1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

TIỂU LUẬN LỚP CHUYÊN VIÊN HAY

17 92 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải quyết khiếu nại tai nạn lao động trong doanh nghiệp
Tác giả Nguyễn Thanh Tuấn
Trường học Trường Chính trị Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Quản lý Nhà nước
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2015
Thành phố An Giang
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 107,5 KB
File đính kèm TIỂU LUẬN LỚP CHUYÊN VIÊN.rar (6 MB)

Nội dung

Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại. Nếu không được phòng ngừa, ngăn chặn, chúng có thể tác động vào con người gây chấn thương, gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, làm mất khả năng lao động hoặc gây tử vong. Cho nên, việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lao động.

Trang 1

Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm,

có hại Nếu không được phòng ngừa, ngăn chặn, chúng có thể tác động vào con người gây chấn thương, gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, làm mất khả năng lao động hoặc gây tử vong Cho nên, việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lao động

Đến nay, nhà nước ta đã có một hệ thống văn bản pháp luật, chế độ chính sách về bảo hộ lao động tương đối đầy đủ Cụ thể: Hiến pháp năm 1992, tại Điều 56 nêu rõ: “Nhà nước ban hành luật pháp, chế độ, chính sách về Bảo hộ lao động” Sau đó là hàng loạt các bộ luật, nghị định, thông tư, chỉ thị và hệ thống các tiêu chuẩn quy phạm an toàn - vệ sinh lao động lần lượt được ban hành để hướng dẫn trong công tác bảo hộ lao động; Bộ luật Lao động đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2013 quy định một chương riêng (Chương IX) về an toàn lao động, vệ sinh lao động

Công tác triển khai và tổ chức thực hiện Bộ Luật Lao động ở hầu hết các

cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang đạt kết quả khả quan Người sử dụng lao động thực hiện tốt trách nhiệm đối với người lao động như: ký kết hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trang bị bảo hộ lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi… qua đó đã làm cho người lao động an tâm công tác, gắn bó với cơ quan, đơn vị, đồng thời tăng tính sáng tạo, năng suất, hiệu quả công tác Còn các doanh nghiệp ngoài nhà nước lại không quan tâm đến công tác tuyên truyền pháp luật lao động, thường đưa ra nhiều lý do để né tránh các buổi triển khai pháp luật của các ngành, các cấp nên việc triển khai thực hiện

Bộ luật Lao động bộc lộ một số hạn chế, như: Công tác tuyên truyền, giáo dục

về pháp luật lao động chưa thường xuyên, chưa rộng khắp, nhất là đối với các doanh nghiệp tư nhân; chủ doanh nghiệp lại không thực hiện tốt trách nhiệm đối với người lao động; một số trường hợp vi phạm pháp luật lao động chậm được xử lý, hoặc xử lý chưa đúng theo pháp luật, thậm chí vì những lý do

Trang 2

khác nhau, có trường hợp không xử lý theo quy định pháp luật… Vì vậy, trong những năm qua, các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ở các doanh nghiệp trong tỉnh ta tăng lên về số lượng mà nguyên nhân chủ yếu là

do nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động chưa cao, chưa đầy đủ và những yếu kém trong việc thống kê, quản lý an toàn vệ sinh lao động Đây là khó khăn của công tác an toàn - vệ sinh lao động hiện nay

Theo kết luận của các cơ quan chức năng, nguyên nhân chủ yếu gây ra các vụ tai nạn lao động là do người sử dụng lao động chưa trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ cho người lao động hoặc người lao động vi phạm quy trình kỹ thuật, an toàn lao động, thiếu hiểu biết về nội quy an toàn lao động Bên cạnh đó, sau khi tai nạn lao động xảy ra, một số doanh nghiệp đã không bồi thường thỏa đáng cho nạn nhân (hoặc gia đình nạn nhân), từ đó dẫn đến tình trạng khiếu nại về tai nạn lao động ngày càng diễn biến phức tạp, kéo dài, gây mất an ninh trật tự tại địa phương…

Với trách nhiệm của một cán bộ công đoàn chuyên trách, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động, tôi chọn đề tài

“Giải quyết khiếu nại tai nạn lao động trong doanh nghiệp” để làm tiểu luận

cuối khóa lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước - chương trình chuyên viên khóa 49/2015 Qua đề tài này, tôi xin được nêu một số ý kiến cá nhân trong việc giải quyết khiếu nại về tai nạn lao động, nhằm góp phần hoàn thiện thêm hệ thống chính sách, pháp luật trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay

Xin chân thành cảm ơn Trường Chính trị Tôn Đức Thắng đã mở lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước - chương trình chuyên viên khóa 49/2015 Cám ơn các thầy giáo, cô giáo trực tiếp và gián tiếp đã tổ chức giảng dạy, đem hết khả năng và nhiệt tình truyền đạt những kiến thức về quản lý hành chính Nhà nước cho chúng tôi Đây là những kiến thức rất bổ ích mà mỗi cán

bộ, công chức, viên chức hiện nay cần nắm vững, để được mở rộng thêm tầm nhìn về mọi mặt đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước nói chung, của tỉnh ta nói riêng, đặc biệt là các tình huống thực tế xảy ra

Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý lãnh đạo Cơ quan và Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia và hoàn thiện lớp học đạt hiệu quả, chất lượng

Trang 3

I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG.

Trong quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, có những sự cố xảy ra ngoài mong muốn đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp Một trong những sự cố đó là tai nạn lao động của người công nhân mà trách nhiệm của người chủ doanh nghiệp là không thể loại trừ Điều này cũng đã làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người lao động, trong đó, sự cố tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra sẽ luôn là gánh nặng cho người lao động, xã hội và cộng đồng

Vào ngày 28 tháng 5 năm 2015, Liên đoàn Lao động tỉnh và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh có nhận đơn khiếu nại của gia đình anh Nguyễn Thanh Tuấn, sinh năm 1984, ngụ xã Phú Hưng, huyện Phú Tân, tỉnh

An Giang, đề nghị can thiệp, giúp đỡ gia đình anh Tuấn được bồi hoàn do tai nạn lao động xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nguyễn Phú Vinh, ấp Bình Quới 2, xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân mà Công ty không giải quyết thỏa đáng vấn đề bồi thường, hỗ trợ tai nạn lao động

Theo nội dung đơn, anh Tuấn là gia đình nghèo, có vợ và 1 con còn nhỏ; trình độ văn hóa thấp, chưa qua đào tạo tay nghề, có xin vào làm công nhân tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nguyễn Phú Vinh chuyên xay xát thóc lúa, đánh bóng gạo; mua bán nông sản; sấy lúa…, do ông Nguyễn Công Tâm làm Giám đốc Trụ sở Công ty đặt tại xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang Anh Tuấn được Công ty nhận vào làm theo mùa vụ, không có ký kết hợp đồng lao động Nhiệm vụ chính của anh Tuấn là công nhân bốc xếp thủ công Tiền công của anh Tuấn được chi trả 200.000 đồng/ngày

Qua hơn 34 tháng làm việc, anh Tuấn nhận được đầy đủ tiền công và không được nhận thêm bất cứ khoản tiền nào khác

Ngày 09/3/2015, một sự cố nghiêm trọng đã xảy ra nơi làm việc của anh Tuấn: theo thỏa thuận giữa chủ doanh nghiệp và tổ trưởng tổ bốc xếp Nguyễn Hồng Kha, tiến hành vận chuyển nếp đến bồn chứa để trộn, sau đó đóng bao chuyển xuống ghe Vào lúc 18 giờ 30 phút, ngày 09/3/2015, tổ bốc xếp tiến hành làm việc ca đêm, đang tiến hành công việc thì khoảng 19 giờ 30 phút, bồ đài vận chuyển nếp bị nghẹt, anh Tuấn (nạn nhân) ngắt điện nguồn của hệ thống bồ đài, trực tiếp leo lên nóc bồ đài để tháo nắp kiểm tra, bất ngờ rơi tự

Trang 4

do ở độ cao 8,8 mét, đầu cắm xuống nền nhà máy, những người xung quanh đưa Tuấn rời khỏi vị trí xảy ra tai nạn, chuyển đến Bệnh viện đa khoa huyện Phú Tân cấp cứu, sau đó chuyển tuyến lên Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang, do chấn thương quá nặng không thể cứu sống, nên gia đình chở Tuấn

về nhà, khoảng 3 giờ 30 phút ngày 10/3/2015, Tuấn chết tại nhà Và Công ty

đã thông báo cho chính quyền địa phương biết về sự việc xảy ra

Trong quá trình điều trị tại Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang, anh Tuấn được Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nguyễn Phú Vinh hỗ trợ cho gia đình nạn nhân chi phí y tế và chi phí mai táng, tổng cộng 63.000.000 đồng Tuy nhiên, do hoàn cảnh hết sức khó khăn: con còn nhỏ, vợ không có việc làm, anh Tuấn lại là thu nhập chính trong gia đình, nay anh đã chết, cuộc sống gia đình lại càng khó khăn hơn

Trang 5

II MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

Nhằm xử lý, giải quyết thỏa đáng, hợp lý, đúng quy định của pháp luật về các vấn đề thuộc về an toàn lao động, các vụ tai nạn lao động, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, giữ uy tín của doanh nghiệp, ổn định tình hình an ninh, trật tự xã hội, tạo

sự gắn bó giữa người sử dụng lao động và người lao động để đảm bảo cho sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao

Vấn đề an toàn lao động và giải quyết hậu quả của một vụ tai nạn lao động, đặc biệt là các tai nạn lao động nghiêm trọng, luôn là vấn đề hết sức phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều cấp Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với việc giải quyết một vụ tai nạn lao động là trước hết phải nắm vững pháp luật về lao động nói chung và các quy định về bảo hộ lao động, một số kiến thức cơ bản về tâm sinh lý học, v.v… Trên cơ sở đó kết hợp với những hoàn cảnh cụ thể đã và đang xảy ra mà tìm hiểu vụ việc, nghiên cứu tường tận các khía cạnh của vụ việc, xác định trách nhiệm pháp

lý của các bên liên quan đã được quy định theo pháp luật:

- Trước mắt gia đình anh Nguyễn Thanh Tuấn phải được chủ doanh nghiệp chi trả toàn bộ chi phí y tế và chi phí mai táng cho anh Tuấn

- Bồi thường tai nạn lao động cho gia đình anh Tuấn theo quy định của pháp luật để vợ anh Tuấn có thể nuôi con

- Xử phạt vi phạm hành chính về lao động đối với Công ty TNHH Một thành viên Nguyễn Phú Vinh

Trang 6

III NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ.

Thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là hướng đi đúng của Đảng và Nhà nước ta, nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, Đảng và Nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, tạo khung pháp lý để điều chỉnh, định hướng và phát huy vai trò chủ động, sáng tạo trong sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy từng doanh nghiệp phát triển sản xuất - kinh doanh, người lao động có việc làm ổn định, đời sống được nâng lên Bộ Luật Lao động năm 1995 và Luật sửa đổi,

bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động năm 2002, 2006, 2012 đã thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng ta và cụ thể hoá các vấn đề về lao động, sử dụng và quản lý lao động được ghi trong Hiến pháp 1992, 2002, 2013

Bộ Luật lao động bảo vệ quyền được có việc làm, các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng khác của người lao động, người sử dụng lao động, tạo điều kiện và hành lang pháp lý phát triển mối quan hệ lao động, tạo không khí hài hòa và ổn định giữa người lao động và người sử dụng lao động nhằm phát huy trí sáng tạo, tài năng của người lao động và người quản lý lao động, tạo ra năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, văn minh

Trong Bộ Luật Lao động năm 2012 có hẳn những chương, điều quy định

về quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động như: Hợp đồng lao động (chương III), kỷ luật lao động (chương VIII), an toàn - vệ sinh lao động (chương IX), học nghề (chương IV)… Trên thực tế, hoạt động quản lý Nhà nước về lao động ở một số nơi chưa được thực hiện nghiêm, vẫn còn nhiều địa phương, đơn vị, nhất là ở các doanh nghiệp tư nhân, việc nắm

và thực thi pháp luật lao động còn nhiều hạn chế Mặt khác, cũng có tình trạng lách luật, thậm chí cố tình không áp dụng luật… Từ đó, trong quá trình thực hiện có những vi phạm không đáng có như tình huống được nêu ra ở phần trên

1 Nguyên nhân.

a) Quản lý hành chính về lao động.

Cơ quan chức năng đã không thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động tại các doanh nghiệp, cụ thể là thực hiện Bộ Luật

Trang 7

Lao động như: vi phạm chế độ hợp đồng lao động, chế độ an toàn vệ sinh lao động, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, một số quyền và lợi ích khác Không kịp thời trong việc giải quyết các khiếu nại, tranh chấp về quyền lợi của người lao động; chậm trễ trong việc điều tra, xác minh, kết luận nhằm hướng dẫn, yêu cầu, thậm chí thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo luật định nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động

b) Đối với người sử dụng lao động.

Chủ doanh nghiệp chưa thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, còn tuyển dụng công nhân vào làm việc chưa qua đào tạo nghề (hoặc dạy nghề), không ký kết hợp đồng lao động

Chủ doanh nghiệp còn vi phạm quy định về việc khai báo, đăng ký và xin cấp giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về

an toàn lao động Nơi làm việc ở vị trí cao, cheo leo, nguy hiểm, ở độ cao 8,8 mét nhưng không trang bị dây an toàn cho người lao động; không có sàn thao tác có lan can an toàn hoặc lưới bảo vệ; không có treo các bảng chỉ dẫn về an toàn lao động

Công nhân chưa được chủ sử dụng lao động tổ chức huấn luyện, hướng dẫn kỹ thuật an toàn lao động khi làm việc ở vị trí cao, cheo leo, nguy hiểm Khi tai nạn lao động xảy ra đã chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm bồi thường vật chất đối với người bị tai nạn lao động

c) Đối với người bị tai nạn lao động.

Trình độ văn hóa thấp, gia đình lại nghèo khó nên anh Nguyễn Thanh Tuấn đành chấp nhận vào làm việc tại Công ty mà không được ký kết hợp đồng lao đồng, chỉ được hưởng lương theo chế độ khoán (không có bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm y tế), không có tay nghề (chủ yếu theo kiểu nghề dạy nghề, người có thâm niên trong nghề hướng dẫn người mới vào)

Anh Tuấn phạm vào lỗi chủ quan, bất cẩn khi leo lên nóc bồ đài (ở vị trí cao, cheo leo, nguy hiểm) để tháo nắp kiểm tra gây tai nạn đáng tiếc cho bản thân

Trang 8

2 Hậu quả.

Bất kỳ vụ tai nạn lao động nào xảy ra cũng đều ảnh hưởng đến người

sử dụng lao động và người lao động, trong đó, người lao động bị ảnh hưởng trực tiếp về tính mạng, sức khỏe, kinh tế, khó khăn về đời sống

Về phía người sử dụng lao động, khi tai nạn lao động xảy ra sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất - kinh doanh, phải chịu tổn thất về vật chất, có trường hợp phải chịu trách nhiệm pháp lý, thậm chí có trường hợp phải thua

lỗ, phá sản (hỏa hoạn, cháy nổ)…

Xuất phát từ việc thiếu kiểm tra, đôn đốc, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, việc chấp hành pháp luật lao động của doanh nghiệp chưa nghiêm dẫn đến vi phạm pháp luật kéo dài không được phát hiện, ngăn chặn đã làm ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, việc làm và đời sống của người lao động

Đảng và Nhà nước ta đang ra sức xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì tình trạng chậm chạp, xử lý chưa đến nơi, đến chốn của cơ quan chức năng đối với các bên liên quan khi tai nạn lao động xảy ra làm giảm sút niềm tin vào pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa và chế độ xã hội chủ nghĩa Hậu quả sâu xa nhất là vấn đề pháp luật chưa được tôn trọng triệt

để, pháp chế xã hội chủ nghĩa và pháp luật Nhà nước chưa được thực thi nghiêm minh làm ảnh hưởng đến đời sống người lao động, đến sản xuất, kinh doanh Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, vấn đề cạnh tranh lành mạnh là một vấn đề sống còn của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đang đặt ra hết sức gay gắt và phức tạp

Trang 9

IV PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG.

1 Các phương án giải quyết.

Qua những kiến thức học được trong khóa học chuyên viên K49 và căn

cứ vào các quy định của pháp luật, bản thân tôi xin đưa ra một số phương án

xử lý tình huống như sau:

* Phương án 1.

Chấp thuận bồi thường theo đơn của thân nhân anh Nguyễn Thanh Tuấn yêu cầu được bồi thường 150 triệu đồng với lý do anh là lao động chính trong gia đình, vợ không có việc làm, con còn nhỏ dại Và đây là lỗi

do doanh nghiệp được quy định tại Điều 133, khoản 1 Điều 138, Bộ Luật Lao động năm 2012; Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH, ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động - TBXH quy định về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động; vi phạm Điểm 1.14, khoản 1.1, Quy phạm kỹ thuật

an toàn trong xây dựng (TCVN 5308-1991)

- Ưu điểm của phương án.

Thỏa mãn yêu cầu và quyền lợi cho người lao động Vì:

Khoản 1, Điều 144, Bộ Luật Lao động năm 2012 quy định: Người sử dụng lao động thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

Khoản 2, Điều 145, Bộ Luật Lao động năm 2012 quy định: Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội

- Hạn chế của phương án.

Thân nhân của người lao động đòi hỏi khoản tiền bồi thường quá cao đối với người sử dụng lao động theo quy định: Trường hợp người lao động bị chết

do tai nạn lao động mà do lỗi của người lao động thì thân nhân của người lao

Trang 10

động đó cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ Luật lao động năm 2012 (bằng 12 tháng tiền lương) Người sử dụng lao động sẽ gặp nhiều khó khăn về vấn đề lao động, chi trả thêm một khoản không nhỏ để bồi thường thêm cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động

* Phương án 2.

Chấp nhận việc từ chối chi trả của Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Nguyễn Phú Vinh, với lý do doanh nghiệp đã làm hết trách nhiệm, bồi thường khoản tiền 63 triệu đồng, vì đây là lỗi một phần chủ quan, bất cẩn trong quá trình lao động do anh Nguyễn Thanh Tuấn gây ra

- Ưu điểm của phương án.

Chủ doanh nghiệp đã kịp thời đưa anh Tuấn đến Bệnh viện đa khoa huyện Phú Tân để cấp cứu, sau đó tiếp tục chuyển đến Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang

Chủ doanh nghiệp đã có trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động gồm chi phí y tế, chi phí mai táng: 13 triệu đồng, ngoài ra còn gởi thêm 50 triệu đồng cho thân nhân Như vậy chủ doanh nghiệp đã có sự tự giác hỗ trợ tiền cho thân nhân của người lao động đã chết

- Hạn chế của phương án.

Lỗi của anh Nguyễn Thanh Tuấn không xuất phát từ ý muốn bản thân Anh Tuấn đã mất mạng sống và gia đình rơi vào cảnh: con mất cha, vợ mất chồng, mất nguồn thu nhập Hoàn cảnh gia đình vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn

Phương án này chưa phù hợp với quy định của pháp luật: Các trường hợp mức thương tật được xác định từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bồi thường với mức ít nhất 30 tháng tiền lương của người lao động được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 145 của Bộ Luật lao động năm 2012

Ngày đăng: 09/10/2020, 15:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w