1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

21 577 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 49,65 KB

Nội dung

LUẬN BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1.1 – Vai trò và bản chất của nhập khẩu trong hoạt động kinh doanhdoanh nghiệp thương mại. 1.1.1 - Vai trò của nhập khẩu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Đặc trưng của doanh nghiệp thương mại là mua để bán, mua ở nơi này bán ở nơi khác, mua của người này bán cho người khác, nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Do đó việc mua hàng từ các đối tác, các nhà cung cấp trong nước cũng như việc nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế nước ngoài ý nghĩa quan trọng đối với công tác tạo nguồn hàng của doanh nghiệp thương mại. Như vậy, vai trò của nhập khẩu đối với doanh nghiệp thương mại thể hiện ở những điểm sau: - Thứ nhất: Giúp doanh nghiệp nguồn hàng khi những loại hàng hoá đó trong nước không thể sản xuất được. - Thứ hai: Việc nhập khẩu hàng hoá giúp doanh nghiệp thương mại thể đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ kinh doanh cùng ngành nghề. - Thứ ba: Nếu doanh nghiệp chiến lược đúng đắn, phù hợp như tìm được đối tác tốt, nhập khẩu những mặt hàng mà trong nước nhu cầu với giá cả hợp thì khả năng kiếm được lợi nhuận sẽ lớn, từ đó hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại sẽ được nâng cao. 1.1.2 - Bản chất của hoạt động nhập khẩudoanh nghiệp thương mại. Thực chất hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp thương mại là việc doanh nghiệp mua hàng hoá từ các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp nước ngoài theo nguyên tắc thị trường quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như nhu cầu của thị trường trong nước nhằm tìm kiếm lợi nhuận. 1.1.3 – Các hình thức nhập khẩu chủ yếu của doanh nghiệp. a. Nhập khẩu trực tiếp. Theo phương thức nhập khẩu này, các doanh nghiệp trực tiếp giao dịch với nhau. Việc mua và bán hàng không ràng buộc với nhau, bên mua chỉ thể mua mà không thể bán và ngược lại. Bên bán ( bên xuất khẩu) và bên mua ( bên nhập khẩu) thường phải trải qua quá trình giao dịch và thương lượng cới nhau về các điều kiện giao dịch, khi các điều kiện được hai bên nhất trí thì thể tiến tới kí kết hợp đồng. Theo phương thức này doanh nghiệp sẽ phải tự tiến hành nghiên cứu kỹ thị trường, đối tác trong nước và ngoài nước cũng như các yếu tố về giá cả, luật pháp, tập quán kinh doanh… và phải tự tính toán các chi phí, chịu trách nhiệm về mọi rủi ro sảy ra về nguồn vốn mình bỏ ra. Thông thường doanh nghiệp chỉ phải lập một hợp đồng ngoại thương với đố tác nước ngoài, còn hợp đồng bán hàng trong nước sau khi nhập khẩu hàng hoá sẽ được tiến hành riêng rẽ sau đó. Ưu điểm của nhập khẩu theo phương thức trực tiếp là nó cho phép người nhập khẩu nắm được chính xác thông tin về các nguồn cung trên thị trường. Nhưng nhược điểm là chi phí tiếp cận thị trường nước ngoài cao nên các doanh nghiệp quy mô nhỏ thường không thể sử dụng phương thức nhập khẩu này. Ngoài ra, để thực hiện tốt giao dịch theo phương thức này đòi hỏi phải đội ngũ nhân viên nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu giỏi. b. Nhập khẩu uỷ thác. Đây là hình thức nhập khẩu được thực hiện nhò sự giúp đỡ của bên thứ ba, người thứ ba này sẽ được hưởng một khoản tiền nhất định. Người trung gian phổ biến hiện nay là đại và môi giới. Hình thức này được áp dụng khi một doanh nghiệp muốn nhập khẩu hàng hoá nào đó nhưng không đủ điều kiện để nhập khẩu các mặt hàng đó, họ sẽ uỷ thác cho doanh nghiệp khác chức năng tiến hành hoạt động nhập khẩu theo yêu cầu của mình. Doanh nghiệp nhận uỷ thác ( bên thứ ba) sẽ phải trực tiếp tiến hành đàm phán với doanh nghiệp nước ngoài để nhập khẩu hàng theo yêu cầu của bên uỷ thác. Theo phương thức này doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải thực hiện hai hợp đồng : Hợp đồng mua bán hang hoá với đối tác nước ngoài và hợp đồng nhận uỷ thác của bên uỷ thác. Vì phương thức này được thông qua bên thứ ba ( các trung gian ), đó là những người am hiểu về thị trường, pháp luật, tập quán buôn bán của địa phương nên họ khả năng đẩy mạnh việc buôn bán và hạn chế được những rủi ro cho nhà nhập khẩu. Họ thường sở vật chất, nghiệp vụ nhất định nên doanh nghiệp sẽ giảm bớt được chi phí vận tải, tìm hiểu thị trường… Tuy nhiên phương thức nhập khẩu này là làm mất sự liên hệ trực tiếp của nhà nhập khẩu với thị trường và phải chia sẻ một phần lợi nhuận cho các trung gian. c. Nhập khẩu liên doanh. Đây là hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên sở liên kết một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp ( trong đó ít nhất một doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp) nhằm phối hợp cùng nhau để tiến hành giao dịch và đưa ra các biện pháp liên quan đến nhập khẩu để hai bên đều đạt được lợi ích. Với hình thức nhập khẩu này doanh nghiệp không tự chủ như nhập khẩu trực tiếp nhưng lại chịu ít rủi ro hơn vì vốn, trách nhiệm, quyền hạn đều được phân bổ cho các bên. Trên thực tế bên nào nghiệp vụ, kinh nghiệm, bạn hàng giao dịch sẽ quyền nhập khẩu trực tiếp. Trong thực tế ở nước ta hiện nay nhiều doanh nghiệp muốn tham gia nhập khẩu trực tiếp để giám sát nhưng không đủ hoàn toàn mọi điều kiện nên phương thức này vẫn thường được sử dụng. d. Nhập khẩu tái xuất. Đây là hình thức nhập khẩu hàng hoá vào trong nước nhưng không phải để tiêu thụ mà để xuất khẩu trở lại sang nước khác. Mục đích của phương thức này là mua rẻ hàng hoá ở nước này , bán đắt ở nước khác và thu số ngoại tệ lớn hơn so với số vốn bỏ ra lúc đầu. Vì vậy phương thức này luôn thu hút 3 đối tác ở 3 nước khác nhau tham gia: nước xuất khẩu, nước nhập khẩu và nước tái xuất. Khi thực hiện nhập khẩu theo phương thức này, doanh nghiệp nước tái xuất phải tính toàn bộ chi phí từ tổ chức, giao dịch đàm phán, gặp gỡ, cho đến các chi phí giao nhận hàng, với mỗi đối tác xuất khẩu và đối tác nhập khẩu để đảm bảo sao cho hoạt động mua bán lãi. Doanh nghiệp nước tái xuất sẽ phải ký 2 hợp đồng: hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu và không phải chịu thuế suất nhập khẩu đối với mặt hàng kinh doanh. e. Buôn bán đối lưu: Đây là phưong thức giao dịch mà trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, nhà nhập khẩu đồng thời là nhà xuất khẩu, lượng hàng trao đổi với nhau giá trị tương đương. Ở phương thức này, mục đích của xuất khẩu không phải là để thu ngoại tệ mà nhằm thu về một lượng hàng hoá khác giá trị tương đương. f. Đấu giá quốc tế: Đây là phương thức mua bán đặc biệt, được tổ chức một cách thường xuyên hoặc không thường xuyên. Tại đó, ngườu bán ( nhà xuất khẩu ) trưng bày hàng hoá, giới thiệu hàng hoá để người mua ( nhà nhập khẩu ) xem xét, đánh giá và trả giá. Cuối cùng hàng sẽ được bán cho người trả giá cao nhất. g. Đấu thầu quốc tế: Là phương thức giao dịch đặc biệt, trong đó người mua ( tức người gọi thầu ) công bố trước điều kiện mua hàng để người bán ( người dự thầu ) báo giá mình muốn bán, sau đó người mua sẽ chọn mua của người bán giá rẻ nhất với điều kiện tín dụng phù hợp nhất. Tóm lại, trong hoạt động xuất nhập khẩu nhiều phương thức giao dịch, mỗi phương thức đều những đặc thù riêng, ưu nhược diểm khác nhau. Để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, mỗi doanh nghiệp cần tuỳ vào điều kiện kinh doanh của mình mà sự lựa chọn các phương thức giao dịch thích hợp đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho mình. 1.2 – Các nội dung bản trong hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp 1.2.1 - Nghiên cứu thị trường tìm khiếm nguồn hàng và đối tác cho hoạt động nhập khẩu: a. Khái niệm thị trường. “ Thị trường của doanh nghiệp thương mại là một hay nhiều nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự nhau và những người bán cụ thể nào đó mà doanh nghiệp với tiềm năng của mình thể mua hàng hoá, dịch vụ để thoả thoả mãn nhu cầu của khách hàng ” ( Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại – PGS.TS Hoàng Minh Đường, PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc). b. Các phương pháp nghiên cứu thị trường. Doanh nghiệp thể sử dụng 2 phương pháp sau đây để nghiên cứu thị trường: ♣. Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường: Đây là phương pháp thu thập thông tin trực tiếp từ thị trường để tiến hành phân tích chúng, từ đó đưa ra kết luận bằng cách: điều tra phỏng vấn, qua các bảng hỏi, thư góp ý, quan sát, ghi chép… Theo phương pháp này các thông tin thu được là những thông tin sơ cấp, thường chưa qua xử lý; phải qua tổng hợp, phân tích. Nhược điểm của phương pháp này là chi phí cao, nhưng ưu điểm là thông tin chính xác, cập nhật, không bị lạc hậu. ♣. Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Là phương pháp thu thập thông tin thông qua các kênh gián tiếp, trên các phương tiện thông tin đại chúng, các số liệu niên giám thống kê, các báo cáo của các quan thẩm quyền… Nghiên cứu tại bàn thu được các thông tin thứ cấp. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm thời gian thu thập, xử dữ liệu, chi phí thấp. Nhưng nhược điểm là thông tin tổng quát, đôi khi lỗi thời. Các doanh nghiệp khi nghiên cứu thị trường sẽ tuỳ vào điều kiện và mục đích của mình để lựa chọn phương pháp nghiên cứu cho phù hợp hoặc thể kết hợp cả 2 phương pháp để thể đạt được hiệu quả cao nhất. c. Nội dung của công tác nghiên cứu thị trường. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế nói chung và các doanh nghiệp nhập khẩu nói riêng thì việc nghiên cứu thị trường nước ngoài để tìm ra nhà cung cấp những mặt hàng mà doanh nghiệp cần ý nghĩa rất quan trọng. Khi nghiên cứu thị trường đầu vào, doanh nghiệp nhập khẩu cần xác định lượng cung mặt hàng mình cần mua trên thị trường đó. Doanh nghiệp còn phải nghiên cứu giá cả của các lô hàng cần nhập khẩu vì giá cả là yếu tố quan trọng quyết định khả năng sinh lợi trong hạot động kinh doanh cả doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhập khẩu cần phân tích các yếu tố khác của thị trường như: Quan hệ chính trị giữa 2 nước, thể chế tài chính, văn hoá kinh doanh, văn hoá tiêu dùng… ở các thị trường mà mình muốn nhập khẩu. d. Lựa chọn đối tác. Lựa chọn đối tác là khâu rất quan trọng. doanh nghiệp thể làm ăn với nhau lâu dài hay không tuỳ thuộc vào khâu này. Doanh nghiệp nhập khẩu thể thông qua các tổ chức, quan, dịch vụ, các website, hay tự tìm hiểu để xác định tư cách pháp nhân của đối tác. 1.2.2 - Xây dựng chiến lược, kế hoạch và lập phương án nhập khẩu. Sau khi nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp đã các thông tin về đối tác, về các mặt hàng cần nhập khẩu. Tuy vậy để kinh doanh hiệu quả doanh nghiệp cần phải tiến hành xây dựng chiến lược, phương án nhập khẩu một cách cẩn trọng với các công việc cụ thể sau: a. Xác định mục tiêu chiến lược: Mục tiêu của chiến lược chính là những con số cụ thể mà doanh nghiệp mong muốn đạt được trong các giai đoạn cụ thể và trong cả quá trình kinh doanh. Doanh nghiệp cần đặt ra các mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận, thị phần, vị thế của doanh nghiệp… khi xác định các mục tiêu cần đảm bảo tinh khoa học, tính đồng bộ, tính linh hoạt, tính khả thi, tính cụ thể, tính nhất quán. Đặc biệt mục tiêu phải phù hợp với điều kiện thực tế và nguồn lực của doanh nghiệp. b. Xác định chính sách, điều kiện nhập khẩu. Là việc xác định tư tưởng chỉ đạo trong quá trình đám phán và trong quá trình thực hiện hợp đồng về sau của doanh nghiệp. doanh nghiệp sẽ xác định chính sách nhập khẩu của mình với các đối tác thể lâu dài hay chỉ tạm thời mang tính phi vụ. c. Lập kế hoạch, phương án kinh doanh. Phương án kinh doanh nhập khẩu là tài liệu thể hiện đề xuất phương án nhập khẩu mặt hàng nào đó với các biện pháp thực hiện cụ thể, các chỉ tiêu đánh giá trên sở một số chỉ tiêu định tính và định lượng, thể hiện được mức độ khả thi của các phương án đó như: đặc điểm mặt hàng kinh doanh, đặc điểm của đối tác, cùng với các chỉ tiêu cụ thể về doanh thu, lợi nhuận, chi phí… phương án kinh doanh thường do bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp lập ra và trình lên lãnh đạo của doanh nghiệp, nếu được chấp nhận sẽ được đưa vào thực thi. Kế hoạch kinh doanhbản mô tả tổng quát những mục tiêu, nhiệm vụ và các biện pháp để đạt được các mục tiêu đó. kế hoạch kinh doanh thì hoạt động của doanh nghiệp mới đi đúng hướng, tránh được những nguy về rủi ro, tổn thất thể sảy ra. Kế hoạch kinh doanh cũng cần đảm bảo tính đồng bộ, tính khoa học, tính nhất quán, tính khả thi. d. Lựa chọn phương thức nhập khẩu. Doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu các phương thức nhập khẩu hiện nay, phân tích ưu nhược điểm của từng phương thức. Sau đó căn cứ vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp để lựa chọn phương án nhập khẩu phù hợp. Đối với doanh nghiệp quy mô nhỏ, nguồn vốn hạn chế, gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin, tiếp cận thị trường thì nên chọn phương thức nhập khẩu uỷ thác sẽ lợi hơn. Ngược lại những doanh nghiệp những khả năng về tài chính cao, đội ngũ nhân viên nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu giỏi thì thể lựa chọn phương thức nhập khẩu trực tiếp. 1.2.3 - Triển khai thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu của doanh nghiệp. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu thực chất là người kinh doanh vận dụng các nghiệp vụ ngoại thương để thực hiện hợp đồng nhập khẩu đã kí. Tuỳ thuộc vào phương thức thanh toán, điều kiện mua bán mà các bước của hoạt động này thể khác nhau nhưng nhìn chung gồm các bước sau đây: a. Xin giấy phép nhập khẩu. Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nước quản lí nhập khẩu. Vì vậy, sau khi kí hợp đồng nhập khẩu doanh nghiệp phải xin giấy phép để được thực hiện hợp đồng đó. Nếu mặt hàng nhập khẩu của doanh nghiệp là hàng hoá quản bằng hạn nghạch thì doanh nghiệp phải căn cứ vào nhu cầu và khả năng của mình rồi lập văn bản trình lên quan thẩm quyền để xin giấy phép nhập khẩu đối với một số hàng hoá nhất định trong thời gian nhất định. Nếu là những mặt hàng không thuộc diện quản bằng hạn nghạch nhưng là mặt hàng nhập khẩu trong khuôn khổ nghị dịnh thư hay hiệp định ký kết của Chính phủ thì không cần phải xin giấy phép nhập khẩu. Để xin giấy phép nhập khẩu doanh nghiệp cần phải xuất trình bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau: - Đơn xin giấy phép, phiếu hạn nghạch(nếu là hàng hoá thuộc diện quản bằng hạn nghạch). - Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu(nếu doanh nghiệp lựa chọn phương thức nhập khẩu uỷ thác). - Các chứng từ liên quan. Bộ hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu, phải được gửi về Bộ Thương Mại ( nay là Bộ Công Thương ), đối với những hàng hoá thông thường. Còn đối với hàng hoá đặc biệt sự quản về chuyên môn thì sẽ được gửi cho các quan quản chuyên nghành tương ứng. b. Làm thủ tục ban đầu thanh toán quốc tế. Tuỳ theo thoả thuận giữa hai bên trong hợp đồng về phương thức thanh toán mà doanh nghiệp nhập khẩu phải tiến hành các công việc thanh toán theo quy định. Nếu trong hợp đồng, hai bên thoả thuận thanh toán bằng phương thức chuyển tiền và người mua phải trả trước một phần tiền hàng theo quy định thì doanh nghiệp phải đến ngân hàng chuyển số tiền trả trước cho nhà xuất khẩu. Nếu hai bên quy định việc thanh toán được thực hiện theo phương thức đổi chứng từ trả tiền ngay thi doanh nghiệp sẽ phải đến ngân hàng được chỉ định trong hợp đồng để ký biên bản ghi nhớ về việc thanh toán và chuyển đủ số tiền vào ngân hàng để lập tài khoản tín tác thanh toán cho người bán. Còn nếu hợp đồng xuất nhập khẩu quy định việc thanh toán bằng L/C thì doanh nghiệp sẽ đến ngân hàng để làm các thủ tục mở L/C. c. Thuê phương tiện vận tải. Thông thường hàng hoá xuất nhập khẩu thường được vận chuyển bằng đường biển vì chuyên chở hàng hoá bằng tàu thể chở được với khối lượng lớn, cước phí lại rẻ. Tuỳ vào phương thức giao nhận mà nghĩa vụ thuê tàu sẽ do người xuất khẩu hay người nhập khẩu đảm nhận. Doanh nghiệp nhập khẩu sẽ thực hiện nghĩa vụ thuê tàu nếu hợp đồng xuất nhập khẩu được ký kết theo các điều kiện nhóm E, F (Incoterm 2000). Khi thực hiện nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải doanh nghiệp cần thực hiện những nghiệp vụ cụ thể như: Liên hệ với các đại để thuê phương tiện vận tải, lấy bản đăng ký, xem xét lịch tàu, bảng giá cước phí và các nghiệp vụ khác. Sau đó lựa chọn chuyến tàu, hãng tàu, điền vào mẫu đăng ký thuê tàu, xác nhận với hãng tàu, tổ chức giao nhận hàng, lấy giấy biên bản để đổi lấy vận đơn. Cuối cùng thanh toán cước phí và nhận vận đơn. d. Mua bảo hiểm cho hàng hoá. Hàng hoá trên đường vận chuyển thể gặp những rủi ro, tổn thất. Do đó việc mua bảo hiểm cho hàng hoá là rất cấn thiết, đặc biệt khi hàng hoá nhập khẩu giá trị lớn thì việc mua bảo hiểm càng ý nghĩa quan trọng. Đối với nghiệp vụ này, cũng tuỳ vào phương thức giao nhận, điều kiện vận tải quy định trong hợp đồngnghiệp vụ này sẽ do bên xuất khẩu hay bên nhập khẩu thực hiện. khi lựa chọn điều kiện bảo hiểm thì phải căn cứ vào: điều khoản hợp đồng, tính chất hàng hoá, tính chất bao bì, phương thức và loại tàu chuyên chở để lựa chọn loại hình bảo hiểm phù hợp. Khi mua hàng hoá theo các điều kiện EXW, FCA, FAS, FOB, CFR, CFT thì doanh nghiệp nhập khẩu cần phải thực hiện nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá. e. Làm thủ tục hải quan. Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, bắt buộc doanh nghiệp phải làm thủ tục hải quan cho hàng hoá của mình. Đây là biện pháp để nhà nước thể kiểm tra các luồng hàng hoá được nhập khẩu vào trong nước. Việc làm thủ tục hải quan yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện qua 3 bước chủ yếu sau: - Thứ nhất: Khai báo hải quan Doanh nghiệp phải khai báo và nộp hồ sơ hải quan gồm: tờ khai nhập khẩu, hoá đơn thương mại, bản sao vận đơn đường biển, phiếu đóng gói hàng hoá, hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng uỷ thác nhập khẩu ( nếu nhập khẩu theo phương thức uỷ thác ), giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá và một số loại chứng từ khác tuỳ thuộc vào mặt hàng nhập khẩu. - Thứ hai; doanh nghiệp phải đưa hàng hoá đến địa điểm quy định để tiến hành kiểm tra. Chủ hàng là người chịu các chi phí cho khâu kiểm tra này. - Thứ ba; sau khi kiểm tra xong, nếu hàng hoá và giấy tờ hợp pháp thì doanh nghiệp tiến hành nộp thuế nhập khẩu, nếu chưa phù hợp với các yêu cầu về thủ tục hải quan của nhà nước thì doanh nghiệp phải điêu chỉnh lại cho phù [...]... của doanh nghiệp a Đánh giá hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Trước khi quyết định điều chỉnh hoạt động nhập khẩu của mình hay không thì doanh nghiệp cần phải tiến hành đánh giá hoạt động nhập khâủ trên các tiêu chí đánh giá bản sau: + Khối lượng và danh mục hàng hoá nhập khẩu trong kỳ Doanh nghiệp dùng phương pháp thống kê xem trong kỳ doanh nghiệp đã nhập khẩu về tất cả bao nhiêu mặt hàng?... xem doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hay không? Nguyên nhân nào? để rút ra những kinh nghiệm, bài học cho kỳ kinh doanh sau b Điều chỉnh hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Trên sở những đánh giá ở trên, doanh nghiệp thể thấy được hoạt động nhập khẩu của mình hiệu quả hay không Nếu thấy chưa hiệu quả doanh nghiệp cần điều chỉnh hoạt động nhập khẩu của mình như: thay đổi thị trường nhập khẩu, ... nghiệm về tài chính, về sự biến động của thị trường thế giới… Do đó ngân hàng phải đủ mạnh mới đủ uy tín bảo lãnh trước đối tác nước ngoài, là nhà cố vấn trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của các doanh nghiệp f Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái cũng tác động tới hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Do hợp đồng nhập khẩu được ký kết với các doanh nghiệp trong nước từ trước, sau đó mới nhập. .. xem doanh nghiệp nhập khẩu tăng (giảm) không? Tăng (giảm) bao nhiêu phần trăm? Nguyên nhân do đâu? Tỷ lệ thực hiện kế hoạch kim ngạch nhập khẩu: H = Kim ngạch nhập khẩu thực hiện Kim ngạch nhập khẩu kế hoạch Hoạt động nhập khẩu của công ty sẽ được coi là hiệu quả nếu H >=1 + Thị trường nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp trong kỳ Thị trường nhập khẩu đối với những doanh nghiệp nhập khẩu ý nghĩa... tổng chi phí thực hiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu Nếu mang lợi nhuận đó so sánh với lợi nhuận mà doanh nghiệp đặt ra trong kế hoạch thì sẽ biết doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch về lợi nhuận không và so sánh với cùng kỳ năm trước để biết xem doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn không Đó là một số chỉ tiêu chủ yếu bản đánh giá hiệu quả của hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp Căn cứ vào các... suất ngoại tệ nhập khẩu: Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trực tiếp của hoạt động nhập khẩu Chỉ tiêu này cho biết số nội tệ thu được là bao nhiêu khi bỏ ra những đơn vị ngoại tệ nhập khẩu Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu = Tổng thu nhập bán hàng nhập khẩu (nội tệ) Tổng chi phí nhập khẩu (ngoại tệ) = xVNĐ 1USD Nếu tỷ suất ngoại tệ NK > tỷ giá hối đoái thì nhập khẩu lãi, hoạt động nhập khẩu được coi là... nhập khẩu, thay đổi khối lượng hàng hoá nhập khẩu, thậm chí chuyển hướng kinh doanh nhập khẩu sang những mặt hàng khác Còn ở trong nước doanh nghiệp thể điều chỉnh giá bán hàng nhập khẩu của mình sao cho phù hợp với chi phí nhập khẩu đã bỏ ra, điều chỉnh phương án kinh doanh, cách thức bán hàng 1.3 – Các nhân tố bản ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp 1.3.1 - Nhân tố khách quan a Chế... nhập khẩu = n =1 Trong đó: Qi: tổng khối lượng mặt hàng i nhập khẩu trong kỳ Gi: giá mặt hàng i nhập khẩu trong kỳ n: số mặt hàng nhập khẩu trong kỳ Tương tự như trên, doanh nghiệp cũng phải so sánh kim ngạch nhập khẩudoanh nghiệp thực hiện được với kim ngạch nhập khẩu theo kế hoạch xem doanh nghiệp thực hiện đúng kế hoạch hay không? Và so sánh với kim ngạch nhập khẩu của kỳ trước để xem doanh nghiệp. .. việc nhập khẩu, đồng thời các doanh nghiệp trong nước cũng sẽ không ngần ngại khi tiêu thụ hàng hoá mà doanh nghiệp đã nhập khẩu về Đặc biệt, mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác, các khách hàng truyền thống vai trò rất lớn Nó giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình tìm kiếm nguồn hàng cũng như các khâu trong thực hiện hoạt động nhập khẩu c Đặc điểm mặt hàng nhập khẩu của doanh nghiệp. .. hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu, nói đến khả năng maketing, đến thị trường đầu ra của doanh nghiệp Tìm được nhà cung cấp tốt, sản phẩm tốt nhưng hoạt động kinh doanh sẽ thất bại nếu doanh nghiệp không khả năng bán những lô hàng đã nhận về Doanh nghiệp dựa vào đặc điểm hàng mình nhập khẩu về các chiến lược phù hợp Bán đựơc nhiều hàng công ty mới thu hồi được vốn, tái đầu tư cho nhập khẩu, tiếp . LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1.1 – Vai trò và bản chất của nhập khẩu trong hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp thương. doanh của doanh nghiệp thương mại sẽ được nâng cao. 1.1.2 - Bản chất của hoạt động nhập khẩu ở doanh nghiệp thương mại. Thực chất hoạt động nhập khẩu của

Ngày đăng: 20/10/2013, 16:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w