Rủi ro và tính thanh khoản trong lý thuyết lượng cầu tiền tệ

47 1.1K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Rủi ro và tính thanh khoản trong lý thuyết lượng cầu tiền tệ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Rủi ro và tính thanh khoản trong lý thuyết lượng cầu tiền tệ

Trang 1

BÀI TIỂU LUẬN

Nhóm thực hiện:

Trang 2

Danh sách nhóm:

1 Đinh Thị Bình K0940202662 Đoàn Dũng K0940202733 Đặng Thị Kim Lành K0940203044 Lê Thị Hoàng Ly K0940203125 Trần Kim Thục K094020359

Bảng phân công công việc ( 28/2-29/3)

 Đinh Thị Bình: Chịu trách nhiệm làm phần mở đầu của tiểu luận.

 Trần Kim Thục: Chịu trách nhiệm làm phần mục lục và phần tài liệu tham khảocủa đề tài.

Trang 3

 Đoàn Dũng+ Đặng Thị Kim Lành + Lê Thị Hoàng Ly tìm kiếm thêm thông tin, vídụ thực tiễn và hình ảnh minh họa.

5, Từ 16/3 đến 23/3

 Cả nhóm họp lại và cùng nhau tổng hợp nội dung mà mình đã hoàn thành và thốngnhất ví dụ và số liệu đưa ra minh họa, làm phần đánh giá và hướng giải quyết.6, Từ 23/3 đến 25/5

 Đinh Thị Bình chịu trách nhiệm Format lại toàn bộ bài làm.

 Đặng Thị Kim Lành + Lê Thị Hoàng Ly chịu trách nhiệm nội dung và hình thứccủa PP.

Trang 4

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: RỦI RO 6

1.1.Định nghĩa 6

1.1.1 Các khái niệm rủi ro theo nghĩa thông thường: 6

1.1.2 Tài sản rủi ro và tài sản phi rủi ro: 7

1.1.3.Hai đặc trưng của rủi ro: 7

1.1.4 Một số thuật ngữ khác liên quan đến rủi ro: 9

1.2 Phân loại rủi ro: 12

1.3 Những phương pháp đo lường rủi ro (định lượng rủi ro): 13

1.4 Sự kết hợp cân nhắc giữa suất sinh lời và rủi ro: 18

1.5 Tóm lược các rủi ro đặc trưng của bốn lĩnh vực đầu tư chính tại Việt Nam vàhướng hạn chế rủi ro: 19

1.5.1 Tóm lược các rủi ro đặc trưng của bốn lĩnh vực đầu tư chính tại Việt Nam 19

CHƯƠNG 2: THANH KHOẢN 26

2.1 Một số khái niệm và vai trò của tính thanh khoản 26

2.1.1 Một số khái niệm về thanh khoản 26

2.1.2 Các vụ khủng hoảng tính thanh khoản nổi tiếng trong lịch sử 29

2.2 Tính thanh khoản của một số loại tài sản, công cụ 30

2.2.1 Tính thanh khoản của vàng 30

2.2.2 Tính thanh khoản của thị trường ngoại hối 31

Trang 5

2.2.3 Tính thanh khoản của chứng khoán 32

2.2.4 Tính thanh khoản của bất động sản 36

2.2.5 Tính thanh khoản của 1 số công cụ trên thị trường tiền tệ 37

2.5.1 Tính thanh khoản của tín phiếu kho bạc 38

2.5.2 Tính thanh khoản của chứng chỉ tiền gửi (CD) 39

2.5.3 Tính thanh khoản của thương phiếu 39

2.5.4.Tính thanh khoản của chấp phiếu 40

2.5.5 Tính thanh khoản của Eurodolla 40

Chương 3: Lý thuyết lượng cầu tài sản 40

3.1 Lý thuyết lượng cầu tài sản với yếu tố rủi ro 40

Trang 6

Ph n m đ uần mở đầuở đầu ần mở đầu

Trong cuộc sống, chắc hẳn là chúng ta đã, đang và sẽ đứng trước những sự lựachọn như là: Nên bán đất mua vàng? Hay là nên đầu tư vào đô la hay là bất động sản? Tạisao chúng ta lại đầu tư vào cổ phiếu mà không phải là trái phiếu?

Câu hỏi đó lại càng nan giải hơn cùng với sự phát triển của nền kinh tế khi mà cáchình thức đầu tư trở nên vô cùng đa dạng và phong phú như: Đầu tư vàng, ngoại hối hoăclà chứng khoán …Cộng với nền kinh tế thế giới luôn thay đổi và biến động không ngừngkhiến cho các nhà đầu tư trở nên khó xử khi đứng trước quá nhiều sự lựa chọn hình thứcđầu tư có thể mang lại hiệu quả cho mình.

Trước nhu cầu bức thiết đó, một lý thuyết đã ra đời để giúp các nhà đầu tư có thểtối thiểu hóa những rủi ro có thể có trong hoạt động đầu tư của mình và chọn ra đượchình thức đầu tư nào là mang lại hiệu quả cao nhất, tốn ít chi phí nhất mà khả năng thanhkhoản của nó cao nhất…Đó chính là: “ Lý thuyết lượng cầu tài sản”.

Trong đề tài này, chúng tôi sẽ đi sâu vào hai yếu tố cơ bản và quan trọng trongviệc hình thành quyết định đầu tư vài loại tài sản nào của các nhà đầu tư Đó là: “ Tínhthanh khoản và rủi ro” của tài sản.

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: RỦI RO

1.1.Đ nh nghĩaịnh nghĩa

1.1.1Các khái niệm rủi ro theo nghĩa thông thường

Rủi ro là những điều không chắc chắn của những kết quả trong tương lai hay lànhững khả năng của kết quả bất lợi

Chẳng hạn, khi nói việc một học sinh có sức học trung bình quyết định dự thi vàotrường ĐH Kinh tế-Luật mang nhiều rủi ro, thì phải hiểu rằng rủi ro ở đây chính là sựkhông chắc chắn của khả năng đậu đại học nguyện vọng một, hay nói khác hơn việc dựthi này rất có thể khiến em học sinh đó thi trượt đại học nguyện vọng một.

Rủi ro ứng với sai lệch giữa dự kiến và thực tế.

Rủi ro là sự không thể đoán trước được nguyên nhân dẫn đến kết quả thực khácvới kết quả dự đoán.

Trong lĩnh vực tài chính, rủi ro được hiểu như mức độ không chắc chắn của suấtsinh lời dự tính của tài sản, ví dụ, đối với trái phiếu ta có rủi ro biến động lãi suất, đối vớicổ phiếu ta có rủi ro liên quan đến biến động cổ tức, biến động giá trị cổ phiếu và rủi rolớn nhất là khi công ty phá sản (giá trị cổ phiếu bằng zero).

Ví dụ: có hai tài sản

 Trái phiếu A có suất sinh lời dự tính sau một năm là 9.6%

 Tín phiếu kho bạc thời hạn 1 năm cho lợi suất đáo hạn (bằng với suất sinh lời dựtính) chắc chắn là 9.60%.

Trang 8

Tuy hai loại tài sản này đều cho một suất sinh lợi dự tính như nhau là 9.60%nhưng tín phiếu kho bạc T-Bill ít rủi ro hơn do chắc chắn mang lại suất sinh lời 9.6%trong khi trái phiếu A có thể mang lại các suất sinh lợi khác nhau, có khả năng là 15% vàcó thể là 18%.

Những nhà đầu tư e ngại rủi ro sẽ thích tín phiếu kho bạc hơn do ít rủi ro hơntrong khi những người ưa mạo hiểm thích trái phiếu A hơn do có khả năng mang lại suấtsinh lời cao hơn (15% và 18%) cho dù xác suất xảy ra tình huống này là thấp.

Khả năng thâm hụt là một định nghĩa khác về rủi ro Khả năng thâm hụt là khảnăng mà tỷ suất sinh lợi sẽ nằm dưới con số mục tiêu nào đó Việc định nghĩa rủi ro bằngkhả năng thâm hụt có liên quan đến một khái niệm thuộc về trực giác rủi ro là gì Ví dụkhả năng thua lỗ của quỹ Magellan hàng tháng vượt quá 10% là 3.4%.

1.1.2 Tài sản rủi ro và tài sản phi rủi ro

Tài sản rủi ro là một tài sản có tỷ suất sinh lợi không chắc chắn trong tương lai vàta đo lường sự không chắc chắn trong tỷ suất sinh lợi của tài sản rủi ro bằng phương saihoặc độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi.

Ví dụ: cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, …

Tài sản phi rủi ro là tài sản có tỷ suất sinh lợi hoàn toàn chắc chắn và độ lệchchuẩn tỷ suất sinh lợi mong đợi của tài sản này bằng không (Tỷ suất sinh lợi có đượctrên tài sản đó sẽ là tỷ suất sinh lợi phi rủi ro)

Ví dụ: Trái phiếu chính phủ, chứng chỉ tiền gửi,…

1.1.3.Hai đặc trưng của rủi ro

-Tần số xảy ra (rủi ro có thường xuyên xảy ra hay không): thể hiện bằng xác suấthoặc khả năng xuất hiện của biến cố.

Trang 9

-Biên độ (rủi ro có lớn hay không, lớn bao nhiêu): được thể hiện bằng giá trị của cácbiến cố

1.1.4 Thái độ đối với rủi ro của nhà đầu tư

Về cơ bản những nhà đầu tư luôn từ chối rủi ro Bằng chứng là hầu hết các nhàđầu tư không thích rủi ro thì họ luôn theo đuổi những hình thức bảo hiểm khác nhau, baogồm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xe hơi, bảo hiểm sức khỏe Mua bảo hiểm là trả mộtkhoản phí tổn để phòng ngừa cho những biến cố không chắc chắn trong tương lai Thêmmột bằng chứng của thái độ đối với rủi ro là sự khác biệt lợi tức mong đợi (tỷ suất sinhlợi mong đợi) đối với các loại trái phiếu khác nhau, giả sử có sự khác biệt về rủi ro tíndụng Chẳng hạn, lợi tức mong đợi trên trái phiếu chúng ta sở hữu tăng từ AAA đến AAđến A khi rủi ro tăng tương ứng cho thấy nhà đầu tư luôn yêu cầu một tỷ suất sinh lợi caohơn để có thể chấp nhận một mức rủi ro cao hơn.

Tuy nhiên, điều này không ám chỉ tất cả mọi người đều từ chối rủi ro hay các nhàđầu tư hoàn toàn từ chối rủi ro đối với tất cả các cam kết tài chính Và sự thật là khôngmột ai mua bảo hiểm cho tất cả mọi thứ xung quanh mình Thêm vào đó, một vài cá nhânmua bảo hiểm liên quan đến một vài rủi ro, nhưng họ cũng mua vé số và chơi game, đánhbạc tại casino, nơi được biết đến với những khoản sinh lợi tiêu cực bao hàm nhiều rủi ro.Việc kết hợp thái độ thích hay không ưa thích rủi ro có thể được giải thích bằng lượng tàisản hiện có Nghiên cứu của Friedman và Savage cho thấy con người thích mạo hiểm chonhững khoản tiền nhỏ nhưng lại không muốn mạo hiểm với những khoản tiền lớn Đó làlý do họ mua bảo hiểm để bảo vệ mình khỏi những thất thoát to lớn tiềm ẩn.

Trong khi có nhiều thái độ ứng xử khác nhau đối với rủi ro, thì giả định cơ bản củachúng ta là trên thị trường tài chính, phần lớn các nhà đầu tư e ngại rủi ro Vì vậy, nếucác yếu tố là như nhau thì tài sản ít rủi ro hơn sẽ được ưa thích hơn Ví dụ, khi đứng trướcsự lựa chọn giữa hai tài sản có cùng tỷ suất sinh lợi, nhà đầu tư sẽ chọn tài sản có mức độrủi ro thấp hơn.

Trang 10

1.1.5 Một số thuật ngữ khác liên quan đến rủi ro

 Chỉ số rủi ro

Chỉ số rủi ro đo lường sự dịch chuyển của các cổ phiếu được thể hiện trong chủ đềđầu tư chung Chỉ số rủi ro mà chúng ta có thể xác định được ở thị trường Mỹ và một sốthị trường cổ phiếu khác đều được phân thành nhiều nhóm:

 Độ lệch chuẩn: Phân biệt những cổ phiếu thông qua độ lệch chuẩn củachúng Những tài sản có độ lệch chuẩn ở thứ hạng cao được xem là biếnđộng nhiều hơn mức trung bình.

 Đà phát triển: Phân biệt những cổ phiếu thông qua thành quả gần đây củacông ty phát hành cổ phiếu.

 Quy mô: Phân biệt những cổ phiếu lớn so với những cổ phiếu nhỏ.

 Tính thanh khoản: Phân biệt những cổ phiếu thông qua lượng cổ phiếu muabán.

 Tăng trưởng: Phân biệt cổ phiếu thông qua sự tăng trưởng thu nhập trongquá khứ và dự đoán trong tương lai.

 Giá trị: Phân biệt những cổ phiếu thông qua những chỉ tiêu cơ bản, cụ thể làtỷ suất thu nhập, cổ tức, dòng tiền, giá trị sổ sách, doanh thu… so với giá cổphiếu: giá cổ phiếu thấp hay cao liên quan đến chỉ tiêu cơ bản.

 Độ lệch chuẩn thu nhập: Phân biệt những cổ phiếu thông qua độ lệchchuẩn thu nhập.

 Đòn bẩy tài chính: Phân biệt những công ty thông qua tỷ lệ nợ trên vốn cổphần và độ nhạy cảm rủi ro lãi suất.

Bất kỳ thị trường cổ phiếu nào đều ít nhiều bao hàm chỉ số rủi ro, tủy thuộc vàođặc trưng riêng của thị trường

Trang 11

 Rủi ro sụt giá: Là rủi ro liên quan đến việc tỷ suất sinh lợi không được nhưmong đợi Rủi ro sụt giá được tính bằng căn bậc hai của bán phương sai.(Nếunhư tỷ suất sinh lợi cân xứng, nghĩa là tỷ suất sinh lợi đó gần như bằng nhau vàbằng x% trên hoặc dưới giá trị trung bình, thì bán phương sai chính xác bằng ½phương sai.)

 Rủi ro hệ thống: Là phần rủi ro còn lại của danh mục thị trường, không thể đadạng hóa Nói cách khác, rủi ro hệ thống chính là tính khả biến trong tất cả cáctài sản rủi ro do tác động của các biến kinh tế vĩ mô Rủi ro hệ thống được đolường bởi độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lợi của danh mục thị trường và có thể thayđổi theo thời gian khi có những thay đổi trong các biến kinh tế vĩ mô tác độngđến giá trị của tất cả các tài sản rủi ro Các biến kinh tế vĩ mô có thể là sự thayđổi của tốc độ tăng cung tiền, sự biến động của lãi suất, sự biến động trong sảnxuất công nghiệp, thu nhập và dòng tiền của các công ty.

 Rủi ro năng động: Là sai số mô phỏng của danh mục đầu tư, nó mô tả danhmục đầu tư này có thể theo danh mục chuẩn tốt như thế nào Rủi ro năng độngđược tính bằng độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi năng động (Tỷ suất sinh lợinăng động là sự khác biệt giữa tỷ suất sinh lợi danh mục của nhà quản trị và tỷsuất sinh lợi danh mục chuẩn).

 Rủi ro thặng dư: Là rủi ro của tỷ suất sinh lợi thặng dư hay rủi ro của phần tỷsuất sinh lợi độc lập với tỷ suất sinh lợi hệ thống.

 Lãi suất phi rủi ro: Là lãi suất được giả định bằng cách đầu tư vào các công cụtài chính mà không bị rủi ro vỡ nợ.

 Lãi suất rủi ro: Là lãi suất được giả định bằng cách đầu tư vào các công cụ tàichính có thể bị rủi ro vỡ nợ.

 Rủi ro về lãi suất thị trường: khi lãi suất thị trường tăng, giá chứng khoán sẽ giảm và ngược lại

Trang 12

 Rủi ro tái đầu tư: nếu lượng tiền mặt thu vào được tái đầu tư thì thu nhập từ những hoạt động tái đầu tư đôi khi được gọi là “lãi-trên-lãi” và phụ thuộc mức lãi suất thị trường vào thời điểm tái đầu tư, cũng như chiến lược tái đầu tư Khảnăng thay đổi tỷ lệ tái đầu tư theo một chiến lược do những thay đổi lãi suất thịtrường trên thị trường được gọi là rủi ro tái đầu tư.

 Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là nguy cơ công ty phát hành không có khả năng chi trả đúng hạn Tức là sẽ không thể chi trả mệnh giá và lãi đúng hạn Rủi ro tín dụng đượcđánh giá bằng các dịch vụ đánh giá khả năng tín dụng của cá nhân hay công ty. Rủi ro lạm phát

Rủi ro lạm phát hay rủi ro sức mua phát sinh bởi trị giá lưu lượng tiền mặt của một chứng khoán thay đổi do lạm phát Ví dụ, nếu nhà đầu tư mua một tráiphiếu có lãi suất 8%/năm, nhưng tỷ lệ lạm phát là 9%/năm, thì thực tế, sức mualưu lượng tiền mặt của trái phiếu đã giảm

 Rủi ro về tỷ giá

Một chứng khoán không dựa trên đơn vị đồng nội tệ không chịu ảnh hưởng củalưu lượng tiền mặt đồng nội tệ Lưu lượng tiền mặt đồng nội tệ lệ thuộc vào tỷ giá hối đoái và thời điểm thanh toán Ví dụ, một nhà đầu tư mua trái phiếu dựa vào đơn vị đồng bảng Anh Nếu đồng bảng Anh mất giá so với đồng USD, thì người đầu tư sẽ nhận được ít USD hơn Rủi ro ở đây được gọi là rủi ro về tỷ giá hay rủi ro tiền tệ.

 Rủi ro thanh lý

Rủi ro thanh lý hay rủi ro về tính thị trường phụ thuộc vào khả năng bán dễ dàng một chứng khoán bằng hay gần bằng trị giá của nó Cách đo lường chủ yếu khả năng thanh lý là mức chênh lệch giữa giá đặt mua và giá đặt bán Chênh lệch càng lớn, rủi ro thanh lý càng nhiều.

Trang 13

 Rủi ro do biến cố bất ngờ

Đôi khi khả năng chi trả lãi và mệnh giá của nhà phát hành thay đổi lớn lao và bất ngờ bởi vì một tai nạn do thiên nhiên hay công nghiệp hoặc một thay đổi vềquy định nào đó… Các rủi ro này được gọi chung là rủi ro do biến cố bất ngờ. Rủi ro đạo đức: Là rủi ro xảy ra khi người đi vay tham gia vào những hoạt

động không nên làm theo quan điểm của người cho vay bởi vì chúng làm cho khoản cho vay ít có khả năng hoàn lại.

 Rủi ro phá sản: Là rủi ro mà người mua cổ phiếu hay trái phiếu doanh nghiệp phải chịu khi nhà phát hành trái phiếu mất khả năng chi trả tiền lãi và vốn gốc, hay nhà phát hành cổ phiếu bị phá sản, mất khả năng chi trả cổ tức và giá trị cổphiếu bằng zero.

 Mức phí rủi ro: Là mức chênh lệch giữa trái phiếu an toàn và trái phiếu có rủi ro phá sản

1.2 Phân loại rủi ro

Dựa trên góc độ quan sát:

 Rủi ro gắn với những tác nhân kinh tế bên ngoài là những tác nhân kinh tế vĩ mô (Bất ổn chính trị làm giá trái phiếu chính phủ giảm, lạm phát đột biến, giá dầu biến động mạnh khiến giá cổ phiếu giảm, tỷ giá hối đoái thay đổi, sản lượng công nghiệp thay đổi,vv vv)

 Rủi ro gắn với các thuộc tính tiêu biểu bên trong của tài sản Thuộc tính tiêu biểu này có hai nhóm, nhóm chỉ tiêu cơ bản và nhóm thị trường

 Nhóm chỉ tiêu cơ bản gồm tỷ suất cổ tức, tỷ suất thu nhập, dòng tiền, giá trị sổ sách, doanh thu,… Khi tỷ suất cổ tức, tỷ suất thu nhập giảm hoặc không như mong đợi,…thì coi như nhà đầu tư đã gặp rủi ro.

Trang 14

 Nhóm thị trường gồm tính biến động của một thời kì đã qua, tỷ suất sinhlợi trước đây, doanh thu cổ phần, đà phát triển,… Một cổ phiếu có giá tăng song không tăng đúng như kì vọng của đà phát triển thì nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu cũng coi như gặp rủi ro.

Dựa trên các giai đoạn của quyết định đầu tư:

 Rủi ro trước khi quyết định (rủi ro thông tin): Là loại rủi ro xảy ra khi thu thập cácthông tin không đầy đủ, không chính xác dẫn đến nhận diện sai về bản chất củacác yếu tố liên quan đến phương án đầu tư, dẫn tới ra các quyết định đầu tư sai. Rủi ro khi ra quyết định (rủi ro cơ hội): Xảy ra khi lựa chọn phương án không tối

 Rủi ro thuần túy: Là rủi ro mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủquan của nhà đầu tư, rủi ro này thường chỉ mang lại thiệt hại cho nhà đầu tư.

1.3 Những phương pháp đo lường rủi ro (định lượng rủi ro)

Những khái niệm và việc phân loại rủi ro đã nói ở trên phần nào giúp các nhà đầutư đánh giá mức độ rủi ro của tài sản Song bên cạnh những cách định nghĩa rủi ro mơ hồ,nặng về định tính, người ta đã nỗ lực tìm ra những phương pháp định lượng cụ thể, để rủiro có thể được đem lên bàn cân, đo, đong, đếm một cách chuẩn xác hơn

Trang 15

Phương pháp 1: Sử dụng phương sai, độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi để đolường rủi ro.

 Nội dung: Một phương sai hoặc độ lệch chuẩn lớn hơn sẽ biểu thị rủi ro caohơn

Độ lệch chuẩn được tính theo công thức:  e2

Độ lệch chuẩn của tín phiếu Kho bạc T-Bill:   1.0 (9.6% 9.6%)  2 0%

 Ưu điểm của phương pháp: Dễ hiểu, rõ ràng trong thống kê Phương pháp này cũng được nhận định đúng và rộng, dùng trong hầu hết lý thuyết mô hình định giá tài sản, là công cụ hữu hiệu để hình thành những danh mục đầu tư

 Nhược điểm của phương pháp: Độ lệch chuẩn là tiêu chuẩn đánh giá khả năng của tỷ suất sinh lợi cả trên và dưới giá trị trung bình, trong khi hầu hếtcác nhà đầu tư chỉ đều định nghĩa về rủi ro như sự liên quan tỷ suất sinh lợi thấp hoặc âm, nghĩa là khả năng tỷ suất sinh lợi ở dưới giá trị trung bình. Phương pháp 2: Sử dụng phạm vi tỷ suất sinh lợi để đo lường rủi ro.

Trang 16

 Nội dung: Phạm vi tỷ suất sinh lợi tính từ tỷ suất sinh lợi thấp nhất đến tỷsuất sinh lợi cao nhất, nghĩa là sự không chắc chắn lớn hơn và rủi ro tùythuộc vào tỷ suất sinh lợi mong đợi trong tương lai.

 Ưu, nhược điểm của phương pháp: tương tự như ưu, nhược điểm củaphương pháp 1.

Phương pháp 3: Sử dụng bán phương sai và căn bậc hai của bán phương saitỷ suất sinh lợi để đo lường rủi ro.

Sử dụng để đánh giá rủi ro sụt giảm (rủi ro sụt giá) Rủi ro sụt giảm tập trung hoàntoàn vào tỷ suất sinh lợi không mong đợi.

 Nội dung: Rủi ro sụt giá được tính bằng căn bậc hai của bán phươngsai.Nếu như tỷ suất sinh lợi cân xứng, nghĩa là tỷ suất sinh lợi đó gần nhưbằng nhau và bằng x% trên hoặc dưới giá trị trung bình, thì bán phương saichính xác bằng ½ phương sai.

 Ưu điểm của phương pháp: Chỉ đánh giá rủi ro liên quan đến việc tỷ suấtsinh lợi thấp hoặc âm.

 Nhược điểm của phương pháp: Không rõ ràng, không có giá trị về mặtthống kê Khó tính toán trong xây dựng danh mục đầu tư lớn.

Phương pháp 4: Dựa trên khả năng thâm hụt của tỷ suất sinh lợi để đo lườngrủi ro.

Khả năng thâm hụt là khả năng mà tỷ suất sinh lợi sẽ nằm dưới con số mục tiêunào đó Để tính khả năng thâm hụt, người ta chọn một tỷ suất sinh lợi mục tiêu rồi tínhxác suất tỷ suất sinh lợi thấp hơn mức đó.

 Ưu điểm của phương pháp: Gần tương tự với định nghĩa theo trực giác về rủiro Vì tỷ suất sinh lợi mục tiêu do người ta tự định nên nó tránh được nhượcđiểm máy móc, cứng nhắc không linh hoạt.

Trang 17

 Nhược điểm của phương pháp: mơ hồ, khó hiểu, khó dự báo và phụ thuộc vào ýthích của nhà đầu tư cá nhân

Phương pháp 5: Sử dụng hệ số β đo lường sự biến động của dự án đầu tư sovới mức biến động chung của thị trường đầu tư Nhà đầu tư chỉ chấp nhậnđầu tư khi có rủi ro nếu họ nhận được khoản thu nhập xứng đáng.

 Nhược điểm chung của các phương pháp trên: Việc đo lường rủi ro phụ thuộc vàosự chính xác của số liệu thống kê đưa vào, do đó tính chính xác của nó khôngchắc chắn Những sai số tiềm ẩn nảy sinh từ những tính toán gần đúng cũng ảnhhưởng đến tính chính xác của việc đo lường rủi ro.

1.4 Đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro:

Lý thuyết danh mục Markowitz:

Vào đầu thập niên 60, những nhà đầu tư đã nói về rủi ro nhưng không có nhữngước lượng cụ thể cho từng khoản mục Tuy nhiên, để xây dựng một mô hình danh mụcđầu tư các nhà đầu tư phải xác định rủi ro có thể có Mô hình danh mục đầu tư cơ bảnđược Harry Markowitz phát triển Ông đã tìm ra công thức tính toán những phương sai tỷsuất sinh lợi của danh mục Công thức tính phương sai danh mục đã chỉ ra tầm quan trọngcủa việc đa dạng hóa danh mục để giảm thiểu rủi ro tổng thể và cũng chỉ ra cách đa dạnghóa đầu tư hiệu quả

Một tài sản riêng lẻ hay danh mục của những tài sản được xem như là có hiệu quảnếu không có tài sản hay danh mục tài sản nào khác đem lại tỷ suất sinh lợi mong đợi caohơn với cùng mức độ rủi ro, hoặc ít rủi ro hơn với cùng tỷ suất sinh lợi mong đợi

Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư giảm thiểu rủi ro như thế nào? Để hiểu rõ thêmvấn đề này, chúng ta hãy xem xét một ví dụ của danh mục đầu tư với tỷ trọng vốn đầu tưbằng nhau của 20 cổ phần của chỉ số Major Maket.Vào tháng 12/1992, những cổ phầnnày có rủi ro bình quân là 27,8%, trong khi danh mục đầu tư có tỷ trọng vốn đầu tư bằng

Trang 18

nhau có rủi ro là 20,4% Biểu đồ sau thể hiện sự giảm thiểu rủi ro tương ứng với sự tănglên của số lượng cổ phiếu

Rõ ràng danh mục cổ phần sẽ có rủi ro thấp hơn so với từng cổ phần riêng lẻ Cácnghiên cứu khác đã kết luận rằng một danh mục cổ phiếu được đa dạng hóa tốt phải có ítnhất 30 cổ phiếu đối với một nhà đầu tư đi vay và 40 cổ phiếu đối với một nhà đầu tư chovay.

Tuy nhiên ta cũng phải lưu ý rằng việc đa dạng hóa danh mục đầu tư chỉ giảmthiểu rủi ro chứ không xóa bỏ hoàn toàn rủi ro Rủi ro còn lại (nghĩa là không thể giảmđược nữa) được gọi là rủi ro thị trường.

Nhưng nhìn chung, mục đích của đa dạng hóa là giảm độ lệch chuẩn tỷ suất sinhlợi của danh mục, nghĩa là giảm rủi ro của danh mục đầu tư Đa dạng hóa danh mục đầutư không chỉ có nghĩa là đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư, mà còn có nghĩa là đa dạng hóatrong nội bộ từng lĩnh vực đầu tư, chẳng hạn đa dạng hóa các loại chứng khoán Kháiniệm đa dạng hóa đôi khi có thể hiểu xa là sự mở rộng phạm vi đầu tư ra thị trường quốctế, chẳng hạn nhà đầu tư không chỉ đầu tư ở Mỹ mà còn có thể đầu tư ở Đức, hay Nhật,hay Việt Nam,vv vv

1.5 Sự kết hợp cân nhắc giữa suất sinh lời và rủi ro

Trang 19

Chúng ta hãy bắt đầu với khái niệm mới “đường biên hiệu quả” Đường biên hiệuquả miêu tả tập hợp những danh mục đầu tư có tỷ suất sinh lợi lớn nhất có thể tương ứngvới mỗi mức độ rủi ro Điều này có nghĩa là những danh mục đầu tư nằm trên đường biênhiệu quả có tỷ suất sinh lợi lớn nhất đối với một mức độ rủi ro cho trước Đồ thị dưới đâylà một đường biên hiệu quả, trục tung thể hiện suất sinh lợi, trục hoành thể hiện rủi ro.

So sánh danh mục A (nằm trên đường biên hiệu quả) và danh mục B(nằm trênđường biên hiệu quả):

- Danh mục A có suất sinh lợi thấp, rủi ro cũng thấp.

- Danh mục B có suất sinh lợi cao, bù lại rủi ro cũng cao tương ứng.

Vậy một khi đã là danh mục nằm trên đường biên hiệu quả, không còn cách nàohơn là phải đánh đổi giữa suất sinh lợi và rủi ro Không có bất kì danh mục nào nẳm trênđường biên hiệu quả mà lại vừa đạt suất sinh lợi cao, vừa có rủi ro thấp.

So sánh danh mục A (nằm trên đường biên hiệu quả) và danh mục C (không nằmtrên đường biên hiệu quả), Chúng ta có thể nói rằng danh mục A trong hình tốt hơn danhmục C bởi vì danh mục A có tỷ suất sinh lợi bằng với danh mục C nhưng lại có rủi ro íthơn

Tương tự, danh muc B chiếm ưu thế hơn danh mục C bởi vì nó có rủi ro bằngnhau nhưng lại có tỷ suất sinh lợi cao hơn.

Trang 20

Hình biểu diễn đường biên hiệu quả đã minh họa hai nguyên tắc rất quan trọngtrong đầu tư tài chính:

- Rủi ro tỷ lệ thuận với suất sinh lời: rủi ro cao thì suất sinh lời cao và ngược lại.-Với cùng một suất sinh lợi, người ta ưa thích tài sản nào có tính rủi ro thấp hơn.Tương tự, với cùng một mức độ rủi ro, người ta ưa thích những tài sản có suất sinh lợicao hơn.

1.6 Tóm lược các rủi ro đặc trưng của bốn lĩnh vực đầu tư chính tại Việt Nam và hướng hạn chế rủi ro

1.6.1 Tóm lược các rủi ro đặc trưng của bốn lĩnh vực đầu tư chính tại ViệtNam

 Phiên giao dịch ngày 18/3/2009 tại thị trường New York là một bằng chứng rõràng cho thấy tính biến động khó lường của thị trường vàng thế giới Ở nửa đầucủa phiên giao dịch, giá vàng tiếp tục giảm sâu, kéo dài đà giảm sẵn có của haiphiên trước, khiến không ít nhà đầu tư tin chắc thị trường vàng có thể lặp lại chuỗingày giảm giá lên tới 8 phiên liên tục Nhưng ngay sau đó, từ mức đáy 882,8USD/oz, giá vàng lại tăng vọt lên 950,6 USD/oz.

Trang 21

 Rủi ro từ giá vàng trong nước Giữa giá vàng trong nước và thế giới nhiều khi cónhững biến động “lệch pha”, khiến các nhà đầu tư không thể chỉ tham khảo giá thếgiới khi quyết định đầu tư vàng Do khác biệt địa lý nên khi sàn vàng ở Việt Namđóng cửa cũng là lúc sàn vàng ở Mỹ thường có những thay đổi lớn Giá vàngthường biến động nhiều nhất vào buổi tối.

 Rủi ro đến từ phía các sàn giao dịch Những sự cố như trục trặc kỹ thuật, nghẽnmạng, sập sàn… hoàn toàn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào Chỉ cần vài phút sàn vàngngừng giao dịch, giá vàng thế giới đã có thể đổi chiều từ tăng sang giảm và ngượclại, làm mất đi cơ hội chốt lãi hoặc cắt lỗ của nhà đầu tư.

Năm 2007, sự cố sập sàn đã xảy ra vài lần ở sàn vàng ACB, khiến các nhà đầu tưgặp nhiểu khó khăn Năm 2008, sàn vàng Phương Nam thuộc Ngân hàng Thương mại Cổphần Phương Nam cũng xảy ra sự cố sập mạng.

 Rủi ro liên quan đến biến động giá vàng, USD: Do đặc thù của lĩnh vực bất độngsản, thời gian thanh toán của khách hàng khi mua sản phẩm thường kéo dài 2-3năm, do vậy giá bất động sản thường được niêm yết bằng vàng hay USD Việcvàng và USD tăng giá khiến những nhà đầu tư đang tiến hành mua bất động sảnthiệt hại Ngược lại, việc giá vàng và giá USD giảm khiến những nhà đầu tư đangcần bán bất động sản bị thiệt hại.

Trang 22

 Rủi ro liên quan đến thông tin: Tính minh bạch của thị trường bất động sản ViệtNam là rất thấp Đội ngũ môi giới nhà đất thường cố tình tạo thông tin sai lệchnhằm can thiệp giá bất động sản một cách chủ quan, tùy tiện Giá bất động sản quiđịnh trong bảng giá đất được UBND cấp tỉnh, thành phố ban hành hằng năm hầunhư không có ý nhĩa đáng kể trên thị trường Sự thiếu thông tin dễ dẫn đến bất lợicho nhà đầu tư khi mua cao hơn giá thực nhiều lần.

Tình trạng “quy hoạch treo” là một nguyên nhân khiến nhà đầu tư bất động sản bịthiệt hại khi đã mua lô đất nằm trong vùng quy hoạch đang kỳ vọng tăng giá.

Đầu tư ngoại tệ

Việc đầu tư vào ngoại tệ ở Việt Nam có nhiều rủi ro do cung-cầu ngoại tệ phụthuộc vào quá nhiều nguyên nhân:

Giá ngoại tệ trồi sụt phụ thuộc tình hình xuất nhập khẩu của đất nước, vào chínhsách can thiệp tỷ giá hối đoái của Nhà nước (vd: chính sách phá giá đồng nội tệ, chínhsách neo giữ tỷ giá)

Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào đầu tư nướcngoài, việc giá ngoại tệ bị động và phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp, gián tiếp của nướcngoài là điều khó tránh khỏi Do lượng kiều hối có tỷ trọng đáng kể trong GDP quốc gianên biến động lượng kiều hối cũng là tác nhân gây biến động giá ngoại tệ.

Cung-cầu ngoại tệ dễ bị bóp méo bởi giới đầu cơ, bọn buôn ngoại tệ khiến tỷ giáhối đoái thay đổi không thể lường trước.

Những nguyên nhân chính trên lại kết hợp nhằng nhịt, chồng chéo không cónguyên lý chính xác, cụ thể nào nên việc nhà đầu tư dự đoán sai biến động tỷ giá hối đoáidẫn đến thua lỗ là điều khó tránh khỏi.

Đầu tư chứng khoán:

Để dễ theo dõi, nhà đầu tư có thể tham khảo thứ tự sắp xếp mức độ rủi ro sau:

Trang 23

Loại hình đầu tư có mức độ rủi ro thấp nhất là trái phiếu Chính phủ và tiền gửi tiếtkiệm Trái phiếu Chính phủ thường được coi là có mức độ rủi ro thấp nhất vì Chính phủluôn có khả năng in tiền và thu thuế để trả nợ nhưng ngược lại lợi nhuận cũng thấp hơn.

Loại hình đầu tư có mức độ rủi ro lớn hơn là trái phiếu của các công ty lớn, kinhdoanh ổn định, khả năng phá sản thấp Doanh thu của các doanh nghiệp tồn tại nhiều yếutố rủi ro hơn nên công ty phải trả mức lãi suất cao hơn một chút so với trái phiếu Chínhphủ và tiền gửi tiết kiệm.

Tiếp đến là trái phiếu của các công ty nhỏ, ít tên tuổi, hoạt động không ổn địnhbằng những công ty lớn Do khả năng phá sản của những công ty này cao hơn nên lãi suấttrái phiếu mà công ty này trả cho nhà đầu tư phải cao hơn.

Cổ phiếu nói chung có mức độ rủi ro cao hơn trái phiếu do mức độ dao động giácổ phiếu lớn hơn trái phiếu rất nhiều Cổ phiếu các công ty lớn có thể đem lại tiềm năngtăng trưởng giá trị cao nhưng cũng có thể sẽ không thu hồi được vốn.

Cuối cùng, cổ phiếu các công ty nhỏ, ít tên tuổi có mức độ rủi ro rất cao, nhưng lạihứa hẹn tiềm năng tăng trưởng cao.

Cụ thể hơn, ta hãy xem xét các rủi ro chính mà nhà đầu tư gặp phải khi đầu tư vào tráiphiếu và cổ phiếu:

Đầu tư trái phiếu:

 Rủi ro về lãi suất thị trường: khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu sẽ giảm và ngược lại.

 Rủi ro tín dụng: khi công ty phát hành không có khả năng chi trả mệnh giá và lãi đúng hạn thì công ty chịu rủi ro tín dụng.

 Rủi ro lạm phát :nếu nhà đầu tư mua một trái phiếu có lãi suất 8%/năm, nhưng tỷ lệ lạm phát là 9%/năm, thì thực tế, sức mua lưu lượng tiền mặt của trái phiếuđã giảm.

Ngày đăng: 30/10/2012, 14:26