1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THOÁT NƯỚC HẢI PHÒNG

16 648 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 36,77 KB

Nội dung

1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THOÁT NƯỚC HẢI PHÒNG 3.1- Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới: 3.1.1- Phương hướng phát triển kinh doanh: 3.1.1.1- Các mục tiêu phát triển: ► Mục tiêu chất lượng sản phẩm : Để đáp ứng yêu cầu trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và phục vụ chính sách “mở cửa” của thành phố, đồng thời đáp ứng nhu cầu của xã hội, của thị trường, công ty Thoát nước Hải Phòng đã đặt ra các mục tiêu về chất lượng sản phẩm và dịch vụ cho mình: - Chất lượng nạo vét bùn cống, mương hồ điều hòa: Mục tiêu cơ bản là hết bùn, không còn vật cản trên mương hồ, đảm bảo tiêu thoát nước, giảm thiểu ngập lụt trong đô thị, đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện đi lại, đảm bảo vệ sinh mỹ quan đô thị, chi phí giá thành hợp lý, đảm bảo có lãi để tái sản xuất và mở rộng sản xuất. - Chất lượng sửa chữa, cải tạo và xây dựng công trình thi công : Đảm bảo đúng quy phạm, hồ thiết kế kỹ thuật, dự toán và đảm bảo tiến độ thi công đã được duyệt để sớn đưa công trình vào sử dụng, kéo dài tuổi thọ công trình, hạ giá thành công trình đảm bảo có tích lũy và làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước. - Chất lượng dịch vụ: Đảm bảo nhanh gọn, kịp thời, có chất lượng cao, chi phí hợp lý khi các tổ chức, các hộ gia đình có nhu cầu cải tạo, lắp đặt hệ thống thoát nước, bể phốt, hút phốt, thông tắc nạo vét bùn… trong khuôn viên của các tổ chức và các hộ gia đình quản lý. ►Mục tiêu tăng sản lượng Công ty Thoát nước Hải Phòng phấn đấu thực hiện mức tăng trưởng về giá trị tổng sản lượng từ 5% đến 10% so với cùng kỳ năm trước nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ và quy mô mở rộng của thành phố. Bảng 3.1: Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009 Chỉ tiêu Đơn vị TH 2008 KH 2009 1 Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hồng Nhung Lớp: Quản trị nhân lực 47 1 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân DT về bán hàng và cung cấp dịch vụ Tỷ đồng 32 40 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 140 200 Nộp ngân sách Nhà nước Triệu đồng 60 100 Lao động sử dụng bình quân Người 416 500 TN bình quân đầu người trên tháng Triệu đồng 1,9 2,5 Tổng quỹ lương kế hoạch Triệu đồng 9.143 15.467 (Nguồn: phòng Tài vụ) 3.1.1.2- Các biện pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu phát triển: ► Về công nghệ: - Cải tiến quy trình quản lý, duy trì, vận hành và nạo vét bùn và vận chuyển hợp lý: có các giải pháp, biện pháp quản lý các mương hồ điều hòa, cống ngăn triều, các miệng xả đảm bảo tiêu thoát nước tốt, hạn chế tối đa bùn lắng đọng trong lòng cống. - Có biện pháp ngăn chặn kịp thời các trường hợp lấn chiếm mương hồ, đấu nối cống bừa bãi và xây dựng các công trình trên hệ thống thu thoát nước đô thị. - Cải tiến kỹ thuật các sản phẩm cấu kiện bê tông, gia tăng uy tín chất lượng, giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm. - Tăng cường quản lý tốt các phương tiện thiết bị, trên cơ sở đó giảm chi phí sửa chữa lớn, sửa chữa nhỏ. - Đầu tư thêm các phương tiện thiết bị nạo vét, vận chuyển bùn; máy phun, rửa đường ống; máy hút bùn; máy thau rửa hệ thống bể phốt, xây dựng lắp đặt hệ thống cống thoát nước để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị. - Thi công các công trình nhanh, gọn theo phương pháp cuốn chiếu, cơ giới kết hợp với thi công. - Xúc tiến và thực hiện dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn Hải Phòng để đảm bảo vệ sinh môi trường, giảm quỹ đất chôn lấp phế thải đồng thời có nguồn phân bón phục vụ trong và ngoài nước. - Tiếp tục thực hiện tốt các dự án thoát nước lớn: dự án thoát nước 1B, dự án Giaika,… góp phần nâng cấp hệ thống thoát nước của thành phố Hải Phòng, phấn đấu sẽ đảm bảo thành phố không bị ngập lụt, nhất là trong mùa mưa lũ, đảm bảo cơ sở hạ tầng để thành phố phát triển, xứng đáng là thành phố loại I. 2 Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hồng Nhung Lớp: Quản trị nhân lực 47 2 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân ►Tổ chức lao động: - Tổ chức khoán gọn các hạng mục công việc, hành mục công trình cho các đơn vị trực thuộc công ty. Gắn liền chế độ trách nhiệm và trả thù lao đến từng nhóm, từng người lao động đối với những hạng mục công việc có thể làm được. - Tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ khối lượng, chất lượng nạo vét bùn, chất lượng thi công các công trình, chất lượng dịch vụ. Thường xuyên giám sát việc phân phối tiền lương, tiền thưởng và các chế độ chính sách hiện hành đối với người lao động. - Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện có nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, nâng cao tay nghề có đủ trình độ quản lý, vận hành các phương tiện thiết bị mới nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội, của thị trường và hoàn thành tốt các chỉ tiêu Nhà nước giao. ► Công tác tuyên truyền và Marketing: - Tuyền truyền, phổ biến hướng dẫn sâu rộng tới các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân về quy tắc quản lý sử dụng hệ thống thoát nước, hệ thống bể phốt trong khuôn viên quản lý và các công trình thoát nước công cộng. - Giới thiệu chức năng, nhiệm vụ của công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng của thành phố để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sửa chữa, thây thế, lắp đặt, nạo vét hệ thống thu thoát nước, hệ thống bể phốt… biết để sử dụng các sản phẩm và dịch vụ công ty cung cấp. - Công ty sẽ phối hợp với các tổ chức xã hội: hội phụ nữ, đoàn thanh niên,…tổ chức tuyên truyền tới từng khu dân phố và tới từng hộ dân. Đưa tiêu chí bảo vệ tốt các công trình thoát nước công cộng vào các tiêu chí đánh giá ngõ xóm văn hóa. ► Công ty Thoát nước Hải Phòng đang hoàn tất các quy trình để chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vào cuối năm 2009. Việc chuyển đổi này vừa thể hiện sự phát triển của công ty phù hợp với xu hướng thời đại, vừa mở ra những cơ hội cũng như thách thức mới đối với công ty Thoát nước Hải Phòng nói chung và với cán bộ công nhân viên công ty nói riêng. 3.1.2- Phương hướng tạo động lực lao động: 3 Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hồng Nhung Lớp: Quản trị nhân lực 47 3 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân - Nhận thấy được rõ tầm quan trọng của tiền công tiền lương đối với đời sống của cán bộ công nhân viên cũng như công tác tạo động lực lao động, công ty Thoát nước Hải Phòng đã đặt ra mục tiêu cho năm 2009 là sẽ cố gắng tăng thu nhập trung bình của cán bộ công nhân viên lên 2,5 triệu đồng/ tháng. Thu nhập của lao động trong công ty phụ thuộc vào khối lượng công việc công ty đảm nhận theo chỉ đạo của thành phố và hợp đồng công ty ký kết được. Chính vì vậy mà nhiệm vụ chủ yếu vẫn là tăng chất lượng dịch vụ và hàng hóa cung cấp. - Công ty cũng sẽ áp dụng thêm hình thức thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Theo đó, đối với những cán bộ công nhân viên có báo cáo cải tiến kỹ thuật gửi lên thành phố sẽ được hỗ trợ kinh phí làm đề tài và thưởng 500.000đ, ngoài ra còn được công ty cấp bằng khen và tuyên dương trong đợt tổng kết cuối năm. - Công ty cũng đã có kế hoạch chỉ đạo các xí nghiệp thay mới các dụng cụ lao động đã cũ. Mỗi công nhân có thời gian làm việc trên 2 năm được phát thêm 1 bộ quần áo bảo hộ lao động. Ban giám đốc công ty cũng đã phê duyệt việc nâng cấp và thay mới một số máy vi tính không đảm bảo yêu cầu của công việc (nhất là ở phòng kỹ thuật) và áp dụng các phần mềm quản trị mới để nâng cao hiệu quả làm việc của đội ngũ lao động gián tiếp. - Ngoài ra, theo chỉ đạo của Ban giám đốc, công ty sẽ xúc tiến việc tách phòng Tổ chức hành chính hiện nay thành 2 phòng: phòng Tổ chức lao động tiền lương và phòng Hành chính. Theo đó, các công việc liên quan tới công tác hành chính của công ty sẽ do phòng Hành chính đảm nhận còn phòng Tổ chức lao động tiền lương sẽ chỉ chuyên tâm tới các công tác quản trị nhân sự và tổ chức lao động. Điều đó cho thấy Ban giám đốc công ty đã bắt đầu nhận thấy được tầm quan trọng của công tác quản trị nhân lực trong công ty. Từ đó mà các hoạt động nhân sự trong công ty cũng sẽ được thực hiện một cách bài bản và có hệ thống hơn, mà đặc biệt là công tác tạo động lực trong lao động. 3.2- Một số giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty Thoát nước Hải Phòng. 3.2.1-Hoàn thiện công tác phân tích và thiết kế công việc: 4 Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hồng Nhung Lớp: Quản trị nhân lực 47 4 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân Công tác phân tích và thiết kế công việc hiện nay tại công ty vẫn còn tồn tại một số vấn đề như chúng ta đã phân tích tại chương hai, trong đó đáng chú ý nhất là các bảng tiêu chuẩn thực hiện công việc của công ty chưa được chi tiết, vẫn còn khái quát, chung chung. Công ty mới chỉ chú ý xây dựng bảng miêu tả công việc tức là mới chỉ ra được cho người lao động rằng họ có quyền hạn, trách nhiệm như thế nào trong công việc chứ chưa đưa ra được những tiêu chuẩn để đánh giá mức độ làm việc tốt kém của họ. Tuy nhiên các bản miêu tả công việc này đã lâu cũng không được phân tích lại nên cũng còn một số tồn tại. Bảng tiêu chuẩn thực hiện công việc có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác tạo động lực lao động. Ngoài việc nó cơ sở của việc đánh giá thực hiện công việc của tổ chức đối với cán bộ công nhân viên, nó còn là thước đo để người lao động tự đánh giá khả năng, trình độ của mình trong công việc. Từ sự đánh giá đó mà người lao động còn so sánh với những người đồng nghiệp trong cùng cơ quan, với người lao động trong cơ quan khác và người lao động nói chung (theo học thuyết công bằng của Jack Stacy Adams). Nếu các tiêu chuẩn không rõ ràng có thể dẫn đến hiểu lầm về sự công bằng trong tổ chức, từ đó dẫn đến các hành vi làm việc không mong muốn từ phía người lao động. Công ty cần phân tích và thiết kế lại các công việc hiện tại để viết xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc chi tiết hơn và viết lại các bản mô tả công việc, bản yêu cầu của công việc cho phù hợp với thực tế. Cụ thể, việc phân tích và thiết kế công việc cần tuân theo quy trình: - Bước 1: Xác định các công việc cần phân tích Công ty sẽ phải tiến hành rà soát lại toàn bộ các công việc hiện tại. - Bước 2: Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin. Công ty có thể sử dụng phương pháp ghi chép các sự kiện quan trọng. Phương pháp này rất thích hợp trong việc mô tả công việc và xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc. Người nghiên cứu sẽ ghi chép lại các hành vi thực hiện công việc của những người lao động làm việc có hiệu quả và những người lao động làm việc không có hiệu quả rồi từ đó khái quát lại và phân loại các đặc trưng chung của công việc cần mô tả và các đòi hỏi của 5 Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hồng Nhung Lớp: Quản trị nhân lực 47 5 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân công việc. Phương pháp này có nhược điểm là tốn nhiều thời gian để quan sát, khái quát và phân loại các sự kiện; bên cạnh đó là hạn chế trong việc xây dựng các hành vi trung bình để thực hiện công việc. Tuy nhiên, nó có thể cho thấy tính linh động của sự thực hiện công việc ở nhiều người khác nhau và đặc biệt nó phù hợp với mục đích chính của công tác phân tích và thiết kế các công việc lần này tại công ty Thoát nước Hải Phòng. - Bước 3: Tiến hành thu thập thông tin. - Bước 4: Sử dụng thông tin thu thập: Các thông tin thu được từ quá trình ghi chép sẽ dùng để viết các bản mô tả công việc, bản yêu cầu của công việc và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc. Các bảng này sẽ là cơ sở cho các hoạt động quản trị nhân lực trong công ty. Đối với các bản tiêu chuẩn thực hiện công việc sẽ do nhân viên phòng Tổ chức hướng dẫn những người quản lý, những người giám sát bộ phận cách viết và để họ tự viết. Tốt nhất là nên xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc theo phương pháp thảo luận dân chủ. Phương pháp này thu hút được người lao động vào việc xây dựng các tiêu chuẩn nên được họ ủng hộ và tự nguyện thực hiện hơn. + Trưởng phòng và giám đốc xí nghiệp, các đội trưởng cần có thông báo và thu hút toàn bộ nhân viên dưới quyền vào việc xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc và phổ biến cách thức viết cho họ. + Mỗi nhân viên tự dự thảo tiêu chuẩn cho công việc của mình và nộp cho người quản lý bộ phận. + Người quản lý bộ phận sẽ thảo luận với từng nhân viên về các tiêu chuẩn dự thảo đó và đi đến thống nhất về tiêu chuẩn cuối cùng. Đối với các bản mô tả công việc và bản yêu cầu của công việc mà có sự thay đổi so với các bản cũ thì cần thực hiện các bước sau để hoàn thiện: + Viết bản thảo lần 1. + Lấy ý kiến đóng của người lao độngngười lãnh đạo bộ phận có liên quan và sửa lại bản thảo theo các ý kiến đó. 6 Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hồng Nhung Lớp: Quản trị nhân lực 47 6 7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân + Thảo luận với Trưởng phòng Tổ chức về các bản thảo và sửa lại theo ý kiến đóng góp. + Trình bản thảo lên Giám đốc để chờ phê duyệt. + Sao in thành nhiều bản, lưu phòng Tổ chức và gửi các bộ phận liên quan. => Kết thúc quá trình, ta thu được bản mô tả công việc, bản yêu cầu công việc và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc của các công việc trong công ty. Đây là các bản hoàn chỉnh, chi tiết và đúng với thực tế nhất. Chúng là cơ sở để công ty thực hiện các hoạt động nhân sự, nhất là công tác tạo động lực một các chính xác và bài bản. Chúng ta có thể lấy ví dụ về xây dựng các bảng trên của một chức danh cụ thể tại công ty: công nhân vận hành trạm bơm. ►Bản mô tả công việc: Tên công việc Công nhân vận hành trạm bơm Đơn vị Xí nghiệp thoát nước (các quận) Báo cáo cho Giám đốc xí nghiệp thoát nước phụ trách Trách nhiệm và bổn phận Vận hành trạm bơm 1. Bật, tắt bơm bằng tay hoặc tự động, có sử dụng máy bơm diese hoặc mô-tơ. 2. Ghi lại giờ hoạt động của mỗi máy bơm và lượng điện tiêu thụ vào sổ nhật ký hoạt động của bơm. 3. Kiểm tra tình hình hoạt động của ống, van tại trạm bơm. 4. Ghi lại giờ bơm, voltage và động hồ hiện tại (đối với mô tơ) hoặc chỉ số nhiên liệu (đối với diese), đồng hồ áp lực và những bất thường của máy bơm (tiếng ồn, rò rỉ nguồn điện,…) và cả hệ thống bảng điện. 5. Kiểm tra sự hoạt động của thiết bị tránh tăng áp lực. 6. Kiểm tra chung về máy bơm; kiểm tra nguồn điện cho mô tơ. 7. Giúp đỡ kiểm tra hiệu quả hoạt động bơm. Vận hành máy phát điện 8. Kiểm tra trước khi hoạt động gồm: cực ắc quy, nước ắc quy, nước làm nguội, dây cu roa, dầu máy, nhà xưởng. 9. Thực hiện đúng các thủ tục mở và tắt máy dựa trên sách hướng dẫn của nhà sản xuất. Quản lý chung trạm bơm. 10.Bảo dưỡng chung trong trạm bơm. 11.Kiểm tra và báo cáo về thay thế ống, van và phụ tùng hàng tháng. 12.Kiểm tra và báo cáo tình hình chung của trạm bơm (sự xuống cấp của trạm: tường bị nứt, sơn bị hư hỏng…) Điều kiện làm việc - Làm việc tại trạm bơm - Được cung cấp đầy đủ các dụng cụ lao động và các thiết bị bảo hộ (hộp dụng cụ sửa điện, đèn pin, quần áo bảo hộ,…) ►Bản yêu cầu của công việc đối với người thực hiện: Trình độ và kiến thức - Được đào tạo về vận hành và sửa chữa máy tại các trường dạy nghề hoặc trung cấp. - Nắm vững quy trình vận hành và quy trình hoạt động của máy bơm và máy phát điện tại trạm bơm. - Nắm vững nguyên nhân và cách khắc phục của các sự cố thông thường. 7 Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hồng Nhung Lớp: Quản trị nhân lực 47 7 8 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân - Nắm vững kiến thức chung về hệ thống thu thoát nước thành phố. Kinh nghiệm Có 01 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận hành và sửa chữa máy. Năng lực - Có khả năng xét đoán các tình huống lưu lượng nước chảy để có biện pháp vận hành trạm bơm phù hợp. - Có khả năng tiếp thu và áp dụng các kỹ thuật mới để vận hành và sửa chữa trạm bơm. - Có khả năng phối hợp hoạt động với các bộ phận khác trong đơn vị khi cần thiết. Phẩm chất - Trung thực, trung thành với công ty. - Có tinh thần trách nhiệm với công việc ►Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc: Không được để xảy ra tình trạng ngập úng thoát nước trong địa bàn trạm bơm. Ghi chép đầy đủ nhật ký hoạt động của máy bơm một cách chi tiết, rõ ràng. 3. Kiểm tra cẩn thận, tỉ mỉ các bộ phận của trạm bơm và máy phát điện trước, trong và sau khi vận hành. 4. Phải báo cáo ngay tình hình (thực trạng, nguyên nhân nếu có…) cho giám đốc xí nghiệp khi trạm bơm gặp sự cố, chậm nhất là 15 phút. 5. Không để trạm bơm dừng hoạt động bất thường quá 1 lần trong tháng. 6. Lập báo cáo hàng tháng về phụ tùng thay thế và tình hình chung của trạm bơm một cách trung thực, rõ ràng. Công ty Thoát nước Hải Phòng là doanh nghiệp công ích với đặc trưng công việc khá ổn định nên công tác phân tích và thiết kế công việc không cần tiến hành thường xuyên như ở các doanh nghiệp khác nhưng cũng nên duy trì 4 đến 5 năm một lần để đảm bảo tính chính xác và cập nhật của các bản mô tả công việc, bản yêu cầu đối với người thực hiện và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc; tạosở để các hoạt động quản trị nhân sự trong công ty, đặc biệt là hoạt động tạo động lực cho người lao động được tiến hành một cách hiệu quả nhất. 3.2.2- Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc: Đánh giá thực hiện công việc giúp cho công ty đánh giá được mức độ thực hiện tốt, kém của cán bộ công nhân viên, từ đó có thể có những đãi ngộ xứng đáng với sự thực hiện công việc đó, tạo ra sự công bằng trong tổ chức. Đây cũng là cơ hội để cán bộ công nhân viên cố gắng hơn trong công việc Theo tìm hiểu thì công tác đánh giá nhân viên hàng tháng hiện nay vẫn còn mắc một số lỗi như: lỗi xu hướng trung bình và lỗi thiên vị. Nguyên nhân chủ yếu là do các tiêu chuẩn đánh giá đưa ra vẫn còn chung chung. Để khắc phục tình trạng này, công ty có thể sử dụng phương pháp đánh giá bằng thang đo dựa trên hành vi. 8 Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hồng Nhung Lớp: Quản trị nhân lực 47 8 9 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân Phương pháp này đánh giá dựa trên hành vi của từng công việc cụ thể nên đưa ra được những kết quả chính xác và ít bị chi phối bởi chủ quan người đánh giá. Chúng ta có thể lấy ví dụ về bản đánh giá của công nhân vận hành trạm bơm CÔNG TY THOÁT NƯỚC HẢI PHÒNG BẢNG ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN HÀNG THÁNG Tên nhân viên: Tên chức danh: Công nhân vận hành trạm bơm Tên người đánh giá: Bộ phận: Ngày đánh giá: I/ Kết quả đánh giá: 1. Tinh thần làm việc Xuất sắc 5 Công nhân xét đoán lưu lượng nước chảy trước khi xảy ra mưa lớn và có biện pháp vận hành trạm bơm kịp thời. Tốt 4 Công nhân tìm ra được nguyên nhân và sửa chữa được sự cố tại trạm trạm bơm Trung bình 3 Công nhân kiểm tra thường xuyên, tỉ mỉ tình trạng hoạt động của các thiết bị máy bơm và máy phát điện. Yếu 2 Công nhân kiểm tra tình hình hoạt động của máy bơm và máy phát điện một cách qua loa, ghi nhật ký hoạt động máy thiếu chính xác. Kém 1 Công nhân bỏ trạm bơm trong ca trực. 2. Chất lượng công việc Xuất sắc 5 Không xảy ra tình trạng ngập úng ngay cả khi xảy ra tình huống đột xuất như mưa lớn bất chợt…. Tốt 4 Không xảy ra tình trạng ngập lụt khi xảy ra mưa lớn mà có sự chỉ đạo của lãnh đạo công ty. Trung bình 3 Hoàn thành tốt việc bơm nước thải hàng ngày, đảm bảo việc thoát nước được thông suốt. Yếu 2 Để xảy ra tình trạng ngập lụt trong khu vực trạm bơm. Kém 1 Để trạm bơm dừng hoạt động bất thường do sự cố kỹ thuật quá 2 lần trong tháng 3.Ngày công lao dộng Xuất sắc 5 Công nhân sẵn sàng làm thêm lúc đêm khuya khi có tình hình khẩn cấp như: mưa bão lớn Tốt 4 Công nhân làm thêm giờ để hoàn thành công việc. Trung bình 3 Công nhân thực hiện đủ số ngày công trong tháng (trực tiếp: 26 ngày, gián tiếp: 24 ngày) Yếu 2 Công nhân xin nghỉ nhiều ngày trong tháng có lý do Kém 1 Công nhân nghỉ quá 3 ngày trong tháng mà không có lý do 4. Kỷ luật lao dộng Xuất sắc 5 Công nhân có tính đầu tầu gương mẫu trong việc thực hiện nội quy công ty cũng như 9 Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hồng Nhung Lớp: Quản trị nhân lực 47 9 10 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân thực hiện các quy định của pháp luật, có thể khiến các công nhân khác cùng thực hiện theo Tốt 4 Công nhân thực hiện tốt các nội quy của công ty cũng như các quy định của pháp luật. Trung bình 3 Công nhân vi phạm một số lỗi nhưng với tần suất thấp và ảnh hưởng không đáng kể tới chất lượng công việc như: đi làm muộn dưới 10 phút… Yếu 2 Công nhân vi phạm các chỉ tiêu an toàn lao động như: không mặc quần áo bảo hộ, không đeo khẩu trang… Kém 1 Công nhân tổ chức uống rượu bia, đánh bài bạc… trong giờ làm việc 5. Tinh thần hợp tác Xuất sắc 5 Công nhân nhiệt tình giúp đỡ đồng nghiệp trong các kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm khi thấy đồng nghiệp có khó khăn trong thực hiện công việc. Tốt 4 Chỉ bảo, hướng dẫn đồng nghiệp trong công việc khi đồng nghiệp yêu cầu. Trung bình 3 Chỉ bảo, hướng dẫn đồng nghiệp trong công việc khi lãnh đạo công ty có chỉ thị. Yếu 2 Chỉ bảo, giúp đỡ một cách qua loa, không nhiệt tình và thiếu trách nhiệm khi đồng nghiệp yêu cầu giúp đỡ Kém 1 Không giúp đỡ, hướng dẫn đồng nghiệp ngay cả khi có chỉ đạo của quản lý bộ phận Kết quả đánh giá: - Tổng điểm đạt được:……………. - Xếp loại lao động: ……………… II/ Ý kiến của người được đánh giá. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… III/ Nhận xét và góp ý của cán bộ quản lý trực tiếp. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Người được đánh giá Cán bộ đánh giá ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) ………………… …………………… Tổng hợp kết quả, có thể phân chia chất lượng công việc của công nhân thành 3 loại: - Loại A: Từ 21 đến 25 điểm. - Loại B: Từ 11 đến 20 điểm. - Loại C: Từ 5 đến 10 điểm. Sau khi có các kết quả đánh giá, quản lý trực tiếp các đơn vị gửi báo cáo lên công ty. Ngoài ý kiến trong bản đánh giá, công ty có thể tiến hành lấy thêm ý kiến 10 Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hồng Nhung Lớp: Quản trị nhân lực 47 10 [...]... chuyên đề tại Công ty Thoát nước Hải Phòng, tôi càng nhận thấy tầm quan trọng của công tác tạo động lực trong lao động tại các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp công ích Nhà nước nỏi riêng Công ty Thoát nước Hải Phòng đã có nhiều chính sách nhằm nâng cao động lực làm việc cho người lao động nhưng với đặc trưng là một doanh nghiệp công ích Nhà nước, mức độ cạnh tranh thấp, lợi nhuận không phải là... động , công ty vẫn còn một số tồn tại trong các chính sách nhân sự và trong công tác tạo động lực lao động Dựa trên những tìm hiểu thực tế; phân tích và đánh giá tình hình công tác tạo động lực lao động tại công ty, tôi đã đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn công tác này Với sự giới hạn về kiến thức chuyên ngành cũng như kinh nghiệm thực tế nên chắc chắn chuyên đề tốt nghiệp này chưa thực sự hoàn. .. trí nhân lực, đảm bảo công việc phù hợp với khả năng của người lao động để sử dụng hiệu quả nhất nguồn lực con người Khi chuyển công nhân sang làm công việc khác (đặc biệt là với công nhân bùn hiện nay) thì cần phải giải thích rõ cho họ hiểu về tình hình hoạt động của công ty cũng như lý do chuyển đổi họ sang công việc đó để tránh sự hiểu lầm từ phía người lao động, dẫn đến giảm động lực lao động Bên... khích bằng tiền thưởng không mấy tạo ra động lực cho người lao động tại công ty Nhận thấy được tồn tại đó, trong kế hoạch năm 2009, Ban giám đốc công ty cũng đã quyết định áp dụng thêm hình thức thưởng cho những sáng kiến cải tiến kỹ thuật được làm báo cáo gửi lên thành phố Có thể xem đây là một bước tiến đầu tiên rất có ý nghĩa trong việc nâng cao động lực cho người lao động Mặc dù vậy, điều 11 Sinh... cần phải có biện pháp đào tạo lại để họ thích nghi với công việc mới - Công ty nên gia tăng việc thu nhận và giải thích các thắc mắc của người lao động Việc làm này rất quan trọng bởi đôi khi chỉ là một hiểu lầm nhỏ về các chính sách ban lãnh đạo công ty áp dụng cũng khiến người lao động giảm động lực làm việc (có thể lấy ví dụ cụ thể về một số hiểu lầm trong chính sách trả lương hiện nay) Phương pháp. .. thông Thực tế những lao động này phải bỏ nhiều công học tập hơn và công việc của họ cũng phức tạp hơn, chịu trách nhiệm cao hơn Nếu xếp cũng ngạch với lao động phổ thông khác sẽ khiến họ cảm thấy được đối xử không công bằng, dẫn đến sự bất mãn và các hành vi làm việc kém hiệu quả 3.2.4- Hoàn thiện công tác tiền thưởng: Một thực tế có thể dễ dàng nhận thấy tại công ty Thoát nước Hải Phòng đó là có quá... của cán bộ công nhân viên về kết quả đánh giá đó bằng hòm thư góp ý để đánh giá mức độ chính xác và công bằng trong sự đánh giá của các phòng ban, xí nghiệp Các chỉ tiêu: ngày công lao động, kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác có thể dùng chung cho nhiều loại công việc Công ty có thể cho thêm hoặc điều chỉnh các chỉ tiêu đánh giá cho phù hợp với thực tế từng công việc 3.2.3- Hoàn thiện công tác tiền... trong công việc 3.2.4- Hoàn thiện công tác phúc lợi: Khi mà các chính sách về tiền lương khó có thể thay đổi tại các doanh nghiệp công ích thì tiền thưởng và công tác phúc lợi càng có ý nghĩa tạo động lực lao động 12 Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hồng Nhung lực 47 Lớp: Quản trị nhân 13 Chuyên đề tốt nghiệp 13 GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân Nhưng thực tế cho thấy rằng các chương trình phúc lợi của công ty Thoát. .. hiệu quả tạo động lực tối ưu 14 Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hồng Nhung lực 47 Lớp: Quản trị nhân 15 Chuyên đề tốt nghiệp 15 GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân KẾT LUẬN Tạo động lực trong lao động không phải là một đề tài mới nhưng chưa bao giờ là một đề tài nhàm chán Với tầm quan trọng của nguồn lực con người trong tổ chức cũng như sự phát triển đa dạng của các doanh nghiệp hiện nay, công tác tạo động lực càng... các chương trình phúc lợi của công ty Thoát nước Hải Phòng hiện nay vẫn còn tương đối đơn giản Công ty cần áp dụng thêm một số các hình thức phúc lợi khác cần thiết Cụ thể: - Công ty có thể áp dụng thêm hình thức bảo hiểm sức khỏe Số tiền từ bảo hiểm này sẽ dùng để chi trả cho việc khám chữa bệnh cho người lao động và tổ chức các chương trình nâng cao thể lực cho họ, ví dụ như: các chương trình thể dục . biệt là công tác tạo động lực trong lao động. 3.2- Một số giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty Thoát nước Hải Phòng. . Quân MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THOÁT NƯỚC HẢI PHÒNG 3.1- Phương hướng phát triển của công ty trong

Ngày đăng: 20/10/2013, 00:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Chúng ta có thể lấy ví dụ về xây dựng các bảng trên của một chức danh cụ thể tại công ty: công nhân vận hành trạm bơm. - MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THOÁT NƯỚC HẢI PHÒNG
h úng ta có thể lấy ví dụ về xây dựng các bảng trên của một chức danh cụ thể tại công ty: công nhân vận hành trạm bơm (Trang 7)
BẢNG ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN HÀNG THÁNG - MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THOÁT NƯỚC HẢI PHÒNG
BẢNG ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN HÀNG THÁNG (Trang 9)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w