1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện phương pháp chấm điểm tại NHNTVN

5 160 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

/ Hoàn thiện phương pháp chấm điểm tại NHNTVN 3.1/ Định hướng hoạt động tín dụng của NHNT trong năm tới. NHNT xác định năm 2006, 2007 là năm bản lề, đánh dấu sự chuyển đổi căn bản về chất của NHNT sang cơ chế quản lý điều hành của một NHTMCF. Chính vì vậy, định hướng hoạt động tín dụng trong năm 2006 là “ Tăng cường công tác khách hàng, tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng, hướng tới các chuẩn mực quốc tế”. Để thực hiện được mục tiêu đặt ra trước mắt NHNT sẽ: - Tăng cường các hoạt động Marketing( sản phẩm, giá, phân phối, tiếp thị) nhằm mở rộngthị trường tín dụng đối với các doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhóm khách hàng là thể nhân. - Nâng cao chất lượng công tác định hướng đầu tư theo hướng đảm bảo sát với tình hình thị trường, rõ ràng và cụ thể. - Tiếp tục áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng tín dụng (i) triển khai mô hình tín dụng trong toàn hệ thống (ii) Thực hiện phân loại nợ theo điều 7 QĐ 493 (iii) Xây dựng riêng Quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp và Quy trình tín dụng đối với thể nhân (iv) Tiếp tục chỉnh sửa Hệ thống chấm điểm tín dụng và phương pháp xác định GHTD một cách phù hợp (v) Tăng cường kiểm tra kiểm soát… - Chú trọng côngtác cán bộ tín dụng cả về mặt số lưọng và chất lượng. Trên cơ sở những thành công đã đặt được trong các năm trước, NHNT dự kiến tăng trưởng dư nợ trong năm tới tăng 20-26% , tỷ lệ nợ xấu đạt 3%. Ngân hàng tiếp tục triển khai hoạt động xử lý nợ tồn đọng, tài sản đảm bảo. 3.2/ Một số giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại NHNT. 3.2.1/ Giải pháp đối với NHNT. - Chỉnh sửa hệ thống: Trong bảng chấm điểm các yếu tố bên ngoài, chỉ tiêu triển vọng nghành cần được sửa đổi với trọng số thay đổi vì hiện nay triển vọng nghành là một động lực mạnh mẽ để giúp các doanh nghiệp trong nội bộ nghành phát triển. Khi được đặt là nghành mũi nhọn, doanh nghiệp được nhà nướctạo điều kiện về mọi mặt không những thế môi trường kinh doanh cũng gặp rất nhiều thuận lợi vì khi nghành có triển vọng phát triển nghĩa là được nền kinh tế chấp nhận, số lượng tiêu dùng khả quan .v.v.Vì thế nếu doanh nghiệp kinh doanh trong nghành nghề có triển vọng tốt nghĩa là khả năng sử dụng vốn có hiệu quả cũng sẽ cao hơn các doanh nghiệp khác nghành, vì thế chỉ tiêu này cấn được đặc biệt quan tâm. Ngoài ra cần điều chỉnh các chỉ tiêu như: tiền, thu nhập, vốn, mức độ giao dịch với NHNT , vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền .v.v. Đây là những chỉ tiêu có khả năng định lượng cao, dễ dàng có thể đo lường được nhưng có những ý nghĩa kinh tế nhất định, không thể hiện nhiều về khả năng hoàn trả tín dụng, nên có thể giảm nhẹ sự quan trọng của nó trong bảng chấm bằng việc giảm điểm của các chỉ tiêu này. Bên cạnh những chỉ tiêu đã có, ngân hàng nên bổ sung một số chỉ tiêu mới như: quá trình ra quyết định( những quyết định đầuđược thực hiện trong quá trình kinh doanh) , trình độ công nghệ của doanh nghiệp( với công nghệ cao sẽ giúp sản phẩm làm ra của doanh nghiệp có chất lượng vượt trội hơn, tạo nên lợi thế cạnh tranh nên hiệu quả sử dụng vốn sẽ rất tốt), chất lượng hàng tồn kho ( vì cóthể giá trị tài sản hàng tồn kho lớn nhưng khả năng thanh lý hàng lại không tốt hoặc ngược lại cũng sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả đánh giá của cán bộ tín dụng), chất lượng các khoản phải thu(đưa thêm chỉ tiêu để đánh giá tình hình kinh doanh doanh nghiệp, tuy các khoản phải thu có thể nhiều làm tăng tài sản cho doanh nghiệp nhưng nếu đó là các khoản khó đòi thì doanh nghiệp cũng sẽ chịu thua lỗ, nên ảnh hưởng đến tình hình tài chính của nó). Những chỉ tiêu định tính là những chỉ tiêu khó xác định, phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan của người chấm , dễ nảy sinh rủi ro đạo đức nên cần được đi sâu chi tiết hơn. Ví dụ: vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp là rất khó dự đoán, vì thế nên thay bằng chỉ tiêu khác như thị phần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này có thể đo lường bằng tỷ lệ doanh số bán ước tính của doanh nghiệp / doanh số bán ướctính của nghành. Những chỉ tiêu quan trọng như nợ quá hạn lại chỉ chiếm 4 điểm trong tổng số 100 điểm, nên sẽ có trường hợp doanh nghiệp có tiền sử tín dụng tốt lại không nhận điểm cao hơn doanh nghiệp vay nợ quá hạn nhiều. - Hợp tác với các ngân hàng khác hoặc các tổ chức tài chinh khác để học hỏi thêm kinh nghiệm, trao đổi thông tin hai chiều. Với tình trạng những khoản tín dụng bong bóng xuất hiện ngày càng nhiều một phần xuất phát từ việc tăng giá của chứng khoán ngân hàng đã tạo ra một nguy cơ tiềm ẩn trong cả hệ thống, vì vậy NHNT cùng với các ngân hàng khác cần xây dựng hệ thống thông tin nội bộ chặt chẽ để giảm thiểu những rủi ro đáng tiếc. - Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ tíndụng để họ nắm vững kiến thức về tín dụng mà đặc biệt là bộ phận chấm điểm. Ngoài ra bộ phận kiểm soát kết quả, phê duyệt kết quả ( Hội đồng tín dụng, lãnh đạo phòng tín dụng) cũng cần theo dõi sát sao hoạt động của cấp dưới để kịp thời hạn chế những hợp đồng cấp vốn không tốt, giúp họ nhận thức được tầm quan trọng của công việc, am hiểu ưu nhược của từng chỉ tiêu để biết nên chú trọng vào chỉ tiêu nào, từ các chỉ tiêu thấy đuợc điểm mạnh yếu của doanh nghiệp để đưa ra quyết định hợp lý. Cần áp dụng chế độ thưởng phạt công minh để khuyến khích kịp thời những thành viên tích cực, gắn họ gần hơn với trách nhiệm của mình. Định kỳ tổ chức đánh giá và rút kinh nghiệm về hoạt độngthẩm định nói chung và hoạt động chấm điểm tín dụng nói riêng, từ cấp trung ương đến từng chi nhánh. - Phát triển bộ phận lưu trữ thông tin : một hệ thống thông tin mang quy mô tập trung sẽ không chỉ giúp ngân hàng trong việc đánh giá so sánh các khách hàng được thường xuyên với chi phí thấp mà còn có thể phát hiện những trường hợp khách hàng có tiền sử tín dụng không tốt để hạn chế cấp vốn. 3.2.2/ Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. - Ngân hàng cần có những quy định cụ thể về mặt tác nghiệp cho hoạt động phân tích tín dụng, đặc biệt là hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, mỗi ngân hàng tự tiến hành theo cách riêng của mình nên kết quả xếp hạng đôi lúc khác nhau. việc này không những dẫn đến sự không nhất quán trong hệ thống ngân hàng trong nước mà còn làm chúng ta khó gia nhập những thông lệ quốc tế với chuẩn hoá cao dành cho hàng chục nước thành viên. - Cần cùng cố hơn trung tâm thông tin tín dụng, làm cho trung tâm hoạt động đúng chức năng nhiệm vụ của mình bằng cách quy đinh rõ ràng cụ thể trách nhiệm của các đơn vị thành viên trong hoạt động chung. Ngoài ra cần điều chỉnh mức phí cho hợp lý để mọi đối tượng đều có thể tiếp cận nguồn thông tin này dễ dàng hơn. kết Luận Ngân hàng phát minh lớn thứ 3 của loài ngời ngày càng khẳng định đợc vị trí, vai trò của mình dới sự phát triển của nền kinh tế một quốc gia. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế thế giới chuyển sang xu thế hội nhập cùng phát triển với nền kinh tế thị trờng cạnh tranh khốc liệt. Thì sự vững mạnh của hệ thống Ngân hàng của mỗi quốc gia ít nhiều phản ánh đợc vị thế của quốc gia đó trên thơng trờng quốc tế. Đối với Việt Nam, nền kinh tế thị trờng và yêu cầu của quá trình đổi mới đất nớc đòi hỏi hệ thống ngân hàng cần phải luôn luôn hoàn thiện các hoạt động kinh doanh còn có nhiều thiếu sót của mình, trong đó có hoạt động tín dụng. Tín dụng ngân hàng trong thời gian qua là một công cụ đắc lực của các NHTM trong việc giúp nhà nớc, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc, phát triển nông nghiệp nông thôn tăng năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp, tăng sức mạnh cạch tranh của Việt Nam trên thi trờng thế giới. Việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đòi hỏi mang tính chất cấp bách cho cả ngân hàng và nền kinh tế nó chỉ không mang lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn phục vụ trực tiếp đến công cuộc đổi mới của đất nớc. Những vấn đề đã đề cập trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp này chỉ là một khía cạnh hoạt động cuả hoạt động ngân hàng. Hy vong rằng qua đó những suy nghĩ của em có thể đóng góp 1 phần bé nhỏ cho nhiệm vụ nâng cao hiệu quả tín dụng Ngân hàng Ngoai thơng Việt Nam nói riêng và Việt Nam nói chung. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn nhiều hạn chế thiếu xót, em mong muốn có sự hớng dẫn và chỉ bảo cùng những ý kiến đóng góp quý báu của các thày cô giáo, của các anh chị bạn bè và bất kỳ ai quan tâm đến đề tài này để bài viết đầy đủ và hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của các thày cô giáo, đặc biệt là cô giáo TS. Phan Thị Thu Hà đã nhiệt tình giúp em hoàn thành chuyên đề này. . 3.2/ Một số giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại NHNT. 3.2.1/ Giải pháp đối với NHNT. - Chỉnh sửa hệ thống: Trong bảng chấm điểm các yếu tố. / Hoàn thiện phương pháp chấm điểm tại NHNTVN 3.1/ Định hướng hoạt động tín dụng của NHNT trong

Ngày đăng: 19/10/2013, 10:20

Xem thêm: Hoàn thiện phương pháp chấm điểm tại NHNTVN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w