KTNQD 2.Thu nợ/cho vay

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNO PTNT HÀ NỘI ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH (Trang 25 - 36)

2.Thu nợ/cho vay

- KTQD- KTNQD - KTNQD 1.797.141 1.765.319 31.822 100 98,3 1,7 96,5 48,9 2.959.753 2.877.979 81.744 100 97,2 2,8 90,3 52,3

(Nguồn: Báo cáo kết quả tín dụng NHNo&PTNT Hà Nội)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ thu nợ đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng tăng qua các năm. Điều này có thể được giải thích do doanh

số cho vay hàng năm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang tăng lên. Mặt khác, do chính sách khoán tín dụng của ngân hàng đến từng cán bộ tín dụng nên khuyến khích công tác thu nợ, các khoản cho vay được trả đúng thời hạn đẩy doanh số thu nợ tăng lên.

Theo số liệu phân tích ta thấy thu nợ ngoài quốc doanh /tổng cho vay ngoài quốc doanh tuy có tăng lên qua các năm nhưng tỷ lệ không cao lắm 48,9% năm 1999 và 52,3% năm 2000. Trong khi cho vay trung và dài hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh lại rất nhỏ. Vì vậy có thể thấy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa thực sự nghiêm chỉnh chấp hành việc trả nợ ngân hàng khi đến kỳ hạn. Đây chính là nguyên nhân khiến các ngân hàng không mặn mà lắm với việc cho vay ngoài quốc doanh. Để có thể nâng cao uy tín của mình trong việc xin vay vốn, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần cố gắng thực hiện tốt theo các quy định của ngân hàng.

3.1.3. Tình hình dư nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Để xem xét đánh giá việc cho vay, người ta dựa chủ yếu vào tình hình thu nợ. Bên cạnh việc cố gắng tăng doanh số cho vay, ngân hàng còn tìm các biện pháp để tăng thu nợ đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Tình hình dư nợ trong thời gian qua của NHNo&PTNT Hà nội được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 7: Cơ cấu dư nợ tại NHNo&PTNT Hà nội

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 1999 2000 2001

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Dư nợ - KTQD + ngắn hạn + trung và dài hạn - KTNQD + ngắn hạn + trung và dài hạn 871.845 838.589 33.256 18.585 14.671 100 96,2 3,8 55,9 44,1 1.224.308 1.149.647 74.661 53.648 21.013 100 93,9 6,1 71,9 28,1 1.425.000 1.267.000 158.000 100 88,9 11,1

(Nguồn: Báo cáo kết quả tín dụng NHNo&PTNT Hà Nội)

Theo bảng trên ta thấy, dư nợ tại NHNo&PTNT Hà nội trong các năm gần đây liên tục tăng. Xét về cơ cấu dư nợ, dư nợ đối với kinh tế quốc doanh tuy có giảm qua các năm từ 96,2% năm 1999 xuống 93.9% năm 2000 và đạt 88,9% năm 2001, nhưng vẫn chiếm ưu thế trong tổng số dư nợ của ngân hàng. Cùng với sự giảm xuống trong tỷ trọng dư nợ của kinh tế quốc doanh là sự tăng lên của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Năm 1999, dư nợ ngoài quốc doanh chỉ chiếm 3,8%, sang năm 2000, con số này là 6,1% và tăng lên 11,1% vào năm 2001. So sánh một chút với tình hình chung với một số tổ chức tín dụng khác trên toàn thành phố như sau. Trong tổng số dư nợ là 48.630 tỷ đồng của các tổ chức tín dụng thì dư nợ doanh nghiệp nhà nước là 29.373 tỷ đồng chiếm 60.4%, dư nợ ngoài quốc doanh là 19.257 tỷ chiếm 39,6%. Qua đó ta thấy, dư nợ cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn Hà nội lớn hơn rất nhiều so với NHNo&PTNT Hà nội. Vì vây, ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến việc mở rộng tín dụng đối với khu vực kinh tế này.

Có thể thấy một số nguyên nhân dẫn đến dư nợ tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn kém là:

Một là, tỷ lệ tăng dư nợ luôn song song với tỷ lệ tăng lên của doanh số cho vay. Trong khi doanh số cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở NHNo&PTNT Hà Nội còn chưa được mở rộng thì chưa thể đạt được một tỷ lệ dư nợ cao đối với khu vực kinh tế này. Vì vậy, ngân hàng cần phải mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này có cơ hội vay vốn của ngân hàng.

Hai là, trong thời gian qua, tuy đã có nỗ lực trong việc mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, nhưng chủ yếu vẫn là các món vay nhỏ lẻ, cho vay với thời hạn ngắn, nên dư nợ tính đến cuối kỳ của khu vực này không cao.

Song song với việc mở rộng về số lượng về quy mô cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, ngân hàng cũng cần phải nâng cao chất lượng của các khoản tín dụng này. Nếu ngân hàng chỉ quan tâm đến việc tăng doanh số cho vay và dư nợ mà không quan tâm đến việc thu nợ làm cho tỷ lệ nợ quá hạn lớn thì việc mở rộng cho vay đối với khu vực này trở thành vô nghĩa vì nó không làm lợi nhuận ngân hàng tăng lên mà lại gây ra tổn thất cho ngân hàng. Nợ quá hạn là một chỉ tiêu phản ánh rõ nét chất lượng tín dụng và là cơ sở để mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Để đánh giá thực trạng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong thời gian qua, chúng ta xem xét bảng sau:

Bảng 8: Tình hình nợ quá hạn tại NHNo&PTNT Hà nội

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 1999 2000 2001

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1.Dư nợ - KTQD - KTNQD 2.Nợ quá hạn - KTQD - KTNQD 3.Nợ quá hạn/dư nợ - KTQD - KTNQD 871.845 838.589 33.256 37.450 21.996 15.454 100 58,7 41,3 4,3 2,6 46,4 1.224.308 1.149.647 74.661 18.449 10.391 8.058 100 56,3 43,7 1,56 0,9 10,7 1.425.000 1.267.000 158.000 39.459 27.055 12.404 100 68,6 31,4 2,7 2,1 7,8

(Nguồn: Báo cáo kết quả tín dụng NHNo&PTNT Hà Nội)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ quá hạn của NHNo&PTNT Hà nội biến động qua các năm. Năm 1999, thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ và tìm mọi biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, ngân hàng đã xóa nợ cho 113 khách hàng với số tiền là 380 triệu đồng, khoanh nợ cho 6 doanh nghiệp với số tiền là 26.456 triệu đồng, giãn nợ cho 2 doanh nghiệp với số tiền là 4.743 triệu đồng. Chính vì vậy, trong năm 1999 tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm xuống đáng kể ở mức 4,3%. Mặc dù nợ quá hạn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nhỏ hơn khu vực kinh tế quốc doanh, và chiếm 41,3% trong tổng nợ quá hạn,

nhưng do dư nợ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 99 nhỏ hơn khu vực kinh tế quốc doanh rất nhiều nên tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ của khu vực này lên tới 46,4%. Trong khi tỷ lệ đó ở khu vực kinh tế quốc doanh chỉ là 2,6%. Năm 2000, tiếp tục thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, cùng với sự nỗ lực cố gắng của cán bộ ngân hàng, nên nợ quá hạn giảm đáng kể. Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng năm 2000 chỉ là 1,56%. Do chú trọng đến việc mở rộng cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nên năm 2000, nợ quá hạn của khu vực này chiếm 43,7% trong tổng nợ quá hạn, nhưng tỷ lệ nợ quá hạn/ dư nợ chỉ còn 10,7%. Năm 2001, ngân hàng được đánh giá là một trong những ngân hàng có chất lượng tín dụng khá tốt với tỷ lệ nợ quá hạn là 2,7%. Nợ quá hạn của khu vực ngoài quốc doanh đã giảm đi đáng kể, còn 31,4% trong tổng nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn/ dư nợ của khu vực này là 7,8%, có thể nói đây là một tỷ lệ còn khá cao nhưng đã thể hiện sự nỗ lực lớn của cán bộ ngân hàng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng của khu vực kinh tế này.

(Biểu đồ)

Tỷ lệ nợ quá hạn ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh luôn cao hơn tỷ lệ nợ quá hạn ở khu vực kinh tế quốc doanh. Qua phân tích tình hình ở NHNo&PTNT Hà nội, có thể đưa ra một số nguyên nhân sau:

Một là, nguyên nhân từ phía các khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH ở nước ta được thành lập với số vốn tương đối nhỏ. Năm 1994, chưa đến 50 triệu đồng với một doanh nghiệp tư nhân và dưới 700 triệu đối với một công ty TNHH. Với số vốn đó, các đơn vị trên rất khó có khả năng hoạt động bình thường trước những biến động lớn của nền kinh tế, đặc biệt hiện tượng chiếm dụng vốn của nhau còn phổ biến. Vì vậy, khi có khó khăn, các đơn vị này phải sản xuất cầm chừng, khó có khả năng thanh toán các khoản nợ cho ngân hàng. Thậm chí nhiều doanh nghiệp phải phá sản nên nợ quá hạn của khu vực này chiếm tỷ lệ cao trong các ngân hàng thương mại.

Hai là, khi cho vay ngân hàng nhận tài sản thế chấp chủ yếu là bất động sản. Thời gian qua, thị trường bất dộng sản có nhều biến động và bị ảnh hưởng bởi chủ

trương của nhà nước nên việc phát mại gặp một loạt khó khăn, vướng mắc về pháp lý và thủ tục hành chính. Khi thu nợ cho vay ngân hàng còn gặp phải khó khăn là khi nhận tài sản thế chấp thì tài sản ở thời điểm giá cao, khi phát mại thì giá lại thấp. Vì vậy nếu ngân hàng nhận lại tài sản thì nguồn vốn kinh doanh bị tồn đọng, không hạch toán được làm nợ quá hạn tăng. Ngược lại, ngân hàng phải chấp nhận một khoản thiệt hại nào đó.

Ba là, thực hiện chủ trương, chính sách của chính phủ và của NHNN, các ngân hàng thương mại mới chỉ khoanh nợ, xóa nợ đối với các khoản nợ quá hạn của doanh nghiệp nhà nước còn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh không được các ngân hàng áp dụng chính sách ưu đãi này. Vì vậy, đây cũng là một nguyên nhân dãn đến tình hình nợ quá hạn ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cao hơn khu vực kinh tế quốc doanh.

3.2. Những kết quả đạt được và những hạn chế trong quan hệ tín dụng với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại NHNo&PTNT Hà nội.

3.2.1. Những kết quả đạt được.

Trong thời gian qua nền kinh tế có nhiều biến động, nhiều doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, tín dụng tăng chậm, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn bị lâm vào tình trạng phá sản. bên cạnh đó, ngân hàng còn phải đương đầu với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các ngân hàng thương mại khác đang hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội để giành được thị phần. Tuy nhiên, tập thể ban lãnh đạo và cán bộ viên chức ngân hàng đã không ngừng nỗ lực vươt qua khó khăn để hòan thành tốt nhiệm vụ của mình. Trong lĩnh vực tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cũng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ:

Doanh số cho vay và dư nợ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng tăng. Nếu năm 1999 con số này chỉ chiếm một tỷ lệ vô cùng bé nhỏ so với khu vưc kinh tế quốc doanh, thì đến năm 2001 đã chiếm một phần quan trọng trong tổng doanh số cho vay và dư nợ của toàn ngân hàng.

Bên cạnh việc mở rộng quy mô các khoản cho vay, chất lượng tín dụng ở khu vực kinh tế này cũng được nâng lên rõ rệt. Điều này thể hiện qua tình hình thu

nợ ở ngân hàng tăng từ 48,9% năm 1999 lên 52,3% năm 2000. Đặc biệt tỷ lệ nợ quá hạn giảm đi đáng kể. Nếu trong năm 1999 tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là 41,3% thì đến năm 2001 con số này là 7,8%, sắp đạt được tỷ lệ quy định.

Số doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quan hệ tín dụng với ngân hàng ngày càng tăng. Trong năm 2001, trong tổng só hơn 300 đơn vị có quan hệ tín dụng với ngân hàng thì có tới 100 đơn vị thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Việc mở rộng quy mô và chất lượng tín dụng cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của ngân hàng đã tạo ra một lượng vốn cần thiết phục vụ cho hoạt động kinh doanh liên tục của cá doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn ổn định mà lại rẻ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Qua đó, gián tiếp thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động, ổn định tình hình chính trị, giúp đất nước tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Ngân hàng đạt được kết quả trên là do một số điều kiện sau:

Một là, trong quan hệ tín dụng với khách hàng là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, ngân hàng đã giải quyết cho vay nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn tôn trọng đầy đủ các nguyên tắc tín dụng, đặc biệt chú ý đến an toàn và hiệu quả vốn tín dụng.

Hai là, đối với khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng mà có uy tín và vay với khối lượng lớn ngân hàng có chính sách ưu đãi để tăng sức cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác, nhằm thu hút khách hàng.

Ba là, chi nhánh luôn có biện pháp hữu hiệu để tiếp cận với doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn có hiệu quả nhằm giới thiệu về khả năng đáp ứng nhu cầu nội, ngoại tệ với các mức lãi suất và khả năng đáp ứng các dịch vụ và lợi ích khác có thể mang lại cho doanh nghiệp. Chẳng hạn, ngân hàng có thể chủ động thường xuyên làm tốt công tác tiếp cận trên địa bàn thủ đô để nắm bắt yêu cầu của thị trường, nhu cầu các ngành kinh tế, các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác. Trên cơ sở đó, ngân hàng xây dựng và quyết định các đối sách đúng đắn, kịp thời

nhằm mở rộng và phát triển quan hệ tín dụng của mình đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Bốn là, ngân hàng luôn chủ động làm tốt công tác thẩm định trước khi cho vay và làm tốt công tác kiểm tra sau khi cho vay. Từ đó phân loại khách hàng và có chính sách phù hợp đáp ứng hiệu quả kinh doanh.

Năm là, ngân hàng thực hiện chính sách lãi suất cơ bản từ tháng 8/2000 của NHNN, kịp thời điều chỉnh mức lãi suất theo các lần điều chỉnh cho vay của NHNN. Điều này làm cho khách hàng yên tâm và tin tưởng ở ngân hàng.

Sáu là, công tác tổ chức, đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng được ban lãnh đạo đặc biệt quan tâm. Đội ngũ cán bộ ngân hàng trẻ trung, năng động, có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, luôn đề cao việc học tập, rèn luyện nhằm tu dưỡng đaọ đức, tác phong vì vậy đã góp phần to lớn vào kết quả to lớn mà ngân hàng đã đạt được. Bên cạnh đó, giám đốc phân công quyền hạn nhiệm vụ cho từng người phù hợp với sở trường nên đã phát huy hết khả năng của họ, giúp hoàn thành tốt công việc được giao. Ban lãnh đạo luôn quan tâm tới việc phối hợp với chi bộ, đoàn thể để động viên công tác thi đua, khen thưởng đồng thời xử lý kịp thời, kiên quyết những thiếu sót, khuyết điểm.

Ngoài ra có được những kết quả trên là nhờ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang thay đổi theo hướng tích cực, những khó khăn do cơ chế chính sách đang dần dần được tháo gỡ, những quy chế, quy định đối với các tổ chức tín dụng đang được hoàn thiện. Chính phủ đã có những biện pháp cụ thể nhằm cải thiện môi trường kinh doanh như sự ra đời của Luật doanh nghiệp mới khuyến khích thành lập các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để phát triển kinh tế đất nươc, chủ trương thành lập quỹ bảo lãnh vay vốn. Trên cơ sở quy định 167 của NHNN, NHNo&PTNT Việt nam ra quyết định 06-HĐQT về việc bảo đảm tiền vay trong đó quy định rõ về bảo lãnh, cầm cố, thế chấp, xử lý tài sản thế chấp. Chính những

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNO PTNT HÀ NỘI ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH (Trang 25 - 36)

w