1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tổng kết bộ môn toán THCS 2010

13 265 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 286,5 KB

Nội dung

SỞ GDĐT BẠC LIÊU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GDĐT HÒA BÌNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hòa Bình, ngày 02. tháng 11 năm 2010 BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BỘ MÔN NĂM HỌC 2009-2010 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG BỘ MÔN NĂM HỌC 2010-2011 MÔN: TOÁN CẤP THCS Mở đầu - Tính đặc trưng của môn học: Toán học là môn khoa học tư duy về số lượng và hình thể của sự vật và hiện tượng , toán học được xây dựng trên tiên đề và qui tắc logic, những kết luận trong môn học phải được chứng minh bằng suy diễn nên kết luận mang tính chính xác, khái quát. Vì vậy thông qua môn học học sinh nắm vững tri thức toán học cơ bản , thiết thực, có kỹ năng thực hành toán và hình thành các phẩm chất đạo đức và năng lực cấn thiết. - Yêu cầu chung về phương pháp dạy học môn toán là tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh , khơi dạy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực ,độc lập,sáng tạo,nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề , rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập của học sinh. - Tình hình cụ thể về phương pháp dạy học bộ môn toán của đơn vị: phương pháp dạy học toán hiện nay dược tiến hành theo kiểu phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động . Học sinh được học tập cá nhân là chính ( tự học ) kết hợp làm việc theo nhóm nhỏ ( học tập hợp tác) dưới sự điều khiển của giáo viên. Giáo viên tổ chức tình huống có vấn đề, hướng dẫn học sinh hoạt động theo trình độ nhận thức của học sinh, làm trọng tài thảo luận, tranh luận , chốt lại vấn đề và khẳng định kiến thức.Hai phương pháp sau đây thường được áp dụng thường xuyên: + Dạy học theo phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. + Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ. Xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu trên của môn Toán , mỗi giáo viên đảm trách bộ môn Toán luôn ý thức thực hiện tốt việc giảng dạy bộ môn bằng các phương pháp đặc trưng cũng như kết hợp hiệu quả các phương pháp, phương tiện dạy học. Nghĩa là giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, giúp học sinh dễ hiểu và yêu thích môn học, giáo viên cần phải giúp học sinh phát triển tư duy, phát huy vai trò tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh thông qua việc tổ chức hướng dẫn trên lớp. Vì vậy, giáo viên cần tổ chức tiết dạy một cách phù hợp, hài hoà để học sinh học tập tích cực và thoải mái, hơn nữa giáo viên phải lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung từng bài, kết hợp hiệu quả các phương tiện dạy học và các tài liệu khác để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy sẽ phát huy tốt tính tích cực của học sinh. 1 Tuy nhiên, giáo viên đôi khi kết hợp phương pháp, phương tiện dạy học chưa nhuần nhuyễn cũng đã có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học bộ môn. I. Tình hình hoạt động bộ môn Toán năm học 2009 - 2010 1. Tình hình chung a. Thuận lợi: - Được sự chỉ đạo, quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo Phòng GD , BGH của các trường và tổ chuyên môn được sinh hoạt đều đặn theo định kì mỗi tháng ít nhất hai lần. - Đội ngũ giáo viên bộ môn Toán 100% có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, đa số nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm cao, có ý thức tự bồi dưỡng, trình độ tay nghề vững vàng. - Tổ chuyên môn các trường có kế họach tổ chức hội giảng, hội thảo chuyên đề, báo cáo chuyên đề, dự giờ đồng nghiệp để trao đổi, rút kinh nghiệm trong giảng dạy. b. Khó khăn: - Một số ít giáo viên còn hạn chế về kinh nghiệm giảng dạy - Điều kiện sinh họat tổ chuyên môn ở trường chưa đáp ứng được yêu cầu do thiếu phòng chuyên dụng. - Cơ sở vật chất của trường còn nhiều hạn chế nên việc tổ chức ngoại khóa cũng khó thực hiện có hiệu quả. 2. Thực trạng dạy, học bộ môn Toán năm học 2009 -2010 a) Các mặt thuận lợi, khó khăn đối với việc xây dựng và triển khai kế hoạch dạy học môn Toán: * Thuận lợi: -Lãnh đạo Phòng GD và BGH các trường đã tạo điều kiện, quan tâm chỉ đạo việc xây dựng và triển khai kế hoạch dạy học của bộ môn. Thực hiện phân công chuyên môn hợp lí, đúng chuyên môn, đúng nghiệp vụ của giáo viên. - Đa số giáo viên đều nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của bộ môn và đều nhiệt tình trong giảng dạy. - Có sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường, xây dựng tốt mối quan hệ giữa Nhà trường-Gia đình-Xã hội. Đặc biệt được sự quan tâm của phụ huynh học sinh nên giúp cho đa số học sinh có ý thức trong học tập. * Khó khăn: - Cơ sở vật chất của một số trường còn hạn chế, việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém gặp nhiều khó khăn. - Trang thiết bị, đồ dùng dạy học ở một số trường còn thiếu, một số trường chưa có phòng chức năng, phòng bộ môn. - Thư viện ở một số trường chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh. - Đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nên một bộ phận người dân chưa thật sự quan tâm, chăm lo đến việc học tập của con em mình. 2 b) Kết quả triển khai Kế hoạch dạy học môn Toán năm học 2009-2010: 2.1. Đối với khối 9 Bảng kết quả trung bình môn cuối năm học 2008 - 2009 Khối Lớp Số HS Giỏi Khá TB Trên TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % SL % 9 1002 31 3,1 134 13,4 573 57,2 702 73,7 259 25,8 41 5,0 - Số học sinh có điểm TBM từ 5.0 trở lên là 702 chiếm 73,7% - Số học sinh có điểm TBM dưới 5.0 là 300 chiếm 30,8% Bảng kết quả trung bình môn cuối năm học 2009 - 2010 Khối Lớp Số HS Giỏi Khá TB Trên TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % SL % 9 1028 111 10,8 246 23,9 476 46,3 834 81,1 184 17,9 11 1,0 - Số học sinh có điểm TBM từ 5.0 trở lên là 834 chiếm 81,1% - Số học sinh có điểm TBM dưới 5.0 là 195 chiếm 18,9 % Qua hai bảng ta thấy số học sinh yếu kém năm học 2008- 2009 là 300 so với năm học 2009- 2010 là 195 giảm 105 em Như vậy, tỉ lệ học sinh yếu kém có giảm đi 11,9 % .Tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng 18.2% Kết quả này là do nhiều nguyên nhân khác nhau: * Nguyên nhân + Về phía thầy: - Thường xuyên nhắc nhở và giúp đỡ những học sinh yếu kém cũng như thường xuyên khuyến khích các em nên tạo cho các em dần dần có hứng thú trong học tập. - Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo Phòng GD và sự chỉ đạo của BGH các trường và với lòng nhiệt tình của Thầy, Cô trong việc dạy học sinh yếu kém . + Về phía trò - Học sinh đã dần dần có được ý thức học tập cũng như đã thấy được lợi ích của việc học tập . + Về Ban giám hiệu - Có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém khá khoa học - Phân công giáo viên có năng lực dạy các lớp đầu cấp và cuối cấp cũng như lớp liền kề. - Thường xuyên dự giờ thăm lớp, có góp ý và rút kinh nghiệm. + Cơ sở vật chất -Tuy có gặp nhiều khó khăn nhưng các nhà trường cũng tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên phụ đạo học sinh yếu kém kịp thời. + Về công đoàn Phát động phong trào thi đua Dạy tốt- Học tốt ngay từ đầu năm học. + Tổ chức Đội và Đoàn. Phát động phong trào thi đua học tốt : Thi đua hàng tuần, Tuần học tốt, Tháng học tốt và có tổng kết, khen thưởng kịp thời + Tổ bộ môn. - Có lên kế hoạch tổ cụ thể từng tuần, tháng - Thống nhất nội dung ôn tập giữa các giáo viên dạy cùng khối. 3 - Dự giờ góp ý về chuyên môn. + Giáo viên chủ nhiệm. Kết hợp với GVBM để có thông tin chính xác về học sinh lớp mình để thông báo kịp thời về gia đình về tình hình học tập của học sinh. + Giáo viên bộ môn. Thông báo tình hình học tập, điểm kiểm tra (đặc biệt là điểm yếu, kém) cho GVCN 2.2. Đối với khối 7 và 8 Bảng kết quả trung bình môn cuối năm học 2008 - 2009 Khối Lớp Số HS Giỏi Khá TB Trên TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % SL % 7 1284 127 9,9 294 22,9 546 42,5 967 75,3 189 14,7 128 10,0 8 1174 72 6,1 215 18,3 623 53,1 910 77,5 187 15,9 77 6,6 - Số học sinh có điểm TBM từ 5.0 trở lên khối 7 là 967 chiếm 75,3%, yếu kém là 326 chiếm 24,7 % - Số học sinh có điểm TBM từ 5.0 trở lên khối 8 là 910 chiếm 77,5% , yếu kém là 264 chiếm 22,5% Kết quả tổng kết cuối năm học 2009 - 2010 Khối Lớp Số HS Giỏi Khá TB Trên TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % SL % 7 1184 95 8,0 260 22,0 708 59,8 1063 89,8 90 7,6 31 2,6 8 1096 89 8,1 253 23,1 644 58,8 986 90,0 74 6,8 36 3,2 - Số học sinh có điểm TBM từ 5.0 trở lên khối 7 là 1063 chiếm 89,8.%, yếu kém là 121 chiếm 10,2 % - Số học sinh có điểm TBM từ 5.0 trở lên khối 8 là 986 chiếm 90,0% , yếu kém là 110 chiếm 10,0% Nhận xét : - Qua hai bảng ta thấy số học sinh yếu kém năm học 2008- 2009 của khối 7 so với năm học 2009- 2010 đã giảm đi 14,5 % . - Qua hai bảng ta thấy số học sinh yếu kém năm học 2008- 2009 của khối 8 so với năm học 2009- 2010 đã giảm đi 12.5 % . Nguyên nhân: + Về phía Thầy: - Thường xuyên nhắc nhở và giúp đỡ những học sinh yếu kém cũng như thường xuyên khuyến khích các em nên tạo cho các dần dần có hứng thú trong học tập. - Việc ra đề KT đã bám sát với trình độ và từng đối tượng học sinh. - Thường xuyên hướng dẫn học cho học sinh yếu kém có giao bài làm và có kiểm tra uốn nắn sai sót mà học sinh thường gặp. + Về phía trò - Đa số các em đều có ý thức học tập trong học tập. 2.3. Đối với khối 6 Bảng kết quả trung bình môn cuối năm học 2008 - 2009 Khối Lớp Số HS Giỏi Khá TB Trên TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % SL % 6 1428 54 3,8 127 8,9 884 61,9 1065 74,6 142 9,9 221 15,5 4 - Số học sinh có điểm TBM từ 5.0 trở lên là 1065 chiếm 74,6 % - Số học sinh có điểm TBM dưới 5.0 là 363 chiếm 25,4 % Kết quả tổng kết cuối năm học 2009 - 2010 Khối Lớp Số HS Giỏi Khá TB Trên TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % SL % 6 1159 86 7,4 264 22,8 652 56,3 1002 86,5 113 9,7 44 3,8 - Số học sinh có điểm TBM từ 5.0 trở lên là 1002 chiếm 86,5% - Số học sinh có điểm TBM dưới 5.0 là 157 chiếm 13,5 % Nhận xét : Qua hai bảng ta thấy số học sinh yếu kém năm học 2008- 2009 là 363 em so với năm học 2009- 2010 là 157 giảm 206 em . Như vậy, tỉ lệ học sinh yếu kém có giảm đi 11,9 % .Tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng 17.5% Kết quả này là do nhiều nguyên nhân khác nhau: * Nguyên nhân + Về phía thầy - Thường xuyên nhắc nhở và giúp đỡ những học sinh yếu kém cũng như thường xuyên khuyến khích các em nên tạo cho các em dần dần có hứng thú trong học tập. - Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các cấp lãnh đạo và sự nhiệt tình của Thầy, Cô trong việc dạy học sinh yếu kém . + Về phía trò - Đa số học sinh có cố gắng trong học tập - Phần lớn các em năm vững kiến thức ở bậc tiểu học 2.4. Hoạt động báo cáo chuyên đề, SKKN, ngoại khóa, giao lưu học tập kinh nghiệm Phòng GD đã phát động các trường viết và thực hiện chuyên đề, sáng kiến-kinh nghiệm. 2.5. Công tác giúp đỡ học sinh yếu kém +Việc bồi dưỡng học sinh yếu, kém được thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của PGD và Ban giám hiệu. + Dựa vào kết quả cuối năm học vừa qua, giáo viên bộ môn lập danh sách học sinh yếu, kém về Tổ, Ban giám hiệu. + Giáo viên bộ môn chịu trách nhiệm giúp đỡ học sinh yếu, kém ở lớp mình dạy. + Tổ chuyên môn tham mưu với Ban giám hiệu trong việc lên kế hoạch và thời khoá biểu để tiến hành tổ chức dạy phụ đạo. + Củng cố kiến thức, bám sát chương trình chuẩn kiến thức và nội dung học chính khoá. + Kết quả là học sinh yếu, kém giảm dần sau mỗi lần kiểm tra và học sinhgiỏi tăng đáng kể,các em có ý thức hơn trong quá trình học tập. + Bảng số lượng học sinh yếu kém TBM HKI năm 2009 - 2010 Khối Lớp Số HS Yếu Kém SL % SL % 6 1527 361 23,6 351 22,9 7 1382 336 24.3 264 19,1 8 1266 324 25,6 251 19,8 5 9 1058 254 24,0 256 24,2 Cộng 5233 1275 24,4 112 2 21,4 + Bảng số lượng học sinh yếu kém TBM cuối năm 2009 - 2010 Khối Lớp Số HS Yếu Kém SL % SL % 6 1159 113 9,7 44 3,8 7 1184 90 7,6 31 2,6 8 1096 74 6,8 36 3,2 9 1029 184 17,9 11 1,0 Cộng 4468 441 9,9 122 2,7 Tỉ lệ học sinh yếu, kém từ 45,8 % giảm còn 12,6% ( giảm 33,2%). Kết quả này cho thấy tình hình dạy và học bộ môn Toán tiến bộ nhưng học sinh yếu kém vẫn còn khá cao so với mặt bằng chung của cả Tỉnh . 2.6. Kết quả chung của 4 khối lớp Bảng kết quả trung bình môn cuối năm học 2008-2009 Khối Lớp Số HS Giỏi Khá TB Trên TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % SL % 6 1428 54 3,8 127 8,9 884 61,9 1065 74,6 142 9,9 221 15,5 7 1284 127 9,9 294 22,9 546 42,5 967 75,3 189 14,7 128 10,0 8 1174 72 6,1 215 18,3 623 53,1 910 77,5 187 15,9 77 6,6 9 1002 31 3,1 134 13,4 573 57,2 702 73,7 259 25,8 41 0,5 Cộng 4888 284 5,8 770 15,8 2626 53,7 3644 74,5 777 15,9 467 9,6 - Số học sinh có điểm TBM từ 5.0 trở lên là 3644 chiếm 74,5 % - Số học sinh có điểm TBM dưới 5.0 là 1244 chiếm 26,3 % Bảng 1 Kết quả KSCL đầu năm học 2009-2010 Khối Lớp Số HS Giỏi Khá TB Trên TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % SL % 7 1304 106 8,1 158 12,1 288 22,1 552 42,3 304 23,3 448 34,4 8 1197 59 4,9 101 8,4 267 22,3 427 35,7 173 22,8 497 41,5 9 1105 70 6,3 113 10,2 165 14,9 348 31,5 223 20,2 535 48,3 Cộng 3607 235 6,5 372 10, 3 720 20,0 132 7 36,8 800 22,2 148 0 41,0 Bảng 2 kết quả điểm kiểm tra học kỳ I 2009 - 2010 Khối Lớp Số HS Giỏi Khá TB Trên TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % SL % 6 1527 108 7,1 226 14,8 481 31,5 815 53,4 361 23,6 351 23,0 7 1382 102 7,4 233 16,9 447 32,3 782 56,6 336 24,3 264 19,1 8 1266 68 5,4 164 13,0 459 32,3 691 54,6 324 25,6 251 19,8 9 1058 61 5,8 106 10,0 381 36,0 548 51,8 254 24,0 156 24,2 Cộng 5233 339 6,5 829 15,8 173 8 33,2 2836 54,2 1275 24,4 112 2 21,4 6 Bảng 3 kết quả điểm kiểm tra Học kỳ II 2009 -2010 Khối Lớp Số HS Giỏi Khá TB Trên TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % SL % 6 1159 87 7,5 254 21,9 521 45,0 862 74,4 163 14,1 134 11,5 7 1184 91 7,7 241 20,4 527 44,5 859 72,6 192 16,2 133 11,2 8 1096 93 8,5 259 23,6 455 41,5 807 73,6 183 16,7 106 9,7 9 1028 89 8,7 201 19,6 461 44,8 751 73,1 219 21,3 58 5,6 Cộng 4467 360 8, 1 955 21, 4 196 4 44,0 3279 73,4 757 16, 9 43 1 9,7 Bảng 4 kết quả tổng kết cuối năm học 2009 - 2010 Khối Lớp Số HS Giỏi Khá TB Trên TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % SL % 6 1159 86 7,4 264 22,8 652 56,3 1002 86,5 113 9,7 44 3,8 7 1184 95 8,0 260 22,0 708 59,8 1063 89,8 90 7,6 31 2,6 8 1096 89 8,1 253 23,1 644 58,8 986 90,0 74 6,8 36 3,2 9 1028 111 10,8 246 23,9 476 46,3 834 81,1 184 17,9 11 1,0 Cộng 4467 38 1 8,5 102 3 22,9 2480 55,5 3885 87,0 46 1 10, 3 122 2,7 - Số học sinh có điểm TBM từ 5.0 trở lên là 3885 chiếm 87,0% - Số học sinh có điểm TBM dưới 5.0 là 583 chiếm 13,0 % * Nhận xét - Qua kết quả của năm học 2008- 2009 và 2009- 2010 thì tỉ lệ học sinh yếu, kém giảm được 12,5% . Tuy nhiên tỉ lệ học sinh yếu kém môn toán vẫn còn tương đối cao so với yêu cầu đề ra. - Kết qủa môn Toán được xét tốt nghiệp (lớp 9): + Năm học 2008- 2009: . Điểm trung bình trở lên: chiếm 73,7 % . Điểm dưới trung bình: chiếm 26,3% + Năm học 2009- 2010: . Điểm trung bình trở lên: chiếm 81,1 % . Điểm dưới trung bình: chiếm 18,9 % Điểm trên trung bình của môn Toán (khối lớp 9) có vị trí quan trọng trong việc quyết định kết quả xét tốt nghiệp hàng năm. Qua hai bảng trên cho thấy tỉ lệ yếu kém đã đã giảm đi 7,4 % nhưng vẫn còn cao so với mặt bằng chung của Tỉnh Vì nhiều nguyên nhân: + Vấn đề bồi dưỡng, phụ đạo học sinh yếu kém mặt dù đã được đặc biệt quan tâm nhiều hơn nhưng hiệu quả đem lại chưa cao. + Vấn đề ý thức học tập của một bộ phận học sinh còn hạn chế. 2.7. Hoạt động hướng dẫn rèn luyện ký năng học tập cho học sinh 7 + Các nhà trường và GV bộ môn thường xuyên giáo dục ý thức tự học cho học sinh, hướng dẫn việc học và tự biên soạn bài ở nhà ( Mỗi học sinh phải có một quyển tập tự soạn bài trước ở nhà theo khả năng của mình ) + GV bộ môn kết hợp với GVCN thành lập các nhóm học tập theo từng địa bàn phù hợp điều kiện của HS và có sự theo dõi và kiểm tra. 3. Phân tích thực trạng, nguyên nhân 3.1. Mức độ yêu cầu về kiến thức và kỹ năng đối với học sinh Đề gồm 03 phần: Nội dung kiến thức Biết Hiểu Vận dụng Số câu/điểm Số câu/điểm Số câu/điểm Nắm vững các kiến thức cơ bản 1/1đ 1/1đ 1/2đ Biết vận dụng kiến thức vào giải BT 1/2đ 1/2đ Có kỹ năng vận dụng tốt vào giải BT 1/2đ Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Toán phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực , trí tuệ HS ở các mức độ, từ đơn giản đến phức tạp, nội dung bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức như: Nhận biết, Thông hiểu,Vận dụng, Phân tích, Đánh giá và sáng tạo. 3.2. Khả năng và mức độ đáp ứng các loại kiến thức và kỹ năng của học sinh a. Kiến thức Đa số học sinh đã nắm được những kiến thức cơ bản và được thể hiện kiến thức đó ở các bài kiểm tra. b. Kỹ năng : Đa số học sinh đã vận dụng được các kỹ năng tính toán, thực hành như :vẽ hình, gấp hình và đo đạc và ứng dụng vào thực tế cuộc sống. 3.3. Các kỹ năng và kiến thức học sinh bị hổng a. Kiến thức Một bộ phận học sinh bị hổng kiến thức cơ bản ở cấp I như: không thuộc bảng cửu chương, các công thức đơn giản của hình học …… b. Kỹ năng : Một bộ phận học sinh kỹ năng tính toán yếu, thực hành đo ,vẽ còn hạn chế. * Nguyên Nhân. * Về phía Thầy - Đa số giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao trong quá trình dạy học bộ môn, đặc biệt là hưởng ứng các cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp” từ đó tác động tích cực đến việc hình thành ý thức tự giác học tập của học sinh. - Cơ sở vật chất: Các phương tiện, thiết bị dạy học ở một số trường còn thiếu, chưa đồng bộ đã ảnh hưởng đến quá trình dạy học theo tinh thần đổi mới. - Kinh phí chi cho hoạt động chuyên môn còn quá ít, vì vậy việc thực hiện các chuyên đề, sáng kiến-kinh nghiệm, đề tài khoa học còn nhiều hạn chế. * Về phía trò 8 - Đa số học sinh đã có được ý thức học tập và thấy được việc cố gắng học tập sẽ giúp cho bản thân mình sau này và có kiến thức giúp ích cho xã hội. - Một bộ phận học sinh chưa yêu thích môn học, chưa nhận thức sự cần thiết phải học nên các em chỉ học mang tính chất đối phó, vận dụng kiến thức vào thực tiễn còn hạn chế. * Về phía gia đình - Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nên một bộ phận người dân chưa thật sự quan tâm, chăm lo đến việc học tập của các em. * Giải pháp a. Đối với Thầy. - Cần đầu tư theo chiều sâu trong việc thiết kế các bài dạy theo tinh thần đổi mới, bám sát theo chuẩn kiến thức. - Đẩy mạnh việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Sử dụng phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh - Sử dụng triệt để và khai thác có hiệu quả các phương tiện thiết bị day học hiện có, tăng cường áp dụng CNTT vào bài giảng. - Thường xuyên trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp nhằm tháo gỡ những vướng mắc, những khó khăn gặp phải trong bài dạy . - Tạo môi trường thân thiện trong quá trình dạy học. - Giáo dục ý thức học tập, bồi dưỡng lòng yêu thích bộ môn cho học sinh. - Cho học sinh thấy được vai trò và tầm quan trọng của môn Toán. - Việc phụ đạo học sinh yếu kém phải được thực hiện ngay từ đầu năm học và thường xuyên - Kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì cần phải ra đề kiểm tra phù hợp với từng đối tượng học sinh. b. Đối với trò - Cần xác định đúng đắn động cơ học tập. Phải học tập một cách chủ động. - Tăng cường việc tự học ở nhà. Phải học bài cũ và soạn bài mới trước khi đến lớp. - Tổ chức học tập theo nhóm ở nhà phù hợp với điều kiện địa phương. c. Đối với phụ huynh - Phải liên hệ chặt chẽ với GVCN để nắm được thời khóa biểu của con em mình và cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc học tập ở nhà. - Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở việc học của con em mình ở nhà. d. Đối với giáo viên chủ nhiệm - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức học tập cho học sinh. Phân công các em khá giỏi giúp đỡ những em yếu kém. - Rèn luyện ý thức học tập nghiêm túc ở học sinh - Kết hợp chặt chẽ với GVBM để nắm được tình hình học tập bộ môn của học sinh lớp mình đồng thời thông tin kịp thời với phụ huynh học sinh (đặc biệt là học sinh yếu kém) e. Đối với GVBM 9 Phản ánh trung thực và kịp thời tình hình học tập của các em học sinh cho GVCN thông qua sổ theo dõi tiết học hoặc gặp trực tiếp GVCN. Nếu cần có thể gặp trực tiếp phụ huynh học sinh f. Đối với tổ chức Đội Thường xuyên phát động các phong trào thi đua trong học tập, đặc biệt là các phong trào thi đua theo từng chủ đề và có tổng kết khen thưởng kịp thời . g. Đối với BGH, tổ chuyên môn và đoàn thể - Tăng cường sự chỉ đạo của BGH, xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tháng hoạt động của tổ, đi sâu vào vấn đề nâng cao chất lượng dạy, học và biện pháp khắc phục, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém. - Tăng cường công tác kiểm tra, dự giờ đặc biệt là các tiết phụ đạo học sinh yếu kém để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót. - Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi hơn về địa điểm, thời gian cho việc bồi dưỡng, phụ đạo học sinh. - Nâng cao về chất lượng, tăng cường về số lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp phòng , cấp trường để giáo viên có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm. - Phát huy vai trò của PHHS và các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường trong việc giáo dục đạo đức học sinh. - Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn của bộ môn Toán thật sự chất lượng để cùng học hỏi trao đổi kinh nghiệm. II. Phương hướng hoạt động và các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán năm học 2010-2011 1. Phương hướng nhiệm vụ phấn đấu năm học 2010-2011 Xuất phát từ tình hình thực tế giảng dạy bộ môn Toán trong thời gian qua của đơn vị . Phòng GD huyện Hòa Bình quyết tâm nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học bộ môn Toán hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển văn hóa, giáo dục của Huyện nhà, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học bộ môn Toán của Huyện nhà nói riêng và của Tỉnh Bạc Liêu nói chung. Phòng GD Huyện Hòa Bình đề ra phương hướng hoạt động cụ thể là như sau: - Phòng GD có kế hoạch và chỉ đạo các trường các trường thực hiện và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị để nhằm: - Đảm bảo quá trình dạy học theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học và chuẩn kiến thức. - Hưởng ứng tích cực các cuộc vận động lớn của ngành giáo dục phát động. - Tổ chức các cuộc họp nhằm rút kinh nghiệm và tìm hướng giải quyết những vấn đề có liên quan đến chuyên môn (những bài dạy khó, bài thực hành, bài ôn tập, ôn học sinh giỏi .) - Giao trách nhiệm cho từng giáo viên có kế hoạch và giải pháp để giảm tỉ lệ học sinh yếu, kém và tổ chức phụ đạo học sinh yếu, kém theo kế hoạch của Ban giám hiệu. 10 [...]... những bất cập ( nếu có) 12 - GV bộ môn phải thường xuyên nghiên cứu và áp dụng triệt để các phương pháp trong giảng dạy phù hợp theo chuẩn kiến thức Đồng thời tăng cường ứng dụng CNTT vào giảng dạy Trên đây là bản báo cáo một số ghi nhận hoạt động của tổ bộ môn Toán của Phòng GD Huyện Hòa Bình năm học 2009- 2010 và xây dựng những phương hướng hoạt động bộ môn Toán năm 2010- 2011 Việc đánh gía mang tính... hoạt động bộ môn Toán năm 2010- 2011 Việc đánh gía mang tính chất chủ quan dựa trên cơ sở những kết quả đã đạt được ở đơn vị Chúng tôi rất mong sự góp ý chân tình của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp để năm học 2010 - 2011 bộ môn Toán Phòng GD Huyện Hòa Bình nói riêng và của Tỉnh Bạc Liệu nói chung đạt được kết quả tốt hơn 13 ... yếu, kém có nhận xét kết quả kịp thời, để có giải pháp xử lí kịp thời * Về phía trò - cần phải xác định đúng động cơ Học sinh học tập - Học sinh phải có thói quen học bài ở nhà và soạn bài mới trước khi đến lớp - Học sinh tích cực tham gia xây dựng bài học ở lớp * Về phía thầy * Đối với giáo viên bộ môn: - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức học tập bộ môn cho học sinh - GV... phù hợp với từng đối tượng học sinh * Đối với giáo viên chủ nhiệm: - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để rèn luyện ý thức học tập nghiêm túc ở học sinh - Kết hợp với giáo viên bộ môn để giáo dục học sinh trong quá trình học tập - Dự giờ giáo viên bộ môn dạy ở lớp mình để nắm tình hình học tập của lớp, tìm giải pháp giáo dục thích hợp - Thường xuyên trao đổi với PHHS về tình hình học tập của HS nhằm phối... cao chất lượng dạy học bộ môn * Về công tác quản lý * Đối với nhà trường: - Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi hơn về địa điểm, thời gian cho việc bồi dưỡng, phụ đạo học sinh - Phát huy vai trò của PHHS và các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường trong việc giáo dục đạo đức học sinh - Đẩy mạnh việc bồi dưỡng học sinh yếu, kém và học sinh giỏi * Đối với tổ chuyên môn: - Tổ chức họp rút... học sinh giỏi * Đối với tổ chuyên môn: - Tổ chức họp rút kinh nghiệm các tiết hội giảng, dự giờ, dự giờ trao đổi và học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp - Họp tổ chuyên môn theo định kỳ cần đi sâu vào việc bàn biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn và phương pháp giảng dạy một số bài khó - Phát động giáo viên thực hiện các chuyên đề, sáng kiến-kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học - Động viên giáo viên soạn giáo...- Động viên giáo viên phát huy cao tinh thần trách nhiêm, tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao trình độ tin học để tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy * Chỉ tiêu phấn đấu: Năm học 2010- 2011 * Học sinh Khối Lớp Số HS 6 7 8 9 Cộng 1474 1084 1104 1040 4702 Giỏi SL 145 94 90 95 424 % Khá SL 9.8 8.7 8.2 9.1 9.0 382 359 311... tham gia xây dựng bài học ở lớp * Về phía thầy * Đối với giáo viên bộ môn: - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức học tập bộ môn cho học sinh - GV thường xuyên nghiên cứu áp dụng kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, phương tiện dạy học nhằm tạo không khí sinh động cho giờ học Sử dụng phương pháp phù hợp từng đối tượng học sinh Đảm bảo tốt quá trình dạy học theo hướng tích cực... 80 91 27 365 11.3 7.4 8.2 2.6 7.8 30 24 20 2 76 86.6 90.4 90.0 97.2 92.7 * Giáo viên: Thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước cũnh như của ngành Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn của ngành, không ngừng nâng cao chất lượng giờ lên lớp Tích cực thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các . 02. tháng 11 năm 2010 BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BỘ MÔN NĂM HỌC 2009 -2010 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG BỘ MÔN NĂM HỌC 2010- 2011 MÔN: TOÁN CẤP THCS Mở đầu - Tính. trên của môn Toán , mỗi giáo viên đảm trách bộ môn Toán luôn ý thức thực hiện tốt việc giảng dạy bộ môn bằng các phương pháp đặc trưng cũng như kết hợp

Ngày đăng: 19/10/2013, 12:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

+ Bảng số lượng học sinh yếu kém TBM cuối năm 2009-2010 - tổng kết bộ môn toán THCS 2010
Bảng s ố lượng học sinh yếu kém TBM cuối năm 2009-2010 (Trang 6)
Bảng 3 kết quả điểm kiểm tra Học kỳ II 2009-2010 - tổng kết bộ môn toán THCS 2010
Bảng 3 kết quả điểm kiểm tra Học kỳ II 2009-2010 (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w