1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GA ngữ văn9 ( mẫu mới) 2010

268 308 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 268
Dung lượng 4,1 MB

Nội dung

Ngày soạn: 21/8/2010 Tiết 1: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH ( Lê Anh Trà) A. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh, là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị. - Giáo dục lòng kính yêu và tự hào về Bác. - Rèn luyện ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác. B. Chuẩn bị: 1. GV: N/c SGK,SGV,STK, những mẫu chuyện về cuộc đời Bác. 2. HS: Đọc - soạn bài ở nhà. C. Tiến trình: I- Ổn định: II- Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs III- Bài mới: Giới thiệu bài: Cuộc sống hiện đại đang từng ngày từng giờ bị lôi kéo, làm thế nào để hội nhập với thế giới mà vẫn bảo vệ được bản sắc văn hóa dân tộc. Tấm gương về nhà văn hóa lỗi lạc HCM sẽ là bài học cho chúng ta. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt a- Hoạt động 1 : Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích,bố cục văn bản. - GV cho HS đọc phần chú thích (ó). - Một HS trình bày hiểu biết của mình về HCM. - GV nói thêm về xuất xứ của tác phẩm. - GV hướng dẫn HS đọc:khúc chiết, mạch lạc. GV đọc mẫu 1 đoạn, HS đọc, GV nhận xét. Yêu cầu HS đọc phần chú thích, GV kiểm tra việc hiểu chú thích qua một số từ trọng tâm. - GV: Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào? Thuộc loại văn bản nào? Vấn đề đặt ra là gì? - HS: Pt: văn chính luận, loại văn bản nhật dụng, văn bản đề cập vấn đề: sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. - ? Văn bản chia làm mấy phần? nội dung chính của từng phần? b- Hoạt động2: Hướng dẫn hs đọc - hiểu văn bản: - GV gọi HS đọc phần 1 văn bản và hỏi: ? Những tinh hoa văn hóa nhân lọai đến với HCM trong hoàn cảnh nào? - HS suy nghĩ trả lời dựa trên văn bản. - GV:Năm 1911 Bác rời bến cảng Nhà Rồng, đi qua nhiều nơi trên thế giới, thăm và ở nhiều nước. ? HCM đã làm cách nào để có thể có vốn tri thức văn hóa nhân loại? Để khám phá kho tri thức ấy có phải chỉ vùi đầu vào sách vở mà phải làm gì? - HS kể một số câu chuyện về cuộc đời hoạt động I- Tìm hiểu chung: 1) Tác giả, tác phẩm: 2) Đọc - chú thích: 3) Bố cục: 2 phần - HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. - Những nét đẹp trong lối sống của HCM. II- Đọc - hiểu văn bản: 1) HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại: - Hoàn cảnh: tiếp thu trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan vất vả, bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước. - Cách tiếp thu: nắm vững phương thức giao tiếp là ngôn ngữ. Qua công việc lao động mà học hỏi. Nguyễn Thị Thu Thanh-THCS Triệu Đại - Giáo án văn học 9 Trang 1 Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt của Bác. ? Động lực nào giúp Người có những tri thức ấy? - HS: dựa vào văn bản để trả lời, nêu dẫn chứng. ? Qua đó em có nhận xét gì về phong cách HCM? HS: suy nghĩ, trả lời. ? Kết quả HCM đã có được vốn tri thức nhân loại ở mức như thế nào? và theo hướng nào? ? Theo em điều kì lạ nhất đã tạo nên phong cách HCM là gì? Câu văn nào nói rõ điều đó? - Động lực: ham hiểu biết, học hỏi tìm hiểu: nói thạo nhiều thứ tiếng, làm nhiều nghề, đến đâu cũng học hỏi. → HCM là người thông minh, cần cù, yêu lao động. - HCM có vốn tri thức: rộng, sâu, tiếp thu có chọn lọc.  HCM tiếp thu văn hóa nhân loại trên nền tảng của văn hóa dân tộc. IV- Hướng dẫn về nhà: 1- Nắm được tác giả Lê Anh Trà và bố cục của tác phẩm “Phong cách HCM” 2- Tiếp tục sưu tầm tài liệu 3- Chuẩn bị phần 2,3 tiết sau học. Ngày soạn: 21/8/2010 Nguyễn Thị Thu Thanh-THCS Triệu Đại - Giáo án văn học 9 Trang 2 Tiết 2: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (Tiếp theo) ( Lê Anh Trà) A. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh, là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị. - Giáo dục lòng kính yêu và tự hào về Bác. - Rèn luyện ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác. B. Chuẩn bị: 1. GV: N/c SGK,SGV,STK, những mẫu chuyện về cuộc đời Bác. 2. HS: Đọc - soạn bài ở nhà. C. Tiến trình: I- Ổn định: II- Bài cũ: HCM đã tiếp thu văn hóa nhân loại như thế nào? III- Bài mới: * Giới thiệu bài: Tiếp tục tìm hiểu những nội dung còn lại. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt b- Hoạt động2: Hướng dẫn hs đọc - hiểu văn bản (tt) - GV gọi hs HS đọc phần 2 ? Bằng sự hiểu biết về Bác, em cho biết phần văn bản nói về thời kì nào trong sự nghiệp hoạt động cm của Bác Hồ? HS: Bác hoạt động ở nước ngoài. ? Phần văn bản sau nói về thời kì nào trong cuộc đời cm của Bác? HS: Thời kì Bác làm Chủ Tịch Nước. ? Khi trình bày những nét đẹp trong lối sống của HCM, tác giả đã tập trung vào những khía cạnh nào, phương diện cơ sở nào? HS: Chỉ ra 3 phương diện:nơi ở, trang phục, ăn uống. ? Nơi ở và làm việc của Bác được giới thiệu như thế nào? HS: trả lời. GV minh họa “ Thăm cõi Bác xưa”- Tố Hữu. ? Trang phục của Bác theo cảm nhận của tác giả như thế nào? Biểu hiện cụ thể? HS quan sát văn bản và phát biểu. ? Việc ăn uống của Bác diễn ra như thế nào? Cảm nhận của em về bữa ăn với những món đó? - GV cho HS liên hệ với các nguyên thủ quốc gia trên thế giới cùng thời với Bác. ? Qua đó em cảm nhận được gì về lối sống của HCM? ? Tác giả so sánh lối sống của Bác với Nguyễn Trãi, theo em điểm giống và khác đó ntn? II. Đọc -hiểu văn bản (tt): 2) Nét đẹp trong lối sống HCM: - 3 phương diện: + Nơi ở và làm việc nhỏ bé mộc mạc: chỉ vài phòng nhỏ là nơi tiếp khách, họp bộ chính trị. Đồ đạc đơn sơ mộc mạc + Trang phục giản dị:Quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp thô sơ. + Ăn uống đạm bạc với những món ăn dân dã, bình dị → HCM dã chọn lối sống vô cùng giản dị. - Lối sống của Bác là sự kế thừa và phát huy những nét cao đẹp của những nhà văn hóa dân tộc, nhưng mang nét đẹp của thời đại: gắn bó với nhân dân. Nguyễn Thị Thu Thanh-THCS Triệu Đại - Giáo án văn học 9 Trang 3 Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt HS thảo luận tìm ra: + Giống: giản dị thanh cao + Khác : Bác gắn bó, chia sẽ khó khăn gian khổ cùng nhân dân. ? Trong cuộc sống hiện đại xét về phương diện văn hóa trong thời kì hội nhập hãy chỉ ra những thuận lợi và nguy cơ? HS: + thuận lợi: Giao lưu mở rộng tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa hiện đại. + Nguy cơ: Có nhiều luồng văn hóa tiêu cực, phải biết nhận ra độc hại. ? Từ phong cách của Bác em có suy nghĩ gì về vấn đề hội nhập văn hóa xã hội? HS: Hòa nhập nhưng vẫn giữ nguyên bản sắc văn hóa dân tộc. c- Hoạt động 3: Hướng dẫn hs tổng kết văn bản HS tổng kết lại giá trị ND-NT của văn bản HS đọc ghi nhớ sgk. c- Hoạt động 4:Hướng dẫn hs luyện tập-củng cố - Câu văn cuối phần 1 đóng vai trò gì trong văn bản? - Để làm nổi bật vấn đề HCM với sự tiếp thu vă hóa nhân loại tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? GV hệ thống những kiến thức đã học. 3) Ý nghĩa của việc học tập rèn luyện theo phong cách HCM: - Sống và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại. Tự tu dưỡng rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống có văn hóa. → Trở thành người có ích cho xã hội. III. Tổng kết: IV. Luyện tập - củng cố: → vừa kheúp lại, vừa mở ra vấn đề → lập luận chặt chẽ IV- Hướng dẫn về nhà : 1- HS đọc thêm về HCM 2- Nắm nội dung bài học, học thuộc lòng phần ghi nhớ. 3- Chuẩn bị : Các phương châm hội thoại. Nguyễn Thị Thu Thanh-THCS Triệu Đại - Giáo án văn học 9 Trang 4 Ngày soạn: 22/8/2010 Tiết 3: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI A. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất. - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp - Có thái độ đúng khi tham gia giao tiếp. B. Chuẩn bị: - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. Tiến trình: I- Ổn định: II- Bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của hs III- Bài mới: * Giới thiệu bài: Trong giao tiếp có những qui định tuy không nói ra thành lời nhưng những người tham gia vào giao tiếp cần phải tuân thủ. những qui định đó được thể hiện qua các phương châm hội thoại. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu phương châm về lượng. - GV: Giải thích: Phương châm. + Gọi HS đọc đoạn đối thoại ở mục (1) + Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi SGK: ? Khi An hỏi "học bơi ở đâu" mà Ba trả lời "ở dưới nước" thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An cần biết không? (GV gợi ý HS: Bơi nghĩa là gì? --> Bơi: di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể) - HS suy nghĩ, trả lời. ( Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết . Điều mà An muốn biết là một địa điểm cụ thể như ở bể bơi, sông, hồ ) - GV: Từ đó em rút ra bài học gì trong giao tiếp? - GV: Gọi HS đọc ví dụ 2. - GV: Vì sao truyện lại gây cười? - HS : tìm ra 2 yếu tố gây cười.( Truyện cười vì 2 nhân vật đều nói thừa nội dung :Khoe lợn cưới khi đi tìm lợn, khoe áo mới khi trả lời người đi tìm lợn). - GV: Lẽ ra anh có "lợn cưới" và anh có "áo mới" phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ biết điều cần hỏi và cần trả lời? - HS dựa vào VB để trả lời.(+ Anh hỏi: bỏ chữ "cưới" + Anh trả lời: bỏ ý khoe áo) - GV: Như vậy, cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp? - HS dựa vào kiên thức vừa tìm hiểu rút ra kết luận GV cho HS đọc ghi nhớ SGK Hoạt động 2 : Tìm hiểu phương châm về chất. - GV: Gọi HS đọc ví dụ SGK và tổ chức cho HS trả lời câu hỏi SGK. - Truyện cười phê phán điều gì? - HS: Truyện phê phán những người nói khoác, nói sai sự thật. I. Phương châm về lượng: 1. Ví dụ : SGK a. Ví dụ a: Khi nói, câu phải có nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi. b. Ví dụ b: Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói. 2. Kết luận: SGK Khi giao tiếp cần chú ý : Nội dung vấn đề đưa vào giao tiếp (Phương châm về lượng) II. Phương châm về chất: 1. Ví dụ: a. Ví dụ a: (sgk) Không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật b. Ví dụ b: (sgk) Nguyễn Thị Thu Thanh-THCS Triệu Đại - Giáo án văn học 9 Trang 5 Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt - GV đưa ra tình huống: Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời với thầy cô là bạn ấy nghỉ học vì ốm không? - GV: Như vậy, trong giao tiếp cần tránh điều gì? - HS: Thảo luận rút ra kết luận. - GV: gọi HS đọc ghi nhớ. - GV: Khái quát nội dung toàn bài. Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập Bài 1:- HS: Đọc bài tập. - GV: Tổ chức cho HS vận dụng phương châm về lượng vừa học để nhận ra lỗi. - HS: Làm theo yêu cầu Bài 2: - GV cho HS xác định yêu cầu: + Điền từ cho sẵn vào chỗ trống. + Xác định các từ ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào? - GV cho HS lên bảng làm Bài 3: - GV: cho HS xác định yêu cầu bài tập. + Yếu tố gây cười? + Xác định phương châm nào vi phạm? Bài 4: - GV: cho HS xác định yêu cầu bài tập. - HS thảo luận theo bàn và trả lời. Bài 5: (Gợi ý cho HS làm ở nhà) - GV: cho HS xác định yêu cầu bài tập. + Giải thích nghĩa của các thành ngữ. + Xác định các thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào? - GV chốt lại nội dung bài học: phương châm hội thoại về chất và về lượng. đừng nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực 2. Kết luận: (Ghi nhớ SGK) III. Luyện tập - củng cố: Bài 1: - Câu a: Sai phương châm về lượng Thừa cụm từ: nuôi ở nhà.Vì "gia súc" vật nuôi trong nhà. - Câu b: Tương tự câu a Loài chim: bản chất có 2 cánh nên cụm từ có hai cánh thừa. Bài 2: a. Nói có sách mách có chứng. b. Nói dối c. Nói mò d. Nói nhăng nói cuội. e. Nói trạng. ⇒ Vi phạm phương châm về chất. Bài 3: Vi phạm phương châm về lượng. (Thừa câu hỏi cuối). Bài 4: Đôi khi trong giao tiếp người nói phải dùng nhưnmg cách diễn đạtn như mẫu cho sẵn, vì: a. Các cụm từ thể hiện người nói cho biết thông tin họ nói chưa chắc chắn. b. Các cụm từ không nhằm lặp nội dung cũ. Bài 5: - Các thành ngữ liên quan đến phương châm về chất. - Ăn đơm nói chặt: vu khống đặt điều - Ăn ốc nói mò: Vu khống, bịa đặt. - Cãi chày cãi cối: Cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ. - Khua môi múa mép IV- Hướng dẫn về nhà: - Hướng dẫn và yêu cầu HS làm hoàn chỉnh bài tập. - Chuẩn bị bài: Sử dụng một số nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Nguyễn Thị Thu Thanh-THCS Triệu Đại - Giáo án văn học 9 Trang 6 Ngày soạn:22/08/2010 Tiết 4 : SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH A. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết thêm phương pháp thuyết minh những vấn đề trừu tượng ngoài trình bày giới thiệu còn cần sử dụng các biện pháp nghệ thuật. - Tập sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong bài thuyết minh. - Có thái độ đúng khi sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh B. Chuẩn bị: - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. Tiến trình lên lớp: I. Ôn định: II. Bài cũ: Kết hợp phần ôn tập III. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức văn bản thuyết minh - GV hướng dẫn HS củng cố kiến thức văn thuyết minh: + Thế nào là văn bản thuyết minh? + Nó được viết ra nhằm mục đích gì? + Văn bản thuyết minh có những tính chất gì? + Kể ra các phương pháp thuyết minh thường dùng? Hoạt động 2: Tìm hiểu sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh - GV: Cho HS đọc văn bản ? Bài văn thuyết minh đặc điểm gì của đối tượng? ? Vấn đề Sự kì lạ của Hạ Long là vô tận được tác giả thuyết minh bằng cách 1. ôn tập văn bản thuyết minh a. Khái niệm : Văn thuyết minh là kiểu VB thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, .của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. b. Mục đích của VB thuyết minh: Văn thuyết minh đáp ứng được nhu cầu hiểu biết, cung cấp cho con người những tri thức tự nhiên và xã hội, để có thể vận dụng vào phục vụ lợi ích của mình. c. Tính chất của VB thuyết minh - Giới thiệu sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội. - Tính chất của VB thuyết minh là xác thực, khoa học và rõ ràng đồng thời cũng cần hấp dẫn. Vì vậy VB thuyết minh sử dụng ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động. d. Những phương pháp thuyết minh + Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích. + Phương pháp liệt kê, nêu ví dụ + Phương pháp dùng số liệu + Phương pháp so sánh, đối chiếu + Phương pháp phân tích,phân loại . 2. Viết văn bản thuyết minh sử dụng một số biện pháp nghệ thuật a. Ví dụ: Xét VB : Hạ Long - đá và nước. - Vấn đề thuyết minh: Sự kì lạ của Hạ Long (vấn đề trừu tượng bản chất của sinh vật.) - Phương pháp thuyết minh: Kết hợp giải thích những khái niệm, miêu tả sự vận động của nước. - Nếu chỉ dùng phương pháp liệt kê: Hạ Long có nhiều nước, nhiều đảo, nhiều hang động lạ lùng không nêu được hết "sự kì lạ" Nguyễn Thị Thu Thanh-THCS Triệu Đại - Giáo án văn học 9 Trang 7 nào? (Gợi ý: Nếu chỉ dùng phương pháp liệt kê: Hạ Long có nhiều nước, nhiều đảo, nhiều hang động lạ lùng đã nêu được "sự kì lạ" của Hạ Long chưa?) ? Tác giả hiểu sự kì lạ này là gì? Hãy gạch dưới những câu văn nêu khái quát sự kì lạ của Hạ Long? - HS: Đưa các ý giải thích và xác định được câu văn: "Chính nước . có tâm hồn" ? Tác giả đã sử dụng các biện pháp tưởng tượng, liên tưởng như thế nào để giới thiệu được sự kì lạ của Hạ Long? ?Tác giả đã trình bày được sự kì lạ của Hạ Long chưa? Trình bày được như thế là nhờ biện pháp gì? - HS rút ra kết luận. - GV cho HS đọc ghi nhớ. Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập Bài 1: -GV: cho HS đọc văn bản và xác định yêu cầu của bài tập. - HS trả lời yêu cầu bài tập Bài 2: ( Gợi ý cho HS về nhà) GV: cho HS đọc văn bản và xác định yêu cầu của bài tập. của Hạ Long - Sự kì lạ của Hạ Long : + Sự sáng tạo của nước làm cho đá sống dậy linh hoạt, có tâm hồn. + Nước tạo nên sự di chuyển . + Tuỳ theo góc độ và tốc độ di chuyển. + Tuỳ theo hướng ánh sáng rọi vào chúng. + Thiên nhiên tạo nên thế giới bằng những nghịch lý đến lạ lùng. - Tác giả đã sử dụng các biện pháp tưởng tượng, liên tưởng: Tưởng tượng những cuộc dạo chơi(các khả năng dạo chơi), khơi gợi những cảm giác có thể có, dùng phép nhân hoá để tả các đảo đá. → Làm nổi bật sự kì lạ của Hạ Long b. Kết luận Ghi nhớ SGK 3. Luyện tập - củng cố: Bài 1: Tính chất thuyết minh của văn bản thể hiện : Văn bản giới thiệu về loài Ruồi có tính hệ thống: những tính chất chung về họ, giống, loài , về các tập tính sinh sống, sinh đẻ, đặc điểm cơ thể, cung cấp các kiến thức đáng tin cậy về loài ruồi, thức tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, ý thức diệt ruồi. Các phương pháp thuyết minh đã được sử dụng : định nghĩa(thuộc họ côn trùnghai cánh .); phân loại các loại ruồi; nêu số liệu(số vi khuẩn, số lượng sinh sản của một cặp ruồi); liệt kê(mắt lưới, chân tiết ra chất dính .) . * Nét đặc biệt của bài thuyết minh : _ Về hình thức: văn bản như bản tường thuật về một phiên toà. -Về cấu trúc : như biên bản một cuộc tranh luận về pháp lí - Về nội dung: như một câu chuyện kể về loài Ruồi . * Các biện pháp nghệ thuật: kể chuyện miêu tả, nhân hoá, ẩn dụ . Bài 2: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh: Lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện. IV. Hướng dẫn về nhà - GV chốt lại nội dung bài học. - Hướng dẫn và yêu cầu HS làm hoàn chỉnh bài tập. - Giao bài tập chuẩn bị cho luyện tập tiết 5: thuyết minh về chiếc quạt Nguyễn Thị Thu Thanh-THCS Triệu Đại - Giáo án văn học 9 Trang 8 Ngày soạn: 22/08/2008 Tiết 5 : LUYỆN TẬP KẾT HỢP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH A. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố lí thuyết và kĩ năng về văn thuyết minh - Biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh B. Chuẩn bị: - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; - HS: + Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. + Làm bài tập theo hướng dẫn của GV. C. Tiến trình lên lớp: I. ổn định : II.Bài cũ: Nêu khái niệm về văn bản thuyết minh? Nêu một số biết pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh? III.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà. - GV cho HS đọc lại đề bài và ghi lại lên bảng. Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập trên lớp - GV: Đề yêu cầu thuyết minh vấn đề gì? Tính chất của vấn đề trừu tượng hay cụ thể? Phạm vi rộng hay hẹp? ? Em dự định sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào khi thuyết minh. - HS: Suy nghĩ dựa trên sự chuẩn bị - GV cho HS trình bày dàn ý đã chuẩn bị. - HS trình bày dàn ý đã chuẩn bị - GV cho HS thảo luận theo nhóm các dàn ý của các bạn trình bày dựa theo các câu hỏi trong SGK. - HS thảo luận rút ra các ý trả lời - GV cho HS đọc phần mở bài và cho các HS khác thảo luận, nhận xét. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc thêm -GV: cho HS đọc văn bản và cho HS tìm hiểu nghệ thuật thuyết minh của văn bản. - HS thảo luận rút ra các ý trả lời I. Chuẩn bị ở nhà: Đề bài: Thuyết minh về cái quạt II. Luyện tập trên lớp: 1. Tìm hiểu đề, tìm ý: - Vấn đề thuyết minh: cái quạt - Những biện pháp nghệ thuật sử dụng khi thuyết minh: nhân hoá, tưởng tượng, so sánh . 2. Lập dàn ý Mở bài: Giới thiệu quạt là đồ vật rất cần thiết đối với đời sống của con người . Thân bài : - Lịch sử của cái quạt. - Cấu tạo, công dụng chung của quạt - Cách sử dụng và cách bảo quản. Kết bài : Vai trò của cái quạt trong hiện tại và tương lai. 3.Đọc phần mở bài: III. Luyện tập - củng cố: Văn bản: họ nhà kim IV. Hướng dẫn về nhà: - GV chốt lại nội dung bài học. - Hướng dẫn và yêu cầu HS làm hoàn chỉnh bài tập. - Đọc, soạn bài: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình. Nguyễn Thị Thu Thanh-THCS Triệu Đại - Giáo án văn học 9 Trang 9 Ngày 5/ 9/2010 Tiết 6: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH (Tiết 1) (G.G. Mác két) A. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hoà bình. - Thấy được nghệ thuật nghị luận của bài văn, nổi bật là chứng cứ cụ thể xác thực, các so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ. - Giáo dục bồi dưỡng tình yêu hoà bình tự do và lòng thương yêu nhân ái, ý thức đấu tranh vì nền hoà bình thế giới. - Rèn kĩ năng đọc, phân tích cảm thụ văn bản. B. Chuẩn bị : - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. Tiến trình lên lớp: I. ổn định : II.Bài cũ: - Phong cách Hồ Chí Minh thể hiện ở những nét đẹp nào? - Em học tập được điều gì từ phong cách đó của Bác? III. Bài mới: * Giới thiệu bài: GV dẫn dắt hs vào bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung văn bản - GV cho HS khái quát những nét chính về tác giả, xuất xứ tác phẩm. - Trình bày những hiểu biết của em về tác giả G.G Mác-két? - xuất xứ tác phẩm có gì đáng chú ý? (HS :Xuất xứ: Văn bản được ra đời trong hoàn cảnh nhà văn G.G Mác-két được mời tham dự cuộc gặp gỡ của nguyên thủ sáu nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen- ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a họp lần thứ hai tại Mê-hi-cô kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để bảo đảm an ninh và hoà bình thế giới. Văn bản trên trích từ bài tham luận của ông( trích trong "Thanh gươm Đa-mô-clét"). - GV hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích. - GV nêu cách đọc; GVđọc mẫu. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả - tác phẩm: sgk 2. Đọc - chú thích Nguyễn Thị Thu Thanh-THCS Triệu Đại - Giáo án văn học 9 Trang 10 [...]... quan trc tip n - HS: Lm theo yờu cu phng chõm lch s Bi 2: Bi 3: in t - GV: T chc cho cỏc em su tm (a) Núi mỏt (d) Núi leo - HS: Lm theo yờu cu (b) Núi ht (e) Núi ra Bi 3: u ra a - GV cho HS xỏc nh yờu cu (c) Núi múc - GV cho HS lờn bng lm(2 em) Liờn quan phng chõm lch s (a), (b), (c), (d); phng chõm quan h (e) Bi 4: Bi 4: a Trỏnh ngi nghe hiu mỡnh - GV: cho HS xỏc nh yờu cu bi tp khụng tuõn th phng chõm... mi: * Gii thiu bi: (GV t gt) Hot ng ca GV v HS Hot ng 1: Tỡm hiu cỏch dn trc tip Ni dung cn t I Cỏch dn trc tip HS c vớ d a - b (mc I) 1 Vớ d: (Trớch "Lng l SaPa") 1 Vớ d a : phn in m l li núi hay ý ngh ? Nú a Li núi (ca anh thanh niờn.) c ngn cỏch vi phn trc bng nhng du Tỏch bng du (: ) v du (" ") b ý ngh tỏch bng du (: ) v t trong hiu no? 2 Vớ d b : phn in m l li núi hay ý ngh? nú (" c ngn cỏch nh... vớ d? ( a: vỡ trc cú t hay nhõn vt núi trong phn li ca ngi dn; cũn b: vỡ trc - Ngn cỏch phn c dn bng du (: ) ú cú t ngh; hoc kốm theo du (" ") ? th no l cỏch dn trc tip? - HS phỏt biu, GV khỏi quỏt a ra kt lun Hot ng 2: Tỡm hiu cỏch dn giỏn tip II Tỡm hiu cỏch dn giỏn tip HS c 2 vớ d a, b (mc II) 1 Vớ d : ? Vớ d phn in m: vớ d no l li, vớ d no l ý a Li núi c dn (khuyờn) c nhc n? b ý ngh c dn (hiu)... v thụn tớnh ca nc ngoi (Tr em I Ran); Chu ng nhng thm ho ca úi nghốo, ca tỡnh trng vụ gia c, dch bnh, mự ch, mụi trng xung cp (tr em Nam Phi); IV Hng dn v nh: - Nm vng ton b kin thc tit hc; - Tip tc su tm ti liu, chun b cho tit hc tip theo: Phõn tớch phn C hi v Nhim v (Cỏc cõu hi 3, 4, 5 SGK) Ngy 12/9 /2010 Tit 12: TUYấN B TH GII V S SNG CềN, QUYN C BO V V PHT TRIN CA TR EM (tt) Nguyn Th Thu Thanh-THCS... nghi oan (li thoi 1) + Núi lờn ni au n tht vng vỡ b i x bt cụng (li thoi 2) + Tht vng n tt cựng v hnh phỳc gia ỡnh khụng gỡ hn gn ni (li thoi 3) > V Nng xinh p, nt na, hin thc, li m ang, thỏo vỏt, hiu tho, thu chung ht lũng vun p hnh phỳc gia ỡnh IV Hng dn v nh: - Nm vng ton b kin thc tit hc; -Tip tc su tm ti liu, chun b cho tit hc tip theo (Phõn tớch phn 2,3- Cỏc cõu hi 3, 4, 5 SGK) Ngy 18/9 /2010 Tit... cỏch dn trc tip? - Khụng dựng du (: ) b du (" ") (Trớch "Lóo Hc") ? Cú th thờm t "rng" hoc "l" vo trc phn in - Thờm rng hoc thay t l ng m khụng? trc ? C 2 cỏch dn cú im gỡ chung? 2 Kt lun (SGK) - HS rỳt ra kt lun - Nhc li li hay ý ca ngi hay nhõn vt: - GV khỏi quỏt so sỏnh 2 cỏch dn Cho HS c ghi cú iu chnh theo kiu thut li khụng gi nh chung nguyờn vn, khụng dựng du (: ) C 2 cỏch u cú th thờm "rng" v... chớnh v tỏc gi 1.Tiu dn : (SGK) Nguyn D ? - HS da vo chỳ thớch tr li - GV b sung (Sng th k 16 quờ tnh Hi Dng Hc rng ti cao, nhng ch lm quan mt nm ri xin ngh v nh nuụi m gi v vit sỏch, sng n dt.) 2 c chỳ thớch : - GV hng dn c, tỡm hiu chỳ thớch - Nờu i ý ca cõu chuyn? (Cõu chuyn k v s phn oan nghit ca ngi ph n cú nhan sc, c hnh di ch ph quyn phong kin.) - GV hng dn k túm tt (Cõu chuyn k v ai? v s... - HS phỏt hin IV Hng dn v nh: - Nm vng ton b kin thc tit hc; -Tip tc su tm ti liu - Chun b cho tit hc tip theo: tỡm hiu cỏc lun c (cỏc cõu 2, 3, 4 trong SGK) Nguyn Th Thu Thanh-THCS Triu i - Giỏo ỏn vn hc 9 Trang 11 Ngy 5/09 /2010 Tit 7: U TRANH CHO MT TH GII HO BèNH (tt) (G.G Mỏc kột) A Mc tiờu: Giỳp hc sinh: - Hiu c ni dung vn t ra trong vn bn: nguy c chin tranh ht nhõn e do ton b s sng trờn trỏi... cho vn bn c khụng? Vỡ sao vn bn ly tờn ny? (HS cú th t tờn khỏc nhau cho vn bn.) GV tng kt ton bi Cho HS c ghi nh IV Hng dn v nh: - Lm bi tp luyn tp SGK trang 21 - Yờu cu hc sinh nm kin thc ton bi v hc thuc ghi nh trong SGK - Son bi: Cỏc phng chõm hi thoi (tip theo) Nguyn Th Thu Thanh-THCS Triu i - Giỏo ỏn vn hc 9 Trang 13 Ngy 6/9 /2010 Tit 8 CC PHNG CHM HI THOI (tt) A Mc tiờu: Giỳp hc sinh: - Nm c ni... tc, s phi hp ng b gia cỏc nc, s hp tỏc quc t ý, li vn dt khoỏt, mch lc rừ rng III Tng kt :(Ghi nh SGK) IV Luyn tp - cng c: IV Hớng dẫn v nhà - Học sinh học bài thuộc ghi nhớ - Làm phần câu hỏi luyện tập hoàn chỉnh Soạn bài : Các phơng châm hội thoại (tiếp theo) Ngy 12/9 /2010 Tit 13: A Mc tiờu: CC PHNG CHM HI THOI (TT) Giỳp hc sinh: Nguyn Th Thu Thanh-THCS Triu i - Giỏo ỏn vn hc 9 Trang 23 - Nm c mi quan . Điền từ (a) Nói mát (d) Nói leo (b) Nói hớt (e) Nói ra đầu ra đũa (c) Nói móc Liên quan phương châm lịch sự (a), (b), (c), (d); phương châm quan hệ (e). Bài. tiếp (Phương châm về lượng) II. Phương châm về chất: 1. Ví dụ: a. Ví dụ a: (sgk) Không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật b. Ví dụ b: (sgk)

Ngày đăng: 20/10/2013, 16:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w