1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- PHẠM THU NGA THƠ BÀ HUYỆN THANH QUAN TRONG TIẾN TRÌNH THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT VIỆT NAM Luận văn Thạc sĩ chuyên ngà
Trang 11
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
PHẠM THU NGA
THƠ BÀ HUYỆN THANH QUAN TRONG TIẾN TRÌNH THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT VIỆT NAM
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam
Hà Nội-2014
Trang 22
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
PHẠM THU NGA
THƠ BÀ HUYỆN THANH QUAN TRONG TIẾN TRÌNH THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT VIỆT NAM
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21 Người hướng dẫn khoa học: GS Trần Ngọc Vương
Hà Nội-2014
Trang 33
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của Giáo sư – Tiến sỹ Trần Ngọc Vương Đề tài không trùng lặp với bất cứ công trình khoa học nào Những vấn đề trình bày trong luận văn này là kết quả do chúng tôi nghiên cứu, bảo đảm tính trung thực Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước những luận điểm khoa học nêu ra trong công trình này
Tác giả luận văn
Phạm Thu Nga
Trang 44
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới GS.TS Trần Ngọc Vương, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Em chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Văn học Việt Nam và Khoa Văn học, Phòng quản lí khoa học trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu
Cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo diều kiện động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Người viết
Phạm Thu Nga
Trang 55
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 7
1 Lý do chọn đề tài 7
2 Mục đích và phạm vi nghiên cứu 7
3 Lịch sử vấn đề 8
4 Phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined
5 Cấu trúc luận văn Error! Bookmark not defined Chương 1: KHÁI QUÁT TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT VIỆT NAM Error! Bookmark not defined 1.1 Khái niệm thơ Nôm Đường luật Error! Bookmark not defined 1.2 Điều kiện hình thành và phát triển của thơ Nôm Đường luật Error! Bookmark not defined
1.2.1 Về ngôn ngữ và thể loại Error! Bookmark not defined 1.2.2 Tiền đề văn hóa tư tưởng Error! Bookmark not defined
1.3 Tiến trình phát triển của thơ Nôm Đường luật Error! Bookmark not defined
1.3.1 Giai đoạn hình thành Error! Bookmark not defined 1.3.2 Giai đoạn phát triển Error! Bookmark not defined 1.3.3 Giai đoạn phát triển ở đỉnh cao Error! Bookmark not defined
Chương 2: ĐÓNG GÓP CỦA THƠ BÀ HUYỆN THANH QUAN
TRONG TIẾN TRÌNH THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT VIỆT NAM VỀ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG Error! Bookmark not defined 2.1 Bà Huyện Thanh Quan – con người và di văn Error! Bookmark not defined
2.1.1 Con người và cuộc đời Error! Bookmark not defined 2.1.2 Vấn đề văn bản thơ Bà Huyện Thanh Quan Error! Bookmark not
defined
Trang 66
2.2 Thơ Bà Huyện Thanh Quan trong tiến trình thơ Nôm Đường luật Việt Nam Error! Bookmark not defined
2.2.1 Về hệ thống chủ đề - đề tài Error! Bookmark not defined 2.2.2 Về cảm hứng chủ đạo và hình tượng cơ bản Error! Bookmark not
defined
Chương 3: ĐÓNG GÓP CỦA THƠ BÀ HUYỆN THANH QUAN
TRONG TIẾN TRÌNH THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT VIỆT NAM VỀ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT Error! Bookmark not defined
3.1 Về hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật Error! Bookmark not defined 3.1.1 Hệ thống ngôn ngữ gần với Đường thi Error! Bookmark not defined 3.1.2 Hệ thống ngôn ngữ dân tộc Error! Bookmark not defined
3.2 Về hệ thống kết cấu Đường luật và nhịp điệu thơ Error! Bookmark not defined
3.2.1 Hệ thống kết cấu Đường luật Error! Bookmark not defined 3.2.2 Nhịp điệu thơ Error! Bookmark not defined
KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 77
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Từ lâu, Đường Thi vẫn được coi là thành tựu tiêu biểu của thơ ca cổ điển Trung Quốc Ảnh hưởng của thơ Đường rộng khắp các nền văn hóa Đông Á, trong đó có Việt Nam Có người cho rằng người Việt bắt chước làm thơ Đường giống như người Trung Hoa đã làm bởi ở Việt Nam thời xưa, thông qua thi cử mọi nhà Nho đều có thể làm thơ Đường luật Thật ra khi tiếp nhận, các nhà thơ Việt đã chuyển hóa nó thành của riêng mình, nghĩa là tiếp nhận với tinh thần độc lập, sáng tạo, làm cho thơ Nôm Đường luật thấm đượm tinh thần dân tộc Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật, trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà việc bảo tồn, chấn hưng, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là hết sức cấp thiết, lại trở thành quan trọng
Bà Huyện Thanh Quan được đánh giá là một trong những thi sĩ làm thơ Nôm Đường luật hay nhất ở Việt Nam Đã có không ít bài viết về Bà Huyện Thanh Quan và thơ ca của bà, nhưng mỗi người lại đánh giá theo một cách khác nhau, đồng thời, vẫn thiếu những công trình nghiên cứu chuyên sâu về nữ tác gia này Với đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ làm nổi bật được vẻ đẹp cũng như đóng góp của thơ Bà Huyện Thanh Quan trong lịch sử văn học nói chung và với thơ Nôm Đường luật nói riêng
2 Mục đích và phạm vi nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng vào giải quyết những vấn đề sau:
- Tìm hiểu vị trí của thơ bà Huyện Thanh Quan trong tiến trình thơ Nôm Đường luật cũng như trong thơ ca trung đại
- Những thành tựu và đóng góp của bà Huyện Thanh Quan vào sự phát triển của thơ Nôm Đường luật và văn học dân tộc
Trang 88
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Do vấn đề tác quyền của một số văn bản thơ bà Huyện Thanh Quan vẫn chưa được thống nhất nên việc giới hạn phạm vi nghiên cứu cũng chỉ ở mức độ tương đối Chúng tôi quyết định nghiên cứu tất cả những bài thơ được coi là của
Bà Huyện Thanh Quan Về sách chữ Nôm chúng tôi lựa chọn cuốn Quốc văn
tùng kí Cuốn sách này do Nguyễn Văn San, hiệu là Hải Châu Tử, người xã Đa
Ngưu, huyện Văn Giang (tỉnh Hải Hưng trước đây) - một nhà sưu tầm sống vào khoảng thời Tự Đức (1848-1833) biên soạn Trong cuốn sách này ông cho biết
Bà Huyện Thanh Quan để lại 6 bài thơ Về sách quốc ngữ chúng tôi lựa chọn hai
cuốn: Văn đàn bảo giám do Trần Trung Viên biên soạn (theo cuốn sách này thì
Bà Huyện Thanh Quan còn lại bảy bài thơ, hai đôi câu đối) và cuốn Hợp tuyển
thơ văn Việt Nam tập III, NXB Văn học, Hà Nội, 1978 mà ở đây các soạn giả
cho biết nữ sĩ có sáu bài thơ Nôm Đường luật
3 Lịch sử vấn đề
3.1 Vấn đề thơ Nôm Đường luật
Đây không phải là một vấn đề xa lạ vì đã có nhiều công trình nghiên cứu
về sự hình thành và phát triển của thể loại văn học có truyền thống lâu đời này Theo dõi lịch sử của việc nghiên cứu thơ Nôm Đường luật, chúng tôi nhận thấy
có ba hướng chính :
- Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật trong quá trình nghiên cứu chung về nền văn chương chữ Nôm
- Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật như là bộ phận trong mối liên quan với tổng thể là tác phẩm, tác giả
- Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật trong sự giao lưu với văn học Trung Quốc
3.1.1 Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật trong quá trình nghiên cứu chung về nền văn chương chữ Nôm
Vào đầu thế kỷ XX, có cuốn Quốc văn tùng ký, do Nguyễn Văn San, hiệu
Hải Châu Tử biên soạn bằng chữ Nôm Ông đã tập hợp và phân loại thơ văn, trong đó có thơ Nôm Đường luật Khi nói về các sáng tác Nôm, ông có nhận xét
Trang 99
“Ấy là lối văn chương nước ta, non sông tinh tú vẽ ra biết bao nhiêu nhân tài chứ không đâu được thế vậy” Vào những năm cuối thập kỷ thứ hai, Đông Châu
Nguyễn Hữu Tiến (1875 - 1941) biên soạn Cổ xúy nguyên âm, quyển 1 năm
1916 và quyển 2 năm 1918 Trong lời Tựa, ông viết “lối văn chương Nôm nước
mình ( ) thể cách cũng chẳng khác chi văn Tàu mà lại có lối đặc biệt riêng của
ta vậy” [69, 13] Cũng năm 1918, Phan Kế Bính (1875 - 1921) viết Việt Hán văn
khảo Đây là “công trình nghiên cứu, biên khảo và dịch thuật có giá trị về nghệ
thuật văn chương( ) gồm 8 tiết, trong đó dành 5 tiết để nghiên cứu nguồn gốc, nguyên lý văn chương, các thể loại văn học và( )” [85-II, 19] Năm 1943, cuốn
Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm xuất hiện lần đầu Trong công
trình này, tác giả có đề cập đến các thể văn Ông nhận định về thơ Đường luật như sau: “Thơ Nôm ta làm theo phép tắc thơ tàu, mà âm thanh tiếng ta cũng tương tự tiếng Tàu (cũng là thứ tiếng đan âm và cũng chia làm tiếng bằng tiếng trắc) nên thi pháp của ta tức là thi pháp của Tàu và các niêm luật của thơ ta cũng phỏng theo thơ Tàu cả” [16, 122] Rõ ràng cách nhìn của tác giả là có hạn chế Tuy nhiên, từ sự phân tích, tác giả cũng đã rút được một số kết luận quan trọng, chẳng hạn “Văn Nôm của ta về thế kỷ thứ XIX, so với trước, thật có tiến bộ nhiều ( ) các thể thơ, hát nói, song thất, lục bát đều có phần khởi sắc và các văn
sĩ ta đã nhiều khi thoát ly cái ảnh hưởng của thơ văn Tàu mà diễn đạt tư tưởng, tính tình một cách thành thực để sáng tạo một nền văn đặc biệt của dân tộc ta”
[16, 399] Năm 1953, Thanh Lãng viết Văn chương chữ Nôm, ông đã chia quá
trình phát triển của văn chương chữ Nôm ra làm ba thời kỳ là khá hợp lý: phôi thai thời đại (1225 - 1430), phát đạt thời đại (1430 - 1750) và toàn thịnh thời đại (1750 - 1900) Tuy nhiên, trong cái nhìn của tác giả dường như chưa nhìn thấy vị trí xứng đáng của thơ Nôm bên cạnh truyện Nôm Nhìn chung những công trình trên chỉ vận dụng thi luật học Trung Quốc để tìm hiểu thơ Nôm Đường luật
3.1.2 Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật như là bộ phận trong mối liên quan với tổng thể là tác phẩm, tác giả
Hướng nghiên cứu này góp phần khám phá về thơ Nôm và cả thơ Hán luật
Đường như chuyên khảo Thi hào Nguyễn Khuyến, đời và thơ do Nguyễn Huệ
Trang 1010
Chi chủ biên Lê Chí Dũng trong bài viết Sáng tạo trong thơ Đường luật đã
khẳng định “Trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến, về mặt thể tài, nhà thơ thành công
cả trong thơ luật Đường, cả trong thơ lục bát, song thất lục bát, hát nói và câu đối, nhưng thơ luật Đường quả đã có vị trí nổi bật, xét về phương diện đặc trưng cho phong cách của ông cũng như mặt thống kê định lượng” [4, 268] Trong
cuốn sách Tính cách Việt Nam trong thơ Nôm luật Đường, Lê Chí Dũng cũng
khẳng định: “Tài năng của Nguyễn Khuyến là ở chỗ ông chiếm lĩnh được thơ Đường luật, chiếm lĩnh được quan niệm “thi trung hữu họa”, chiếm lĩnh được khả năng đạt tới đỉnh cao trong sự hòa trộn tài tình hình ảnh sự vật khách quan
và tình cảm gắn bó với quê hương đất nước” [8, 107] Trong chuyên đề sau đại
học Thơ Hồ Xuân Hương, Lê Trí Viễn đã chỉ ra 7 phong cách Xuân Hương trong
phong cách thể loại xét từ cấp độ xây dựng hình tượng với cả một hệ thống ngôn ngữ tương ứng và từ phương diện cấu trúc của thể thơ Đặng Thanh Lê cũng đã đặt những bài thơ Hồ Xuân Hương trong sự phát triển của dòng thơ Nôm Đường luật, phác họa một số nét cơ bản trong sự vận động của thể loại, đồng thời nêu bật những đóng góp của Hồ Xuân Hương về cảm hứng và bút pháp nghệ thuật Dựa vào quan điểm thi pháp học của Jakobson, Đỗ Đức Hiểu đã tìm hiểu ý nghĩa
thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương từ cấu trúc biểu đạt trong bài Thế giới
thơ Nôm Hồ Xuân Hương và ông kết luận “Hồ Xuân Hương sáng tạo một phong
cách thơ Đường luật mới” [22, 87] Nhìn chung những công trình này có nhiều gợi ý đáng kể cho luận văn của chúng tôi
3.1.3 Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật trong sự giao lưu với văn học Trung Quốc
Hướng nghiên cứu này thường sử dụng thao tác so sánh với Đường thi hoặc văn học, văn hóa Trung Quốc để tìm ra những nét đặc thù dân tộc Bài viết
sớm nhất có lẽ là bài Mối quan hệ mật thiết giữa văn học Việt Nam và văn học
Trung Quốc của Đặng Thai Mai Ông cho rằng “Ngay trong lúc họ vận dụng thể
văn và văn tự Trung Quốc để biểu hiện tình cảm và tư tưởng của họ, nhiều nhà thơ chúng ta vẫn luôn luôn cố gắng bảo vệ đặc sắc của dân tộc và cá tính của con người sáng tác” Tuy nhiên, ông đã không chỉ ra chỗ đặc sắc, nét riêng ấy, lại
Trang 1111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Phan Kế Bính (1938), Việt Hán văn khảo, NXB Nam Ký, Hà Nội
2 Nguyễn Sĩ Cẩn (1984), Mấy vấn đề phương pháp dạy thơ văn cổ Việt Nam,
NXB GD, Hà Nội
3 Nguyễn Tài Cẩn (1985), Một số vấn đề về chữ Nôm, NXB Đại học và trung
học chuyên nghiệp, Hà Nội
4 Nguyễn Huệ Chi (chủ biên) (1992), Thi hào Nguyễn Khuyến, đời và thơ
(chuyên khảo), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội
5 Trương Chính (1978), Sổ tay văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa, Hà Nội
6 Trương Chính, Cha ông ta đã vận dụng các thể loại văn học Trung Quốc như
thế nào vào thơ Nôm?, Tạp chí Văn học số 2, 1973
7 Xuân Diệu (1998), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội
8 Lê Chí Dũng (2001), Tính cách Việt Nam qua thơ Nôm Đường luật, NXB
Văn học, Hà Nội
9 Trần Quang Dũng (2008), Sự vận động và phát triển của thơ Nôm Đường
luật theo hướng kế thừa, tiếp biến và sáng tạo với Đường luật Hán trên tinh thần dân tộc hóa, dân chủ hóa thể loại,
http://minhtam051205.blogspot.com/2011/05/su-van-ong-va-phat-trien-cua-tho-nom.html
10 Sở Cuồng Lê Dư (1929), Nữ lưu văn học, NXB Đông Tây, Hà Nội
11 Trần Thanh Đạm (1995), Sự chuyển tiếp của văn chương Việt Nam thời kì
hiện đại (chuyên đề) ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh
12 Lê Qúy Đôn (1957), Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam (Tập II)
13 Nguyễn Thị Bích Hải (1995), Thi pháp thơ Đường, NXB Thuận Hóa, Huế
14 Nguyễn Thị Bích Hải (2003), Giáo trình thi pháp thơ Đường, NXB Giáo
dục, Hà Nội
Trang 1212
15 Đỗ Thị Hảo (2010), Các nữ tác gia Hán Nôm Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội
16 Dương Quảng Hàm (1950), Việt Nam văn học sử yếu, Bộ Quốc gia Giáo dục
xuất bản
17 Dương Quảng Hàm (1943), Việt Nam văn học sử yếu, NXB Nha học chính
Đông – Pháp
18 Dương Quảng Hàm (1968), Văn học Việt Nam, Bộ GD (Sài Gòn), Trung
tâm học liệu tái bản
19 Dương Quảng Hàm (1933), Quốc văn trích diễm, NXB Tân Dân, Hà Nội
20 Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ Văn học,
NXB GD, Hà Nội, 1992
21 Hồ Sĩ Hiệp (1997), Bà Huyện Thanh Quan, Nguyên Gia Thiều, Đặng Trần
Côn, Phan Huy Ích, NXB Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh
22 Đỗ Đức Hiểu (1993), Đổi mới phê bình văn học, NXB KHXH – NXB Mũi
Cà Mau
23 Trần Đình Hượu (1995), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, NXB
Văn hóa – Thông tin, Hà Nội
24 Đinh Gia Khánh (1964), Văn học cổ Việt Nam, tập I, NXB GD, Hà Nội
25 Đinh Gia Khánh (chủ biên) (2008), Văn học Việt Nam (thế kỉ X – nửa đầu thế kỉ XVIII), NXB Giáo dục, Hà Nội
26 Trần Trọng Kim (1949), Việt thi, NXB Tân Việt, Sài Gòn
27 Hải Nam Đoàn Như Khuê (1927), Cảo thơm toàn tập, NXB Quảng Thịnh,
Hà Nội
28 Đinh Trọng Lạc (1993), Phong cách Tiếng Việt, NXB GD, Hà Nội
29 Thanh Lãng (1953), Văn chương chữ Nôm, Phong trào Văn hóa xuất bản,
Sài Gòn
30 Đặng Thanh Lê (1990), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế
kỉ XIX, NXB GD, Hà Nội
31 Ngô Sĩ Liên (1967), Đại Việt sử kí toàn thư, tập II, NXB KHXH tái bản, Hà
Nội