Phát triển nguồn lao động việt nam đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những sựchuyển biến tích cực Những nhân tố tạo nên những bước tiến đó là:chúng ta đã biết khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên vốn có, đưa ranhững chính sách kinh tế thông thoáng, tận dụng những cơ hội đầu tư, đặcbiệt là những cơ hội đầu tư nước ngoài Một trong những nhân tố quantrọng không thể thiếu đã đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước đó lànguồn nhân lực Cùng với sự phát triển của đất nước, nguồn nhân lựccũng có những bước tiến bộ quan trong cả về mặt số lượng và chất lượng Nguồn nhân lựcViệt Nam đang được đánh giá là một trong những yếu tốthuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài Vậy chúng ta hãy xem xét một vàiđặc điểm của nguồn nhân lực Việt Nam để có thể biết tại sao nguồn nhânlực lại là một trong những yêu tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế hiệnnay.
2 Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi hi vọng cung cấp cho các bạn những thôngtin về nguồn lao động và đặc điểm nguồn lao động Viêt Nam hiện nay Từ đó đưa ra mộtsố giải pháp để khắc phục và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để có thể đáp ứngnhững yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại đất nước trong thời gian tới.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là đặc điểm của nguồn lao động và các yếutố ảnh hưởng đến đặc điểm đó.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 2Trong bài tiểu luận này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu vào nguồn lao độngthuộc dân số hoạt động kinh tế
4 Phương pháp nghiên cứu4.1 Cơ sở lý thuyết
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng lý thuyết về dân số học, lý thuyết vềlao động và nguồn lao động.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong bài tiểu luận này, chúng tôi chủ yếu sưu tập và tổng hợp các bài viết từsách báo, mạng internet… Sau đó dùng phương pháp phân tích, tổng hợp kết hợpvới liệt kê để làm sáng tỏ vấn đề.
Ngoài ra chúng tôi còn dùng phương pháp mô hình hóa qua việc sử dụng cácbảng số liệu liên quan về dân số và nguồn nhân lực Việt Nam.
5 Nội dung và kết cấu bài luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bài luận này gồm ba chương:Chương 1: Tổng quan về nguồn nhân lực
Chương 2: Đặc điểm nguồn nhân lực Việt Nam
Chương 3: Can thiệp của chính phủ để phát triển nguồn nhân lực nước ta hiện nay
Trang 3CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC
1.1 Khái quát về lao động nguồn lao động
Lao động là những hoạt động hữu ích của con người nhằm sáng tạo ra của cải vật chấtvà tinh thần cần thiết để thỏa mãn những nhu cầu của cá nhân, của một nhóm người, của cảdoanh nghiệp hoặc là nói chung của toàn xã hội.
Nguồn nhân lực hay nguồn lao động là dân số có khả năng lao động cả về trí lực vàthể lực Hay nói cách khác đó là một phần dân cư đang làm việc và không làm việc nhưngcó khả năng lao động.
Từ khái niệm đó có thể hiểu rằng, nguồn lao động bao gồm, một mặt, những ngườiđang hoạt động kinh tế trong những ngành nghề khác nhau, mặt khác, cả những ngườikhông làm việc nhưng có khả năng lao động Tóm lại, nguồn lao động bao gồm nhữngngười đang lao động thực tế và những người có tiềm năng lao động.
Những thay đổi về số lượng nguồn nhân lực được đặc trưng bởi các chỉ tiê như tăngtrưởng tuyệt đối, tố độ tăng trưởng nguồn nhân lực Trị số tăng tuyệt đối được xác định làhiệu số giữa số lượng nguồn nhân lực ở thời kỳ đầu và thời kỳ cuối Tốc độ tăng trưởng làhệ số giá trị tuyệt đối nguồn nhân lực ở kỳ cuối so với giá trị của chúng kỳ đầu
Phần cơ bản của nguồn lao động là dân số trong độ tuổi lao động, và được xác địnhbởi luật pháp của mỗi quốc gia Đa số các nước trên thế giới độ tuổi bắt đầu lao động từ 14đến 15, còn tuổi về hưu trung bình là 65 đối với nam và 60 đối với nữ Ở Việt Nam độ tuổilao động được xác định đối với nam từ 15 đến 60, nữ từ 15 đến 55
Trang 41.2 Cấu trúc nguồn lao động
Sơ đồ cấu trúc nguồn lao động
DÂN SỐ TRONGĐỘ TUỔI LAO
DÂN SỐKHÔNG HOẠTĐỘNG KINH TẾ
Trang 51.2.1 Khái niệm dân số hoạt động kinh tế
Dân số hoạt động kinh tế là tập hợp những người đang làm việc trong nền kinh tế vànhững người thất nghiệp (hay chính xác hơn là những người đang tích cực tìm kiếm việclàm.
Dân số hoạt động kinh tế là phần dân số đảm bảo nguồn cung cấp sức lao động chosản xuất hàng hóa và dịch v, bao gồm những người đang lao động và những người thấtnghiệp, hay chính xác hơn là những người làm công ăn lương, người thuê lao động vànhững người tự tổ chức lao động Nói cách khác, đó là một phần dân số, bao gồm nhữngngười đang hoạt động lao động công ích, có thu nhập, và những người thất nghiệp, đangtích cực đi tìm kiếm việc làm và luôn sẵn sàng làm việc
Cấu trúc dân số hoạt động kinh tế
1.2.2 Khái niệm dân số không hoạt động kinh tế
Dân số không hoạt động kinh tế là hiệu giữa nguồn lao động và phần dân số hoạtđộng kinh tế Thành phần dân số hoạt động kinh tế bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên,nhưng không thuộc vào số những người lao động và thất nghiệp, đó là học sinh sinh viên,quân nhân sắp được giải ngũ, những người nội trợ, cán bộ hưu trí, cùng với những ngườikhông có khả năng lao động và những người khác.
Bảng 2: Cấu trúc nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 1993 – 2006
NGƯỜI ĐANG LÀM ĐI ANG LÀM VI CỆC
NGƯỜI THẤT NGHIỆPNGƯỜI ĐANG LÀM VIỆC
Người lao dộng làm thuêNgười thuê lao độngNgười tự tạo việclàm chomình
Trang 6Cơ cấu chia ra (%)1 Dân số không
2 Dân số đang
1.3 Trình độ giáo dục của nguồn lao động
Trình độ giáo dục của người lao động là sự hiểu biết của người lao động đối vớinhững kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội Trình độ giáo dục của nguồn lao động làchỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh chất lượng của nguồn lao động Chỉ tiêu này được xácđịnh bởi số năm học trung bình, số học sinh và sinh viên, tỷ trọng chuyên gia có trình độgiáo dục trung cấp và cao cấp…
Để xã hội phát triển đòi hỏi không chỉ sự tương thích trình độ tư liệu sản xuất, mà còncả sự phát triển vượt trội của người lao động, của các cá nhân, trước hết bằng con đườnghọc tập Vai trò và ý nghĩa của đất nước trong thế giới ngày nay xác định không chỉ là tiềmnăng an ninh và kinh tế, mà còn là tiềm năng trí tuệ Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, conđường ngắn nhất đi đến sự phồn vinh là thông qua giáo dục Trình độ giáo dục cao tạo khảnăng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thựctiễn.
1.4 Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động
Trình độ chuyên môn, kỹ thuật là sự hiểu biết, có khả năng thực hành về chuyên môn,kỹ thuật nghề nghiệp để tham gia các họat động lao động.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động được thể hiện qua tỷ lệ dân số đãqua các lớp đào tạo nghề, qua đào tạo sơ cấp kỹ thuật, công nhân kỹ thuật.
Thực tế cho thấy chỉ có lực lượng lao động đông và rẻ không thể tiến hành được côngnghiệp hóa mà đòi hỏi phải có đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề caođáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ.
1.5 Mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế
Trong những năm 1950 và 1960, tăng trưởng kinh tế là do công nghiệp hoá: thiếu vốnvà nghéo nàm về cơ sở vật chất là khâu chủ yếu ngăn cản tốc độ tăng trưởng kinh tế Tuy
Trang 7nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ có một phần nhỏ của sự tăng trưởng kinh tế cóthể giải thích bởi khía cạnh đầu vào là nguồn vốn Phần rất quan trọng của sản phẩm thặngdư gắn liền với chất lượng nguồn lao động (trình độ giáo dục ,sức khoẻ ,và mức sống) Đầutư cho con người nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội từ đó nâng cao năng suất laođộng Lịch sử các nền kinh tế trên thế giới cho thấy không có một nước giàu có nào đạtđược tỷ lệ tăng tưởng kinh tế cao trước khi thành đạt được mức phổ cập giáo dục phổthông
Cách thức để thúc đẩy sản xuất ,đến lượt nó thúc đẩy cạnh tranh, là phải tăng hiệuquả giáo dục Các nước và lãnh thổ công nghiệp hoá mới thành công nhất như Hàn Quốc,Singapo và Hồng Kông và một số nước khác có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trongnhững thập kỉ 1970 và 1980 thường đạt múc độ phổ cập tiểu học trước khi các nền kinh tếđó cất cánh Mặc dù vậy ,các nghiên cứu cũng cho thấy thành công của Nhật Bản và HànQuốcc trong kinh tế không chỉ do phần đông dân cư có học vấn mà còn do các chính sáchkinh tế ,trình độ quản lý của họ Do đó giáo dục phải được đề cao hơn nữa (đặc biệt là giáodục đại học) như là một điều kiện cần để phát triển kinh tế Kết quả giáo dục cùng với sựcạnh tranh trong giáo dục đại học sẽ thúc đẩy các ngành kinh doanh của các nước đangphát triển thu hút những nhà khoa học sáng giá nhất của họ và của nước ngoài Khi cânbằng về sức mạnh khoa học kĩ thuật trên từng khu vực được thiết lập, những mơ ước vànhững ý đồ đổi mới kỹ thuật công nghệ của các nước đang phát triển sẽ được thực hiệnngay trên đất nước của mình Thực tế cho thấy gần đây nhiều sản phẩm của các nước ChâuÁ sản xuất ra không cần giấy phép và mang nhãn của công ty nước ngoài, hàng hoá dongười Châu Á sản xuất ra đã đi khắp thị trường thế giới.
Tiềm năng kinh tế của một đất nước phụ thuộc vào trình độ khoa học và công nghệlại phụ thuộc vào điều kiện giáo dục Đã có rất nhiều bài thất bại khi một nước sử dụngcông nghệ ngoại nhập tiến tiến khi tiềm lực và khoa học công nghệ yếu ,thiếu đội ngũ kỹthuật và công nhân lành nghề và do đó không thể ứng dụng các công nghệ mới Không cósự lựa chọn nào khác, hoặc là đào tạo các nguồn nhân lực quý giá cho đất nước để pháttriển hoặc phải chịu tụt hậu so với các nước khác
Như vậy ,cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại không chỉ nhằm biến đổi cơ sởkỹ thuật của nền sản xuất như trong thời kỳ cách mạng công nghiệp Cuộc cách mạng đó
Trang 8mang nội dung mới trên cơ sở các quan hệ sản xuất, khoa học và công nghệ Những phátminh khoa học ở thời kỳ này ngay lập tức được ứng dụng vào sản xuất và làm xuất hiệnmột hệ thống sản xuất linh hoạt đủ khả năng thay đổi nhanh chóng quy trình sản xuất Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ tạo ra hàm lượng thông tin và tri thứctrong tổng chi phí sản xuất cao Yếu tố mới xuát hiện và trở thành yếu tố cốt lõi của cả hệthông sản xuất hiên đại chính là thông tin và tri thức Các số liệu thống kê năm 1990 phảnánh phần đóng góp thông tin , tri thức trong thu nhâp quốc dân của Hoa Kỳ la 47,4% , Anh45,8% ,Pháp 45,1% , Đức 40,4% Trí tuệ trở thành động lực cho toàn bộ tương lai nhânloại , thúc đẩy sự tiến bộ vừa sâu vừa rộng của xã hội trên nền tảng khoa học và công nghệđể tạo ra bước tăng trưởng mới , hiếm thấy so với trước đây.
Kinh nghiệm về quản lý và sử dụng nguồn nhân lực của các nước trên thế giới lá bàihọc quý báu cho chúng ta trong việc khai thác tiềm năng của nguồn lao động nước ta.
Trang 9CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGUỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
2.1 Qui mô dân số
Có thể thấy, trong những năm đổi mới, Việt Nam không chỉ đạt được những thànhtựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, mà trong lĩnh vực dân số cũng đạt được nhữngkết quả đáng khích lệ Những kết quả của công tác dân số kế hoạch hoá gia đình nhưgiảm đáng kể tỷ lệ tăng dân số, tăng cường nhận thức về chăm sóc và nâng cao chấtlượng dân số, chăm lo phát triển nguồn lực con người đã có ý nghĩa rất quan trọngtrong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Nhìn khái quát, dân sốnước ta hiện nay có một số đặc điểm cơ bản sau:
Quy mô dân số lớn, phát triển nhanh Theo Tổng cục Thống kê, năm 2002, Việt Nam
Năm 2007 tổng dân số Việt Nam là 85,3 triệu người Dự báo đến năm 2020 quy mô dânsố sẽ đạt khoảng 100 triệu và đến năm 2050 sẽ lên đến khoảng 123,7 triệu người Chínhvì thế mà Việt Nam đứng thứ 62 về diện tích, nhưng đứng thứ 11 về dân số và đứng thứ40 về mật độ dân số trên thế giới Cũng chính vì thế mà nhiều chỉ tiêu bình quân đầungười của Việt Nam còn đứng ở thứ hạng thấp trên thế giới, thấp xa so với thứ hạng vềdân số (đứng thứ 146/185 về GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hốiđoái, thứ 122/177 về GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá sức muatương đương).
Trang 10Bảng 3: Nhịp độ tăng dân số trung bình và dân số trong độ tuổi lao động của Việt Namgiai đoạn 1976-2007
Dân số Dân số trong độ tuổi
lao động Cơ cấu dân số(%)Tổng số
Tổng số(ngànngười)
Tỷ trọngtrong tổngdân số(%)
1976 49.160,1 3,20 22.122,0 45,0 47,92 52,08 20,61 79,391980 53.772,2 2,47 25.141,9 46,8 48,50 51,50 19,20 80,801985 59.872,1 2,15 29.600,1 49,4 48,91 51,09 19,01 80,991990 66.016,7 1,92 37.695,5 57,1 48,78 51,22 19,51 80,491991 67.242,4 1,86 38.866,1 57,8 48,80 51,20 19,67 80,331992 68.450,1 1,80 39.695,5 58,1 48,83 51,17 19,85 80,151993 69.644,5 1,74 40.811,6 58,6 48,86 51,14 20,05 79,951994 70.824,5 1,69 41.573,9 58,7 48,90 51,10 20,37 79,631995 71.995,5 1,65 42.189,4 58,6 48,94 51,06 20,75 79,251996 73.156,7 1,61 42.869,8 58,6 49,01 50,99 21,08 78,921997 74.306,9 1,57 43.469,5 58,5 49,08 50,92 22,66 77,341998 75.456,3 1,55 44.141,9 58,5 49,15 50,85 23,15 76,851999 76.596,7 1,51 44.962,2 58,7 49,17 50,83 23,61 76,392000 77.635,4 1,36 46.193,1 59,5 49,16 50,84 24,18 75,822001 78.685,8 1,35 47.132,7 59,9 49,16 50,84 24,74 75,262002 79.727,4 1,32 48.362,6 60,6 49,16 50,84 25,11 74,892003 80.902,4 1,47 49.083,5 60,7 49,14 50,86 25,80 74,202004 82.031,7 1,40 50.695,1 61,8 49,14 50,86 26,50 73,502005 83.106,3 1,31 52.439,8 63,1 49,15 50,85 26,88 73,122006 84.155,8 1,26 54.784,9 65,1 49,14 50,86 27,12 72,882007 85.195,0 1,23 57.251,1 67,2 49,14 50,86 27,40 72,60
Nguồn: Tổng hợp từ Niêm giám thống kê 2003 Số liệu Dân số - lao động, Tổng cụcThống Kê 2007 và số liệu thống kê lao động – việc làm ở việt Nam năm 2004, 2007 củaBộ Lao Động, Thương Binh và Xã hội
Trang 11Dân số Việt Nam tương đối trẻ với tốc độ tăng tự nhiên hằng năm cao( thời kỳ 1960 –
cách hình tượng là mỗi năm nước ta tăng thêm dân số của một tỉnh trung bình Năm 2007tỷ lệ thanh niên trong nhóm 15-29 tuổi chiếm 47,5% tổng số người trong tuổi lao động.Dân số trẻ về lâu dài là một thế mạnh, song trước mắt sẽ bất lợi về kinh tế , do số ngườiphải nuôi dưỡng (trẻ em) trên một lao động cao hơn các nước khác, kéo theo đó là nhữngkhó khăn về việc làm, giáo dục, y tế và các dịch vụ xã hội khác.
Cơ cấu dân số theo giới tính: mặc dù về tổng số thì tỷ trọng nữ nhiều hơn nam(50,85% so với 49,15%), nhưng chủ yếu là lứa tuổi từ 35 - 40 trở lên, còn lứa tuổi thấphơn, đặc biệt là giới tính của trẻ em mới sinh thì nam giới đang nhiều hơn so với nữ giới.Năm 2007 so với 1995, trong khi nam giới tăng 18,8% thì nữ giới chỉ tăng 17,8%, trong đócó nhiều năm tốc độ tăng của nam giới cao hơn so với nữ giới Tình hình trên có nguyênnhân từ tư tưởng trọng nam khinh nữ còn tồn tại khá nặng nề trong một bộ phận dân cư.
cũng là khía cạnh cần quan tâm trong việc đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực cho nhu cầuphát triển kinh tế xã hội.
2.2 Phân bổ dân số theo vùng miền
Dân số Việt Nam phân bố không đều và có sự khác biệt rất lớn theo vùng địa lý-kinhtế
Bảng 4: Dân số và mật độ dân số Việt Nam 2007 phân theo vùng
Trang 12Bắc Trung Bộ 1100722.7 51551.9 208Duyên Hải Nam
Nguồn: Số liệu thống kê dân số _ lao động Việt Nam 2007 Tổng cục thống kê.
Dân số sống tập trung ở hai vùng châu thổ Sông Hồng và Sông Cửu Long nơi có 43%dân số của cả nước sinh sống, nhưng chỉ chiếm gần 17% đất đai của cả nước Ngược lại,hai vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, chỉ có dưới một phần mười (8,8%) dân số của cả nước,nhưng chiếm tới hơn một phần tư (27%) diện tích đất của toàn quốc Mật độ cao nhất là
Cơ cấu dân số theo thành thị/nông thôn cũng có một số vấn đề đáng lưu ý Một mặt,tỷ lệ dân số thành thị tuy đã tăng lên trong thời gian qua (năm 1995 là 20,75%, năm 2000 là24,18%, năm 2005 là 26,88%, năm 2007 là 27,44%), nhưng vẫn thuộc loại thấp so với mứcbình quân của thế giới (49%), của châu Mỹ (79%), châu Âu (72%), châu Đại Dương(72%), châu Á (41%), châu Phi (37%); thấp hơn cả của Đông Nam Á (39%); đứng thứ 8/11nước ở Đông Nam Á, thứ 42/50 nước và vùng lãnh thổ ở châu Á, thứ 177/208 nước vàvùng lãnh thổ trên thế giới Mặt khác, đô thị hóa về mặt dân số tăng lên nhưng sự chuẩn bịvề các mặt quy hoạch, nhà ở, việc làm, giao thông công chính, vệ sinh môi trường, chưatương xứng.
Bảng 5: C c u dân s Vi t Nam phân theo thành th và nông thônơ cấu dân số Việt Nam phân theo thành thị và nông thôn ấu dân số Việt Nam phân theo thành thị và nông thônố Việt Nam phân theo thành thị và nông thônệt Nam phân theo thành thị và nông thônị và nông thôn
Trang 13Nguồn: Số liệu thống kê dân số _ lao động Việt Nam 2007 Tổng cục thống kê.
Ngoài ra, sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền đặc biệt là giữa nôngthôn và thành thị, các khu công nghiệp tập trung như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh ,Vũng Tàu, Đồng Nai… dẫn đến dòng người di dân tự phát từ nông thôn vào các thành phốlớn với quy mô và tốc độ ngày càng tăng Số này vào thành phố chủ yếu là tìm kiếm việclàm có thu nhập cao hơn ở nông thôn, nên họ chấp nhận những việc làm nặng nhọc, vất vả,từ đó tạo ra nhiều phức tạp cho việc quản lý đô thị, làm quá tải các dịch vụ hạ tầng xã hộinhư: giao thông, y tế, trường học, điện nước…
2.3 Đặc điểm định lượng của nguồn lao động
Việt Nam hiện có một đội ngũ nhân lực khá dồi dào so với nhiều nước trong khu vựcvà trên thế giới Đến hết năm 2007, cả nước có trên 44 triệu lao động trên tổng số 85,3 triệudân Sức trẻ là đặc điểm nổi trội của tiềm năng nguồn nhân lực Việt Nam Nước ta là mộttrong số ít quốc gia trong khu vực có tỷ lệ về cơ cấu độ tuổi của dân số và lao động khá lýtưởng : nhóm trẻ, từ 15 – 34 tuổi chiếm hơn 50%; nhóm người ở độ tuổi trung niên từ 35 –54 tuổi chiếm hơn 42%; số nhân lực cao tuổi chiếm khoảng 7% Mỗi năm Việt Nam có hơn1,2 triệu người đến tuổi lao động và được bổ sung vào lực lượng lao động của đất nước.Nguồn nhân lực trẻ gắn với những điểm mạnh như sức khỏe tốt, năng động, dễ tiếp thu cáimới, nắm bắt công nghệ nhanh, di chuyển dễ dàng Nếu được học văn hóa, đào tạo nghề,họ sẽ phát huy tác dụng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Đây là yếu tố rất thuận lợiđể phát triển kinh tế - xã hội.
Trang 14Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2005, tổng số công nhân, lao động làm việctrực tiếp trong các doanh nghiệp và cơ sở kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế ở nước ta là11,30 triệu người, chiếm 13,5% dân số, 26,46% lao động xã hội Trong đó 1,84 triệu côngnhân làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, 2,95 triệu công nhân trong các doanhnghiệp ngoài nhà nước, 1,21 triệu công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài; 5,29 triệu lao động làm việc trong các cơ sở kinh tế cá thể.
Bảng 6: Dân số và lực lượng lao động trong doanh nghiệp 1995 - 2005
Đơ cấu dân số Việt Nam phân theo thành thị và nông thônn v : tri u ngị và nông thônệt Nam phân theo thành thị và nông thônườii
Công nhân các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 70,9%, ngành dịch vụ vàthương mại chiếm 24,3%, các ngành khác chiếm 4,8%.
Trang 15Trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể công nhân chủ yếu làm việc trong cáclĩnh vực dịch vụ và thương mại, ước tính chiếm 66,67%; còn lại 33,33% hoạt động tronglĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
2.4 Đặc điểm định tính của nguồn lao động
2.4.1 Thể trạng sức khoẻ nguồn nhân lực Việt Nam
Thể lực của người Việt Nam nhìn chung còn thấp kém, phần lớn chưa đáp ứng yêucầu cường độ làm việc của xã hội công nghiệp hiện đại và các chuẩn quốc tế Theo đánhgiá của Viện Khoa học Thể dục-Thể thao (Uỷ ban Thể dục-thể thao), so với thể lực củathanh thiếu niên các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Inđônêsia thì thểchất người Việt Nam từ 6-20 tuổi còn kém hơn về chiều cao, cân nặng, sức mạnh, sức bềnvà chỉ tương đương về sức nhanh, sự khéo léo và mềm dẻo Theo kết quả điều tra năm2000 số người lao động không đủ tiêu chuẩn về cân nặng là 48,7%, số người suy dinhdưỡng là 28%, số phụ nữ thiếu máu là 40% Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổitheo chiều cao (tỷ lệ thấp còi) còn cao (năm 2005 là 26%), cao hơn nhiều so với các nướcTrung Quốc (17%), Philippin (11%) và Thái Lan (16%); và điều này sẽ còn tiếp tục tácđộng tiêu cực đến thể trạng và thể lực của người lao động trong tương lai.
Bảng7: K t qu i u tra chi u cao, cân n ng h c sinh nam 15 tu i (1999)ết quả điều tra chiều cao, cân nặng học sinh nam 15 tuổi (1999)ả điều tra chiều cao, cân nặng học sinh nam 15 tuổi (1999) điều tra chiều cao, cân nặng học sinh nam 15 tuổi (1999) ều tra chiều cao, cân nặng học sinh nam 15 tuổi (1999)ều tra chiều cao, cân nặng học sinh nam 15 tuổi (1999)ặng học sinh nam 15 tuổi (1999)ọc sinh nam 15 tuổi (1999)ổi (1999)
Nguồn: Viện Dinh Dưỡng bộ Y Tế, Dinh dưỡng con người Việt Nam,1999
Như vậy tình trạng sức khoẻ người Việt Nam ở mức trung bình kém, điều này làmgiảm chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá củađất nước và giảm sức cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị trường lao động thế giới.
2.4.2 Trình độ giáo dục của nguồn lao động Việt Nam