THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ NHOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

38 260 0
THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ NHOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ NHOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA 1. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Công thương Đống Đa Ngân hàng Công thương Đống Đa thành lập năm 1957, là một chi nhánh loại 1 của Ngân hàng Công thương Việt Nam hoạt động trên địa bàn quận Đống Đa. Ngân hàng có quan hệ đại lý với 450 Ngân hàng tại hơn 40 nước và khu vực. Là thành viên của hệ thống tài chính viễn thông liên Ngân hàng toàn cầu (SWIFT) nên Ngân hàng Công thương Đống Đa có khả năng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và dịch vụ Ngân hàng Quốc tế một cách nhanh chóng, thuận tiện, hiệu quả nhất. Qúa trình hình thành và phát triển của Ngân hàng từ khi thành lập đến nay qua ba giai đoạn sau: Trước năm 1987, đây là thời kỳ quản lý theo cơ chế tập trung bao cấp, chỉ có một hệ thống ngân hàng duy nhất trên đất nước. Hệ thống ngân hàng được tổ chức thành ba cấp địa giới hành chính. Hệ thống ngân hàng hoạt động theo cơ chế tập trung bao cấp. Ngân hàng công thương Đống Đa thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước, thuộc Ngân hàng thành phố Hà nội và là ngân hàng bao cấp. Ngân hàng công thương hoạt động mang tính chất quản lý Nhà nước. Từ năm 1987, năm đổi mới kinh tế. Ngày 3/8/1987, Hội đồng bộ trưởng ban hành quyết định 218/HĐBT cho phép hệ thống ngân hàng Việt Nam thí điểm chuyển hoạt động sang cơ chế hạch toán kinh doanh. Thực hiện hệ thống ngân hàng hai cấp: - Hệ thống ngân hàng Nhà nước Việt nam với chức năng quản lý Nhà nước. - Các ngân hàng kinh doanh thực hiện chức năng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Hệ thống Ngân hàng Công thương thuộc nhóm các ngân hàng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Từ năm 1992 đến nay, Ngân hàng được phép hạch toán độc lập, tuy nhiên vẫn nằm trong khuôn khổ của hệ thống Ngân hàng Công thương Việt nam, lãi Ngân hàng Công thương Đống Đa thu được trong quá trình hoạt động chuyển về Ngân hàng Công thương Việt Nam, việc phân chia số lãi đó thực hiện theo quy định của NHCTVN. Trong hai năm 1998-1999, Thành phố Hà nội được Nhà nước cho phép mở rộng địa bàn thành phố, Ngân hàng Công thương Việt nam chưa thể tổ chức được các chi nhánh cho những quận mới. Vì vậy Ngân hàng Công thương Đống Đa với tay sang hoạt động ở quận Thanh Xuân, mở một chi nhánh phụ thuộc( chi nhánh này báo sổ cho Ngân hàng Công thương Đống Đa 100%). Từ năm 2000, Ngân hàng đó được tách ra thành một chi nhánh độc lập, hoạt động ngang hàng với Ngân hàng Công thương Đống Đa và 1/3 nguồn lực hiện có của Ngân hàng Công thương Đống Đa tách cho Ngân hàng Công thương Thanh Xuân. Cho đến nay, trên địa bàn Hà nội chưa có chi nhánh nào được tách ra như Ngân hàng Công thương Đống Đa. 2.Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Công thương Đống Đa Ngân hàng Công thương Đống Đa hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, nhiều ngành khác nhau của nền kinh tế thuộc địa hoạt động cho phép của Ngân hàng khi khách hàng có nhu cầu. Các chi nhánh của Ngân hàng Công thương Việt nam không có vốn tự có của riêng mình. Nhà nước cấp vốn cho NHCTVN, sau đó NHCTVN dùng vốn đó để điều phối vốn cho các chi nhánh khi cần thiết. 2.1 Hoạt động huy động vốn Ngân hàng huy động vốn từ nhiều nguồn. - Tiền gửi dân cư: Gồm tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu. Tiền gửi tiết kiệm: có kỳ hạn (loại 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng) và không có kỳ hạn. Ngân hàng phát hành kỳ phiếu trong mỗi thời điểm cần thiết nhằm vào mục đích nhất định. Ngân hàng Công thương Đống Đa không có quyền tự đưa ra quyết định phát hành kỳ phiếu. Khi việc phát hành kỳ phiếu nhằm huy động vốn cho cả hệ thống Ngân hàng Công thương Việt nam, Ngân hàng Công thương Việt nam sẽ đưa ra chỉ tiêu cho các chi nhánh. Khi việc phát hành kỳ phiếu nhằm phục vụ mục đích riêng của Ngân hàng chi nhánh thì Ngân hàng chi nhánh phải xin phép Ngân hàng trung ương. - Tiền gửi từ các doanh nghiệp: Bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không có kỳ hạn. Tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp thường là tiền gửi thanh toán, là vốn luân chuyển thường xuyên. Tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp là số tiền nhàn rỗi, số này không nhiều so với tiền gửi thanh toán. - Các nguồn khác Bao gồm: + Tiền gửi đảm bảo thanh toán séc + Những khoản phải trả + Những khoản lãi chưa nộp cấp trên + Quỹ 2.2Hoạt động cho vay Ngân hàng Công thương Đống Đa thực hiện cho vay đối với tất cả các đối tượng trong nền kinh tế, thực hiện cho vay một cách bình đẳng đối với cả năm thành phần kinh tế, cho vay đối với toàn bộ các ngành sản xuất, thương nghiệp . Ngoài ra, Ngân hàng thực hiện cho vay theo dự án ký kết giữa hai bên, cho vay đối với các tổ chức nước ngoài. Hoạt động tín dụng gồm: - Tín dụng ngắn hạn - Tín dụng trung và dài hạn - Đồng tài trợ cho vay hợp vốn đối với những dự án có quy mô lớn và thời hạn hoàn vốn dài - Bảo lãnh: bảo lãnh mua hàng trả chậm, bảo lãnh tam gia đấu thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, vay vốn với bảo lãnh của bên thứ ba, bảo lãnh tiền đặt cọc, bảo lãnh giao nhận hàng . - Các chương trình vay vốn ưu đãi: + Hiệp định vay vốn từ Ngân hàng tái thiết Đức (KFW). + Hiệp định vay vốn công ty hỗ trợ Đầu tư phát triển CHLB Đức (DEG). + Hiệp định vay vốn từ Chính phủ Đan mạch. + Cho vay bằng nguồn vốn quỹ phát triển cá doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF). + Các hiệp định tín dụng khung. + Chương trình cho vay sinh viên. 2.3 Các hoạt động trung gian NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐAPhòng kinh doanh BAN Phòng kho quỹPhòng kinh doanh đối ngoại LÃNH Phòng nguồn vốnPhòng kế toán ĐẠO Phòng tổ chức hành chínhPhòng kiểm tra Phòng thông tin- điện toán Phòng giao dịch Kim Liên Phòng giao dịch Cát Linh QTK Số 30 QTK Số 32 QTK Số 33 QTK Số 29 QTK Số 34QTK Số 35QTK Số 36 QTK Số 37QTK Số 38QTK Số 39 QTK Số 41 QTK Số 42 QTK Số 43 QTK Số 46 Bao gồm các dịch vụ như thanh toán, trung gian chuyển tiền cho khách hàng, bảo lãnh, giữ két . Tất cả các hoạt động này Ngân hàng thu được khoản thu nhập là phí. Cụ thể là các dịch vụ sau: - Dịch vụ kho quỹ: + Nhận thu và kiểm đếm tiền mặt, ngân phiếu thanh toán tại trụ sở của khách hàng. + Nhận giữ tiền và các giấy tờ quan trọng. - Dịch vụ Ngân hàng Quốc tế: + Thư tín dụng (LC): Ngân hàng Công thương Đống Đa phát hành thư tín dụng, thông báo LC, xác nhận, chiết khấu, thanh toán LC. + Nhờ thu (collection ): nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A). + Chuyển tiền bằng điện (TTR). Chuyển tiền kiều hối. Thanh toán thẻ tín dụng Quốc tế, Séc du lịch. Dịch vụ ngoại hối. + Dịch vụ mua bán ngoại hối giao ngay (Spot). + Dịch vụ mua bán ngoại hối kỳ hạn (Forward). + Dịch vụ hoán đổi ( Swap). - Dịch vụ thanh toán điện tử: Ngân hàng Công thương Đống Đa có mạng thanh toán điện tử sớm nhất và tiên tiến nhất ở Việt nam. 3.Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công thương Đống Đa 3.1Phòng nguồn vốn Phòng nguồn vốn có 10 phòng ban, bao gồm một mạng lưới tiết kiệm của các phường thuộc địa bàn quận, cụ thể là có 14 quỹ tiết kiệm. Phòng có nhiệm vụ thu hút tiền gửi dân cư trên địa bàn (có cả nội tệ và ngoại tệ). Trong tổng nguồn của Ngân hàng thì phòng này huy động được một trong ba nguồn Ngân hàng. Tổng nguồn của Ngân hàng bao gồm: nguồn tín dụng, nguồn LC và nguồn tiền gửi dân cư. Hiện nay nguồn tiền gửi dân cư mà phòng nguồn vốn huy động được chiếm 65- 67% tổng nguồn của Ngân hàng, tương ứng với số tuyệt đối là gần 700 tỷ VND. Phòng nguồn vốn chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Công thương Việt nam, giám đốc Ngân hàng Công thương Đống Đa. Phòng hoạt động tuân theo Quyết định 68/ HĐBT về thể lệ huy động tiền gửi dân cư. Từ năm 1997, nhằm tiếp thị khách hàng, Ngân hàng đã đưa ra chính sách khách hàng trong đó quy định về việc rút lãi trước và sau hạn đối với tiền gửi có kỳ hạn. Nếu khách hàng rút tiền trước kỳ hạn thì sẽ tính lãi theo lãi suất không kỳ hạn. Nếu hết thời hạn mà khách hàng không lấy lãi thì lãi sẽ được nhập vào gốc. Nếu Ngân hàng huy động được số tiền lớn mà cho vay được ít thì 7% trong số dư huy động đó sẽ trích nộp vào quỹ dự phòng gửi vào Ngân hàng Nhà nước. Quân số cán bộ của phòng là 72 người, chiếm 40% số cán bộ của toàn Ngân hàng. 3.2 Phòng kinh doanh Phòng kinh doanh có nhiệm vụ cho vay, thu nợ và quản lý dư nợ. Ngân hàng cho vay cả nội tệ và ngoại tệ, tuy nhiên đối với ngoại tệ thì việc hạch toán được chuyển sang phòng kinh doanh đối ngoại. Quân số của phòng là 50 người. Kết quả hoạt động của phòng ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận Ngân hàng. 3.3 Phòng kinh doanh đối ngoại Chức năng: cho vay ngoại tệ. Nhiệm vụ: quản lý các khoản tiền ngoại tệ gồm tiền gửi, tiền vay, LC, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài và các dịch vụ khác về ngoại hối như mua ngoại tệ . Quản lý tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp, tư nhân . Các loại ngoại tệ Ngân hàng giữ là những đồng ngoại tệ cơ bản như USD, YEN, MAC, . Số cán bộ công nhân viên của phòng là 15 người. 3.4 Phòng kế toán Phòng kế toán gồm các bộ phận chính sau: - Kế toán thanh toán. Bao gồm: + Thanh toán bù trừ + Thanh toán điện tử + Quầy séc bảo chi + Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu và uỷ nhiệm chi Các thanh toán viên đảm nhiệm việc thanh toán, được chia ra thanh toán cho quốc doanh, tập thể và cá nhân. Nội dung công việc của các thanh toán viên là thanh toán tất cả các yêu cầu của khách hàng, thu nợ, thu lãi khách hàng. Việc thanh toán chỉ thực hiện trên chứng từ, nếu thanh toán tiền mặt được thực hiện ở quầy khác. Nhiệm vụ: bộ phận này có nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, quản lý tiền gửi, tiền vay của khách. Công việc hàng ngày của bộ phận kế toán giao dịch: thứ nhất là chấm sổ gồm việc so sánh giữa sổ hạch toán chi tiết và chứng từ ngày hôm trước, đối chiếu sổ hạch toán chi tiết với nhật ký quỹ tiền mặt; thứ hai là giao nhận tiền; thứ ba là kiểm tra dấu, chữ ký, số tiền trên tài khoản. Sau khi chấm sổ phụ chi tiết của từng ngày, tập hợp thành sổ phụ chi tiết cho từng tháng. Từng ngày phải lưu lại chứng từ nghiệp vụ phát sinh cho từng khách hàng, cho từng tài khoản kèm sổ phụ để đưa cho khách hàng chứng từ phát sinh (nếu khách hàng yêu cầu). Bộ phận thanh toán viên có 8 nhân viên. - Kế toán nội bộ Bộ phận này có nhiệm vụ quản lý vốn của Ngân hàng , hạch toán tài vụ, quản lý và hạch toán toàn bộ những chi tiêu nội bộ Ngân hàng. - Kế toán tiết kiệm Phòng nguồn vốn sau khi huy động, chuyển tất cả chứng từ về bộ phận kế toán tiết kiệm. - Bộ phận kiểm soát Bộ phận kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát về tính hợp lệ của các chứng từ. Việc kiểm soát này được thực hiện bằng tay,sau đó phân ra chứng từ tương ứng với mỗi bộ phận trong phòng kế toán để xử lý. Bộ phận này gồm có hai nhân viên. - Bộ phận báo biểu Là bộ phận có nhiệm vụ làm số liệu tập hợp toàn chi nhánh. - Bộ phận báo giấy tờ in Phòng kế toán chỉ làm nhiệm vụ hạch toán VN đồng. Ngoài ra, phòng kế toán còn có nhiệm vụ làm các dịch vụ thanh toán như chuyển tiền, mua lại các giấy tờ in . phần này cũng chiếm tỷ trọng góp phần tương đối góp phần tăng lợi nhuận Ngân hàng. Tổng số cán bộ công nhân viên của phòng là 50 người. 3.5 Phòng điện toán Nhiệm vụ: Tập hợp toàn bộ các phát sinh của Ngân hàng từ phòng kế toán chuyển sang để xử lý bằng máy tính, cuối ngày lên bảng cân đối hàng ngày, hàng thàng, hàng quý, hàng năm. Ngân hàng Công thương Việt nam sẽ kiểm soát hoạt động kinh doanh của chi nhánh trên máy tính. Tất cả kết quả kinh doanh của chi nhánh được phản ánh và được quản lý tại phòng điện toán. Phòng điện toán đưa ra số liệu đủ, đúng trên cơ sở hạch toán của phòng kế toán để giúp ban lãnh đạo biết được hoạt động hàng ngày từ đó ban lãnh đạo lập kế hoạch cho công việc ngày hôm sau. Phòng điện toán của Ngân hàng Công thương Đống Đa được nối mạng với Trung tâm Công nghệ thông tin Ngân hàng Công thương Việt nam để Ngân hàng Công thương Việt nam kiểm soát toàn bộ hoạt động các chi nhánh hàng ngày. Phòng điện toán được nối mạng với phòng kinh doanh ngoại hối và phòng kế toán của Ngân hàng. Quân số cán bộ công nhân viên là 10 người. 3.6 Phòng kiểm tra, kiểm soát( hay phòng kiểm tra nội bộ) Chức năng: Phòng kiểm tra nội bộ có chức năng kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động của Ngân hàng ( ví dụ như kế toán, tín dụng, ngoại hối, .) xem có đúng với chế độ, quy định của Nhà nước, của ngành, đặc biệt là cần kiểm tra các hoạt động cho vay kinh doanh. Quân số của phòng là 10 cán bộ. 3.7 Phòng kho quỹ Phòng kho quỹ có những nhiệm vụ sau: - Thu, chi tiền tệ ( là tiền mặt: VND & ngoại tệ) + Phòng nguồn vốn khi thu được tiền gửi của dân cư đưa về phòng kho quỹ. + Thu tiền của khách hàng gửi về Ngân hàng. + Chi tiền gưỉ của khách hàng khi họ rút tiền ra. + Chi các khoản tiền vay bằng tiền mặt. + Chi và thu khác. - Quản lý tài sản thế chấp Các loại tài sản thế chấp bao gồm các giấy tờ có giá, bất động sản, động sản . Ngoài chức năng thu tiền tại Ngân hàng còn có chức năng làm dịch vụ ngân quỹ tức là cán bộ phòng sẽ đến tận nơi thu tiền, thanh toán tiền nếu khách hàng có yêu cầu. Dịch vụ này giúp Ngân hàng tăng thu nhập từ phí dịch vụ. Quân số của phòng là 48 cán bộ công nhân viên. 3.8 Phòng giao dịch trên các địa bàn dân cư xa trụ sở chính Ngân hàng có hai phòng giao dịch: - Phòng giao dịch Cát Linh - Phòng giao dịch Kim Liên. Việc thành lập thêm hai phòng giao dịch này nhằm mục đích thu hút tiền gửi và tiền vay. Phòng này có chức năng thu hút nguồn vốn và cho vay, hạch toán và báo sổ về trung tâm hàng ngày. Tại hai phòng này hiện nay chủ yếu là cho vay ngắn hạn đối với tư nhân, cá thể, công ty trách nhiệm hữu hạn. Hình thức đảm bảo chủ yếu là thế chấp bất động sản. Hai phòng này không cho vay ngọai tệ, nếu có khách hàng thì phải chuyển lên Ngân hàng Công thương Đống Đa. Cơ cấu tổ chức của phòng gồm: bộ phận tiết kiệm, kế toán, tín dụng và thủ quỹ. Quân số mỗi phòng là 11 người. 3.9 Phòng hành chính tổ chức Gồm hai bộ phận: - Tổ chức nhân sự Nhiệm vụ: bố trí, sắp xếp và tổ chức nhân lực của cơ quan. - Hành chính quản trị Nhiệm vụ: chịu trách nhiệm về hậu cần cơ quan gồm quản lý tài sản cố định, trang thiết bị, bảo vệ cơ quan . Quân số của phòng là 30 người. 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa trong những năm gần đây 4.1 Tình hình huy động vốn Huy động vốn là công việc đầu tiên, làm nền tảng cho những hoạt động tiếp theo của quá trình kinh doanh của Ngân hàng. Nó thu gom toàn bộ vốn tạm thời nhàn rỗi từ nhỏ đến lớncủa nền kinh tế, nhờ có huy động vốn mà Ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác, đặc biệt là để cho vay. Ngân hàng Công thương Đống Đa được đánh giá là một trong những chi nhánh trong hệ thống ngân hàng Công thương có số vốn huy động thường xuyên vượt kế hoạch đặt ra. Tính đến 31/12/2001, tổng huy động của chi nhánh đạt 1850 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đạt 121%, vượt kế hoạch trung ương giao 7,5%. Hiện nay Ngân hàng đang huy động cả tiết kiện bằng VND và USD. Tiết kiệm bằng VND có các mức lãi suất khác nhau, tuỳ thuộc vào kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm: Tài khoản không kỳ hạn có lãi suất 0,2% /tháng Tài khoản kỳ hạn 3 tháng: có lãi suất 0,45% /tháng Tài khoản kỳ hạn 6 tháng: có lãi suất 0,5% /tháng Tài khoản kỳ hạn 12 tháng: có lãi suất 0,55% /tháng Theo dự tính, từ ngày 7/2/2002 sẽ áp dụng mức lãi suất như sau: Tiền gửi tài khoản không kỳ hạn: 2%/năm Tiền gửi tài khoản kỳ hạn 3 tháng: 3,85% /năm Tiền gửi tài khoản kỳ hạn 6 tháng: 4,0% / năm Tiền gửi tài khoản kỳ hạn 9 tháng: 4,2% / năm Tiền gửi tài khoản kỳ hạn 12 tháng: 4,35% / năm Trong đó tiết kiệm không kỳ hạn được tính lãi theo tích số dư ngày: (Số dư tiền gửi x lãi suất tài khoản)/30 ngày Trên đây là mức lãi suất tiền gửi tiết kiện của Ngân hàng đang và sẽ áp dụng. Các hình thức huy động chủ yếu của Ngân hàng Công thương Đống Đa thời gian qua như sau: - Tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn (3, 6, 9, 12 tháng) - Tiền gửi của các tổ chức kinh tế - Kỳ phiếu có mục đích (3, 6 tháng) Thế mạnh của Ngân hàng Công thương Đống Đa là huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư (chiếm 65 –67% tổng nguồn vốn của ngân hàng). Tuy nhiên hiện nay số tiền gửi từ phía tổ chức kinh tế còn chưa cao Bảng 5: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Công thương Đống Đa Nguồn vốn 1998 1999 2000 2001 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % 1. Tiền gửi tiết kiệm - Có kỳ hạn - Không có kỳ hạn 2. Tiền gửi TCKT 3. Kỳ phiếu 760 35 725 180 11 79,9 3,7 76,2 18,9 1,8 970 20 950 350 55 70,5 1,5 69 25,5 4 1180 14 1166 245 4,5 82,5 1 81,5 17,1 0,4 1200 20 1180 650 0 64,8 1,1 63,7 35,2 0 Tổng 951 100 1375 100 1425 100 1850 100 Bảng số liệu đã mô tả kết quả huy động vốn của Ngân hàng Công thương Đống Đa từ năm 1998 đến năm 2001. Như vậy, tổng nguồn mà Ngân hàng huy động được không ngừng tăng lên. Đặc biệt, năm 1999 lượng vốn huy động tăng rất nhiều so với năm 97, từ 951 tỷ lên tới 1375 tỷ, tăng 424 tỷ tương ứng với số tương đối là 44,6%. Năm 99, tổng nguồn vốn tăng so với 1999 là 3,6% và năm 2001 tăng so với năm 2000 là 29,8% (420,5 tỷ). [...]... Những thành tựu Ngân hàng Công thương Đống Đa đã đạt được trong hoạt động cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh Trong những năm qua Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa luôn cố gắng tìm mọi cách nâng cao hiệu quả cho vay kinh tế ngoài quốc doanh để vừa tăng lợi nhuận mà vẫn bảo toàn vốn Mặc dù doanh số cho vay và dư nợ bình quân đối với kinh tế ngoài quốc doanh cả ngắn và dài hạn đang có xu hướng... hàng Công thương Đống Đacho vay cả năm thành phần kinh tế, năm thành phần này được bình đẳng trongviệc vay vốn Ngân hàng Ngân hàng Công thương Đống Đa cho vay đối với toàn bộ các ngành sản xuất, cho vay các cán bộ, công nhân viên để tăng nhu cầu sinh hoạt Ngân hàng cho vay theo dự án ký kết giữa hai bên và cho vay nước ngoài Ngoài ra, Ngân hàng còn đầu tư vốn tín dụng vào các loại hình kinh tế xã... của khách hàng vay vốn Tuy vậy, sự tồn tại của nợ quá hạn là điều khó tránh khỏi Tuy nhiên, hoạt động cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh còn nhiều hạn chế cần khắc phục 4 Những hạn chế trong hoạt động cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Đống Đa 4.1 Những hạn chế - Hạn chế lớn nhất là doanh số cho vay kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng rất thấp và đang có xu... chặt chẽ hơn so cới khu vực kinh tế quốc doanh Qúa trình thực hiện hoạt động cho vay của Ngân hàng Công thương Đống Đa luôn tuân thủ theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và những quy định riêng của hệ thống Ngân hàng Công thương Việt nam Trong những năm qua Ngân hàng Công thương Đống Đa không ngừng mở rộng mạng lưới cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các phòng giao dịch được... 100 4 25 12 75 Năm 1998, doanh số cho vay là 1472 tỷ, trong đó cho vay kinh tế quốc doanh chiếm 62,5%, còn lại là cho vay ngoài quốc doanh Doanh số thu nợ cũng xấp xỉ với doanh số cho vay: 1404 tỷ, trong đó tỷ lệ thu nợ quốc doanh và ngoài quốc doanh cũng tương đương với tỷ lệ trên Tuy nhiên, dư nợ trung bình của năm 1998 có 60% kinh tế quốc doanh và 40% thuộc kinh tế ngoài quốc doanh nhưng trong số dư... đáp ứng nhu cầu vốn vay trung, dài hạn của kinh tế ngoài quốc doanh lại rất thấp Vì cho vay kinh tế ngoài quốc doanh có rủi ro rất lớn, do đó để bảo toàn vốn Ngân hàng thu hẹp việc cho vay đối với những đơn vị kinh tế nquốc doanh Tình hình này gây ứ đọng vốn, lợi nhuận Ngân hàng giảm Như vậy, ta có thể nói việc sử dụng vốn để cho vay trung, dài hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là rất kém hiệu... địa bàn có hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các hộ cá thể vay vốn một cách thuận lợi Để đánh giá hiệu quả cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa, chúng ta hãy xem các chỉ tiêu cơ bản dưới đây trong sự so sánh với tình hình cho vay khu vực kinh tế quốc doanh 1 Cho vay ngắn hạn Quận Đống Đa là một quận nội thành lớn... tiền vay Chi khác Lãi 48 16,1 52 14 44,1 12 55 13 15,5 17,3 19 22 II THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA TRONG THỜI GIAN QUA Ngân hàng Công thương Đống ĐaNgân hàng có thế mạnh trong việc thực hiện huy động vốn, đặc biệt là huy động tiền gửi của dân cư Số lượng vốn Ngân hàng huy động được ngày càng tăng theo thời gian Tuy nhiên, kết quả kinh doanh. .. thấy doanh số cho vay của Ngân hàng đối với kinh tế ngoài quốc doanh có xu hướng giảm dần từ 36,1% (năm19980 xuống 13,8% (năm 2001) so với tổng doanh số cho vay ngắn hạn Doanh số cho vay kinh tế ngoài quốc doanh ngắn hạn năm 1998 là cao nhất với 552 tỷ, nhưng số lượng này ngày càng giảm, đến năm 2001 còn 160 tỷ, giảm 392 tỷ so với năm 1998, một con số khá lớn.Trong khi đó, cho vay ngắn hạn đối với kinh. .. vực kinh tế ngoài quốc doanh bằng 0 Trong các thành phần thuộc kinh tế ngoài quốc doanh, doanh số thu nợ chủ yếu từ các công ty trách nhiệm hữu hạn So sánh giữa sự chênh lệch tỷ lệ thu nợ của kinh tế ngoài quốc doanh với tỷ lệ thu nợ của kinh tế quốc doanh thì có phần nhỏ hơn nhỏ hơn chênh lệch về doanh số cho vay Điều này chứng tỏ những năm trước doanh số cho vay trung dài hạn kinh tế ngoài quốc doanh . THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ NHOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA. động cho vay Ngân hàng Công thương Đống Đa thực hiện cho vay đối với tất cả các đối tượng trong nền kinh tế, thực hiện cho vay một cách bình đẳng đối với

Ngày đăng: 21/10/2013, 20:20

Hình ảnh liên quan

Các hình thức huy động chủ yếu củaNgân hàng Công thương Đống Đa thời gian qua như sau: - THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ NHOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

c.

hình thức huy động chủ yếu củaNgân hàng Công thương Đống Đa thời gian qua như sau: Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bảng 6 :Tình hình cho vay đối với các thành phần kinh tế củaNgân hàng Công thương Đống Đa  - THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ NHOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

Bảng 6.

Tình hình cho vay đối với các thành phần kinh tế củaNgân hàng Công thương Đống Đa Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng 7: Tình hình cho vay phân theo kỳ hạn tại Ngân hàng Công thương Đống Đa - THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ NHOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

Bảng 7.

Tình hình cho vay phân theo kỳ hạn tại Ngân hàng Công thương Đống Đa Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 8: Kết quả kinh doanh củaNgân hàng Công thương Đống Đa trong thời gian qua được thể hiện qua bảng số liệu sau:  - THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ NHOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

Bảng 8.

Kết quả kinh doanh củaNgân hàng Công thương Đống Đa trong thời gian qua được thể hiện qua bảng số liệu sau: Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 9: Doanh số cho vay ngắn hạn phân theo các thành phần kinh tế củaNgân hàng Công thương Đống Đa   - THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ NHOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

Bảng 9.

Doanh số cho vay ngắn hạn phân theo các thành phần kinh tế củaNgân hàng Công thương Đống Đa Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 10: Doanh số thu nợ ngắn hạn củaNgân hàng Công thương Đống Đa - THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ NHOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

Bảng 10.

Doanh số thu nợ ngắn hạn củaNgân hàng Công thương Đống Đa Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng11: Tình hình dư nợ ngắn hạn phân theo các thành phần kinh tế tại Ngân hàng Công thương Đống Đa  - THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ NHOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

Bảng 11.

Tình hình dư nợ ngắn hạn phân theo các thành phần kinh tế tại Ngân hàng Công thương Đống Đa Xem tại trang 23 của tài liệu.
1.4 Tình hình nợ quá hạn - THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ NHOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

1.4.

Tình hình nợ quá hạn Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng13: Hiệu quả sử dụng vốn cho vay ngắn hạn củaNgân hàng Công thương Đống Đa - THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ NHOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

Bảng 13.

Hiệu quả sử dụng vốn cho vay ngắn hạn củaNgân hàng Công thương Đống Đa Xem tại trang 25 của tài liệu.
Dựa vào các bảng số liệu sau, chúng ta sẽ thấy được tình hình cho vay trung, dài hạn đối với đối với kinh tế ngoài quốc doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa. - THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ NHOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

a.

vào các bảng số liệu sau, chúng ta sẽ thấy được tình hình cho vay trung, dài hạn đối với đối với kinh tế ngoài quốc doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng 15: Tình hình thu nợ trung, dài hạn tại Ngân hàng Công thương Đống Đa - THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ NHOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

Bảng 15.

Tình hình thu nợ trung, dài hạn tại Ngân hàng Công thương Đống Đa Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 16: Dư nợ cho vay trung, dài hạn tại Ngân hàng Công thương Đống Đa - THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ NHOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

Bảng 16.

Dư nợ cho vay trung, dài hạn tại Ngân hàng Công thương Đống Đa Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 18: Hiệu quả sử dụng vốn để cho vay trung, dài hạn tại Ngân hàng Công thương Đống Đa  - THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ NHOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

Bảng 18.

Hiệu quả sử dụng vốn để cho vay trung, dài hạn tại Ngân hàng Công thương Đống Đa Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 17: Tình hình nợ quá hạn trong cho vay trung, dài hạn tại Ngân hàng Công thương Đống Đa - THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ NHOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

Bảng 17.

Tình hình nợ quá hạn trong cho vay trung, dài hạn tại Ngân hàng Công thương Đống Đa Xem tại trang 29 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan