Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
103,66 KB
Nội dung
Luận văn tốt nghiệp TỔNGQUANVÀNHỮNGĐẶCĐIỂMVỀCÔNGTYDỆTMINHKHAI I.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNGTYDỆTMINHKHAI Tên côngty : CôngtydệtMinhKhai Tên giao dịch : MIKHATEX Trụ sở chính : 423 MinhKhai , Hai Bà Trưng , Hà Nội - Điện thoại : 04.8624271 - Fax : 04.8624255 - Emai : mikhaitex@fpt.com Chức năng nhiệm vụ của côngty - Sản xuất các sản phẩm dệt thoi vàdệt kim, sản phẩm may mặc và sản phẩm liên doanh phục vụ cho nhu cầu trong nước và thị trường xuất khẩu. - Được nhập khẩu nguyên liệu, máy móc, thiết bị, phụ tùng ngành dệt may mặc phục vụ cho nhu cầu sản xuất của côngtyvà thị trường. - Được làm uỷ thác xuất nhập khẩu cho các đơn vị có nhu cầu. - Được hợp tác liên doanh, làm đại lý, đại diện mở cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của côngtyvà sản phẩm liên doanh với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. CôngtydệtMinhKhai được khởi công xây dựng từ cuối những năm 1960, đầu những năm 1970 đã trải qua những giai đoạn phát triển rất phức tạp, cụ thể như sau: 1.Giai đoạn 1970-1980 Đây là giai đoạn côngty mới thành lập và đi vào hoạt động, trong thời gian này côngty đã gặp rất nhiều khó khăn do nhà xưởng xây dựng chưa 1 Luận văn tốt nghiệp hoàn chỉnh, thiết bị do Trung Quốc viện trợ về lắp đặt không đồng bộ, số máy ban đầu của côngty chỉ có 260 máy dệt thoi khổ hẹp của Trung Quốc, tài sản cố định của côngty khi đó mới có gần 3 triệu đồng. Năm 1975 là năm đầu tiên côngty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, côngty mới chỉ đạt: - Giá trị tổng sản lượng gần 3 triệu đồng - Sản phẩm chủ yếu là khăn bông các loại 2.Giai đoạn 1980-1990 Trong thời gian này, côngty đã có một số thay đổi đó là: Năm 1983, côngty đổi tên thành Nhà máy dệtMinhKhaivà được thành phố đầu tư thêm cho một dây chuyền dệt kim đan dọc của CHDC Đức (cũ) để dệt các loại vải tuyn, rèm, valide. Côngty cũng đã tập chung đầu tư theo chiều sâu, đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất, bằng mọi biện pháp kinh tế và kỹ thuật đưa dần toàn bộ máy móc thiết bị đi vào hoạt động, phục vụ sản xuất, nhờ đó côngty đã nâng cao được chất lượng sản phẩm. Năm 1983 được sự giúp đỡ của UNIMEX Hà Nội côngty bắt đầu xuất khẩu khăn ăn sang Nhật Bản và từ đó thị trường Nhật Bản trở thành thị trường chủ yếu của công ty, lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này ngày càng lớn, thị phần của côngty trong thị trường Nhật Bản ngày càng lớn. 3.Giai đoạn 1990 đến nay Đây là giai đoạn côngty gặp nhiều khó khăn nhất, những thách thức khắc nghiệt nhất. Bước sang năm 1998, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực và trên thế giới, côngtydệtMinhKhai lại phải đối mặt với thử thách to lớn về tài chính và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thị trường chủ yếu của côngty là Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng to lớn của cuộc khủng hoảng tài chính. Tuy vậy côngty cũng từng bước khắc phục và đi vào ổn định sản xuất. 2 Luận văn tốt nghiệp Nhìn lại quá trình gần 30 năm xây dựng và phát triển của công ty, tuy có lúc thăng trầm, song côngty vẫn đạt được một số thành tựu đáng kể góp phần vào phát triển đất nước. Điều này được thể hiện thông qua kết quả như sau: - Giá trị tổng sản lượng năm 1975 côngty mới chỉ đạt được 3.045 triệu đồng, năm 2004 đã đạt 78.085 triệu đồng. - Doanh thu đạt 3,75 tỷ đồng năm 1975, năm 1990 đạt 18,5 tỷ đồng, năm 2004 đã đạt 97.287 tỷ đồng. - Kim ngạch xuất khẩu năm 1990 đạt 1.635.666 USD, năm 1997 đạt 3.588.397 USD và đến năm 2004 đạt 5.109.900 USD. - Nộp ngân sách năm đầu tiên gần 68 triệu đồng, năm 1990 nộp 525,9 triệu đồng, năm 1997 nộp 1.534,8 triệu đồng. II. ĐẶCĐIỂM KINH TẾ- KỸ THUẬT CỦA CÔNGTYDỆTMINHKHAI 1. Đặcđiểmvề tổ chức bộ máy của côngty Để thích ứng với cơ chế thị trường phức tạp và hay biến động, với địa bàn hoạt động rộng và để thực hiện tốt các mục tiêu , nhiệm vụ được giao, côngty đã sử dụng mô hình tổ chức trực tuyến chức năng. Đây là kiểu cơ cấu được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp nhà nước hiện nay. Trong cơ cấu này các chức năng được chuyên môn hoá hình thành lên các phòng ban. Cụ thể là: 3 Luận văn tốt nghiệp Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức quản lý của côngtydệtMinh Khai. Giám đốc côngty Giám đốc côngty Phó GĐ sản xuất Phó GĐ kỹ thuật Phòng kế hoạch thị trường Phòng kỹ thuật Phòng tài vụ Phòng tổ chức - bảo vệ Phòng hành chính PX tẩy nhuộm PX dệt thoi PX tẩy nhuộm PX hoàn thành Quản trị gia cấp cao của côngty gồm có giám đốc và hai phó giám đốc: • Giám đốc : Là người đứng đầu công ty, bảo vệ quyền lợi cho cán bộ công nhân viên, phụ trách chung về mọi vấn đề của côngty • Phó giám đốc sản xuất : Chịu trách nhiệm quản lý điều hành quá trình sản xuất, chỉ đạo sản xuất theo kế hoạch và chỉ đạo kế hoạch tác nghiệp các phân xưởng. • Phó giám đốc kỹ thuật : Chịu trách nhiệm quản lý kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, quản lý nguồn cung cấp điện, nước, than, phục vụ cho sản xuất. Chỉ đạo việc xây dựng các định mức vật tư vàquản lý việc thực hiện an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp. • Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị : • Các phòng ban : • Phòng tổ chức – hành chính : Giúp giám đốc xây dựng mô hình tổ chức sản xuất vàquản lý trong công ty. Quản lý số lượng và chất lượng cán bộ công nhân viên. Sắp sếp đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty, xây dựng quản lý quỹ tiền lương và các định mức lao động, bảo vệ an ninh trật tự trị an nội bộ, 4 Luận văn tốt nghiệp thực hiện công tác chữa bệnh tại chỗ, chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên. • Phòng kỹ thuật : Tham mưu giúp giám đốc quản lý các công tác kỹ thuật của công ty. Nghiên cứu thực hiện các chủ trương và biện pháp kỹ thuật, áp dụng khoa học và kỹ thuật tiên tiến trong thiết kế thủ sản phẩm và đưa công nghệ mới vào sản xuất. Quản lý các máy móc thiết bị, kiểm tra phụ tùng chi tiết máy móc… • Phòng kế hoạch thị trường : Có chức năng tham mưu cho giám đốc trong công tác xây dựng và chỉ đạo kế hoạch sản xuất, xuất nhập khẩu, kỹ thuật, tài chính trong công ty. Xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch giá thành sản phẩm. Xây dựng và triển khai kế hoạch nghiên cứu khảo sát thị trường và đề xuất với giám đốc các giải pháp cụ thể trong kinh tế đối ngoại. • Phòng tài vụ : Phòng tài vụ có chức năng giúp giám đốc về lĩnh vực thống kê, kế toán tài chính, đồng thời có trách nhiệm theo dõi kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch thu chi tiền và hạch toán kinh tế nhằm giảm chi phí nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. • Các phân xưởng : Có nhiệm vụ sản xuất một loại sản phẩm hoặc một bộ phận sản phẩm, hoặc hoàn thành một giai đoạn trong quá trình sản xuất. Tóm lại, cơ cấu tổ chức quản lý của côngtydệtMinhKhai được tổ chức tương đối gọn nhẹ. Các phòng ban, phân xưởng đều có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và có mối quan hệ chặt chẽ qua lại với nhau tạo nên sự thống nhất trong công ty. Với bộ máy quản lý đó côngty có được sự năng động để theo kịp với cơ chế mới của thị trường, giúp côngty có thể 5 Luận văn tốt nghiệp đứng vững và phát triển hơn trong tương lai và trong môi trường kinh doanh đầy biến động. 2. Đặcđiểmvề sản xuất của công ty. Xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế của công ty, cơ cấu sản xuất của côngty được tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2 : Sơ đồ về cơ cấu sản xuất của côngtydệtMinhKhai Cơ cấu sản xuất của côngty PX dệt thoi PX hoàn thành PX tẩy nhuộm PX dệt kim Kho sợi Kho trung gian Kho thành phẩm 6 Luận văn tốt nghiệp Theo sơ đồ trên ta thấy cơ cấu sản xuất của côngty được tổ chức thành 4 phân xưởng: • Phân xưởng dệt thoi: Thực hiện các công việc chuẩn bị cho trục dệtvà xuốt sợi ngang đưa vào máy dệt thành khăn bán thành phẩm theo quy trình sản xuất khăn bông. • Phân xưởng tẩy nhuộm: Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn tẩy nhuộm sấy khô và định hình các loại khăn bông, vải tuyn. • Phân xưởng dệt kim: Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn chuẩn bị các bôbin sợi mắc lên máy để dệt thành vải tuyn mộc theo quy trình công nghệ sản cuất màn tuyn. • Phân xưởng hoàn thành: Thực hiện các công đoạn cắt, máy, kiểm tra đóng gói đóng kiện các sản phẩm khăn bông và cắt kiểm các loại vải tuyn vải nối vòng theo quy trình sản xuất. Nhìn chung cơ cấu sản xuất của côngty được bố trí khá đơn giản, trong các phân xưởng trên thì phân xưởng tẩy nhuộm và phân xưởng hoàn thành có vị trí quan trọng hơn. 3. Đặcđiểmvề sản phẩm của côngtyCôngtydệtMinhKhai chuyên sản xuất các sản phẩm vải như: khăn ăn, khăn mặt, khăn tắm, thảm chùi chân, áo choàng tắm, khăn nhà bếp các loại, vải tuyn và màn tuyn. Sảm phẩm của côngty phong phú về chủng loại nhờ có hệ thống máy móc thiết bị đa dạng như máy dệt Trơn, máy dệt Dobby, máy dệt Jacquard và các máy nhuộm khác. Việc thay đổi mãu mã rất nhanh chóng nhờ có hệ thống phần mềm thiết kế và các máy dệt kiếm điện tử. Tuy giá bán của côngty hiện nay không ở mức độ thấp của thị trường nhưng vẫn được thị trường chấp nhận vì chất lượng sản phẩm ổn định và đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. 7 Luận văn tốt nghiệp Sản phẩm của côngty qua các năm từ 2001-2004 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Sản phẩm chủ yếu của côngty từ năm 2001- 2004 TT Danh mục sản phẩm Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Kg sản phẩm Tỷ lệ % Kg sản phẩm Tỷ lệ % Kg sản phẩm Tỷ lệ % Kg sản phẩm Tỷ lệ % 1 Khăn ăn các loại 655.200 67,12 516.800 50,85 419.000 33,04 702.000 39,38 2 Khăn dùng cho gia đình 120.000 12,29 120.000 11,80 180.000 14,20 180.000 10,10 3 Khăn Dobby 96.000 9,44 96.000 7,57 150.000 8,41 4 Khăn Jacquard 60.000 6,14 120.000 11,80 250.000 19,71 300.000 16,82 5 Áo choàng tắm 3.000 0,29 5.000 0,39 3.000 0,17 6 Màn tuyn và vải tuyn 141.000 14,45 130.500 15,82 318.000 25,09 447.600 25,12 Tổng sản phẩm 976.200 100,00 1.016.260 100,00 1.268.000 100,00 1.782.600 100,00 Nguồn : Phòng kế hoạch- thị trường CôngtydệtMinhKhai 4. Đặcđiểmvề thị trường. Thị trường tiêu thụ chủ yếu của côngty là xuất khẩu chiếm 85% doanh thu. Trong đó lớn nhất là Nhật Bản chiếm trên 90% (khoảng 93,5%) kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Đây là thị trường truyền thống của công ty, người dân Nhật Bản có mức sống cao do vậy họ cũng yêu cầu về chất lượng và mẫu mã sản phẩm cũng cao hơn. Điều đó được thể hiện qua biểu đồ sau: Những năm gần đây côngty mở rộng được thị trường xuất khẩu sang Mỹ EU, một số nước Châu á như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc nhưng kim ngạch còn ở mức khiêm tốn. Thị trường nội địa kém phát triển vì mức độ sử dụng sản phẩm trong nước không cao tuy hiện nay trình độ tiêu dùng đã nâng cao nhưng chỉ ở 8 Luận văn tốt nghiệp các khu vực đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Các sản phẩm sản xuất cho thị trường nội địa không có nhiều vì giá không phù hợp với thu nhập của đa phần người tiêu dùng. Côngty chủ yếu bán các sản phẩm không xuất khẩu được với giá thấp để thu hồi nguyên liệu đầu vào. Gần đây côngty đã ký hợp đồng cung cấp sản phẩm với các siêu thị ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, tiếp cận với nhu cầu của bộ phận người tiêu dùng có thu nhập cao làm nền tảng cho việc khai thác thị trường nội địa trong thời gian tới. 5. Đặcđiểmvề trang thiết bị máy móc, nguyên liệu sản xuất. a) Đặcđiểmvềcông nghệ , trang thiết bị máy móc. Côngty hiện đang vận hành 2 loại hình công nghệ là công nghệ dệt thoi sản xuất khăn bông vàcông nghệ dệt kim đan dọc sản xuất vải tuyn, màn tuyn. Với hệ thống thiết bị bao gồm các loại thiết bị chính sau: • Nhóm thiết bị dệt thoi có: . Máy dệt thoi khổ rộng 1,1m : 222 chiếc . Máy dệt thoi khổ rộng 1,8m : 52 chiếc . Máy dệt kiếm khổ rộng 2,6m : 20 chiếc . Máy dệt kiếm khổ rộng 1,8m : 20 chiếc . Và các thiết bị chuẩn bị dệt . • Nhóm thiết bị dệt kim : . Máy dệt kim đan dọc : 18 chiếc . Máy mắc sợi : 2 chiếc • Nhóm thiết bị tẩy nhuộm : 9 Luận văn tốt nghiệp . Nồi nấu : 3 chiếc . Máy nhuộm sợi : 1 chiếc . Máy nhuộm khăn : 5 chiếc . Máy sấy định hình : 3 chiếc . Các thiết bị phụ trợ … • Nhóm thiết bị may : . Máy may 1 kim: 110 chiếc . Máy may chỉ tết, vắt sổ : 18 chiếc Trong hệ thống thiết bị của côngty chủ yếu là các thiết bị do Trung Quốc và một số nước XHCN trước đây chế tạo từ năm 1965-1980. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường và chiến lược kinh doanh của công ty, trong những năm gần đây côngty đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư mua sắm một số loại thiết bị hiện đại được thể hiện qua bảng sau: 10 [...]... như các doanh nghiệp trong ngành dệt khác, côngtydệtMinhKhai cũng có số lao động nữ chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng số lao động của toàn côngty ( chiếm khoảng 79,5% ) Điều đó tạo cho côngty một số thuận lợi trong sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số mặt hạn chế ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của côngty Mặc dù vậy, côngtydệtMinhKhai vẫn tạo mọi điều kiện cho đội... bao gồm những người hiểu biết, có tay nghề, biết xử lý tình huống xảy ra III TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ XUẤT KHẨU CỦA CÔNGTY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 1 Tình hình sản xuất kinh doanh của công tyCôngtydệtMinhKhai là đơn vị lớn của ngành công nghiệp Hà Nội, nhiệm vụ chủ yếu của côngty là sản xuất các loại khăn phục vụ cho xuất khẩu Trong thời gian đầu mới đi vào hoạt động sản xuất, côngty gặp... 5.164.000 100 Tổng KNXK Nguồn : Phòng kế hoạch thị trường Công tydệtMinhKhai 19 Luận văn tốt nghiệp Giá trị kim ngạch xuât khẩu theo thị trường của côngty năm 2004 được thể hiện qua biểu đồ sau: *Thị trường Nhật Bản Nhật Bản là thị trường truyền thống của côngtyvà cũng là một trong những thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam Côngty đã thiết lập và duy trì mối quan hệ làm ăn... qua một số các côngty thương mại trung gian trong nước như tôngcôngtydệt may Việt Nam Vinatex, tổngcôngty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Arexport Do vậy, côngty không khai thác hết được thị trường này do không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thiếu sự hiểu biết về nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng Do đó, để mở rộng thị trường xuất khẩu sang EU đòi hỏi côngty phải quan tâm đến công tác nghiên... để mở rộng sang các thị trường khác, tuy nhiên vẫn ở mức thấp Do đó , côngty cần có các giải pháp nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu gián tiếp Trên đây là khái quát vềcôngtyvà tình hình sản xuất kinh doanh cũng như tình hình về hoạt động xuất khẩu của công tydệtMinhKhai trong một vài năm qua.Trong những năm tới côngty cần có những biện pháp thích hợp để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của... phương thức xuất khẩu Công tydệtMinhKhai tiến hành xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài theo 2 phương thức: - Xuất khẩu trực tiếp cho các siêu thị và các côngty thương mại tại Nhật Bản có nhu cầu 23 Luận văn tốt nghiệp - Xuất khẩu gián tiếp thông qua các côngty thương mại trung gian trong nước và ngoài nước Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu của công tydệtMinhKhai (từ năm 2000-2004)... sản xuất 2 Tình hình xuất khẩu của côngty trong những năm qua Trong những năm qua, doanh thu xuất khẩu của côngtydệtMinhKhai luôn chiếm một tỷ trọng lớn từ 80-85% trong tổng doanh thu của côngty hàng năm Chính vì vậy, hoạt động xuất khẩu được coi là hoạt động quan trọng nhất của côngty Điều đó được thể hiện như sau: Bảng 5: Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu trong tổng doanh thu Chỉ tiêu đơn vị năm... trong nước thường cung cấp nguyên liệu sợi 100% cotton cho côngtynhưng với số lượng và chất lượng còn hạn chế Đây là một khó khăn đối với côngty vì giá cả nhập khẩu cao nên lợi nhuận mà côngty thu được chưa lớn, hơn thế giá trị gia công chiếm tỷ lệ lớn, các hợp đồng gia công không ổn định… 6 Đặcđiểmvề lao động - Yếu tố lao động có ý nghĩa quan trọng đối sản xuất, khả năng cạnh tranh xuất khẩu của... thiết bị và trình độ công nghệ của côngty Cán bộ quản lý trong côngty đóng vai trò rất lớn trong việc đẩy mạnh hoạt động của toàn côngty Tuy nhiên đội ngũ cán bộ quản lý này còn thiếu, trình độ quản lý chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý của côngty Điều kiện lao động còn độc hại, dễ phát sinh bệnh nghề nghiệp Với môi trường làm việc của công nhân dệt là tiếng ồn lớn, bụi vải cao và tiếp... khẩu vào thị trường Châu Á Đơn vị : USD Thị trường Châu Á GTKNXK Tỷ trọng (%) Tổng KNXK Năm 2000 Năm 2001 152.700 4.56 3.281.900 187.459 3.94 4.301.000 Năm 2002 193.590 4.5 4.302.000 Năm 2003 Năm 2004 141.345 3.23 4.376.000 79.329 1.42 5.164.000 Nguồn:Phòng kế hoạch thị trường – CôngtydệtMinhKhai Như vậy, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Châu Á của côngty không ổn định và có xu hướng giảm sút Công . nghiệp TỔNG QUAN VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ CÔNG TY DỆT MINH KHAI I.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DỆT MINH KHAI Tên công ty : Công ty dệt Minh Khai. đồng. II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY DỆT MINH KHAI 1. Đặc điểm về tổ chức bộ máy của công ty Để thích ứng với cơ chế thị trường phức tạp và hay