1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HOÀN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRẺ

36 530 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 38,06 KB

Nội dung

1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp HOÀN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRẺ I. Định hướng mục tiêu giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ của Nhà nước ta trong những năm tới 1. Quan điểm Nước ta bước vào thực hiện 2 năm cuối của kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 và chuẩn bị bước tiếp sang kế hoạch 5 năm 2010 – 2015 trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang được đẩy nhanh, cuộc khủng hoảng tài chính tiếp tục lan rộng tới phạm vi và quy mô lớn hơn trong khi sức ép về việc làm vẫn lớn, thị trường lao động chưa phát triển…đặt ra cho Việt Nam những cơ hội to lớn để phát triển đồng thời cũng như kéo theo những khó khăn, thách thức không nhỏ. Quan điểm của chiến lược việc làm đên 2015 được xây dựng dựa trên các quan điểm chỉ đạo cơ bản: - Tập trung đảm bảo việc làm cho người lao động và phải coi đó là điều kiện để ổn định và phát triển xã hội, tạo việc làm phải được coi là một ưu tiên, một yêu cầu không thể thiếu trong khi xây dựng các chương trình – dự án đầu tư và các Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của các Bộ ngành, các địa phương và các doanh nghiệp 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi, đồng thời khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế mọi người dân và các đối tác nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm, thúc đẩy các khu vực kinh tế phát triển, đặc biệt là vùng nông thôn và khu vực tư nhân nhằm thu hút thêm nhiều lao động. - Không ngừng nâng cao chất lượng việc làm, gắn tạo việc làm với tăng năng suất lao động, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Gắn đào tạo với sử dụng lao động, đào tạo với việc làm. - Phát triển thị trường lao động và nâng cao vai trò thị trường lao động trong giải quyết việc làm, việc làm phải được giải quyết trên cơ sở tuân thủ các quy luật của thị trường. Tăng cường vai trò điều tiết và vai trò bà đỡ cho các đối tượng yếu thế trên thị trường lao động của Nhà nước, mở rộng sự tham gia của các tổ chức xã hội và của người dân. Là một bộ phận chính của lực lượng lao động, lao động trẻ cũng chịu ảnh hưởng mạnh của những quan điểm trên. Hơn nữa, với quan điểm thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng CNXH, Đảng luôn đặt thanh niên ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực đảm bảo cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Sự nghiệp chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp người vừa hồng vừa chuyên. “Theo tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là trách nhiệm của riêng hệ thống chính trị của Đảng” vai trò quan trọng của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh mà còn là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội. 2. Mục tiêu Mục tiêu tổng quát giải quyết việc làm cho lao động trẻ đến năm 2015 coi phát triển dạy nghề là một biện pháp quan trọng trong phát triển NNL nhằm phát huy lợi thế của nước ta để phát triển kinh tế, ổn định xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Đầu tư cho dạy nghề là đầu tư cho phát triển, bảo đảm phát triển kinh tế xã hội bền vững. Nâng cao chất lượng, mở rông quy mô, đảm bảo sự phù hợp với cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo và nâng cao hiệu quả dạy nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đặc biệt là đội ngũ lao động có kỹ năng tay nghề cao đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần phân luồng sau THCS, THPT, phổ cập dạy nghề cho thanh niên và người lao động. Đẩy nhanh chất lượng dạy nghề đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của lao động Việt Nam trong quá trình hội nhập. Để đạt được các mục tiêu chiến lược nêu trên, công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động trẻ trong giai đoạn tới (2009 – 2015) cần tập trung vào một số mục tiêu chủ yếu sau: - Mở rộng mạng lưới dạy nghề, dạy nghề tại chỗ cho thanh niên nông thôn, thanh niên là người dân tộc thiểu số, dạy nghề cho thanh niên trong thời gian tại ngũ và đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự. 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Tiếp tục đổi mới dạy nghề nhằm tăng quy mô để đến năm 2010 nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo tay nghề đạt 30 – 32%, mở rộng cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo, nâng cao chất lượng và hiệu quả, tạo chuyển biến cơ bản về dạt nghề, gắn dạy nghề với giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng dạy nghề đạt trình độ của khu vực và thế giới, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của lao động Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, đảm bảo công bằng về cơ hội tham gia học nghề của các nhóm đối tượng khác nhau. - Trang bị nhân thức đúng đắn cho thanh niên về tầm quan trọng của học nghề, việc làm, nâng cao tính tích cực, chủ động của lao động trẻ trong việc nâng cao trình độ nghề nghiệp, xây dựng định hướng nghề nghiệp đúng đắn cho lực lượng này, đặc biệt là với học sinh phổ thông, thanh niên khu vực đô thị, định hướng phân luồng đào tạo để khoảng 25% vào Cao đẳng, Đại học, 75% tham gia học nghề - Giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới, phấn đấu giải quyết việc làm cho lao động trẻ đạt 80% tổng số lao động được giải quyết việc làm, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 1,6 triệu lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống dưới 5%, ưu tiên đối với lao động trẻ thuộc diện gia định nghèo, vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, bộ đội xuất ngũ, dân tộc thiểu số… - Phát triển hệ thống dịch vụ việc làm, tư vấn nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên hỗ trợ đầu tư nâng cao năng lực và hiện đại hóa 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Trung tâm GTVL và dạy nghề trọng điểm của đoàn thanh niên, tập huấn 60.000 lượt cán bộ đoàn các cấp về tư vấn học nghề, việc làm, tỷ lệ thanh niên được tiếp cận thông tin tư vấn, giới thiếu việc làm đạt 50% vào năm 2010 và 75% vào năm 2015 - Hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên vay vốn học nghề, tạo việc làm và đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo các chính sách hiện hành của Nhà nước, bình quân đưa 10.000 lao động / năm đi lao động ở nước ngoài, tăng tỷ lệ lao động có nghề trong số lao động xuất khẩu lên 65% vào năm 2010. - Hỗ trợ trực tiếp cho lao động trẻ học nghề và tự tạo việc làm 100% thanh niên có nhu cầu lấp nghiệp được cung cấp kiến thức khởi sự doanh nghiệp. 3. Phương hướng Để giải quyết được những vấn đề đặt ra trong giải quyết việc làm cho lao động trẻ, phương hướng cơ bản thực hiện các mục tiêu chiến lược đến năm 2015 là: - Có bước chuyển căn bản từ giải quyết việc làm theo số lượng sang tập trung nâng cao chất lượng việc làm, đảm bảo giải quyết việc làm hiệu quả hơn, ổn định và bền vững hơn; - Gắn chiến lược việc làm cho lao động trẻ với chiến lược việc làm nói chung của cả nước và các chiến lược phát triển doanh nghiệp, phát triển các tập đoàn kinh tế, đảm bảo việc làm ổn định, có thu nhập cao; 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Gắn giải quyết việc làm với Chiến lược phát triển các ngành và lĩnh vực, đặc biệt là du lịch,dịch vụ, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát triển khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển làng nghề, nâng cao chất lượng việc làm khu vực phi kết cấu và nâng cao chất lượng đào tạo lao động trẻ để góp phần chuyển dần lao động từ khu vực nông nghiệp sang các khu vực khác đem lại giá trị sức lao động cao hơn; - Quy hoạch công tác đào tạo nghề cho lao động trẻ, nâng cao nhận thức và định hướng nghề nghiệp cho lực lượng lao động này, đặc biệt là cho nhóm mới bước vào tuổi lao động (15 – 19 tuổi). II. Các nhóm giải pháp 1. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế Chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô là một trong những yếu tố quan trọng có tính chất quyết định để ổn định và tạo nhiều việc làm cho lao động trẻ, đặc biệt là cho số lao động mới gia nhập thị trường lao động hàng năm. Đó là hệ thống chính sách đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô để duy trì tăng trưởng kinh tế cao và trên diện rộng, nâng cao chất lượng tăng trưởng (tăng năng suất lao động, khả năng và hiệu quả cạnh tranh của nền kinh tế), đảm bảo quy mô và điều chỉnh cơ cấu đầu tư toàn xã hội trong GDP, giảm thiểu tác động tiêu cực và rủi ro của cải cách thể chế, khủng hoảng kinh tế, lạm phát và thiên tai, bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của Nhà nước… 1.1. Các chính sách tăng trưởng kinh tế tạo việc làm Các chính sách cần tập trùng vào giải phóng sức sản xuất, giải phóng sức lao động, phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là những ngành, lĩnh vực có khả năng thu hút nhiều lao động, cụ thể là: 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Phát triển các vùng kinh tế động lực, trọng điểm ở 3 miền (Bắc, Trung và phía Nam), phát triển các ngành kinh tế hiện đại, mũi nhọn, đi đầu trong quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa và đóng góp tỷ trọng lớn cho xuất khẩu; sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là các doanh nhân, các nhà quản lý giỏi và lao động kỹ thuật trình độ cao. Đây là tầng kinh tế đòi hỏi đầu tư theo chiều sâu, áp dụng công nghệ cao sử dụng nhiều vốn; có nhu cầu lớn thu hút lao động được đào tạo ở các bậc Đại học, dạy nghề trình độ cao (Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề), rất có lợi thế đối với lao động thanh niên. - Tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, đặc biệt là về mặt bằng, tiếp cận tín dụng chính thức, chính sách thuế, đào tạo chủ doanh nghiệp, bảo hộ thu nhập và tài sản hợp pháp của mọi công dân…nhằm phát triển mạnh khu vực dân doanh, trước hết là phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; phấn đấu đến năm 2010 cả nước có khoảng 500 ngàn doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 200 người dân có 1 doanh nghiệp; đặc biệt coi trọng phát triển kinh tế dịch vụ, nhất là dịch vụ cao cấp (tài chính, ngân hàng, kiểm toán, du lịch…). Đây là tầng kinh tế đòi hỏi đầu tư ở mức trung bình, áp dụng công nghệ sử dụng nhiều lao động, sử dụng lao động kỹ thuật trình độ lành nghề, rất phù hợp với lao động thanh niên đã qua đào tạo, nhất là đào tạo nghề chính quy. - Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn theo hướng Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa, để giải quyết việc làm tại chỗ và di chuyển lao động thanh niên ra khỏi khu vực nông nghiệp , nông thôn. 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp + Tạo việc làm tại chỗ cho lao động thanh niên bằng các biện pháp phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao trên cơ sở phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, nhất là áp dụng công nghệ sinh học, đưa giống mới (cây con) có năng suất cao vào nông nghiệp; kết hợp áp dụng công nghệ tiên tiến phù hợp cho nông dân ở các vùng chậm phát triển; quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp và đồng ruộng, đồng thời hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, hợp tác xã, các làng nghề truyền thống, khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ tại chỗ; khuyến khích và hỗ trợ đầu tư để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hình thành các khu công nghiệp nhỏ ở nông thôn. + Di chuyển một phần đáng kể lao động thanh niên nông thôn ra khỏi nông nghiệp bằng các biện pháp đào tạo nghề trình độ cao, trình độ làng nghề cho lao động thanh niên có sức khỏe, có trình độ văn hóa để cung ứng cho các vùng kinh tế động lực, các khu công nghiệp, khu du lịch và dịch vụ, cho xuất khẩu lao động … - Mở rộng và phát triển thị trường lao động nước ngoài. Xây dựng chiến lược và tăng đầu tư mở rộng thị trường xuất khẩu lao động sang các khu vực, các nước phù hợp với lao động Việt Nam; tập trung đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động, nhất là về tay nghề, ngoại ngữ, pháp luật, rèn luyện sức khỏe, ý thức tự vươn lên trong cơ chế thị trường; xây dựng hệ thồng pháp luật về xuất khẩu lao động để đảm bảo các bên giao dịch thực hiện theo hợp đồng được thuận lợi, chống tiêu cực; sắp xếp, đổi mới và đầu tư 20 doanh nghiệp Nhà nước xuất khẩu lao động mạnh, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập thị trường lao động quốc tế; mở rộng khu vực tư nhân tham gia xuất khẩu lao động. 1.2. Chính sách kích cầu và cơ chế huy động các nguồn vốn đầu tưu toàn xã hội cho phát triển sản xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tăng đầu tư toàn xã hội là điều kiện quyết định nhất để tái sản xuất mở rộng, phát triển quy mô và nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế , tạo nhiều việc làm. Giai đoạn 2006 -2010 cần đảm bảo đầu tư toàn xã hội trong GDP khoảng 36 -38%. Trong đó tập trung vào: - Huy động tối đa nguồn tiết kiệm trong dân đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Hiện nay, theo đánh giá của các nhà kinh tế nguồn vốn trong dân là rất lớn (khoảng 40 ngàn tỷ đồng), trong những năm tới nguồn này có khả năng tăng. Tuy nhiên, hiện nay vốn trong dân chủ yếu đầu tư vào bất động sản, mua sắm hàng hóa có giá trị cao. Để huy động tối đa nguồn này cần áp dụng chính sách kích cầu trong tiêu dùng, nhất là tiêu dùng cho sản xuất và dịch vụ, thực hiện tốt chính sách đầu tư trong nước (chính sách ưu đãi về đất đai, mặt bằng, tiếp cận tín dụng chính thức và quỹ phát triển doanh nghiệp, miễn giảm thuế trong nhưng năm đầu mới thành lập doanh nghiệp…) - Tăng nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho phát triển, đảm bảo không thấp hơn 30% tổng chi ngân sách Nhà nước hàng năm. Đầu tư của ngân sách nhà nước cho phát triển chủ yếu là các công trình phát triển hạ tầng cơ sở, tăng đầu tư cho phát triển nông nghiệ, nông thôn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, đối ứng trong tiếp nhận viện trợ chính thức (ODA)… Tuy nhiên, cần điều chỉnh cơ cấu đầu tư để giảm chỉ số ICOR đảm bảo hiệu quả; kết hợp giữa đầu tư tập trung và phi tập trung, giữa áp dụng công nghệ sử dụng nhiều vốn với công nghệ sử dụng nhiều lao động, đảm bảo hệ số co giãn việc làm khoảng 0,27 – 0,36; giảm bảo hộ và bao cấp doanh nghiệp Nhà nước; chống thất thoát trong xây dựng cơ bản… 10 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và hợp tác kinh tế để đẩy nhanh tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ; đồng thời huy động và sử dụng hiệu quả vốn hợp tác quốc tế, tiếp tục bổ sung, sửa đổi chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, cải cách hành chính, giảm thủ tục hành chính phiền hà, cải thiện môi trường đầu tư; điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất…để thu hút nguồn vốn FDI, ODA và các dự án NGO đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tạo nhiều việc làm cho lao động, trước hết là thanh niên. 1.3 Các chính sách hạn chế tác động rủi ro của cải cách thể chế và các rủi ro xã hội khác đến người lao động nói chung, thanh niên nói riêng Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải tiếp tục cải cách thể chế. Trong quá trình đó có thể có các tác động ảnh hưởng đến việc làm và đời sống của người lao động, nhất là vấn đề mất viêc làm, thất nghiệp, lạm phát…Mặt khác, đối với nước ta những rủi ro xã hội do thiên tai cũng rất lớn. Bởi vậy cần có các biện pháp tích cực để hạn chế các tác động này, cụ thể là: - Trong quá trình sắp xếp lại, cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước nhằm tăng hiệu quả và khả năng cạnh tranh của khu vực kinh tế Nhà nước, nâng cao chất lượng việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, cần tập trung vào các biện pháp: + Xử lý nợ, đánh giá tài sản doanh nghiệp (nhất là đất đai, máy móc thiết bị…), lao động dôi dư, giảm bảo hộ và ưu đãi của Nhà nước để tháo gỡ ách tắc trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, lành mạnh hóa môi trường kinh doanh. [...]... kiện cho các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế, cho thị trường lao động phát triển; giảm các thủ tục hành chính trong cấp phép thành lập doanh nghiệp, cấp phép cho người lao động nước ngoài, cho xuất khẩu lao động, bỏ duyệt hợp đồng xuất khẩu lao động; đơn giản thủ tục về Bảo hiểm Xã hội…đảm bảo sự chuyển dịch lao động linh hoạt giữa các thành phần kinh tế các vùng 2 Nhóm các giải pháp trực tiếp tạo việc làm. .. dục định hướng cho người lao động để một mặt chủ động được nguồn lao động, mặt khác nâng cao chât lượng đào tạo trên cơ sở hoàn thiện chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo nguồn lao động xuất khẩu 16 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Việc tích cực tìm kiếm, khai thác và mở rộng các thị trường lao động ngoài nước phù hợp với lao động trẻ nông thôn Việt Nam cũng là một trong những giải pháp có hiệu... trong vấn đề giải quyết việc làm cho lao động trẻ nói chung và lao động trẻ nông thôn nói riêng Hiện, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang xây dựng chương trình hỗ trợ người dân các huyện nghèo tham gia xuất khẩu lao động theo hướng hỗ trợ đào tạo nghề và đào tạo các chi phí liên quan đến thủ tục xuất khẩu lao động cho người dân Chính phủ cũng cần có những chính sách đối ngoại phù hợp với các nước... thị trường lao động Hình thành cổng thông tin điện tử về việc làm quốc gia và các website giao dịch việc làm của các địa phương, chú trọng đẩy mạnh hoạt động giao dịch việc làm trên mạng Internet, tiến tới phát triển hệ thống giao dịch việc làm điện tử, các diễn đàn về giao dịch việc làm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng lao động ở xa vẫn có thể tham gia sàn giao dịch việc làm 3.2.5 Về... sinh hoạt… 2.2 Giải pháp hỗ trợ xuất khẩu lao động và chuyên gia Trong những năm tới, chúng ta cần tăng số lượng và nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thị trường lao động nước ngoài; tập trung vào xây dựng và hoàn thiện chính sách đầu tư cho đào tạo lao động có tay nghề, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật phục vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia Đưa đào tạo lao động và chuyên... dịch việc làm trên mạng Internet tới đông đảo người lao động, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thông qua các phương tiện thông tin truyền thông 3.3 Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động Một trong những giải pháp quan trọng để hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động là xây dựng và hoàn chỉnh bộ công cụ về thị trường lao động, mô hình dự báo cung – cầu lao động ở Việt... trường lao động Thường xuyên thu thập, xử lý, cung cấp thông tin thị trường lao động từ các Trung tâm Giới thiệu Việc làm và sàn giao dịch việc làm Đa dạng hóa các hình thức thông tin nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của mọi nhóm đối tượng với dạy nghề và việc làm Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, nghiên cứu và đưa vào vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về lao độngviệc làm. .. số lượng, mạnh về chất lượng, đặc biệt là lao động trẻlực lượng lao động nòng cốt của nước ta hiện nay Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính đang lan rộng trên quy mô toàn cầu, vấn đề ổn định việc làm cho lao động nói chung và cho lao động trẻ nói riêng càng cấp bách Với những hạn chế trong chính sách đào tạo nghề, những lỗ hổng trong việc triển khai thực hiện các chương trình cho thanh niên vay vốn... tới hoạt động định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần Đối tượng chính tham gia sàn giao dịch việc làm chủ yếu là người lao động cần tìm việc làmcác doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh cần tuyển dụng lao độngcác đối tượng khác có nhu cầu 3.2.3 Về các nội dung hoạt động của sàn giao dịch việc làm 22 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Cần liên tục cung cấp thông tin về cung – cầu lao độngcác thông... thiệu người lao động đến các đơn vị hoặc các tổ chức phỏng vấn tại phiên giao dịch Tổ chức lưu trữ hồ sơ việc làm trống và hồ sơ người tìm việc có hiệu lực để tiếp tục chắp nối việc làm, tổ chức tư vấn về tác phong, kỹ năng, nghiệp vụ đối với những lao động đến sàn giao dịch việc làm để tìm việc những chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng 3.2.4 Về hoạt động của các điểm giao dịch việc làm vệ tinh . nghiệp HOÀN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRẺ I. Định hướng mục tiêu giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ của. nhiều việc làm mới, phấn đấu giải quyết việc làm cho lao động trẻ đạt 80% tổng số lao động được giải quyết việc làm, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho

Ngày đăng: 20/10/2013, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w