1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp : Luận án TS. Luật: 62 38 40 01

170 18 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 170
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Ngoài phần mở đầu, danh mục các công trình công bố kết quả nghiên cứu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục kèm theo Luận án, nội dung chính của Luận án có 4 chương: Chương 1: Tổng quan

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

******* 000*******

NGUYỄN DUY GIẢNG

CÁC CHỦ THỂ TIẾN HÀNH TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TRƯỚC

YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP

Chuyên ngành : Luật hình sự

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Độ

HÀ NỘI - NĂM 2014

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự

hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Văn Độ Các số liệu, kết quả nghiên cứu

nêu trong Luận án là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm về tất cả các số liệu

và kết quả nghiên cứu đó Luận án này chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả Luận án

Trang 3

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự CQĐT Cơ quan điều tra

ĐTV Điều tra viên

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

MỞ ĐẦU 1

1 Giới thiệu về Luận án 1

2 Lý do lựa chọn Đề tài Luận án 1

3 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án 4

Chương 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6

1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến Đề tài Luận án 6

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở trong nước 6

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 14

1.1.3 Khái quát về những kết quả đã nghiên cứu có liên quan đến Đề tài Luận án 18

1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của Đề tài Luận án 27

1.3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 27

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC CHỦ THỂ TIẾN HÀNH TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 29

2.1 Các chủ thể trong tố tụng hình sự 29

2.2 Các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam 36

2.2.1 Khái quát chung về các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam 36

2.2.2 Quá trình phát triển quy định về các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam 39

2.3 Các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật Tố tụng hình sự một số nước trên thế giới 51

2.3.1 Các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật Tố tụng hình sự một số nước theo truyền thống án lệ 52

Trang 5

2.3.2 Các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật Tố tụng hình sự một số nước theo truyền thống luật dân sự Châu Âu lục địa 56 2.3.3 Các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật Tố tụng hình sự một số nước theo mô hình mới chuyển đổi 61 Kết luận Chương 2 66 Chương 3:THỰC TRẠNG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

HIỆN HÀNH VỀ CÁC CHỦ THỂ TIẾN HÀNH TỐ TỤNGVÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 71 3.1 Quy định hiện hành về các chủ thể tiến hành tố tụng thuộc cơ quan điều tra, về các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và thực tiễn áp dụng 71 3.2 Quy định hiện hành về các chủ thể tiến hành tố tụng thuộc viện kiểm sát nhân dân và thực tiễn áp dụng 86 3.3 Quy định hiện hành về các chủ thể tiến hành tố tụng thuộc toà án nhân dân và thực tiễn áp dụng 98 Kết luận Chương 3 103 Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC CHỦ THỂ TIẾN HÀNH TỐ TỤNGTRƯỚC YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP 106 4.1 Yêu cầu của cải cách tư pháp đối với việc hoàn thiện quy định về các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam 106 4.2 Hoàn thiện quy định về các chủ thể tiến hành tố tụng thuộc CQĐT và quy định về cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra 111 4.3 Hoàn thiện quy định về các chủ thể tiến hành tố tụng thuộc viện kiểm sát nhân dân 117 4.4 Hoàn thiện quy định về các chủ thể tiến hành tố tụng thuộc toà án nhân dân 127

Trang 6

4.5 Hoàn thiện một số quy định khác có liên quan đến các chủ thể tiến hành

tố tụng hình sự 132 Kết luận Chương 4 134 KẾT LUẬN 139 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢLIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 143 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 144 PHỤ LỤC 161

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Giới thiệu về Luận án

Luận án này được thực hiện theo quy định tại Quy chế đào tạo sau đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội Ngoài phần mở đầu, danh mục các công trình công bố kết quả nghiên cứu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục kèm theo Luận án, nội dung chính của Luận án có 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến Đề tài Luận án Chương 2: Những vấn đề lý luận về chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật tố tụng hình sự

Chương 3: Thực trạng Luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về các chủ thể tiến hành tố tụng và thực tiễn áp dụng

Chương 4: Định hướng hoàn thiện Luật tố tụng hình sự Việt Nam về các chủ thể tiến hành tố tụng trước yêu cầu cải cách tư pháp

2 Lý do lựa chọn Đề tài Luận án

Cùng với tiến trình đổi mới toàn diện đất nước trên các lĩnh vực, việc đổi mới tổ chức và hoạt động tư pháp đã và đang được Đảng, Nhà nước và toàn dân hết sức quan tâm, là nhiệm vụ vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài trong quá trình phát triển đất nước Trong lĩnh vực TTHS, một trong những nội dung trọng tâm của cải cách tư pháp là nghiên cứu hoàn thiện các quy định về các chủ thể tiến hành tố tụng, bao gồm cơ quan tiến hành TTHS (CQĐT, VKS, tòa án) và những người tiến hành tố tụng trong các cơ quan này Quy định về các chủ thể tiến hành tố tụng trong TTHS ở nước ta đã

có một quá trình hình thành và phát triển theo tiến trình phát triển của đất nước, nhất là từ sau Cách mạng tháng 8/1945 cho đến khi có Hiến pháp năm

1992, BLTTHS năm 2003, Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân và Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 Tuy vậy, qua gần 10 năm tổ chức thi hành, quy định trong các văn bản pháp luật nói trên về chủ thể tố tụng nói chung và chủ thể tiến hành tố tụng nói riêng đã bộc lộ khá nhiều bất cập Những bất cập đó là một trong

Trang 8

những nguyên nhân quan trọng làm hạn chế chất lượng, hiệu quả của các hoạt động TTHS Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định các chủ trương, giải pháp về cải cách tư pháp nhằm xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Nghị quyết đặt ra yêu cầu xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các

cơ quan tư pháp; xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp theo hướng tăng quyền và trách nhiệm cho ĐTV, KSV và thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình Ngày 12 tháng 3 năm 2014 Bộ Chính trị có Kết luận số 92 - KL/TW “về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, trong đó có các quan điểm chỉ đạo quan trọng về: xây dựng cơ chế kiểm soát chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc thực hiện các hoạt động tư pháp; về hệ thống tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan điều tra chuyên trách trong công an, quân đội và ngành kiểm sát; phương hướng hoàn thiện quy định định về một số hoạt động điều tra của bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, hải quan, kiểm lâm; về tổ chức của toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân…Kết luận số 92 - KL/TW của Bộ Chính trị cũng yêu cầu nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xác định rõ nội hàm và xây dựng cơ chế để tòa án nhân dân thực hiện có hiệu quả quyền tư pháp; chuẩn bị những nội dung có liên quan đến việc đổi mới, kiện toàn tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp và cải cách tư pháp giai đoạn 2016 - 2020, phục vụ việc xây dựng các văn kiện Đại hội XII của Đảng

Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội thông qua đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong lịch sử lập Hiến ở nước ta Hiến pháp đề cao yêu cầu tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, có nhiều sửa đổi

Trang 9

quan trọng liên quan đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp như tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân Hiến pháp mới bổ sung quy định về xét xử theo thủ tục rút gọn, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử; nguyên tắc suy đoán vô tội với nội hàm đầy đủ hơn…Những quy định mới được sửa đổi,

bổ sung nói trên trong Hiến pháp năm 2013 cần được nghiên cứu cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật có liên quan như BLTTHS, Luật Tổ chức tòa án nhân dân, Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức điều tra hình

sự Những yêu cầu nêu trên đều liên quan chặt chẽ đến việc đổi mới, hoàn thiện các quy định liên quan đến tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng

Mặc dù thời gian qua đã có khá nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật TTHS Việt Nam, nhưng các công trình nghiên cứu đã có chủ yếu theo từng vấn đề riêng và trong mỗi vấn

đề cũng đang còn có ý kiến khác nhau hoặc cần được nghiên cứu sâu, cụ thể

và toàn diện hơn Nhận thấy việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật TTHS Việt Nam một cách toàn diện, có hệ thống nhằm góp phần bổ sung thêm luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện các quy định liên quan của Luật TTHS Việt Nam trong thời

gian tới là rất quan trọng và cấp thiết nên nghiên cứu sinh chọn Đề tài: “Các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp” để xây dựng Luận án tiến sĩ luật học của mình

3 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của Luận án là góp phần làm rõ thêm những vấn

đề lý luận về các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam; đánh giá mức độ phù hợp, những hạn chế, khiếm khuyết của pháp luật TTHS Việt Nam hiện nay trong hoạt động thực tiễn, từ đó đề xuất việc hoàn thiện các quy định liên quan đến các chủ thể tiến hành tố tụng hình sự ở Việt Nam trong thời gian tới đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp Đồng thời qua đó

Trang 10

cũng góp phần phát triển lý luận về các chủ thể tố tụng thuộc chuyên ngành Luật Tố tụng hình sự ở nước ta

Đối tượng nghiên cứu của Đề tài Luận án là những vấn đề liên quan

đến các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật TTHS Việt Nam dưới góc độ lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật của CQĐT, cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, VKS, tòa án và người có nhiệm

vụ, thẩm quyền tố tụng trong các cơ quan này

Phạm vi nghiên cứu của Đề tài Luận án: Việc nghiên cứu về các chủ

thể tiến hành tố tụng trong Luật TTHS Việt Nam liên quan đến nhiều vấn đề,

từ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng hình sự Tuy nhiên, trong khuôn khổ Luận án này, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan và người có thẩm quyền tố tụng thuộc CQĐT, VKS, toà án dưới góc độ Luật TTHS và một số vấn đề liên quan đến tổ chức bộ máy có ảnh hưởng đến việc đảm bảo tính độc lập của chủ thể tiến hành tố tụng Về thời gian, các quy định của Luật TTHS Việt Nam được nghiên cứu từ năm 1945 đến nay, việc khảo sát số liệu được lấy theo kết quả tổng kết 8 năm thi hành BLTTHS năm 2003 (2004 – 2012) Khái niệm

“Luật Tố tụng hình sự Việt Nam” trong Đề tài này được hiểu theo nghĩa là một ngành luật, bao gồm những vấn đề thuộc về lý luận, pháp luật thực định được quy định trong Hiến pháp, BLTTHS, các luật về tổ chức của tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra hình sự…

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án

Luận án tiến sĩ luật học với Đề tài: “Các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp” là công trình

khoa học đầu tiên nghiên cứu tổng thể, toàn diện, đầy đủ về các chủ thể tiến hành tố tụng hình sự, bám sát các yêu cầu được nêu trong các nghị quyết của

Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 trong lĩnh vực tố tụng hình sự Luận án có những đóng góp mới như sau:

Trang 11

* Là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn diện, có hệ thống các vấn đề lý luận về các chủ thể tiến hành tố tụng hình sự, bao gồm CQĐT, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, VKS, tòa án và những người có nhiệm vụ, thẩm quyền tố tụng trong các cơ quan này ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu Đề tài đã góp phần làm sáng tỏ và phát triển lý luận về các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật

Tố tụng hình sự Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay

* Luận án đã đánh giá tương đối toàn diện việc thực hiện quy định về các chủ thể tiến hành tố tụng trong thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự ở nước

ta, những kết quả đã đạt được và những hạn chế, vướng mắc, qua đó làm rõ những hạn chế trong quy định của Luật Tố tụng hình sự hiện hành cần được xem xét sửa đổi, bổ sung

* Luận án đã góp phần làm rõ các yêu cầu của cải cách tư pháp đối với việc sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện quy định về các chủ thể tiến hành tố tụng hình sự trong Luật Tố tụng hình sự ở nước ta Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về lý luận và tổng kết thực tiễn cũng như yêu cầu của cải cách tư pháp, Luận án đã đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung quy định về các chủ thể tiến hành tố tụng hình sự nhằm góp phần giải quyết những bất cập, vướng mắc trong các quy định liên quan đến CQĐT, cơ quan khác được giao nhiệm

vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, VKS, tòa án và những người có nhiệm

vụ thẩm quyền tố tụng trong các cơ quan này nhằm tăng cường hiệu quả trong đấu tranh phòng chống tội phạm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, xây dựng một nền tư pháp hình sự tiên tiến, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp

ở Việt Nam

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu Đề tài cũng có thể sử dụng để tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn Luật TTHS ở các trường đại học chuyên ngành Luật

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến Đề tài Luận án

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật TTHS Việt Nam liên quan đến các vấn đề như vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tố tụng của cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng Các nghiên cứu, bàn luận về cải cách tư pháp ở nước ta trong thời gian vừa qua ở các khía cạnh, mức độ khác nhau đều có liên quan đến các chủ thể tiến hành TTHS Cụ thể như sau:

Bộ Công an xây dựng đề án “Tổ chức lại hệ thống Cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối”, đề xuất việc tổ chức lại hệ thống cơ quan Cảnh sát

điều tra và An ninh điều tra các cấp; đề xuất không tổ chức CQĐT trong VKSND tối cao, bỏ quyền hạn tiến hành một số hoạt động điều tra của lực lượng hải quan, kiểm lâm [33] Tuy nhiên, tại Kết luận số 92 - KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị vẫn chỉ đạo giữ nguyên CQĐT trong VKSND tối cao; giữ nguyên quyền hạn và quy định rõ hơn nhiệm vụ thực hiện một số hoạt động điều tra của lực lượng hải quan, kiểm lâm ) Bộ Công an cũng đang soạn thảo Luật Tổ chức điều tra hình sự để trình Quốc hội trong thời gian tới

VKSND tối cao đã phối hợp với các ngành hữu quan và các nhà khoa

học nghiên cứu 2 đề án cấp nhà nước là Đề án “Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam” và Đề án “Nghiên cứu chuyển Viện kiểm sát thành Viện Công tố”, hoàn

thành năm 2012 Các đề án đã nghiên cứu, đề xuất phương hướng hoàn thiện

mô hình tố tụng hình sự ở nước ta có liên quan tới chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của CQĐT, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, VKSND, TAND [6, 7] Theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo cải

cách tư pháp Trung ương, VKSND tối cao triển khai nghiên cứu Đề án “Viện

Trang 13

kiểm sát trong cơ chế kiểm soát việc thực hiện quyền tư pháp theo tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa” và

Đề án “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân theo Kết luận 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị” với những đề xuất quan

trọng về đổi mới tổ chức và hoạt động của VKSND [8, 148]

Tòa án nhân dân tối cao đang xây dựng các đề án về đổi mới tổ chức và hoạt động của CQĐT, tòa án theo Nghị quyết 49-NQ/TW và Kết luận 79-

KL/TW của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, trong đó có việc thành lập TAND sơ thẩm khu vực trên cơ sở TAND cấp huyện, đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND cấp tỉnh, thành lập TAND cấp cao, đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND tối cao TAND tối cao cũng đang xây dựng dự thảo Luật Tổ

chức tòa án nhân dân trình Quốc hội xem xét trong thời gian tới có nhiều nội dung liên quan đến việc đổi mới quy định về các chủ thể tiến hành tố tụng thuộc tòa án

Đặc biệt, VKSND tối cao đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu sửa đổi bổ sung BLTTHS năm 2003 với nhiều hoạt động tổng kết thực tiễn, tổ chức nhiều hội thảo, tổ chức khảo sát kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới

Một số công trình nghiên cứu, đề tài khoa học, đề án, luận án có nội dung liên quan đến các chủ thể tiến hành tố tụng được thực hiện trong thời gian qua như:

Luận án tiến sĩ luật học của Lê Thị Tuyết Hoa (2005), đề tài “Quyền công tố ở Việt Nam” đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về vấn đề quyền

công tố ở một số nước trên thế giới và quyền công tố trong tố tụng hình sự ở Việt Nam, liên quan chủ yếu đến chủ thể thực hành quyền công tố là VKS trong mối quan hệ với CQĐT và tòa án [48]

Luận án tiến sĩ luật học của Đào Hữu Dân với đề tài “Mối quan hệ giữa

cơ quan cảnh sát điều tra với viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sự”; Luận

án tiến sĩ luật học của Nguyễn Tiến Sơn, với đề tài “Mối quan hệ giữa cơ quan

Trang 14

điều tra với viện kiểm sát trong tố tụng hình sự Việt Nam” đã nghiên cứu

chuyên sâu về mối quan hệ giữa CQĐT và VKS trong tố tụng hình sự, đưa ra một số đề xuất nhằm xây dựng cơ chế pháp lý về mối quan hệ giữa hai cơ quan này nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự trong đấu tranh phòng chống tội phạm [27, 97]

Luận án tiến sỹ luật học của Đỗ Thị Ngọc Tuyết (2004), “Những vấn đề

lý luận và thực tiễn về cải cách hệ thống cơ quan tòa án Việt Nam theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền”, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà

Nội, nghiên cứu, đề xuất những cải cách đối với hệ thống tòa án [107]

Luận án tiến sĩ luật học của Nguyễn Tiến Châu (2008): “Chức năng xét

xử trong TTHS Việt Nam”, Viện Nhà nước và Pháp luật - Viện Hàn lâm khoa

học xã hội Việt Nam Tác giả luận án đã đi sâu nghiên cứu về chức năng của TTHS, từ đó nghiên cứu chức năng xét xử của TTHS gắn với chức năng của tòa án nhân dân và có nhiều kiến nghị liên quan đến việc hoàn thiện pháp luật

và cơ chế đảm bảo chức năng xét xử của tòa án nhân dân [12]

Luận án tiến sĩ luật học của Nguyễn Hải Ninh (2013) “Các yếu tố đảm bảo độc lập xét xử ở Việt Nam hiện nay” đã nghiên cứu sâu về lịch sử hình thành tư tưởng “độc lập xét xử”, thực trạng và các giải pháp để tăng cường

các yếu tố đảm bảo độc lập xét xử ở nước ta trong thời gian tới [66]

Một số đề tài khoa học cấp bộ đã được hoàn thành ở mức độ và khía cạnh khác nhau có nhiều nội dung nghiên cứu, đề xuất liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể tiến hành tố tụng thuộc CQĐT, VKS, tòa án trong tố tụng hình sự như: Vũ Văn Mộc (Chủ nhiệm đề tài, Hà

Nội/2008), Đề tài khoa học cấp bộ “Phân biệt thẩm quyền quản lý hành chính

và thẩm quyền tố tụng của những người đứng đầu các cơ quan tiến hành tố tụng và việc tăng quyền hạn, trách nhiệm của điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán theo yêu cầu cải cách tư pháp của VKSND tối cao” Nội dung đề

tài đi sâu nghiên cứu phân biệt thẩm quyền quản lý hành chính và thẩm quyền

tố tụng của những người đứng đầu các cơ quan tiến hành tố tụng; sự ảnh

Trang 15

hưởng tiêu cực của thẩm quyền hành chính đối với thẩm quyền tố tụng trong việc đảm bảo tính độc lập và nâng cao trách nhiệm của người tiến hành tố tụng là điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán trong hoạt động thực tiễn [58] Một số cuộc hội thảo quốc tế có nội dung liên quan đến các chủ thể tiến hành tố tụng đã được tổ chức trong thời gian vừa qua VKSND tối cao, với sự giúp đỡ của Quỹ hợp tác quốc tế về pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức, Chương trình đối tác tư pháp do Liên minh Châu Âu tài trợ đã tổ chức các hội

thảo: “Mô hình Luật tố tụng hình sự Việt Nam” tháng 12/2009; Hội thảo “Hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp - Kinh nghiệm của CHLB Đức”, tổ chức ngày 9,10/6/2011; Hội thảo “Mô hình tố tụng hình sự một số nước trên thế giới - kinh nghiệm đối với việc hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam”, tổ chức ngày 15/11/2011; Hội thảo “Cải cách Viện kiểm sát ở một số nước trên thế giới- những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” tổ chức ngày 22/11/2011; Hội thảo “Một số định hướng cơ bản sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, tổ

chức ngày 17/9/2012 Bên cạnh đó, Viện Nhà nước và Pháp luật đã phối hợp

với Viện Kass, Cộng hòa Liên bang Đức tổ chức “Hội thảo quốc tế về quyền công tố” ngày 27-28/4/2011; Ủy ban Tư pháp Quốc hội đã tổ chức hội thảo

“Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp” ngày

23/4/2012 Các hội thảo này có sự tham gia của hầu hết các nhà khoa học về Luật Tố tụng hình sự và các nhà hoạt động thực tiễn trong và ngoài nước Các bài tham luận, phát biểu ý kiến trong các hội thảo khoa học nói trên chủ yếu trình bày dưới góc độ pháp luật so sánh về các mô hình TTHS trên thế giới và những yếu tố có thể tham khảo khi sửa đổi BLTTHS năm 2003, trong đó có nhiều vấn đề liên quan đến các chủ thể trong hoạt động TTHS

Một số sách chuyên khảo có nội dung liên quan đến Đề tài Luận án như:

Đào Trí Úc (Chủ biên,1995), “Tội phạm học, Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự”, NXB Chính trị quốc gia; Viện nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ Tư pháp (1994), “Đổi mới các cơ quan tư pháp, những vấn đề lý luận và thực tiễn”;

Trang 16

NXB Công an nhân dân; Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2000), “Một số khuyến nghị về xây dựng Bộ luật TTHS (sửa đổi), sổ tay công tác kiểm sát hình

sự tại Việt Nam”; Nguyễn Đăng Dung (2005), “Sự hạn chế quyền lực nhà nước”, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội; Lê Hữu Thể (chủ biên, 2008), “Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra”; Lê Hữu Thể, Đỗ Văn Đương, Nguyễn Thị Thủy (đồng chủ biên, 2013),

“Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của việc đổi mới thủ tục tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

Các sách tham khảo này đều có nghiên cứu, đề xuất về hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự, trong đó có CQĐT, VKS, tòa án Ngoài ra, thời gian qua cũng có nhiều bài dịch giới thiệu về pháp luật nước ngoài để tham khảo trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nước ta

Nhiều bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học đề cập đến các khía cạnh khác nhau có liên quan đến các chủ thể tiến hành tố tụng thuộc CQĐT, VKSND, TAND, trong đó có những nghiên cứu, đề xuất về hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể này ở tầm vĩ mô (như mô hình tố tụng), có những nghiên cứu đề xuất cụ thể liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền hoặc thủ tục liên quan đến thẩm quyền của một chủ thể nhất định Cụ thể như:

Tạp chí Luật học có một số bài viết: Nguyễn Đức Mai (2008), “Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa”, số 7; Hoàng Thị Minh Sơn (2009), “Một

số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về quyết định của tòa án trong chuẩn

bị xét xử sơ thẩm và thực tiễn áp dụng”, số 7; Đào Trí Úc (2010), “Bàn về quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, số 8; Vũ Gia Lâm (2010), “Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của viện kiểm sát và tòa án”,

số 08; Bùi Kiên Điện (2011), “Trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân”, số 08

Trang 17

Tạp chí Khoa học pháp lý có các bài như: Nguyễn Thái Phúc (2007),

“Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam- Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, số 18; Lương Thị Mỹ Quỳnh (2010), “Tìm hiểu mô hình tố tụng thẩm vấn và những kiến nghị hoàn thiện Bộ Luật tố tụng hình sự Việt Nam”, số 6; Vũ Thị Kim Oanh, Nguyễn Ngọc Kiện (2010), “Thực tiễn áp dụng quy định về tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung”, số 3; Bùi Thế Vinh, Trần Vũ Tuân (2011), “Thủ trưởng cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự Việt nam”, số 5; Lê Văn Cảm, Nguyễn Cảnh Hợp (2012), “Mô hình lý luận của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, số 03

Tạp chí Nhà nước và Pháp luật có các bài của: Nguyễn Thái Phúc (2009) “Đổi mới phiên tòa sơ thẩm hình sự nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, số 2; Nguyễn Trương Tín (2009), “Một số vấn đề lý luận về chức năng buộc tội trong tố tụng hình sự và vấn đề sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình

sự liên quan đến chức năng buộc tội”, số 8

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp có các bài của: Đào Trí Úc (2011), “Tố tụng hình sự Việt Nam cần được đổi mới và hoàn thiện theo hướng nào”, số 15; Nguyễn Thị Thủy (2009), “Tư pháp hình sự và yêu cầu tăng cường kiểm sát hoạt động tư pháp”, số 13; Nguyễn Quang Hiền (2009), “Các loại hình tố tụng hình sự và hướng áp dụng ở Việt Nam”, số 20; Trần Văn Độ, “Phân định thẩm quyền trong tố tụng hình sự Việt Nam”, (theo http://luatsuhanoi.vn) Tạp chí Tòa án nhân dân có các bài của: Nguyễn Trương Tín (2009),

“Một số vấn đề về vai trò của tòa án trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trong điều kiện cải cách tư pháp”, số 1; Nguyễn Trương Tín (2009), “Một số vấn đề lý luận định hướng xây dựng mô hình tố tụng hình sự Việt Nam trong bối cảnh cải cách tư pháp”, số 15; Lê Cảm (2009), “Về mô hình tố tụng hình sự của nhà nước pháp quyền dân chủ Liên Bang Nga”, sè 24; Nguyễn Đức Mai (2009), “Đặc điểm của mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và phương hướng hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự ở Việt Nam”, số

Trang 18

23; Đỗ Văn Chỉnh (2012), “Cần sửa đổi, bổ sung quy định về rút quyết định truy tố”, số 5; Trần Đình Nhã (2012), “Về Chế định điều tra tội phạm trong

Bộ luật tố tụng hình sự”, số 21

Tạp chí Kiểm sát có các bài của: Trịnh Tiến Việt (2003), “Tranh tụng tại phiên tòa và những vấn đề đảm bảo việc tranh tụng”, số 6; Đinh Văn Quế (2004), “Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng là thủ trưởng, phó thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên trong Bộ luật tố tụng hình

sự năm 2003”, số 5; Đinh Văn Quế (2004), “Người tiến hành tố tụng trong các cơ quan viện kiểm sát nhân dân và toà án nhân dân”, số 6; Mai Văn Lư (2006), “Một số vấn đề về thẩm quyền của viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự”, số 9; Lê Cảm (2007), “Các mô hình

lý luận về tổ chức viện công tố trong chiến lược cải cách tư pháp” số 14; Nguyễn Tất Viễn (2007), “Một số suy nghĩ về cơ quan công tố ở Việt Nam trong thời kỳ cải cách tư pháp”, số 14; Hoàng Nghĩa Mai (2007), “Một vài

suy nghĩ về cải cách tư pháp ở Canada, Trung Quốc và Nhật Bản”, số 15;

Phạm Hồng Hải (2008), “Vai trò, trách nhiệm của kiểm sát viên trong quá trình thực hành quyền công tố nhìn dưới góc độ luật sư”, số 3; Nguyễn Ngọc Khánh (2008), “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra và xác định mối quan hệ giữa công tố với điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp” số 18-20; Mai Văn Lư (2009), “Tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra và tăng thẩm quyền cho điều tra viên, kiểm sát viên trong tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, số 05; Vũ Văn Mộc (2009), “Về việc tăng quyền hạn và trách nhiệm cho điều tra viên, kiểm sát viên trong tố tụng hình sự”, số 10; Vũ Văn Mộc (2009), “Một số ý kiến về tăng cường trách nhiệm của Viện kiểm sát trong hoạt động điều tra, thực hiện

cơ chế gắn công tố với hoạt động điều tra”, số 16; Đinh Xuân Thảo (2009),

“Những vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sự”, số 16; Nguyễn Khắc Quang (2010), “Vai trò, thẩm quyền của một số cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt

Trang 19

động điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự”, số 20; Nguyễn Đức Mai (2010), “Vai trò, thẩm quyền của tòa án trong mô hình tố tụng hình sự Việt Nam”, số 20; Nguyễn Minh Đức (2010), “Địa vị pháp lý của các chủ thể tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự”, số 20; Nguyễn Tiến Sơn (2010), “Phân định trách nhiệm giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự”, số 20; Khổng Ngọc Sơn (2010),

“Bàn về vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra Công an nhân dân trong tố tụng hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp”, số 21; Trần Văn Độ (2010), “Xác định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của tòa án trong

tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, số 20; Đào Trí Úc (2012),

“Xác định tòa án có vị trí trung tâm, xét xử là trọng tâm”, số 21; Đỗ Văn Đương (2012), “Phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp và sửa đổi, bổ sung chế định về chứng cứ trong Bộ luật tố tụng hình sự”, số 21; Nguyễn Thị Thủy (2012), “Mô hình tố tụng hình

sự và vấn đề xác định quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong tố tụng hình sự”,

số 09; Nguyễn Thị Thủy (2012), “Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự nhằm thực hiện chủ trương của Đảng “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, thực hiện cơ chế gắn công tố với điều tra”, số 21; Nguyễn Thái Phúc (2013), “Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự năm

2003 về việc phân định thẩm quyền điều tra”, số Xuân/2013…

Tạp chí Khoa học Kiểm sát có các bài: Lê Văn Cảm (2014), “Mô hình lập pháp về hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam vì quyền con người”, số 01; Trần Văn Độ (2014), “Nguyên tắc tranh tụng và những vấn đề đặt ra đối với sửa đổi, bổ sung BLTTHS”, số 1

Nội dung các bài viết trên các tạp chí rất đa dạng, đề cập đến nhiều vấn đề

có liên quan đến các chủ thể tiến hành tố tụng hình sự như: chức năng của TTHS, mô hình tố tụng hình sự; bàn về vị trí, chức năng, thẩm quyền của các

cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; bàn về những chủ trương lớn như: tăng cường tranh tụng tại phiên tòa, tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động

Trang 20

điều tra, phân biệt thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn

tư pháp trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng; tăng thẩm quyền cho ĐTV, KSV, thẩm phán theo yêu cầu cải cách tư pháp

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Các chủ thể tố tụng hình sự nói chung (trong đó có các chủ thể tiến hành

tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự nước ta hiện nay) đã được các nhà nghiên cứu về chính trị, pháp luật trên thế giới quan tâm từ lâu, dưới nhiều góc độ khác nhau và có nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện

từ trước đến nay Liên quan đến nội dung Đề tài này có một số tác phẩm,

công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Montesquieu, “Tinh thần pháp luật”,

NXB Giáo dục, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn- Khoa luật (bản

dịch), Hà Nội 1996; Jean- Jacques Rousseau(bản dịch), “Bàn về khế ước xã hội”, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1992; Bary M.Hager, “The Rule of Law”

(bản tiếng Anh) xuất bản bởi: The Mansfield Center for Pacific Affairs; John

Hatchard, Barbara Huber and Richard Vogler (1996), Comparative Criminal Procedure, B.I.I.C.L, Bristain; NXB Chính trị quốc gia (1999), “Khái quát về chính quyền Mỹ” (An outline of American Government của Richard Shroeder); Viện nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ tư pháp (1999), “Tư pháp hình sự so sánh” của Philip.L.Reichel, (tài liệu dịch); Nancy Hollander (2000), “Hệ thống tố tụng hình sự Hoa Kỳ trong sự so sánh với việc sửa đổi

Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam” trong sách “Một số khuyến nghị về xây

dựng Bộ luật TTHS (sửa đổi), sổ tay công tác kiểm sát hình sự tại Việt Nam” Các tác phẩm, công trình này nghiên cứu, so sánh về những vấn đề cốt lõi của

tư pháp hình sự, trong đó có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể tố tụng hình sự như cảnh sát, công tố và tòa án trong các mô hình tố tụng, truyền thống pháp luật trên thế giới

Một số công trình nghiên cứu khác được thực hiện trong thời gian gần

đây đáng chú ý như: Luận án tiến sĩ của Tony Paul Marguery (2008) “The Unity and Diversity of Public Prosecution Service in Europe” (PhD thesis,

Trang 21

The University of Groningggen)[160] là công trình nghiên cứu về sự thống

nhất và đa dạng của các cơ quan công tố tại châu Âu, gồm các nước Pháp, Hà

Lan, Ba Lan và Cộng hòa Séc; Dr Despina Kyprianou (2008) “Comparative Analysis of Prosecution System (Part II): The Role of Prosecution Services in Investigation and Prosecuion Principles and Policies, Cyprus and European Law Review”, nội dung nghiên cứu về vai trò của cơ quan công tố trong hoạt

động điều tra, những nguyên tắc và chính sách công tố trong hoạt động điều tra tại nhóm các quốc gia theo truyền thống luật án lệ và nhóm các quốc gia theo truyền thống pháp luật châu Âu lục địa.”; Jorg – Martin Jehle (2005)

“The Funtion of Public Prosecution from a Eruopean Comparative Perspective – How International Research can contribute to the development

of criminal justice” – Báo cáo tham luận tại Hội nghị UNDP-POGAR tại

Cairo ngày 17-18/5 năm 2005, nội dung nghiên cứu về chức năng của cơ quan công tố từ góc nhìn so sánh tại châu Âu – các nghiên cứu quốc tế có thể đóng

góp cho sự phát triển tư pháp hình sự như thế nào; P.J.P TAK (2008), “The Dutch criminal justice system”, Wolf Legal Publishers, The Netherlands, nội

dung nghiên cứu về hệ thống tố tụng hình sự Hà Lan; The Committee of

Ministers – The Council of Europe (2000), Recommendation Rec (2000) 19 of the Commitee of Ministers to member states on the role of public prosecution

in the criminal justice system (Khuyến nghị về vai trò của cơ quan công tố

trong hệ thống tư pháp hình sự của Ủy ban Bộ trưởng – Hội đồng châu Âu) Các báo cáo nghiên cứu về tổ chức và hoat động của hệ thống tư pháp tại 5 nước được lựa chọn là Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên bang Nga, thực hiện cho Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc tại Việt Nam cung cấp được nhiều thông tin cơ bản về thực trạng và vấn đề cải cách tư pháp ở mỗi quốc gia được nghiên cứu gồm: Byung Sun Cho, Tom Ginsburg

(2010): “Republic of Korea Final Report”; Simon Butt (2010): “Indonesia Final Report”; Vivienne, Sarah Biddulph (2010): “China Final Report”; William E Buttler (2010): “Russian Federation Final Report”; Luke Nottage, Kent Anderson, Makoto Ibusuki, David Johnson: “Japan Final Report”

Trang 22

Một số công trình có nội dung nghiên cứu sâu về mối quan hệ giữa công

tố và cảnh sát một số nước như: Báo cáo thảo luận nhóm tại Hội nghị quan chức cấp cao lần thứ 120 của Viện Phòng ngừa và Xử lý tội phạm tại khu vực

Châu Á và Viễn Đông của Liên Hiệp quốc: UNAFEI (1997): The Relationship of the Prosecution with the Police and Investigative Responsibility (Group Discussion Report at the 107th UNAFEI International Training Course); Báo cáo thảo luận nhóm: UNAFEI (2002) Cooperation between the Police and the Prosecutors (Group Discussion Report at the

120th UNAFEI International Senior Seminar)

Trong hội thảo “Mô hình tố tụng hình sự một số nước trên thế giới – Kinh nghiệm đối với việc hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam”, một

số nhà khoa học nước ngoài tham luận giới thiệu mô hình tố tụng hình sự một

số nước thuộc các truyền thống pháp luật khác nhau như Richart S.Shine, giáo

sư luật Mỹ:“Mô hình tố tụng hình sự của Hoa Kỳ”; Marco Fabri thuộc Viện

nghiên cứu các Hệ thống tư pháp (IRSIG-CNR), Hội đồng nghiên cứu Ytaly:

“Mô hình tố tụng hình sự của Ytalia”; Francois Touret de Coucy, công tố viên

cao cấp và Jean – Philippe Rivaud, công tố viên cao cấp, cựu thẩm phán

Pháp: “Hệ thống tư pháp hình sự Pháp”; William Burnham, giáo sư luật học:

“Hệ thống tố tụng hình sự Nga”; Liling Yue, Đại học Khoa học chính trị và Pháp luật Trung Quốc: “Mô hình tố tụng hình sự Trung Quốc”; Byung –Sun Cho – giáo sư luật Hàn Quốc: “Khái quát về hệ thống tư pháp hình sự Nhật Bản”, “Tổng quan về hệ thống xét xử hình sự ở Hàn Quốc” Các nghiên cứu

trên đã cung cấp nhiều thông tin thiết thực có liên quan đến chức năng, nhiệm

vụ, thẩm quyền của các cơ quan điều tra (cảnh sát), công tố/viện kiểm sát và tòa án trong tố tụng hình sự các nước được nghiên cứu[144]

Hội thảo quốc tế “Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” được VKSND tối cao tổ chức tại Hà Nội ngày

08/7/2013 có tham luận của các chuyên gia đến từ Úc là ông Hon James Wood, Chủ tịch Ủy ban Cải cách pháp luật bang New South Wales và bà

Trang 23

Kara Shead, công tố viên cao cấp Viện Công tố New South Wales Trong các tham luận của mình, tác giả đã cung cấp những thông tin có giá trị tham khảo liên quan đến vai trò, vị trí của các chủ thể tố tụng tại New South Wales, Úc Nhìn chung, các tác giả nước ngoài đã có một phương pháp luận rất khoa học khi nghiên cứu về pháp luật TTHS của các nước trên thế giới với cả những ưu điểm và hạn chế của nó Ví dụ, học giả Mỹ là Philip.L.Reichel thông qua nghiên cứu vai trò của các chủ thể và trình tự thủ tục được áp dụng trong luật TTHS để trả lời các câu hỏi, qua đó xác định mô hình tố tụng: Ai đóng vai trò người buộc tội? (nếu câu trả lời là vai trò buộc tội chuyển từ cá nhân sang nhà nước trong tiến trình tiếp tục sự trả thù cá nhân thì thuộc hệ tranh tụng; nếu nhà nước đổi chç cá nhân để buộc tội trong sự thay thế phát triển việc trả thù cá nhân thì thuộc hệ thẩm vấn); bằng cách nào để xác định được sự thật của vụ án? (nếu từ cạnh tranh giữa hai phía đối lập mà thời điểm mấu chốt là phiên toà xét xử thì đó là thuộc hệ tranh tụng; nếu từ sự tiếp tục điều tra mà thời điểm mấu chốt là thẩm tra tại toà thì đó là thuộc hệ thống thẩm vấn); quyền lực thuộc về ai? (nếu được chia sẻ giữa công tố viên, luật sư bào chữa, thẩm phán và bồi thẩm đoàn nên thẩm phán chỉ giữ vai trò trọng tài, thì thuộc hệ thống tranh tụng; nếu tập trung vào thẩm phán nên tác động của thẩm phán hướng vào vai trò của ĐTV thì thuộc hệ thẩm vấn; mức độ mong đợi về sự hợp tác của bị cáo? (không bị yêu cầu hay mong đợi hợp tác với CQĐT và toà án thì thuộc hệ thống tranh tụng; nếu được mong đợi, không bị yêu cầu hợp tác với CQĐT, toà án thì đó là hệ thống thẩm vấn) [149] Ở Liên

Xô trước đây, Viện sỹ hàn lâm M.X Strogovich cũng đã mô hình hóa để nghiên cứu Theo M.X Strogovich thì tranh tụng bao gồm các yếu tố sau đây:

a) Việc buộc tội tách khỏi toà án; b) Địa vị tố tụng của công tố viên và bị cáo

là các bên tham gia tố tụng; c) Các bên có quyền tố tụng bình đẳng; d) Toà án

có vị trí độc lập, tích cực trong mối quan hệ với các bên [63, tr 149-150] Các nghiên cứu nói trên cũng đề cập sâu đến các chủ thể tố tụng hình sự trong tố tụng hình sự của các nước trên thế giới theo các truyền thống pháp

Trang 24

luật khác nhau và chúng ta có thể tham khảo trong việc hoàn thiện quy định

về các chủ thể tố tụng hình sự nói chung và các chủ thể tiến hành tố tụng nói riêng ở nước ta Ông Nancy Hollander, giáo sư luật Trường Đại học tổng hợp

New Mexico trong bài viết: “Hệ thống tố tụng hình sự Hoa Kỳ trong sự so sánh với việc sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam” đã đưa ra khuyến

nghị rằng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có sự khác nhau về lịch sử, triết học, chính trị và hệ thống pháp luật, tuy nhiên Bộ luật Tố tụng hình sự cũng cần hướng đến một số giá trị chung có tính toàn cầu như nguyên tắc pháp quyền, vấn đề tội phạm trong xã hội và quyết tâm bảo vệ các quyền của mọi công dân[142]

1.1.3 Khái quát về những kết quả đã nghiên cứu có liên quan đến

tố tụng có vị thế bình đẳng trước Tòa án như các nước theo kiểu tranh tụng trên thế giới (Anh, Mỹ ) [45]

Trang 25

Quan điểm khác, cũng tiếp cận dưới góc độ “mô hình tố tụng” cho rằng: Việc hoàn thiện mô hình TTHS Việt Nam cần được thực hiện trên cơ sở nền tảng của mô hình tố tụng thẩm vấn hiện tại, các yếu tố tranh tụng chỉ nên được áp dụng ở mức độ giúp nâng cao chất lượng của hoạt động tố tụng chứ không nhằm làm thay đổi những yếu tố cốt lõi nhất của của mô hình tố tụng thẩm vấn Bởi vì, mô hình tố tụng thẩm vấn chính là mô hình được áp dụng lâu đời nhất trên thế giới và hiện nay đang được áp dụng nhiều hơn, đang chứng tỏ tính hiệu quả của nó Một lý do nữa là việc áp dụng mô hình TTHS nào vào Việt Nam trước tiên phải dựa vào điều kiện đặc thù của Việt Nam Theo đó, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các chủ thể tố tụng nói chung

và các chủ thể tiến hành tố tụng nói riêng cơ bản không nên thay đổi lớn mà chỉ tìm cách điều chỉnh một cách phù hợp, bảo đảm cân bằng giữa các yếu tố thẩm vấn và tranh tụng[49] Về vấn đề này trên cơ sở kết quả nghiên cứu Đề

án “Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam”, sau khi Bộ Chính trị cho ý kiến, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương đã có thông báo ý kiến bước đầu, theo

đó, “Tiếp tục duy trì, phát huy những ưu điểm của mô hình tố tụng đã được quy định trong BLTTHS hiện hành, đồng thời tiếp thu có chọn lọc các yếu tố hợp lý của mô hình tố tụng tranh tụng Đổi mới việc tổ chức phiên tòa, phân

định rành mạch các chức năng cơ bản của TTHS”[5]

Vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu là việc cụ thể hóa quan điểm, tư tưởng nói trên như thế nào trong BLTTHS khi sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến các chủ thể tiến hành tố tụng

Thứ hai: Về việc xác định chức năng của các chủ thể tiến hành tố tụng hình sự

Theo lý luận chung, TTHS có ba chức năng là buộc tội, gỡ tội và xét xử

Có ý kiến đánh giá trong TTHS Việt Nam hiện hành không tồn tại việc phân biệt ba chức năng tố tụng nói trên cho từng chủ thể tố tụng, nếu có thì đó cũng chỉ là sự phân biệt tương đối Việc không phân biệt rõ ràng mục đích hoạt động của các chủ thể tố tụng dẫn đến sự không rõ ràng chức năng của các chủ

Trang 26

thể và điều đó không tạo ra được động cơ, động lực thúc đẩy hiệu quả của TTHS, nếu xét tiêu chí của hiệu quả là xác định chính xác sự thật khách quan của vụ án và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, của công dân

Vì vậy, hạn chế này cần được khắc phục [113, tr 26] Có quan điểm đề xuất trong mô hình lập pháp về pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam cần có một phần về “Những chủ thể tham gia TTHS”, trong đó có chương riêng về tòa án với tư cách là cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng thuộc tòa án; có chương riêng về những chủ thể của bên buộc tội, trong đó CQĐT, VKS với tư cách là các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng trong các cơ quan này; người bị hại, tư tố viên, nguyên đơn dân

sự và đại diện của những người này trong TTHS; có chương riêng về những chủ thể của bên bào chữa (gỡ tội) trong TTHS và một chương riêng về những chủ thể khác tham gia TTHS [16, tr 18]

Đồng ý với quan điểm trên, một số ý kiến đề nghị cần loại bỏ các thẩm quyền không phù hợp với chức năng tố tụng của các chủ thể, nhất là một số thẩm quyền của tòa án hiện nay (như thẩm quyền khởi tố vụ án, xét xử quá giới hạn truy tố), đưa các chủ thể về đúng vai trò, vị trí tố tụng của mình; tạo lập cơ chế bảo đảm sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên bào chữa; quy định quyền và cơ chế thực hiện đầy đủ quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS, tạo điều kiện về pháp lý và thực tiễn để bị can, bị cáo và người bào chữa của họ thực hiện quyền chứng minh sự vô tội hoặc giảm tội, giảm nhẹ hình phạt; cải tiến các thủ tục tố tụng tại phiên tòa để đảm bảo tranh tụng dân chủ, bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội [5,tr 38;100, tr 167,168] Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương cũng cho rằng cần “xác định rõ vị trí, vai trò, tạo lập cơ chế bảo đảm bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng; tăng cường vai trò luật sư; nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử; mở rộng và phát huy dân chủ, tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động tố tụng; có biện pháp ngăn

Trang 27

chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng”[5]

Một số vấn đề còn có các ý kiến còn khác nhau cần tiếp tục nghiên cứu là: Cần quy định vị pháp lý của các chủ thể tiến hành tố tụng theo chức năng

tố tụng hay vẫn quy định như hiện nay; vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ tố tụng giữa CQĐT và VKSND; việc áp dụng nguyên tắc lựa chọn truy tố; việc tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung; vấn đề giám sát VKSND thực hiện chức năng, nhiệm vụ [4] Ngoài ra, những vấn đề đã được nghiên cứu nói trên cũng đang dừng lại ở định hướng chung, từ định hướng chung

ấy đến quy định của BLTTHS còn cần tới một quá trình nghiên cứu với những đề xuất cụ thể

Thứ ba: Về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của CQĐT, của cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và người tiến hành tố tụng trong các cơ quan này

Cơ quan điều tra theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam có vai trò rất quan trọng đối với việc quyết định truy tố của VKS và việc xét xử của tòa án Chức năng của CQĐT là điều tra tội phạm Những vấn đề đang có quan điểm khác nhau liên quan đến CQĐT là: Có quan điểm cho rằng CQĐT cần thuộc

về viện công tố “Để có một lời buộc tội chính xác đồng thời phải nhanh

chóng với mục đích không làm oan người vô tội, thì các cơ quan điều tra phải trực thuộc trực tiếp viện công tố - cơ quan buộc tội Hay nói một cách khác các cơ quan điều tra tội phạm phải trực thuộc viện kiểm sát”[40, tr 649] Có ý kiến đề xuất thành lập viện công tố có chức năng chỉ đạo điều tra, theo đó không nên thành lập CQĐT thuộc VKSND tối cao[36] Việc xác định phạm

vi thực hiện chức năng của CQĐT thuộc VKSND tối cao tại Điều 110 BLTTHS (điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ cơ quan tư pháp) hiểu như thế nào cho đúng, có cần được

mở rộng hay không còn có các ý kiến khác nhau[9] Việc tổ chức CQĐT trong VKSND có dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” hay không,

Trang 28

việc đặt CQĐT trong các lực lượng vũ trang (Công an, Quân đội) với cơ chế

“mệnh lệnh - chấp hành” giữa chỉ huy và cấp dưới có ảnh hưởng đến tính độc lập trong hoạt động tố tụng hay không cũng là vấn đề đang được bàn luận [33, tr 36; 42, tr 23] Bên cạnh đó, việc kết hợp chặt chẽ giữa công tác trinh sát và hoạt động điều tra tố tụng như thế nào cho phù hợp cũng là vấn đề đang được đặt ra nghiên cứu[96, tr 34]

Về các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra như hải quan, kiểm lâm, bộ đội biên phòng…có nên thu hẹp số lượng và chức năng của họ hay ngược lại cần mở rộng hơn theo kinh nghiệm của nhiều nước cũng là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau[66, tr 20] Có quan điểm ủng hộ việc mở rộng diện cơ quan khác có thẩm quyền điều tra ban đầu như cơ quan thanh tra chuyên ngành, cảnh sát giao thông, cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, lực lượng kiểm ngư…và trao thẩm quyền TTHS cho một số cơ quan khác tiến hành một số hoạt động điều tra và chuyển hồ sơ cho VKS truy tố đối với những vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng và không cần thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chặn trong hạn không quá 30 ngày [145, tr 1] Quan điểm khác cho rằng không những không nên mở rộng diện cơ quan và thẩm quyền TTHS của các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của BLTTHS hiện hành mà nên sửa đổi BLTTHS theo hướng

“bỏ quyền hạn tiến hành một số hoạt động điều tra của lực lượng hải quan, kiểm lâm; khi thực hiện nhiệm vụ được giao, nếu phát hiện các vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì các cơ quan này chỉ tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh ban đầu, thông báo và chuyển cho cơ quan điều tra chuyên trách”[36] Cũng có quan điểm đề xuất “Giữ nguyên quyền hạn điều tra của cơ quan hải quan, cơ quan kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển Bỏ quyền hạn tiến hành một

số hoạt động điều tra của bộ đội biên phòng, của cơ quan khác thuộc Công an nhân dân, Quân đội nhân dân”[79, tr 11]

Đối với vai trò của thủ trưởng, phó thủ trưởng CQĐT, ĐTV trong CQĐT

và người có thẩm quyền thuộc cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành

Trang 29

một số hoạt động điều tra có các ý kiến đặt ra sau đây: Không nên xác định CQĐT là “cơ quan tiến hành tố tụng” vì quyền năng tố tụng của cơ quan này

đã quy định hết cho thủ trưởng, phó thủ trưởng và ĐTV; không nên có chức danh phó thủ trưởng CQĐT vì cấp phó chỉ là người thay mặt cấp trưởng và không cần thiết phải có quyền và nghĩa vụ riêng; khi tiến hành tố tụng, cấp phó nên lấy danh nghĩa là ĐTV; cần quy định người đứng đầu cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành hoạt động điều tra là chủ thể điều tra tố tụng; ĐTV phải có vai trò độc lập và phải có thẩm quyền lớn hơn; cần tách bạch thẩm quyền quản lý hành chính của thủ trưởng, phó thủ trưởng CQĐT và thẩm quyền tố tụng của ĐTV[145, tr 1; 36] Đây là những ý kiến gợi mở vấn

đề, cần được tiếp tục nghiên cứu

Như vậy, liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của CQĐT, của cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và người tiến hành tố tụng trong CQĐT còn có nhiều ý kiến khác nhau, cần được tiếp tục nghiên cứu

Thứ tư: Về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của VKSND và của người tiến hành tố tụng trong VKSND

Về chức năng, nhiệm vụ của VKSND trong TTHS, Nghị quyết 49-

NQ/TW của Bộ Chính trị có đặt vấn đề “nghiên cứu việc chuyển viện kiểm sát thành viện công tố” Tuy nhiên kết quả nghiên cứu đến nay đã có sự khẳng định: VKSND vẫn thực hiện hai chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp (trong TTHS là kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử, kiểm sát thi hành án hình sự) và đây là quan điểm đã được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng[6, 32] Hiến pháp năm 2013 cũng đã thể hiện theo quan điểm này Có ý kiến đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu xử lý mối quan hệ giữa “chức năng kiểm sát xét xử và yêu cầu bảo đảm sự độc lập của hoạt động xét xử: Đây là vấn đề liên quan đến các nguyên tắc Hiến định về tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân Vì vậy, khi sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan cần quy định chặt chẽ phạm vi nhiệm vụ, quyền

Trang 30

hạn và hình thức kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân cho phù hợp, nhằm đảm bảo tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của tòa án nhân dân”[6] Cũng có quan điểm cho rằng, trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, VKS chỉ nên tập trung làm tốt nhiệm vụ “kiểm sát điều tra”, không nên có thẩm quyền điều tra vì VKS vừa tiến hành điều tra, vừa kiểm sát điều tra là không khách quan, mất đi quan hệ chế ước lẫn nhau giữa các cơ quan tư pháp[33, tr 36] Quan điểm khác cho rằng cần giao cho KSV quyền năng không kém hơn quyền năng của thủ trưởng CQĐT Kiểm sát viên vừa có quyền tự mình tiến hành điều tra, được sử dụng mọi thẩm quyền điều tra mà pháp luật TTHS trao cho thủ trưởng CQĐT và ĐTV Kiểm sát viên - công tố viên là chủ thể hàng đầu trong giai đoạn điều tra và là chủ thể điều phối, chỉ đạo điều tra Mạnh dạn hơn, quan điểm này còn đề xuất nên thành lập các viện công tố thuộc VKSND, nhân vật trung tâm trong viện công tố là các công tố viên và chính viện công tố cùng các công tố viên sẽ là người điều hòa, tập trung và chỉ đạo điều tra[65] Có quan điểm đề xuất giữ nguyên quy định của BLTTHS hiện nay, theo đó VKS/KSV chỉ trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong vụ án do CQĐT tiến hành điều tra khi xét thấy cần thiết

mà không phải là tiến hành điều tra đầy đủ đối với vụ án hình sự [52, tr 57] Ngoài ra, một vấn đề rất quan trọng đang được đặt ra để nghiên cứu, thể chế hóa trong TTHS là xác định mối quan hệ tố tụng giữa chức năng điều tra của CQĐT và chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của VKS, cơ chế nào để thực hiện “tăng cường công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với điều tra” theo chủ trương cải cách tư pháp đã được thể hiện trong các nghị quyết của Đảng[32]

Về phân định thẩm quyền của các chức danh tố tụng trong VKSND (viện trưởng, phó viện trưởng, kiểm sát viên) Có nghiên cứu đề xuất theo hướng

cần tăng quyền hạn, trách nhiệm của KSV; viện trưởng, phó viện trưởng VKS chỉ nên có nhiệm vụ tổ chức hoạt động công tố bằng cách phân công, thay đổi KSV; kiểm tra hoạt động tố tụng của những người được phân công; huỷ bỏ

Trang 31

hay thay đổi các quyết định tố tụng của cấp dưới và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền Còn các nhiệm vụ, quyền hạn khác thuộc thẩm quyền

tố tụng trong giải quyết vụ án cụ thể thì nên quy định cho người tiến hành tố tụng trực tiếp là KSV[36, tr 41] Tuy nhiên, trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, mức độ phân quyền đến đâu cũng còn phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ

và thể chế hóa trong quá trình hoàn thiện Luật TTHS nước ta

Những vấn đề được đặt ra, những khác biệt trong quan điểm về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của VKS và người tiến hành tố tụng trong VKS như đã nêu trên cần được tiếp tục nghiên cứu

Thứ năm: Đối với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của của tòa án và người tiến hành tố tụng trong tòa án

Có quan điểm cho rằng, theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành thì ngoài chức năng chính là xét xử, tòa án còn có chức năng buộc tội, chức năng thi hành án, phòng ngừa tội phạm Quan điểm khác cho rằng tòa án chỉ có chức năng xét xử Quan điểm này dựa trên cơ sở nguyên tắc cơ bản là chức năng xét xử phải độc lập với chức năng buộc tội, chức năng gỡ tội Giữa các cơ quan thực hiện chức năng nói trên phải có mối quan hệ chế ước, kiểm tra, giám sát lẫn nhau[35, tr 23] Để bảo đảm thực hiện đúng chức năng xét

xử, tòa án phải được thoát khỏi vai trò theo đuổi mục đích đi tìm sự thật khách quan của vụ án để rồi đóng luôn vai trò của phía buộc tội Một chủ thể chỉ thực hiện một chức năng tố tụng Tòa án trong tố tụng tranh tụng chỉ xét

xử trong phạm vi và mức độ buộc tội Để đóng vai trò là khâu trung tâm, việc xét xử của tòa án phải thực sự tạo ra sự tự do tranh luận, tự do trình bày quan

điểm, chứng cứ của các bên buộc tội và gỡ tội[114] Tuy nhiên, việc cụ thể hóa chức năng xét xử của TAND như thế nào trong quá trình sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật TTHS nước ta vẫn là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu làm rõ khi hoàn thiện các điều luật cụ thể trong BLTTHS, sao cho phù hợp, khả thi ở nước ta cả về mặt lý luận và thực tiễn

Trang 32

Về việc phân định quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng trong tòa án (tương tự như trong CQĐT, VKS) là một nội dung đặt ra trong

Chiến lược cải cách tư pháp và cũng được nhiều người quan tâm nghiên cứu[41, tr 58] Chủ trương này đã được nêu trong Nghị quyết 49-NQ/TW của

Bộ Chính trị và qua nghiên cứu đã có sự đồng thuận là cần tăng quyền hạn, trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng trực tiếp là thẩm phán Tuy nhiên tăng thẩm quyền cho thẩm phán đến mức nào, có nên trao đầy đủ các thẩm quyền tố tụng cho các chức danh này hay chỉ giao ở chừng mực nhất định phù hợp với khả năng quyết định của họ cũng chưa được nghiên cứu đầy

đủ Vì những lẽ trên, vấn đề chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của tòa án và người tiến hành tố tụng thuộc tòa án vẫn cần được nghiên cứu, làm rõ thêm

Ngoài ra, trong quan hệ với các chủ thể tiến hành tố tụng có các chủ thể tham gia tố tụng (vì liên quan chặt chẽ đến trách nhiệm của người tiến hành tố tụng) phần lớn các nghiên cứu đều có quan điểm chung là cần mở rộng hơn nữa tính dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng, tôn trọng và bảo vệ quyền

con người trong TTHS Vì vậy, những vấn đề này cần tiếp tục nghiên cứu đề xuất việc cụ thể hóa trong lần sửa đổi BLTTHS năm 2003 sắp tới, xử lý một cách khoa học hơn mối quan hệ giữa chủ thể tiến hành tố tụng và chủ thể tham gia tố tụng (xem xét lại cách quy định trong BLTTHS hiện hành)

Nhìn chung, từ nhiều năm nay, vấn đề đổi mới các quy định liên quan đến các chủ thể tiến hành TTHS để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp luôn được các nhà khoa học và các nhà hoạt động thực tiễn quan tâm, bởi đây là vấn đề có tính cốt lõi trong toàn bộ nội dung đổi mới Luật TTHS nước ta Các nghiên cứu nói trên đã có đóng góp quan trọng trong việc làm rõ thêm những vấn đề liên quan đến các chủ thể tiến hành TTHS Mặc dù vậy, liên quan đến các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam còn rất nhiều vấn đề còn có ý kiến khác nhau hoặc mới chỉ được đề cập mang tính gợi mở cần được tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện hơn trong Luận án này

Trang 33

1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của Đề tài Luận án

Mục tiêu của Đề tài Luận án là tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, có

hệ thống để làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, có những kiến nghị, đề xuất

cụ thể về những vấn đề đang còn có ý kiến khác nhau hoặc chưa được nghiên cứu đã được trình bày ở phần trên đây, nhằm góp phần hoàn thiện quy định về các chủ thể tiến hành tố tụng nói riêng và các chủ thể trong hoạt động tố tụng nói chung của Luật TTHS Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, trên cơ sở đánh giá tổng quan tình

hình nghiên cứu có liên quan đến Đề tài Luận án như đã trình bày trên đây,

những nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra cho Luận án là:

* Nghiên cứu những vấn đề lý luận về các chủ thể tố tụng hình sự nói chung và các chủ thể tiến hành tố tụng theo Luật Tố tụng hình sự ở nước ta nói riêng Từ đó, góp phần luận giải và đề xuất hướng giải quyết những vấn

đề còn chưa được nghiên cứu hoặc chưa thống nhất về mặt lý luận về các chủ thể tiến hành tố tụng hình sự ở nước ta

* Nghiên cứu quy định của pháp luật TTHS hiện hành ở nước ta về cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng, đánh giá đầy đủ những ưu điểm và nhất là những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng cần được xem xét đề xuất đổi, bổ sung

* Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về các chủ thể tiến hành tố tụng hình sự ở nước ta, Luận án đề xuất cụ thể phương hướng sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật TTHS về các chủ thể tố tụng đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong thời gian tới

1.3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu Đề tài Luận án là các phương pháp luận của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, các quan điểm của Đảng ta về nhà nước và pháp luật, nhất là các quan điểm của Đảng ta về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020

Trang 34

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện Đề tài Luận

án này là các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội để đạt được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Đề tài như: phương pháp tổng hợp, hệ thống, phân tích, so sánh, lịch sử cụ thể để làm rõ những vấn đề lý luận về các chủ thể tiến hành tố tụng cũng như những vướng mắc, bất cập của các quy định liên quan đến các chủ thể tiến hành tố tụng trong pháp luật thực định Phương pháp mô hình hóa cũng được áp dụng trong quá trình nghiên cứu về pháp luật tố tụng hình sự của các nước Ngoài ra, trong quá trình thực hiện Đề tài Luận án, tác giả còn tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn, khảo sát thực tiễn hoạt động tố tụng thuộc CQĐT, VKS, toà án các cấp và có nhiều vấn đề được rút ra từ hoạt động thực tiễn của bản thân trong lĩnh vực TTHS

Trang 35

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC CHỦ THỂ TIẾN HÀNH

TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2.1 Các chủ thể trong tố tụng hình sự

Từ khi xuất hiện loài người thì cũng phát sinh những tranh chấp, xung đột, mâu thuẫn trong xã hội với tính chất, mức độ khác nhau cần được giải quyết Xã hội phát triển đến một trình độ nhất định, nhà nước ra đời với bản chất là bộ máy của giai cấp thống trị để quản lý xã hội, bảo vệ lợi ích của giai cấp và chống lại những hành vi xâm phạm đến các quy định (pháp luật) do nhà nước đặt ra Trong chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến, nhà vua ban hành luật lệ, chỉ đạo việc thực hiện và có quyền xét xử tối cao Về cơ bản, trong các chế độ này hành vi nào bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt là

do nhà vua quy định Khi có hành vi phạm tội xảy ra, nhà vua có thể giao cho các chức quan điều tra, xét xử nhưng vua là người có quyền phán quyết cao nhất Nhà vua nắm trọn các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp và ngay trong lĩnh vực tư pháp hình sự thì nhà vua cũng có thể nắm trọn cả quyền điều tra, truy tố, xét xử Montesquie, một nhà tư tưởng vĩ đại người Pháp đã viết:

“Mọi thứ sẽ bị biến mất cả nếu chính một người, hay chính một tập đoàn các thân hào hay các quí tộc hay bình dân hành sự cả ba quyền: quyền làm luật, quyền thi hành các quyết nghị chung và quyền xét xử các tội phạm hay các tranh chấp giữa các tư nhân” [17, tr 85] Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác- Lê nin cũng nhận xét “Cơ quan cầm quyền vừa là kẻ thi hành luật, vừa cho mình là kẻ lập pháp Họ có thể tàn phá quốc gia bằng ý chí chung sai lầm của họ Mà họ còn nắm cả quyền xét xử nữa thì họ có thể đè nát mỗi công dân theo ý muốn của họ”[13, tr 87]

Các cuộc cách mạng tư sản vào các thế kỷ thứ 17, 18, với những tư tưởng dân chủ tư sản tiến bộ (tiêu biểu như Montesquie, Jean-Jacques Rousseau, Immanuil Kant…) ở các nước phương Tây đã từng bước xoá bỏ chế độ phong kiến, lập nên các nhà nước tư sản theo thuyết “tam quyền phân

Trang 36

lập” là một bước tiến lớn trong tổ chức bộ máy nhà nước, tiêu biểu như Pháp, Anh, Mỹ, Hà Lan…Nhà nước tư sản đã tổ chức các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp thành ba nhánh quyền lực khác nhau, do các cơ quan khác nhau đảm nhận bao gồm cơ quan lập pháp (quốc hội), cơ quan hành pháp (chính phủ) và cơ quan tư pháp (toà án) Cùng với các cuộc xâm chiếm thuộc địa, phân chia thị trường, tài nguyên của giai cấp tư sản ở các nước tư bản, cũng như bản thân mô hình tổ chức nhà nước của các nhà nước tư sản với sự tiến bộ của nó so với mô hình tổ chức nhà nước phong kiến đã có sức lan tỏa mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới Những nước trước đó là chế độ phong kiến điển hình như Trung Quốc, Việt Nam…sau khi thực hiện thắng lợi cách mạng dân tộc dân chủ cũng đã từ bỏ chế độ phong kiến và tổ chức nhà nước kiểu mới dựa trên sự kế thừa những giá trị dân chủ của các nhà nước dân chủ

tư sản Ngày nay, hầu như các nước trên thế giới đã tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng xác định rõ các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp là những

cơ quan khác nhau Trong tư pháp hình sự, việc điều tra, truy tố, xét xử được giao cho các cơ quan khác nhau Mô hình tổ chức các nhà nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô cũ, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây, Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba… cũng là một bước phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị dân chủ, tiến bộ của các nhà nước tư sản Tuy nhiên, dù trong cùng một kiểu nhà nước (nhà nước tư sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa) thì tổ chức để thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của mỗi nước cũng không giống nhau do truyền thống văn hoá pháp luật và các điều kiện cụ thể về chính trị, xã hội của từng nước

Cùng với sự phát triển của tổ chức bộ máy nhà nước diễn ra trong lịch

sử phát triển của từng quốc gia, các cơ quan nhà nước được giao thực hiện quyền lực về tư pháp nói chung và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về TTHS (điều tra, truy tố, xét xử án hình sự) cũng phát triển theo những hướng không giống nhau Trên thế giới, mỗi quốc gia có pháp luật TTHS riêng, thể

Trang 37

hiện quan niệm, truyền thống pháp luật, văn hoá và điều kiện kinh tế xã hội của từng nước

Truyền thống pháp luật nói chung có ảnh hưởng đậm nét trong các mô hình tổ chức và hoạt động của các chủ thể trong quan hệ pháp luật TTHS Chẳng hạn truyền thống luật Châu Âu lục địa với việc chia ra luật công, luật

tư đã ảnh hưởng đến sự nhấn mạnh yêu cầu kiểm soát tội phạm (tố tụng thẩm vấn) của các nước Pháp, Đức…còn truyền thống án lệ, hay còn gọi là thông luật như Anh, Mỹ đã ảnh hưởng đến sự nhấn mạnh yếu tố tố tụng công bằng trong hoạt động tố tụng TTHS cũng chịu ảnh hưởng bởi thực tiễn chính trị,

trình độ pháp luật Barbara Huber viết “Criminal procedure reflects more than any other field of law, the polictical situation in a state and the basic ideas of law and order which dominate it It has thus rightly been described

as the “seismograph” of the constitution of the state”[152,p.113] Tạm dịch:

“Không một ngành luật nào phản ánh chính xác và thể hiện rõ nhất tình hình chính trị, tư tưởng cơ bản của pháp luật cũng như quyền lực chi phối trong một nhà nước như tố tụng hình sự Tố tụng hình sự được so sánh như máy đo địa chấn - seismograph đối với Hiến pháp của quốc gia”

Việc nghiên cứu về chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật TTHS có thể tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau: tiếp cận theo truyền thống pháp luật, theo quan hệ pháp luật hoặc tiếp cận theo chức năng tố tụng, tuy nhiên tiếp cận theo chức năng tố tụng có lẽ sẽ hợp lý hơn vì mỗi chức năng tố tụng sẽ do một hoặc một số chủ thể tố tụng đảm nhiệm và chức năng của mỗi chủ thể sẽ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể đó Trên cơ sở giải quyết mối quan

hệ giữa các chức năng của TTHS đã hình thành nên các mô hình tố tụng khác nhau trên thế giới

Khái niệm về chức năng TTHS hiện vẫn còn những quan điểm khác nhau Có người cho rằng chức năng của tố tụng hình sự là những định hướng các hoạt động của các chủ thể có các quyền tố tụng và là nghĩa vụ tố tụng Chức năng TTHS là chức năng của từng chủ thể cụ thể khi tham gia vào quan

Trang 38

hệ pháp luật TTHS Đồng tình với quan điểm này có ý kiến cho rằng: “Chức

năng tố tụng là nghĩa vụ tố tụng chủ yếu của các chủ thể mà thông qua đó thể hiện bản chất tố tụng và quyết định vai trò của các chủ thể đó trong hoạt động

tố tụng Mỗi chủ thể chỉ thực hiện một chức năng vốn có của mình” [74, 44] Theo GSTS Võ Khánh Vinh thì:“chức năng TTHS được hiểu là những

phương hướng hoạt động được tiến hành trong phạm vi, giới hạn của việc giải quyết vụ án hình sự Đó là chức năng điều tra, truy tố, bào chữa, xét xử Ở dạng chung nhất, chức năng thứ nhất thuộc các CQĐT; chức năng thứ hai thuộc VKS; chức năng thứ ba thuộc bị can, bị cáo; chức năng thứ tư thuộc tòa

án” [110,17] M.A.Chenxốp cho rằng “chức năng TTHS đó là định hướng

các hoạt động được các nhà làm luật đề ra buộc các cơ quan chức năng hay

các cá nhân có thẩm quyền và có nghĩa vụ thực hiện”, còn theo M.X.Xtrôgôvích thì: “chức năng tố tụng được hiểu là những định hướng đặc

biệt phân định các hoạt động tố tụng của các chủ thể tố tụng khác nhau trong

những phạm vi nhất định”[12, 12 -13] Tác giả Nguyễn Tiến Châu cho rằng:

“chức năng TTHS là những định hướng lớn, cơ bản nhằm phân định các hoạt động trong lĩnh vực TTHS của các chủ thể khác nhau, trong những phạm vi nhất định trên cơ sở phù hợp với nội dung, mục đích, quyền và nghĩa vụ tố

tụng của các bên tố tụng” [12, 13]

Như vậy, có thể hiểu chức năng TTHS là những định hướng cơ bản phân định các hoạt động tố tụng của các chủ thể khác nhau, có những mục đích khác nhau, có quyền và nghĩa vụ khác nhau trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Tố tụng hình sự là một lĩnh vực hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, để thực hiện một phương diện chức năng của nhà nước là chức năng bảo vệ, duy trì trật tự pháp luật chung, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích của người dân cũng như của nhà nước Mục tiêu chung của TTHS là giải quyết vụ

án hình sự một cách đúng đắn, khách quan, công bằng Để đạt tới mục tiêu chung đó, TTHS được phân chia theo các phương diện hoạt động cơ bản, chủ yếu mang tính hệ thống, thống nhất nhằm thực hiện các chức năng chung của

Trang 39

TTHS Mỗi chức năng cơ bản của TTHS được giao cho một hoặc một số chủ thể thực hiện

Mặc dù còn có ý kiến khác nhau về các chức năng cụ thể của TTHS (chẳng hạn hoạt động điều tra của CQĐT, hoạt động kiểm sát việc điều tra vụ

án của VKS có được coi là những chức năng của TTHS hay không), nhưng đã

có sự thống nhất chung là TTHS có ba chức năng cơ bản là chức năng buộc tội, chức năng bào chữa (gỡ tội) và chức năng xét xử [12,19] Mỗi chức năng đảm nhận một phương diện hoạt động cơ bản của TTHS, có vị trí, vai trò khác nhau, có chủ thể thực hiện khác nhau và có sự độc lập với nhau Tuy vậy, giữa các chức năng này lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ràng buộc nhau trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Mỗi chức năng tồn tại, vận động vì

sự tồn tại và vận động của hai chức năng còn lại Có chức năng buộc tội mà không có chức năng bào chữa (gỡ tội) thì hoạt động tố tụng là hoạt động áp đặt quyền lực, ý chí và rất dễ dẫn đến oan sai Chức năng bào chữa chỉ xuất hiện, tồn khi có sự tồn tại, hoạt động của chức năng buộc tội Chức năng xét

xử sẽ không còn khi không có chức năng buộc tội và sẽ không thể thực hiện được tốt khi chỉ có chức năng buộc tội mà không có chức năng bào chữa cùng hoạt động Để hoạt động TTHS vận hành hiệu quả, giải quyết các vụ án hình

sự kịp thời, đúng pháp luật, không xảy ra oan sai thì các chức năng của TTHS đều phải được coi trọng, không nên quá nhấn mạnh chức năng này mà xem

nhẹ chức năng khác V.Xavitxki khẳng định rằng: “cả ba chức năng mà chúng ta nói tới (buộc tội, bào chữa và xét xử) đều là chức năng cơ bản, cả

ba chức năng này có mối liên hệ hài hòa và nhất quán, mỗi một chức năng mang tính tất yếu, tính quy luật và đều có sự hiện diện của hai chức năng kia, mỗi một chức năng được tồn tại và phát triển khi và chỉ khi hai chức năng còn lại tồn tại và phát triển” [12, 21]

Hiện nay, trong quá trình nghiên cứu sửa đổi BLTTHS năm 2003 cũng như trong thực tiễn áp dụng pháp luật hiện đang tồn tại những xu hướng quan điểm trái ngược nhau Xu hướng thứ nhất quá đề cao vai trò và vị trí của chức

Trang 40

năng buộc tội, quan tâm đến nhiệm vụ “kiểm soát tội phạm” của TTHS, chưa

nhận thức đầy đủ vai trò của chức năng bào chữa trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Xu hướng ngược lại là quá đề cao vai trò và vị trí của chức năng bào chữa, xem việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân có ý nghĩa tuyệt đối, trong khi các lợi ích của xã hội chưa được quan

tâm đúng mức, việc xử lý vụ án chỉ chú trọng đến việc “không làm oan người

vô tội” Giới nghiên cứu tư pháp hình sự so sánh đã khái quát lại từ việc

nghiên cứu pháp luật TTHS của nhiều nước khác nhau và thấy rằng có các mô hình TTHS phổ biến là mô hình kiểm soát tội phạm (mô hình tố tụng thẩm vấn), mô hình tố tụng công bằng (mô hình tố tụng tranh tụng) và có một mô hình nữa có nhiều nét giao thoa giữa hai mô hình nói trên gọi là mô hình tố tụng kiểu pha trộn hay hỗn hợp Cách phân chia trên cũng chỉ mang tính tương đối, ước lệ, chủ yếu dựa trên việc xử lý mối quan hệ giữa các chức năng của TTHS

Có quan điểm cho rằng “Mô hình TTHS là cách thức tổ chức và phương thức hoạt động của TTHS, cách thức tổ chức và phương thức hoạt động này

sẽ quy định địa vị pháp lý của các chủ thể thực hiện chức năng tố tụng cũng như động lực của các chủ thể ấy khi thực hiện chức năng tố tụng được giao” [12, 37] Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng khái niệm “mô hình TTHS” là sản phẩm của quá trình tư duy trìu tượng mà các nhà nghiên cứu khái quát được

từ nghiên cứu pháp luật TTHS của một quốc gia hoặc nhóm quốc gia có cùng những đặc trưng cơ bản, từ đó phân loại mô hình TTHS của quốc gia được nghiên cứu thuộc mô hình nào (mô hình tố tụng thẩm vấn, mô hình tố tụng tranh tụng hay mô hình tố tụng pha trộn) Chính việc giải quyết mối quan hệ giữa các chức năng của TTHS khác nhau sẽ quy định địa vị pháp lý của các chủ thể thực hiện chức năng tố tụng khác nhau và theo đó đã tạo nên những

mô hình/kiểu tố tụng khác nhau đang tồn tại rất đa dạng trên thế giới hiện nay Việc xác định rõ nội dung các chức năng và mối quan hệ giữa các chức năng

cơ bản nêu trên của TTHS là cơ sở để hoàn thiện quy định về chức năng,

Ngày đăng: 26/09/2020, 00:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w