1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Bắc Ninh

7 344 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 21,46 KB

Nội dung

Phương hướng giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Bắc Ninh. 3.1. Định hướng phát triển cho hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Bắc Ninh. Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, nước ta đã đang chuyển mình thay đổi phát triển từng ngày. Trong những năm vừa qua với sự nỗ lực của cả nước, nền kinh tế nước ta đã đạt nhiều thành tựu đáng kể. Các hoạt động kinh tế ngày càng phức tạp hơn do quan hệ đa phương được mở rộng, hoạt động xuất nhập khẩu đã phát triển không ngừng mang lại lợi nhuận cho các đơn vị kinh tế. Các mặt hàng xuất khẩu nước ta ngày càng đa dạng chiếm được thị phần ngày càng lớn trên thị trường thế giới. Tuy nhiên để theo kịp xu thế chung của thế giới thì nước ta phải phát triển hoạt động xuất nhập khẩu cao hơn nữa. Trong thời gian vừa qua các ngân hàng thương mại đã góp phần không nhỏ cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Với vai trò là trung gian tài chính, ngân hàng đã tham gia vào hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, giúp cho việc thanh toán giữa các bên diễn ra nhanh hơn an toàn hơn. Là một ngân hàng trong hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam, NHCT BN đã không ngừng nỗ lực hết mình để đưa hoạt động TTQT của chi nhánh phát triển, đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trong thời gian tới, NHCT BN đã có những định hướng nhằm đưa hoạt động này phát triển hơn nữa, cụ thể: - Làm tốt chính sách khách hàng, giữ gìn quan hệ với khách hàng truyền thống, tăng cường hoạt động marketing nhằm thu hút nhiều hơn nữa những khách hàng tiềm năng, chủ động tiếp cận các khách hàng lớn, có chính sách mềm dẻo đối với từng đối tượng khách hàng nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. - Phối hợp với phòng kinh doanh nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu nhằm đưa hoạt động TTQT tăng cao. - Thực hiện tốt hiện đại hoá ngân hàng, sử dụng tốt công nghệ mạng tin học mới nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. 3.2. Giải pháp phát triển hoạt động TTQT tại NHCT BN. 3.2.1. Giải pháp từ phía NHCT BN. 3.2.1.1. Đẩy mạnh hoạt động marketing. Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì hoạt động marketing ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của các doanh nghiệp, trong đó có ngành ngân hàng. Đối với các ngân hàng, khi hoạt động marketing được tiến hành một cách có tổ chức có hệ thống thì các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng sẽ được khách hàng biết đến có cơ hội lôi kéo khách hàng về với mình. Tại NHCT BN cần phải có sự quan tâm hơn nữa tới hoạt động marketing đặc biệt là cần chú trọng tới công tác nghiên cứu thị trường tìm hiểu nhu cầu khách hàng. Công tác nghiên cứu thị trường cũng đòi hỏi NHCT BN phải tìm hiều cả về đối thủ cạnh tranh của mình trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ cùng loại, trong đó có dịch vụ TTQT, để tìm hiểu xem các ngân hàng đó mạnh về phương thức thanh toán nào, từ đó sẽ giúp cho ngân hàng có được những hành động phù hợp hiệu quả hơn. Chính sách marketing của ngân hàng cần được xây dựng một cách khoa học, có hệ thống để khi đi vào thực hiện đem lại kết quả tốt phát huy tối đa nguồn lực của ngân hàng. 3.2.1.2. Đổi mới chính sách khách hàng của NHCT BN NHCT BN mới tham gia hoạt động thanh toán quốc tế và số lượng khách hàng có quan hệ sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng còn hạn chế, chính vì vậy việc đưa ra các chính sách khách hàng hợp lý là điều hết sức cần thiết. NHCT BN nên đưa ra các chính sách ưu đãi hơn nữa đối với những khách hàng có dư nợ tín dụng cao, đồng thời ngân hàng nên có chính sách khuyến khích cụ thể đối với những khách hàng có doanh số tham gia hoạt động thanh toán quốc tế lớn. Trong chính sách khách hàng, ngân hàng cũng có thể cho khách hàng vay để ký quỹ, bởi vì ký quỹ là một yêu cầu bắt buộc khi khách hàng mở L/C tại ngân hàng, nó đảm bảo cho sự an toàn của ngân hàng khi người mua không có khả năng thanh toán cho ngân hàng. Tuy nhiên nếu trong trường hợp người mua chưa có đủ vốn để ký quỹ thì ngân hàng có thể tạo điều kiện cho khách hàng của mình bằng cách cho vay để ký quỹ, như thế sẽ tạo cho khách hàng có điều kiện thực hiện được hoạp đồng sẽ có quan hệ tốt hơn với ngân hàng. 3.2.1.3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường nhu cầu của khách hàng. Công việc này sẽ giúp cho ngân hàng xác định được thị trường mục tiêu các khách hàng mục tiêu của mình, từ đó sẽ đưa ra chính sách sản phẩm phù hợp. Quá trình phân tích đánh giá về thị trường sẽ giúp cho ngân hàng xác định được thị trường mục tiêu phù hợp với thực lực của mình. Sau khi đã xác định được thị trường mục tiêu thì công đoạn tiếp theo là tiến hành việc xác định những phương thức TTQT phù hợp với đoạn thị trường đó, để có những biện pháp phát triển sâu hơn về phương thức đó. Tiếp theo là việc xúc tiến quảng cáo các sản phẩm tiện ích của các dịch vụ của mình tới nhóm khách hàng mục tiêu, việc quảng cáo có thể được tiến hành theo nhiều cách như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, tạp chí, ti vi, . hoặc có thể thông qua các tuyên truyền viên tới gặp gỡ trực tiếp những khách hàng để tiếp thị. 3.2.1.4. Tăng cường đầu tư hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Khi mà thời đại ngày nay là thời đại của công nghệ thông tin thì việc ứng dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất đời sống là một tất yếu trong tất cả các lĩnh vực, trong đó ngành ngân hàng là một ví dụ điển hình. Khi mà các ngân hàng cùng cung cấp các sản phẩm dịch vụ như nhau thì khách hàng sẽ ưu tiên lựa chọn ngân hàng nào có công nghệ hiện đại hơn bởi vì sẽ tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí giao dịch của họ. NHCT BN cần phải đầu tư hơn nữa để hiện đại hoá công nghệ ngân hàng của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng đủ sức cạnh tranh khi mà xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ. 3.2.1.5. Phát triển hơn nữa mối quan hệ với các ngân hàng đại lý. Ngân hàng sẽ không thực hiện được hoạt động TTQT nếu như không có các mối quan hệ với các ngân hàng đại lý trong ngoài nước. Để phát triển mối quan hệ với các ngân hàng đại lý NHCT BN nên thường xuyên có những hoạt động như: Tăng cường tiếp xúc trao đổi học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng có uy tín tiềm lực tài chính lớn mạnh, tiến hành cử nhân viên của mình sang tập huấn tại ngân hàng bạn để tiếp thu những kiến thức mới, . 3.2.1.6. Thường xuyên bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho cán bộ thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ phức tạp, nó đòi hỏi cán bội phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ tiếng anh, . để đáp ứng nhu cầu của khách hàng thực hiện được mục tiêu của ngân hàng. Trình độ của cán bộ nghiệp vụ TTQT có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động TTQT về thời gian, chi phí chất lượng. Việc nâng cao trình độ của cán bộ TTQT có thể được thực hiện thông qua các hoạt động như: tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ TTQT một cách thường xuyên, nâng cao trình độ ngoại ngữ của cán bộ TTQT, tổ chức các buổi hội thảo về TTQT, khi tuyển chọn nên ưu tiên những người có chuyên môn nghiệp vụ vững, biết ngoại ngữ, có khả năng giao tiếp tốt. 3.2.2. Kiến nghị với ngân hàng công thương nhà nước. Kiến nghị với Nhà nước: Hiện nay các ngân hàng thương mại tham gia hoạt động thanh toán quốc tế đều thừa nhận tuân thủ theo các quy chuẩn quốc tế như là UCP 600, các quy tắc hoàn tiền giữa các ngân hàng, các luật về hối phiếu các luật về séc, Incoterms 2000, . Nhưng đây chỉ là những quy chuẩn không mang tính bắt buộc khi có tranh chấp xảy ra thì sẽ có những mâu thuẫn có thể không đạt được kết quả. Việt Nam chưa có bộ luật nào để điều chỉnh hoạt động TTQT. Do đó Chính phủ Nhà nước nên kịp thời ban hành những văn bản pháp lý để điều chỉnh hoạt động TTQT. Đồng thời thì các bộ ngành liên quan như Bộ thương mại, Hải quan cũng cần chú trọng hơn nữa tới việc thông báo hướng dẫn các văn bản liên quan đến hoạt động TTQT, để tránh việc có ban hành những văn bản nhưng không thực hiện được. Kiến nghị với Ngân hàng công thương Việt Nam: Là một chi nhánh của ngân hàng công thương, hiện nay NHCT BN phải tuân thủ theo các văn bản chế độ do ngân hàng công thương ban hành. Một trong những văn bản liên quan trực tiếp tới hoạt động TTQT của chi nhánh là biểu phí dịch vụ TTQT thường ít mang tính cập nhật, do vậy NHCT nên rút kinh nghiệm thường xuyên phải cập nhật để xây dựng biểu phí một cách hợp lý với từng đối tượng khách hàng, hoặc có thể trao cho NHCT BN quyền xây dựng biểu phí này nhưng vẫn có sự giám sát của NHCT để thuận lợi cho hoạt động TTQT tại ngân hàng. KẾT LUẬN Với nỗ lực cao của toàn thể cán bộ công nhân viên, NHCT BN đã đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, số lượng khách hàng ngày càng tăng. Chi nhánh NHCT BN đã kế thừa phát huy có hiệu quả các truyền thống hoạt động của NHCT Việt Nam khẳng định vị trí, uy tín của mình trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, đóng góp vào tốc độ phát triển chung của tỉnh Bắc Ninh. Để có được thành công đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của hoạt động TTQT. Trong quá trình hoạt động hoạt động này đã đạt được những kết quả tốt. Tuy vậy trong quá trình hoạt động không tránh khỏi việc gặp phải những khó khăn, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong cùng địa bàn đã ảnh hưởng tới doanh số TTQT của chi nhánh. Do vậy việc phát triển hoạt động TTQT là vấn đề quan trọng của chi nhánh trong thời gian tới. Trong thời gian thực tập, trên cơ sở thực tiễn cùng với việc vận dụng những kiến thức đã học em trình bày về một số giải pháp phát triển hoạt động TTQT tại NHCT BN. Mặc dù đã cố gắng nhưng do hạn chế về trình độ thời gian nên chuyên đề thực tập của em còn nhiều hạn chế. Em rất mong sẽ nhận được sự góp ý tận tình của thầy giáo hướng dẫn, sự chỉ bảo tận tình của các anh chị trong phòng thanh toán xuất nhập khẩu NHCT BN để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Danh mục tài liệu tham khảo 1.PGS – TS Nguyễn Văn Tiến (2007), Giáo trình thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Hường (2001), Kinh doanh quốc tế tập 1+2, Nhà xuất bản Thống Kê. 3. Nguyễn Thị Hường (2004), Quản trị dự án doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Nhà xuất bản Thống Kê. 4. Nguyễn Thị Thu Thảo, Phan Thu Hà , giáo trình ngân hàng thương mại, Đại học Kinh tế Quốc dân. 5. Nguyễn Thị Thu Thảo (2004), nghiệp vụ thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản lao động xã hội. 6. Lê Văn Tư (2000), Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu thanh toán quốc tế kinh doanh ngoại tệ, nhà xuất bản thống kê. 7. Đinh Xuân Trình (2007), giáo trình thanh toán quốc tế, nhà xuất bản lao động xã hội. 8. Trần Hoàng Ngân (2007), Thanh toán quốc tế, nhà xuất bản thống kê. 9.Tài liệu ngân hàng công thương chi nhánh Bắc Ninh. 10. Website: www.icb.com.vn. . Phương hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Bắc Ninh. 3.1. Định hướng phát triển cho hoạt động thanh. khách hàng của NHCT BN NHCT BN mới tham gia hoạt động thanh toán quốc tế và số lượng khách hàng có quan hệ sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng

Ngày đăng: 19/10/2013, 05:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w