1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÁC RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

23 295 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 47,09 KB

Nội dung

Chức năng của ngân hàng thương mại: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hệ thống ngân hàng phát triển các ngân hàngthương mại thực hiện 03 chức năng sau: 2.2.1.. Ngân hàng thương

Trang 1

tín

dụng

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÁC RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại:

Nghị định của Chính phủ số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 định nghĩa: “Ngân hàngthương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinhdoanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhànước”

2.2 Chức năng của ngân hàng thương mại:

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hệ thống ngân hàng phát triển các ngân hàngthương mại thực hiện 03 chức năng sau:

2.2.1 Ngân hàng thương mại là trung gian tín dụng:

Đây là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của ngân hàng thương mại.

Chức năng trung gian tín dụng được minh họa qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Chức năng trung gian tín dụng

Nhờ nguồn vốn tín dụng lớn và luân chuyển liên tục, thông qua việc thực hiện chức năng nóitrên sẽ làm cho nền kinh tế phát triển được cung ứng vốn ngày càng đầy đủ để phát tiển

2.2.2 Ngân hàng thương mại là trung gian thanh toán:

Đây là chức năng quan trọng cho thấy tính chất “đặc biệt” trong hoạt động của ngân hàngthương mại

Trang 2

trả tiền

Giấy yyy Người trả tiền

tổ chức kinh tế,

cá nhân, …) Lệnh

qua tài khoản

Chức năng trung gian thanh toán được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2: Chức năng trung gian thanh toán

Thực hiện chức năng trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại trở thành người thủ quỹ

và là trung tâm thanh toán của xã hội Thực hiện chức năng này, ngân hàng thương mại đứng ralàm trung gian để thực hiện các khoản giao dịch thanh toán giữa các khách hàng, giữa ngườimua, người bán, … để hoàn tất các quan hệ kinh tế thương mại giữa họ với nhau

2.2.3 Ngân hàng thương mại cung ứng các dịch vụ ngân hàng:

Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng và ngân quỹ, ngân hàng có những điều kiện

thuận lợi mà không phải tổ chức nào cũng có như kho quỹ, hệ thống thông tin, mối quan hệ rộngkhắp với các doanh nghiệp Qua đó, ngân hàng có thể thực hiện tư vấn tài chính, nhận ủy thác,dịch vụ kiều hối, … để nhận tiền hoa hồng, sẽ vừa tiết kiệm chi phí vừa đạt hiệu quả cao

2.3 Những vấn đề cơ bản về tín dụng:

2.3.1 Khái niệm về tín dụng:

Tín dụng là quan hệ vay muợn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và ngườicho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả

Tín dụng được biểu hiện theo sơ đồ:

Sơ đồ 2.3: Khái niệm tín dụng

Mặc dù, tín dụng có quá trình tồn tại và phát triển lâu dài qua nhiều hình thái kinh tế xã hội,với nhiều hình thức khác nhau, song đều có tính chất quan trọng sau:

Trang 3

- Tín dụng trước hết là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền (hiện kim) hoặc tàisản (hiện vật) từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ không làm thay đổi quyền sở hữu chúng.

- Tín dụng bao giờ cũng có giới hạn và phải đựơc “hoàn trả”

- Giá trị của tín dụng không những được bảo tồn mà còn được nâng cao nhờ lợi tức tíndụng

2.3.2 Chức năng của tín dụng:

Tín dụng có 03 chức năng:

2.3.2.1 Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ:

Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ chức năng này của tín dụng mà các nguồnvốn tiền tệ trong xã hội được điều hòa từ nơi “thừa” sang nơi “thiếu” để sử dụng nhằm phát triểnkinh tế

Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là 02 mặt hợp thành chức năng cốt lõi của tín dụng:

- Ở mặt tập trung vốn tiền tệ: Nhờ sự hoạt động của hệ thống tín dụng mà các nguồntiền nhàn rỗi được tập trung lại, bao gồm tiền nhàn rỗi của dân chúng, vốn bằng tiền của cácdoanh nghiệp, vốn bằng tiền của các tổ chức đoàn thể, xã hội, …

- Ở mặt phân phối lại vốn tiền tệ: Đây là mặt cơ bản của chức năng này – đó là sựchuyển hóa để sử dụng các nguồn vốn đã tập trung được để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong toàn

xã hội

Cả 02 mặt tập trung và phân phối lại vốn đều được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả vì vậytín dụng có ưu thế rõ rệt, nó kích thích mặt tập trung vốn, nó thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệuquả

Nhờ chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ của tín dụng, mà phần lớn nguồn tiềntrong xã hội từ chỗ là tiền “nhàn rỗi” một cách tương đối đã được huy động và sử dụng cho cácnhu cầu của sản xuất và đời sống, làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong toàn xã hội tăng lên

2.3.2.2 Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội:

Nhờ hoạt động của tín dụng mà nó có thể phát huy chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí

lưu thông cho toàn xã hội, điều này thể hiện qua các mặt sau đây:

- Hoạt động tín dụng, trước hết tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thôngtín dụng như thương phiếu, kỳ phiếu, ngân hàng, các loại séc, … cho phép thay thế một số lượnglớn tiền mặt lưu hành nhờ đó làm giảm bớt các chi phí có liên quan như in tiền, đúc tiền, vậnchuyển, bảo quản tiền, …

- Với sự hoạt động của tín dụng, đặc biệt là tín dụng ngân hàng đã mở ra một khả nănglớn trong việc mở tài khoản và giao dịch thanh toán thông qua ngân hàng dưới các hình thứcchuyển khoản hoặc bù trừ cho nhau

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tín dụng thì hệ thống thanh toán qua ngân hàng ngàycàng mở rộng, vừa cho phép giải quyết nhanh chóng các mối quan hệ kinh tế, vừa thúc đẩy quátrình ấy, tạo điều kiện cho nền kinh tế - xã hội phát triển

Trang 4

- Nhờ hoạt động của tín dụng, mà các nguồn vốn đang nằm trong xã hội được huy động

để sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hóa sẽ có tác dụng tăng tốc độ chuchuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội

2.3.2.3 Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế:

Đây là chức năng phát sinh, hệ quả của 02 chức năng trên

Sự hoạt động của vốn tín dụng phần lớn là sự vận động gắn liền với sự vận động của vật tư,

hàng hóa, chi phí trong các xí nghiệp, các tổ chức kinh tế, vì vậy qua đó tín dụng không những làtấm gương phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn thông qua đó thực hiệnviệc kiểm soát các hoạt động đó nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, lãng phí, vi phạm phápluật, … trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

2.3.3 Vai trò của tín dụng:

Vai trò của tín dụng bao gồm 02 mặt: tích cực và tiêu cực

2.3.3.1 Mặt tích cực:

 Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển:

- Tín dụng trước hết là nguồn cung ứng vốn cho các doang nghiệp, các tổ chức kinh tế

- Tín dụng là một trong những công cụ để tập trung vốn một cách hữu hiệu trong nền kinhtế

- Tín dụng không những là công cụ tập trung vốn mà còn là công cụ thúc đẩy tích tụ vốncho các xí nghiệp, tổ chức kinh tế

Có thể nói, trong mọi nền kinh tế - xã hôi, tín dụng đều phát huy vai trò to lớn nói trên

- Đối với doanh nghiệp: Tín dụng góp phần cung ứng vốn, bao gồm vốn cố định và vốn lưuđộng

- Đối với dân chúng: Tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư

- Đối với toàn xã hội: Tín dụng là tăng hiệu suất sử dụng vốn

Tất cả đều hợp lực và tác động lên đời sống kinh tế - xã hội khiến tạo ra động lực phát triểnrất mạnh mẽ mà không có công cụ tài chính nào có thể thay thế được

 Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, giá cả:

Trong khi thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ, tín dụng đã góp phầnlàm giảm khối lượng tiền tệ lưu hành trong nền kinh tế, đặc biệt là tiền mặt trong tay các tầng lớpdân cư, làm giảm áp lực lạm phát, nhờ vậy góp phần làm ổn định tiền tệ Mặt khác, do cung ứngvốn tín dụng cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuấtkinh doanh … làm cho sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hóa dịch vụ làm ra ngàycàng nhiều, đáp ứng được

nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, chính nhờ đó mà tín dụng góp phần làm ổn định thị truờnggiá cả trong nước …

 Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội:

Trang 5

Một mặt, do tín dụng có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất hàng hóa và dịch

vụ ngày càng gia tăng có thể thỏa mãn nhu cầu đời sống của người lao động Mặt khác, do vốntín dụng cung ứng đã tạo ra khả năng trong việc khai thác các tiềm năng sẵn có trong xã hội nhưtài nguyên thiên nhiên, lao động, đất đai … do đó có thể thu hút nhiều lực lượng lao động của xãhội để tạo ra lực lượng sản xuất mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Một xã hội phát triển lành mạnh, đời sống được ổn định, ai cũng có công ăn việc làm … đó

là tiền đề quan trọng ổn định trật tự xã hội

 Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế:

Tín dụng còn có vai trò quan trọng để mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối

ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế Sự phát triển của tín dụng không những ở trong phạm vi quốcnội mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế, nhờ đó nó thúc đẩy mở rộng và phát triển các quan hệkinh tế đối ngoại, nhằm giúp đỡ và giải quyết các nhu cầu lẫn nhau trong quá trình phát triển đilên của mỗi nước, làm cho các nước có điều kiện xích lại gần nhau hơn và cùng nhau phát triển

2.3.3.2 Mặt tiêu cực:

Nếu để tín dụng phát triển một cách tràn lan không kiểm soát, thì không những không làmcho nền kinh tế phát triển mà còn làm cho lạm phát có thể gia tăng gây ảnh hưởng xấu đến đờisống kinh tế, xã hội

2.4 Các nguyên tắc tín dụng:

thu lợi nhuận từ hoạt động của mình Tuy nhiên, cấp tín dụng liên quan đến việc sử dụng vốnhuy động của khách hàng nên phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định Nói chung khách hàngvay vốn của ngân hàng phải đảm bảo 02 nguyên tắc:

2.4.1 Vốn vay phải sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín

dụng và có hiệu quả kinh tế:

Việc sử dụng vốn vay vào mục đích gì do 02 bên, ngân hàng và khách hàng, thỏa thuận vàghi vào trong hợp đồng tín dụng Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa thuận nhằm bảođảm hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ vay sau này Do vậy, về phía ngân hàngtrước khi cho vay cần tìm hiểu rõ mục đích vay vốn của khách hàng đồng thời phải kiểm tra xemkhách hàng có sử dụng vốn vay đúng như mục đích đã cam kết hay không Điều này rất quantrọng vì việc sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thuhồi nợ sau này

Về phía khách hàng , việc sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng cao hiệu quả sửdụng vốn vay đồng thời khách hàng đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng Từ đó, nângcao uy tín của khách hàng đối với ngân hàng và củng cố quan hệ vay vốn giữa khách hàng vàngân hàng sau này

2.4.2 Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi vay theo đúng hạn đã cam kết trong

hợp đồng tín dụng:

Hoàn trả nợ gốc và lãi vay là nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay Điềunày xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay.Đại đa số nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay là vốn huy động từ khách hàng gửi tiền

Trang 6

Do đó, sau khi cho vay trong một thời hạn nhất định khách hàng vay tiền phải hoàn trả lại chongân hàng để ngân hàng hoàn trả lại cho khách hàng gửi tiền Hơn nữa bản chất của quan hệ tíndụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhấtđịnh vốn vay phải được hoàn trả, cả gốc và lãi

Các nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho Ngân hàng có thể tồn tại và hoạt động một cách bình thường

2.5 Những vấn đề chung về rủi ro trong kinh doanh ngân hàng:

2.5.1 Đặc trưng trong kinh doanh ngân hàng:

Là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt, hoạt động kinh doanh của ngân hàng

thương mại có những đặc trưng cơ bản như sau:

- Ngân hàng thương mại là ngân hàng kinh doanh tiền gửi

Trên thị trường tài chính, ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian tài chính quan trọng,chuyển tải những khoản vốn huy động được trong xã hội đến những người có nhu cầu chi tiêu vàđầu tư Với chức năng ban đầu là nhận tiền gửi của xã hội, sau đó ngân hàng thương mại đã trởthành các chủ thể chuyên mua bán quyền sử dụng vốn

- Hoạt động của ngân hàng thương mại có tính nhạy cảm cao và luôn chịu sự giám sátchặt chẽ của pháp luật

Kinh doanh ngân hàng dựa trên niềm tin, vì vậy tính nhạy cảm trong kinh doanh rất cao Chỉcần một biến động nhỏ cũng có thể gây tác động đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng (một

sự thay đổi nhỏ về lãi suất cũng có thể dẫn đến sự dịch chuyển khách hàng từ ngân hàng nàysang ngân hàng khác)

Nếu ngân hàng hoạt động tốt, sẽ góp phần tiết kiệm các nguồn lực, giảm thiểu chi phí cho xãhội, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững Ngược lại, khi ngân hàngphá sản sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những người gửi tiền, và sự phá sản của ngân hàng luôn cóhiệu ứng dây chuyền, lây lan rất lớn và có tác động xấu đến nền kinh tế, cho nên hoạt động kinhdoanh ngân hàng phải được giám sát chặt chẽ, thường xuyên bằng các luật định

- Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng thương mại mang tính tương đồng, dễ bắtchước và gắn chặt với yếu tố thời gian

Các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng rất đa dạng Songphần lớn các sản phẩm của mỗi ngân hàng này lại tương đồng với các sản phẩm của các ngânhàng thương mại khác Nếu một ngân hàng thương mại vừa thực hiện một loại hình dịch vụ nào

đó có hiệu quả thì ngay lập tức có thể bị các ngân hàng khác thực hiện theo Như vậy, khái niệmsản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng thương mại phải được hiểu là sản phẩm dịch vụ mà ngânhàng đó đưa ra thị trường trước các đối thủ cạnh tranh

Mặt khác, thời gian chính là yếu tố quan trọng thực hiện giá trị sản phẩm, đồng thời cũng làmột trong những yếu tố quyết định giá cả của sản phẩm dịch vụ ngân hàng Vì vậy, các sản phẩmdịch vụ ngân hàng luôn gắn chặt với yếu tố thời gian

- Khách hàng của ngân hàng rất đông đảo và đa dạng

Trang 7

Khách hàng của ngân hàng thương mại đông đảo và đa dạng, đòi hỏi của khách hàng đối vớisản phẩm dịch vụ của ngân hàng cũng rất khác nhau Vì vậy, mỗi ngân hàng phải nghiên cứu xâydựng chiến lược khách hàng phù hợp.

- Kinh doanh ngân hàng gắn liền với yếu tố rủi ro

Rủi ro có thể xảy ra đối với bất kỳ loại hình kinh doanh nào Tuy nhiên, rủi ro trong kinhdoanh ngân hàng có những điểm khác biệt với các lĩnh vực kinh doanh khác về mức độ vànguyên nhân Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có tính lan truyền và để lại hậu quả to lớn,không chỉ bao gồm rủi ro nội tại của ngành, mà còn của tất cả các ngành khác trong nền kinh tế,không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác

2.5.2 Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng:

2.5.2.1 Rủi ro ngân hàng:

Rủi ro ngân hàng không phải là nổi ám ảnh của hệ thống ngân hàng một nước mà là nổi ám

ảnh chung của các hệ thống ngân hàng trên thế giới Những bất ngờ luôn xảy ra, ngay cả đối vớinhững ngân hàng giỏi nhất, nhiều kinh nghiệm nhất cũng khó phỏng đoán Vì vậy, rủi ro ngânhàng và quản lý nó luôn luôn là nhữnng vấn đề thời sự cho mỗi nền kinh tế trong mỗi thời kỳ

Có nhiều cách hiểu rủi ro khác nhau, có nhiều định nghĩa về rủi ro của các nhà kinh tế và cácnhà kinh doanh Khó tìm được một định nghĩa nào là hoàn hảo, song rủi ro thường có 02 đặcđiểm:

- Biên độ rủi ro, đó là sự thiệt hại từ rủi ro gây ra ở mức độ nào

- Tần số xuất hiện của rủi ro nhiều hay ít

Là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, ngân hàng thương mại cũng gánh chịu các rủi ro docác tác động của môi trường vĩ mô và vi mô gây nên như các doanh nghiệp khác

2.5.2.2 Phân loại rủi ro:

Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng về cơ bản có thể chia thành 02 loại: rủi ro môi trường vàrủi ro đặc thù

 Rủi ro môi trường:

Rủi ro môi trường luôn luôn tồn tại trong tổ chức và ngoài tổ chức Hay nói cách khác, rủi romôi trưòng gồm 02 loại: rủi ro môi trường vĩ mô và rủi ro môi trường cạnh tranh

- Rủi ro môi trường vĩ mô: Môi trường mà ngân hàng hoạt động chứa đựng muôn vànrủi ro, chúng tác động đến ngân hàng bằng nhiều cách: hoặc làm suy yếu khả năng chịu đựng rủi

ro của ngân hàng, hoặc gây cho ngân hàng những thiệt hại về tài chính Những rủi ro này rất

khó kiểm soát nên chúng được gọi là “rủi ro không

kiểm soát được” Trong thực tế, người ta có thể kiểm soát chúng ở mức độ hạn chế trên cơ sở dự

báo

Các rủi ro môi trường vĩ mô mà ngân hàng thường gặp là:

+ Rủi ro tự nhiên hay rủi ro bất khả kháng: lũ lụt, hỏa hoạn, động đất, …

Trang 8

+ Rủi ro về kinh tế liên quan đến sự vận động của nền kinh tế và chu kỳ kinh doanh: lạmphát, thất nghiệp, suy thoái kinh tế, khủng hoảng, … Ảnh hưởng của các yếu tố này đến ngânhàng thường rất lớn.

- Rủi ro môi trường cạnh tranh: Một ngân hàng trong hoạt động kinh doanh thườngchịu tác động của khách hàng hoặc các đối thủ cạnh tranh từ nhiều phía Từ đó luôn nhận rấtnhiều các tác động đầy rủi ro

 Rủi ro đặc thù:

Luôn tồn tại trong lĩnh vực hay ngành nghề kinh doanh Rủi ro đặc thù là rủi ro do bản chấtcủa ngành hay lĩnh vực kinh doanh tạo ra Trong lĩnh vực ngân hàng, rủi ro đặc thù thường baogồm:

- Rủi ro về quản lý: Rủi ro này có thể bắt nguồn từ ban quản lý ngân hàng do thiếu kiếnthức, thiếu kinh nghiệm hoặc thiếu khả năng điều hành Nó cũng có thể xảy ra do sự yếu kém vềnăng lực hay đạo đức của nhân viên ngân hàng

- Rủi ro cung cấp các dịch vụ tài chính hay rủi ro kinh doanh, bao gồm: Rủi ro về hoạtđộng, rủi ro về sản phẩm, rủi ro về công nghệ, rủi ro đòn cân nợ, rủi ro do thiếu nổ lực nghiêncứu và phát triển

- Rủi ro thích ứng vốn: Nó thể hiện ngân hàng có quy mô vốn nhỏ thường ít an toànhơn ngân hàng có vốn lớn

- Rủi ro tài sản thế chấp: Tài sản thế chấp không đủ giá trị để bù đắp thiệt hại cho ngânhàng

Có thể tóm tắt phân loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.4: Các loại rủi ro

Trang 9

Các loại rủi ro có quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời

2.5.3 Ảnh hưởng của rủi ro trong kinh doanh ngân hàng:

RR trong kinh doanh

ngân hàng

RR đặc thù

RR môi trường

RR môi trường cạnh tranh

RR môi trường vĩ mô

Trang 10

Cũng như các doanh nghiệp khác, ngân hàng cũng có thể gặp rủi ro và có thể bị mất vốn.

Nhưng do kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt, nên rủi ro trong kinh doanh ngân hàng không chỉảnh hưởng đến bản thân ngân hàng thương mại mà còn tác động xấu đến nền kinh tế - xã hội

 Rủi ro xảy ra tạo cho ngân hàng những tổn thất về mặt tài chính:

Bất kỳ một rủi ro nào xảy ra cũng gây nên những tổn thất về tài chính cho ngân hàng: hoặclàm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng, hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng Nếu thukhông đủ chi ngân hàng sẽ bị thua lỗ, nghiêm trọng hơn ngân hàng có thể bị phá sản

Rủi ro và tổn thất tài chính là điều khó tránh khỏi trong việc tìm kiếm lợi nhuận, hoạt độngnào mang lại lợi nhuận cao thì khả năng xảy ra rủi ro sẽ lớn Điều đó đặt ra cho ngân hàng làphải cân nhắc lựa chọn phương án kinh doanh nhằm đạt được sự cân bằng hợp lý giữa lợi nhuậnvới rủi ro và tổn thất

 Rủi ro xảy ra làm giảm uy tín của ngân hàng:

Những thiệt hại về uy tín của ngân hàng, làm mất lòng tin của của công chúng là những tổnthất còn lớn hơn rất nhiều so với những tổn thất về mặt tài chính Các thua lỗ trong hoạt độngcủa ngân hàng luôn có ảnh hưởng bất lợi đến niềm tin của công chúng Khi dân chúng thiếu tintưởng vào khả năng kinh doanh của ngân hàng, hoặc nghi ngờ ngân hàng mất khả năng thanhtoán, họ sẽ đồng loạt rút tiền gửi ra khỏi ngân hàng, dẫn đến việc khủng hoảng tài chính hoặc phásản của ngân hàng

 Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng còn gây tác động xấu đến nền kinh tế - xã hội:

Các thua lỗ của ngân hàng nếu nghiêm trọng có thể làm cổ đông mất vốn đầu tư, nhữngngười gửi tiền mất đi những khoản tiền tiết kiệm mà suốt đời mới có được Tình trạng tài chínhxấu của một ngân hàng còn tạo ra sự nghi ngờ của những người gửi tiền về sự ổn định và khảnăng thanh toán của hệ thống ngân hàng, gây tác động xấu đến tình hình tài chính của các ngânhàng khác, kéo theo phản ứng dây chuyền và phá vỡ tính ổn định của thị trường tài chính

2.6 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng:

2.6.1 Rủi ro tín dụng:

Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc và lãi

của các khoản cho vay, hoặc việc thanh toán nợ gốc và lãi vay không đúng hạn

Rủi ro tín dụng là vấn đề đặc biệt được quan tâm không chỉ ở phạm vi các ngân hàng, mà còntrong toàn nền kinh tế

Rủi ro tín dụng là một loại rủi ro do sự suy giảm về khả năng trả nợ của các khách hàng.Giảm giá trị của khoản cho vay tín dụng không chỉ bao gồm việc không trả được nợ của kháchhàng tăng lên mà còn dẫn đến thị trường vốn định giá khả năng tín dụng của công ty qua mức lãisuất cao hơn đối với các công cụ nợ do công ty phát hành, hoặc là việc giảm giá của các cổphiếu, hoặc giảm cấp các đại lý

Đây cũng chính là việc định giá về chất lượng của các công cụ nợ mà các công ty phát hành Rủi ro tín dụng rất nguy hiểm, khi một vài khách hàng quan trọng không trả được nợ có thểgây nên những khoản lỗ lớn cho ngân hàng và có thể dẫn ngân hàng đến tình trạng mất khả năngthanh toán

Trang 11

2.6.2 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng:

2.6.2.1 Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan:

 Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định:

- Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế

Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ramột môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thườngxuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thịtrường Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước và quốc

tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản

lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tàichính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút

- Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng thừa vềđầu tư trong một số ngành

Nền kinh tế thị trường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm ngànhnào có lợi nhất để đầu tư và sẽ rời bỏ những ngành không đem lại lợi nhuận cho họ và do đó có

sự chuyển dịch vốn từ ngành này qua ngành khác và đây cũng là một hiện tượng khách quan.Tuy nhiên ở nước ta thời gian qua, sự cạnh tranh đã phát triển một cách tự phát, hoàn toàn không

đi kèm với sự quy hoạch hợp lý, hợp tác, phân công lao động, chuyên môn hoá lao động, sự bấtlực trong vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp và sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước

Thời gian qua, tại một số địa phương đã xảy ra tình trạng mặc dù điều kiện địa phươngkhông thuận lợi cho việc chăn nuôi bò sữa, nhưng tại đây chính quyền địa phương lại khuyếnkhích người dân tham gia vào các chương trình chăn nuôi bò sữa điều này tất yếu dẫn đến việc làđầu tư không hiệu quả, không thể thu hồi vốn Hay tại nhiều tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long đấtnông nghiệp đã được chuyển thành khu công nghiệp, khu dân cư Nhưng thật trớ trêu, không ítkhu dân cư có rất ít người dân sinh sống, còn các khu công nghiệp thì đang bỏ hoang, nông dânmất nghề phải chịu cảnh ly nông…

 Rủi ro do môi trường pháp lý không thuận lợi:

- Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương

Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Ngân hàngNhà nước và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hànhluật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việctriển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắcbất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ Những văn bản này đều có quy định:Trong những trường hợp khách hàng không trả được nợ, ngân hàng có quyền xử lý tài sản đảmbảo nợ vay Trên thực tế, các ngân hàng thương mại không làm được điều này vì ngân hàng làmột tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chếbuộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảmbảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tìnhtrạng ngân hàng thương mại không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng

- Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước

Ngày đăng: 19/10/2013, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w