ÔN TẬP THIHKI – LÝ THUYẾT MÔN LÝ 8 Câu 1 Nêu hai ví dụ chứng tỏ chuyển động và đứng yên có tính tương đối. → Ví dụ: Hành khách ngồi trên toa tàu đang rời khỏi nhà ga. So với nhà ga thì hành khách chuyển động nhưng so với toa tàu thì hành khách đứng yên. HS tự nêu thêm ví dụ khác. Câu 2 Tại sao miếng gỗ thả vào nước lại nổi? → Vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. Câu 3 Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào yếu tố nào? → Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Câu 4 Khi ôtô đột ngột rẽ phải, hành khách trên xe bị nghiêng về phía nào? Giải thích. → Khi ôtô đột ngột rẽ phải, hành khách trên xe bị nghiêng về phía bên trái. Do có quán tính, hành khách trên xe chưa kịp thay đổi vận tốc mà vẫn theo chuyển động cũ nên bị nghiêng về bên trái. Câu 5 Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thiệt hại bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. Câu 6 Khi vấp ngã, người ngã về phía nào? Giải thích. (Tương tự câu 4) Câu 7 Khi nào có công cơ học? Câu 8 Khi nói Trái Đất quay quanh Mặt Trời, ta đã chọn vật nào làm mốc? Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây, ta đã chọn vật nào làm mốc? Câu 9 Khi xe đang xuống dốc, muốn dừng lại một cách an toàn thì nên thắng bánh nào? Giải thích. Câu 10 Tại sao khi trời mưa, đường đất mềm lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để người hoặc xe đi? Câu 11 Tại sao nắm ắm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ? Năm học 2009-1011 . ÔN TẬP THI HKI – LÝ THUYẾT MÔN LÝ 8 Câu 1 Nêu hai ví dụ chứng tỏ chuyển động và đứng yên có. bên trái. Câu 5 Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thi t hại bấy nhiêu lần về đường