1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA TỔ CHỨC LAO ĐỘNG

9 2,4K 42
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 20,05 KB

Nội dung

VAI TRÒ NỘI DUNG CỦA TỔ CHỨC LAO ĐỘNG 1. Khái niện về Tổ chức lao động. - Khái niệm: Tổ chức lao độngtổ chức quá trình hoạt động của con người, trong sự kết hợp giữa ba yếu tố cơ bản của quá trình lao động các mối quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau nhằm đạt được mục đích của quá trình đó. - Có thể nói Tổ chức lao động là một phạm trù gắn liền với lao động sống, với việc đảm bảo sự hoạt động của sức lao động. Thực chất, Tổ chức lao động trong phạm vi một tập thể lao động nhất định là một hệ thống các biện pháp đảm bảo sự hoạt động lao động của con người nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động sử dụng đầy đủ nhất các tư liệu sản xuất. - Tổ chức lao động giữ vị trí quan trọng trong tổ chức sản xuất, do vai trò quan trọng của con người trong quá trình sản xuất nhất định. Vì cơ sở kỹ thuật của con người trong quá trình sản xuất dù hoàn thiện như thế nào chăng nữa, quá trình sản xuất cũng không thể tiến hành được nếu không sử dụng sức lao động, không có sự hoạt động có mục đích của con người đưa cơ sởđó vào hoạt động. Do đó lao độngtổ chức của con người trong bất kỳ xí nghiệp nào cũng làđiều kiện tất yếu của hoạt động sản xuất, còn tổ chức lao động là một bộ phận cấu thành của tổ chức quá trình sản xuất. Tổ chức lao động không chỉ cần thiết trong lĩnh vực sản xuất vật chất mà nó cũng cần thiết trong các tập thể lao động thuộc các lĩnh vực không sản xuất vật chất. 2. Nội dung của Tổ chức lao động. 2.1 Tuyển dụng lao động. - Khái niệm: Tuyển dụng là một quá trình nhằm thu hút những người lao động từ những nguồn khác nhau cho vị trí công việc trống lựa chọn ra người phù hợp cho vị trí công việc đó. * Nội dung của tuyển dụng gồm 2 quá trình liên tiếp: - Tuyển mộ: Là quá trình tìm kiếm, thu hút những người lao động ở các nguồn khác nhau cho vị trí công việc trống. Kết quả tạo ra một tập hợp ứng viên. + Nguồn phương pháp tuyển mộ: Nguồn bên trong: Những lao động đang ký kết Hợp đồng lao động với tổ chức thường áp dụng với vị trí cao hơn mức khởi điểm của 1 nghề. Phương pháp 1: Sử dụng bảng “ Niêm yết cộng điểm” Là phương pháp tuyển người công khai trong nội bộ thông qua bản thông báo tuyển người được gửi cho mọi thành viên của tổ chức để mọi người tựứng thí vị trí công việc. Bốn nội dung của bản thông báo: Chức danh. Nhiệm vụ trách nhiệm. Yêu cầu đối với ứng viên (Chúýđến quá trình làm việc, kinh nghiệm làm việc ở tổ chức). Hồ sơ cần hoàn thành giới hạn thời gian nộp. Phương pháp 2: Phương pháp sử dụng sự giới thiệu của công nhân viên (Phương pháp bỏ phiếu tín nhiệm). Nguồn phương pháp tuyển mộ bên ngoài: Nguồn bên ngoài: Những lao động bên ngoài hiện thời không ký kết hợp đồng lao động với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nào khác. Phương pháp: Quảng cáo, lựa chọn kênh quảng cáo phù hợp. Thiết kế quảng cáo ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn. Sử dụng trung tâm giới thiệu việc làm. Sử dụng sự giới thiệu của công nhân viên. - Tuyển chọn: Là quá trình sàng lọc trong số những người dự tuyển để lựa chọn người phù hợp nhất với yêu cầu công việc của tổ chức. + Vai trò của bộ phận chuyên trách Nguồn nhân lực: Họ là người xây dựng ra các văn bản, thủ tục. Lựa chọn các bước quản lý các quá trình. Chịu trách nhiệm sàng lọc bình bầu để lựa chọn một số người phù hợp nhất đưa đến bộ phận cần người trưởng các bộ phận sẽ ra quyết định cuối cùng. + Các bước tiến hành: Tiếp đón ban đầu phỏng vấn sơ bộ. Nghiên cứu hồ sơ xin việc. Trắc nghiệm tuyển chọn. Phỏng vấn tuyển chọn. Kiểm tra lại về tiểu sử làm việc trình độứng viên. Kiểm tra sức khoẻ. Phỏng vấn bởi người quản lý trực tiếp. Thăm quan cụ thể công việc (thử việc). Ra quyết định thuê mướn chấm dứt quá trình tuyển dụng. Kết quả của quá trình tuyển chọn là kí kết hợp đồng lao động. 2.2 Phân công hiệp tác lao động lao động. - Khái niệm: Phân công lao động trong xí nghiệp là sự chia nhỏ toàn bộ các công việc của xí nghiệp để giao cho từng người hoặc nhóm người lao động thực hiện. Đó chính là quá trình gắn từng người lao động với những nhiệm vụ phù hợp với khả năng của họ. - Phân công lao động gắn liền với lịch sử xuất hiện phát triển của xã hội loài người, là quy luật chung của mọi hình thái kinh tế xã hội. Nội dung của quy luật này là sự tất yếu phải tách biệt, cô lập các chức năng lao động riêng biệt tạo nên những quá trình lao động độc lập gắn bó chúng với từng người lao động, phân công lao động chính là sự chuyên môn hoá lao động. Phân công lao động được thực hiện dựa trên tỷ lệ khách quan của sản xuất, xuất phát từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của phương pháp công nghệ biểu hiện như là quy luật của những tỷ lệ tương quan chặt chẽ. * Các hình thức phân công lao động trong xí nghiệp: - Phân công lao động theo chức năng: Là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các công việc khác nhau thành những chức năng lao động nhất định, căn cứ vào vị trí chức năng chính của xí nghiệp. Tuỳ thuộc vào tính chất của các chức năng được hoàn thành mà toàn bộ công nhân viên chức của xí nghiệp được chia ra thành nhiều nhóm chức năng. - Phân công lao động theo Trình độ : Là hình thức phân công lao động trong đó tuỳ theo trình độ mà phân công công việc sao cho hợp lý. + Đây là hình thức phân công liên quan đến trình độ chuyên môn của các cán bộ chuyên môn cũng như trình độ lành nghề của người công nhân khác nhau để bố trí công việc sao cho hợp lý. Có thể nói dựa theo trình độ chuyên môn của những người được đào tạo qua các trường để bố trí công việc sao cho hợp lý. Còn những công nhân lành nghề thì tuỳ theo trình độ tay nghề của họ mà bố trí công việc sao cho hợp lý với trình độ tay nghề của họ. Để họ vừa thực hiện tốt công việc của mình mà bên cạnh đó vẫn nâng cao được trình độ tay nghề của các cán bộ chuyên môn cũng như người lao động. + Hình thức phân công này đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo phải nắm được chuyên môn, nghiệp vụ của từng người cũng như trình độ thực tế của từng người sao cho hợp lý nhất. Muốn làm được điều này thì người lãnh đạo cần phải đi sâu, đi sát với người lao động để hiểu họ phân công họ vào những vị trí công việc sao cho hợp lýđểđạt hiệu quả cao nhất. - Phân công lao động theo nghề nghiệp: Là hình thức phân công lao động trong đó tuỳ theo nghề nghiệp của người lao động mà phân công sao cho chính xác. Tức là người được đào tạo nghề nghiệp nào thì phân công theo nghề nghiệp đóđể họ phát huy được năng lực của mình trong công việc. + Hình thức phân công lao động này nhằm phát huy những gì mà người lao động đãđược đào tạo. Tức họđược đào tạo gì thì mình cần phải phân công cho họ làm công việc ấy để phát huy được trình độ nghề nghiệp của họ ngày càng tăng lên. Đây là vấn đề rất là quan trọng bởi phân công lao động theo đúng nghề nghiệp thì sẽ phát huy được năng lực của người lao động công việc thực hiện sẽ tốt. + Hình thức phân công lao động này nhằm sử dụng trình độ lành nghề của công nhân phù hợp với mức độ phức tạp của công việc. Mức độ phức tạp của công việc được đánh giá theo 3 tiêu thức: Mức độ chính xác về công nghệ khác nhau. Mức độ chính xác về kỹ thuật khác nhau. Mức độ quan trọng khác nhau. Ứng với những mức độ phức tạp khác nhau của công việc đòi hỏi những công nhân có trình độ lành nghề khác nhau. Trình độ lành nghề của công nhân thể hiện ở các mặt sau: Sự hiểu biết của công nhân về quá trình công nghệ, về thiết bị. Kỹ năng lao động kinh nghiệm sản xuất. 2.3 Thù lao lao động. - Khái niệm: Thù lao lao động là tất cả những gì mà người lao động nhận được thông qua quan hệ thuê mướn giữa người lao động người sử dụng lao động. * Thù lao lao động bao gồm: - Thù lao tài chính gồm thù lao Trực tiếp Gián tiếp: + Trực tiếp gồm: Tiền lương, thưởng, hoa hồng, phân chia năng suất hoặc lợi nhuận cho cá nhân, nhóm hoặc tập thể. + Gián tiếp gồm: Phúc lợi, bảo hiểm, cổ phiếu. - Thù lao phi tài chính gồm: + Bản thân công việc: Nhiệm vụ có thích thú không, trách nhiệm vai trò của công việc trong tổ chức, cơ hội cấp trên nhận biết vàđánh giá, cơ hội thăng tiến. + Môi trường làm việc: Đồng nghiệp, bầu không khí làm việc, giờ làm việc. - Khái niệm: Tiền lương là những khoản tương đối ổn định mà người lao động nhận được trong những khoảng thời gian nhất định. * Tiền lương dưới các góc độ khác nhau: - Góc độ kinh tế. + Tiền lương được xác định bởi quan hệ cung cầu. + Tiền lương là khoản tiền bỏ ra đểđược một lượng lao động mong muốn. + Tầm quan trọng của tiền lương: Thu hút duy trì nguồn nhân lực. - Góc độ khoa học: Giá trị lao động = Giá trị công việc. + Có thểđo lường được giá trị công việc. + Việc chi trả tiền lương phụ thuộc sựđóng góp vào mục tiêu của tổ chức. + Thiết lập được các phương pháp đánh giá giá trị công việc. + Tầm quan trọng của cân bằng nội bộ. Tính được chênh lệnh công việc của mỗi người làm việc trong doanh nghiệp. - Tâm sinh lý. + Tầm quan trọng của sự hài lòng các nhu cầu của con người. + Thái độ của người lao động, động lực làm việc. - Luật pháp: Tôn trọng luật pháp như tiền lương tối thiểu, làm việc ngoài giờ. - Xã hội học: + Tiền lương hoặc thù lao là biểu tượng của sựđánh giá vị trí của một người trong xã hội. + Uy tín. + Sự thành công trong nghề nghiệp. 2.4 Vấn đề tổ chức phục vụ nơi làm việc. - Khái niệm: Nơi làm việc là một phần diện tích không gian sản xuất được trang bị thiết bị các phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất đã xác định. - Trong sản xuất, nơi làm việc rất phong phú vàđa dạng. Có thể phân chia nơi làm việc theo nhiều tiêu thức khác nhau. Mỗi tiêu thức là một giác độđể nhận thức về nơi làm việc, từđó giúp ta phân tích, đánh giá một cách toàn diện về nơi làm việc. - Tổ chức nơi làm việc là một hệ thống các biện pháp nhằm thiết kế nơi làm việc, trang bị nơi làm việc những thiết bị dụng cụ cần thiết sắp xếp bố trí chúng theo một trật tự nhất định. * Tổ chức nơi làm việc gồm 3 nội dung chủ yếu là: - Thiết kế nơi làm việc được tiến hành theo trình tự sau: + Chọn các thiết bị phụ, các loại dụng cụđồ gia công nghệ, các trang bị tổ chức phù hợp. + Chọn phương án bố trí nơi làm việc tối ưu cho từng nơi làm việc cụ thể. + Thiết kế các phương pháp thao tác lao động hợp lý, tạo các tư thế lao động thuận lợi. Trên cơ sởđó tính độ dài của quá trình lao động đồng thời xác định luôn cả các mức thời gian cho bước công việc. + Xây dựng hệ thống phục vụ theo chức năng. + Tính các chỉ tiêu kinh kỹ thuật của nơi làm việc như: Số lượng công nhân tại nơi làm việc, lượng sản phẩm được sản xuất ra cho 1 giờ mức tại nơi làm việc. + Dự kiến các yếu tố của điều kiện lao động tại các nơi làm việc. - Trang bị nơi làm việc: Trang bị nơi làm việc làđảm bảo đầy đủ các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ… cần thiết cho nơi làm việc theo yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất chức năng lao động. Nơi làm việc cần được trang bị các loại sau: + Các thiết bị chính (thiết bị công nghệ) là những thiết bị mà người công nhân dùng để trực tiếp tác động vào đối tượng lao động. Tuỳ theo nội dung lao động mà các thiết bị chính có thể là các tổ hợp máy, các máy công cụ, các bảng điều khiển, các bàn thợ. + Các thiết bị phụ là các thiết bị giúp cho người công nhân thực hiện quá trình lao động với hiệu quả cao hơn. Các thiết bị phụ có thể là các thiết bị bốc xếp, các thiết bị vận chuyển. 3. Sự cần thiết phải hoàn thiện Tổ chức lao động. - Hoàn thiện Tổ chức lao động đểđạt kết quả lao động cao đồng thời đảm bảo sức khoẻ, an toàn cho người lao động phát triển toàn diện con người lao động, góp phần củng cố các mối quan hệ xã hội giữa những người lao động. Chính vì thế cần phải hoàn thiện Tổ chức lao động đây là một vấn đề rất là quan trọng bởi có thực hiện tốt nó thì mới nâng cao được năng suất lao động. Tạo điều kiện lao động tốt cho người lao động, từđó tạo nên tâm lý thoải mái trong lao động cho họ. Nếu tổ chức tốt được vấn đề này sẽ tạo cảm giác cho người lao động coi nơi mình làm việc như ngôi nhà thứ 2 của họ. Làm cho họ sẽđoàn kết hơn trong lao động, có tinh thần tương thân, tương ái trong công ty sẽ tạo nên một sức mạnh tập thể. - Việc hoàn thiện Tổ chức lao động trong sản xuất cóý nghĩa kinh tế xã hội rất lớn. + Về mặt kinh tế: Tổ chức lao động cho phép nâng cao Năng suất lao động tăng cường hiệu quả sản xuất nhờ tiết kiệm lao động sống sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất hiện có. Từđó nâng cao hiệu quả làm việc của người lao động mà vẫn tạo sự thoải mái cho họ trong công việc. Bên cạnh đó việc sử dụng tư liệu sản xuất hiệu quả sẽ tránh được sự lãng phí trong quá trình sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm đây là một vấn đề hết sức quan trọng về mặt kinh tế. + Về mặt xã hội : Tổ chức lao động tốt đảm bảo những điều kiện nâng cao trình độ văn hoá - kỹ thuật người lao động để cho họ có thể phát triển toàn diện cân đối. Hoàn thiện Tổ chức lao động để nâng cao mức độ hấp dẫn của lao động biến lao động thành nhu cầu bậc nhất của cuộc sống. . VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA TỔ CHỨC LAO ĐỘNG 1. Khái niện về Tổ chức lao động. - Khái niệm: Tổ chức lao động là tổ chức quá trình hoạt động của con. làđiều kiện tất yếu của hoạt động sản xuất, còn tổ chức lao động là một bộ phận cấu thành của tổ chức quá trình sản xuất. Tổ chức lao động không chỉ cần

Ngày đăng: 20/10/2013, 16:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Phương pháp 1: Sử dụng bảng “ Niêm yết cộng điểm” Là phương pháp tuyển người công khai trong nội bộ thông qua bản thông báo tuyển người được gửi cho mọi thành viên của tổ chức để mọi người tựứng thí vị trí công việc. - VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
h ương pháp 1: Sử dụng bảng “ Niêm yết cộng điểm” Là phương pháp tuyển người công khai trong nội bộ thông qua bản thông báo tuyển người được gửi cho mọi thành viên của tổ chức để mọi người tựứng thí vị trí công việc (Trang 2)
* Các hình thức phân công lao động trong xí nghiệp: - VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
c hình thức phân công lao động trong xí nghiệp: (Trang 4)
+ Hình thức phân công này đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo phải nắm được chuyên môn, nghiệp vụ của từng người cũng như trình độ thực tế của từng người sao cho hợp lý nhất - VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
Hình th ức phân công này đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo phải nắm được chuyên môn, nghiệp vụ của từng người cũng như trình độ thực tế của từng người sao cho hợp lý nhất (Trang 5)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w