa thực tế hơn

Nhược điểm

- Theo phương pháp này doanh thu hiện tại có được tạo ra bởi những giá trị

đã có được từ cách đó rất lâu làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với nhữngkhoản chi phí hiện tại

- Trong trường hợp doanh nghiệp lớn với số lượng, chủng loại mặt hàngnhiều, nhập xuất phát sinh liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũngnhư khối lượng hạch toán, ghi chép sẽ tăng lên rất nhiều

Đối tượng áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước

- Các doanh nghiệp sẽ áp dụng phương pháp này trong trường hợp giá cảhàng hóa có tính ổn định hoặc giá cả hàng hóa đang trong thời kỳ có xu hướnggiảm

- Thường là các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng có hạn sử dụng nhỏ

mà thiết yếu như: thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm,…

2.3.4.2 Báo cáo chi phí sản xuất theo phương pháp bình quân

Phương pháp bình quân là giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theogiá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loạihàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình có thể được tínhtheo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình củadoanh nghiệp này sau mỗi lần nhập kế toán phải xác định giá bình quân của từngloại hàng Sau đó căn sứ vào giá đơn vị bình quân và lượng hàng xuất kho giữa hailần nhập kế tiếp để xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ.Phương pháp này đượccũng được áp dụng khá nhiều trong các doanh nghiệp ở Việt Nam

Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, dễ làm, không mang tính áp đặt chi phícho từng đối tượng cụ thể như một số phương pháp hạch toán hàng tồn kho khác.Hơn nữa những người áp dụng phương pháp này đều cho rằng thực tế là các doanh

Trang 39

nghiệp không thể đo lường một cách chính xác về quá trình lưu chuyển của hàngnhập, xuất trong DN và do vậy nên xác định giá trị thực tế hàng xuất kho theophương pháp bình quân Điều này càng mang tính thuyết phục với những loại hàngtồn kho mà chúng có tính đồng đều, không khác nhau về bản chất.

Nhược điểm: Nó lại có xu hướng che dấu sự biến động của giá

Ta thấy rằng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá hàng tồn khochỉ phù hợp với các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm

kê định kỳ vì phải đến tận cuối kỳ chúng ta mới tính được giá đơn vị bình quân Saukhi kiểm kê ta biết được số lượng tồn cuối kỳ, từ đó tính được giá trị hàng xuấttrong kỳ Phương pháp này không nên sử dụng trong các doanh nghiệp hạch toánhàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên bởi vì mỗi lần xuất chúng tađều phải hạch toán trị giá xuất ngay nhưng ta lại không thể xác định được đơn giáxuất

2.3.5 Thông tin kế toán quản trị để ra quyết định

2.3.5.1 Mối quan hệ giữa các loại chi phí

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn gắn liền với mối quan hệ chiphí, khối lượng, lợi nhuận Hiểu và vận dụng tốt mối quan hệ này để ra quyết địnhhoạt động sản xuất kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp

Sau khi phân loại chi phí thành chi phí biến đổi và chi phí cố định thì kế toánquản trị sử dụng khái niệm “Lãi góp” để phân tích chi phí - khối lượng - lợi nhuận.Nghiên cứu mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận là một biện pháp hữuích giúp nhà quản trị doanh nghiệp lựa chọn ra quyết định như: xác định sản lượngsản xuất, sản lượng SP tiêu thụ, lựa chọn dây chuyền sản xuất, giá bán SP, chiếnlược khuyến mại Việc nghiên cứu này thực chất là phân tích mối quan hệ để tìm raliên kết thích hợp nhất giữa chi phí biến đổi, chi phí cố định, sản lượng, giá bán,doanh số, kết cấu hàng bán và lợi nhuận, để tạo nên các khái niệm cơ bản trong mốiquan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận

2.3.5.2 Phân tích điểm hòa vốn trong tiêu thụ

Mối quan hệ giữa chi phí khối lượng lợi nhuận được thể hiện chủ yếu trongviệc phân tích điểm hòa vốn Qua việc phân tích điểm hòa vốn giúp các doah nghiệp

Trang 40

nhận thức được rằng: sau điểm hòa vốn cứ mỗi sản phẩm được tiêu thụ sẽ làm tănglợi nhuận của doanh nghiệp thêm một giá trị đúng bằng phần chênh lệch giữa doanhthu và chi phí biến đổi của sản phẩm đó.

Kế toán quản trị chi phí tiến hành phân tích điểm hòa vốn sẽ giúp nhà quản trịxem xét quá trình kinh doanh một cách chủ động và tích cực, trong mối liên hệ giữanhiều yếu tố tác động tới lợi nhuận, cho phép xác định rõ ràng vào lúc nào trong kỳkinh doanh, hay ở mức sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sẽ đạt điểm hòa vốn đảm bảohoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao

Ngày đăng: 09/10/2020, 17:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w