1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TRIẾT HỌC KINH DỊCH TRONG TƯ TƯỞNG CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM

88 155 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 563,5 KB

Nội dung

TS VŨ PHÚ DƯỠNG TRIẾT HỌC KINH DỊCH TRONG TƯ TƯỞNG CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM Hải Phòng - 2020 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Chương KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC KINH DỊCH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 1.1 Sự hình thành phát triển triết học Kinh Dịch .5 1.1.1 Khái niệm “Kinh” “Dịch” .5 1.1.2 Sự hình thành phát triển Kinh Dịch 1.2 Kết cấu, nội dung Kinh Dịch 10 1.2.1 Kinh “Kinh Dịch” 10 1.2.2 Truyện Kinh Dịch 12 1.3 Những nội dung triết học Kinh Dịch 17 1.3.1 Mối quan hệ âm dương hình thành, phát triển vũ trụ .17 1.3.2 Đạo người quân tử Kinh Dịch .21 1.4 Ảnh hưởng Kinh Dịch đời sống xã hội Việt Nam thời kỳ trước Nguyễn Bỉnh Khiêm 28 Chương 47 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC KINH DỊCH TRONG TƯ TƯỞNG NGUYỄN BỈNH KHIÊM 47 2.1 Vài nét thân nghiệp Nguyễn Bỉnh Khiêm .47 2.2 Sự vận dụng triết học Kinh Dịch việc lý giải tượng tự nhiên xã hội Nguyễn Bỉnh Khiêm .53 2.3 Vị tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm lịch sử tư tưởng dân tộc nhìn từ góc độ Dịch học 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 LỜI MỞ ĐẦU Học thuyết Âm Dương, Ngũ Hành nhiều trường phái triết học tìm hiểu lý giải, chí lấy làm sở cho triết thuyết mình, mà cịn nhiều ngành khoa học khác quan tâm Việc sử dụng phạm trù âm dương, ngũ hành đời sống thực tiễn khoa học đánh dấu bước phát triển tư khoa học phương Đông, đồng thời đưa người thoát khỏi khống chế tư tưởng khái niệm thượng đế, quỷ thần, v.v… Chính thế, tìm hiểu học thuyết Âm Dương, Ngũ Hành việc cần thiết để lý giải đặc trưng triết học phương Đông Học thuyết Âm Dương thể lần sâu sắc Kinh Dịch Theo lý thuyết Kinh Dịch nguyên vũ trụ thái cực, thái cực nguyên nhân đầu tiên, lý mn vật: “Dịch có thái cực sinh hai nghi, hai nghi sinh bốn tượng, bốn tượng sinh tám quẻ” Như vậy, tác giả Kinh Dịch quan niệm vũ trụ, vạn vật động Trong Thái cực, thiếu dương vận động đến thái dương lòng thái dương lại nảy sinh thiếu âm, thiếu âm vận động đến thái âm lịng thái âm lại nảy sinh thiếu dương Cứ thế, âm dương biến hố liên tục, tạo thành vịng biến hóa khơng ngừng nghỉ Vì thế, nhà làm Dịch gọi tác phẩm Kinh Dịch Ở Kinh Dịch, âm dương quan niệm mặt, tượng đối lập Như tự nhiên: sáng - tối, trời - đất, đông - tây, xã hội: quân tử - tiểu nhân, chồng - vợ, vua - Qua tượng tự nhiên, xã hội, tác giả Kinh Dịch bước đầu phát mặt đối lập tồn tượng khẳng định vật ôm chứa âm dương nó: “vạn vật hữu thái cực” (vạn vật, vật có thái cực, thái cực âm dương) Nhìn chung, tồn Kinh Dịch lấy âm dương làm tảng cho học thuyết Kinh Dịch tảng triết lý Trung Hoa, tảng cho hai trường phái Khổng - Lão Từng bị lãng quên đạo Phật phát triển Trung Quốc thời nhà Đường, Kinh Dịch nhận nhiều ý từ trường phái thời kỳ nhà Tống Nó kèm theo với đánh giá lại đạo Khổng người theo Khổng giáo kết hợp với triết lý trừu tượng đạo Lão đạo Phật, biết đến phương Tây tân Khổng giáo Kinh Dịch giúp cho triết gia Khổng giáo thời Tống tổng hợp thuyết vũ trụ học đạo Lão đạo Phật với luân lý đạo Khổng đạo Lão Việt Nam quốc gia chịu ảnh hưởng lâu đời sâu sắc văn hoá Trung Hoa Một lĩnh vực chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng triết học Kinh Dịch Trong kiến trúc thượng tầng xã hội thời kỳ phong kiến chí tận ngày nay, triết học Kinh Dịch tác động nhiều mặt đời sống xã hội Ngày nay, tìm hiểu tư tưởng triết học Kinh Dịch khơng để tìm thấy sở triết học Trung Hoa, mà để từ làm rõ ảnh hưởng suốt tiến trình lịch sử tư tưởng dân tộc Trong sách này, sử dụng quan điểm vật biện chứng vật lịch sử để tìm hiểu người số khía cạnh nội dung triết học Kinh Dịch tư tưởng ông Điều ông bộc bạch di sản tư tưởng qua tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi tập Nguyễn Bỉnh Khiêm Mặc dù cố gắng trình biên soạn hạn chế khách quan chủ quan, nên sách khó tránh khỏi hạn chế, thiếu sót Chúng tơi mong nhận ý kiến đóng góp độc giả để sách hoàn thiện lần xuất sau Nhóm tác giả Chương KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC KINH DỊCH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 1.1 Sự hình thành phát triển triết học Kinh Dịch 1.1.1 Khái niệm “Kinh” “Dịch” Kinh (經) có nghĩa tác phẩm kinh điển, tiếng Hoa có gốc từ “quy tắc" hay "bền vững”, hàm ý tác phẩm miêu tả quy luật tạo hóa khơng thay đổi theo thời gian Dịch (經) có nghĩa “thay đổi” hay “chuyển động” Khái niệm ẩn chứa sau tiêu đề sâu sắc Với ý nghĩa mặt trời, mặt trăng thay đổi vận hành không ngừng Mọi người quan sát mặt trời, mặt trăng vận hành, âm dương biến đổi phát tính quy luật, phương pháp nhận thức, dự đoán xử lý vật đặt tên “Dịch” Chữ “Dịch” khái quát từ nghĩa gốc đến nghĩa mở rộng Nó có ba ý nghĩa có quan hệ tương hỗ sau: Giản dịch (經經) - thực chất thực thể Khái niệm giản dịch dùng để phương pháp quy nạp Vì sinh mệnh người có hạn, lý thiên hạ vơ cùng, cần phải thơng qua phương pháp giản dịch để lấy đơn giản ngăn ngừa phức tạp, lấy muôn vàn, lấy tĩnh ức chế động, lấy tinh dùng rộng Đó bước giải thích cơng thức Dịch học, bắt chước mô thức Dịch học để chứng minh rằng, hết vật tượng vũ trụ có đủ tâm mình, đồng thời tìm phương pháp tiếp vật theo mục đích đặt Quy luật tảng thực thể vũ trụ, theo phương pháp giản dịch, hoàn toàn rõ ràng đơn giản, biểu khó hiểu hay phức tạp đến Biến dịch (經經) - hành vi thực thể Biến dịch phương pháp diễn dịch, bao gồm phương pháp tìm hiểu tin tức, dự đoán vật biến đổi bên Mọi vật vũ trụ liên tục thay đổi Nhận thức điều người hiểu tầm quan trọng mềm dẻo sống trau dồi giá trị đích thực để xử tình khác Bất dịch (經經) - chất thực thể, định lý vật Vì dịch xuất phát quan sát ghi chép thiên văn, khí tượng thời cổ đại Thiên thể vận hành, khí tượng biến đổi theo quy luật, thiên thể tất vật chịu ảnh hưởng khí tượng Chúng cảm ứng lẫn nhau, có quy luật chung Mọi vật vũ trụ thay đổi, nhiên thay đổi ln ln tồn ngun lý bền vững - quy luật trung tâm không đổi theo không gian thời gian Người xưa thông qua thực tiễn, chứng minh lý luật trời đất, mn vật, đồng thời chuẩn tắc để phân biệt hết vật tượng Nói tóm lại, Dịch vừa mang tính quy luật, vừa phương pháp nhận thức, dự đoán, xử lý vật từ việc quan sát mặt trời, mặt trăng vận hành âm dương biến đổi để từ áp dụng cho vật tượng cụ thể đời sống Bất dịch, biến dịch, giản dịch khác phương pháp, song chúng công dụng Kinh Dịch 1.1.2 Sự hình thành phát triển Kinh Dịch Kinh Dịch, hay gọi Dịch thuyết, Dịch kinh (經經) ba kinh cổ Trung hoa, sau Kinh Thi Kinh Thư Tuy nhiên, xét nguồn gốc - tức bát qi, xuất sớm vào cuối đời Ân, khoảng 1.200 năm trước Tây Lịch Kinh Dịch không người viết mà nhiều người góp sức khoảng ngàn năm, từ Văn Vương nhà Chu đầu đời Tây Hán có hình thức ngày mà biết Như vậy, nay, Kinh Dịch tồn 2.000 năm, thời có người tìm hiểu nó, đồng thời đem ý riêng tư tưởng thời đại rọi vào nó, khiến cho ý nghĩa cơng dụng ngày nhiều thế, trở nên xa nguồn gốc Mới đầu Kinh Dịch sách dùng cho việc bói tốn, tới cuối đời Chu trở thành sách triết lý tổng hợp với tư tưởng vũ trụ quan, nhân sinh quan dân tộc Trung Hoa thời Tiên Tần; qua đời Hán bắt đầu có màu sắc tượng số học, muốn giải thích vũ trụ biểu tượng số mục Đến đời Tống trở thành sở Lý học Đạo học Kinh Dịch cho kinh điển có nguồn gốc từ huyền thoại Phục Hy, ông vua thần thoại sử Trung Hoa Theo nghĩa ơng nhà văn hóa, Tam Hồng Trung Hoa thời thượng cổ (khoảng 2852-2738 TCN, theo huyền thoại), cho người sáng tạo Bát quái với tổ hợp ba hào Khơng biết cách nghìn hay vạn năm Lúc Hồng Hà có long mã hình, lưng có khốy thành đám, từ đến chín, vua coi khốy đó, mà hiểu lẽ biến hóa vũ trụ, đem lẽ vạch thành nét Đầu tiên vạch nét liền, tức vạch lẻ, để làm phù hiệu cho khí Dương ( vạch chẵn đề làm phù hiệu cho khí Âm ( ), nét đứt, tức ) Hai vạch gọi hai Nghi Trên Nghi thêm nét nữa, thành bốn "hai vạch", gọi bốn Tượng Trên Tượng lại thêm vạch nữa, thành tám “ba vạch” gọi tám Quẻ Càn Ly Cấn Tốn Khôn Khảm Đoài Chấn Tương truyền tám quẻ đầu Phục Hy theo vòng tròn Sau đó, ơng lại đem Quẻ chồng lên Quẻ kia, tức phương pháp trùng quái, theo thứ tự để thành sáu mươi tư “sáu vạch” (sáu hào), gọi sáu mươi tư Quẻ kép Dưới triều vua Vũ nhà Hạ, bát quái phát triển thành quẻ, có tất sáu mươi tư quẻ, ghi chép lại kinh Liên Sơn gọi Liên Sơn Dịch Liên Sơn có nghĩa “các dãy núi liên tiếp” tiếng Hoa, bắt đầu quẻ Thuần Cấn, với nội quái ngoại quái Cấn (tức hai núi liên tiếp nhau) Tiên Thiên Bát Quái Sau nhà Hạ bị nhà Thương thay thế, quẻ sáu hào suy diễn để tạo thành Quy Tàng (còn gọi Quy Tàng Dịch), quẻ Thuần Khôn trở thành quẻ Trong Quy Tàng, Đất (Khôn) coi quẻ Vào thời kỳ cuối nhà Thương, vua Văn Vương nhà Chu diễn giải quẻ (gọi thoán hay soán) khám phá quẻ Thuần Càn (trời) biểu lộ đời nhà Chu Sau ông miêu tả lại quẻ theo chất tự nhiên chúng Thoán Từ quẻ Thuần Càn trở thành quẻ Từ có cách xếp gọi Hậu Thiên Bát Quái Khi vua Chu Vũ Vương (con vua Văn Vương) tiêu diệt nhà Thương, em ông Chu Công Đán tạo Hào Từ, để giải thích dễ hiểu ý nghĩa hào quẻ Tính triết học ảnh hưởng mạnh đến quyền văn học thời nhà Chu (khoảng 1122-256 TCN) Muộn hơn, thời kỳ Xuân Thu (khoảng 722-475 TCN), Khổng Tử viết Thập Dực để giải Kinh Dịch Khổng Tử lại soạn sáu thứ nữa, là: Thoán truyện, Tượng truyện, Văn ngôn, Hệ từ truyện, Thuyết quái, Tự quái, Tạp quái Thốn truyện có hai thiên: Thượng Thốn Hạ Thốn; Tượng truyện có hai thiên: Thượng Tượng Hạ Tượng; Hệ từ có hai thiên: Thượng Hệ Hạ Hệ; tất mười thiên, Tiên nho gọi “Thập dực” (10 cánh) sáu thứ tán cho ý nghĩa Kinh Dịch rộng thêm, thứ có tính cách riêng Thốn truyện thích Lời Quẻ vua Văn Vương, tức câu chữ “Lời Thốn nói rằng” Tượng truyện thích hình tượng quẻ hào, tức câu chữ “Lời Tượng nói rằng”; thích chung quẻ gọi Đại Tượng, thích riêng hào gọi Tiểu Tượng Văn ngơn truyện trích hai quẻ Kiền (Càn), Khơn Hệ từ nói đại thể, phàm lệ Kinh Dịch công phu ý nghĩa việc làm Kinh Dịch Văn Vương, Chu Cơng Thuyết qi nói đức nghiệp, pháp tượng biến hóa tám quẻ Tự quái nói cớ quẻ lại để quẻ Tạp quái nói ý vụn vặt quẻ Những thiên Khổng Tử, trước tách riêng, không phụ thuộc hẳn vào lời quẻ, lời hào Văn Vương Chu công Đến đời Hán, Phi Trực đem Thốn truyện, Tượng truyện Văn ngơn truyện áp dụng cho quẻ Kiền hợp với Kinh Dịch Văn Vương Chu Cơng, để thay vào lời thích Rồi tiếp đến Trịnh Huyền lại sáp nhập nốt câu Văn ngơn quẻ Khơn Thốn truyện, Tượng truyện quẻ Từ bảy thiên Thốn truyện, Tượng truyện, Văn ngôn xen vào quẻ Và ba thiên cịn lại để phụ riêng cuối sách Tới đời Tống, Chu Hy làm sách Chu Dịch nghĩa đặt lại cũ, người ta không theo Những thịnh hành từ trước tới thể tài bọn Phi Trực, Trịnh Huyền Ngày nay, nói đến văn Kinh Dịch, người ta hiểu là: vạch quẻ Phục Hy, lời quẻ Văn vương, lời hào Chu cơng, Thốn truyện, Tượng truyện, Văn ngơn, Hệ từ truyện, Thuyết quái, Tự quái Tạp quái Khổng Tử Vào thời Hán Vũ Đế nhà Tây Hán (khoảng 200 TCN), Thập Dực gọi Dịch truyện, với Kinh Dịch tạo thành Chu Dịch (經經) Tên sách Chu Dịch cịn giải thích theo hai lý sau: thứ nhất, sách hoàn thiện vào thời nhà Chu vị thánh, ngồi Phục Hy huyền thoại, cịn có Văn Vương, Chu Công Khổng Tử; thứ hai, sách trình bày nguyên lý biến dịch tượng, vật theo chu kỳ tuần hoàn Cả hai cách lý giải có sức thuyết phục định Các sách kinh điển Nho giáo hình thành từ thời kỳ Nho giáo nguyên thủy Đến thời Tống, Chu Hy xếp thành hai kinh điển gồm Ngũ Kinh (Thi, Thư, Lễ, Xuân Thu, Dịch) Tứ Thư (Đại học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử) Hệ thống kinh điển hầu hết viết xã hội, kinh nghiệm lịch sử Trung Quốc, viết tự nhiên Điều cho thấy rõ xu hướng biện luận xã hội, trị, đạo đức tư tưởng cốt lõi Nho gia Kinh Dịch tác phẩm có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng triều đại phong kiến Trung Quốc nói chung Nho giáo nói riêng Trong Kinh Dịch có đề cập tới tư tưởng triết học người Trung Hoa cổ đại dựa khái niệm âm dương, bát quái, Đời Chu, Chu Văn Vương đặt tên giải thích quẻ bát qi gọi Thốn từ Chu Cơng Đán giải thích chi tiết nghĩa hào quẻ gọi Hào từ Kinh Dịch thời nhà Chu cịn có tên gọi Chu Dịch Khổng Tử giảng giải rộng thêm Thoán từ Hào từ cho dễ hiểu gọi Thoán truyện Hào truyện 1.2 Kết cấu, nội dung Kinh Dịch 1.2.1 Kinh “Kinh Dịch” Có thể nói tác phẩm bàn Kinh Dịch Chu Lễ, cịn có tên gọi Chu Quan Bộ sách ghi chép đầy đủ quy chế trị phân chia chức tước quan lại đời xưa, gồm có thiên: Thiên quan chủng tể; Địa quan tư đồ; Xuân quan tây bá; Hạ quan tư mã; Thu quan tư khấu; Đông quan tư không Do thiên Đơng quan bị thất lạc, đời Hán có bổ sung “Khảo cơng ký” cịn gọi Đơng quan khảo công ký Kinh Dịch làm thành hai phận: kinh truyện Quá trình phát triển từ Dịch kinh đến Dịch truyện, đại thể phản ánh dấu vết cấu tạo bước đầu hệ thống triết học cổ đại Dịch kinh đời vào khoảng thời Ân Chu, sách đặc trưng vạch quẻ, dùng để xem bói hỏi việc xấu tốt dự đốn tương lai Kinh Dịch có ảnh hưởng lâu đời sâu sắc triết học cổ đại Trung Quốc, chủ yếu Dịch truyện nói rõ triết lý mà Dịch kinh viết Nói khuynh hướng bản, từ Dịch kinh đến Dịch truyện, tức từ tôn giáo chuyển hóa theo hướng triết học Nói Dịch kinh sách xem bói khuynh hướng tơn giáo mê tín, khơng có trí 10 tưởng triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm Và bốn loại hình học thuật liên quan đến phương pháp nhận thức giới phản ánh tồn giới Đến kỷ XVI, triết học Nho giáo thời Tống - Minh đạt đỉnh cao từ Tống học, Thực học, Đạo học, Lý học, Tâm học đến Thánh học Chúng ta khơng có chứng xác thực truyền bá Tống Nho vào nước ta thời Trần, mà nghe Chu Văn An viết Tứ thư thuyết ước Tác phẩm khơng cịn, khó xác định Chu Văn An trình bày theo cách trình bày Chu Hi (Tứ thư tập chú, Tứ thư ước giải) Tuy nhiên, tạm đưa xác nhận, Chu Văn An viết tác phẩm thật, rõ ràng ơng chịu ảnh hưởng Tống Nho, cụ thể từ Chu Hi Trong thời kỳ thuộc Minh, nhà Minh ban sách Tống Nho vào nước ta Tính lý đại tồn thư, Chu tử ngữ loại, Tứ thư, Ngũ kinh đại toàn, v.v., dùng làm sách giáo khoa thức, bắt buộc trường học từ trung ương tới địa phương1 Trong kỷ XV, Nho giáo giành vị độc tôn lĩnh vực hệ tư tưởng vương triều, song nhà nho tiêu biểu kỳ Nguyễn Trãi, Nguyễn Tử Tấn, Lê Thánh Tông, v.v , không chịu ảnh hưởng nhiều mặt học thuật Tống Nho Phải hạn chế ảnh hưởng Phật giáo Đạo giáo lĩnh vực hệ tư tưởng triểu đại Lê Sơ kéo theo phát triển mặt học thuật Tống Nho Việt Nam? Chúng cho rằng, vấn đề cần làm sáng tỏ, Tống Nho suy cho cùng, nghiên cứu lại phạm trù Nho giáo Khổng - Mạnh điều kiện tác động Phật giáo Đạo giáo để nâng Nho giáo lên tầm siêu hình cao Do đó, số học giả Việt Nam đại viện dẫn ý kiến Phan Huy Chú, cho rằng, sau Chu Văn An người giỏi Đạo học thời Trần, đến kỷ XVI có Nguyễn Bỉnh Khiêm “hiểu sâu nghĩa lý Theo Đại Việt sử ký tồn thư, năm 1434 có dụ vua Lê, qui định việc thi cấp, từ kinh nghĩa nhất lấy nội dung Tứ th Năm 1435 sau đó, việc tổ chức khắc in Tứ thư đại toàn hoàn thành, vua lệnh ban cấp cho trường học để dùng phục vụ học tập khoa cử 74 Kinh dịch”2 Sứ nhà Thanh Chu Xán cho rằng, “Người Lĩnh Nam biết lý học có ơng Trình Tuyền”3 Sau Nguyễn Bỉnh Khiêm, tác giả Lịch triều hiến chương loại chí cịn nêu tên học giả Việt Nam Lê Quí Đơn (1726-1783), Nguyễn Thiếp (1723-1804), cho rằng, Lê Q Đơn “học khắp kinh truyện, sử, sách Bách gia chư tử, khơng có sách khơng thơng suốt”4, cịn Nguyễn Thiếp “nghiên cứu Lý học” Như vậy, Lê Q Đơn nhà bách khoa tồn thư kỷ XVIII, tác phẩm ông chủ yếu viết dạng tóm lược, khảo cứu bình luận Còn Nguyễn Thiếp qua tác phẩm lại, thấy ông đề cao học thuật Trình - Chu, cho rằng, “đạo Thánh mơn có sách, có lời bàn tiên Nho: Nhị Trình, Liêm Khê, Hồnh Cừ, Khang Tiết Đức Văn Cơng (tức Chu Văn An - TG) ta bác văn, ước lễ, chẳng cịn sâu kín mà chưa xét tới Sinh sau tiên sinh, lo đạo không hành được, không lo không hiểu rõ”6 Các tác phẩm Nguyễn Thiếp để lại không phản ánh rõ nét phương diện học thuật, điều mà Nguyễn Huệ Chi Tạ Ngọc Liễn cho rằng, “có vẻ Nguyễn Thiếp trọng nhiều tâm tính, tức việc thực hành luân lý, đạo đức” Nói tóm lại, sử gia Phan Huy Chú học giả Việt Nam đại đưa “danh sách” khiêm tốn nhà nho Việt Nam lịch sử chịu ảnh hưởng Tống Nho, việc đề cao vị học thuật Nguyễn Bỉnh Khiêm, theo chúng tôi, hồn tồn có sở Tuy nhiên, chúng tơi đề cập trên, Nguyễn Bỉnh Khiêm không để lại trước tác chuyên biệt triết học để tiện khảo cứu mà phần lớn buộc nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng phải áp dụng phương pháp tách bóc khối tư liệu gọi “văn sử triết bất phân” Trạng Trình, Bạch vân am thi tập, ký, văn bia, v.v Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, Nhân vật chí Như Như Như Nguyễn Thiếp Hạnh Am ký // Tư liệu lịch sử tư tưởng Việt Nam kỷ XVIII, Viện Triết học, Hà Nội, 1972 (Tư liệu lưu hành nội bộ) 75 Vậy, tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm chịu ảnh hưởng triết học Tống - Minh Nho nào? Vai trò lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam sao? Về vấn đề này, chúng tơi hồn tồn trí với quan điểm Nguyễn Huệ Chi Tạ Ngọc Liễn cho rằng, “Nguyễn Bỉnh Khiêm khai triển tư tưởng theo hướng lý khí, vào vấn đề “hình nhi thượng” triết học, khởi nguyên trời đất, thuộc tính mâu thuẫn, đối lập thường vật, nguyên lý lưu động, chuyển hóa vạn vật…” Ở chúng tơi thấy cần phải làm rõ thêm chủ trương Nguyễn Bỉnh Khiêm phương pháp thống ba phương diện Lý học, Đạo học Tâm học nhằm mục đích lý giải mà cốt lõi thực trạng đạo đức xã hội Việt Nam đương thời đà sa sút ngày nghiêm trọng Lý học Nguyễn Bỉnh Khiêm tập trung lý giải vấn đề xuất phát từ trực quan sinh động giới diễn biến phức tạp tượng vật vận động theo qui luật định sẵn Chính vậy, tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm khó tách bạch Lý, Đạo Tâm, truyền thống Lý học Trung Hoa phần lớn trùng hợp với Đạo học, tâm vừa chủ thể nhận thức, vừa đối tượng, mục đích nhận thức Cả ba học thuyết chung định hướng vào việc nhận thức chân lý Nhà Lý học - Trạng Trình thực tế vận dụng phạm trù Lý học thời Tống vào việc suy xét lý giải Do đó, theo chúng tơi, khơng thiết phải tập trung trình bày tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm phạm trù Lý, Đạo, Tâm, mà phải xuất phát từ thực tiễn xã hội, địi hỏi thời đại mà nhà tư tưởng sống, nhận thức phản tư trước thực trạng xã hội nguyên lý phương pháp Tân Nho giáo 76 Lý Đạo tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm kế thừa học thuyết Nhị Trình7, ơng vận dụng vào việc xem xét tượng vật giới, mang đậm sắc thái triết học tự nhiên Trình Hạo viết: “Mn vật khơng vật khơng có đối, âm dương, thiện ác Dương trưởng âm tiêu; thiện tăng ác giảm Lý đem suy thật xa Làm người cần biết có thế” (Ngữ lục) Thực ra, quan điểm nêu Trình Hạo có nguồn gốc từ Dịch học, “Nhất âm dương chi vị đạo” (Một âm dương gọi đạo) Lão Tử phát biểu tính qui luật đạo nói: “Vạn vật cõng âm mà ơm dương, điều hịa khí trùng hư” (Vạn vật phụ âm nhi bão dương, trùng khí dĩ vi hịa - Đạo Đức Kinh, chương 42) Thừa nhận đạo [âm,dương] qui luật phổ biến “Lý”, “thiên lý” thể giới vạn vật; “trên trời có lý”; “vạn vật thiên lý”; đồng thời xem “Lý” trừu tượng, siêu hình, tồn thơng qua vật cụ thể hữu hình (hình nhi thượng); khí tức vật cụ thể hữu hình, biểu cụ thể lý (hình nhi hạ), Nhị Trình có đồng quan điểm ý nghĩa phổ biến Lý, từ ơng đến khẳng định rằng, “làm người cần biết có thế” Trong tác phẩm thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, gặp thuật ngữ, “Lý”, “Lý học”, thay vào thuật ngữ thơng dụng nhất, dùng nhiều “Đạo trời” Chúng khẳng định rằng, cách biểu thị ý nghĩa tính chất khái niệm “Thiên lý” triết học Trình - Chu Sự vật tượng ln có đối, tức hai thái cực, hai lực đối ngược lại tạo điều kiện cho để tồn thống vật tượng Âm trưởng dương tiêu, chúng ln có bù trừ lẫn nhau, tự điều chỉnh để tính hệ thống vật tượng tồn phát triển Điều chúng tơi phân tích tiết cơng trình Trình Hạo (1032-1085) Trình Di (1033-1107) - hai anh em ruột đồng thời hai nhà Lý học lớn đời Tống Trung Quốc 77 Khi bàn đến nguồn gốc vũ trụ, vạn vật, Nguyễn Bỉnh Khiêm không đứng lập trường tâm chủ quan Phật giáo, mà tiếp tục theo xu hướng tâm khách quan Tống Nho, cho rằng, vạn vật có nguồn gốc từ khí (Bẩm thụ thị khí) Khí theo Trương Tải (1020-1078) Thái hư “Thái hư vơ hình, thể khí” (Chính mơng, Thái hịa); Nhị Trình nói: “Khí tự nhiên sinh người, sinh khí, sinh chân nguyên Khí trời tự nhiên sinh sôi không cùng” (Nhị Trình di thư, Ngữ lục); Chu Hy viết: “Giữa trời đất có lý khí Lý đạo thuộc hình nhi thượng, gốc sinh vạn vật Khí khí vật, vật chất thuộc hình nhi hạ, cơng cụ sinh vạn vật Do sinh ra, người vật phải bẩm thụ khí này, sau có hình” (Chu Văn Cơng văn tập, Đáp Hoàng Đạo Phu thư) Như rõ, Nguyễn Bỉnh Khiêm trình bày theo quan điểm Chu Hy, song ơng khơng nói qui định “bẩm thụ” khí Có số nhà nghiên cứu cho rằng, quan điểm Nguyễn Bỉnh Khiêm tập trung vào khí mà khơng đề cập đến mối quan hệ lý khí, từ cho Chính chìa khóa then chốt để đánh giá đóng góp đích thực ơng triết học tự nhiên Chúng cho rằng, cách trình bày Nguyễn Bỉnh Khiêm trình hình thành phát triển vũ trụ vạn vật giản đơn vắn tắt, khơng suy luận dài dịng phức tạp Tuy khơng trình bày cách cụ thể mối quan hệ lý khí, ơng lại khẳng định vơ hình (thuộc hình nhi thượng) ln thắng hữu hình (thuộc hình nhi hạ) Bằng chứng là, có lần thăm chùa Phổ Minh, chùa xây dựng vào thời Trần ngoại thành Nam Định bị giặc Minh tàn phá, chí vạc chùa tiếng bị giặc phá làm súng đạn năm 1426, Nguyễn Bỉnh Khiêm nói: “Liêu liêu cổ đỉnh kim hà tại? Thức đắc vơ hình thắng hữu hình” Nghĩa là: 78 (Vắng vẻ lặng lẽ, vạc xưa đâu? Thế biết vơ hình thắng hữu hình - Du Phổ Minh tự) Tuy vạc với tư cách vật cụ thể làm cho ngơi chùa tiếng linh thiêng thời khơng cịn, cảnh chùa vắng vẻ có tác động mạnh mẽ tới ấn tượng người thăm viếng Dù cách trình bày vắn tắt trên, hiểu tính quán tư tưởng Trạng Trình vượt lên siêu hình (lý) so với “khí” mà xem “khí cụ” Chu Hy đề cập tới học thuyết Từ đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm đưa thiên lý (đạo trời) áp dụng vào việc lý giải tượng đời sống xã hội mà bản, làm rõ quan hệ “thái cực” việc, mối quan hệ cụ thể: “Thửa nơi doanh mãn nơi tổn, Hãy gẫm cho hay kẻo âu” (Thơ Nôm, 9) Hoặc: “Làm người thấy tài mà cậy, Có nhọn bao nhiêu, lại có tùi” (Thơ Nôm, 10) “Một yêu nhục đổi thay đều, u bao nhiêu, nhục nhiêu” (Thơ Nơm, 25) Trong tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm, “Đạo” tức “Lý” thể rõ nét đời sống xã hội Với tinh thần quán tính định Đạo trời (thiên lý) vật, tượng, ông khẳng định đạo trung thường vùng giao thoa đạo trời đạo người, đến lượt mình, đạo người lại tiếp tục bị chi phối đạo trời: “Thấy doanh mãn, cho hay chớ, Phải đạo trung thường, có qua” (Thơ Nơm, 17) Mối quan hệ đạo trời đạo người trình bày tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm thực chất phản ánh thực trạng xã hội đương thời 79 vô rối ren phức tạp Trong xã hội loạn lạc đến cực đỉnh, ngơi vua khơng chính, bề tơi tham nhũng, nhân dân đói rét, ly tán chiến tranh cướp bóc đối cực mối quan hệ xã hội vấn đề cộm Do đó, việc xác định điểm (trung) để dung hịa đối trì tồn đối tượng (khách thể) trở nên khó khăn Tuy vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm khẳng định trường hợp tìm điểm trung nhạy cảm Tuy nhiên, để nhận thức đối cực tìm đến đạo trung thường, Nguyễn Bỉnh Khiêm địi hỏi khơng có “khơn ngoan”, tức khéo léo cách ăn ở, cư xử, mà phải có tham dự “tâm” Tuy nêu tượng cụ thể để làm rõ “đối cực” sống thường nhật, Nguyễn Bỉnh Khiêm giúp người lựa chọn cách ứng xử cho có lợi cho thân đối tác Ơng đưa khái niệm “vơ sự” ví ánh trăng soi xuống mặt nước hồ đêm thu lặng gió, lịng chân thành, chân thực thêm vào vơ tư Theo ông, “vô sự” thờ người trước tượng giới vận động biến đổi vô thường, mà nhằm làm cho tâm tĩnh để có suy xét chúng xác hơn, để người đỡ ân hận, ăn năn sau định Ơng nói: “Kiền khôn tĩnh lý suy, Kim cổ nhàn trung đắc Hiểm mạc hiểm đồ, Bất tiễn tiện kinh cức Nguy mạc nguy nhân tâm, Nhất phóng tiện q quắc Qn tử cầu sở chỉ, Chí thiện tư vi cực” Nghĩa là: (Tâm tĩnh biết lẽ càn khôn, 80 Trong nhàn, ngẫm lẽ xưa Khơng hiểm đường đời, Khơng cắt tồn gai góc Khơng nguy lịng người, Bng lỏng quỉ qi Qn tử tìm chỗ đứng lại, Chí thiện chỗ - Trung Tân ngụ hứng) Tâm tĩnh mệnh lệnh tuyệt đối, đồng thời điều kiện tất yếu để nhận thức giới xung quanh Đó điểm gặp gỡ tam giáo mà Tống Minh Nho lĩnh hội từ Phật giáo hóa, Lão - Trang hóa nhận thức luận Nhờ “tự đổi mới” lĩnh vực nhận thức luận mà Tân Nho giáo đạt hiệu định việc nhận thức nguyên lý vũ trụ (lẽ càn khôn), đường đời lòng người Như biết, Nho giáo tuyệt đối Thiên lý, Phật giáo Phật tính, Lão Trang Đạo Nguyễn Bỉnh Khiêm tiếp thu tinh thần Tống Nho ông lại không sa đà vào việc phân tích, lý giải triết học, mà bản, đứng lập trường minh triết phương Đông để giải vấn đề thực tiễn sống xã hội Tuy nhiên, cần nhấn mạnh thêm điều là, minh triết Nguyễn Bỉnh Khiêm mang sắc thái Tống Nho, song hàm lượng yếu tố Phật giáo Đạo Lão - Trang sử dụng cách tinh tế hơn, thực tế so với nguyên chúng Vì Lý học ơng tránh lối học từ chương trình bày cách phức tạp vấn đề tự nhiên xã hội học giả Tống-Minh Nho Trung Quốc Từ trình bày hai phương diện tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng tơi khẳng định rằng, tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm chịu ảnh hưởng Lý học, Đạo học Tâm học Tống - Minh Nho Tuy nhiên, ảnh hưởng khơng thúc đẩy ơng tiến xa lĩnh vực lập thuyết, tức đưa hệ thống quan điểm, phạm trù mới, mà 81 sử dụng phạm trù thời, thế, vận, cục, lý, khí, đạo, tâm vào việc lý giải vấn đề cấp bách xã hội Việt Nam đương thời Nói khơng có nghĩa Nguyễn Bỉnh Khiêm tiếp thu cách rập khn máy móc học thuyết nói trên, mà vận dụng cách uyển chuyển nguyên tắc siêu hình Dịch học, Tượng số học vào thực tiễn sống Mặt khác, trình bày trình hình thành tiến hóa vũ trụ, ơng khơng sa đà vào việc lý giải lý có trước khí hay ngược lại, mà thể tính quán cho rằng, vũ trụ bắt nguồn từ khí - khí Thái cực Điều không đưa đến nhận định ông nhà tư tưởng vật, chỗ khác, ông cho rằng, vật tượng xẩy lý, số qui định: “Bởi lẽ trời ư? hay việc người ư?, Là lý mà lại số đấy” (Cảm hứng, tam bách cú) Chung qui lại, Nguyễn Bỉnh Khiêm vận dụng học thuyết Tống-Minh Nho vào việc lý giải vấn đề trị - xã hội đạo đức xã hội Việt Nam đương thời Với tư cách nhà nho, tư tưởng ông xã hội lý tưởng không vượt phong cách tư Nho giáo Trung Quốc cho rằng, đích cuối sống xã hội phấn đấu đạt tới mơ hình xã hội lý tưởng thời Nghiêu Thuấn, ông nhà tư tưởng tiền bối khẳng định tính tất yếu phát triển xã hội theo nguyên lý phát triển Dịch học, tức phát triển tuần hoàn, bĩ cực tới thái lai, loạn lạc tới cực trở với trị bình bơng mai nở tháng lạnh báo hiệu khí dương dần trỗi dậy để làm mùa xuân Trong lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm xứng đáng với danh hiệu nhà Lý học An Nam, khối lượng kiến thức ông tiếp thu Tống-Minh Nho rộng lớn, song quan trọng việc vận dụng ông vào thực tiễn sống cách linh hoạt lĩnh vực trị lẫn giáo huấn, giáo dục đào tạo Chính ơng có cơng đào tạo nhân vật danh kỷ XVI Lương Hữu Khánh, Phùng Khắc 82 Khoan, Giáp Hải, v.v Trong số đó, bật Phùng Khắc Khoan tiếp tục phát triển quan điểm “tâm - chí” lĩnh vực hoạt động trị - đạo đức để thực nghĩa vụ kinh bang tế kẻ sĩ ưu thời mẫn Có thể nói Kinh Dịch tác phẩm cổ điển phương Đông thu hút ý nhiều người từ xưa đến Người ta tìm đến “Dịch” với nhiều mục đích khác nhau, có người để bói tốn, có người để trau dồi đạo đức, có người để có sở làm nhà, trị bệnh, v.v Khác với số họ, số nhà tư tưởng Việt Nam tìm đến Kinh Dịch để biết lẽ biến hoá trời đất, vạn vật, để nâng cao lực tư Nhiều nhà tư tưởng Việt Nam Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Phan Bội Châu, kế thừa dịch lý, vận dụng phát triển thành cơng Điều khơng làm lợi cho phát triển tư dân tộc, thêm chất triết học cho tư tưởng dân tộc, mà cịn góp phần làm phong phú thêm tư tưởng Dịch học Việc làm có ý nghĩa, địi hỏi có nghiên cứu đánh giá khách quan, khoa học Điều thần kỳ Kinh Dịch là, bắt nguồn từ vật thể việc vốn có, đề cập tới "sự lý" biến động vô tự nhiên, vô tận cõi người, bàn tới muôn ngàn mối quan hệ qua lại người với người người với giới tự nhiên Giá trị thuyết phục hấp dẫn Kinh Dịch cô đúc "muôn lý mênh mông" vũ trụ, nhân sinh, xã hội, sử học, văn học, triết học , làm cho trở thành "kinh", thành "đạo", làm khn mẫu để người đời nhận biết, suy ngẫm, phán đoán, ứng nghiệm, đối nhân xử Kinh Dịch không cần cho người "quân tử", mà "đạo" hữu ích tất "ngôi, thứ" cõi người - từ tầng lớp dân thường đến giai tầng cai quản cộng đồng Kinh Dịch khơng có ý nghĩa mặt "đạo lý làm người" mà sở phương pháp luận cho nhiều lĩnh vực khoa học Vào khoảng kỷ I, đầu thời Bắc thuộc, Nho giáo truyền bá vào Việt Nam Một số người Việt Nam bắt đầu học Nho Đó thư lại người 83 Việt làm việc hệ thống cai trị người Hán, em nhà giàu có, học để có điều kiện thi hy vọng đậu đạt để bổ làm quan Bên cạnh đó, có người học Nho để có thêm kiến thức, để làm số việc khác Song, hiểu biết Nho người Việt lúc khơng ngồi điều phổ thơng có tập tư liệu người Hán soạn từ “Lục kinh” (Thi, Thư, Dịch, Lễ, Nhạc, Xuân Thu) để giảng dạy Họ chưa có điều kiện sâu tìm hiểu nội dung sách tác phẩm kinh điển Nho gia kể Cuối kỷ II - đầu kỷ III, Thái thú Sĩ Nhiếp giảng kinh Xuân Thu Giao Chỉ Sau đó, quan lại nhà Ngô Ngu Phiên, can gián mà có lỗi với triều đình, bị Ngơ Tơn Quyền đầy đến Giao Châu làm Thứ sử Ở ông giảng Kinh Dịch người đến nghe đông, người Hán Giao Chỉ Cịn người Việt chưa có đủ điều kiện để nghe giảng giải Nói đến tài liệu kinh điển nhà Nho, trước hết, phải nói tới Ngũ kinh Nội dung đa số tác phẩm sách kiến thức đúc kết từ nhận thức thực tiễn xã hội Nhìn chung, tác phẩm kinh điển Nho giáo đưa lại cho người đọc hiểu biết hoạt động trị - xã hội, ý thức trật tự xã hội trách nhiệm cần có người xã hội Nhưng người động vật có ý thức, hành động, cần biết cách lựa chọn tình huống, biết lợi để theo, biết hại để tránh Kinh Dịch đáp ứng yêu cầu Vì vậy, Dịch trở thành sách thiếu người phương Đông Người học sách Thi, Thư, Lễ, Xuân Thu khơng thể khơng học Dịch Hình thức cao tư lý luận triết học Tuy nhiên, triết học với tư cách khoa học qui luật chung tự nhiên, xã hội tư du nhập vào phương Đơng muộn Chính vậy, có người tỏ thái độ hồi nghi cho rằng, phương Đơng khơng có triết học mà tiền triết học Đó quan điểm lấy châu Âu làm trung tâm Cũng có quan điểm đối lập 84 cho rằng, tư tưởng triết học phương Đông xuất sớm nhiều tác phẩm cổ đại Trung Quốc rõ rệt Kinh Dịch Chính triết học đích thực để nắm bắt khơng phải đơn giản Với giá trị thế, Kinh Dịch có sức hút lớn tầng lớp xã hội Việt Nam, đặc biệt nhà tư tưởng Việt Nam lịch sử Có thể nói, hầu hết nhà tư tưởng lớn Việt Nam thời đại có gắn bó với Kinh Dịch Họ yêu mến Dịch ln tìm đến Dịch Dịch có vai trò quan trọng nhà tư tưởng Việt Nam hẳn ngẫu nhiên, khơng phải bên ngồi ép buộc, mà nguyên nhân nội Sự biến đổi giới, triều đại người nhiều vượt khỏi phạm vi tư họ, buộc họ phải tìm đến lý thuyết giải đáp Mặt khác, với tư cách nhà tư tưởng, họ thấy có ý thức trách nhiệm trước đất nước, trước xã hội người, thấy phải để khỏi có ngang trái, để việc diễn theo lý Họ phải tư tìm đường để đưa đất nước khỏi loạn lạc, Kinh Dịch chỗ dựa cho họ Không phải ngẫu nhiên mà Hê ghen, nhà triết học cổ điển Đức phát biểu rằng, “triết học lịch sử triết học” Những tinh hoa tư tưởng triết học lịch sử làm cho chức triết học ngày rõ ràng hơn, giới quan phương pháp luận Nét đặc sắc tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm hun đúc từ sở triết học tự nhiên Dịch học Nhiều quan điểm Dịch học trở thành câu châm ngôn bất hủ, thành phương pháp xử mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đúc kết, đặc biệt vận dụng phương pháp “thời trung” để tránh bất cập không đáng có Có thể nói, phương pháp nhận thức hành động “thời trung” trình bày tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm dễ hiểu, vừa mang tính phổ quát diện rộng giới [tự nhiên xã hội], vừa sâu sắc tầm trực giác 85 Chính vậy, nghiên cứu sở triết học phương Đông, bỏ qua di sản tinh thần vơ giá vừa mang tính cụ thể, vừa mang tính bí ẩn sâu sắc Kinh Dịch Cũng tương tự, nghiên cứu tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm, không trọng đến quan điểm triết học tự nhiên ơng có nguồn gốc từ Dịch học Tư tưởng triết học tự nhiên Nguyễn Bỉnh Khiêm khơng trình bày cách hệ thống, song việc lấy làm thể ứng dụng vào việc lý giải mối quan hệ xã hội sở Dịch học đóng góp to lớn ông vào lĩnh vực tư lý luận dân tộc Nghiên cứu tư tưởng triết học Kinh Dịch Nguyễn Bỉnh Khiêm việc làm nhằm góp phần tìm hiểu trình độ tư lý luận dân tộc ta kỷ XVI với biến động phức tạp xã hội Đại Việt, đồng thời đặt nhiệm vụ kế thừa phát triển loại hình tư lý luận cho nghiệp xây dựng phát triển chuyên ngành lịch sử triết học nước nhà điều kiện hội nhập phát triển đất nước ta 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Phan Bội Châu (1971), Chu Dịch, Nxb Khai Trí Nguyễn Huệ Chi, Tạ Ngọc Liễn (2001), Phác họa diện mạo tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm // Nguyễn Bỉnh Khiêm tác gia tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Hội đồng Lịch sử Hải Phịng (1985), Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm”, Nxb Hải Phòng Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Phạm Công Trứ, Lê Hy (biên soạn, 1985), Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Đinh Gia Khánh (chủ biên, 1997), Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nxb Văn học, Hà Nội Nguyễn Hiến Lê (1994), Kinh Dịch - Đạo người quân tử, Nxb Văn học, Hà Nội Lịch triều hiến chương loại chí, Nhân vật chí (2007), Nxb Giáo dục, Hà Nội Lê Nguyễn Lưu (1999), Nguồn suối Nho học thơ ca Bạch vân cư sĩ, Nxb Thuận Hóa, Huế Vũ Huy Phúc (khảo cứu), Nguyễn Ngọc Nhuận, Nguyễn Tá Nhí (dịch), (1991), Quốc triều hình luật (luật hình triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội 10 Lê Văn Quán (2010) Chu Dịch với văn hóa truyền thống phương Đơng, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội 11 Hồng Thị Kim Quế (1998), Một số vấn đề điều chỉnh pháp luật nhà Lê Quốc triều hình luật Trong Hồng đế Lê Thánh Tơng nhà trị tài năng, nhà văn hoá lỗi lạc, nhà thơ lớn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 12 Trần Thị Băng Thanh, Vũ Thanh (tuyển chọn giới thiệu, 2001), Nguyễn Bỉnh Khiêm tác gia tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội 13 Thơ chữ Hán Lê Thánh Tông (1994), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 87 14 Nguyễn Khánh Toàn (chủ biên, 1971), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 15 Ngô Tất Tố (2009), Kinh Dịch, Nxb Văn học, Hà Nội 16 Tổng tập văn học Việt Nam (2000), tập 4, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 17 Nguyễn Trãi (1976), Toàn tập, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 18 Trần Nguyên Việt (2002), “Tư tưởng triết học tự nhiên Nguyễn Bỉnh Khiêm”, Tạp trí Triết học, (01), Hà Nội 19 http:// vi.wikisource.org/wiki/Đạo Đức kinh 88 ... BỈNH KHIÊM 47 2.1 Vài nét thân nghiệp Nguyễn Bỉnh Khiêm .47 2.2 Sự vận dụng triết học Kinh Dịch việc lý giải tư? ??ng tự nhiên xã hội Nguyễn Bỉnh Khiêm .53 2.3 Vị tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh. .. tử Kinh Dịch .21 1.4 Ảnh hưởng Kinh Dịch đời sống xã hội Việt Nam thời kỳ trước Nguyễn Bỉnh Khiêm 28 Chương 47 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC KINH DỊCH TRONG TƯ TƯỞNG NGUYỄN... tư tưởng triết học Kinh Dịch Trong kiến trúc thượng tầng xã hội thời kỳ phong kiến chí tận ngày nay, triết học Kinh Dịch tác động nhiều mặt đời sống xã hội Ngày nay, tìm hiểu tư tưởng triết học

Ngày đăng: 09/10/2020, 08:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w