1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ôn thi HKI VL9- lý thuyết

2 414 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 42 KB

Nội dung

Câu 1. Phát biểu định luật Ohm, định luật Joule-Lenz.  Định luật Ohm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. Định luật Joule-Lenz: Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua. Câu 2. Tại sao chim đậu trên dây cao thế lại không bị điện giật?  Chim đậu trên dây cao thế có thể xem như một vật dẫn mắc song song vào hai điểm gần nhau của dây. Vì điện trở của cơ thể chim lớn (R c ; 10 000Ω) nên dòng điện đi qua cơ thể chim rất nhỏ, không gây nguy hiểm cho chim. Câu 3. Phát biểu quy tắc bàn tay trái. Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào những yếu tố nào?  Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90 o chỉ chiều của lực điện từ. Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào hai yếu tố: Chiều dòng điện chạy qua dây dẫn và chiều của đường sức từ. Câu 4. Nêu các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.  Cần lựa chọn, sử dụng các dụng cụ và thiết bị điện có công suất hợp lý. Không sử dụng các dụng cụ hay thiết bị trong những lúc không cần thiết. Đối với những thiết bị sử dụng điện vào những lúc nào cũng được thì chỉ nên sử dụng vào ban đêm. Câu 5. Có một số giá treo đèn trang trí làm bằng đồng và một số làm bằng sắt mạ đồng. Làm thế nào để phân biệt chúng?  Dùng một nam châm vĩnh cửu đặt gần các giá treo đó. Giá nào bị nam châm hút thì làm bằng sắt mạ đồng. Giá nào không bị nam châm hút thì làm bằng đồng. Câu 6. Tại sao bộ phận chính của những dụng cụ đốt nóng bằng điện đều làm bằng dây dẫn có điện trở suất lớn?  Bộ phận chính của những dụng cụ đốt nóng bằng điện đều làm bằng dây dẫn có điện trở suất lớn để đoạn dây này có điện trở lớn. Khi có dòng điện chạy qua, nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở sẽ lớn. Câu 7. Biến trở là gì? Biến trở được dùng để làm gì?  Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số. Biến trở được dùng để thay đổi cường độ dòng điện trong mạch. Câu 8. Nêu kết luận về sự tương tác giữa hai nam châm.  Khi đưa hai thanh nam châm lại gần nhau thì chúng tương tác với nhau. Các từ cực cùng tên thì đẩy nhau, các từ cực khác tên thì hút nhau. Câu 9. Tại sao nói dòng điện có mang năng lượng? Cho ví dụ minh họa.  Dòng điện có năng lượng vì nó có thể thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng. Năng lượng của dòng điện gọi là điện năng. Ví dụ: Dòng điện cung cấp nhiệt lượng trong hoạt động của dụng cụ ấm điện, bếp điện, nồi cơm điện… Câu 10.Nêu cấu tạo của nam châm điện.  Nam châm điện gồm một ống dây dẫn trong có lõi sắt non. Khi cho dòng điện chạy qua ống dây, lõi sắt bị nhiễm từ và trở thành một nam châm. Khi ngắt dòng điện, lõi sắt mất hết từ tính. Câu 11.Làm thế nào để xác định tên cực của một thanh nam châm khi màu sơn đánh dấu các cực đã bị tróc hết? Năm học 2010-2011 MÔN 9  Đặt thanh nam châm trên một miếng xốp mỏng rồi thả trôi trên mặt nước trong một cái chậu, chờ cho chúng cân bằng, đầu thanh nam châm hướng về phía Bắc chính là cực Bắc, đầu còn lại là cực Nam. Câu 12.Nêu hai cách làm tăng lực từ của nam châm điện.  Cách 1: Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây. Cách 2: Tăng số vòng của ống dây. Câu 13.Trình bày lại thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện (Thí nghiệm Oersted).  Dụng cụ: Nguồn điện, dây dẫn, kim nam châm, ampe kế, công tắc, biến trở. Cách tiến hành: Mắc ampe kế, công tắc, biến trở nối tiếp vào nguồn điện. Đặt kim nam châm song song với dây dẫn. Khi đóng công tắc thì kim nam châm không còn song song với dây dẫn nữa. Kết luận: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng gây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó. Câu 14.Nêu nguyên tắc hoạt động của loa điện. Nêu cấu tạo của loa điện và rơle điện từ.  Loa điện hoạt động dựa vào tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua. Loa điện gồm một ống dây, một nam châm mạnh, đầu ống dây được gắn chặt với màng loa. Rơle điện từ gồm một nam châm điện và một thanh sắt non. E:\1.TU\On ly thuyet thi HKI sang thu hai.doc Last printed 0/0/0000 0:00:00 AM . các dụng cụ và thi t bị điện có công suất hợp lý. Không sử dụng các dụng cụ hay thi t bị trong những lúc không cần thi t. Đối với những thi t bị sử dụng. kế, công tắc, biến trở. Cách tiến hành: Mắc ampe kế, công tắc, biến trở nối tiếp vào nguồn điện. Đặt kim nam châm song song với dây dẫn. Khi đóng công tắc

Ngày đăng: 20/10/2013, 00:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w