1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY HANOSIMEX

21 484 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 38,77 KB

Nội dung

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY HANOSIMEX I. Sơ lược về tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội 1. Quá trình hình thành và phát triển của tổng công ty Hanosimex: Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội (tên giao dịch HaNoi Textile and Garment Company, viết tắt là HANOSIMEX) là một trong những Công ty thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX) chuyên sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm Sợi, vải Dệt kim, vải Denim, sản phẩm may dệt kim, khăn các loại, nguyên phụ liệu, phụ tùng thuộc ngành dệt may,… Công ty có trụ sở chính tại: Số 1 – Mai Động – Hoàng Mai – Hà Nội. Điện thoại: 04-8621224 / Fax: 04-8622334 Email: Hanosimex@hn.vnn.vn Giấy chứng nhận ĐKKD số:0106000323, ngày cấp: 22/09/2004. Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nước. Vốn đăng kí: 155.232.228.000 đồng. Vốn đầu tư hiện nay: 70 tỷ VND đồng. Các đơn vị thành viên của Hanosimex. 1. Nhà máy Sợi Hà Nội 1. Nhà máy May 1 3. Nhà máy may 2 4. Nhà máy May 3 5. Nhà máy May thời trang 6. Nhà máy Dệt vải Denim 7. Trung tâm dệt kim phố nối 8. Trung tâm cơ khí tự động hoá 9. Công ty cổ phần Dệt Hà Đông TRẦN THỊ HUYỀN TRANG - Quản lý kinh tế 46A - 1 - BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ 10. Công ty cổ phần May Đông Mỹ 11. Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan 12. Công ty cổ phần thương mại Hải Phòng – Hanosimex 13. Siêu thị Vinatex Hà Đông Công ty được xây dựng từ năm 1979 với sự giúp đỡ của hãng Unionmatex (Cộng hoà Liên bang Đức). Hiện nay, Tổng công ty có diện tích khoảng hơn 24ha với tổng số lao động là hơn 5000 người, được trang bị toàn bộ các thiết bị của những nước có công nghiệp hiện đại như Italia, CHLB Đức, Hà Lan, Hàn Quốc cùng với sự lãnh đạo giỏi của cán bộ trong Tổng công ty và đội ngũ công nhân lành nghề nên tiềm lực của Tổng công ty là rất lớn. Có thể tóm tắt một số nét chính trong quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của Tổng công ty như sau: - Ngày 7/4/1978, hợp đồng xây dựng Nhà máy Sợi Hà Nội chính thức được ký kết giữa Công ty nhập khẩu thiết bị Việt Nam và hãng Unionmatex (CHLB Đức). - Tháng 2/1979, nhà máy Sợi được khởi công xây dựng. - Tháng 11/1984, hoàn thành các hạng mục cơ bản, chính thức bàn giao công trình cho Nhà máy quản lí điều hành với tên gọi là Nhà máy Hà Nội - Tháng 4/1991, Bộ Công nghiệp nhẹ quyết định sát nhập Nhà máy Sợi Vinh vào xí nghiệp liên hợp. - Tháng 1/1995, khởi công xây dựng Nhà máy May thuê Đông Mỹ đến tháng 9/1995 khánh thành và đưa vào sản xuất - Tháng 3/1995, Bộ công nghiệp nhẹ lại quyết định sáp nhập Công ty Dệt Hà Đông vào xí nghiệp liên hợp. - Tháng 6/1995, Bộ công nghiệp nhẹ quyết định đổi tên Xí nghiệp Liên hợp Sợi - Dệt Kim Hà Nội thành Công ty Dệt Hà Nội. TRẦN THỊ HUYỀN TRANG - Quản lý kinh tế 46A - 2 - BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ - Để phù hợp với tình hình và xu thế mới của Công ty, được sự đồng ý của Bộ chủ quản, ngày 28/02/2000 Tổng Công ty Dệt may Việt Nam quyết định đổi tên Công ty Dệt Hà Nội thành Công ty Dệt may Hà Nội như hiện nay. Với sự cố gắng vượt bậc của ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, ngày 1/7/2000, Công ty đã khánh thành Nhà máy Dệt vải Denim chuyên sản xuất sản phẩm vải bò. Cùng với thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, trình độ quản lí giỏi và đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực, hiện nay, Công ty Dệt may Hà Nội luôn là đơn vị đứng đầu trong ngành Dệt may Việt Nam, sản phẩm của Tổng công ty luôn đạt chất lượng cao, được tặng nhiều huy chương vàng và các bằng khen tại Hội chợ triển lãm kinh tế và được nhiều người tiêu dùng tín nhiệm, bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao nhiều năm liền. Trong quá trình phát triển , Tổng công ty luôn duy trì sản xuất bằng việc phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất. Đến nay, với đội ngũ thiết kế trẻ, có trình độ chuyên môn, Tổng công ty đã thiết kế ra nhiều mẫu mã đẹp, phong phú phục vụ nhu cầu dùng trong và ngoài nước với tổng sản phẩm xuất khẩu chiểm một phần không nhỏ, góp phần làm tăng nguồn ngoại tệ quốc gia. Điều đó khẳng định tên tuổi và chỗ đứng của Tổng công ty trên thị trường. 2. Chức năng và nhiệm vụ của tổng công ty Hanosimex: 2.1. Chức năng: - Sản xuất kinh doanh và xuất khẩu các loại sản phẩm có chất lượng cao như các loại sợi Cotton, sợi PE, các loại vải dệt kim, thành phẩm may mặc bằng vải dệt kim, vải Denim, khăn bông… - Nhập nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất như bông, sơi, phụ tùng thiết bị chuyên ngành, hoá chất thuốc nhuộm. TRẦN THỊ HUYỀN TRANG - Quản lý kinh tế 46A - 3 - BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ - Thực hiện các hoạt động dịch vụ có liên quan đến hoạt động của Tổng công ty và trực tiếp tham gia mua bán với các đối tác nước ngoài nếu điều kiện thuận lợi và cho phép. 2.2. Nhiệm vụ: Trong thời kì bao cấp, tổng công ty chuyên sản xuất các loại sợi bông, sợi pha để cung cấp cho các đơn vị trong ngành dệt nên nhiệm vụ chính của Tổng công ty là: • Lập kế hoạch theo hướng dẫn của Bộ. • Tiếp nhận nguyên vật liệu theo kế hoạch được phân phối theo lệnh của bộ. • Sản xuất theo kế hoạch đã được định trước về số lượng và chất lượng. • Xuất bán cho các đơn vị trong ngành theo kế hoạch của bộ. Từ năm 1989, sau nghị quyết của Hội nghị ban chấp hành Trung ương đảng lần thứ VI (ngày 29/3/1989) chuyển nền kinh tế từ bao cấp sang cơ chế thị trường, Tổng công ty được trao quyền tự chủ trong sản xuất và kinh doanh. Tổng công ty không còn thụ động nhận kế hoạch từ cấp trên mà đã chủ động tìm hiểu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng, sản xuất các loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng nên nhiệm vụ của Tổng công ty lúc này là: • Điều hành các dây chuyền sản xuất tìm nguyên vật liệu, vật tư phụ tùng, tìm hiểu thị trường, xác định các mặt hàng thị trường có nhu cầu và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. • Tổ chức sản xuất theo nhu cầu đặt hàng của khách hàng. • Tự chủ thiết lập các mối quan hệ với các đối tác kinh tế, thiết lập các mối liên doanh, liên kết nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh. • Phấn đấu nâng cấp chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí sản xuất bằng mọi biện pháp có thể. • Khai thác và mở rộng thị trường hiện có, xây dựng thị trường mới cả trong và ngoài nước. TRẦN THỊ HUYỀN TRANG - Quản lý kinh tế 46A - 4 - BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ • Chú trọng phát triển mặt hàng xuất khẩu qua đó mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm và đảm bảo thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên trong toàn Tổng công ty. • Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, chuyên môn cho cán bộ nhân viên trong Tổng công ty. II. Thực trạng kinh doanh phát triển thị trường của Tổng công ty Hanosimex: 1. Các mặt hàng kinh doanh: Mặt hàng kinh doanh là một yếu tố tác động to lớn tới tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải nắm bắt và tìm hiểu kĩ càng để có thể đưa ra những chiến lược tiêu thụ và cạnh tranh hợp lí nhằm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Tổng công ty dệt may Hà Nội có nhiều loại sản phẩm, ở mỗi loại sản phẩm, tình hình cạnh tranh lại khác nhau, đòi hỏi công ty phải có những chiến lược tiêu thụ phù hợp với mỗi loại sản phẩm. - Về sợi PE hiện nay, nước ta chưa có đơn vị nào sản xuất chính. Vì vậy Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội đều phải nhập từ nước ngoài còn với bông cotton hiện nay nước ta cũng đã trồng được nhưng diện tích còn quá ít, khối lượng cung ứng không đồng đều mặt khác chất lượng chưa cao. Vì vậy chi phí nguyên vật liệu thường đắt hơn không dưới 10% so với các nước Đông Nam Á là các nước đã sản xuất được nhiều sợi tổng hợp và trồng được nhiều bông đặc biệt là đối thủ cạnh tranh nhất của Tổng công ty cổ phần dệt may hiện nay đó là Trung Quốc. - Về hoá chất thuốc nhuộm, công ty cũng phải nhập khẩu hơn 90%, trong khi Trung Quốc sử dụng khoảng 60-70% hàng nội có giá rẻ hơn 60% so với hàng nhập khẩu của Tổng công ty. Mặt khác trong cơ cấu giá thành vải, hoá TRẦN THỊ HUYỀN TRANG - Quản lý kinh tế 46A - 5 - BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ chất thuốc nhuộm thường chiếm khoảng 7-8% nên giá sản phẩm của Tổng công ty thường đắt hơn hàng Trung Quốc rất nhiều. Sau đây là bảng phân tích cụ thể tình hình tiêu thụ các chủng loại sản phẩm này qua ba năm 2003, 2004, 2005. BẢNG 1: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA TÔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI HANOSIMEX THEO HÌNH THỨC BÁN (Đơn vị: triệu đồng) Hình thức bán Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Bán lẻ 293.512 319.253 383.582 25.741 8,77 64.329 20,15 Bán buôn trong đó 376.980 546.818 587.371 169.838 45,04 40.553 7,42 BB theo đơn đặt hàng 189.006 26.586 298.086 76.680 40,57 32.400 12,19 BB theo hợp đồng 187.974 281.132 289.285 93.158 49,56 8.153 2,9 Tổng cộng 670.492 866.071 970.953 195.597 29,17 104.822 12,11 (Nguồn: phòng kế hoạch thị trường) Qua bảng phân tích kết quả tiêu thụ của Tổng công ty Dệt may Hà Nội theo các sản phẩm chủ yếu trong 3 năm 2003, 2004, 2005 có thể nhận thấy: năm 2004 tổng kết kết quả tiêu thụ hàng hoá của công ty tăng so với năm 2003 là 201.328 triệu đồng (trđ), tương ứng với tỷ lệ tăng là 34,88%. So với TRẦN THỊ HUYỀN TRANG - Quản lý kinh tế 46A - 6 - BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ năm 2004 thì năm 2005 tổng kết quả tiêu thụ theo các sản phẩm chủ yếu tăng 49940 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng 6,41%. Cụ thể: - Với sản phẩm sợi đơn các loại: so với năm 2003 thì kết quả tiêu thụ sản phẩm sợi đơn các loại của năm 2004 tăng 51208 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng 22,36%. - Đối với sản phẩm dệt kim: So với năm 2003 thì kết quả tiêu thụ của sản phẩm dệt kim tăng lên 31000 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 37,31%. Tuy nhiên, năm 2005 thì kết quả tiêu thụ sản phẩm này lại giảm so với năm 2003 là 50364 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 16,47%. - Đối với sản phẩm vải Denim: so với năm 2003 thì kết quả tiêu thụ của sản phẩm vải Denim năm 2004 tăng 56548 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 81,42%. Năm 2005 thì kết quả tiêu thụ của sản phẩm này chỉ tăng 23404 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 18,57%. - Đối với sản phẩm Denim: so với năm 2003 thì kết quả tiêu thụ của sản phẩm Denim tăng 10472 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng 54,64%. Năm 2005 thì kết quả tiêu thụ của sản phẩm này chỉ tăng so với năm 2004 là 5990 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 20,21%. Qua phân tích ở trên có thể kêt luận là: Nhìn chung, tình hình tiêu thụ hàng hoá của công ty theo các sản phẩm chủ yếu qua các năm đều tăng, năm sau luôn cao hơn năm trước. Tuy nhiên, tốc độ tăng ở mỗi năm là khác nhau. Sự chênh lệch về tốc độ tăng này cũng tương đối rõ rệt. Năm 2004 tăng 34,88% so với năm 2003. Nhưng năm 2005 lại chỉ tăng so với năm 2004 là 6,41%. Trong bốn loại sản phẩm chủ yếu của công ty thì sản phẩm sợi đơn các loại và sản phẩm dệt kim là hai loại sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2003 sản phẩm sợi đơn các loại chiếm tỷ trọng là 46,06%, năm 2004 là 40,73% và năm 2005 là 46,83%. Đối với sản phẩm dệt kim thì năm 2003 sản phẩm này chiếm tỷ trọng là 38,59%, năm 2004 là 39,28%, và năm 2005 là 30,84%. Sản phẩm Denim chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. TRẦN THỊ HUYỀN TRANG - Quản lý kinh tế 46A - 7 - BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ Cả ba loại sản phẩm: sợi đơn các loại, sản phẩm Denim và vải Denim đều có kết quả tiêu thụ năm sau cao hơn năm trước, chỉ có sản phẩm dệt kim là có kết quả tiêu thụ năm 2005 giảm so với năm 2004 là 50364 trđ, tương ứng với tỷ lệ giảm 16,17%. Do đây là sản phẩm chiểm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm chủ yếu của công ty cho nên nó ảnh hưởng khá rõ rệt đến tình hình tiêu thụ chung của toàn công ty. Công ty cần nghiên cứu phân tích các nguyên nhân dẫn đến tình trạng kết quả tiêu thụ của sản phẩm dệt kim giảm để có các biện pháp khắc phục kịp thời. 2. Tình hình tiêu thụ của tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội 2.1. Theo nhóm sản phẩm: Tổng công ty dệt may Hà Nội có nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, trong đó có bốn loại sản phẩm chủ yếu mà sản lượng tiêu thụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng tiêu thụ của toàn công ty. Đó là các sản phẩm sợi các loại, sản phẩm dệt kim, vải Denim và sản phẩm Denim. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty qua các năm (bảng 2) Qua bảng 1 cho thấy kết quả tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty tăng dần qua các năm sau luôn cao hơn năm trước. Tuy nhiên, tốc độ tăng ở mỗi năm là khác nhau. Sự chênh lệch về tốc độ tăng này cũng tương đối rõ rệt. Năm 2004 tăng 11,0% so với năm 2003, năm 2005 tăng so với năm 2004 là 14,0%. Trong năm loại sản phẩm chủ yếu của công ty thì sản phẩm sợi và sản phẩm dệt kim là hai loại sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất. Sản phẩm Denim chiếm tỷ trọng nhỏ nhất do đây là mặt hàng mới đang được Tổng công ty chú trọng và đầu tư. TRẦN THỊ HUYỀN TRANG - Quản lý kinh tế 46A - 8 - BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ BẢNG 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI THEO CÁC SẢN PHẨM CHỦ YẾU (Đơn vị: triệu đồng) Sản phẩm Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%) Sợi đơn các loại 265.899 40,06 317.107 40,73 388.020 46,83 51.208 -5,33 19,26 70.913 6,1 Sản phẩm dệt kim 222.721 38,59 305.821 39,28 255.457 30,84 83.100 0,69 37,31 -50.364 -8,44 -16,47 Vải Denim 69.448 12,03 125.996 16,18 149.400 18,03 56.548 4,15 81,42 23.404 1,85 18,58 Sản phẩm Denim 19.166 3,32 29.638 3,81 35.628 4,30 10.472 0,49 54,64 5.990 0,49 20,21 Tổng cộng 577.234 100 778.562 100 828.502 100 201.328 34,88 49.940 6,41 (Nguồn phòng kế hoạch thị trường) TRẦN THỊ HUYỀN TRANG - Quản lý kinh tế 46A - 9 - BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ 2.2. Theo khu vực địa lý: Sau đây là bảng phhân tích cụ thể kết quả tiêu thụ hàng hoá của Tổng công ty dệt may Hà Nội qua các năm (Bảng 2) Qua bảng 3 cho ta thấy tình hình tiêu thụ hàng hoá theo khu vực của Tổng công ty qua các năm là tương đối tốt, năm sau cao hơn năm trước. Qua bảng số liệu phân tích kết quả tiêu thụ hàng hoá theo khu vực của Tổng công ty dệt may Hà Nội trong ba năm 2003, 2004, 2005. Ta thấy: năm 2004 kết quả tiêu thụ của công ty tăng so với năm 2003 là 105597trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 29,17%. So với năm 2004 thì năm 2005 tổng kết quả tiêu thụ của công ty tăng 104.882 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng 12,11%. Cụ thể như sau: - Ở khu vực Hà Nội: so với năm 2003, kết quả tiêu thụ ở khu vực Hà Nội năm 2004 tăng 199.148 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng 36,76%. Năm 2004, kết quả tiêu thụ ở khu vực này tăng 19,692% trđ so với năm 2004, tương ứng với tỷ lệ tăng 2,65%. - Ở khu vực Vinh: so với năm 2003 thì năm 2004 kết quả tiêu thụ ở khu vực Vinh 18.519 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng 41,65%. Năm 2005 kết quả tiêu thụ ở khu vực này so với năm 2004 là 27.500 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng 43,59%. - Ở khu vực Hà Đông: Năm 2004 kết quả tiêu thụ ở khu vực Hà Đông giảm so với năm 2003 là 33.958 trđ, tương ứng với tỷ lệ giảm 42,66%. Tuy nhiên sang năm 2005 thì kết quả tiêu thụ ở khu vực này lại tăng lên so với 2004 là 31.748trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng 69,56%. - Tại các khu vực khác: năm 2004 kết quả tiêu thụ ở các khu vực khác tăng 11.870 trđ so với năm 2003, tương ứng với tỷ lệ tăng 363,33%. Năm 2005 kết quả tiêu thụ ở các khu vực này tăng so với năm 2004 là 25.942 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng 171,38%. TRẦN THỊ HUYỀN TRANG - Quản lý kinh tế 46A - 10 - [...]... 8.153 2,9 Tổng cộng 670.492 866.071 970.953 195.597 29,17 104.822 12,11 (Nguồn phòng kinh doanh) TRẦN THỊ HUYỀN TRANG - Quản lý kinh tế 46A - 15 - BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ 3 Phân tích kết quả kinh doanh của Tổng công ty Hanosimex: 3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty: Qua bảng 4 cho ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty diễn ra theo chiều hướng thuận lợi và phát triển. .. với tỷ lệ tăng 40,94% Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty là rất tốt bởi lợi nhuận của Tổng công ty năm sau luôn cao hơn năm trước và tốc độ tăng cũng lớn hơn Đây là điều kiện tốt để Tổng công ty tiến hành mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thực hiện các nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước Chính vì thế mà sản phẩm của công ty ngày càng phong phú, đa dạng về màu... 40,94 (nguồn phòng kinh doanh) 3.2 Kết quả kinh doanh của Tổng công ty: Tình hình sản xuất kinh doanh của tổng công ty không ngừng phát triển, luôn đạt mức tăng trưởng cao Doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty không ngừng tăng qua các năm Thu nhập bình quân của người lao động tăng 2,4 lần TRẦN THỊ HUYỀN TRANG - Quản lý kinh tế 46A - 17 - BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ (năm 2005 – 1,7 trđ/người/tháng) Từ... ta thấy tổng doanh thu thu được của Tổng công ty hàng năm đều tăng Cụ thể: năm 2004, tổng doanh thu thu được tăng so với năm 2003 là 195.597 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 29,17% Năm 2005 tổng doanh thu tăng 104.822 triệu đồng so với năm 2004, tương ứng với tỷ lệ tăng 12,11% Cùng với sự tăng lên của doanh thu thì lợi nhuận hàng năm của Tổng công ty cũng tăng lên Lợi nhuận trước thuế của Tổng công ty năm... tỏ sang năm 2005 công ty đã chú trọng đến việc mở rộng thị trường thông qua hệ thống kênh phân phối trực tiếp Bởi vì với hình thức bán lẻ công ty có thể nắm bắt được kịp thời những thay đổi về thị hiếu của người tiêu dùng, bám sát được tình hình tiêu thị trường trên cơ sở đó công ty có thể thoả mãn một cách tốt nhất mọi nhu cầu của người tiêu dùng và đạt được mục đích của mình TRẦN THỊ HUYỀN TRANG -... 2005 công ty đã chú trọng đến việc đến việc mở rộng thị trường thông qua hệ thống kênh phân phối trực tiếp Bởi vì với hình thức bán lẻ công ty có thể nắm bắt kịp thời những thay đổi về thị thiếu của người tiêu dùng, TRẦN THỊ HUYỀN TRANG - Quản lý kinh tế 46A - 18 - BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ bám sát được tình hình thị trường trên cơ sở đó công ty có thể thảo mãn một cách tốt nhất mọi nhu cầu của người... chứng tỏ sang năm 2005 công ty đã chú trọng đến việc mở rộng thị trường thông qua hệ thống kênh phân phối trực tiếp Bởi vì với hình thức bán lẻ công ty có thể nắm bắt kịp thời những thay đổi về thị hiếu của người tiêu dùng, bám sát được tình hình thị trường trên cơ sở đó công ty có thể thoả mãn một cách tốt nhất mọi nhu cầu của người tiêu dùng và đạt được mục tiêu của mình TRẦN THỊ HUYỀN TRANG - Quản... khu vực thị trường của công ty thì khu vực Hà Nội có tỷ trọng mức tiêu thụ hàng hoá lớn nhất trong tổng mức tiêu thụ của toàn công ty Sau khu vực Hà Nội là khu vực Vinh Tỷ trọng mức tiêu thụ ở khu vực này năm sau luôn cao hơn năm trước Các khu vực khác có tỷ trọng mức tiêu thụ rất nhỏ Tuy nhiên, đây là khu vực thị trườngtỷ trọng không lớn trong tổng mức tiêu thụ của toàn Tổng công ty nhưng kết... được của mình 3.3 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội: Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động Điều này cũng gây ra cho công ty một số khó khăn Tuy nhiên, xét một cách tổng thể thì nền kinh tế thế giới giai đoạn hiện nay đã đạt mức tăng trưởng khá ổn định Trong môi trường đó, nền kinh tế Việt Nam cũng phát triển. .. thành công của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh Hiểu rõ vấn đề này nên công ty đã không ngừng tiến hành nghiên cứu nhu cầu cũng như thị hiếu của người tiêu dùng, để ra biện pháp để tối thiểu hoá chi phí nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm Nhờ vậy mà công ty đã thu được những thành tựu đáng kể thể hiện ở kết quả tiêu thụ hàng hoá của Tổng công ty Sau đây là một số chỉ tiêu tổng . BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY HANOSIMEX I. Sơ lược về tổng công ty cổ phần dệt may. doanh của Tổng công ty Hanosimex: 3.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty: Qua bảng 4 cho ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công

Ngày đăng: 20/10/2013, 14:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI THEO KHU VỰC - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY HANOSIMEX
BẢNG 3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI THEO KHU VỰC (Trang 12)
BẢNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ TIÊU THỤ THEO HÌNH THỨC BÁN (Đơn vị: Triệu đồng) - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY HANOSIMEX
BẢNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ TIÊU THỤ THEO HÌNH THỨC BÁN (Đơn vị: Triệu đồng) (Trang 15)
Tình hình sản xuất kinh doanh của tổng công ty không ngừng phát triển, luôn đạt mức tăng trưởng cao - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY HANOSIMEX
nh hình sản xuất kinh doanh của tổng công ty không ngừng phát triển, luôn đạt mức tăng trưởng cao (Trang 17)
bám sát được tình hình thị trường trên cơ sở đó công ty có thể thảo mãn một cách tốt nhất mọi nhu cầu của người tiêu dùng và đạt được của mình - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY HANOSIMEX
b ám sát được tình hình thị trường trên cơ sở đó công ty có thể thảo mãn một cách tốt nhất mọi nhu cầu của người tiêu dùng và đạt được của mình (Trang 19)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w