1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNO PTNT HÀ NỘI ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH

36 253 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 56,07 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNO PTNT NỘI ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHNO&PTNT NỘI 1.1. Sự hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Nội. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nội là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, có trụ sở chính tại số 77 phố Lạc Trung - Hai Bà Trưng - Nội. Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ra đời theo quyết định số 56 và 59 tháng 8 năm 1988 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sự ra đời của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam theo yêu cầu cấp bách của nền kinh tế với mục đích chủ yếu là góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, kiềm chế làm phát, ổn định tiền tệ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và trực tiếp giải quyết nâng cao đời sống của nông dân. NHNN&PTNT Việt Nam có vai trò là Ngân hàng quản lý TW, có hệ thống chi nhánh rộng khắp trong cả nước từ tỉnh đến huyện, xã gồm hơn 2500 chi nhánh. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước, theo quyết định số 90/TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ Tướng Chính phủ, thời gian hoạt động là 99 năm , trụ sở tại Nội , Ngân hàng có con dấu riêng và có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngoài ra, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam còn mở tài khoản tại các Ngân hàng khác cả trong nước và ngoài nước để phục vụ thêm cho việc giao dịch và kinh doanh. Ngân hàng có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và có quyền tự chủ về mặt tài chính. Ngày 15 tháng 10 năm 1996, Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam theo quyết định số 280/QĐ-NH5 do Thống đốc Ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Cao Sỹ Khiêm ký. - Tên giao dịch : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank for agriculture and Rural Development. - Tên viết tắt: VBARD - Trụ sở chính : Số 2 Láng Hạ - Đống Đa - Nội. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nội là một trong số hơn 2500 chi nhánh của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Nó có vai trò trong việc tạo lập nguồn vốn, đáp ứng các nhu cầu tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn Nội, cung cấp các hình thức dịch vụ Ngân hàng . góp phần thực hiện các chương trình,mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của hệ thống Ngân hàng Thương mại Quốc doanh do Thống đốc Ngân hàng đề ra và đồng thời góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Nội. - Tên giao dịch : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nội . - Tên giao dich quốc tế: Vietnam Bank for agriculture and Rural Development Hanoi Branch. - Trụ sở chính : Số 77 Phố Lạc Trung - Quận Hai Bà Trưng - Thành phố Nội. Ngày 26 tháng 03 năm 1998, Ngân hàng Nông thôn Nội ( tiền thân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nội ) được thành lập theo nghị định số 55/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, Ngân hàng có trách nhiệm là Ngân hàng cấp II quản lý trực tiếp đối với các Ngân hàng cấp huyện gồm 12 Ngân hàng huyện : Gia Lâm, Sóc Sơn, Đông Anh, Từ Liêm, Thanh Trì, Ba Vì, Phúc Thọ, Tây, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức, Mê Linh. Tháng 9 năm 1991, Quốc hội Nhà nước Việt Nam có quy định tách tỉnh và quy hoạch 7 huyện của Nội về cấp tỉnh . Các Ngân hàng chi nhánh cấp huyện trước đây trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp Nội, sau khi tách tỉnh được thiết lập và xây dựng Ngân hàng Nông nghiệp cấp tỉnh . Ngân hàng Nông nghiệp Nội giờ đây chỉ quản lý 5 huyện còn lại là: Gia Lâm, Sóc Sơn, Đông Anh , Thanh Trì. Vai trò quản lý và địa bàn hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nội đã bị thu hẹp làm ảnh hưởng đến nguồn vốn và đội ngũ cán bộ của Ngân hàng. Năm 1995 Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành đổi mới hoạt động quản lý theo Ngân hàng 2 cấp nhằm giảm những thủ tục phiền hà, kém hiệu quả và tăng quyền tự chủ, năng lực tài chính của Ngân hàng chi nhánh. Hoạt động này được tiến hành thí nghiệm tại hai thành phố lớn là Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Từ nay các Ngân hàng cấp huyện không chịu sự quản lý của các Ngân hàng thành phố mà chịu sự quản lý của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nội một lần nữa lại bị thu hẹp về nguồn vốn và phạm vi hoạt động. Ngân hàng chỉ còn quản lý các chi nhánh Ngân hàng cấp IV là chi nhánh các Ngân hàng nhỏ ở các quận nội thành như : Cầu Giấy, Đồng Xuân, Chợ Hôm, Giảng Võ, Tây Hồ và Thanh Xuân. Các chi nhánh Ngân hàng cấp IV là chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp. Như vậy , Ngân hàng đã chuyển hoạt động của mình chủ yếu trên địa bàn ngoại thành sang địa bàn nội thành. Ngày 15 tháng 10 năm 1996, Ngân hàng Nông nghiệp đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thì Ngân hàng Nông nghiệp Nội cũng được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nội . Cơ cấu tổ chức và các phòng ban điều hành của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nội như sau: ♦ Ban giám đốc - Giám đốc : Đặng Văn Mão - Phụ trách tình hình hoạt động kinh doanh của toàn bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nội . - Phó Giám đốc : Nguyễn Quốc Hùng - Phụ trách lĩnh vực kinh doanh, kế hoach , thanh toán Quốc tế. - Phó Giám đốc : Nguyễn Thị Phồn Lan - Phụ trách lĩnh vực kế toán. Bộ máy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng gồm có 8 phòng ban chính gồm: Phòng kinh doanh , kế toán, kho quỹ, kiểm soát, hành chính, thanh toán Quốc tế, kế hoạch và phòng vi tính ♦ Phòng kinh doanh - Quan hệ tín dụng nông thôn - Nghiệp vụ tín dụng - Kinh doanh dịch vụ tổng hợp - Kinh doanh mua bán ngoại tệ - Tham mưu cho Ban Giám đốc . ♦ Phòng kế toán - Chuyên sâu về nghiệp vụ hạch toán kinh doanh mọ mặt hoạt động của Ngân hàng cả bằng đồng nội tệngoại tệ. - Hạch toán các nghiệp vụ kinh doanh: cho vay, tài khoản, thanh toán, chỉ tiêu, kế toán nội bộ . - Thông báo các khoản nợ đến hạn - Thanh toán bù trừ liên hàng, xét duyệt các khoản Ngân hàng mới mở tài khoản giao dịch. ♦ Phòng thanh toán Quốc tế: - Thực hiện thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT bằng tất cả các loại tiền như: USD, DM, SGD, GBP theo yêu cầu của khách hàng. - Mở L/C thanh toán với nước ngoàithông qua vay vốn hoặc vốn tự có - Thanh toán thị trường (Telegraphic Transfer) - Thanh toán nhờ thu - Mở L/C trả chậm - Vay vốn nước ngoài ♦ Phòng kho quỹ Có chức năng thu, phát tiền cho khách hàng, Ngân hàng có áp dụng thu nhận trực tiếp tại địa chỉ của khach hàng như là một loại hình dịch vụ của Ngân hàng. ♦ Phòng kiểm soát Là một bộ phận độc lập, tách riêng đối với Ngân hàng, các phòng kiểm soát là người của Ngân hàng Nông nghiệp, có chức năng như thanh tra viên trong Ngân hàng Có quyền kiến nghị và can thiệp vào các hoạt động của Ngân hàng khi cần thiết. ♦ Phòng hành chính nhân sự Đây là phòng được kết hợp từ phòng hành chính pháp chế và phòng tổ chức đào tạo cán bộ , với những nhiệm vụ sau: - Hành chính , văn thư, tiếp tân - Quản trị, quản lý kho tàng, vật tư, ấn chỉ . - Pháp chế, thư ký, tổng hợp cho Giám đốc, tổ chức họp, lưu trữ hồ sơ pháp lý, tổng hợp các báo cáo chỉ đạo - Tổ chức cán bộ: Mô hình, quy chế và hoạt động, quy chế nhân viên, sắp xếp, bố trí cán bộ. - Đào tạo, chính sách, lao động tiền lương . ♦ Phòng kế hoạch - Đề ra kế hoach tổng hợp, phân phối, điều hoà vốn. - Thống kê, đề xuất chiến lươc kinh doanh, phân tích thông tin đề xuất huy động vốn. ♦ Phòng vi tính NHNo&PTNT có 08 chi nhánh Ngân hàng cấp quận trực thuộc: 1- NHNo&PTNT quận Hai Bà Trưng 2- NHNo&PTNT quận Hoàn Kiếm 3- NHNo&PTNT quận Cầu Giấy 4- NHNo&PTNT quận Ba Đình 5- NHNo&PTNT quận Tây Hồ 6- NHNo&PTNT quận Đống Đa 7- NHNo&PTNT quận Thanh Xuân NHNo&PTNT quận khu vực Tam Trinh Các chi nhánh cấp quận (Chi nhánh Ngân hàng cấp IV) trên địa bàn Nội của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nội về thực chất là giống như phòng giao dịch của Ngân hàng. ở đây bao gồm một ban Giám đốc có một Giám đốc, một Phó giám đốc kiêm kế toán trưởng và các nhân viên phụ trách vấn đề huy động vốn, cho vay, kế toán, thủ quỹ. Các chi nhánh cấp quận vừa kinh doanh, vừa thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, thực hiện các nghiệp vụ mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nội cho phép như: - Nhận tiền gửi của dân cư, các tổ chức kinh tế. - Cho vay đối với các tổ chức kinh tế hộ gia đình, cá nhân theo mức do Giám đốc Chi nhánh quy định. - Cho vay hộ nghèo thông qua nguồn vốn từ Ngân hàng người nghèo. 1.2. Các hoạt động chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nội - Hoạt động huy động vốn: Bao gồm cả huy động vốn nội tệngoại tệ với các hình thức chủ yếu là gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế huy động qua bán kỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng . Ngoài ra Ngân hàng còn huy động các nguồn khác như: đi vay từ các tổ chức tài chính , Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng thương mại khác, nhận vốn uỷ thác, tài trợ cho vay của các tổ chức quốc tế . - Hoạt động cho vay: Với mọi thành phần kinh tế, mọi loại hình doanh nghiệp bao gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cả bằng đồng nội tệngoại tệ . - Hoạt động kinh doanh ngoại tệ - Hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế - Hoạt động bảo lãnh Trước đây, khách hàng chủ yếu của Ngân hàng Nhà nước và Phát triển Nông thôn Nội là các đơn vị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến và công nghiệp thực phẩm. Hiện nay trong quá trình tổ chức, phân cấp địa bàn hoạt động kinh doanh đã làm cho tính chất nông nghiệp trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bị giảm đi. Hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nội hoạt động như mọi Ngân hàng thương mại khác, có khách hàng là các hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong mọi ngành nghề, lĩnh vực. Chính sự thay đổi đối tượng phục vụ này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Những ảnh hưởng do tính thời vụ, tác động của thời tiết, tốc độ quay vòng vốn chậm, quy mô vay vốn nhỏ, . đã giảm dần nhưng thay vào đó, Ngân hàng phải chủ động mở rộng kinh doanh đến mọi thành phần kinh tế, mọi lĩnh vực, nghành nghề . nên cán bộ Ngân hàng buộc phải học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm nhằm nắm bắt được hoạt động của nhiều nghành nghề. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nội có một lợi thế lớn là nằm trên một khu vực phát triển mạnh mẽ nhất cả nước, có khả năng huy động và cho vay nhiều. Đóng góp của Ngân hàng đối với sự phát triển của Ngân hàng Thành phố Nội không phải là nhỏ. Đó là kết quả sự hợp tác giữa Ngân hàng với các doanh nghiệp, các cấp chính quyền và dân cư. Sự tăng trưởng và phát triển của Ngân hàng gắn liền với sự tăng trưởng, phát triển của kinh tế Thành phố nói riêng và của cả nước nói chung. 2. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNO&PTNT NỘI TRONG THỜI GIAN QUA. Trong những năm qua mặc dù vẫn còn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực, thiên tai lũ lụt, hạn hán tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, và đời sống nhân dân, sản xuất hàng hoá ở mức độ thấp và chịu ảnh hưởng lơn của xuất nhập khẩu. Trước những khó khăn trên, Đảng và Nhà nước đã có những quyết sách nên nền kinh tế tiếp tục phát triển ổn định và vững chắc. Một số doanh nghiệp đã dần tự khẳng định mình trong cơ chế thị trường, một số ngành hàng, mặt hàng đã tìm được chỗ đứng trong nước và trên thế giới. Năm 2000, tốc độ tăng GDP đạt 6.7% trong đó sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản nội có nhiều thành tích đáng phấn khởi, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 4.5% so với năm trước. Sản lượng lương thực có hạt tăng hơn 18 000 tấn, chăn nuôi tăng trưởng khá, sản xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề chuyền thống đều phát triển khá. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn cũng tăng 16% so với năm 99 vượt khế hoạch do thành phố đề ra ( tăng 9.5- 10.5%) và là tốc độ tăng giá trị sản xuất cao nhất kể từ 1998 trở lại. Thương mại, du lịch và các loại dịch vụ khác đạt mức tăng trưởng khá và tương đối vững chắc, tốc độ tăng bình quân 5 năm là 13.36% năm. Về giá cả trong năm chỉ có vàng và ngoại tệ tăng giá còn các mặt hàng khác tương đối ổn định, thậm chí các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho đời sống như lương thực, thực phẩm, rau xanh, và một số mặt hàng tiêu dùng khác lại có xu hường ổn định. Nhìn chung tình hình kinh tế thủ đô trong thời gian qua tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng phát triển sôi động tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động Ngân hàng. Về phía ngành Ngân hàng thống đốc NHNN đã ban hành các cơ chế, chính sách về điều hành thị trường tiền tề, quản lý ngoại hối, công bố lãi suất cơ bản, cơ chế tín dụng, chấn chỉnh hoạt động của NHTM, hành lang pháp lý, cơ chế thông thoáng, linh hoạt cho các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, có thể nói từ năm 2000, sự cạnh tranh trong thị trường tiền tề, tín dụng ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Trên địa bàn nội có hơn 70 NHTM quốc doanh, thương mại cổ phần, Ngân hàng nước ngoài, chi nhánh văn phòng đại diện tín dụng. Riêng trong nội thành có tới hơn 50 Ngân hàng và chi nhánh làm cho thị trường tiền tệ vốn đã sôi động từ các năm trước thì từ năm 2000 lại càng trở nên phức tạp. Song dưới sự lãnh đạo trực tiếp của tổng giảm đốc NHNo&PTNT Việt Nam, sự giúp đỡ của NHNN, sự hỗ trợ của các cấp Đảng uỷ chính quyền ban ngành thành phố nội cùng vời sự cố gắng của cán bộ viên chức Ngân hàng, NHNo&PTNT nội đã vượt lên khó khăn và đã thu được một số kết quả đáng mừng trong hoạt động kinh doanh. 2.1. Công tác huy động vốn. Để thực hiện được các hoạt động đầu tư của mình, bước đầu tiên Ngân hàng phải tổ chức tốt công tác huy động vốn. Việc cạnh tranh, thu hut khách hàng gửi tiền là vấn đề sống còn đối với bản thân mỗi Ngân hàng. Nắm bắt được điều đó, NHNo&PTNT nội đã tận dụng lợi thế lớn của mình là nằm trên một khu vực phát triển mạnh mẽ nhất cả nước, có uy tín tốt với khách hàng vì vậy có khả năng huy động vốn nhiều. Do vậy, Ngân hàng đã tập trung và đặt quan hệ lâu dài với các doanh nghiệp trên địa bàn nội nhằm thu hút nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, Ngân hàng luôn cải tiến các hình thức huy động vốn một cách linh hoạt theo xu hướng của thị trường, tích cực đổi mới phong cách phục vụ để khai thác có hiệu quả mọi nguồn vốn trên địa bàn phục vụ cho các nhu cầu kinh tế. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng trong thời gian qua được thực hiện qua bảng sau: Bảng2: Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT nội Đơn vị: tỷ đồng Nguồn vốn 1999 2000 2001 1. Tiền gửi TCKT - Không kỳ hạn - Có kỳ hạn 2. Tiền gửi dân cư - Không kỳ hạn - Có kỳ hạn 3. Tiền gửi và tiền vay của TCTD 1172 813 359 689 425 264 871 1036 700 306 1287 930 357 1022 1020 470 550 1781 1141 640 1454 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Nội) Qua tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT nội trong thời gian qua ta thấy nguồn vốn luôn tăng trưởng ở mức khá. Cơ cấu nguồn vốn được cải thiện dần. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu nguồn vốn. Đây là nguồn vốn có lãi suất thấp, tạo cơ hội thuận lợi để hạ lãi suất cho vay, mở rộng tín dụng, lựa chọn thu hút khách hàng mới và các khách hàng lớn tới giao dịch. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn cũng có xu hướng tăng, như vậy có thể giúp Ngân hàng có nguồn vốn ổn định, vững chắc tạo điều kiện cho vay đối với các dự án lớn trung và dài hạn. Tuy nhiên, trong cơ cấu tiền gửi và tiền vay của Ngân hàng thì nguồn tiền gửi và tiền vay của các tổ chức tín dụng có xu hướng tăng. Điều này thể hiện mối quan hệ tốt giữa Ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác, đảm bảo khả năng thanh toán kịp thời. Tuy nhiên, đây là nguồn huy động với lãi suất cao vì vậy, Ngân hàng cần xem xét để giảm tỷ trọng của nguồn vốn này trong cơ cấu của Ngân hàng, giúp hạ lãi suất của các nguồn huy động được. Đánh giá chung tình hình nguồn vốn trong thời gian qua của NHNo&PTNT nội thì nguồn vốn liên tục tăng trưởng ở mức khá, năm 1999 là 2.632 tỷ VND thì đến năm 2000 là 3.345 tỷ VND, sang năm 2001 con số này đạt 4.255 tỷ VND, tăng 27,5% so với năm 2000 và chiếm thị phần là 4,4% trong tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trong toàn thành phố. Ngân hàng luôn đạt mục tiêu tăng trưởng vốn đã đề ra đầu năm. Các Ngân hàng thực sự quan tâm đến nguồn vốn kinh doanh, sự kết hợp giữa kinh doanh tín dụng với kinh doanh nguồn vốn và các khoản kinh doanh tổng hợp khác đã được Ngân hàng chú trọng hơn. Trong cơ chế thị trường, nhiều NHTM đã chú ý đến việc thu hút nguồn vốn để tạo thế và lực thì NHNo&PTNT nội cũng đã phát huy thế mạnh của mình về mạng lưới hoạt động, sự nhạy bén với thay đổi lãi suất và tinh thần phục vụ tốt nên nguồn vốn tăng trưởng khá. Các Ngân hàng đã biết kết hợp giữa huy động vốn ngắn hạn với huy động vốn trung và dài hạn để bổ sung lẫn nhau giữa cân đối vốn và lãi suất. Đặc biệt, các Ngân hàng đã thu hút được khách hàng có nguồn vồn lớn và lãi suất hợp lý điển hình như: công ty công viên nước Hồ tây, công ty kinh doanh nước sạch Hồ tây . 2.2. Tình hình sử dụng vốn. Một trong những hoạt động của Ngân hàng là “đi vay để cho vay”, vì vậy song song với việc huy động vốn Ngân hàng cần thúc đẩy hoạt động đầu tư tín dụng để những đồng vốn mình huy động được có thể bù đắp được chi phí đi vay và thu được một phần lợi nhuận từ phần chênh lệch. Bảng sau cho biết về tình hình sử dụng vốn của NHNo&PTNT Nội trong thời gian qua. Bảng 3: Tình hình sử dụng vốn của NHNo&PTNT Nội Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 [...]... hình hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của NHNo& PTNT Nội qua một số phân tích dưới đây 3 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NHNO& PTNT NỘI Cho vay là một hình thức cấp tín dụngđối với kinh tế ngoài quốc doanh hình thức cấp tín dụng chủ yếu của NHNo& PTNT Nội là cho vay Vì vậy, ta sẽ tìm hiểu tình hình tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài. .. ngoài quốc doanh Để thấy được tình hình tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại NHNo& PTNT Nội một cách toàn hơn, chúng ta xem xét tình hình tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh theo từng mặt công tác 3.1.1 Tình hình doanh số cho vay Từ khi áp dụng cơ chế tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, NHNo& PTNT Nội đã góp phần vào việc hỗ trợ khu vực kinh tế này phát... nghiệp ngoài quốc doanh tại NHNo& PTNT Nội thông qua công tác cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 3.1 Thực trạng cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh Là một trong những khu vực kinh tế sôi động của cả nước, tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn Nội trong thời gian qua đạt tốc độ tăng trưởng khá Đặc biệt số lượng các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng... nhiều so với NHNo& PTNT nội Vì vây, ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến việc mở rộng tín dụng đối với khu vực kinh tế này Có thể thấy một số nguyên nhân dẫn đến dư nợ tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn kém là: Một là, tỷ lệ tăng dư nợ luôn song song với tỷ lệ tăng lên của doanh số cho vay Trong khi doanh số cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở NHNo& PTNT Nội còn chưa... của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Nội đã mở ra một thị trường tín dụng rộng lớn và hấp dẫn đối với NHNo& PTNT Nội , một ngân hàng có mạng lưới hoạt động rộng khắp trên toàn thành phố Vì vậy, có thể nói khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là một thị trường rộng lớn và ẩn chứa nhiều tiềm năng và tiềm vọng lớn đối với ngân hàng.Song bên cạnh đó, việc cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài. .. quá hạn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nhỏ hơn khu vực kinh tế quốc doanh, và chiếm 41,3% trong tổng nợ quá hạn, nhưng do dư nợ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 99 nhỏ hơn khu vực kinh tế quốc doanh rất nhiều nên tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ của khu vực này lên tới 46,4% Trong khi tỷ lệ đó ở khu vực kinh tế quốc doanh chỉ là 2,6% Năm 2000, tiếp tục thực hiện đường lối chủ trương của Đảng,... đẩy kinh tế thủ đô tăng trưởng Trong thời gian, tuy đã nhận thấy được sự hấp dẫn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong đầu tư tín dụng và đã có nhiều cố gắng trong việc mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế này Song trên thực tế quan hệ tín dụng của NHNo& PTNT Nội còn khá khiêm tốn và có nhiều hạn chế Để nắm bắt được cụ thể và chính xác tình hình tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc. .. cho cả phía ngân hàng và khách hàng 3.2.2 Những tồn tại trong quan hệ tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại NHNo& PTNT nội Qua tìm hiểu tình hình hoạt động ở NHNo& PTNT nội trong thời gian qua có thể nhận thấy bên cạnh những kết quả đáng mừng mà ngân hàng đã đạt được vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong quan hệ của ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh - Doanh số cho vay,... đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có tăng lên qua các năm nhưng vẫn còn rất thấp so với tỷ trọng chung của các tổ chức tín dụng trên toàn thành phố Điều này chưa tương xứng với mức tăng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và làm giảm sức cạnh tranh của ngân hàng trong việc chiếm lĩnh thị phần này so với các tổ chức tín dụng khác - Doanh số cho vay trung và dài hạn đối với khu vực kinh tế ngoài. .. tế ngoài quốc doanh cao hơn khu vực kinh tế quốc doanh 3.2 Những kết quả đạt được và những hạn chế trong quan hệ tín dụng với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại NHNo& PTNT nội 3.2.1 Những kết quả đạt được Trong thời gian qua nền kinh tế có nhiều biến động, nhiều doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, tín dụng tăng chậm, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn bị lâm vào tình trạng phá sản bên cạnh đó, ngân hàng . THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNO PTNT HÀ NỘI ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHNO& amp ;PTNT HÀ NỘI 1.1. Sự hình thành,. các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của NHNo& amp ;PTNT Hà Nội qua một số phân tích dưới đây. 3. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH

Ngày đăng: 21/10/2013, 22:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng2: Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT Hà nội - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNO PTNT HÀ NỘI ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH
Bảng 2 Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT Hà nội (Trang 9)
Qua bảng trên ta thấy doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ liên tục tăng qua các năm năm sau cao hơn năm trước - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNO PTNT HÀ NỘI ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH
ua bảng trên ta thấy doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ liên tục tăng qua các năm năm sau cao hơn năm trước (Trang 11)
Bảng 4: Lãi suất kinh doanh nội tệ - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNO PTNT HÀ NỘI ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH
Bảng 4 Lãi suất kinh doanh nội tệ (Trang 12)
Bảng 5: Cơ cấu cho vay, dư nợ đối với các thành phần kinh tế - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNO PTNT HÀ NỘI ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH
Bảng 5 Cơ cấu cho vay, dư nợ đối với các thành phần kinh tế (Trang 19)
Để thấy được tình hình tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại NHNo&PTNT Hà Nội một cách toàn hơn, chúng ta xem xét tình hình tín dụng  đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh theo từng mặt công tác. - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNO PTNT HÀ NỘI ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH
th ấy được tình hình tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại NHNo&PTNT Hà Nội một cách toàn hơn, chúng ta xem xét tình hình tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh theo từng mặt công tác (Trang 21)
3.1.2. Tình hình thu nợ của NHNo&PTNT Hà nội. - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNO PTNT HÀ NỘI ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH
3.1.2. Tình hình thu nợ của NHNo&PTNT Hà nội (Trang 25)
3.1.3. Tình hình dư nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNO PTNT HÀ NỘI ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH
3.1.3. Tình hình dư nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 26)
Bảng 8: Tình hình nợ quá hạn tại NHNo&PTNT Hà nội - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNO PTNT HÀ NỘI ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH
Bảng 8 Tình hình nợ quá hạn tại NHNo&PTNT Hà nội (Trang 28)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w