Ung thu vú: Không đáng sợ!

10 413 0
Ung thu vú: Không đáng sợ!

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ung thu vú: Không đáng sợ! Nếu ung thư vú được phát hiện sớm, 80% bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú sẽ được chữa khỏi. Và ngược lại với suy nghĩ của mọi người, đã có những phương pháp bảo tồn phần ngực bị ảnh hưởng. Chính xác ung thư vú là gì? Về cơ bản, ung thư vú là một khối u ác tính phát triển từ những tế bào ở ngực với triệu chứng điển hình là nổi u. Khi tự khám ngực, nếu thấy một khối u ở ngực, cần tiến hành chụp nhũ ảnh, siêu âm và/hoặc làm sinh thiết để biết chắc liệu đó có phải là ung thư vú hay không. Bệnh nhân dưới 40 tuổi nên làm siêu âm Bác sỹ Elizabeth Au, chuyên khoa ung thư thuộc tập đoàn y tế Parkway, chỉ ra rằng: "Đối với phụ nữ dưới 40 tuổi, phim chụp nhũ ảnh không rõ và khó có thể thấy được dấu hiệu bất thường. Vì vậy, họ có thể cần cả siêu âm và chụp nhũ ảnh. Nhưng đối với phụ nữ trên 50 tuổi, chỉ cần nhũ ảnh cũng đủ để thấy được gần hết các bất thường”. Khi làm sinh thiết, bác sỹ sẽ chích một miếng mô nhỏ trong khối u để kiểm tra vi thể xem tế bào đó lành tính hay ác tính. Nếu mảnh sinh thiết đó cho thấy bệnh nhân không bị ung thư vú thì bệnh nhân không cần phải làm gì nữa. Và bệnh nhân chỉ phải chịu đựng một vết chích nhỏ. Tuy nhiên, nếu là ác tính, bệnh nhân sẽ phải làm phẫu thuật nhiều hơn. “Và thường chúng tôi có thể bảo tồn ngực nếu ung thư được phát hiện sớm. Và đó là những gì chúng tôi hy vọng”, BS Hong nói. Phát hiện sớm ở đây là khi khối u mới chỉ có diện tích trung bình khoảng 2cm, tức là mới phát triển được từ 1 đến 2 năm "Nếu hạch lớn có thể cảm nhận được, thường cho thấy ung thư vú đã di căn. Khối u càng lớn, thì càng có thể chắc rằng hạch nách bị ảnh hưởng", bác sỹ Hong nói. "Theo thực tế kinh nghiệm của tôi, bệnh nhân thường ở độ tuổi 30, có học thức, chưa lập gia đình, và họ thường đi khám khi khối u đã to. Tôi hiểu tại sao mọi người lại chần chừ việc đi khám", ông nói. Điều trị - Không nên sợ hãi Bác sỹ Au cho biết nỗi sợ hãi lớn nhất của bệnh nhân là phản ứng phụ trong quá trình điều trị. Sau khi làm phẫu thuật, bệnh nhân cần được xạ trị và/hoặc hóa trị và liệu trị hóc môn để làm giảm nguy cơ tái phát của bệnh. Và đặc biệt với phương pháp hóa trị, các bệnh nhân thường lo bị rụng tóc. "Hầu hết các bệnh nhân sẽ có cảm giác buồn nôn. Nó giống như mang thai trong một vài ngày. Còn rụng tóc, ta không thể ngăn chặn được nhưng nó cũng giống như món ăn, thường vị thức ăn vẫn thế, chỉ là vị giác khác mà thôi", bác sĩ Au chia sẻ. Tất cả những phản ứng phụ đó diễn ra trong vòng 3 đến 4 ngày mỗi tháng và việc điều trị sẽ kết thúc trong khoảng thời gian 4, 5 tháng hoặc 6 tháng. Tuy nhiên, tóc của bệnh nhân sẽ rụng và nó sẽ mọc trở lại khi kết thúc việc điều trị. Cũng có một số bệnh nhân hoàn toàn không bị ốm. Nhưng cũng có những người quá lo lắng và nôn ngay tại phòng khám của bác sỹ Au trước khi việc điều trị bắt đầu. Bác sỹ Au tiếp tục nhấn mạnh: "Sau khi được phát hiện, phải nhớ rằng ung thư ở giai đoạn đầu, 80% bệnh nhân ung thư sẽ được chữa khỏi. Họ chỉ cần vượt qua được giai đoạn điều trị khó khăn và sau đó mọi thứ sẽ ổn. Tính di truyền thường không phải là một nhân tố "Nếu bạn phát hiện thấy một khối u ở ngực, đừng hoảng sợ. 80% trường hợp có u như vậy là lành tính", bác sỹ Elizabeth Au cho biết. Tuy nhiên, bệnh nhân đó nên đến gặp bác sỹ càng sớm càng tốt. Và đừng bao giờ làm giảm tuổi thọ của bạn bằng việc nghĩ rằng bạn sẽ không bao giờ bị mắc bệnh ung thư vú chỉ vì gia đình bạn chẳng có ai bị mắc bệnh đó cả hoặc bởi vì bạn không nằm trong nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao. Theo kinh nghiệm của bác sỹ Au, ung thư vú ở dạng di truyền không phổ biến lắm, chỉ khoảng 10% trong số những bệnh nhân bà đã gặp. Những người nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao bao gồm: - Những người không hoạt động nhiều về thể lực thời thanh niên. - Những người uống ít nhất 1 đến 1,5 lít rượu mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao gấp 3 - 4 lần. - Phụ nữ sinh con muộn sau tuổi 30 cũng có nguy cơ mắc bệnh cao. Bác sỹ Au cũng cảnh báo rằng những năm gần đây những bệnh nhân trẻ mắc bệnh ung thư vú ngày càng có xu hướng tăng. Trước đây, những bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú thường phổ biến ở độ tuổi 50 đến 60. Bây giờ, "chúng tôi gặp những bệnh nhân trong độ tuổi cuối 20, đầu 30. Và khá nhiều trong số họ đang ở độ tuổi cuối 30, sắp bước vào tuổi 40, 41". Hơn nữa, có nhóm bệnh nhân ung thư vú với số lượng lớn nhưng không nằm trong nhóm những người có nguy cơ mắc bệnh cao. "Họ có con sớm, cho con bú, rèn luyện thể chất, từng là vận động viên trong những năm ở tuổi thanh thiếu niên, nhưng họ vẫn mắc bệnh ung thư vú", bác sỹ Au nói. Vấn đề ở đây là, bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể mắc bệnh ung thư vú. Và nếu phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể “Đối với bệnh ung thư vú, thông tin quan trọng nhất đối với các bác sỹ là tình trạng hạch nách của bệnh nhân. Lý do là do từ ngực, nơi đầu tiên di căn là nách. Nếu hạch ở nách là ác tính, đó là tin xấu. Nếu chưa có hạch ở nách, đó là tin tốt". Dùng găng tay để phát hiện sớm ung thư vú Bạn hầu như không cảm thấy gì khi sờ lên một mẩu giấy mỏng đặt trên bàn. Nhưng nếu chạm vào nó qua găng tay kiểm tra u vú BSE, đầu ngón tay sẽ thấy cộm lên rất rõ. Găng tay phát hiện ung thư vú đã được sử dụng phổ biến trên thế giới từ lâu và gần đây được công ty cổ phần Y tế và đời sống Medlife (Hà Nội) nhập về Việt Nam. Đó là chiếc bao tay mỏng làm từ vật liệu poly urethane không độc, phần tiếp xúc với mặt trong bàn tay có một lớp tinh dầu lỏng, giúp tăng độ nhạy cảm của ngón tay khi chạm vào một vật cộm. Chẳng hạn, với một mụn giấy mỏng tang đặt lên mặt bàn nhẵn, khi nhắm mắt lại và trực tiếp sờ lên, bạn sẽ không cảm nhận rõ độ gờ lên của nó so với mặt bàn. Tuy nhiên, khi đeo bao tay BSE, độ cộm của mụn giấy trở nên rất rõ rệt. Tương tự, nếu dùng găng tay này để kiểm tra ngực thường xuyên, các khối u nhỏ sẽ được phát hiện sớm, khi bạn chưa thể cảm nhận nó nếu chỉ kiểm tra bằng tay không. Việc phát hiện sớm có ý nghĩa tối quan trọng trong điều trị ung thư vú. Để làm được điều đó, các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ trên 20 tuổi nên kiểm tra ngực hằng tháng. Cách sử dụng găng tay Bạn chỉ dùng găng tay BSE để kiểm tra vú sau khi đã tắm sạch và lau người thật khô. - Đứng trước gương, hai tay xuôi theo người. Nhìn ngực xem có sự thay đổi nào về hình dáng, màu, đường viền, núm vú hay kích thước không. Lặp lại bước này trong tư thế hai tay để sau gáy. - Chống hai tay lên hông, nhìn kỹ ngực từ các góc độ khác nhau xem có sự thay đổi nào không, sau đó đặt một tay lên gáy, tay kia vặn và siết nhẹ đầu vú xem có dấu hiệu rỉ dịch hay chảy máu không. - Đeo găng tay (dùng tay trái khám ngực phải và ngược lại). Dùng lực của tay xoay xung quanh bầu ngực, ép nắn toàn bộ các mô của ngực, kiểm tra từ trên xuống và ngược lại. Bạn cần kiểm tra cả phần núm vú, ấn mạnh xuống và xoay nhẹ. Cần mở rộng kiểm tra về phía nách, ấn từ từ và xoay nhẹ. Đổi sang tay kia và làm tương tự. Nếu có cảm giác u, cục, nổi hạch ở bầu ngực hoặc xung quanh, bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Giá một bộ găng tay BSE là 350.000 đồng, bao gồm cả đĩa DVD hướng dẫn sử dụng. Hạn sử dụng của loại găng này là 2 năm.Để bảo quản găng tay BSE, cần giữ sạch sẽ, tránh ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao, tốt nhất là 25 độ C. Bệnh ung thư vú dễ khỏi nếu chữa sớm rái với ý nghĩ của nhiều người rằng ung thư đồng nghĩa với cái chết, nếu được phát hiện ung thư vú sớm, tỷ lệ khỏi bệnh có thể lên đến 80%. Ở Việt Nam, phần lớn bệnh nhân ung thư vú có thời gian sống thêm sau khi chẩn đoán bệnh không nhiều, đó là do họ được phát hiện bệnh muộn. Theo bác sĩ See Hui Ti, chuyên gia tư vấn thuộc Trung tâm Ung thư Parkway Singapore, nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu, khả năng chữa khỏi là 80%, nhưng nếu để đến giai đoạn 3- 4, tỷ lệ này rất thấp. Nếu khối u đã có đường kính hơn 2cm, chứng tỏ nó đã phát triển được 1-2 năm. Khi bước vào tuổi 40, phụ nữ nên đi chụp X-quang vú mỗi năm một lần. Các biện pháp giúp phát hiện bệnh khác là siêu âm, chụp cộng hưởng từ. Tuy nhiên, điều quan trọng là phụ nữ phải tự kiểm tra ngực mình thường xuyên để phát hiện sớm nhất những thay đổi lạ. Sau đây là những lưu ý về bệnh ung thư vú: Nên tự khám vú vào ngày nào? Bạn nên làm việc này hằng tháng sau chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này, lượng hoóc môn giảm khiến vú mềm, dễ phát hiện các u cục hơn. Làm gì nếu phát hiện u? Khi tự khám ngực, nếu thấy một khối u, hay cục, hay bất cứ cảm giác bất thường nào, bạn cần đến bệnh viện ngay. Bác sĩ sẽ thăm khám, chụp nhũ ảnh, siêu âm, có thể phải sinh thiết để biết có phải là u ác tính hay không. Những ai dễ bị ung thư vú? Các yếu tố nguy cơ của bệnh này là: Tuổi trên 40; có thân nhân (mẹ hoặc chị em gái) bị ung thư vú trước tuổi 35; có vấn đề về hoóc môn mà biểu hiện là không có con trước tuổi 35 hay mãn kinh muộn; béo phì. Việc ăn quá nhiều thịt đỏ, chất béo, uống nhiều bia rượu và ít vận động cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú. Thế nào là khỏi bệnh? Sau khi điều trị ung thư 4-5 năm, nếu xét nghiệm không phát hiện tế bào ung thư tái phát thì được coi là khỏi bệnh. Bị ung thư vú là phải cắt bỏ nhũ hoa? Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn đầu, u nhỏ và chưa xâm lấn thì có thể bảo tồn vú, chỉ lấy bỏ khối u. Với những người phải cắt bỏ vú, nếu điều trị khỏi, có thể tính đến việc tái tạo ngực. Theo bác sĩ See, cách đây vài năm, hầu hết những bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 4 đều không có khả năng cứu chữa. Nhưng với điều kiện chữa trị hiện nay ở các nước đang phát triển, không ít trường hợp bệnh nặng như vậy vẫn có thể sống thêm cả chục năm. Ung thư vú - Bệnh dễ tái phát Nếu bạn từng điều trị ung thư vú ngay từ giai đoạn đầu nhưng khả năng tái phát trong 5 năm đầu sau điều trị là rất cao. Vậy nên biết cách chăm sóc sức khoẻ để giảm thiểu rủi ro tái phát bệnh là rất quan trọng. Sau phẫu thuật cắt bỏ khối u, một số tế bào ung thư vẫn có thể trú ngụ ở đâu đó trong cơ thể. Tái phát bệnh là sự quay trở lại của ung thư sau khi được điều trị lần đầu, nó có thể phát triển tại chính chỗ u bạn đã cắt bỏ hay ở dưới da, dưới các mô vú hoặc ở 1 bộ phận khác trong cơ thể. Rủi ro tái phát ung thư vú cao nhất trong vòng 3 năm đầu sau khi chẩn đoán bệnh. Sau 10 năm, mức độ rủi ro sẽ giảm dần. Vì vậy nếu đã từng điều trị ung thư vú thì nên thăm khám thường xuyên để xem có những thay đổi gì đặc biệt không, cũng như nhận được tư vấn về cách chăm sóc sức khoẻ. Đừng nên chủ quan sau khi đã được chữa trị lần đầu. Mối liên quan giữa stress và ung thư: Hướng mới trong điều trị ung thư buồng trứng Tình trạng stress thường xuyên và kéo dài được cho là sẽ làm tăng sự phát triển của các tế bào ung thư. Mối liên hệ này vẫn chưa có cơ chế giải thích rõ ràng. Mới đây, trong bài báo đăng trên Nature Medicine (năm 2006, tập 12, số tháng 8, trang 939-944), Sood và cộng sự đã chứng minh mối quan hệ giữa thụ thể ß- adenergic, cụ thể là thụ thể ß2-adenergic, sẽ làm gia tăng sự hình thành và phát triển ung thư ở chuột. Đầu tiên tác giả tiêm các tế bào ung thư biểu mô buồng trứng ở người vào chuột thử nghiệm. Sau đó chuột được gây stress bằng cách cố định vài giờ mỗi ngày. Chuột được gây stress có sự gia tăng số lượng và trọng lượng các khối u gấp 3- 4 lần so với chuột không gây stress. Kết quả nghiên cứu cũng lặp lại với các thử nghiệm bằng các dòng tế bào ung thư khác và cách gây stress khác. Để xác định tác động của stress lên ung thư là liên quan đến các thụ thể ß- adrenergic, tác giả đã sàng lọc các dòng tế bào ung thư buồng trứng với mục đích tìm ra dòng tế bào có kết quả âm tính với các gen mã hóa ra thụ thể ß-adrenergic (không có các thụ thể này). Kết quả sàng lọc được hai dòng tế bào không có các thụ thể ß-adrenergic và khi thử nghiệm hai dòng tế bào này trên chuột thì stress không ảnh hưởng đến số lượng và khối lượng các khối u. Nhằm xác định cụ thể thụ thể ß-adrenergic loại nào liên quan đến tác động của stress, nhóm nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật “RNA can thiệp nhỏ” (small interfering RNA - siRNA) chuyên biệt lên thụ thể ß1 và ß2-adrenergic người nhằm ngăn chặn sự biểu hiện của các thụ thể ß-adrenergic này trong các tế bào ung thư. Dòng tế bào với sự ức chế biểu hiện thụ thể ß2-adrenergic người không có sự gia tăng các tế bào ung thư trên mô hình thử nghiệm, và ngược lại với ß1-adrenergic. Kết quả của các tế bào dòng âm tính với thụ thể ß-adrenergic và kỹ thuật “RNA can thiệp nhỏ” trên thụ thể ß-adrenergic người cho thấy là thụ thể ß2-adrenergic của tế bào ung thư người là yếu tố then chốt liên quan đến tác động của stress trong mô hình thử nghiệm. Do stress và các chất chủ vận trên ß2-adrenergic làm gia tăng sự hình thành mạch máu, tác giả đã quan sát sự biểu hiện của yếu tố phát triển màng trong mạch (vascular endothelial growth factor - VEGF) và phát hiện là có sự gia tăng tổng hợp các yếu tố này. Bằng cách sử dụng các chất kích hoạt và ức chế sự hoạt động của adenylyl cyclase và protein kinase A (PKA), các tác giả đã chứng minh các thụ thể ß2- adrenergic đã làm tăng sự biểu hiện của VEGF qua con đường AMP vòng - PKA. Mặc dù không bác bỏ các cơ chế khác như cơ chế tác động của glucocorticoid lên trục hoạt động (vùng dưới đồi - tuyến yên - thượng thận), cơ chế ức chế tác động của dopamine lên hoạt động của VEGF và sự tăng trưởng của tế bào ung thư nhưng kết quả này đã chứng minh một con đường mà stress làm gia tăng sự phát triển của ung thư. Bên cạnh đó, kết quả này đưa ra một hướng trị liệu mới cho ung thư buồng trứng là dùng các ß-blocker ức chế thụ thể ß2-adrenergic qua đó ức chế sự hình thành các mạch máu mới ở khối u. Các ß-blocker là các thuốc hiện dùng trong điều trị các bệnh tim mạch như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim… hiện nay. . Ung thu vú: Không đáng sợ! Nếu ung thư vú được phát hiện sớm, 80% bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú sẽ được chữa khỏi. Và. chắc liệu đó có phải là ung thư vú hay không. Bệnh nhân dưới 40 tuổi nên làm siêu âm Bác sỹ Elizabeth Au, chuyên khoa ung thư thu c tập đoàn y tế Parkway,

Ngày đăng: 19/10/2013, 23:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan