Đối với toàn hệ thống ngân hàng và nền kinh tế...19 Kết luận chương 2...19 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA CỤC II ĐỐI VỚI CÁC NHTMCP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
Trang 1BÙI NGUYỄN HOÀNG LINH
HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA CỤC THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
Trang 2BÙI NGUYỄN HOÀNG LINH
HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA CỤC THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNTRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính –Ngân hàng
Mãsố: 60340201 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI KIM YẾN
TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
Trang 3Tôi xin cam đoan số liệu nêu trong luận văn này được thu thập từ nguồn thực tế, được công bố trên các báo cáo của các cơ quan nhà nước; được đăng tải trên các tạp chí, báo chí, các website hợp pháp Những thông tin và nội dung nêutrong đề tài đều dựa trên nghiên cứu thực tế và hoàn toàn đúng với nguồn trích dẫn
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015
Người cam đoan
Bùi Nguyễn Hoàng Linh
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬN VĂN 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu của luận văn 2
1.5 Những đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa của luận văn 3
1.6 Kết cấu luận văn 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG 4
2.1 HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG 4
2.1.1 Khái niệm thanh tra, giám sát ngân hàng 4
2.1.2 Sự cần thiết của hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng 4
2.1.3 Các công trình nghiên cứu liên quan 5
2.1.4 Các chuẩn mực quốc tế về Thanh tra, giám sát ngân hàng 6
2.1.4.1 Các nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel (gồm 25 nguyên tắc) 6
2.1.4.2 Các chỉ tiêu an toàn theo CAMELS 7
2.2 PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG 8
Trang 52.2.1.2 Mục đích 9
2.2.1.3 Nội dung chính của thanh tra tại chỗ 9
2.2.1.4 Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra tại chỗ 11
2.2.2 Giám sát từ xa (Thanh tra gián tiếp) 14
2.2.2.1 Khái niệm 14
2.2.2.2 Mục đích 14
2.2.2.3 Nội dung giám sát từ xa 14
2.2.3 Kết hợp giữa thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa 17
2.3 LỢI ÍCH CỦA HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG .17
2.3.1 Đối với quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng 17
2.3.2 Đối với các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế 18
2.3.3 Đối với các NHTM và các TCTD khác 18
2.3.4 Đối với toàn hệ thống ngân hàng và nền kinh tế 19
Kết luận chương 2 19
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA CỤC II ĐỐI VỚI CÁC NHTMCP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 20
3.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM 20
3.2 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 25
3.2.1 Tổ chức hoạt động Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng 25
Trang 6HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM 27
3.3.1 Thực trạng hoạt động thanh tra tại chỗ của Cục II 27
3.3.2 Thực trạng giám sát từ xa các NHTM trên địa bàn TP HCM của Cục II 32
3.3.3 Kết hợp giữa thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa 37
3.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM 40
3.4.1 Thành tựu 40
3.4.1.1 Về công tác thanh tra tại chỗ 40
3.4.1.2 Về công tác giám sát từ xa 41
3.4.1.3 Về kết hợp thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa trong công tác TTGSNH 41
3.5 HẠN CHẾ VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CÁC NHTMCP TRÊN ĐỊA BÀN CỦA CỤC II 43
3.5.1 Thanh tra tại chỗ 43
3.5.1.1 Hạn chế của hoạt động thanh tra tại chỗ 43
3.5.1.2 Nguyên nhân của các hạn chế đối với hoạt động thanh tra tại chỗ 45
3.5.2 Giám sát từ xa 46
3.5.2.1 Hạn chế của hoạt động giám sát từ xa 46
3.5.2.2 Nguyên nhân hạn chế của hoạt động giám sát từ xa 47
3.5.3 Kết hợp thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa 48
3.5.3.1 Hạn chế của việc kết hợp thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa 48
3.5.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế của việc kết hợp thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa 49
Trang 7HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC II 51
4.1 Quy trình khảo sát: 51
4.2 Thông tin về khảo sát: 51
4.3 Kết quả khảo sát: 52
4.4 Bình luận về kết quả khảo sát 54
Kết luận chương 4 56
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CÁC NHTMCP TRÊN ĐỊA ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH CỦA CỤC II 57
5.1 ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG TTGSNH 57
5.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM CỦA CỤC II 59
5.2.1 Hoàn thiện và phát triển đội ngũ cán bộ TTGS về số lượng, chất lượng 59
5.2.2 Hoàn thiện quy trình tiến hành một cuộc thanh tra tại chỗ 61
5.2.3 Hoàn thiện phương thức thanh tra theo hướng chuyển dần từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro 62
5.2.4 Cải tiến và nâng cao hiệu quả của công tác giám sát từ xa 62
5.2.5 Nâng cao hiệu quả thu thập thông tin liên quan hoạt động ngân hàng phục vụ công tác TTGS 63
5.2.6 Tăng cường phối hợp với các đơn vị, cơ quan chức năng có liên quan trong việc trao đổi, cung cấp thông tin có liên quan 63
5.3 CÁC KIẾN NGHỊ 64
Trang 85.3.3 Đối với các NHTMCP 69
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 9ABBank An Binh Commercial Joint Ngân hàng thương mại cổ phần
DAB Dong A Commercial Joint Ngân hàng thương mại cổ phần
DICJ Deposit Insurance Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi
EIB Vietnam Export Import Ngân hàng thương mại cổ phần
Commercial Joint Stock Bank Xuất nhập khẩu Việt Nam
FCB First Joint Stock Commercial Ngân hàng thương mại cổ phần
Nam A Commercial Joint Ngân hàng thương mại cổ phần
Trang 11NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
OCB Orient Commercial Joint Ngân hàng thương mại cổ phần
PNB Southern Commercial Joint Ngân hàng thương mại cổ phần
SaiGonBank SaiGon Bank For Industry and Ngân hàng thương mại cổ phần
SCB SaiGon Commercial Bank Ngân hàng thương mại cổ phần
Sài Gòn
STB SaiGon Thuong Tin Ngân hàng thương mại cổ phần
Commercial Joint Stock Bank Sài Gòn Thương tín
TinNghiaBank Vietnam Tin Nghia Ngân hàng thương mại cổ phần
Commercial Joint Stock Bank Việt Nam Tín Nghĩa
hàng TP Hồ Chí Minh
VAB Vietnam - Asia Commercial Ngân hàng thương mại cổ phần
VietCapital Viet Capital Commercial Joint Ngân hàng thương mại cổ phần
Trang 13Bảng 3.1: Mạng lưới hoạt động của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM 20
giai đoạn 2010 -2015 20
Bảng 3.2: Quy mô về tài sản và vốn của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM 22
Bảng 3.3: Công tác thanh tra tại chỗ của Cục II 28
Bảng 3.4: Tình hình cơ cấu, tỷ lệ sở hữu cổ phần của NHTMCP tại TP HCM 34
Bảng 3.5: Kết quả chấm điểm xếp loại các NHTMCP tại TP.HCM 39
Bảng 4.1: Kết quả khảo sát 52
Trang 14Hình 3.1: Mức thay đổi tổng tài sản, vốn điều lệ, vốn huy động, dư nợ cho vay cánhân và tổ chức kinh tế giai đoạn 2010-2015 233
Trang 15CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬN VĂN1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng được coi là huyết mạch của nền kinh tế, hoạt động ngân hàng bao trùm lêntất cả các hoạt động kinh tế xã hội như nhận tiền gửi, sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng,cung cấp các dịch vụ thanh toán,…, đây là hoạt động trung gian gắn liền với sự vậnđộng của toàn bộ nền kinh tế Bên cạnh đó, hoạt động ngân hàng luôn gắn liền với rủi
ro và tiềm ẩn rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãisuất, rủi ro hoạt động,… Nếu một ngân hàng bị rủi ro thanh khoản dẫn đến phá sản,điều này sẽ ảnh hưởng dây chuyền và lan rộng đến các ngân hàng khác trong hệ thống.Nhất là rủi ro xuất phát từ một ngân hàng lớn, có uy tín thì mức độ ảnh hưởng càngnhanh và mạnh hơn, có thể dẫn đến đổ vỡ có hệ thống các ngân hàng Như vậy hoạtđộng ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, chính trị và xã hội của bất kỳquốc gia nào Do đó, hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước ngàycàng được thể hiện rõ hơn trong việc quản lý, giám sát các tổ chức tín dụng nhằm mụctiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người gửi tiền,góp phần vào sự phát triển chung của đất nước
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn và phát triển nhất Việt Nam nênnhu cầu vốn đáp ứng cho phát triển kinh tế là rất lớn.Với số lượng 2.014 đơn vị mạnglưới của các tổ chức tín dụng đang hoạt động cùng với lượng vốn huy động và cungứng cho nền kinh tế cao thì việc quản lý, ổn định thị trường tài chính tiền tệ và hoạtđộng ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước rất quan trọng và cần thiết Thanh tra, giámsát ngân hàng là công cụ hữu hiệu của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện vai trò quản lýnhằm đảm bảo an toàn hoạt động, phát triển bền vững không những của riêng các ngânhàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, của hệ thống ngân hàng mà còn của toàn bộnền kinh tế nói chung
Để hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững,góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh, mộttrong những yêu cầu hàng đầu được đặt ra là phải chú trọng hoạt động thanh tra, giám
Trang 16sát của Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh (Cục II) đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn.
Với tính cấp thiết đó, tác giả đã nghiên cứu và chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp:
“HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA CỤC THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng hoạt động TTGSNH của Cục II đối với cácNHTMCP trên địa bàn TP HCM nhằm tìm ra những hạn chế và nguyên nhân củanhững hạn chế của hoạt động TTGSNH và từ đó đưa ra giải pháp để hoàn thiện hoạtđộng TTGSNH của Cục II đối với các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM
Câu hỏi nghiên cứu: Giải pháp để hoàn thiện hoạt động TTGSNH của Cục II
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu: là thực trạng hoạt động thanh tra, giám sát của Cục II đối vớiNHTMCP có hội sở chính trên địa bàn TP HCM, nguyên nhân những hạn chế hoạtđộng của Cục II, các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động của Cục II Tác giả lựachọn các NHTMCP trên địa bàn là vì tổng tài sản của các NHTMCP có hội sở chínhchiếm tỷ lệ khá lớn và việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của TTGSNH đốivới các NHTMCP có hội sở chính được bao quát, toàn diện hơn so với các CNNHTMCP có hội sở chính ngoài địa bàn, các ngân hàng nước ngoài,…
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá hoạt độngTTGS của Cục II đối với các NHTMCP có hội sở chính trên địa bàn TP.HCM thôngqua hoạt động nghiệp vụ thực tế phát sinh và các kết quả, kiến nghị tại Kết luận thanhtra, kiểm tra từ năm 2010 đến tháng 6/2015
1.4 Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung của khoa học kinh tế như thống
kê mô tả, so sánh tổng hợp, phương pháp diễn dịch, phương pháp phân tích và phươngpháp quy nạp… đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mụctiêu nghiên cứu của luận văn Đồng thời sử dụng bảng khảo sát về nguyên nhân những
Trang 17hạn chế của Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng TP Hồ Chí Minh và các giải phápnhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát.
1.5 Những đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa của luận văn
Sau quá trình nghiên cứu, luận văn đã có những đóng góp mới về khoa học cả về mặt
lý luận và thực tiễn:
Nghiên cứu phương thức hoạt động TTGSNH bao gồm thanh tra tại chỗ, giám sát
từ xa và kết hợp cả hai phương thức thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa và thực tiễn ápdụng tại Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng TP Hồ Chí Minh
Đưa ra hệ thống giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện hoạt động TTGS cácNHTMCP trên địa bàn TP.HCM trong thời gian tới, đồng thời tác giả cũng có một sốkiến nghị đối với Chính phủ, NHNN và các NHTM
1.6 Kết cấu luận văn
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 70 trang và được cấu trúc thành 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về luận văn
Chương 2: Tổng quan về hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng
Chương 3: Thực trạng hoạt động thanh tra, giám sát các ngân hàng thương mại cổphần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Chương 4: Khảo sát về nguyên nhân những hạn chế và giải pháp hoàn thiện hoạt độngcủa Cục II
Chương 5: Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát của Cục II đối với cácngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Trang 18CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA,
GIÁM SÁT NGÂN HÀNG2.1 HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG
2.1.1 Khái niệm thanh tra, giám sát ngân hàng
Theo từ điển tiếng Việt, thuật ngữ thanh tra, giám sát được hiểu như sau:
Thanh tra là kiểm tra, xem xét tại chỗ các sự việc, việc làm của cơ quan
Giám sát là theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng các điều quy định không.Tại Khoản 11 và Khoản 12, Điều 6, Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010, Thanh tra,giám sát ngân hàng được hiểu như sau:
Thanh tra ngân hàng là hoạt động thanh tra của NHNN đối với các đối tượng thanhtra ngân hàng trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng
Giám sát ngân hàng là hoạt động của NHNN trong việc thu thập, tổng hợp, phân tíchthông tin về đối tượng giám sát ngân hàng thông qua hệ thống thông tin, báo cáonhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời rủi ro gây mất an toàn hoạtđộng ngân hàng, vi phạm quy định an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định kháccủa pháp luật có liên quan
Trên cơ sở các khái niệm, có thể hiểu thanh tra, giám sát ngân hàng là hai hoạt động
có vai trò bổ trợ nhau và không thể thiếu nhằm đảm bảo an toàn hệ thống NHTM và
ổn định nền kinh tế Vì thông qua giám sát, NHNN có thể đánh giá tổng thể tình hìnhhoạt động và phát hiện những NHTM có vấn để cảnh báo hay tiến hành thanh trađúng vấn đề trọng tâm Đồng thời thông qua việc thanh tra, NHNN có thể trực tiếpxác thực kết quả của đã giám sát và hiểu rõ hơn về thực trạng hoạt động của NHTM.Như vậy, hoạt động thanh tra và giám sát chỉ có kết quả tốt khi cả hai có sự phối hợpthường xuyên và liên tục
2.1.2 Sự cần thiết của hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng
Ngân hàng là một tổ chức tài chính có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và hoạtđộng ngân hàng là một hoạt động có tính chất đặc biệt, đòi hỏi phải được thanh tra,giám sát một cách thường xuyên và liên tục nhằm đánh giá mức độ an toàn trong hoạt
Trang 19động Theo Peter S Rose and Sylvia C Hudgin(2001), các ngân hàng cần được theodõi khắt khe vì:
Thứ nhất, ngân hàng là nơi tích trữ tiết kiệm hàng đầu của công chúng, đặc biệt là tiết
kiệm của cá nhân và hộ gia đình Việc thất thoát các khoản vốn này trong trường hợpngân hàng phá sản sẽ trở thành thảm họa cho nhiều cá nhân và gia đình Nhưng hầuhết người gửi tiền tiết kiệm lại thiếu kiến thức chuyên môn về tài chính và thiếu thôngtin cần thiết để đánh giá chính xác mức độ rủi ro của ngân hàng Vì vậy các cơ quanquản lý phải có trách nhiệm tập hợp và đánh giá những thông tin cần thiết để xác địnhtình hình tài chính thực sự của ngân hàng nhằm bảo vệ người gửi tiền
Thứ hai, các ngân hàng được quản lý chặt chẽ bởi khả năng “tạo tiền” từ những khoản
tiền gửi thông quan hoạt động cho vay và đầu tư (mở rộng tín dụng) Sự thay đổi trongkhối lượng tiền tệ do ngân hàng tạo ra liên quan chặt chẽ tới tình hình kinh tế, đặc biệt
là mức tăng trưởng của việc làm, tình trạng lạm phát
Thứ ba, các ngân hàng chịu sự quản lý chặt chẽ bởi chúng cung cấp cho cá nhân và
doanh nghiệp những khoản cho vay, tài trợ tiêu dúng hoặc tài trợ đầu tư Các nhà quản
lý cho rằng, xã hội thu được lợi ích to lớn nếu như hệ thống ngân hàng cung cấp mộtlượng tín dụng thích hợp Tuy nhiên, khi có sự phân biệt đối xử trong việc cấp tíndụng, cá nhân, doanh nghiệp bị phân biệt đối xử sẽ phải đối mặt với không ít khókhăn Điều này có thể ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh và nền kinh tế nói chung
Do vậy, việc kiểm soát các ngân hàng cũng để đảm bảo loại bỏ tình trạng phân biệt đối
xử trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính
2.1.3 Các công trình nghiên cứu liên quan
Hoạt động TTGSNH là một hoạt động có tính thường xuyên, liên tục nhằm đảm bảo
hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả đồng thời tăng cường sự quản lý củaNhà nước về lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng Chính vì vậy đã có nhiều nghiêncứu theo những khía cạnh, nội dung khác nhau về hoạt động TTGSNH của nhiều tácgiả Tuy nhiên, những nghiên cứu trước đây chỉ dừng lại ở việc giới thiệu về TTGSNH
và đánh giá chung về thực trạng hoạt động TTGSNH mà chưa có một nghiên cứu,phân tích các phương thức hoạt động TTGS đối với các NHTMCP có hội sở chính tại
Trang 20các tỉnh, thành phố và cụ thể hơn là tại TP HCM Một số nghiên cứu về hoạt độngTTGSNH trong thời gian qua là:
Nguyễn Thị Thanh Bình với luận văn thạc sỹ kinh tế (2013), “Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng tại Việt Nam”, luận văn chủ yếu nêu thực trạng hoạt động
TTGSNH tại Việt Nam, đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân củanhững tồn tại và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng TTGSNH tại Việt Nam
Đỗ Thị Thu Phương với luận văn thạc sỹ kinh tế (2011),“Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Hải Dương”, luận văn chủ yếu phân tích
chung về thực trạng hoạt động TTGS của CN NHNN đối với tất cả các NHTM trên địabàn tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2009 - 2010, từ đó đánh giá những mặt tích cực vàhạn chế và đưa ra những nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTGS của
CN NHNN đối với tất cả các NHTM trên địa bàn tỉnh Hải Dương
PGS.TS Hoàng Xuân Quế và nhóm nghiên cứu với đề tài nghiên cứu khoa học cấp
bộ (2011),“Hoàn thiện hoạt động thanh tra ngân hàng ở Việt Nam theo hướng tăng cường giám sát và cảnh báo sớm”, đề tài nghiên cứu đã hệ thống hóa và làm rõ thêm
lý luận cơ bản về hoạt động TTGSNH và thanh tra theo hướng tăng cường giám sát vàcảnh báo sớm, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động TTGSNH được chủ yếu thựchiện bởi NHNN
2.1.4 Các chuẩn mực quốc tế về Thanh tra, giám sát ngân hàng
2.1.4.1 Các nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel (gồm 25 nguyên tắc)
25 nguyên tắc cơ bản về các thông lệ và chuẩn mực giám sát ngân hàng do Uỷ banBasel xây dựng nhằm góp phần ổn định và bảo đảm an toàn của hệ thống tài chính toàncầu (Basel 1,1999& Basel 2,2005) Sự yếu kém và rủi ro của hệ thống Ngân hàng mộtquốc gia dù là đang phát triển hay đã phát triển đều có thể đe doạ sự ổn định tài chínhkhông những của quốc gia đó mà còn ảnh hưởng mang tính quốc tế
Nguyên tắc 1: Điều kiện cần thiết cho hoạt động giám sát ngân hàng có hiệu quả
Nguyên tắc 2-5: Cấp phép và cơ cấu giám sát
Trang 21Cơ quan cấp phép có quyền đưa ra các điều kiện, tiêu chuẩn cho việc thành lập ngânhàng và các hoạt động của ngân hàng đảm bảo các ngân hàng trong hệ thống hoạtđộng an toàn và hiệu quả.
Nguyên tắc 6-15: Quy định an toàn hoạt động và yêu cầu của hoạt động giám sát ngânhàng
Cơ quan giám sát đảm bảo ngân hàng có đầy đủ quy trình quản lý rủi ro và đảm bảo
an toàn hoạt động
Nguyên tắc 16-20: Phương pháp giám sát thường xuyên
Hệ thống giám sát ngân hàng hiệu quả phải kết hợp giữa thanh tra tại chỗ và giám sát
từ xa Cơ quan giám sát ngân hàng phải có đầy đủ phương tiện thu thập, phân tích,xem xét các số liệu báo cáo an toàn hoạt động và thông tin thống kê từ ngân hàng đểđảm bảo giám sát ngân hàng chặt chẽ, thường xuyên
Nguyên tắc 21: Yêu cầu về thông tin giám sát ngân hàng
Cơ quan giám sát đảm bảo các ngân hàng lưu giữ hồ sơ đầy đủ theo đúng các chínhsách và chuẩn mực kế toán
Nguyên tắc 22: Quyền hạn của người thực thi nhiệm vụ giám sát
Cơ quan giám sát có quyền thực hiện những biện pháp xử lý thích hợp đối với cácngân hàng vi phạm quy chế hoạt động và các quy định của pháp luật
Nguyên tắc 23-25: Hoạt động ngân hàng quốc tế
Cơ quan giám sát trên phương diện hợp nhất với các ngân hàng có hoạt động quốc tế,đồng thời thiết lập quan hệ và trao đổi thông tin đối với cơ quan giám sát ngân hàngcủa nước sở tại nhằm đảm bảo các ngân hàng nước ngoài cũng phải tuân thủ các yêucầu an toàn như đối với ngân hàng trong nước
2.1.4.2 Các chỉ tiêu an toàn theo CAMELS
Hệ thống CAMELS là hệ thống đánh giá hoạt động ngân hàng toàn diện, được dùngphổ biến trên thế giới Để góp phần nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng,đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
Các thanh tra viên sử dụng báo cáo giám sát CAMELS để tiến hành xếp hạng chotừng ngân hàng dựa trên sự đánh giá của 6 chỉ tiêu chính về năng lực và hoạt động
Trang 22của một ngân hàng Sự xếp hạng sẽ cân đối với quy mô và sự phức tạp của ngân hàng,đặc trưng trong hoạt động và việc quản lý rủi ro của ngân hàng Việc xếp hạng sẽđược sử dụng để đánh giá thực trạng của hệ thống ngân hàng đưa ra những hoạt độngcần thiết cho thanh tra tại chỗ Nội dung của toàn bộ hoạt động thanh tra tại chỗ sẽdẫn đến những điều chỉnh cho việc xếp hạng tổng thể CAMELS Các chỉ tiêu đượcđánh giá bao gồm
- Vốn ( C - Capital)
- Chất lượng tài sản có (A – Asset Quality)
- Chất lượng quản lý và hoạt động (M - Management)
- Thu nhập (E – Earning)
- Thanh khoản (L - Liquidity)
- Độ nhạy với rủi ro thị trường (S – Sensitivity to market risk)
Việc tổng hợp xếp hạng được đánh giá dựa trên thang điểm từ 1 đến 5 theo mức độcần giám sát tăng dần Mức xếp hạng tổng hợp là kết quả của việc xếp hạng 6 chỉ tiêu.Xếp hạng 1 là mức xếp hạng cao nhất với ý nghĩa là tổ chức tín dụng có hệ thống tốtnhất, đảm bảo chất lượng quản lý rủi ro, gắn liền với mức độ giám sát ít nhất Xếphạng 5 là mức xếp hạng xấu nhất, tức là tổ chức tín dụng này có hoạt động yếu kém,không đảm bảo khả năng quản lý rủi ro và đồi hỏi hoạt động giám sát cao nhất cho tổchức tín dụng này
2.2 PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG
2.2.1 Thanh tra tại chỗ (Thanh tra trực tiếp)
2.2.1.1 Khái niệm
Thanh tra tại chỗ là phương thức thanh tra truyền thống, được tiến hành tại trụ sở củaTCTD Thanh tra viên được tiếp cận trực tiếp với chứng từ, sổ sách, hồ sơ, con người
và sự việc cụ thể nhằm xác định tình trạng và hoạt động của một TCTD như đánh giá
sự tuân thủ các quy chế, chất lượng tài sản, an toàn vốn, chất lượng và chiều sâu củaviệc quản lý, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời…
Trang 232.2.1.2 Mục đích
Thanh tra tại chỗ được tiến hành định kỳ hay đột xuất, thường được tổ chức dưới hìnhthức Đoàn thanh tra để thanh tra, kiểm tra NHTM trong một khoảng thời gian nhấtđịnh nhằm mục đích:
Đánh giá việc tuân thủ chấp hành quy định của NHNN và các quy định của pháp luật có liên quan
Đánh giá tính xác thực của thông tin trên báo cáo tài chính và báo cáo thống kê mà NHTM gửi lên NHNN
Đánh giá chất lượng quản trị, điều hành của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Banđiều hành của NHTM
Đánh giá chất lượng công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ, hệ thống quản lý rủi ro của NHTM
Đưa ra các kiến nghị nhằm đảm bảo hoạt động an toàn và phát triển của NHTM nói riêng và hệ thống NHTM nói chung
2.2.1.3 Nội dung chính của thanh tra tại chỗ
Tùy theo yêu cầu của mỗi cuộc thanh tra mà TTGS NHNN có thể tiến hành thanh tratoàn diện (theo diện rộng hoặc thanh tra pháp nhân) hoặc thanh tra chuyên đề (theodiện hẹp) Tuy nhiên, về cơ bản thì thanh tra tại chỗ thường tiến hành trên các nộidung cơ bản sau:
Kiểm tra cơ cấu tổ chức hoạt động của NHTM: Một NHTM có cơ cấu tổ chức hợp
lý kết hợp với các bộ phận quản lý rủi ro, kiểm toán, kiểm soát nội bộ chặt chẽ là điều kiệntiên quyết để NHTM đó hoạt động an toàn và hiệu quả Theo đó, trên cơ sở sơ đồ
tổ chức, bộ máy hoạt động của NHTM cung cấp, thanh tra NHNN tiến hành đánh giáthực trạng bộ máy tổ chức của NHTM với các bộ phận nghiệp vụ liên quan có đượcđảm bảo theo quy định hay không?
Kiểm tra về vốn điều lệ, cổ đông, cổ phần, cổ phiếu của NHTM: Kiểm tra vốn điều
lệ, cổ đông, cổ phần cổ phiếu là một khâu rất quan trọng trong quá trình thanh tra tại chỗ
vì hiện nay Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển nên nhu cầu vốn cho cácdoanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rất lớn Do đó, để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tếđồng thời đảm bảo an toàn hoạt động của chính mình thì các NHTM phải
Trang 24tăng vốn điều lệ với tỷ lệ tương ứng NHTM có mức vốn điều lệ càng cao thì sẽ nângcao quy mô và chất lượng tài sản sinh lời, tăng năng lực cạnh tranh với các TCTDkhác Kiểm tra các hoạt động liên quan đến vốn của NHTM là kiểm tra các nội dungchủ yếu sau: tăng vốn điều lệ (tăng vốn bằng tiền hay tăng vốn bằng tài sản), nguồngốc của vốn góp, chuyển nhượng cổ phần, các cổ đông với tỷ lệ số phần sở hữu củaNHTM nhằm giúp NHNN có thể đánh giá được vốn điều lệ thực của NHTM, hiểu rõ
cơ cấu cổ đông cũng như những cổ đông hay nhóm cổ đông có liên quan có thể nắmgiữ số lượng cổ phần lớn có quyền chi phối hoạt động của NHTM,… Việc kiểm tracác nội dung liên quan đến vốn nhằm đảm bảo việc thực hiện của NHTM đúng theoquy định của NHNN, pháp luật hiện hành và an toàn hệ thống
Kiểm tra chất lượng tài sản Có: Kiểm tra chất lượng tài sản có của NHTM là mộttrong những nội dung quan trọng của quá trình thanh tra tại chỗ vì theo đó NHNN cóthể đánh giá được việc sử dụng vốn, khả năng sinh lời cũng như quản lý rủi ro hoạtđộng kinh doanh tiền tệ của NHTM Việc đánh giá này tập trung chủ yếu ở một sốnghiệp vụ như:
Nghiệp vụ cấp tín dụng: đây là một nghiệp vụ truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn nhất
và cũng có tỷ lệ rủi ro cao nhất trong hoạt động của NHTM hiện nay Dựa trên các hồ
sơ, chứng từ, thanh tra NHNN sẽ xem xét, kiểm tra việc cấp tín dụng của NHTM cóđảm bảo theo đúng quy định hay không (như đối tượng vay vốn, mục đích sử dụng,khả năng trả nợ, lãi suất, phân kỳ hạn nợ, thời hạn trả nợ, gia hạn nợ,…)
Các cam kết ngoại bảng: Cam kết ngoại bảng bao gồm các khoản bảo lãnh chokhách hàng vay (phát hành thư bảo lãnh, bảo lãnh mở thư tín dụng) tại các NHTMkhác, mở thư tín dụng, các hợp đồng tiền tệ có kỳ hạn,… thanh tra tại chỗ sẽ tiến hànhkiểm tra các số liệu trong báo cáo chi tiết và báo cáo tổng hợp mà NHTM cung cấpcho NHNN để đánh giá tính thống nhất giữa các báo cáo, đồng thời thống kê theo từngkhách hàng, nhóm khách hàng mà NHTM đã cam kết để đánh giá mức độ rủi ro củacác khoản cam kết ngoại bảng nói trên
Các nghiệp vụ tài sản có khác: Ngoài việc kiểm tra các nghiệp vụ tài sản có nêutrên, thanh tra tại chỗ còn tiến hành kiểm tra các tài sản có khác như khoản phải thu,lãi dự thu, khoản uỷ thác đầu tư, uỷ thác cho vay,… nhằm xác định các sai sót, những
Trang 25sai phạm trong hoạt động nghiệp vụ, không gây ảnh hưởng đến tài sản và tránh tổn thất cho NHTM.
Năng lực quản trị, điều hành và hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ: Căn cứ kếtquả thanh tra tại NHTM, NHNN có thể đánh giá năng lực quản trị, điều hành và hoạtđộng kiểm soát, kiểm toán nội bộ, cụ thể:
Ý thức tuân thủ pháp luật của ban quản trị, điều hành trong việc chỉ đạo, giám sát thực hiện các quy định của NHNN và của pháp luật
Việc xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ phải đảm bảo an toàntrong hoạt động của NHTM
2.2.1.4 Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra tại chỗ
Khi tiến hành thanh tra tại chỗ, TTGSNH cần thực hiện các bước cơ bản cụ thể như sau:
Bước chuẩn bị thanh tra: gồm các nội dung:
Xây dựng đề cương, kế hoạch thanh tra: dựa trên phạm vi, mục tiêu cuộc thanh tra,lãnh đạo thanh tra sẽ xây dựng đề cương thanh tra, trong đó cụ thể hóa các công việccần thực hiện trong quá trình thanh tra tại NHTM trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.Người có thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra theo quy định của pháp luật Thành viên đoàn thanh tra ngân hàng là các cán bộ công chức ngân hàng hoặc cá nhânkhác tham gia đoàn thanh tra theo quyết định của người có thẩm quyền Đoàn thanh tra
là một tổ chức pháp lý, hoạt động theo quy định của pháp luật về thanh tra và hướngvào phục vụ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu quản lý và kinh doanh củangân hàng trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng Quy mô Đoàn thanh tra phụthuộc vào chương trình, kế hoạch thanh tra; tình hình hoạt động của từng ngân hàng;người dự kiến là Trưởng đoàn thanh tra; năng lực trình độ của cán bộ thanh tra; biênchế hiện có Đoàn thanh tra gồm có Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn (có thể có hoặckhông), các đoàn viên
Họp đoàn thanh tra để triển khai các nội dung công việc theo quy chế Đoàn thanh tra,
có nhiệm vụ thực hiện cuộc thanh tra theo đúng nội dung và thời hạn ghi trong quyếtđịnh thanh tra
Trang 26Sưu tầm tài liệu, nghiên cứu các văn bản pháp quy, thu thập tình hình số liệu có liênquan đến cuộc thanh tra như đánh giá qua giám sát từ xa; xem xét kiến nghị, kết luậncủa Đoàn thanh tra trước đó; Báo cáo kết quả thực hiện các kết luận và kiến nghị củađối tượng thanh tra; các báo cáo có liên quan của NHNN….
Gửi thông báo thời gian và nội dung thanh tra cho đối tượng thanh tra, yêu cầu chuẩn
bị trước tài liệu để cung cấp lần đầu cho Đoàn thanh tra
Bước tiến hành thanh tra tại chỗ
Tiếp xúc với đối tượng thanh tra Đối tượng thanh tra báo cáo khái quát tình hình, kếtquả hoạt động theo thời hiệu thanh tra; tiếp nhận quyết định thanh tra
Trưởng đoàn thanh tra nêu những yêu cầu với đối tượng thanh tra về cung cấp tài liệuphục vụ thanh tra.Thông báo và thống nhất kế hoạch, nguyên tắc làm việc giữa Đoànthanh tra và đối tượng thanh tra Thống nhất lịch kỳ gặp gỡ với Ban lãnh đạo hoặcngười có trách nhiệm chính của đối tượng thanh tra Chuẩn bị các điều kiện về vật chấtcần thiết cho cuộc thanh tra như phương tiện làm việc, sắp xếp chỗ làm việc, giấy tờvật liệu văn phòng…
Các thành viên đoàn thanh tra tiến hành thanh tra theo nhiệm vụ đã được Trưởng đoànthanh tra phân công Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện những hành vi vi phạm,Đoàn thanh tra hoặc thành viên đoàn thanh tra phải lập biên bản vi phạm (theo mẫuquy định) để làm cơ sở kết luận, xử lý hoặc kiến nghị xử lý
Quá trình thanh tra kết hợp khai thác ý kiến của quần chúng Thanh tra đến đâu phảixác minh làm rõ đúng sai của từng sự việc hay từng phần việc để khi kết thúc cuộcthanh tra đưa ra đánh giá, kết luận được rõ ràng và dứt điểm, không để có nhữngvướng mắc tồn tại
Trong quá trình thanh tra nếu có những vấn đề vượt quá nhiệm vụ, quyền hạn củađoàn thì Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo với người ra quyết định thanhtra và đề xuất kiến nghị những vấn đề cần giải quyết cho phù hợp với hoàn cảnh thực
tế Chỉ khi nào người ra quyết định thanh tra chấp thuận những đề xuất, kiến nghị củaĐoàn bằng văn bản thì Đoàn mới thực hiện
Trong quá trình thanh tra, đoàn thanh tra chỉ thực hiện các nghiệp vụ thanh tra theo nộidung, phạm vi, thời gian quy định trong quyết định thanh tra đã ban hành, không được
Trang 27tự ý mở rộng đối tượng, phạm vi hay kéo dài thời gian thanh tra Theo quy định tạiLuật Thanh tra chuyên ngành thời gian thanh tra tối đa 30 ngày kể từ ngày công bốquyết định thanh tra Mọi trường hợp thay đổi những vấn đề được ghi trong quyết địnhthanh tra, Trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên phải báo cáo xin ý kiến của người
ra quyết định thanh tra
Các đoàn viên Đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra phải thực hiện đúng nhữngnhiệm vụ đã được trưởng đoàn phân công, bảo đảm tiến độ công việc, phản ánh báocáo theo định kỳ cho trưởng đoàn thanh tra về kết quả, thuận lợi, khó khăn, vướng mắc
và đề xuất kiến nghị những vấn đề thật sự cần thiết Trên cơ sở thông tin đã thu thậpđược, tiến hành phân tích và đánh giá các nội dung thanh tra; đảm bảo tính rõ ràng,trung thực, đầy đủ, chính xác của các số liệu, chỉ tiêu chứng từ và báo cáo; bảo đảmtính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong chứng từ và hạch toán;phát hiện những vi phạm, phân tích và đánh giá thực trạng và nguyên nhân dẫn đến viphạm để có biện pháp xử lý phù hợp, nhằm chấn chỉnh các hoạt động của NHTM, đảmbảo kinh doanh có lãi và bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền; xác định rủi ro hoạtđộng kiến nghị biện pháp xử lý thích hợp
Trong quá trình thanh tra, đoàn thanh tra phải giữ quan hệ tốt với đơn vị được thanhtra, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị, trừ trường hợp đặcbiệt sẽ được ghi trong quyết định
Bước kết thúc cuộc thanh tra
Sau khi hoàn thành nội dung nhiệm vụ được phân công, đoàn viên đoàn thanh tra phảitổng hợp kết quả, đưa ra những kết luận, đề xuất hướng dẫn xử lý bằng văn bản, lập hồ
sơ theo công việc được phân công và bàn giao cho trưởng đoàn thanh tra hoặc ngườiđược trưởng đoàn thanh tra uỷ quyền
Kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra căn cứ vào báo cáo kết quả thanh tracủa đoàn viên đoàn thanh tra để tổng hợp kết quả, thông qua nội bộ đoàn để thống nhấtkết quả thanh tra, lên dự thảo báo cáo kết quả thanh tra
Căn cứ vào báo cáo kết quả toàn cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra xây dựng dựthảo kết luận thanh tra và phải thông qua các thành viên trong đoàn thanh tra trước khithông qua lãnh đạo đơn vị và đối tượng được thanh tra
Trang 28Người ra quyết định thanh tra hoặc trưởng đoàn thanh tra công bố dự thảo kết luậnthanh tra (khi được người ra quyết định thanh tra uỷ quyền).Việc công bố dự thảo kếtluận thanh tra phải được lập thành biên bản lưu hồ sơ thanh tra Chậm nhất 20 ngày kể
từ ngày công bố dự thảo kết luận thanh tra, đoàn thanh tra phải có văn bản kết luậnchính thức về những nội dung thanh tra
2.2.2 Giám sát từ xa (Thanh tra gián tiếp)
2.2.2.1 Khái niệm
Theo quy định tại Quyết định số 398/1999/QĐ-NHNN3 ngày 09/11/1999 do Thốngđốc NHNN ban hành Quy chế giám sát từ xa đối với các TCTD hoạt động tại ViệtNam thì giám sát từ xa là việc gián tiếp kiểm tra thông qua tổng hợp và phân tích cácbáo cáo để đánh giá các nội dung như: diễn biến về cơ cấu tài sản Nợ và tài sản Có,chất lượng tài sản Có, Vốn tự có, tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh,việc thực hiện qui định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD và cácqui định khác của pháp luật, các vấn đề liên quan khác của các NHTM
Căn cứ vào các báo cáo cân đối tài khoản kế toán, các chỉ tiêu báo cáo thống kê ngoàicân đối và các loại báo cáo khác do NHTM gửi đến theo chế độ báo cáo thống kê đốivới các TCTD, Cục II xử lý số liệu, tổng hợp và phân tích tình hình hoạt động đối vớitừng NHTM và toàn hệ thống ngân hàng Hàng tháng, Cục II thông báo kết quả giámsát từ xa, kèm theo lời nhận xét và kiến nghị những vấn đề phải chấn chỉnh đến NHTMhoặc chi nhánh của NHTM Nếu phát hiện những vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ,Cục II cử cán bộ đến kiểm tra trực tiếp tại NHTM và áp dụng các biện pháp chấnchỉnh hoặc xử lý vi phạm hành chính (nếu có) Kết quả giám sát từ xa là căn cứ để xếploại các NHTM
2.2.2.2 Mục đích
Đảm bảo sự tuân thủ của các NHTM nhằm cảnh báo sớm, ngăn ngừa những rủi ro cóthể xảy ra Định hướng cho thanh tra tại chỗ nhằm kiểm tra, thanh tra những vấn đềtrọng tâm, trọng điểm
2.2.2.3 Nội dung giám sát từ xa
Giám sát từ xa là việc gián tiếp kiểm tra thông qua tổng hợp, phân tích các số liệu dựatrên nội dung báo cáo mà các NHTM gửi lên NHNN Do đó, việc giám sát từ xa đốivới các NHTM được tập trung vào các nội dung cụ thể như sau:
Trang 29 Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Vốn điều lệ, cổ đông, cổ phần, cổ phiếu
Dựa trên các báo cáo mà NHTM gửi lên theo định kỳ, Cục II sẽ tổng hợp, nắm rõ tìnhhình tăng giảm và nguồn tăng giảm vốn điều lệ, cơ cấu cổ đông, nhóm cổ đông vàngười có liên quan, tỷ lệ sở hữu cổ phần của những người trên để hạn chế việc chi phốihoạt động không chỉ riêng đối với một NHTM mà còn nhiều NHTM, việc sở hữu chéo,
… nhằm đảm bảo tính tuân thủ theo quy định của pháp luật và an toàn trong hoạt độngcủa hệ thống NHTM
Tình hình hoạt động
TTGSNH tập trung phân tích, đánh giá diễn biến cơ cấu, chất lượng tài sản Nợ và tàisản Có, thu nhập, chi phí và Kết quả kinh doanh, khả năng chi trả và các tỷ lệ đảm bảo
an toàn hoạt động của NHTM
Diễn biến cơ cầu tài sản Nợ, tài sản Có: Thanh tra, giám sát NHNN yêu cầu các
NHTM phân tổ các tài sản Có, tài sản Nợ thành các mục, các nhóm chính như:
Tài sản Nợ: Các khoản phải trả khách hàng; Các khoản nợ chính phủ, NHNN vàcác TCTD khác; Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư; Các khoản phải trả khác; Dự phòng giảmgiá chứng khoán, nợ phải thu khó đòi; Hoạt động thanh toán giữa các TCTD; Nguồnvốn chủ sở hữu; Tài sản nợ khác; Lãi trong hoạt động Sau đó đánh giá cơ cấu của cácmục đó xem cơ cấu vốn có ổn định hay không và có chiều hướng tăng trưởng như thếnào, vốn huy động chủ yếu ở thị trường nào (thị trường I hay thị trường II), tỷ trọngcủa các nguồn vốn đó,… và mối quan hệ giữa vốn và sử dụng vốn như kiểm tra việc
sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn
Tài sản Có: Tài sản có nội bảng và Tài sản có ngoại bảng TTGSNH chú trọng đếnđánh giá cơ cấu tài sản có sinh lời vì đây là tài sản có đem lại lợi nhuận cho hoạt độngcủa NHTM, giá trị tài sản sinh lời phản ánh chất lượng quản lý và sử dụng vốn hiệuquả và giám sát các khoản tín dụng, bảo lãnh lớn phát sinh trong 15 ngày có giá trị từ5% vốn tự có của NHTM trở lên, giám sát dư nợ tín dụng đối với khách hàng từ 5%vốn tự có của NHTM trở lên
Chất lượng tài sản Có: TTGSNH đánh giá diễn biến và cơ cấu hoạt động cấp tín dụng.Chất lượng tín dụng được đánh gía tốt khi tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ cho vay
Trang 30ở mức dưới 5% và nợ quá hạn khó đòi chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nợ quá hạn; việctrích lập dự phòng rủi ro của NHTM; giám sát các giới hạn cho vay đối với một kháchhàng theo quy định Luật các TCTD và các quy định khác của Thống đốc NHNN, đặcbiệt chú ý đến biến động cho vay, thu nợ những khách hàng vay lớn, khách hàng cómối quan hệ kinh doanh trong một ngành nghề, khách hàng trong một tổng công ty,một tập đoàn; Đánh giá các hoạt động kinh doanh khác của NHTM như kinh doanhngoại hối, góp vốn đầu tư, mua cổ phần, bảo lãnh,
Tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh: phân loại và đánh giá cơ cấu, diễnbiến các khoản mục thu - chi theo một số tiêu thức sau:
Đánh giá tính đầy đủ và hợp lý của các khoản thu nhập, chi phí và diễn biến so với
Đánh giá các khoản thu nhập là thường xuyên hoặc không thường xuyên
Xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập như tỷ lệ các hoạt động chịu thuế,ngân hàng là ngân hàng bán buôn hoặc bán lẻ
Ngoài ra còn tính toán một số các tỷ lệ phản ánh kết quả kinh doanh như: lợi nhuậnròng trước thuế so với Tổng tài sản có, thu nhập lãi ròng (thu nhập lãi trừ chi trả lãi) sovới bình quân tài sản Có sinh lời, lợi nhuận ròng trước thuế so với vốn chủ sở hữu, lợinhuận ròng trước thuế so với vốn cổ phần, dự phòng phải thu khó đòi thực tế so với sốphải dự phòng
Vốn tự có: giám sát việc thực hiện quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạtđộng NHTM như: vốn tự có gồm các yếu tố nào, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, giám sátviệc chuyển nhượng cổ phần có ghi tên theo quy định của NHNN, giám sát mức độgóp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, giám sát về mức vốn pháp định của mỗi loạihình tổ chức tín dụng, vốn điều lệ ghi trên sổ sách kế toán tối thiểu phải bằng vốn phápđịnh do Chính phủ quy định
Trang 31Việc đảm bảo khả năng chi trả: được đánh giá theo các nội dung như tỷ lệ chi trả ngay,duy trì thường xuyên dự trữ bắt buộc, quản lý rủi ro thanh khoản, tính cân đối về vốn
và sử dụng vốn, sự tăng trưởng về Tài sản Có có dựa trên sự tăng trưởng về vốn huyđộng hay không, đánh giá sự phụ thuộc vào tài sản Nợ dễ biến động, các khoản vốnlớn và sự biến động của chúng
Phân tích một số chỉ số tài chính chủ yếu của NHTM theo nguyên tắc phân tích phảinhìn lại thời gian trước Các NHTM được phân tích để xác định điều kiện tài chínhhiện tại và lịch sử tài chính gần nhất Trên cơ sở đó đưa ra những dự đoán về khả năngtrong tương lai có thể xảy ra Bên cạnh đó còn phải theo nguyên tắc xem xét NHTMtrên phương diện tổng thể Không nên dựa vào một trong hai chỉ số đưa ra kết luận màphải kết hợp với mối liên hệ của những chỉ số có liên quan khác
2.2.3 Kết hợp giữa thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa
Thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa là hai phương thức hoạt động có vai trò quan trọng,
bổ sung cho nhau Dù là hoạt động thanh tra tại chỗ hay giám sát từ xa thì mục đíchđều giống nhau là giám sát các NHTM, phòng ngừa các rủi ro thông qua việc pháthiện kịp thời các rủi ro tiền ẩn không được quản lý tốt Mỗi phương thức hoạt độngtrên đều có hạn chế riêng, tuy nhiên chúng lại bổ trợ cho nhau, góp phần làm cho hoạtđộng thanh tra, giám sát ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn
2.3 LỢI ÍCH CỦA HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG
Trong nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường như hiện nay, cónhiều NHTM cũng như các TCTD khác cùng tồn tại và phát triển nhanh chóng về sốlượng lẫn quy mô hoạt động Do đó, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng khôngchỉ đảm bảo cho đối tượng được thanh tra, giám sát hoạt động lành mạnh, kinh doanh
có hiệu quả mà còn nhằm mục tiêu quản lý Nhà nước về lĩnh vực tiền tệ ngân hàng vàgóp phần đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng, phục vụ lợi ích xã hội
2.3.1 Đối với quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng
Trong quá trình thanh tra, giám sát các NHTM, NHNN thực hiện việc phân tích đánhgiá các khoản mục tài sản Nợ và tài sản Có của NHTM và toàn bộ hệ thống cácTCTD Thông qua đó, NHNN có thể phát hiện được những điểm chưa phù hợp trongđiều hành chính sách tiền tệ quốc gia (như tỷ lệ dự trữ bắt buộc không hợp lý gây ra
Trang 32tình trạng căng thẳng về cung cầu vốn của các NHTM, chính sách lãi suất quá caokhiến các NHTM gặp khó khăn để mở rộng cho vay…) Từ đó, có cơ sở để đưa ra cácgiải pháp điều chỉnh thích hợp trong việc điều hành chính sách tiền tệ, đảm bảo phùhợp với thực tế.
Như vậy, thông qua hoạt động TTGS NHNN giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệquốc gia và tăng cường quản lý Nhà nước về lĩnh vực hoạt động ngân hàng một cáchkịp thời, chính xác với mục tiêu cuối cùng là đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng,thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định tiền tệ Hay nói cách khác, TTGS chính làcông cụ quản lý, điều hành thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng
2.3.2 Đối với các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế
NHTM là một trung gian tài chính, thực hiện các nghiệp vụ truyền thống như nhậntiền gửi của cá nhân, tổ chức và đồng thời cũng cho các tổ chức, doanh nghiệp và cánhân khác vay; ngoài ra NHTM còn cung cấp các dịch vụ khác như: dịch vụ thanhtoán, chuyển tiền, kinh doanh, đầu tư ngoại tệ,… Tất cả các nghiệp vụ liên quan đếnhoạt động của NHTM đều tiềm ẩn rủi ro Nếu quản trị không tốt dẫn đến tình trạng thuhồi vốn chậm hoặc không có khả năng thu hồi vốn cho các khoản cho tiền vay lớn cóthể đẩy NHTM rơi vào trình trạng thanh khoản kém hoặc mất khả năng chi trả và cónguy cơ dẫn đến đổ vỡ hoặc phá sản Và thiệt thòi, rủi ro thuộc về cá nhân và tổ chức
có tiền gửi tại NHTM
Vì vậy, hoạt động TTGSNH về mọi mặt trong quản trị, điều hành và hoạt động củaNHTM như: vốn, chất lượng tài sản có, thu nhập - chi phí, khả năng điều hành, khảnăng sinh lời, khả năng thanh toán và các tỷ lệ liên quan đến an toàn hoạt động khácnhằm bảo vệ lợi ích chính đáng cho khách hàng, đảm bảo an toàn về tài sản, tiền gửi,vay vốn hay được hưởng các dịch vụ tiện ích của ngân hàng với chất lượng ngày càngcao hơn
2.3.3 Đối với các NHTM và các TCTD khác
Hoạt động TTGSNH nhằm phát hiện sớm những thiếu sót, những vi phạm hoặc cảnhbáo sớm, ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra giúp cho người quản lý, điều hànhNHTM đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời, đảm bảo sự phát triển bền vững, ổnđịnh, kinh doanh có hiệu quả và tuân thủ các quy định của pháp luật
Trang 332.3.4 Đối với toàn hệ thống ngân hàng và nền kinh tế
Có thể nói TTGSNH giúp cho NHTM hoạt động an toàn, hiệu quả theo khuôn khổ củapháp luật mà NHTM là một phần tử không thể thiếu để tạo nên hệ thống ngân hàng vàtạo nên kinh tế thị trường nhiều thành phần như hiện nay Do đó, TTGSNH đóng gópmột phần không nhỏ vào sự phát triển ổn định, bền vững của toàn hệ thống, hội nhậpcủa ngân hàng trong nước với khu vực và quốc tế, phát triển thị trường vốn, tăngcường uy tín quốc tế và mở rộng hợp tác quốc tế về hoạt động ngân hàng
Kết luận chương 2
Chương 2 đã hệ thống hóa và làm rõ những lý thuyết cơ bản liên quan đến hoạt độngTTGSNH, cụ thể như sau:
Thứ nhất, đưa ra các khái niệm, phương thức hoạt động và sự cần thiết của hoạt động
TTGSNH Đồng thời cũng phân tích cụ thể từng phương thức hoạt động TTGSNH vàmối quan hệ giữa các phương thức đó
Thứ hai, thông qua việc phân tích các phương thức hoạt động TTGSNH hiện nay, tác
giả đã làm bật lên lợi ích của hoạt động TTGSNH đối với việc quản lý Nhà nước vềthị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng cũng như đối với các tổ chức, cá nhân trongnền kinh tế
Trang 34CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA,
GIÁM SÁT CỦA CỤC II ĐỐI VỚI CÁC NHTMCP TRÊN
Là một trung tâm kinh tế lớn nhất nước nên hoạt động của các NHTM trên địa bàn
TP.HCM có những đặc điểm sau:
Quy mô và mạng lưới hoạt động của các NHTMCP ngày càng phát triển
Bảng 3.1: Mạng lưới hoạt động của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM giai đoạn
Trang 35Giai đoạn 2012-2013, do tình hình bất động sản đóng băng, nền kinh tế trì trệ, doanh
Trang 36nghiệp làm ăn thua lỗ do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên số lượng mạnglưới NHTM không tăng lên và có xu hướng giảm nhẹ trong năm 2014.
Năm 2011, số lượng các đơn vị mạng lưới của NHTM không tăng mạnh như giai đoạn
2009 - 2010, nguyên nhân chủ yếu là do chủ trương tạm thời ngừng phát triển mạnglưới của các NHTM tại công văn số 1511/NHNN-TTGSNH ngày 25/02/2011, côngvăn số 2028/NHNN-TTGSNH ngày 11/3/2011 và công văn số 3861/NHNN-TTGSNHngày 17/5/2011của Thống đốc NHNN Bên cạnh đó, nhằm thực hiện chủ trương củanhà nước về việc củng cố chấn chỉnh hoạt động của các NHTMCP nên cuối năm 2010
và đầu năm 2011, có một số NHTMCP hoạt động yếu kém, không đảm bảo an toàn,ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội trên địa bàn đã được hợp nhất, sáp nhập Kếtquả là 03 NHTMCP là TinNghiaBank, FCB và SCB đã được hợp nhất, sáp nhập lạithành NHTMCP Sài Gòn Việc hợp nhất trên cũng góp phần làm giảm số lượng cácđơn vị mạng lưới trên địa bàn năm 2011 so với năm 2010
Từ 25/02/2011 đến 31/12/2013, theo số lượng đơn vị mạng lưới của các NHTM khôngphát triển Nguyên nhân chủ yếu là do văn bản quy định về việc phát triển mạng lướicủa các TCTD được ban hành vào năm 2008, trong khi Luật các TCTD năm 2010(Luật các TCTD năm 2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011), do đó các quy định vềmạng lưới ban hành trước Luật các TCTD 2010 chưa phù hợp Vì vậy NHNN tạmngưng phát triển mạng lưới hoạt động của các NHTM chờ Thông tư hướng dẫn việcphát triển mạng lưới của các TCTD phù hợp với Luật các TCTD năm 2010 Bên cạnh
đó, việc các NHTM xây dựng phương án tái cơ cấu theo chủ trương, đề án “Cơ cấu lại
hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 - 2015” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệttại Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 cũng là một nguyên nhân quan trọng ảnhhưởng đến việc tạm ngưng phát triển mạng lưới của các NHTM Thông qua việc thựchiện đề án này, các NHTM sẽ một lần nữa đánh giá, xem xét, đưa ra quyết định đóngcửa hoặc cơ cấu lại các đơn vị mạng lưới hoạt động yếu kém hoặc không hiệu quả, gâyảnh hưởng đến hoạt động NHTMCP nói riêng và hệ thống NHTM nói chung
Trong giai đoạn năm 2014 và những năm tiếp theo, theo chủ trương của Thủ tướngChính phủ thì nhiều NHTMCP sẽ hợp nhất/sáp nhập nhằm tinh lọc các NH yếu kém,tăng cường sức mạnh của hệ thống và nâng cao năng lực cạnh tranh Cụ thể, Đại hội
Trang 37cổ đông của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín và Phương Nam đã thông qua việc sápnhập và ngày 14/8/2015, NHNN đã chấp thuận nguyên tắc việc sáp nhập trên cơ sở tựnguyện của 2 NH Ngoài ra, một số NH tự cơ cấu lại mạng lưới hoạt động để nâng caochất lượng phục vụ khách hàng và cắt giảm chi phí nên chấm dứt hoạt động của một
số PGD kinh doanh không hiệu quả Do đó, số lượng mạng lưới của hệ thống cácNHTMCP có hội sở trên địa bàn sẽ tiếp tục giảm
Quy mô về vốn và tài sản không ngừng tăng lên do đó nâng cao năng lực tài chính của các NHTM
Bảng 3.2: Quy mô về tài sản và vốn của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM
5 Kết quả kinh doanh 10.004 12.591 6.896 5.316,3 5.055,3 3.143
Trang 38Hình 3.1: Mức thay đổi tổng tài sản, vốn điều lệ, vốn huy động, dư nợ cho vay cá nhân và tổ chức kinh tế giai đoạn 2010-2015
Theo tinh thần tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ vềban hành Danh mục vốn pháp định của các TCTD, đã xác định rõ lộ trình tăng vốn củacác TCTD, các NHTM đều có lộ trình tăng vốn điều lệ lớn hơn hoặc bằng mức vốnpháp định Theo đó, các NHTM trên địa bàn được cấp giấy phép thành lập và hoạtđộng phải có biện pháp bảo đảm số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu tươngđương mức vốn pháp định quy định tại Danh mục ban hành kèm theo, chậm nhất vàongày 31/12/2008 và ngày 31/12/2010 Đến cuối năm 2010, có 8/16 NHTMCP có mứcvốn điều lệ đảm bảo lớn hơn 3000 tỷ, các NHTM còn lại đang tiếp tục thực hiện lộtŕnh tăng vốn đã được NHNN chấp thuận Đến nay, 14 NHTM trên địa bàn TP.HCM
đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ, đảm bảo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CPngày 22/11/2006 của Chính phủ Vốn điều lệ của các NHTMCP trên địa bàn tăng đềuqua các năm Riêng tháng 6/2015 đạt 83.050 tỷ đồng, giảm 4,71% so với năm 2014,nguyên nhân là do NHTMCP Việt Á và Quốc Dân chuyển trụ sở chính sang TP.HàNội nên Cục II không còn quản lý và giám sát hoạt động của 02 NH này
Công tác huy động vốn cũng được các NHTM quan tâm và chú trọng Đến 30/6/2015,vốn huy động của các NHTMCP trên địa bàn đạt 1.032.414,4 tỷ đồng Nhìn chung,huy động vốn của các NHTMCP trên địa bàn TP HCM ngày càng tăng, mặc dù năm
Trang 392012-2014 là năm nền kinh tế có nhiều biến động, nhất là trong lĩnh vực tiền tệ ngânhàng mà tăng trưởng về huy động vốn vẫn tăng so với năm 2010 là một nỗ lực khôngnhỏ trong công tác huy động vốn của các NHTM trên địa bàn TP HCM.
Cùng với sự phát triển về vốn, tổng tài sản của các NHTM cũng không ngừng tăng lên,phù hợp với quy mô tăng vốn theo tinh thần của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày22/11/2006 của Chính phủ Theo đó, tổng tài sản của các NHTMCP trên địa bànTP.HCM tại thời điểm tháng 6/2015 đạt 1.351.357 tỷ đồng, chiếm 83,66% so với tổngtài sản của các TCTD trên địa bàn, tăng 22,54% so với năm 2012
Hiệu quả sử dụng vốn của các NHTM và cho vay của các NHTM cũng tăng đều trongthời gian qua Đến tháng 6/2015, dư nợ tín dụng trên thị trường 1 đạt 731.463,5 tỷđồng, tăng 2,3% so với năm 2014 Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ tín dụng củacác NHTMCP trên địa bàn cũng tăng lên đáng kể Nguyên nhân của nợ xấu tăng chủyếu là do tình hình kinh tế khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cầu hàng hoá vàtổng cầu suy giảm gây nhiều khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, kéo theo đó là tồnkho của các doanh nghiệp lớn, dẫn tới khách hàng mất khả năng trả nợ và nợ xấu ngânhàng tăng lên Theo thông tư số 10/2014/TT-NHNN ngày 20/3/2014 về việc sửa đổi
bổ sung một số tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán các Tổ chức tín dụng banhành theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc Ngânhàng Nhà nước thì kể từ ngày 01/6/2014 trong hệ thống tài khoản của các tổ chức tíndụng không còn số liệu nợ xấu thay vào đó là số liệu nợ quá hạn Do đó, không thể sosánh số liệu nợ xấu của các năm trước và nợ quá hạn kể từ năm 2014
Các hoạt động dịch vụ ngân hàng phát triển theo xu thế thời đại, đáp ứng tốt nhất cácnhu cầu liên quan đến tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng vànền kinh tế Và sự phát triển của các hoạt động dịch vụ ngân hàng trên địa bànTP.HCM trong các năm qua là kết quả gắn liền với quá trình hiện đại hóa hoạt độngngân hàng của NHNN nói chung và của các NHTMP trên địa bàn nói riêng Đó lànhững thành tựu của công nghệ điện tử - tin học được ứng dụng trong hoạt động kinhdoanh ngân hàng, như dịch vụ thanh toán chuyển tiền điện tử, thanh toán thẻ, thanhtoán trực tuyến, các dịch vụ HomeBanking, MobileBanking, InternetBanking,…
Trang 403.2 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
3.2.1 Tổ chức hoạt động Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng
Cơ quan Thanh tra,giám sát ngân hàng được tổ chức thành hệ thống gồm:
1 Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước
2 Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được thành lập tại tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Cơquan Thanh tra, giám sát ngân hàng
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị tương đương Tổng cục, trực thuộcNgân hàng Nhà nước, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhànước quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chốngtham nhũng, phòng, chống rửa tiền, bảo hiểm tiền gửi; tiến hành thanh tra hành chính,thanh tra chuyên ngành và giám sát ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản
lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện phòng, chống rửa tiền, phòng, chốngtài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàngNhà nước
Theo Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg ngày 12/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giámsát ngân hàng trực thuộc NHNN Việt Nam, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hànggồm 11 đơn vị:
- Vụ Thanh tra, giám sát các TCTD trong nước (gọi tắt là Vụ I);
- Vụ Thanh tra, giám sát các TCTD nước ngoài (gọi tắt là Vụ II);
- Vụ Thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng(gọi tắt là Vụ III);
- Vụ Giám sát an toàn hệ thống ngân hàng (gọi tắt là Vụ IV);
- Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng (gọi tắt là Vụ V);
- Vụ Quản lý cấp phép các TCTD và hoạt động ngân hàng (gọi tắt là Vụ VI);
- Vụ Tổ chức cán bộ (gọi tắt là Vụ VII);
- Văn phòng;