1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thơ Bà huyện Thanh Quan trong tiến trình thơ nôm đường luật Việt Nam

105 88 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Về sách quốc ngữ chúng tôi lựa chọn hai cuốn: Văn đàn bảo giám do Trần Trung Viên biên soạn theo cuốn sách này thì Bà Huyện Thanh Quan còn lại bảy bài thơ, hai đôi câu đối và cuốn Hợp t

Trang 1

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Hà Nội-2014

Trang 3

3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của Giáo sư – Tiến sỹ Trần Ngọc Vương Đề tài không trùng lặp với bất cứ công trình khoa học nào Những vấn đề trình bày trong luận văn này là kết quả do chúng tôi nghiên cứu, bảo đảm tính trung thực Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước những luận điểm khoa học nêu ra trong công trình này

Tác giả luận văn

Phạm Thu Nga

Trang 4

4

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới GS.TS Trần Ngọc Vương, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Em chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Văn học Việt Nam và Khoa Văn học, Phòng quản lí khoa học trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu

Cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo diều kiện động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua

Hà Nội, tháng 12 năm 2014

Người viết

Phạm Thu Nga

Trang 5

5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 7

1 Lý do chọn đề tài 7

2 Mục đích và phạm vi nghiên cứu 7

3 Lịch sử vấn đề 8

4 Phương pháp nghiên cứu 13

5 Cấu trúc luận văn 13

Chương 1: KHÁI QUÁT TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT VIỆT NAM 15

1.1 Khái niệm thơ Nôm Đường luật 15

1.2 Điều kiện hình thành và phát triển của thơ Nôm Đường luật 16

1.2.1 Về ngôn ngữ và thể loại 16

1.2.2 Tiền đề văn hóa tư tưởng 19

1.3 Tiến trình phát triển của thơ Nôm Đường luật 20

1.3.1 Giai đoạn hình thành 21

1.3.2 Giai đoạn phát triển 21

1.3.3 Giai đoạn phát triển ở đỉnh cao 24

Chương 2: ĐÓNG GÓP CỦA THƠ BÀ HUYỆN THANH QUAN TRONG TIẾN TRÌNH THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT VIỆT NAM VỀ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 27

2.1 Bà Huyện Thanh Quan – con người và di văn 27

2.1.1 Con người và cuộc đời 27

2.1.2 Vấn đề văn bản thơ Bà Huyện Thanh Quan 36

2.2 Thơ Bà Huyện Thanh Quan trong tiến trình thơ Nôm Đường luật Việt Nam 43

2.2.1 Về hệ thống chủ đề - đề tài 43

2.2.2 Về cảm hứng chủ đạo và hình tượng cơ bản 56

Trang 6

6

Chương 3: ĐÓNG GÓP CỦA THƠ BÀ HUYỆN THANH QUAN

TRONG TIẾN TRÌNH THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT VIỆT NAM VỀ

PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 72

3.1 Về hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật 72

3.1.1 Hệ thống ngôn ngữ gần với Đường thi 72

3.1.2 Hệ thống ngôn ngữ dân tộc 77

3.2 Về hệ thống kết cấu Đường luật và nhịp điệu thơ 79

3.2.1 Hệ thống kết cấu Đường luật 79

3.2.2 Nhịp điệu thơ 91

KẾT LUẬN 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

Trang 7

Bà Huyện Thanh Quan được đánh giá là một trong những thi sĩ làm thơ Nôm Đường luật hay nhất ở Việt Nam Đã có không ít bài viết về Bà Huyện Thanh Quan và thơ ca của bà, nhưng mỗi người lại đánh giá theo một cách khác nhau, đồng thời, vẫn thiếu những công trình nghiên cứu chuyên sâu về nữ tác gia này Với đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ làm nổi bật được vẻ đẹp cũng như đóng góp của thơ Bà Huyện Thanh Quan trong lịch sử văn học nói chung và với thơ Nôm Đường luật nói riêng

2 Mục đích và phạm vi nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn hướng vào giải quyết những vấn đề sau:

- Tìm hiểu vị trí của thơ bà Huyện Thanh Quan trong tiến trình thơ Nôm Đường luật cũng như trong thơ ca trung đại

- Những thành tựu và đóng góp của bà Huyện Thanh Quan vào sự phát triển của thơ Nôm Đường luật và văn học dân tộc

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Do vấn đề tác quyền của một số văn bản thơ bà Huyện Thanh Quan vẫn

Trang 8

8

chưa được thống nhất nên việc giới hạn phạm vi nghiên cứu cũng chỉ ở mức độ tương đối Chúng tôi quyết định nghiên cứu tất cả những bài thơ được coi là của

Bà Huyện Thanh Quan Về sách chữ Nôm chúng tôi lựa chọn cuốn Quốc văn

tùng kí Cuốn sách này do Nguyễn Văn San, hiệu là Hải Châu Tử, người xã Đa

Ngưu, huyện Văn Giang (tỉnh Hải Hưng trước đây) - một nhà sưu tầm sống vào khoảng thời Tự Đức (1848-1833) biên soạn Trong cuốn sách này ông cho biết

Bà Huyện Thanh Quan để lại 6 bài thơ Về sách quốc ngữ chúng tôi lựa chọn hai

cuốn: Văn đàn bảo giám do Trần Trung Viên biên soạn (theo cuốn sách này thì

Bà Huyện Thanh Quan còn lại bảy bài thơ, hai đôi câu đối) và cuốn Hợp tuyển

thơ văn Việt Nam tập III, NXB Văn học, Hà Nội, 1978 mà ở đây các soạn giả

cho biết nữ sĩ có sáu bài thơ Nôm Đường luật

3 Lịch sử vấn đề

3.1 Vấn đề thơ Nôm Đường luật

Đây không phải là một vấn đề xa lạ vì đã có nhiều công trình nghiên cứu

về sự hình thành và phát triển của thể loại văn học có truyền thống lâu đời này Theo dõi lịch sử của việc nghiên cứu thơ Nôm Đường luật, chúng tôi nhận thấy

Vào đầu thế kỷ XX, có cuốn Quốc văn tùng ký, do Nguyễn Văn San, hiệu

Hải Châu Tử biên soạn bằng chữ Nôm Ông đã tập hợp và phân loại thơ văn, trong đó có thơ Nôm Đường luật Khi nói về các sáng tác Nôm, ông có nhận xét

“Ấy là lối văn chương nước ta, non sông tinh tú vẽ ra biết bao nhiêu nhân tài chứ

Trang 9

9

không đâu được thế vậy” Vào những năm cuối thập kỷ thứ hai, Đông Châu

Nguyễn Hữu Tiến (1875 - 1941) biên soạn Cổ xúy nguyên âm, quyển 1 năm

1916 và quyển 2 năm 1918 Trong lời Tựa, ông viết “lối văn chương Nôm nước

mình ( ) thể cách cũng chẳng khác chi văn Tàu mà lại có lối đặc biệt riêng của

ta vậy” [69, 13] Cũng năm 1918, Phan Kế Bính (1875 - 1921) viết Việt Hán văn

khảo Đây là “công trình nghiên cứu, biên khảo và dịch thuật có giá trị về nghệ

thuật văn chương( ) gồm 8 tiết, trong đó dành 5 tiết để nghiên cứu nguồn gốc, nguyên lý văn chương, các thể loại văn học và( )” [85-II, 19] Năm 1943, cuốn

Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm xuất hiện lần đầu Trong công

trình này, tác giả có đề cập đến các thể văn Ông nhận định về thơ Đường luật như sau: “Thơ Nôm ta làm theo phép tắc thơ tàu, mà âm thanh tiếng ta cũng tương tự tiếng Tàu (cũng là thứ tiếng đan âm và cũng chia làm tiếng bằng tiếng trắc) nên thi pháp của ta tức là thi pháp của Tàu và các niêm luật của thơ ta cũng phỏng theo thơ Tàu cả” [16, 122] Rõ ràng cách nhìn của tác giả là có hạn chế Tuy nhiên, từ sự phân tích, tác giả cũng đã rút được một số kết luận quan trọng, chẳng hạn “Văn Nôm của ta về thế kỷ thứ XIX, so với trước, thật có tiến bộ nhiều ( ) các thể thơ, hát nói, song thất, lục bát đều có phần khởi sắc và các văn

sĩ ta đã nhiều khi thoát ly cái ảnh hưởng của thơ văn Tàu mà diễn đạt tư tưởng, tính tình một cách thành thực để sáng tạo một nền văn đặc biệt của dân tộc ta”

[16, 399] Năm 1953, Thanh Lãng viết Văn chương chữ Nôm, ông đã chia quá

trình phát triển của văn chương chữ Nôm ra làm ba thời kỳ là khá hợp lý: phôi thai thời đại (1225 - 1430), phát đạt thời đại (1430 - 1750) và toàn thịnh thời đại (1750 - 1900) Tuy nhiên, trong cái nhìn của tác giả dường như chưa nhìn thấy vị trí xứng đáng của thơ Nôm bên cạnh truyện Nôm Nhìn chung những công trình trên chỉ vận dụng thi luật học Trung Quốc để tìm hiểu thơ Nôm Đường luật

3.1.2 Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật như là bộ phận trong mối liên quan với tổng thể là tác phẩm, tác giả

Hướng nghiên cứu này góp phần khám phá về thơ Nôm và cả thơ Hán luật

Đường như chuyên khảo Thi hào Nguyễn Khuyến, đời và thơ do Nguyễn Huệ Chi chủ biên Lê Chí Dũng trong bài viết Sáng tạo trong thơ Đường luật đã

Trang 10

10

khẳng định “Trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến, về mặt thể tài, nhà thơ thành công

cả trong thơ luật Đường, cả trong thơ lục bát, song thất lục bát, hát nói và câu đối, nhưng thơ luật Đường quả đã có vị trí nổi bật, xét về phương diện đặc trưng cho phong cách của ông cũng như mặt thống kê định lượng” [4, 268] Trong

cuốn sách Tính cách Việt Nam trong thơ Nôm luật Đường, Lê Chí Dũng cũng

khẳng định: “Tài năng của Nguyễn Khuyến là ở chỗ ông chiếm lĩnh được thơ Đường luật, chiếm lĩnh được quan niệm “thi trung hữu họa”, chiếm lĩnh được khả năng đạt tới đỉnh cao trong sự hòa trộn tài tình hình ảnh sự vật khách quan

và tình cảm gắn bó với quê hương đất nước” [8, 107] Trong chuyên đề sau đại

học Thơ Hồ Xuân Hương, Lê Trí Viễn đã chỉ ra 7 phong cách Xuân Hương trong

phong cách thể loại xét từ cấp độ xây dựng hình tượng với cả một hệ thống ngôn ngữ tương ứng và từ phương diện cấu trúc của thể thơ Đặng Thanh Lê cũng đã đặt những bài thơ Hồ Xuân Hương trong sự phát triển của dòng thơ Nôm Đường luật, phác họa một số nét cơ bản trong sự vận động của thể loại, đồng thời nêu bật những đóng góp của Hồ Xuân Hương về cảm hứng và bút pháp nghệ thuật Dựa vào quan điểm thi pháp học của Jakobson, Đỗ Đức Hiểu đã tìm hiểu ý nghĩa

thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương từ cấu trúc biểu đạt trong bài Thế giới

thơ Nôm Hồ Xuân Hương và ông kết luận “Hồ Xuân Hương sáng tạo một phong

cách thơ Đường luật mới” [22, 87] Nhìn chung những công trình này có nhiều gợi ý đáng kể cho luận văn của chúng tôị

3.1.3 Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật trong sự giao lưu với văn học Trung Quốc

Hướng nghiên cứu này thường sử dụng thao tác so sánh với Đường thi hoặc văn học, văn hóa Trung Quốc để tìm ra những nét đặc thù dân tộc Bài viết

sớm nhất có lẽ là bài Mối quan hệ mật thiết giữa văn học Việt Nam và văn học

Trung Quốc của Đặng Thai Maị Ông cho rằng “Ngay trong lúc họ vận dụng thể

văn và văn tự Trung Quốc để biểu hiện tình cảm và tư tưởng của họ, nhiều nhà thơ chúng ta vẫn luôn luôn cố gắng bảo vệ đặc sắc của dân tộc và cá tính của con người sáng tác” Tuy nhiên, ông đã không chỉ ra chỗ đặc sắc, nét riêng ấy, lại cho rằng: “Trong các thể loại vay mượn của Trung Quốc thì thơ cặ )

Trang 11

11

thơ Đường luật thất ngôn, ngũ ngôn( ) trong lối thơ ca trữ tình, thi sĩ cổ điển ta vẫn khai thác bấy nhiêu long mạch: tình yêu thiên nhiên, tình yêu người yêu bè bạn, vợ con và nhất là tình yêu nước” [43, 11] Năm 1973, Trương Chính có bài

viết Cha ông ta đã vận dụng các thể loại văn học Trung quốc như thế nào vào

thơ Nôm? Ông viết: “Cha ông chúng ta khi chuyển sang sáng tác bằng chữ Nôm,

đồng thời muốn cởi xiềng xích ra, bắt đầu từ Hàn Thuyên” [6, 3] Khi đối chiếu hiện tượng thất ngôn xen lục ngôn ở thơ Nôm Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm với thể Đường thi ở Trung Quốc, ông cho biết Trung Quốc

“không có thể câu bảy từ xen câu sáu từ hoặc câu sáu từ xen câu bảy từ” và theo ông thì hiện tượng này của thơ Việt Nam “chắc đó là một thể loại mới do cha ông chúng ta tạo ra trên cơ sở câu thất ngôn, trong lúc niêm luật, đối, gieo vần theo luật Đường" [6, 4] Mãi cho đến năm 1991, tại Hội thảo khoa học Nghiên cứu văn học cổ trung đại Việt Nam trong mối quan hệ khu vực, Nguyễn Huệ Chi

đã nhấn mạnh vấn đề “cố gắng tìm ra những nét nghĩa khu biệt giữa thơ Đường luật dân tộc với thơ Đường” và khẳng định vai trò quan trọng của những công trình nghiên cứu này “nếu có thể cùng nhau góp sức tìm ra một lời giải đáp chung: như thế nào là mã thơ Đường Việt Nam ( ) thì mọi sự mắc míu về thi pháp thể loại thơ cổ chắc sẽ khai thông dễ dàng” [89, 22] Tại hội thảo, Bùi Duy

Tân có bài Mối quan hệ về thể loại giữa văn học Trung Quốc và văn học Việt

Nam rung đại: tiếp nhận - cách tân - sáng tạo và cho rằng “Những thể loại ngoại

nhập mà được viết bằng chữ Nôm thì sự Việt hóa dễ được tăng trưởng” Năm

1993, trong luận án PTS Thơ Nôm Đường luật từ Quốc âm thi tập của Nguyễn

Trãi đến thơ Hồ Xuân Hương, Lã Nhâm Thìn đã nghiên cứu thơ Nôm Đường

luật như một thể loại quan trọng trong hệ thống thể loại văn học trung đại Việt Nam và kết luận “Có thể thấy bội số chung nhỏ nhất của các yếu tố cấu thành thơ Nôm Đường luật là tính chất đời thường, sự giản dị, tinh thần tự do và xu hướng tâm trạng hóa Nói một cách khái quát và ngắn gọn, mã của thơ Nôm Đường luật được xác định bởi tính chất Nôm của thể loại” [69, 142-143]

3.2 Vấn đề thơ Bà Huyện Thanh Quan

Trang 12

12

Bà Huyện Thanh Quan được khẳng định là một trong những thi sĩ làm thơ luật Đường hay nhất trong văn chương Việt Nam Với một tài năng như vậy, hẳn không thể thiếu những nghiên cứu về thơ của nữ sĩ này Dương Quảng Hàm

trong Việt Nam văn học sử yếu cho rằng “những bài thơ Nôm của bà phần nhiều

là tả cảnh, tả tình nhưng bài nào cũng hay và tỏ ra bà là người có tính tình đoan chính, thanh tao, một người có học thức thường nghĩ ngợi đến nhà, đến nước

Lời văn rất trang nhã, điêu luyện” [18, 396 – 397], Thanh Lãng trong Bản lược

đồ văn học Việt Nam cũng cho rằng: “Thơ bà Huyện Thanh Quan đầy chất thơ

Lời thơ của bà điêu luyện, gọt giũa, đẹp như một bức tranh cổ” Ngoài những nhận xét mang tính khái quát trong những công trình trên, cũng có một số công trình chuyên sâu hơn về cuộc đời, con người và thơ văn Bà Huyện Thanh Quan

như các cuốn: Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều:

Tuyển chọn và trích dẫn những bài phê bình, bình luận văn học của các nhà văn, nghiên cứu Việt Nam và thế giới, NXB Tổng hợp Khánh Hòa, 1991 của Vũ Tiến

Quỳnh – Khánh Hòa; Người đẹp Nghi Tàm: Cuộc đời và thơ bà Huyện Thanh

Quan, NXB Giáo dục, 1995 của Bội Tỉnh; Bà Huyện Thanh Quan, Nguyên Gia Thiều, Đặng Trần Côn, Phan Huy Ích, NXB Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh, 1997

của Hồ Sĩ Hiệp; Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Sương Nguyệt Anh:

Tuyển chọn và trích dẫn những bài phê bình – bình luận văn học của các nhà văn, nhà nghiên cứu Việt Nam, NXB Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh, 1999 của Vũ

Tiến Quỳnh…Các công trình trên hầu hết là hợp tuyển những bài phê bình, bình luận của các nhà nghiên cứu văn học liên quan đến sáng tác thơ Bà Huyện Thanh Quan

Ở Tạp chí Nghiên cứu văn học, chúng tôi tìm thấy 4 bài nghiên cứu về thơ

bà Huyện Thanh Quan, đó là: Thử tìm tên thật của Bà Huyện Thanh Quan, Tạp

chí Nghiên cứu văn học, số 12 (36), tháng 12/1962 của Bùi Văn Nguyên; Góp thêm tài liệu về tiểu sử và thơ văn Bà Huyện Thanh Quan, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 10(70), tháng 10/1965 của tác giả Tảo Trang; Thơ Bà Huyện Thanh Quan – niềm vui và nỗi buồn, Tạp chí Nghiên cứu văn học, Số 1(247), tháng

1&2/1991 của tác giả Trần Thị Băng Thanh; Về bài thơ “Qua Đèo Ngang”

Trang 13

13

– các dị bản, các vấn đề, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4(386), tháng 4/2004

của tác giả Nguyễn Hùng Vĩ

Là một trong số ít những tác giả nữ Hán Nôm Việt Nam, thơ Bà Huyện Thanh Quan nhận được không ít sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu văn học cũng như những người yêu thơ Đường luật Tuy nhiên do sự tìm kiếm còn hạn chế nên chúng tôi chưa tìm thấy công trình nghiên cứu mang tính tổng quát nhất

về thơ bà Có thể nói, việc nghiên cứu đóng góp của thơ bà trong tiến trình phát triển của thơ Nôm Đường luật với tư cách một công trình chuyên sâu vẫn chưa được chú ý một cách đúng mức Với luận văn này, chúng tôi sẽ bước đầu thực hiện công việc đó

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp hệ thống và phương pháp cấu trúc: là hai phương pháp

được vận dụng để nghiên cứu, phân tích hệ thống đề tài – chủ đề, ngôn ngữ, nhịp thơ và bố cục một bài thơ

- Phương pháp liên ngành: liên ngành ngôn ngữ và văn học để khảo sát hệ thống ngôn ngữ

- Ngoài ra chúng tôi cũng sử dụng phương pháp lịch sử - xã hội, phương pháp tiểu sử, phương pháp tiếp cận văn hoá học kết hợp với các thao tác:

+ Thống kê, phân tích, tổng hợp những khía cạnh độc đáo về nội dung và nghệ thuật thơ Bà Huyện Thanh Quan

+ Đối chiếu, so sánh thơ Bà Huyện Thanh Quan với thơ văn của các tác giả khác nhằm mục đích cuối cùng là rút ra những đóng góp của tác giả

5 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung của luận văn được cấu trúc

Trang 14

14

Chương ba: Đóng góp của thơ Bà Huyện Thanh Quan trong tiến trình thơ Nôm Đường luật về phương diện nghệ thuật

Trang 15

15

Chương 1: KHÁI QUÁT TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THƠ NÔM

ĐƯỜNG LUẬT VIỆT NAM 1.1 Khái niệm thơ Nôm Đường luật

Thơ Nôm Đường luật là một trong những thể loại có lịch sử lâu dài, số lượng tác giả sáng tác nhiều vào bậc nhất của văn học Việt Nam Đó là thể loại tiếp thu từ nước ngoài nhưng trong quá trình phát triển lại trở thành thể loại văn học dân tộc, với chức năng thẩm mĩ mới, mang đặc trưng, bản chất riêng của thể loại Không những thế thơ Nôm Đường luật cũng là một trong những thể loại có thành tựu lớn trong nền văn học dân tộc, với nhiều tác phẩm nổi tiếng của các

cây bút tên tuổi như Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Hồng Đức quốc âm thi

tập của Lê Thánh Tông cùng các tác giả thời Hồng Đức, Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Bà Huyện Thanh Quan,

thơ Nôm Nguyễn Khuyến, thơ Tú Xương…Thơ Nôm Đường luật có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc Nắm được bản chất của thơ Nôm Đường luật giúp ta có được chiếc chìa khóa để tìm hiểu những sáng tác nằm trong phạm vi thể loại này

Xung quanh khái niệm thơ Nôm Đường luật đã từng có nhiều quan niệm khác nhau “Có ý kiến cho rằng chỉ gọi là thơ Nôm Đường luật đối với những bài thơ Nôm viết theo thể luật Đường hoàn chỉnh Đã gọi là “luật” thì không thể chấp nhận việc xen câu thơ năm chữ hoặc sáu chữ vào bài thơ thất ngôn tứ tuyệt hay thất ngôn bát cú Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng thơ Nôm Đường luật là bao hàm cả những bài thơ viết bằng chữ Nôm theo thể Đường luật hoàn chỉnh và những bài viết theo thơ Đường luật phá cách – những bài thơ thất ngôn có xen câu ngũ ngôn hoặc lục ngôn Bởi tuy bài thơ có phá cách nhưng những “luật” cơ bản nhất của Đường luật vẫn được giữ vững” (Lã Nhâm Thìn, [80, 650]) Về tên gọi, để chỉ những bài thơ chữ Nôm làm theo quy tắc của thể thơ Đường luật có xen câu lục ngôn, các nhà nghiên cứu có những cách gọi: thể thất ngôn xen lục ngôn (Bùi Văn Nguyên), thơ Nôm Đường luật biến thể (Lã Nhâm Thìn)…Tên gọi thơ Nôm Đường luật có thể ra đời từ khi văn học Việt Nam xuất hiện những

Trang 16

1.2 Điều kiện hình thành và phát triển của thơ Nôm Đường luật

Sự xuất hiện văn học chữ Nôm nói chung và thơ Nôm Đường luật nói riêng là bước nhảy vọt của quá trình văn học, đồng thời thể hiện tinh thần tự lập

tự cường về mặt văn hóa của dân tộc Việt Nam trong tương quan với văn học, văn hóa Trung Quốc Tuy nhiên, để tạo nên một diện mạo mới cho thơ Đường luật ở nước ta là cả một quá trình, vừa kế thừa Đường luật Hán, vừa tiếp biến và sáng tạo theo tinh thần dân tộc hóa, dân chủ hóa thể loại

1.2.1 Về ngôn ngữ và thể loại

“Đối với một dân tộc, trên con đường tiến lên của lịch sử nói chung, của nền văn hóa nói riêng, bao giờ sự xuất hiện của văn tự cũng được coi như là một cái mốc có tầm quan trọng đáng kể và có tác dụng khá quyết định Đặc biệt, nếu

nó là một văn tự chuyên dùng để ghi tiếng nói dân tộc thì lại càng có ý nghĩa”1 Bởi vậy, một trong những tiền đề quan trọng đưa đến sự ra đời của thơ Nôm Đường luật đó là sự xuất hiện chữ Nôm – văn tự riêng của người Việt Nam thời trung đại

Có trước trong nền văn học thành văn ở nước ta là văn học viết bằng chữ Hán, do tầng lớp trí thức phong kiến dùng để viết tác phẩm và hầu hết được viết theo các thể loại văn học Trung Quốc Văn học chữ Hán, trong đó có Đường luật Hán có phạm vi đề tài rộng từ những vấn đề chung của dân tộc đến những vấn đề riêng của con người Tuy nhiên, vì viết bằng chữ Hán nên những tác phẩm này bị hạn chế trong việc phản ánh hiện thực sinh động và cụ thể của đất nước Việt,

1

Dẫn theo Trần Quang Dũng [9, 1]

Trang 17

17

tâm tư sâu xa, thầm kín của con người Việt Đây là thực tế bức xúc của nền văn học viết dân tộc, là một đòi hỏi thiết thực trong xu thế tiến lên của xã hội, của nhu cầu giao lưu văn hóa – văn học và thưởng thức thẩm mĩ, là khoảng trống mà văn học viết chữ Hán không thể lấp đầy Đó là những tiền đề và động lực quan trọng cho sự ra đời dòng văn học Tiếng Việt (văn học viết bằng chữ Nôm) vào thế kỉ XIII, trong đó có thơ Nôm Đường luật

Trước thế kỉ X, chữ Nôm chưa thực sự xuất hiện với tư cách là một hệ thống văn tự Bởi lẽ “chưa thấy có vết tích nào chứng tỏ là đã có cách viết Nôm các hư từ Chưa có cách viết hư từ thì nhất định chưa thể viết được những câu hoàn toàn Nôm thực sự”, “chỉ từ cuối thế kỉ X trở đi thì chữ Nôm với tư cách là một hệ thống văn tự thực thụ mới dần dần hình thành Thế kỉ XI, XII nó tiếp tục phát triển, tự hoàn chỉnh thêm và ngày càng trưởng thành Cuối cùng, đến giữa thế kỉ XIII thì về cơ bản nó đã được khẳng định thực sự” [3, 35] Sự xuất hiện chữ Nôm là mốc văn hóa lớn trong lịch sử văn minh của nhà nước phong kiến Đại Việt Là văn tự ghi tiếng nói dân tộc nên ngay sau khi ra đời, chữ Nôm đã phục vụ nhu cầu ghi chép, sáng tác văn học và nghiễm nhiên trở thành chữ viết của dân tộc, được mọi tầng lớp xã hội chấp nhận và góp phần xây đắp Sự ra đời của nó đã đáp ứng được phần nào nhu cầu biểu hiện, tự biểu hiện và giao tiếp ngày càng phức tạp trong đời sống tinh thần và văn hóa của người Việt mà chữ Hán và văn chương cử tử không đáp ứng được Chữ Nôm ra đời kéo theo đó là những thể loại văn học sáng tác bằng chữ Nôm mà thơ Nôm Đường luật là thành tựu tiêu biểu nhất

Bên cạnh sự ra đời hệ thống văn tự viết bằng chữ Nôm, thơ Nôm Đường luật còn phát triển bởi nó có sự gần gũi với tiếng Hán ở một số phương diện

Theo nhà nghiên cứu văn học Lã Nhâm Thìn trong bài viết Thơ Nôm Đường luật

in trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỉ X – XIX, những vấn đề lí luận và lịch sử,

Tiếng Việt và tiếng Hán có sự gần gũi tương đồng ở ba phương diện cơ bản nhất: không biến hình, tính âm tiết, tính chất tuyến tính, thêm vào đó lại có sự gần gũi

về thanh điệu Sự tương đồng này có thể nói rất quan trọng và cần thiết cho sự ra đời của thơ Nôm Đường luật bởi thơ Đường vốn có kết cấu rất chặt chẽ, có

Trang 18

18

tính ổn định khá cao về cả thanh, vần, câu, từ

Trong lịch sử xã hội phong kiến Trung Quốc, đời Đường có một vị trí khá đặc biệt Thời đó, các ngành nghệ thuật đều phát triển (hội họa, âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc…) trong đó phát triển nhất là hội họa và văn học Trong văn học thì thơ là bộ phận có nhiều thành tựu hơn cả Có thể nói thơ Đường là một trong những đỉnh cao của thơ Trung Quốc và thơ ca nhân loại Về mặt thể loại, thơ Đường là một thể thơ độc đáo và sâu sắc, nội dung cực kì phong phú được thể hiện bằng hình thức hoàn mĩ Thành tựu trên các phương diện của thơ Đường đều đạt đến đỉnh cao Lựa chọn thơ Đường luật làm đối tượng tiếp nhận để sáng tạo nên thơ Nôm Đường luật – một trong những thành tựu được xem là xuất sắc nhất của nền văn học dân tộc là sự vay mượn hoàn toàn đúng quy luật Bên cạnh

đó, chế độ khoa cử cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển của thể loại này bởi thông qua việc học và thi cử, ngày càng có nhiều người sáng tác được thơ Đường luật Về vấn đề này, các nhà nghiên cứu văn học Nam Trân và Trương Chính cùng có những nhận xét khẳng định tác dụng của chế độ khoa cử: “Truyền thống sáng tác thơ Đường ở Việt Nam đã có từ nghìn năm nay Qua các triều đại, chế độ khoa cử đã thúc đẩy sáng tác thơ ca bằng chữ Hán, một môn quan trọng trong chương trình thi”2, “có thể nói thơ luật Đường là hình thức chủ yếu của thơ chữ Hán cha ông ta làm Rất dễ hiểu: đó là chế độ khoa cử”3 Việc đưa thơ Đường luật vào thi cử là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thơ chữ Hán và sau đó là sự ra đời của thơ Nôm Đường luật

Như vậy với các điều kiện văn học như trên, thơ Nôm Đường luật có cơ

sở để hình thành và phát triển, đáp ứng những nhu cầu bức thiết của nền văn học dân tộc

2 Thơ Đường, Tập 1, NXB Văn học, Hà Nội, 1987, tr16 Dẫn theo Lã Nhâm Thìn [80, 656]

3 Trương Chính, Cha ông ta đã vận dụng các thể loại văn học Trung Quốc như thế nào vào thơ Nôm, Tạp chí

Văn học, Số 2, 1973 Dẫn theo Lã Nhâm Thìn [80, 656]

Trang 19

19

1.2.2 Tiền đề văn hóa tư tưởng

Sự hình thành và phát triển của một nền văn học, một dòng văn học hay

đơn thuần là một tác phẩm văn học bao giờ cũng gắn liến với những tiền đề văn hóa – tư tưởng nhất định Thơ Nôm Đường luật ra đời cũng không nằm ngoài quy luật phổ quát ấy

Một đặc điểm đáng lưu ý của thơ Đường luật là sự gắn bó khăng khít của

nó đối với tư tưởng Sự gắn bó này thể hiện ở nội dung và hình thức, trong tổng thể cũng như ở từng chi tiết Đặc điểm chung nhất của tư duy nghệ thuật thơ Đường là tư duy quan hệ Điều này có nguồn gốc sâu xa là sự phát triển đến độ chín muồi của tư duy Trung Quốc ở thời đại hoàng kim của xã hội phong kiến (nhà Đường) Ở đó có sự hội nhập của ba dòng tư tưởng, ba kiểu tư duy tiêu biểu của phương Đông là Nho, Phật, Lão Sự hội nhập này là một quá trình biện chứng, nó dung hội ưu điểm của ba dòng tư tưởng: tính thực tiễn và duy lý của Nho gia, tính chất huyền diệu, vô vi của Đạo gia, tính chất từ bi và siêu thế của Phật giáo Đồng thời nó cũng ước chế lẫn nhau, không có một kiểu tư duy nào độc chiếm ưu thế khiến cho tư duy Trung Quốc thời kì này đã đạt đến sự quân bình Nó hướng tới cái cao siêu nhưng không hề viển vông, nó hợp lý và thực tiễn nhưng không dung tục tầm thường Nó đã tìm được sự hài hòa trong những quan hệ thống nhất, tương giao để đạt đến sự hòa diệu

Công thức thơ Đường luật, như nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra, là

sự thể hiện mô hình vũ trụ, theo quan niệm của người Trung Quốc thời trung đại

Mô hình này tạo nên bởi những mối quan hệ Bao trùm là mối quan hệ thống nhất giữa các mặt đối lập, giữa sự vĩnh hằng và sự thay đổi “Sở dĩ thơ Đường trở thành phong cách là vì nó phát hiện ra sự thống nhất giữa con người với vũ trụ và khẳng định tính bất biến của những quy luật của vũ trụ đối lập lại mọi sự thay đổi nhất thời ở con người”4 “Mỗi thể thơ có một nội dung riêng của chính

nó không lặp lại ở các thể thơ khác Ví dụ nội dung của thơ bát cú Đường luật là gì? Nó là ở chỗ khẳng định một sự bất biến mà con người phát hiện ra…Nó xây

4

Dẫn theo Lã Nhâm Thìn [80, 659]

Trang 20

20

dựng nội dung này bằng cách đặt bốn câu thành hai cặp cân đối cực kì nghiêm túc bị bao quanh bởi trên hai câu, dưới hai câu và các câu niêm với nhau thành một khối rắn chắc Tất cả các cách tổ chức này không thể là ngẫu nhiên”5

Trên thực tế, Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng về tư tưởng văn hóa Nước Việt đã từng chịu nghìn năm Bắc thuộc nên ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc ít nhiều du nhập vào nước ta Từ thế kỉ X, khi đất nước giành được quyền tự chủ, bên cạnh yêu cầu giữ gìn bản sắc văn hóa, người Việt cũng chủ động trong giao lưu văn hóa với bên ngoài nhằm phát triển một nền văn hóa – văn học phong phú, toàn diện Những điều này khiến cho văn hóa và

tư tưởng Trung Hoa có điều kiện du nhập vào nước ta dễ dàng hơn Tuy nhiên, khi tiếp nhận những tư tưởng này, người Việt vẫn có ý thức cách tân và sáng tạo, vừa mở cửa trong giao lưu văn hóa nhưng vẫn không hề bị đồng hóa

` 1.3 Tiến trình phát triển của thơ Nôm Đường luật

N.G.Tsenưshevsky từng nói rằng nếu không có lịch sử của đối tượng thì cũng sẽ không có lý luận về nó D.X.Likhasev cũng nhận thấy tầm quan trọng của lịch sử thể loại, khẳng định thể loại văn học “là một phạm trù lịch sử Nó chỉ xuất hiện vào một giai đoạn phát triển nhất định của văn học và sau đó biến đổi

và được thay thế” [20, 204] Từ điển thuật ngữ văn học cũng gợi ý: “Vì vậy khi tiếp cận các thể loại văn học, cần tính đến thời đại lịch sử của văn học và những biến đổi, thay thế của chúng” [20, 204] Nhìn tổng quát về những biến đổi trên những chặng đường phát triển của thơ Nôm Đường luật, chúng tôi thấy nó từng bước được hoàn thiện cùng với nền văn chương chữ Nôm nói chung, cụ thể là

trải qua ba giai đoạn: giai đoạn hình thành (thế kỷ XIII đến Quốc âm thi tập vào đầu thế kỷ XV), giai đoạn phát triển (từ Quốc âm thi tập đến hết thế kỷ XVIII)

và giai đoạn phát triển ở đỉnh cao (thế kỷ XIX) với sự mở đầu của thơ Hồ Xuân Hương và kết thúc với thơ Trần Tế Xương

5

Dẫn theo Lã Nhâm Thìn [80, 659]

Trang 21

21

1.3.1 Giai đoạn hình thành

Thơ Nôm Đường luật có lẽ ra đời vào cuối thế kỷ XIII, song về mặt văn

bản, cho đến nay, vẫn chưa sưu tầm được Đại Việt sử ký toàn thư có chép:

“Nhâm Ngọ (Thiên Bảo), năm thứ tư (1282) Mùa thu, tháng tám Bấy giờ có cá sấu đến sông Lô, vua Trần Nhân Tông sai Thượng thư Hình bộ là Nguyễn Thuyên làm văn ném xuống sông Con cá sấu tự đi mất Vua cho là việc này giống như việc của Hàn Dũ, cho đổi họ là Hàn Thuyên Thuyên lại giỏi làm thơ phú quốc âm Nước ta thơ phú dùng nhiều quốc âm, thực bắt đầu từ đây” [31, 48] Sáng tác đầu tiên lưu lại được là vào đầu thế kỷ XIV, bài thơ tương truyền là

của nàng Điểm Bích trong câu chuyện với sư Huyền Quang Tác giả cuốn Văn

chương chữ Nôm gọi đây là phôi thai thời đại (1225 - 1430), trong đó Nguyễn Sĩ

Cố với Quốc âm thi phú, “có tài làm thơ quốc âm và khéo khôi hài”, Chu Văn

An (? - 1370) với Quốc ngữ thi tập , Hồ Qúy Ly làm phú bằng quốc âm Tuy nhiên vẫn phải nói lại rằng Quốc âm thi tập là sáng tác Nôm Đường luật đầu tiên

hiện còn chứ nhất định không phải là sáng tác đầu tiên bằng thơ Nôm Đường luật Theo Lã Nhâm Thìn, sự ra đời của thơ Nôm Đường luật gắn liền với tên tuổi của Hàn Thuyên Nhà nghiên cứu phân tích: “Thứ nhất, về mặt lịch sử, Đại Việt sử kí toàn thư là một bộ sử chính thức của nhà nước phong kiến chắc không nói một cách hàm hồ Thứ hai, cách gọi thơ Hàn luật thì chữ “luật” có thể hiểu là luật thơ do Hàn Thuyên làm ra và phải chăng còn có thể hiểu là Hàn Thuyên đã làm thơ Nôm theo thể cách luật? Thứ ba, về mặt ngôn ngữ, như nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra, đến thế kỉ XIII chữ Nôm có đầy đủ khả năng để trở thành ngôn

ngữ văn học Thứ tư, sự xuất hiện của Quốc âm thi tập là một “đột ngột lịch sử”

nhưng tập đại thành này không thể bắt đầu từ con số không Chắc chắn phải có

sự chuẩn bị cho Quốc âm thi tập ra đời Chỉ có điều do nhiều nguyên nhân, ngày

nay chúng ra chưa biết được sự chuẩn bị đã diễn ra như thế nào” [80, 661]

1.3.2 Giai đoạn phát triển

Giai đoạn phát triển thơ Nôm Đường luật là từ Quốc âm thi tập của

Nguyễn Trãi (đầu thế kỷ XV) đến hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương cuối thế kỷ

Trang 22

22

XVIII đầu thế kỷ XIX) Nói một cách khái quát, trải qua bốn thế kỷ, thể loại này

đã từ chỗ thể nghiệm đi đến ổn định, từng bước và về nhiều mặt, trong đó có vấn

đề cấu trúc bài thơ, số lượng âm tiết (chữ) trên mỗi dòng thơ Nếu Nguyễn Trãi

là người mở đầu con đường Việt hóa thì Hồ Xuân Hương đã tạo nên bước ngoặt lớn đưa thơ Nôm Đường luật vào con đường Việt hóa hoàn toàn ở thế kỷ XIX

Đi vào cụ thể, chúng tôi nhận định về quá trình phát triển giai đoạn này thông qua các tập thơ tiêu biểu

Một là, với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã tô đậm xu hướng dân tộc

hóa ở hình thức nghệ thuật lẫn nội dung thể loại Đúng như Đặng Thai Mai đã khẳng định Nguyễn Trãi là người đầu tiên có công lớn: một cố gắng để xây dựng một lối thơ Việt Nam Đinh Gia Khánh cũng thấy Nguyễn Trãi là nhà thơ rất có

ý thức trên con đường tìm tòi một thể thơ dân tộc ít nhiều thoát ly Đường luật trong khi vẫn giữ phong cách chung của thơ Đường luật Biểu hiện nổi bật của

xu hướng dân tộc hóa là ở hai điểm sau đây: “Về mặt nội dung, nhìn bao quát thì

254 bài thơ trong Quốc âm thi tập trước hết là thơ về chủ đề thiên nhiên Nguyễn

Trãi ca ngợi cảnh vật đất nước với tấm lòng tin yêu, rộng mở ” [85–II, 258]

Về mặt hình thức, Nguyễn Trãi có rất nhiều sáng tạo “Về thể loại, trong thơ quốc âm Nguyễn Trãi có một số bài làm theo luật Đường; nhưng rất nhiều bài không phải luật Đường Đó là thơ Việt đang trên xu hướng định hình, có sự tiếp thu cả thơ Đường lẫn thơ ca dân gian dân tộc ( ) câu 6 chữ xen vào những câu 7 chữ ( ) Có những câu tuy là 7 chữ, nhưng cách ngắt nhịp 3/4 cho phép ta hiểu

đó không phải là câu 7 chữ của thơ Trung Quốc (vốn ngắt nhịp 4/3 là chính) Nguyễn Trãi đã sử dụng một vốn từ tiếng Việt phong phú bậc nhất vào thời ấy

để sáng tác thơ ( ) Nguyễn Trãi cũng rất thích dùng thành ngữ, tục ngữ của quần chúng ”[85– II, 258 - 259] Lê Trí Viễn cũng nhận thấy: “Thể thơ lục ngôn, nói đúng hơn là thể thất ngôn bát cú có chen vào những câu lục ngôn, đó

là một sự thay đổi có thể là một thí nghiệm tìm tòi một âm điệu mới ra ngoài khuôn phép luật Đường” [77, 54]

Hai là Hồng Đức quốc âm thi tập, vào nửa sau thế kỷ XV một mặt

kế thừa nội dung dân tộc ở Quốc âm thi tập, mặt khác cũng có những tìm tòi

Trang 23

23

mở hướng về phía xã hội hóa Tất nhiên là tập thơ có nhiều hạn chế: đề tài thông tục nhưng lại mang khẩu khí cao sang, thi tập có vẻ nặng nề tính chất cung đình Tuy vậy, “ nhiều thành ngữ, tục ngữ, từ lấp láy được sử dụng ( ) Tính ước lệ tượng trưng là phổ biến trong tác phẩm nhưng cũng có xu hướng tả thực với những chi tiết cụ thể, sinh động” [85-I, 323] Về nhịp 3/4, có nhà nghiên cứu cho rằng: “Một vài câu có cắt nhịp 3/4 hoặc có vần bằng ở giữa câu, thì có thể là do ngẫu nhiên chứ không phải dụng ý của nhà thơ” [62, 79] Chúng tôi không nghĩ như vậy mà cho rằng nhịp 3/4 là một hiện tượng độc đáo rất Việt Nam, rất có ý nghĩa Ngoài ra, tập thể tác giả đã có những thể nghiệm trong việc vận dụng thơ Đường luật để tự sự và để trào phúng, tuy sự tìm tòi chưa được rõ nét nhưng cũng gây được ấn tượng Nó đã giúp đỡ các nhà thơ sau đó rút ra bài học không thành công khi dùng Đường luật để tự sự và bài học thành công khi dùng Đường luật để trào phúng

Ba là Bạch Vân thi tập (thường được gọi là Bạch Vân quốc ngữ thi) của

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) – “một cây đại thụ rợp bóng suốt thế kỷ XVI” Nếu trong thơ chữ Hán, các thể tài đề vịnh, thù tạc, trữ tình đều được bảo lưu rất đậm thì ngược lại dường như trong thơ chữ Nôm chủ yếu là thơ ngôn chí Gần gũi với Nguyễn Trãi về nội dung tư tưởng nhưng nếu như thơ Nguyễn Trãi thiên về sự tinh tế trong khi miêu tả những rung động thầm kín của trái tim thì thơ Tuyết Giang phu tử thiên về vẻ uyên thâm trầm lắng những nghĩ suy về thế

sự Cùng với chân dung một con người luôn tự chủ, bình tĩnh, ung dung, thư thái, thường lạc quan, yêu thích thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên là âm vang của những dòng thơ tiếng Việt giản dị, trong sáng, vừa có cái cụ thể sinh động khi tiếp cận cuộc sống, vừa nâng lên tầm khái quát, cô đúc như những chân

lý Quả thật tập thơ đã có những đóng góp mới cho xu hướng Việt hóa và quá trình dân chủ hóa thể loại này Bùi Duy Tân viết: “Thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được Việt hóa thêm một bước, nhất là về mặt ngôn ngữ, rất gần với thơ Nôm Nguyễn Công Trứ, thậm chí Nguyễn Khuyến thời sau, trong những bài thơ đó, không tự giác mà nhà thơ đã phá vỡ truyền thống khuôn sáo, cầu kỳ, ước lệ trong phong cách thơ Nôm thời Lê Thánh Tông ( ) xét về

Trang 24

24

phong cách ngôn ngữ thì thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng phản ánh rất rõ tác động ngày càng mạnh của thơ ca dân gian vào dòng văn học viết của trí thức

phong kiến.” [62, 155 - 156] Đỗ Kim Thịnh, trên tạp chí Nghiên cứu Văn hóa

Nghệ thuật số 6/1991 có bài Quan niệm đạo đức và thẩm mỹ của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong đó ông chỉ ra bản sắc văn hóa, tâm hồn Việt Nam ở thơ Nôm

Nguyễn Bỉnh Khiêm “Sự gắn bó với các ngạn ngữ dân ca Việt được ông thể hiện trong các bài thơ Nôm - thứ quốc ngữ đầu tiên của dân tộc càng chứng tỏ sức sống của văn hóa cội nguồn, nối mạch thơ văn ông truyền đạt cho đời sau Ngôn ngữ trong thơ ông trong sáng ghi lại được phong vị, bản sắc của đời sống rất Việt Nam”

Chặng đường từ sau Nguyễn Bỉnh Khiêm đến trước Hồ Xuân Hương dường như có sự giảm sút chất giá trị không chỉ riêng thể loại thơ Nôm Đường luật mà nói chung, dường như mọi sáng tác văn chương bấy giờ, mặc dù số lượng tác phẩm rất nhiều và thơ Đường luật cũng rất được ưa chuộng (Chẳng

hạn riêng Trịnh Doanh đã có 241 bài thơ Nôm trong Càn nguyên ngự chế thi

tập) Tuy nhiên, sự xuất hiện của ba truyện thơ Nôm khuyết danh (cho đến nay

vẫn không biết chắc thời điểm xuất hiện) trong đó tác giả "kết" những bài thơ

Đường luật lại để tự sự là một thể nghiệm cần thiết Truyện Vương Tường gồm

39 bài thơ thất ngôn bát cú và 10 bài thất ngôn tứ tuyệt Tô công phụng sứ gồm

24 bài thất ngôn bát cú Lâm tuyền kỳ ngộ (còn gọi là Bạch Viên Tôn Các) gồm

146 bài thất ngôn bát cú, 1 bài thất ngôn tuyệt cú ở cuối truyện (ngoài ra còn có

bài Thạch tuyền ca khúc phỏng theo thể hát nói) Thơ Nôm Đường luật thời kì

này có sự mâu thuẫn không thể giải quyết giữa hình thức thế loại với yêu cầu của

tự sự Nhìn lại cả giai đoạn phát triển từ Quốc âm thi tập đến trước Hồ Xuân

Hương, thì xu hướng chung của thơ Nôm Đường luật là dân tộc hóa và xã hội hóa Bên cạnh những đóng góp lớn, những thành tựu nghệ thuật là những thể nghiệm, tìm tòi nhưng chưa thành công

1.3.3 Giai đoạn phát triển ở đỉnh cao

Sau hơn một thế kỉ phát triển với nhịp điệu bình thường, vắng bóng những

Trang 25

25

tên tuổi lớn, sang thể kỉ XVIII – XIX thơ Nôm Đường luật khởi sắc trở lại với hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương Nhiều nhà nghiên cứu đã thống nhất nhận định thơ Nôm Đường luật từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương là giai đoạn phát triển ở đỉnh cao của thể loại này Hoàng Hữu Yên viết: “nhất là từ nửa thế kỷ thứ XVIII về sau, thơ Nôm nói chung đều viết theo thể luật Đường hoàn chỉnh Với những thành tựu rực rỡ của thơ Bà Huyện Thanh Quan, nhất là thơ Hồ Xuân Hương thì thể thơ Nôm Đường luật ổn định, đạt đến đỉnh cao nghệ thuật” [30, 123] Tất nhiên, để đạt được đến đỉnh cao nghệ thuật, sự thành tựu rực rỡ ấy, có thể có nhiều yếu tố, chẳng hạn, những chặng đường trước đó như những thể nghiệm và đặc biệt là mấy chục năm cuối thế kỷ XVIII như một chặng chuyển tiếp Chặng đường chuyển tiếp vắt qua hai thế kỷ ấy có Phạm Thái (1777 - 1813)

và Trịnh Hoài Đức (1765 - 1825), một trong Gia Định tam gia Đây là một bài

thơ tiêu biểu, bài Tự trào của Phạm Thái: “Năm bảy năm nay những loạn ly/

Cũng thì duyên phận cũng thì thì/ Ba mươi tuổi lẻ là bao nả/ Năm sáu đời vua khéo chóng ghê!/ Một tập thơ dày ngâm sảng sảng/ Vài nai rượu kếch ních tì tì/ Chết về tiên bụt cho xong kiếp/ Đù ỏa trần gian sống mãi chi?” Bên cạnh qui luật phát triển của bản thân thể loại, chúng tôi còn nghĩ đến sự tác động mạnh

mẽ, sự xâm nhập và thấm sâu của văn hóa dân gian vào thơ Nôm Đường luật, hay nói đúng hơn là sự chuyển hóa, có tác dụng tương hỗ từ cả hai phía Thực ra,

trong dân gian, từ cuối thế kỷ XIV, trong câu chuyện Hà Ô Lôi (Lĩnh Nam Chích

Quái của Trần Thế Pháp) đã có ba bài tứ tuyệt (chữ Nôm) ghi lại như sau: Bài

thứ nhất: “Chỉn đà náu đến nguyện làm tôi/ Hai chữ Thiên- Tiên để cha Lôi” Bài thứ hai: “Sương kế đầu sương vẹn được mười/ Những nơi quyền quý thiếu chi người/ Bởi vì thanh sắc nên say đắm/ Khá tiếc cho mà lại khá cười!” Bài thứ ba : “Sinh tử là trời sá quản bao/ Nam nhi miễn được tiếng anh hào/ Chết vì thanh sắc cam là chết/ Chết đáng là nên cơm cháo nào” Văn học dân gian thế kỷ XVIII cũng có nhiều bài làm theo thể Đường luật, như một số bài thơ cho là của Trạng Quỳnh Tuy nhiên, hiện tượng phổ cập hóa, dân gian hóa của thơ Nôm Đường luật vào thế kỷ XIX dường như đã trở nên một nét đặc trưng của đời sống văn hóa dân tộc Có thể nói thêm rằng đây chính là giai đoạn vàng son của thể

Trang 26

26

loại thơ Nôm Đường luật Trần Thanh Đạm nhận định: “Riêng thể thơ luật, tính

từ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan cho đến các bài thơ trường thiên liên hoàn của Nguyễn Đình Chiểu (Điếu Trương Định, Điếu Phan Tòng), các bài xướng họa giữa Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị đến các tác phẩm của Nguyễn Khuyến, Tú Xương về sau, chúng ta cũng chứng kiến một sự nở rộ, đa dạng về nghệ thuật ” [11, 13] Để đạt đến đỉnh cao của sự phát triển, thơ Nôm Đường luật đã kiên trì tiếp tục xu hướng dân tộc hóa của nhiều thế kỷ trước, đồng thời, chuyển nhanh trên con đường dân chủ hóa cả nội dung lẫn hình thức thể loại Xu hướng dân chủ hóa thể Đường luật là xu hướng mạnh mẽ nhất ở hiện tượng thơ

Hồ Xuân Hương Trong văn học trung đại Việt Nam, Hồ Xuân Hương có lẽ là trường hợp duy nhất không viết dưới ánh sáng của học thuyết chính trị, tôn giáo nào Hiện tượng này đã mang đến cho thơ Nôm Đường luật ở ta một diện mạo rất mới, không kiêu kì đài các mà tự nhiên, trần tục, đầy bản năng, đồng thời từ đây người ta bắt đầu thấy phong cách riêng của tác giả

Bên cạnh những đóng góp quan trọng, có tính chất bước ngoặt của thơ Hồ Xuân Hương, chúng ta còn thấy sự góp mặt của những cây bút khác tiêu biểu như Nguyễn Công Trứ, Bà Huyện Thanh Quan và đặc biệt là hai tác giả ở giai đoạn cuối cùng: Nguyễn Khuyến và Tú Xương Hai tác giả này tiếp tục xu hướng trào phúng của thơ Nôm Đường luật Đến thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương, thơ Nôm Đường luật Việt Nam thực sự đã đạt đến trình độ điêu luyện Thế nhưng hoàn cảnh xã hội đã khiến cho dòng thơ này không có điều kiện để tiếp tục phát triển Thực dân Pháp xâm lược kéo theo đó là một nền văn hóa, văn học mới được hình thành Chữ Hán, chữ Nôm không đóng vai trò quan trọng trong đời sống mới mà thay vào đó là chữ quốc ngữ Hơn nữa, tầng lớp công chúng mới với những nhu cầu và thị hiếu mới đặt ra yêu cầu đổi mới một cách toàn diện nền văn học, những thể loại mới ra đời với chức năng xã hội và chức năng thẩm mĩ mà Đường luật Nôm chưa có Thơ Nôm Đường luật gần như mất hẳn chỗ đứng trong sáng tác văn học nhưng thơ Đường luật sáng tác bằng chữ quốc ngữ thì vẫn tiếp tục tồn tại

Trong bài viết Suy nghĩ về thể loại thơ song thất lục bát, Phan Ngọc

Trang 27

27

đã có một ý kiến như sau: “Một thể loại với tính cách một cấu trúc nghệ thuật, không thể ngay lập tức có ngay được toàn bộ các yếu tố của nó từng yếu tố một phải hình thành dần dần trong lịch sử, cho đến một giai đoạn nào đó, thường là

do tài năng của một nhà thơ lớn, các yếu tố này tìm được sự kết hợp trọn vẹn Lúc đó, nó thành cấu trúc và lúc đó thể thơ bước vào giai đoạn thực sự hình thành Sau đó nó tiếp tục phát triển đến thời toàn thịnh của nó, trong giai đoạn

đó, nó vừa biểu lộ năng lực diễn đạt cao nhất, vừa có tác dụng phát huy ưu thế của nó sang các thể loại khác Đó là giai đoạn điểm đỉnh ( ) Lúc này ( ) có một bước chuyển trong lịch sử của hình thức văn học Sau đó sang giai đoạn mới, nó vẫn giữ những đặc điểm cũ nhưng lại thêm một vài đặc điểm mới, phần nào khác trước, làm cho thể loại càng thêm đa dạng Cuối cùng, thể loại chuyển sang một thể loại khác, nhưng trước khi chuyển, nó cố gắng lần cuối cùng để phát huy hết thế mạnh của nó, ( ) Không phải chỉ có lịch sử song thất lục bát là thế, mà lịch

sử thơ bát cú Đường luật, phú, văn tế, văn học chữ Hán ở Việt Nam cũng đều thế” [43, 71 - 72] Có thể nói toàn bộ quá trình phát triển thơ Nôm Đường luật

mà chúng tôi vừa trình bày ở những trang vừa qua là có sự trùng khớp với nhận định của Phan Ngọc Sự tồn tại và phát triển của thơ Nôm Đường luật trong suốt sáu thế kỉ góp phần khẳng định nó là một thành tựu tiêu biểu của văn học dân tộc, đồng thời văn chương thế kỷ XIX tuy “quan niệm văn học, phương pháp văn học, ngôn ngữ văn học, không khí và tập quán văn học có tính chất trung cổ truyền thống” [61, 70] nhưng đang chuyển hướng mạnh cả nội dung lẫn hình thức về một nền văn chương cận - hiện đại

Chương 2: ĐÓNG GÓP CỦA THƠ BÀ HUYỆN THANH QUAN TRONG TIẾN TRÌNH THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT VIỆT NAM VỀ PHƯƠNG

DIỆN NỘI DUNG 2.1 Bà Huyện Thanh Quan – con người và di văn

2.1.1 Con người và cuộc đời

Trang 28

28

Bà Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ ở thế kỉ XIX mà lâu nay người ta chưa biết đích xác tên họ là gì, thân thế ra sao Tiểu sử của bà, của chồng bà có nhiều sách chép, nhưng thường không nhất quán với nhau

Trong một cuốn sách văn học sử tương đối cũ nhan đề là Littérature

annamite (Văn học Việt Nam) xuất bản năm 1914, G.Cordie chép: “Chúng ta

chưa biết tên của bà, một nữ sĩ hình như sống vào thời Tự Đức, có làm chức

cung trung giáo tập ở trong triều” [86, 126] Sau đó, trong cuốn Cảo thơm toàn

tập xuất bản năm 1919 Hải Nam Đoàn Như Khuê nói rằng bà “lấy chồng người

huyện Thanh Trì, làng Nguyệt Áng, tên là Lưu Hân, đỗ cử nhân ân khoa năm thứ hai vua Minh Mệnh, làm quan đến tri huyện bị cách…” [27, 19] Hải Nam cũng nói thêm rằng bà được vua nghe tiếng, vời vào cung nhưng không nói vua nào

Trong cuốn Nam thi hợp tuyển của Nguyễn Văn Ngọc có đưa ra một số tư liệu

về chồng nữ sĩ: “chồng bà là ông Lưu Nguyên Uẩn người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì (Hà Đông), sinh năm Giáp Tí đời Gia Long (1804) thi đỗ tú tài năm Ất Dậu (1825), đỗ cử nhân thứ tư năm Mậu Tí đời Minh Mạng (1828), làm tri huyện phó nhậm tại huyện Thanh Quan (tức Thái Ninh – Thái Bình bây giờ), can án phải cách bổ làm bát phẩm thơ lại bộ Hình sau thăng lên chức Viên ngoại lang”[46, 431] Những tài liệu trên đều được gia phả họ Lưu xác nhận (ngoài

điểm ghi nhầm tên Lưu Nguyên Ôn thành Lưu Nguyên Uẩn) Trong cuốn Nữ lưu

văn học xuất bản năm 1929, Sở Cuồng Lê Dư chép: “Tính danh Bà Huyện

Thanh Quan là gì chưa tìm ra được, chỉ biết bà hiệu là Nhàn Khanh, nguyên người làng Nghi Tàm, lấy chồng là ông Lưu Nguyên Uân, người làng Nguyệt Áng, làm tri huyện huyện Thanh Quan, cho nên thời nhân quen gọi bà là Bà

Huyện Thanh Quan”[10, 46] Trong cuốn Quốc văn trích diễm, Dương Quảng

Hàm chép: “Tính danh phu nhân là gì không rõ, là con ông nho Dương, người làng Nghi Tàm, huyện Hoàn Long (thuộc tỉnh Hà Đông bây giờ), lấy ông Lưu Nghi, người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì (cũng tỉnh ấy), đậu cử nhân khoa Tân Tỵ (1821) đời Minh Mệnh, làm tri huyện Thanh Quan, tức phủ Thái Ninh (tỉnh Thái Bình bây giờ), nên thường được gọi là Bà Huyện Thanh Quan Sau phu nhân vào làm cung trung giáo tập, vua Tự Đức có ban thơ chữ và thơ

Trang 29

29

nôm, phu nhân đều họa được, vua quý trọng lắm Còn truyền lại nhiều bài thơ

của phu nhân rất hay”[19, 16] Sau đó trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu, bản

in lần thứ nhất năm 1943, ông chép cũng giống như thế trừ vài chỗ có lược bớt

đi, như bỏ chi tiết “con ông nho Dương” và chi tiết “vua Tự Đức có ban thơ khen”, ông chỉ chép: bà có được vời vào trong kinh làm “cung trung giáo tập” [17, 378]

Đến cuốn Thi văn bình chú, bản in lần đầu năm 1943 (Nha học chính

Đông – Pháp xuất bản) thì Ngô Tất Tố đã chép một cách tương đối chi li hơn:

“Chưa rõ chính tên là gì, người ta chỉ biết bà nguyên họ Dương, con gái một nhà túc nho, quê ở làng Nghi Tàm, huyện Thọ Xương (nay là huyện Hoàn Long, thuộc tỉnh Hà Đông) sau lấy ông Lưu Nghi, người làng Nguyệt Áng huyện Thanh Trì, đỗ cử nhân khoa Tân Tỵ (1982) đời Minh Mệnh, ông có làm tri huyện ở huyện Thanh Quan ”6 Sau đó, Ngô Tất Tố có nói bà được vua Tự Đức vời vào làm “cung trung giáo tập” và có ban thơ, bà có họa lại

Quyển Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam (Tập II) của nhóm Lê Qúy

Đôn, xuất bản năm 1957, căn bản chép giống như Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu Riêng ở đoạn sau, các soạn giả có chữa lại: “Đời Minh Mệnh, nhà vua có mời bà vào làm cung trung giáo tập…” [12, 263]

Ở những cuốn sách trên, chúng ta thấy có một vài chi tiết khác nhau, nhưng căn bản ghi chép giống nhau và không có vấn đề gì mới

Đến quyển Văn học sử Việt Nam tiền bán thế kỉ XIX, xuất bản ở Hà Nội

thời tạm chiếm, Nguyễn Tường Phượng và Bùi Hữu Sủng chép thêm rằng: “Cha

là Nguyễn Lý (1755 – 1837), học trò của Phạm Qúy Thích Chồng bà Huyện Thanh Quan là Lưu Nghị, người làng Nguyệt Áng, ông đỗ cử nhân năm 1821 Can án, Lưu Nghị bị giáng chức, bổ làm bát phẩm thơ lại bộ hình, sau lại thăng lên chức viên ngoại lang Một cố lão cho biết rằng một hôm bà giảng Kinh Thi cho các cung phi, bị vua Minh Mệnh quở trách…”7 Các soạn giả Văn học sử

Trang 30

30

Việt Nam tiền bán thế kỉ XIX đã dựa vào tài liệu của ông Long Điền Nguyễn Văn

Minh trong Tri tân số 28 xuất bản tháng 12 – 1941 Ông Long Điền phê bình ông Nguyễn Sĩ Đạo trong cuốn Đại Việt văn học lịch sử là đã dựa vào Lê Dư trong Nữ lưu văn học mà nhầm lẫn Bà Huyện Thanh Quan với bà Nhàn Khanh (Trang 102 quyển Đại Việt văn học lịch sử xuất bản năm 1941 có chép: “Bà

Huyện Thanh Quan hiệu là Nhàn Khanh, người làng Nghi Tàm, cạnh Hà Nội Bà

có tập thơ Nôm gọi là Nhàn Khanh thi tập…”) Tiếp đó, ông Long Điền chép:

“Theo chỗ chúng tôi tra cứu, thì Bà Huyện Thanh Quan họ Nguyễn, con gái ông Nguyễn Lý, đỗ thủ khoa năm Qúy Mão (1783), Lê Cảnh Hưng 44 Ông Nguyễn

Lý sinh năm Ất Hợi (1755), mất ngày 21 tháng 8 năm Đinh Dậu (1837) đời Minh Mệnh 18, thọ 82 tuổi, làm quan đốc học Sơn Tây và Hải Dương Còn tên húy bà là gì, chúng tôi chưa tham khảo được ra Chúng tôi đã tìm hỏi ông bạn Nguyễn Triệu là cháu bà, mà cũng chưa ra, vì ngọc phả không chua rõ tên con

gái” (Bài Văn hành công khí, trang 9 và 10, Tri tân số 28 tháng 12 – 1941)

Qua cách ghi chép tiểu sử Bà Huyện Thanh Quan ở các sách nói trên, chúng ta thấy có những điểm không đồng nhất Thứ nhất, tên chồng Bà Huyện Thanh Quan ở các sách có sự khác nhau Đoàn Như Khuê chép là Lưu Hân, Lê

Dư chép là Lưu Nguyên Uân, Dương Quảng Hàm chép là Lưu Nghi, Nguyễn Tường Phượng chép là Lưu Nghị Chỉ một người mà bốn sách chép tên khác nhau Bùi Văn Nguyên sau này đã căn cứ vào bảy cuốn gia phả (hai cuốn ở Thư

viện Khoa học trung ương (Hà Nội) là Nguyệt Áng Lưu tộc thế phả (kí hiệu A.650), Nguyệt Áng Lưu thị gia phả (kí hiệu A.811) và năm cuốn của họ Lưu ở

làng Nguyệt Áng) để xác minh về tên chồng Bà Huyện Thanh Quan Qua sự so sánh, đối chiếu tác giả Bùi Văn Nguyên đã xác định rằng chính tên chồng Bà Huyện Thanh Quan là Lưu Ôn, hoặc Lưu Nguyên Ôn Trong tất cả bảy bản trên, không có ai tên là Lưu Hân hay Lưu Nghi, chỉ có một người tên là Lưu Văn

Nghị Như vậy chỉ có ông Lê Dư chép trong Nữ lưu văn học là tương đối chính

xác: Lưu Nguyên Uân (chữ Ôn có người đọc nhầm là Uân hay Uẩn) Trong cuốn

Lưu thị gia phả (chép từ đời Cảnh Hưng của dòng họ Lưu) chép tên chồng Bà

Huyện Thanh Quan là Lưu Ôn Cuốn Lưu thị gia phả thông ngữ (soạn từ đời

Trang 31

31

Cảnh Hưng và được chép tiếp từ đời Minh Mệnh) có chép là năm Minh Mệnh 12 (1832), trong số những người chép tiếp gia phả từ đời Cảnh Hưng thì có cử nhân

Lưu Nguyên Ôn Cuốn Quốc triều hương khoa lục và Quốc triều hương khoa

tập biên (sách ở thư viện Khoa học trung ương) đều chép là Lưu Nguyên Ôn

Như thế có thể đưa ra một số giả thiết về sự không đồng nhất tên chồng Bà Huyện Thanh Quan thế này: Có lẽ ông Đoàn Như Khuê cũng chép là Uân, nhưng nhà in đã viết nhầm chữ U thành chữ H Ông Dương Quảng Hàm chắc cũng chép là Lưu Nghị, nhưng khi in thiếu dấu nặng, mãi sau mới được các soạn giả Văn học sử Việt Nam tiền bán thế kỉ XIX chép đúng Nhưng sự thật Lưu Văn Nghị là ông nội của Lưu Ôn Văn Nghị chỉ là tên thụy (tên đặt sau khi đã chết), các sách gia phả thường dùng tên thụy mà ít dùng tên húy Ông chính tên

Lê Cảnh Hưng, làm đốc trấn xứ Cao Bình kiêm hàn lâm viện thị độc, sống cùng thời với Bùi Huy Bích Ông có hai vợ, vợ kế là Đào Thị Cẩn có bảy người con trai Người con trai thứ hai là Lưu Áo, thụy là Liêm Trực, lấy Nguyễn Thị Phương sinh được hai con trai thì Lưu Ôn là con đầu “Lưu Ôn (hoặc Nguyên Ôn) tên tự là Ái Liên sinh năm Giáp Tý (1804), đỗ tú tài năm Ất Dậu (1825) cùng một lần với em là Lưu Mạo Đến năm Mậu Tý (1828) thì ông đỗ cử nhân thứ tư, làm tri huyện huyện Thanh Quan, rồi can án bị giáng làm bát phẩm thơ lại bộ Hình, sau làm đến viên ngoại lang Như vậy theo sự tìm hiểu này của Bùi Văn Nguyên thì tất cả các sách trước đều ghi sai năm ông Lưu Ôn đỗ cử nhân Ông đỗ năm Mậu Tý (1828) chứ không phải ân khoa năm Tân Tỵ (1821) Theo

Quốc triều hương khoa lục và Quốc triều hương khoa tập biên, thì ông thi đỗ

khoa Mậu Tý ở trường Nam Định Thủ khoa khoa ấy là Nguyễn Kim Xuyến người làng Nhân Mục (cùng huyện) và người đội bảng là Ngô Thế Vinh (sau đỗ

tiến sĩ) Quốc triều hương khoa lục cũng ghi là Lưu Nguyên Ôn sau làm đến viên

ngoại Đến ngày 10 tháng 10 năm Đinh Vị (1847) thì ông mất thọ 44 tuổi, hiệu là Trại Quán Quân, thụy là Ôn Trực, táng ở xã Đại Áng và đến năm Mậu Thân (1848) thì được tăng phong là Lang trung Ông lấy vợ người phường Nghi Tàm huyện Vĩnh Thuận, tên là Nguyễn Thị Hinh (Hinh nghĩa là thơm), sinh được con trai là Tuân, Cung, con gái là Thị Chỉnh, Thị Lương, lại lấy người thiếp

Trang 32

32

là Nguyễn Thị Độc, sinh được con trai là Cấp, Sóc, con gái là Thị Đoan”

Thứ hai, họ và huyện Bà Huyện Thanh Quan ở, triều vua mà bà được vời vào làm cung trung giáo tập cũng không nhất trí Qua nghiên cứu gia phả họ Lưu, Bùi Văn Nguyên cho rằng: “Bà Huyện Thanh Quan là Nguyễn Thị Hinh người huyện Vĩnh Thuận chứ không phải họ Dương huyện Thọ Xương như Ngô

Tất Tố đã chép trong Thi văn bình chú Ở Nghi Tàm không có họ Dương” Dương Quảng Hàm chép trong Quốc văn trích diễm là con ông nho Dương chứ

không phải ông nho họ Dương, sau Dương Quảng Hàm cũng bỏ không dùng chi

tiết này Lê Dư dựa vào Quốc văn tùng ký của Hải Châu Tử nhầm Bà Huyện

Thanh Quan với bà Nhàn Khanh, có lẽ nhân đó Ngô Tất Tố nhầm với họ Dương

của bà Nhàn Khanh Về nơi ở thì theo cuốn Nghi Tàm phường nghi tiết tế văn

(sách của thư viện Khoa học, ký hiệu A.2865), thời Lê Cảnh Hưng, phường Nghi Tàm thuộc Tiền Qúy khu, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên, đến đầu đời Gia Long thì phường đó thuộc Thượng Tổng, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức (nay thuộc xã Quảng An, huyện Từ Liêm, Hà Nội) Về việc bà được vời vào cung thì

tất cả các sách trước cuốn Văn học Việt Nam tiền bán thế kỉ XIX đều chép là ở

thời Tự Đức Riêng các soạn giả sách này đã căn cứ vào lời một cố lão mà cho là

thời Minh Mệnh Sau đó các sách Lược thảo văn học sử và Sơ thảo văn học sử

cũng theo đó mà chép là thời Minh Mệnh Theo Bùi Văn Nguyên, bà được vời vào cung thời Tự Đức chứ không phải thời Minh Mệnh “Thời Minh Mệnh, chồng bà bị giáng từ tri huyện xuống thơ lại, sau mới dần dần lên chức viên ngoại lang thì chết (1847) Đến năm Tự Đức thứ hai (1848), chồng bà mới được tặng phong Tự Đức là một ông vua tự cho là hay chữ nhất triều Nguyễn, cho nên rất chú ý đến việc học, thấy bà là một nữ sĩ hay chữ, muốn mời bà vào cung nên đã tặng phong cho chồng bà để xúy xóa việc Minh Mệnh xưa giáng chức chồng bà Quả vậy, bà còn sống và dạy học ở triều Tự Đức cho mãi đến vụ dân làng Nghi Tàm đấu tranh chống việc tiến cống sâm cầm năm 1870 (Tự Đức

23)” Cụ Doãn Kế Thiện có chép việc này trong quyển Cổ tích và thắng cảnh

Hà Nội: “Ông Lý Râu Nguyễn Hữu Khang (chính là Nguyễn Danh Khang) là

thân sinh ra cụ Nguyễn Dư Khương Cụ Khương là con trai út thứ 10 của cụ

Trang 33

33

Khang Theo cụ Khang kể lại thì lúc nhỏ cụ có nghe nói việc ông bố bàn định mưu kế vào kinh liên lạc với Bà Huyện Thanh Quan để nhờ làm tay trong cho vụ đấu tranh chống việc tiến cống sâm cầm Lúc này Bà Huyện Thanh Quan cũng

đã ngoài 60 tuổi” [68, 103]

Còn lại vấn đề Bà Huyện Thanh Quan con ai? Như trên chúng ta đã biết là

trong báo Tri tân, ông Nguyễn Văn Minh cho là con ông Nguyễn Lý (1755 –

1837) và lại nói gia phả họ không ghi rõ tên con gái Có lẽ ông Nguyễn Văn Minh đã nghe một người nào đó trong họ ông Nguyễn Lý kể lại, do đó không có căn cứ Bùi Văn Nguyên cũng đã tìm về Nghi Tàm và xem được bốn cuốn gia phả họ đó, thấy có chép tên con gái Trong bốn cuốn đó có một cuốn dịch ra quốc ngữ và một cuốn chép sơ lược ít có giá trị Riêng có cuốn của ông Nguyễn Khôi giữ và cụ Nguyễn Mạo giữ là chép đằng tả, rõ ràng, giống nhau, có giá trị Cuốn ông Nguyễn Khôi giữ có nói rõ thêm là gia phả này được soạn từ năm Minh Mệnh 14, đến năm Tự Đức 31 có sao chép lại và chép thêm Căn cứ vào gia phả sau thì Nguyễn Lý là cháu Nguyễn Tín (đỗ hương cống thời Lê) Nguyễn

Lý (1755 – 1837) đỗ giải nguyên khoa Qúy Mão (1783) làm đốc học Sơn Tây và Hải Dương, học trò ông có tậu cho ông một khu vườn dài 25 trượng, rộng 8 trượng, còn ghi rõ trong cái bia mốc đá xanh Nguyễn Lý có hai vợ, vợ đầu họ Nguyễn không có con, vợ thứ là Đỗ Thị Thiều sinh được 4 con trai (người con trai đầu là Nguyễn Trăn, đỗ cử nhân thời Minh Mệnh) và một người con gái là Nguyễn Thị Năm, thụy là Diểu Hạnh Nguyễn Thị Năm là vợ một người họ Nguyễn, làm tri phủ phủ Ninh Giang (tỉnh Hải Dương) Như vậy Bà Huyện Thanh Quan không phải là con ông Nguyễn Lý vì Nguyễn Thị Hinh không phải

là Nguyễn Thị Năm Nguyễn Thị Hinh là bà huyện Thanh Quan còn Nguyễn Thị Năm là bà phủ Ninh Giang, chồng bà Hinh họ Lưu, chồng bà Năm họ Nguyễn Kết luận cuối cùng của Bùi Văn Nguyên về thân thế Bà Huyện Thanh Quan dừng lại ở những điểm sau: “Bà Huyện Thanh Quan là Nguyễn Thị Hinh, người làng Nghi Tàm, lấy ông Lưu Nguyên Ôn, người làng Nguyệt Áng cùng huyện” [48, 87] Những chi tiết khác còn chưa có căn cứ để xác thực

Năm 1965 trong bài viết Góp thêm tài liệu về tiểu sử và thơ văn Bà

Trang 34

34

Huyện Thanh Quan, Tảo Trang có đính chính một vài chỗ sai lầm và bổ sung

thêm một số điểm về thân thế và thơ văn Bà Huyện Thanh Quan Về gia thế của Lưu Nguyên Ôn (hay Lưu Ôn) chồng Bà Huyện Thanh Quan, Bùi Văn Nguyên ghi rằng: “Ông nội của Lưu Ôn là Lưu Văn Nghị Văn Nghị chỉ là tên thụy Ông chính là Lưu Nịnh hiệu là Uyên Hòa, đỗ tam giáp đồng tiến sĩ đời Lê Cảnh Hưng” Câu này theo tác giả Tảo Trang có những điểm nhầm lẫn Trong gia phả

họ Lưu, ông tổ đời thứ bảy hiệu là Uyên Hòa, tên hiệu là Nạnh (không phải Nịnh) Lưu Nạnh cũng không hề đỗ tam giáp đồng tiến sĩ và cũng không phải ông nội Lưu Nguyên Ôn, đúng ra ông là tằng tổ (ông tổ bốn đời) Lưu Nguyên

Ôn Văn Nghị cũng không phải là tên thụy của Lưu Nạnh mà là tên thụy của Lưu Tiệp (con trai thứ hai của Lưu Nạnh) Lưu Tiệp được 7 con trai, con thứ hai là Lưu Áo sinh Lưu Ôn là chồng Bà Huyện Thanh Quan, con thứ ba hiệu là Ôn Hầu, sinh 5 con trai trong đó có Lưu Qũy (1809 – 1844) đỗ tiến sĩ năm 1835 thời Minh Mạng là một trong những bạn thân của nhà thơ Cao Bá Quát Về con Bà Huyện Thanh Quan, Bùi Văn Nguyên ghi tên con trai là Tuân và Cung, con gái

là Thị Chỉnh, Thị Lương Tảo Trang bổ sung thêm: “Thị Chỉnh lấy Nguyễn Di, đóng suất đội ở xã Vĩnh An, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) sinh con là Hiệp và Xanh Thị Lương lấy Hoàng Kế Viêm làm “tổng đốc đại thần” người tỉnh Quảng Bình, sinh con là Bảy và Tám” [73, 104]

Như vậy có thể thấy rõ, mặc dù là thi sĩ nổi tiếng trong lịch sử văn học dân tộc song cuộc đời Bà Huyện Thanh Quan lại không được ghi chép tường tận

và rõ ràng Những tư liệu về cuộc đời bà còn lại đến nay rất sơ sài, chỉ biết bà tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người làng Nghi Tàm, thuộc huyện Vĩnh Thuận, nay là phường Quảng Bá, quận Tây Hồ, Hà Nội Bà thành hôn với ông Lưu Nguyên Ôn, người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì (Hà Đông) Căn cứ vào gia phả của dòng họ Lưu (chồng bà) và thơ xướng họa với bạn bè có thể xác định được Bà Huyện Thanh Quan sống vào khoảng từ đầu đến nửa cuối thế kỉ XIX Họ Lưu ở làng Nguyệt Áng vốn nổi tiếng về đường học hành, đỗ đạt Lưu Nguyên Ôn chồng Bà Huyện Thanh Quan sinh năm Giáp Tý (1804) đời vua Gia Long Ông đỗ tú tài khoa Ất Dậu (1825) và đỗ cử nhân khoa Mậu Tý

Trang 35

35

(1828) đời vua Minh Mạng, sau đó được bổ làm tri huyện Thanh Quan (tức huyện Thái Ninh, nay là Huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, cho nên bà Hinh được gọi là Bà Huyện Thanh Quan có lẽ từ đó Trong thời gian phó nhậm tại huyện Thanh Quan, vì liên quan đến một vụ án, Lưu Nguyên Ôn bị giáng chức làm Thư lại tại Bộ hình, rồi cuối cùng ông cũng được thăng chức Viên Ngoại lang, làm việc tại kinh đô Huế Ông mất năm 1847 cuối đời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn

Qua giai thoại dân gian truyền tụng, Bà Huyện Thanh Quan là người không chỉ có tài thơ mà còn có tài “cai trị”, khiến dân chúng phải “tâm phục khẩu phục” Ví như câu chuyện phê vào lá đơn của ông Cống xin mổ trâu8, hoặc phê vào lá đơn của một góa phụ xin đi lấy chồng9

, vừa dí dỏm lại vừa đầy ắp tình người

Chắc chắn phải xuất thân trong một gia đình gia giáo và được học hành, lại thêm tài thơ nức tiếng một thời, Bà Huyện Thanh Quan được vua Tự Đức triệu vào cung, ban cho chức “Cung trung giáo tập”, dạy chữ nghĩa cùng những nghi lễ phép tắc cho các cung nữ Tương truyền khi vào dạy trong cung, vua ban thơ chữ Hán bà đều họa được Ngoài ra bà còn làm một số bài thơ Nôm còn lưu lại ngày nay, tuy không nhiều song củng đủ đánh dấu một thi tài lỗi lạc, và tạo thành một thi nghiệp có giá trị vững vàng trong văn học sử

8

Có một ông đỗ hương cống tới xin mổ trâu để giỗ cha Lúc bấy giờ, triều đình đã ban lệnh hạn chế mổ trâu,

để phát triển việc canh nông Cảm động trước hiếu hạnh của ông này mà chồng thì đi vắng, Bà Huyện Thanh Quan đã cầm bút phê vào đơn câu thơ:

“Người ta thì chẳng được đâu

Phó cho con Nguyễn Thị Đào

Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai?

Chữ rằng: Xuân bất tái lai

Cho về kiếm chút kẻo mai nữa già!

Hay chuyện, chồng cô Đào kiện quan trên Quan trên ăn của đút, giáng chức ông huyện Thanh Quan

Trang 36

36

2.1.2 Vấn đề văn bản thơ Bà Huyện Thanh Quan

Về tư liệu Hán Nôm, hiện Viện nghiên cứu Hán Nôm còn lưu giữ một số văn bản có chép thơ của Bà Huyện Thanh Quan, cụ thể như sau:

- Liệt truyện thi ngâm, kí hiệu AB.147

- Quốc âm thi tập, kí hiệu AB.649

- Thi ca quốc âm tạp lục, kí hiệu VHv.266

- Quốc văn tùng thư, kí hiệu VHv.2248

- Quốc văn tùng kí, kí hiệu AB.383

Trong năm văn bản nêu trên, trừ Quốc văn tùng kí, còn bốn văn bản chỉ

chép hai, ba bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan, vả lại cách chép cũng tùy tiện,

chữ cũng có những dị biệt Trong luận văn này,chúng tôi dựa vào bản Quốc văn

tùng kí mang kí hiệu AB.383 do nhà nghiên cứu văn học Đỗ Thị Hảo khảo sát

Quốc văn tùng kí do Nguyễn Văn San, tự là Văn Sơn, tên hiệu là Hải

Châu Tử biên soạn Về tiểu sử nữ sĩ, Hải Châu Tử ghi: “Xét về đàn bà nước ta thời đó có bà Nguyễn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan không rõ tên, chỉ biết người làng Nghi Tàm, chồng là Lưu Huân (hoặc Hân), làm tri huyện triều Minh

Mạng, bà có làm bộ Nhàn Khanh thi tập Sau vua Tự Đức triệu vào cung dạy cung nữ” Về tập Nhàn Khanh thi, Hải Châu Tử cho biết chỉ còn sáu bài Trong

quá trình khảo sát, chúng tôi thấy có những dị biệt ở từng câu chữ với những bài thơ đã từng được công bố trước đây, kể cả sự khác nhau về tên bài Ví dụ như

Tức cảnh chiều thu trong Quốc văn tùng kí chép là Đi đò buổi chiều

Về sách quốc ngữ thì Văn đàn bảo giám là cuốn sớm nhất có ý định công

bố toàn bộ di cảo của Bà Huyện Thanh Quan Sách do Trần Trung Viên biên soạn, gồm ba tập, xuất bản lần đầu năm 1926, in lại lần thứ ba năm 1934, có sự

tham gia chỉnh lí của Tản Đà, Trần Trọng Kim…Theo Văn đàn bảo giám thì Bà

Huyện Thanh Quan còn lại bảy bài thơ, hai câu đối (một dán Tết, một đề kiểu vẽ

ở bộ chén) Tuy nhiên việc xác định vấn đề tác quyền vẫn chưa được ngã ngũ, lí

do nguồn gốc tư liệu trong cuốn Văn đàn bảo giám không được ghi rõ và Quốc

văn tùng kí lại không phải bản gốc, hơn nữa một trong số sáu bài được hai sách

trên sưu tập lại thấy rải rác trong các thi tập của Xuân Hương

Trang 37

37

Trước Văn đàn bảo giám, Tạp chí Nam Phong, số 7 tháng 1-1918 cũng có công bố năm bài của Bà Huyện Thanh Quan: Đi đò buổi chiều, Buổi chiều đi đò

nhớ nhà, Vịnh chùa Trấn Bắc, Hoài cổ, Qua Đèo Ngang

Cuốn sách công bố tác phẩm của bà được xuất bản gần đây nhất là Hợp

tuyển thơ văn Việt Nam, tập III Ở đây, các soạn giả cũng cho biết nữ sĩ có sáu

bài thơ Nôm Đường luật, đó là: Chiều hôm nhớ nhà, Qua Đèo Ngang, Thăng

Long hoài cổ, Chùa Trấn Bắc, Chơi Khán đài xuân Trấn Võ, Tức cảnh chiều thu Tuy nhiên con số này vẫn chưa được xem là ổn định Các nhà nghiên cứu

vẫn có ý kiến khác nhau Nguyễn Lộc trong Từ điển văn học nói là “gần mười

bài” Một số ý kiến căn cứ vào các thi tập của Hồ Xuân Hương và cả văn phong ngờ rằng trong số sáu bài vừa dẫn ở trên, có một số bài thuộc quyền tác giả Xuân

Hương Những bài hay được đưa ra tranh luận là Chùa Trấn Bắc, Chơi đài Khán

Xuân và Tức cảnh chiều thu Có điều, nguồn gốc văn bản làm căn cứ để đi đến

xác nhận hay nghi ngờ quyền tác giả của nữ sĩ Thanh Quan vẫn chưa được chỉ

rõ Cũng chính vì thế mà trước khi đi vào những đóng góp của Bà Huyện Thanh Quan trong tiến trình thơ Nôm Đường luật, chúng tôi thấy việc bàn lại về vấn đề văn bản tác phẩm là cần thiết

Trang 38

38

Chúng tôi xin đưa ra một bảng thông kê đối chiếu về những tác phẩm của

Bà Huyện Thanh Quan có trong một số cuốn sách:

Xuân Hương thi sao

Xuân Hương

di cảo

Xuân Hương thi tập (1921)

Xuân Hương thi tập (1922)

Vịnh Đèo Ngang

(Bà Huyện Thanh Quan làm thay)

Thăng Long thành hoài cổ

Quá phu quân cố

lị cảm tác

Quá phu quân cố

Vịnh chùa Trấn Bắc

Đề chùa Trấn Bắc

(chỉ có 4 câu giữa)

Đề chùa Trấn Bắc

(chỉ có 4 câu giữa)

Chùa Trấn Quốc

Vịnh sơn tự ngọ

Nhị hà tức cảnh

Nhị hà tức cảnh

7 Nhớ

nhà

Trang 39

39

Từ bảng thống kê trên có thể đưa đến một vài nhận xét:

- Ba cuốn Quốc văn tùng kí, Văn đàn bảo giám và Hợp tuyển thơ văn Việt

Nam, tập III tương đối thống nhất về di cảo của thơ Bà Huyện Thanh Quan

- Các bài Chiều hôm nhớ nhà, Qua Đèo Ngang, Chơi đài khán xuân Trấn

Võ không có nghi vấn gì về mặt văn bản

- Bài Chùa Trấn Bắc có tần số xuất hiện lại trong các thi tập của Xuân

Hương cao nhất

- Bài Thăng Long hoài cổ xuất hiện ba lần và hai lần mang đầu đề Quá

phu quân cố lị cảm tác Đầu đề thứ hai này cho phép có một cách suy đoán khác

cách hiểu quen thuộc lâu nay về hoàn cảnh ra đời bài thơ và tâm sự tác giả

- Các bản Xuân Hương thi tập không thống nhất với nhau về cả số lượng tác phẩm và các bài thơ cụ thể (trừ trường hợp Xuân Hương thi tập bản in 1921

và Xuân Hương di cảo Bản in 1921 thực ra là tái bản của Xuân Hương di cảo,

chỉ bổ sung thêm hai bài) Điều đó cho biết di cảo của Xuân Hương rất biến động, đã vậy trong các thi tập còn lẫn nhiều thơ của người khác như Lê Thánh Tông, Nguyễn Khuyến…

- Trong sáu văn bản Nôm được đưa vào bảng , trừ Xuân Hương thi sao là bản chép tay chưa xác định được ngày tháng, Quốc văn tùng kí có niên đại biên

soạn sớm nhất Tuy nhiên ở cuốn này cùng có một vài điểm cần làm sáng tỏ:

Quốc văn tùng ký có chép cả tác phẩm của Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Dương

Khuê Như vậy Hải Châu Tử không chỉ sống dưới thời Tự Đức hoặc nói như Hoàng Xuân Hãn, sách đã bị “vơ quàng” trong khi sao chép Hải Châu Tử còn

nói bà Huyện Thanh Quan có làm bộ Nhàn Khanh thi tập nhưng về sau trên Nam

phong tạp chí và Văn đàn bảo giám lại thấy giới thiệu bà Nhàn Khanh và một số

tác phẩm nôm cả Đường luật, lục bát và song thất lục bát Điều nghi vấn này có

thể giải thích bởi lẽ thơ bà Nhàn Khanh mà Nam phong tạp chí và Văn đàn bảo

giám công bố không có bài nào trùng với Nhàn Khanh thi tập, hơn thế văn

phong lại rất khác nhau Trong trường hợp này có thể là hai nữ sĩ ngẫu nhiên có chung bút danh, hoặc người chép đã nhầm lần khi cho rằng Bà Huyện Thanh

Quan chính là Nhàn Khanh Vấn đề còn lại chỉ là Quốc văn tùng kí có vơ

Trang 40

40

quàng thơ Hồ Xuân Hương cho Nhàn Khanh thi tập hay không? Điều này khó có

câu trả lời chắc chắn được, song chính các thi tập của Hồ Xuân Hương đã bác bỏ

lẫn nhau Theo lập luận của tác giả Trần Thị Băng Thanh trong bài viết Niềm vui

và nỗi buồn trong thơ Bà Huyện Thanh Quan thì “bản thi tập khắc in muộn nhất

(1922) chỉ còn giữ lại một bài Chùa Trấn Bắc, trong khi bản in trước đó một

năm có đến ba bài Phải chăng đó là một cách lí giải của người biên soạn? Và

như vậy, nếu tin các bản Xuân Hương di cảo, Thi sao thì lấy cớ gì để bác bỏ

Xuân Hương thi tập, bản 1922?”

Vấn đề tìm cho thật chính xác tác giả của những bài thơ được cho là của Xuân Hương hay Thanh Quan quả thực là một vấn đề phức tạp Có người căn cứ vào tần số xuất hiện của bài thơ hoặc văn phong để phân giải Chẳng hạn bài thơ

Cảnh thu vẫn là đối tượng tranh cãi của các nhà nghiên cứu:

Thánh thót tàu tiêu mấy hạt mưa

Bút thần khôn vẽ cảnh tiêu sơ

Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ

Bầu rót giang sơn say chấp rượu

Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ

Đây là một bài thơ tả cảnh, nhưng ngay hai câu thơ đầu cảnh được tả đã khác xa với những cảnh thường thấy trong thơ Xuân Hương rồi Tàu lá chuối ở đây gọi là “tàu tiêu” – một từ Hán Việt, và những giọt mưa thì rơi “thánh thót”, nghĩa là rơi từng giọt một Tả cảnh như thế đúng là “tiêu sơ”, nhưng cảnh của Xuân Hương thì chẳng bao giờ tiêu sơ cả Đến giọt sương của bà cũng còn đầm đìa nữa là giọt mưa Và thái độ của nhà thơ trong bài mới dè dặt làm sao: “Bút thần khôn vẽ cảnh tiêu sơ!” Hồ Xuân Hương là một nhà thơ bao giờ cũng tự tin

ở mình Đối với nhà thơ, khó khăn gì một cảnh tiêu sơ mà không vẽ được Hồ Xuân Hương chẳng đã bảo với lũ học trò: “Lại đây cho chị dạy làm thơ” đó là gì? Hai câu ba và bốn của bài thơ tả cảnh rất đẹp Nhưng đó dường như là

Ngày đăng: 22/09/2020, 00:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w