Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 38 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
38
Dung lượng
51,34 KB
Nội dung
THỰCTRẠNGHOẠTĐỘNGCỦACÁCNGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠITRÊNTHỊTRƯỜNGCHỨNGKHOÁNVIỆTNAM 2.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TTCK VIỆTNAM Nhận thức đúng về vai trò thịtrườngchứngkhoán trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế nói chung và việc hoàn thiện thịtrường tài chính nói riêng, việc thiết lập và phát triển TTCK đã được đặt ra ngay từ đầu thập niên cuối thế kỷ XX. Sự ra đời của TTCK ViệtNam với việc khai trương và chính thứchoạtđộng TTGDCK TPHCM vào ngày 20/7/2000 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển thịtrường tài chính Việt Nam, tạo ra một kênh mới thu hút và phân bổ các nguồn vốn trung dài hạn cho công cuộc phát triển kinh tế. Tham gia trên TTCK ViệtNam có các chủ thể: UBCKNN, Trung tâm giao dịch chứngkhoán thành phố Hồ Chí Minh, các CTCK, các tổ chức phát hành chứng khoán, các nhà đầu tư chứng khoán, các tổ chức phụ trợ khác. TTCK mặc dù chưa phát triển như mong muốn, song hơn 3 nămhoạtđộng đã đạt được kết quả tương đối, bước đầu tạo điều kiện cho sự phát triển sau này. Cho đến ngày 20/12/2003, TTGDCK đã tổ chức được 692 phiên giao dịch chứngkhoán liên tục, an toàn với tổng giá trị chứngkhoán giao dịch đạt 5189 tỷ đồng. Qua TTCK, đã huy động được một khối lượng vốn cho Nhà nước thông qua bảo lãnh phát hành, đấu thầu trên 100 loại trái phiếu chính phủ và niêm yết trên TTGDCK với khối lượng trên 11000 tỷ đồng. Đã có 23 công ty cổ phần niêm yết trên TTCK với tổng giá trị cổ phiếu niêm yết là 1120 tỷ đồng; trong đó có 5 công ty phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn với tổng giá trị 155 tỷ đồng. Tổng giá trị chứngkhoán niêm yết trên tính theo mệnh giá là 12.397 tỷ đồng. Đã xây dựng được một hệ thống các tổ chức trung gian hoạtđộngtrên TTCK bao gồm 13 CTCK, 1 công ty quản lý quỹ đầu tư chứngkhoán với tổng số vốn điều lệ là 573.75 tỷ đồng; các tổ chức lưu ký, ngânhàng lưu ký, ngânhàng chỉ định thanh toán đã hình thành. Các trung gian tài chính đã làm tốt vai trò môi giới mua bán chứngkhoántrênthịtrường tập trung, tích cực tham gia bảo lãnh phát hành và tư vấn cho các công ty trong việc niêm yết và cung cấp thông tin cho nhà đầu tư; thực hiện tốt việc thanh toán, bù trừ các giao dịch chứngkhoántrênthị trường. Công chúng đã dần làm quen với một phương thức đầu tư mới với khoảng trên 20000 tài khoản giao dịch, trong đó có 152 nhà đầu tư có tổ chức và 85 nhà đầu tư nước ngoài. Sự tham gia củacác nhà đầu tư đã góp phần quan trọng cho sự phát triển của TTCK Việt Nam. Hoạtđộng quản lý, vận hành thịtrườngcủa UBCKNN và TTGDCK đã có nhiều cải tiến và từng bước hoàn thiện trên cơ sở rút kinh nghiệm từ hoạtđộngthực tiễn. Trong năm 2003, UBCKNN đã kết hợp với Bộ Tài chính để ban hành các quy định mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ nhằm tác động vào thịtrường như tăng số lần khớp lệnh, giảm lô giao dịch, bổ sung thêm lệnh ATO giao dịch tại mức giá khớp lệnh, hạ tỷ lệ ký quỹ giao dịch, cho phép sửa lệnh, cho phép nhà đầu tư nước ngoài được tự do lựa chọn mở tài khoản lưu ký chứng khoán. Bên cạnh đó, UBCKNN cũng đã tăng cường thực hiện việc kiểm tra giám sát, xử lý nghiêm những vụ việc vi phạm về công bố thông tin củacác tổ chức niêm yết nhằm ổn định hoạtđộngcủa TTCK. Mặc dù đạt được một số kết quả như trên TTCK ViệtNam còn bộc lộ những hạn chế: Quy mô thịtrường còn nhỏ bé, tổng giá trị chứngkhoán niêm yết mới chỉ chiếm 1.9% GDP, chưa đáp ứng nhu cầu huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, chưa tổ chức được thịtrường thứ cấp hiệu quả đối với trái phiếu, đặc biệt là Trái phiếu Chính phủ. Hàng hóa trên TTCK tuy đã tăng về số lượng nhưng chưa nhiều, chưa đa dạng về chủng loại và chất lượng chưa cao. Các doanh nghiệp ViệtNam chưa thực sự chủ động huy động vốn qua TTCK, mà trông chờ và ỷ lại vào nguồn vốn vay ưu đãi của nhà nước và vẫn chủ yếu tìm kiếm qua vay ngân hàng. Một số công ty niêm yết tỷ lệ vốn thuộc sở hữu Nhà nước còn khá cao do vậy khối lượng cổ phiếu thực sự đưa vào giao dịch rất thấp. Các công ty niêm yết cổ phiếu có quy mô không lớn và chưa phải là những doanh nghiệp hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Một số công ty sau khi niêm yết đã bộc lộ những yếu kém trong quản trị kinh doanh, đầu tư không có hiệu quả ảnh hưởng lòng tin của giới đầu tư. Thêm vào đó, tiến trình cổ phần hóa DNNN chưa gắn liền với với phát hành chứngkhoán ra công chúng để niêm yết trên TTCK. Về phía các nhà đầu tư, kiến thức và sự hiểu biết về hoạtđộng đầu tư còn hạn chế, họ chưa thấy được lợi ích của việc tham gia thị trường. Số lượng các nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài với lượng vốn lớn và dài hạn góp phần tăng tính ổn định, chuyên nghiệp cho thịtrường chưa nhiều. Các nhà đầu tư trênthịtrường hiện nay đến 99% là các nhà đầu tư cá nhân. Một bộ phận các nhà đầu tư đã suy giảm lòng tin và thoái lui do công tác công khai hóa thông tin thịtrường nói chung và công ty niêm yết nói riêng còn chưa đáp ứng được mong đợi của họ. Hoạtđộngcủacác tổ chức trung gian và hỗ trợ thịtrường còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là sự tham gia củacác NHTM trên TTCK còn hạn hẹp về quy mô, phạm vi và chưa đạt được hiệu quả cao mặc dù đây là những tổ chức có tiềm lực tài chính khá mạnh. Các NHTM chưa tham gia niêm yết chứngkhoán nhằm tăng số lượng và chất lượng hàng hóa cho thị trường. Các NHTM cũng chưa đóng vai trò tích cực là các nhà đầu tư chuyên nghiệp và tạo lập thị trường. Các dịch vụ chứngkhoán được ngânhàngthực hiện thông qua các CTCK nhằm định hướng và ổn định thị trường. Các CTCK chưa triển khai đầy đủ các nghiệp vụ luật cho phép, phần lớn chỉ tập trung chủ yếu tại 2 địa bàn Hà Nội và TPHCM. Nghiệp vụ thực hiện chủ yếu là môi giới, các nghiệp vụ khác như bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư còn hạn chế. Hơn thế nữa, do quy mô nhỏ nên các công ty chưa thể sử dụng nghiệp vụ như một công cụ tăng tính thanh khoản cho giao dịch cổ phiếu niêm yết. Việc quản lý và giám sát thịtrường còn nhiều bất cập do sự thiếu chủ động và kinh nghiệm. Đặc biệt là hệ thống pháp lý về TTCK còn thiếu đồng bộ, hiệu lực pháp lý chưa cao. 2.2. HOẠTĐỘNGCỦACÁC NHTM TRÊN TTCK VIỆTNAM 2.2.1. Khái quát về các NHTM ViệtNam Từ khi thành lập đến cuối những năm cuối thập kỷ 80, hệ thống ngânhàngViệtNam được tổ chức theo mô hình một cấp, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Từ tháng 6/1987, hệ thống ngânhàngViệtNam mới bắt đầu có những đổi mới về tổ chức và hoạt động, mô hình ngânhàng dần được hình thành, thay thế cho mô hình ngânhàng một cấp trước kia. Tháng 5 năm 1990, hai Pháp lệnh ngânhàng ( pháp lệnh NHNN; pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng) ra đời, được đánh giá là những văn bản pháp quy khá toàn diện, góp phần khẳng định thêm mô hình ngânhàng hai cấp với NHNN đóng vai trò Ngânhàng Trung ương, nằm trong cơ cấu chính phủ; các NHTM là các doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ; lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm mục tiêu. Đánh giá chung về hoạtđộngcủacác NHTM Việt Nam, Bộ chính trị đã có nhận định “Từ khi chuyển sang chuyên doanh, các NHTM đã huy động một khối lượng vốn đáng kể thúc đẩy đầu tư cho sản xuất củacác thành phần kinh tế ”. Tuy nhiên, các NHTM ViệtNam vẫn còn nhiều yếu kém. Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đã tác động mạnh tới các NHTM Việt Nam, đặc biệt là các NHTM cổ phần, có nguy cơ de dọa tới tính an toàn của cả hệ thống ngânhàngViệt Nam. Để tiếp tục cải cách các NHTM ngày 12/12/1997, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam thông qua Luật các tổ chức tín dụng đánh dấu một giai đoạn phát triển mới và tạo điều kiện cải cách mạnh mẽ các NHTM Việt Nam. Mục tiêu của củng cố và phát triển các NHTM ViệtNam là xây dựng một hệ thống ngânhàng vững mạnh, tăng cường huy động vốn và cho vay đối với nền kinh tế, thực hiện cơ chế an toàn trong hoạt động, cải tiến quản trị ngânhàng theo hướng hiện đại, tăng khả năng cạnh tranh củacác NHTM, phát triển các dịch vụ theo hướng ngânhàng đa năng. Việc triển khai thực hiện Luật các tổ chức tín dụng và cải cách NHTM theo hướng đa năng đã tạo điều kiện nâng cao năng lực hoạtđộngcủacác tổ chức tín dụng nói chung và các NHTM nói riêng. Tính đến nay, các NHTM ViệtNam gồm 6 NHTMNN; 36 NHTMCP trong đó có 24 NHTMCP đô thị và 12 NHTMCP nông thôn. Như vậy, các NHTM ViệtNam đã có những bước phát triển về số lượng, loại hình và khung pháp lý cho hoạt động. Tuy nhiên, các NHTM ViệtNam vẫn còn chưa hoàn thiện. Những hạn chế này sẽ được phân tích ở phần sau. 2.2.2. Hoạtđộngcủacác NHTM trên TTCK ViệtNam 2.2.2.1. Hoạtđộng phát hành chứngkhoán Trong thời gian qua, một số các NHTM đã phát hành trái phiếu khá thành công, tiêu biểu là NHĐT&PTVN, NHNTVN. Các trái phiếu có thời hạn chủ yếu từ 2 đến 7 năm, huy động tiền đồngViệtNam hoặc Đô la Mỹ, có lãi suất cố định hoặc thả nổi, với các hình thức trái phiếu vô danh, ghi danh và trái phiếu ghi sổ. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có NHĐT&PTVN là đã phát hành trái phiếu dài hạn ra công chúng và đăng ký lại trái phiếu để niêm yết trên TTGDCK với tổng giá trị đăng ký là 1069 tỷ đồng. Thực tế mới niêm yết 157.7 tỷ ViệtNamđồng trái phiếu vô danh. Trái phiếu của NHĐT&PTVN có lãi suất thả nổi tương đối hấp dẫn và được người đầu tư cá thể nắm giữ rộng rãi nên giao dịch thường xuyên hơn trái phiếu Chính phủ. Song số lượng giao dịch cũng rất hạn chế. Để tăng tính hấp dẫn cho các trái phiếu, ngânhàng đã cung cấp các tiện ích cho khách hàng như cho phép sử dụng trái phiếu để cầm cố để vay vốn tại NHĐT&PTVN với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay cùng loại tối đa đến 0.5% và khách hàng được vay tới 90% giá trị trái phiếu cầm cố. Khách hàng cũng có thể sử dụng trái phiếu này để làm đảm bảo mở tài khoản sử dụng thẻ tín dụng, thẻ rút tiền tự động qua máy ATM, được sử dụng thay cho tiền ký quỹ trong thanh toán quốc tế . NHNTVN cũng đã thực hiện đợt phát hành trái phiếu ngoại tệ đầu tiên từ 24/9/2001 đến ngày 23/11/2001. Đây là trái phiếu có lãi suất thả nổi với thời hạn 5 năm và được phát hành theo cả 3 phương thức là trái phiếu đích danh, trái phiếu vô danh và trái phiếu ghi sổ. Từ ngày 15/9/2003, NHNN&PTNTVN phát hành 3000 tỷ đồng Trái phiếu, với kỳ hạn 2-5 năm. NHCT, NHĐT&PTVN đang tiếp tục thực hiện phát hành trái phiếu của mình để tăng quy mô vốn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Theo luật định, các NHTM cổ phần có thể phát hành cổ phiếu lần đầu để thành lập và phát hành các lần tiếp theo để tăng vốn theo yêu cầu của NHNN hoặc do nhu cầu phát triển hoạtđộng kinh doanh củangân hàng. Tuy nhiên, vốn góp củacác NHTM cổ phần chủ yếu là hùn vốn củacác NHTM Nhà nước, củacác tổng công ty Nhà nước và một số cổ đông lớn. Tất cả các NHTM cổ phần mới chỉ thực hiện phương thức phát hành riêng lẻ. Chưa có một loại cổ phiếu nào củacác NHTM được niêm yết trênthịtrường tập trung và cũng chưa có ngânhàng nào tổ chức phát hành cổ phiếu ra công chúng. Như vậy có thể thấy, hoạtđộng phát hành chứngkhoáncủacác NHTM còn chưa nhiều. Điều này là do những nguyên nhân xuất phát từ chính các NHTM cũng như từ phía các cơ quan quản lý, sự phát triển củathịtrường tài chính Việt Nam. Thứ nhất là sự yếu kém củacác NHTM. Các NHTM có quy mô vốn nhỏ, chất lượng kinh doanh còn thấp khi phát hành chứng khoán, tính thanh khoảntrênthịtrường rất thấp. Hơn nữa, do sợ bị chia sẻ hoặc bị quyền kiểm soát, cácngânhàng không muốn phát hành cổ phiếu ra công chúng để huy động vốn. Thứ hai là do thủ tục quá chặt chẽ khi NHTM phát hành chứngkhoán để niêm yết trên TTCK. Các NHTM muốn phát hành chứngkhoántrên TTCK phải chịu được sự đồng ý của cả NHNN và UBCKNN, mà trênthực tế quan điểm của hai cơ quan này vẫn còn nhiều sự khác nhau. Vì vậy, các NHTM vẫn tập trung huy động vốn ngắn hạn qua phát hành kỳ phiếu và các loại chứng chỉ tiền gửi. Thứ ba, do thịtrường tài chính chưa phát triển làm cho các tổ chức phát hành không xác định được yếu tố chi phí vốn và khả năng phát hành thành công sẽ không cao. Các nhân tố này ảnh hưởng không nhỏ, hạn chế khả năng phát hành trái phiếu củacác NHTM. Nâng cao năng lực tài chính, mà chủ yếu tăng vốn chủ sở hữu, đó là nội dung cơ bản để cơ cấu lại hệ thống NHTM ViệtNam trước xu thế hội nhập. Theo dự kiến của NHNN Việt Nam, cả 5 NHTM quốc doanh sẽ được cổ phần hóa và niêm yết trên TTCK. Trước mắt, trong năm tới, sẽ tiến hành cổ phần hóa đối với NHNTVN và Ngânhàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu long. Tuy nhiên, những quy định cụ thể vẫn còn phải chờ như Nhà nước nắm giữ bao nhiêu cổ phần sau khi cổ phần hóa, cổ phiếu bán cho đối tượng nào, thậm chí đã có những vấn đề rất mới như phát hành trái phiếu chuyển đổi thành một số cổ phiếu sau một thời gian nắm giữ. Cũng trong thời gian sắp tới, hai NHTMCP là ACB và Sacombank sẽ là những ngânhàng đầu tiên tiến hành niêm yết cổ phiếu trên TTCK. Điều này sẽ là những tiền đề góp phần cho sự phát triển củacác NHTM nói riêng và TTCK nói chung. 2.2.2.2. Hoạtđộng đầu tư chứngkhoánHoạtđộng đầu tư chứngkhoán được xem là hoạtđộng quan trọng củacác NHTM. Với tư cách là nhà đầu tư có tổ chức, hoạtđộng đầu tư chứngkhoáncủa NHTM cũng là yếu tố trợ giúp cho việc tăng chất lượng và hiệu quả thị trường. Các NHTM thực hiện hoạtđộng đầu tư chứngkhoán trực tiếp hoặc thông qua hoạtđộng tự doanh củacác CTCK thuộc ngân hàng. Cho tới nay, chưa có một NHTM nào có chiến lược cụ thể đối với hoạtđộng đầu tư chứng khoán. Điều này được thể hiện qua danh mục đầu tư. Các NHTM là thành viên quan trọng củathịtrường đấu thầu tín phiếu kho bạc. Thịtrường đấu thầu Tín phiếu Kho bạc qua NHNN được đưa vào hoạtđộng từ năm 1994. Đây là một kênh huy động vốn rất quan trọng để đáp ứng kịp thời vốn cho Ngân sách Nhà nước nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Theo đó, tạo tiền đề cho phát triển TTCK. Đến nay, thịtrường đấu thầu Tín phiếu Kho bạc có 44 thành viên trong đó có 6 NHTM Nhà nước; 16 NHTM cổ phần. Trong năm 2002, NHNN đã tổ chức được 58 phiên đấu thầu Tín phiếu Kho bạc, tổng khối lượng trúng thầu Tín phiếu kho bạc đạt 7245 tỷ đồng trong đó thành viên tham gia chủ yếu vẫn là các NHTMNN, chiếm đến 97,2% tổng lượng trúng thầu. Đối với các NHTM việc đầu tư vào Tín phiếu Kho bạc không chỉ là một hình thức đầu tư đơn thuần mà còn là một hình thức dự phòng đảm bảo khả năng thanh khoản. Các NHTM tham gia đại lý phát hành Trái phiếu Chính phủ và là thành viên củathịtrường đấu thầu Trái phiếu Chính phủ. Trung tâm giao dịch chứngkhoán là đầu mối phát hành Trái phiếu Chính phủ thông qua hoạtđộng đấu thầu. Tính đến cuối năm 2003, Trung tâm đã tổ chức được 75 phiên với tổng khối lượng phát hành được là 3588 tỷ đồng. Tuy nhiên thành viên tham gia chủ yếu là các NHTMNN, các CTCK, NHTMCP. Các NHTM còn đầu tư vào trái phiếu công trình, trái phiếu đô thị tuy nhiên hầu như mới chỉ có một số NHTMNN là thực hiện còn các NHTM khác vẫn đứng ngoài cuộc. Đợt phát hành trái phiếu đô thịcủa TPHCM bắt đầu thực hiện từ đầu tháng 9/2003 với tổng mệnh giá là 1200 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm, lãi suất 9%/ năm. Trong số đó, NHNTVN và NHĐT&PTVN đã đăng ký mua 950 tỷ đồng, số còn lại 250 tỷ đồng do CTCK VCBS bảo lãnh phát hành cũng đã được khách hàng đăng ký mua hết. Thực hiện Luật các tổ chức tín dụng và chủ trươngcủa Chính phủ, các NHTMNN đã tham gia đầu tư vào cổ phiếu các doanh nghiệp, trong đó, khoảng 70% là đầu tư vào cổ phiếu củacác tổ chức tín dụng. Tuy nhiên danh mục đầu tư củacác NHTM chưa đa dạng và quy mô đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng. Một phần là do các NHTM còn tập trung ở cácthịtrường truyền thống, chưa chủ động tìm kiếm và đầu tư sang các lĩnh vực khác, mặt khác, tính tự chủ củacác NHTM còn chưa cao do sự quản lý chặt chẽ củacác cơ quan quản lý Nhà nước. Ngoài hoạtđộng đầu tư chứngkhoán trực tiếp, các NHTM có thể thực hiện hoạtđộng này thông qua nghiệp vụ tự doanh củacác CTCK thuộc ngân hàng. Theo nghị định 144/NĐ-CP, số vốn pháp định tối thiểu để các CTCK có thể hoạtđộng tự doanh là 12 tỷ đồng, đây là nguồn tài chính cơ bản đảm bảo hoạtđộng tự doanh của công ty. Hiện nay, cả 6 công ty chứngkhoáncủacác NHTM đều được cấp phép thực hiện nghiệp vụ này. Các CTCK mua chứngkhoán niêm yết và chứngkhoán không niêm yết. Tuy nhiên do hạn chế về vốn, lượng chứngkhoán còn hạn chế nên lượng chứngkhoán do các CTCK nắm giữ không nhiều. Các CTCK chia hoạtđộng tự doanh làm hai mảng: tự doanh trái phiếu và tự doanh cổ phiếu. [...]... là ngânhàng thanh toán đã thực hiện khá tốt cáchoạtđộng thanh toán đảm bảo cho các giao dịch củathịtrường NHNTVN đóng vai trò là ngânhàng giám sát của công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoánViệtNam ( VF1 ) Như vậy, cáchoạtđộngcủa NHTM trên TTCK đã góp phần quan trọng cho sự phát triển của TTCK cũng như củacác NHTM thông qua sự đa dạng và mở rộng cáchoạtđộng kinh doanh chứng khoán. .. tốt đẹp Các NHTM đã tham gia gần như đầy đủ các loại hình hoạtđộngcủathịtrường Cụ thể như sau: Thứ nhất, hoạtđộng phát hành chứng khoán: Các NHTM đã tạo lập được lượng hàng hóa quan trọng cho thịtrường qua việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu Cácchứngkhoán này có chất lượng khá tốt và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Ngânhàng ĐT& PT ViệtNam đã niêm yết hai loại trái phiếu trên thịtrường tập... trò ngânhàng giám sát thìngânhàng phải đáp ứng các điều kiện sau: Phải được NHNN ViệtNam cấp giấy phép thành lập và hoạt động; được UBCKNN cấp giấy phép hoạtđộng lưu ký chứng khoán, là ngânhàng độc lập với công ty quản lý quỹ, không sở hữu bất kỳ tài sản nào của QĐTCK Khi thực hiện nghiệp vụ này, cácngânhàng có thể đảm bảo quyền lợi cho người đầu tư vào các quỹ, nâng cao hiệu quả hoạtđộng của. .. Kho bạc Hoạtđộng này nhằm đáp ứng khả năng thanh khoản cho cácngânhàng Hơn nữa, cácngânhàng còn đầu tư vào các cổ phiếu theo hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần Bằng việc nắm giữ cácchứng khoán, NHTM đã thực hiện đa dạng hóa tài sản và góp phần tăng tính thanh khoản cho cácchứng khoán, tạo hiệu quả cho hoạtđộngcủa TTCK Thứ ba, hoạtđộng đại lý, bảo lãnh phát hành của NHTM đã hỗ trợ các tổ... khai thác tối đa vốn điều lệ của mình cộng với sự hỗ trợ củangânhàng mẹ, thực hiện hoạtđộng tự doanh mua lại trái phiếu chính phủ, trái phiếu ngânhàng và đã thực hiện bán lại trên thịtrường thứ cấp Trong khi đó, hoạtđộng tự doanh cổ phiếu chưa thực sự tương xứng với quy mô và tầm hoạtđộngcủacác CTCK của NHTM Nhìn chung, do đánh giá, nhận định và chiến lược kinh doanh của từng công ty là khác... yếu qua các tạp chí, chuyên san hoặc các Website Một số các NHTM đã thực hiện tư vấn cổ phần hóa, tư vấn tài chính doanh nghiệp Các CTCK củangânhàng đều tổ chức tư vấn đầu tư chứngkhoán cho khách hàng thông qua việc phát các bản phân tích đánh giá về thịtrường và hoạtđộngcủacác công ty niêm yết Đa số các công ty như BSC ,VCBS đã có trang Web cập nhật cácthường xuyên các thông tin để các nhà... pháp đinh của quỹ( 8 tỷ đồng) Quỹ này huy động khoảng 300 tỷ đồng để thực hiện việc đầu tư chứngkhoán qua danh mục đa dạng nhằm giảm rủi ro và đem lại mức sinh lời cao cho các nhà đầu tư vào quỹ 2.2.2.7 Cáchoạtđộng khác Hoạtđộng lưu ký chứngkhoán hiện nay do các thành viên lưu ký thực hiện Đến nay, có 5 NHTM và các CTCK được cấp giấy phép thực hiện hoạtđộng này, trong đó có 2 NHTM ViệtNam là NHĐT&... tin chứngkhoánhàng tuần cung cấp cho khách hàng và đưa lên trang Web thông tin về thịtrường được khách hàng đánh giá cao Cho đến nay, hầu hết các CTCK của cácngânhàng đã có bản tin cập nhật, phân tích, bình luận cho từng phiên giao dịch Tuy nhiên, hoạtđộng tư vấn đầu tư chứngkhoáncủacác công ty hiện nay vẫn được đánh giá là chưa đáp ứng được nhu cầu nhà đầu tư 2.2.2.5 Hoạtđộng môi giới chứng. .. ty quản lý quỹ Đồng thời cácngânhàng có thể thu phí với tư cách là người tham gia thành lập công ty quản lý qũy hoặc với tư cách là người bảo quản tài sản Mới đây, NHNTVN đã thực hiện vai trò là Ngânhàng giám sát cho công ty quản lý quỹ VF1 2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠTĐỘNGCỦACÁC NHTM TRÊN TTCK VIỆTNAM 2.3.1 Kết quả đạt được Từ những phân tích trên cho thấy, cáchoạtđộngcủa NHTM trên TTCK bước đầu đã đạt... để điều chỉnh cáchoạtđộng cụ thể thì chưa đầy đủ và thiếu tính đồng bộ Các NHTM hoạtđộngtrên TTCK đồng thời phải chịu sự điều tiết của nhiều văn bản pháp luật mà đôi khi có sự mâu thuẫn, trùng chéo Điều này gây cản trở sự tham gia của NHTM trên TTCK Thứ hai, sự kém phát triển của TTCK ViệtNam TTCK ViệtNam đang trong giai đoạn phát triển bước đầu, các chủ thể hoạtđộngtrênthịtrường còn chưa . THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TTCK VIỆT NAM Nhận. 2.2.2.2. Hoạt động đầu tư chứng khoán Hoạt động đầu tư chứng khoán được xem là hoạt động quan trọng của các NHTM. Với tư cách là nhà đầu tư có tổ chức, hoạt động